Điều quan trọng không phải vị trí ta đang đứng mà là ở hướng ta đang đi.Sưu tầm
Muôn việc thiện chưa đủ, một việc ác đã quá thừa.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Điều khác biệt giữa sự ngu ngốc và thiên tài là: thiên tài vẫn luôn có giới hạn còn sự ngu ngốc thì không. (The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.)Albert Einstein
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Những khách hàng khó tính nhất là người dạy cho bạn nhiều điều nhất. (Your most unhappy customers are your greatest source of learning.)Bill Gates
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Điểm yếu nhất của chúng ta nằm ở sự bỏ cuộc. Phương cách chắc chắn nhất để đạt đến thành công là luôn cố gắng thêm một lần nữa [trước khi bỏ cuộc]. (Our greatest weakness lies in giving up. The most certain way to succeed is always to try just one more time. )Thomas A. Edison
Cuộc sống không phải là vấn đề bất ổn cần giải quyết, mà là một thực tiễn để trải nghiệm. (Life is not a problem to be solved, but a reality to be experienced.)Soren Kierkegaard
Hành động thiếu tri thức là nguy hiểm, tri thức mà không hành động là vô ích. (Action without knowledge is dangerous, knowledge without action is useless. )Walter Evert Myer
Hãy thận trọng với những hiểu biết sai lầm. Điều đó còn nguy hiểm hơn cả sự không biết. (Beware of false knowledge; it is more dangerous than ignorance.)George Bernard Shaw

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Bông Hồng Cho Mẹ và Những cảm nhận học Phật »» PHẬT VÀ NHƯ LAI »»

Bông Hồng Cho Mẹ và Những cảm nhận học Phật
»» PHẬT VÀ NHƯ LAI

(Lượt xem: 660)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Bông Hồng Cho Mẹ và Những cảm nhận học Phật - PHẬT VÀ NHƯ LAI

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Lúc ấy, Thế Tôn hỏi Duy-ma-cật: “Như ông muốn thấy Như Lai thì quán Như Lai như thế nào?”

Duy-ma-cật thưa: “Như tự quán cái ‘thật tướng’ của thân, quán Phật cũng như vậy”

Phật đã không hỏi “Như ông muốn thấy Phật thì quán Phật như thế nào?” mà hỏi “quán Như Lai như thế nào?”

Bởi thấy Phật thì dễ quá! Phật đang đứng trước mặt đó thôi. Phật vẫn đi đứng nằm ngồi, thuyết giảng cho các đệ tử hàng ngày đó thôi.

Cho nên Phật là Như Lai nhưng Như Lai không phải Phật. Như Lai là Như Lai!

Phật là Như Lai bởi vì Phật luôn sống trong Như Lai, sống với Như Lai, nói khác đi, Phật luôn sống trong pháp thân mình, trong thật tướng mình. Khi cần thì Phật mới hóa hiện, ứng hiện cho phù hợp với mỗi tình huống. Vì thế, Phật và Như Lai tuy “không một’’ mà cũng “không khác” là vậy.

Khi “quán” thấy được cái pháp thân của Phật, cái thực tướng của Phật thì ta thấy… Như Lai. Còn nếu chỉ nhìn vào 80 vẻ đẹp hay 32 tướng tốt của Phật thì còn lâu mới thấy Như Lai. Hay dùng âm thanh chũm chọe, ánh sáng chớp lòe… thì chẳng những còn lâu mới thấy được Như Lai mà còn bị Phật chê là “hành tà đạo” Như Lai không có cái gì để thấy cả!

Khi Phật “thấy biết” Như Lai rồi thì Phật chỉ cười tủm tỉm, thôi nhé, đừng làm phiền ta nữa nhé. Và từ đó, với lòng từ bi, Phật “khai thị” cho chúng sanh được “ngộ nhập” như Phật, bởi chúng sanh đều có Phật tánh.

Phật có nhiều danh hiệu: Thế Tôn, Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện Thệ, Thế gian giải, Điều ngự trượng phu, Vô thương sĩ, Thiên nhân sư v.v…

Đó là tại chúng sanh “thương kính’’ Phật nên xưng tụng vậy. Phật chỉ luôn tự xưng mình là Như Lai “vô sở tùng lai diệc vô sở khứ’’ (chẳng đền từ đâu, chẳng đi về đâu): Như Lai nói thế này, Như Lai dạy thế kia…

Phổ Hiền Bồ-tát bảo gặp Phật thì kính lễ (Lễ kính chư Phật), còn khi gặp Như Lai thì chỉ còn có cách xưng tán (Xưng tán Như Lai!), tức khen ngợi, trầm trồ, thán phục, gật gù, ú ớ, bởi vì “nói không được’’! Kinh Pháp Hoa bảo muốn làm Pháp sư chân chính thì phải “vào nhà Như Lai, mặc áo Như Lai, ngồi tòa Như Lai” chớ không nói vào nhà Phật, mặc áo Phật… cũng như nói về Như Lai thọ lượng chớ không Phật thọ lượng… Kim Cang cũng bảo muốn “thấy Như Lai’’ thì phải nhìn xuyên qua bên kia cái tướng’’ (kiến tướng phi tướng tức kiến Như Lai).

Duy-ma-cật giải thích thêm cách “quán’’ Như Lai. Như Lai thì “vô danh, vô tướng; không sạch, không nhơ; không phải hữu vi cũng không phải vô vi…; không định, không loạn; không trí cũng không ngu; không thành thật cũng không lừa dối; không đến không đi, không vào không ra; không xứng đáng cúng dường cũng không phải không xứng đáng cúng dường; không vẩn đục, không phiền não, không tác, không khởi, không sanh, không diệt, không sợ, không lo, không mừng, không chán”;

Như Lai thì “lìa mọi kết buộc, không thể định danh, không thể đo lường, không phải lớn, không phải nhỏ; không phải cái được thấy, không phải cái được nghe, không phải cái được tri giác, không phải cái được nhận biết; đồng đẳng với trí, đồng với chúng sinh; không phân biệt với các pháp”;

Như Lai thì “không thể lấy trí để biết; không thể lấy thức để nhận thức; dứt tuyệt tất cả con đường ngôn thuyết; không thể bằng tất cả ngôn thuyết để hiển thị hay phân biệt”

(Từ Quang tập 22, tháng 10, 2017)


    « Xem chương trước «      « Sách này có 37 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Chắp tay lạy người


Tiếp kiến đức Đạt-lai Lạt-ma


An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng


Kinh Đại Bát Niết-bàn - Tập 2

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.148.145.97 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi ... ...

Việt Nam (236 lượt xem) - Hoa Kỳ (65 lượt xem) - Australia (38 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - ... ...