Sống trong đời cũng giống như việc đi xe đạp. Để giữ được thăng bằng bạn phải luôn đi tới. (Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving. )Albert Einstein
Tôi tìm thấy hy vọng trong những ngày đen tối nhất và hướng về những gì tươi sáng nhất mà không phê phán hiện thực. (I find hope in the darkest of days, and focus in the brightest. I do not judge the universe.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu tiền bạc không được dùng để phục vụ cho bạn, nó sẽ trở thành ông chủ. Những kẻ tham lam không sở hữu tài sản, vì có thể nói là tài sản sở hữu họ. (If money be not thy servant, it will be thy master. The covetous man cannot so properly be said to possess wealth, as that may be said to possess him. )Francis Bacon
Người tốt không cần đến luật pháp để buộc họ làm điều tốt, nhưng kẻ xấu thì luôn muốn tìm cách né tránh pháp luật. (Good people do not need laws to tell them to act responsibly, while bad people will find a way around the laws.)Plato
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Chưa từng có ai trở nên nghèo khó vì cho đi những gì mình có. (No-one has ever become poor by giving.)Anne Frank
Tôn giáo của tôi rất đơn giản, đó chính là lòng tốt.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Cuộc sống không phải là vấn đề bất ổn cần giải quyết, mà là một thực tiễn để trải nghiệm. (Life is not a problem to be solved, but a reality to be experienced.)Soren Kierkegaard

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Bông Hồng Cho Mẹ và Những cảm nhận học Phật »» TRỜI CAO ĐẤT RỘNG MỘT MÌNH TÔI ĐI... »»

Bông Hồng Cho Mẹ và Những cảm nhận học Phật
»» TRỜI CAO ĐẤT RỘNG MỘT MÌNH TÔI ĐI...

Donate

(Lượt xem: 1.306)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Bông Hồng Cho Mẹ và Những cảm nhận học Phật - TRỜI CAO ĐẤT RỘNG MỘT MÌNH TÔI ĐI...

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

“Đời như vô tận, một mình tôi về, Một mình tôi về với tôi...”
(TCS)

Ở một nơi không có thời gian, không có không gian, không còn ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả gì nữa cả, thì nơi đó chính là Chánh định (Samadhi). Thiền là “kỹ thuật” để đạt tới chánh định.

Bí quyết thực hành căn bản nằm ở Tứ niệm xứ (Satipathana), bốn lãnh vực quán niệm. Có rất nhiều phương pháp hướng dẫn cụ thể trong Tứ niệm xứ. Nhưng tôi chỉ chọn một phương pháp đơn giản nhất nhưng cũng sâu sắc nhất, khoa học, sinh lý học đúng đắn nhất, không sợ “tẩu hỏa nhập ma” lúc thực hành. Đó là Anapanasati: Quán niệm hơi thở (Nhập tức xuất tức niệm/ An-ban thủ ý). Chỉ cần niệm (nhớ, nghĩ) hơi thở vào hơi thở ra... đủ “thấy biết” kiếp người chỉ nằm trong từng hơi thở đó. Người ta cứ sống chết mỗi phút giây như vậy mà chẳng biết. Khi niệm, tức nhớ nghĩ đến cái thở, cái sống cái chết thì thấy... thì ra ai cũng như mình, cũng hít thở như mình, rồi cũng... chết ngủm như mình. Tất cả các sinh vật đều vậy. Từ đó mà có Từ, có Bi. Từ Khí đã chuyển thành Trí.

Anapanasati là đã đủ để thực hành (Ana: thở vào; Apana: thở ra; Sati: niệm), nhưng theo tôi cần để ý đến một điểm quan trọng khác nữa.

Đó là khoảng trống - quãng lặng - ở giữa lúc thở ra mà chưa thở vào. Nó thực sự là một quãng “chết” (không thở). Để cho dễ nhớ trong thực hành, tôi đặt tên nó là “Pranasati” (Pra=trước; Ana=thở vào; Sati=niệm). Trước thời thở vào có nghĩa là sau thời thở ra. Thở ra vĩnh viễn mà không thở vào nữa chính là cái chết. Đặt niệm vào quãng lặng đó để thấy biết” (cảm nhận) một cái chết ngắn. Như là một sự “tập chết”. Trở về thời bào thai trong bụng mẹ.

Ở đây là mẹ Như Lai, “bào thai Như Lai”. Loài người có trí thông minh vượt trội là nhờ vỏ não phát triển, với hàng trăm tỷ tế bào thần kinh, hàng trăm nghìn tỷ tỷ các mối nối... dày đặc nhưng sự điều hành hô hấp của ta lại không nằm ở vỏ não. Nó nằm ở hành tủy, dưới vỏ não. Các trung khu hô hấp nằm ở đó, điều hành sự thở. Vì thế mà dù vỏ não không hoạt động (ngủ, hôn mê...) thì sự thở (hô hấp) vẫn được duy trì. Khi tập trung (sati) vào hơi thở là ta đã giải phóng cho vỏ não được nghỉ ngơi! “Tâm an” nhờ đó.

Thực ra, ở giai đoạn thiền cao hơn, thì chẳng còn cần phải để ý, đặt niệm vào hơi thở vào, hơi thở ra, hay quãng lặng gì nữa cả. Thở sẽ tự động điều chỉnh theo nhu cầu năng lượng của hành giả. Nhu cầu năng lượng này rất thấp nên nhiều khi ta thấy hành giả thở như “sợi chỉ”, gần như không cần thở nữa. Cảm nhận lúc đó như tan vào hư không. Không còn ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả gì nữa.

“Quán niệm” hơi thở chính là “thiền quán” (vipassana). “Quán” là không còn “dõi theo” hơi thở đơn thuần nữa (giai đoạn chánh niệm) mà đã có sự phân tích, soi sáng (quán chiếu) dưới nhiều góc cạnh khác nhau để nhìn cho ra những điều mà bình thường không “thấy biết”.

Cái thấy biết bấy giờ đã vượt khỏi cái trình hiện, cái giả tướng bên ngoài để nhìn được cái thực tướng bên trong, bờ bên kia.

Vi, tiếp đầu ngữ có nghĩa là “một cách khác”, “một cách đặc biệt”, còn passana là “thấy”, là “biết”. Vipassana là thấy biết một cách khác, một cách đặc biệt!

Một chiếc lá vàng rơi, người thi sĩ có thể thấy cả mùa thu, thấy “con nai vàng ngơ ngác”, thấy “mùa thu không trở lại”, nhưng người có quán chiếu lại thấy sự vô thường, vô ngã, sự bất sinh bất diệt…

Khi vào sâu trong định, hành giả sẽ không cảm nhận mình thở nữa. Hơi thở nhẹ gần như ngưng. An tịnh. Hòa tan. Tan biến. Đó chính là quãng lặng ở cuối thì thở ra - thường kéo dài, thong dong, nhẹ nhàng, yên tĩnh, vì không tốn năng lượng. Như chim lượn bay, không phải vỗ cánh, như xe ngon trớn chạy ở số không, không tốn nhiên liệu! Đó chính là giai đoạn “Prana”. Khi cơ thể đã chùng xuống, thả lỏng toàn thân thì tiêu hao năng lượng đã giảm một cách đáng kể rồi thì cũng sẽ bớt nhu cầu phải cung cấp các dưỡng chất qua thức ăn! Ăn ít mà vẫn đáp ứng thì cơ thể đỡ vất vả, các tế bào đỡ hùng hục làm việc. Các nghiên cứu trên sinh vật cho nhịn đói vừa phải thì thấy sống lâu hơn và trẻ hơn!

Thiền tập là đẩy cái “thân hơi” ra khỏi cái “thân xác”. Thân xác là cát bụi, là tứ đại, đất nước gió lửa, là cái “sắc”, thô phù, còn “thân hơi” là phần “thọ tưởng hành thức” trong cái gọi là “ngũ uẩn” của cái ta.

Có lần tôi viết mấy câu để tự nhắc mình:

Lắng nghe hởi thở của mình
Mới hay hơi thở của nghìn năm xưa
Một hôm hơi thở tình cờ
Dính vào hạt bụi thành ra của mình
Của mình chẳng phải của mình
Thì ra hơi thở của nghìn năm sau”...

Nói tình cờ chớ chẳng phải tình cờ chi đâu, do duyên, do nghiệp cả đó thôi. Nói cho cùng thì cái thân hơi - hơi thở - kia là của ngàn năm trước, ngàn năm sau, chớ chẳng phải của ta, riêng ta gì đâu. Đừng tưởng bở! Nó đến nó đi vô tình, ngạo nghễ. Nó Như lai. Không phân biệt.

Tôi ngờ rằng thiền là kết quả của một tình trạng “thiếu dưỡng khí’ tế bào. Ở một mức độ vừa phải, sự thiếu dưỡng khí đó cho phép tế bào nghỉ ngơi. Khi cơ thể không cần quá nhiều năng lượng dùng cho sự co cơ (tonus musculaire), khi trí não (vỏ não) không còn tiêu tốn quá nhiều năng lượng cho những chuyện không đâu, thì cơ thể không cần phải hấp thu nhiều Oxy nữa, thở sẽ rất nhẹ, tối thiểu, chỉ để duy trì chuyển hóa cơ bản (métabolisme basal) lúc này cũng đã giảm thiểu. Các tế bào toàn thân được “xả hơi’ không phải vất vả, hùng hục làm việc. Phải chăng chính tình trạng giảm Oxy kinh niên nhờ thiền tập lâu dài (chronic hypoxia) cũng dẫn tới trạng thái “thiền duyệt”, bởi tạo ra những hormone “hạnh phúc” như dopamine, endorphine, serotonine, oxytocine… như những nghiên cứu gần đây. Đó cũng là lý do giải thích vì sao các nhà tu thiền thường tìm lên núi cao, nơi không khí trong sạch, và loãng Oxy.

Thiền sâu sẽ không còn vướng vào hơi thở vào (Ana) thở ra (Apana) hay quãng lặng (Prana) gì nữa. Lúc đầu có năng có sở. Năng là chủ thể (hành giả), sở là đối tượng (hơi thở). Khi vào sâu trong định, chánh định (samadhi), thì không cần để ý gì đến hơi thở nữa. Kệ nó. Nó biết phải làm gì. Nghĩa là chẳng còn “năng” còn “sở” gì nữa, gọi là “năng sở song vong”. Chẳng còn trâu chẳng còn người chăn gì nữa cả. Trâu cũng mất mà người chăn cũng mất.

“Tam-ma-địa”, phiên âm Samadhi là Chánh định trong Bát chánh đạo. Nghe cứ rờn rợn như “đất của ba con ma” nào đó vậy. Nhưng hiểu “đất của ba con ma” cũng hay chứ! Ma tham, ma sân và ma si. “Một ông Phật hiện ra / Ba con ma biến mất!” như một bài đồng dao trẻ con thường hát! Nơi nào ông Phật hiện ra thì “ba con ma” tham sân si phải biến mất thôi!

Hay nói cách khác, nơi nào có “ba con ma” hiện ra thì lập tức có ông Phật xuất hiện. Nếu chẳng có ba con ma Tham, Sân, Si thì Phật hiện ra làm gì cho mất công! Cho nên muốn biết Phật ở đâu thì hãy tìm trong... tham sân si. Tham sân si càng lớn, Phật càng to.

Mỗi tế bào là một sinh vật. Chúng cũng sanh trụ dị diệt. Tế bào sinh vật có bộ phận tự sản xuất năng lượng để sử dụng cho mình. Oxy được mao mạch mang đến tận nơi, thức ăn dưới dạng đường glucose mang đến tận nơi, và mitochondrie lo sản xuất năng lượng. Hôm nào thiếu Oxy thì sẽ tìm cách xoay xở để có năng lượng tối thiểu cần thiết dưới một dạng chuyển hóa khác. Một vài loại vi khuẩn khi thiếu Oxy thì co cụm lại, gom tụ lại để tồn tại. Gọi là những “bào tử” (spore). Chúng sống rất dai và bền vững ở môi trường thiếu Oxy đó. Thí dụ, loại vi khuẩn clostridium. Ta biết sự hô hấp thực sự xảy ra trên từng tế bào chớ không phải ở phổi. Phổi chỉ là cái ống thụt... dùng để hút khí, bơm khí, nhờ máu chuyển khí đến từng tế bào. Cho nên nói rằng trong Thiền, ta có thể đưa tâm ta, ý chí ta đến từng tế bào để an ủi, khuyến khích, chữa trị khi cần không phải là chuyện nhảm nhí.

Thú vị là thai nhi trong bụng mẹ không cần thở! Suốt chín tháng mười ngày nằm đó, lớn nhanh như thổi mà không cần thở lấy chút nào! Chỉ khi sanh ra khỏi bụng mẹ mới bắt đầu hơi thở đầu tiên bằng tiếng “khóc chào đời” đầy thi vị.

Thai nhi cũng có phổi, nhưng là một cái phổi xẹp lép, để dành đó, như người lính nhảy dù đeo trên lưng chiếc dù xếp gọn, sẵn sàng bung ra bọc gió khi tung mình ra khỏi phi cơ.

Tất cả nhu cầu năng lượng để hình thành và phát triển của thai nhi được cung cấp từ bào thai của mẹ.

Vì sao “Khí” mà có thể trở thành “Trí”? Khí trong trường hợp này chỉ là một phương tiện, là công cụ để đạt đến trạng thái Vô Ngã. Chánh tri kiến, “thấy biết” ở đó. Cho nên Chánh định sẽ dẫn đến Chánh kiến. Từ đó sẽ có Chánh tư duy, nghĩ đúng và làm đúng, sống đúng với... chánh pháp, tự tại, an vui.

Chẳng ai có thể thở giùm ai được. Chẳng ai có thể “thiền” giùm ai được. Cho nên phải quay về nương tựa chính mình “một mình tôi đi, một mình tôi về... với tôi” mà thôi.

(Từ Quang tập 29, tháng 7, 2019)


    « Xem chương trước «      « Sách này có 37 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Gió Bấc


Phóng sinh - Chuyện nhỏ khó làm


Các tông phái đạo Phật


Kinh Duy-ma-cật (Việt dịch)

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.218.119.140 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (130 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...