Chúng ta phải thừa nhận rằng khổ đau của một người hoặc một quốc gia cũng là khổ đau chung của nhân loại; hạnh phúc của một người hay một quốc gia cũng là hạnh phúc của nhân loại.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Tôi phản đối bạo lực vì ngay cả khi nó có vẻ như điều tốt đẹp thì đó cũng chỉ là tạm thời, nhưng tội ác nó tạo ra thì tồn tại mãi mãi. (I object to violence because when it appears to do good, the good is only temporary; the evil it does is permanent.)Mahatma Gandhi
Nếu muốn có những điều chưa từng có, bạn phải làm những việc chưa từng làm.Sưu tầm
Khi thời gian qua đi, bạn sẽ hối tiếc về những gì chưa làm hơn là những gì đã làm.Sưu tầm
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Bất lương không phải là tin hay không tin, mà bất lương là khi một người xác nhận rằng họ tin vào một điều mà thực sự họ không hề tin. (Infidelity does not consist in believing, or in disbelieving, it consists in professing to believe what he does not believe.)Thomas Paine
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Một người sáng tạo được thôi thúc bởi khát khao đạt đến thành công, không phải bởi mong muốn đánh bại người khác. (A creative man is motivated by the desire to achieve, not by the desire to beat others.)Ayn Rand

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Bông Hồng Cho Mẹ và Những cảm nhận học Phật »» DƯỢC VƯƠNG BỒ-TÁT, “AI THẤY CŨNG VUI, AI GẶP CŨNG MỪNG” »»

Bông Hồng Cho Mẹ và Những cảm nhận học Phật
»» DƯỢC VƯƠNG BỒ-TÁT, “AI THẤY CŨNG VUI, AI GẶP CŨNG MỪNG”

(Lượt xem: 780)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Bông Hồng Cho Mẹ và Những cảm nhận học Phật - DƯỢC VƯƠNG BỒ-TÁT, “AI THẤY CŨNG VUI, AI GẶP CŨNG MỪNG”

Font chữ:

Căn bệnh thời đại toàn cầu hóa ngày nay là S.A.D. Buồn bã? Không phải đâu. Đó là chữ viết tắt của Stress (căng thẳng), Anxiety (Lo âu, sợ hãi) và Depression (trầm cảm). Ngày càng có nhiều phương thức trị liệu tâm lý được phát triển để đối trị. Nào CBT (Cognitive Behavioral Therapy, liệu pháp nhận thức hành vi), nào ACT (Accetance Commitment Therapy, liệu pháp chấp nhận - cam kết), MBSR, liệu pháp giảm thiểu căng thẳng dựa trên Chánh niệm (Mindfullness-Based Stress Reduction) và MBCT liệu pháp nhận thức hành vi dựa trên Chánh niệm (Mindfullness- Based Cognitive Therapy)... Không phải tự dưng mà ngày nay Tây phương đến với Thiền định như một liệu pháp tâm lý và Y học! Nhưng thực ra nếu chỉ dừng lại ở đó một cách thực dụng thì thật là đáng tiếc. Bởi chưa thể đạt đến Chánh định (Samadhi) để từ đó mà có Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng… của con đường Bát chánh đạo. Thiền Phật giáo không dừng lại ở đó. Cho nên một vị sư đã rất có lý khi có bài giảng: Going beyond Mindfulness! (Vượt qua Chánh niệm!)

Tại các thiền viện, các chùa chiền… thường thấy có Tham vấn đường, các bệnh viện thì có Phòng tham vấn, nơi người ta tìm đến để được giúp đỡ. Người thầy thuốc, người tu sĩ trở thành một tham vấn viên (counsellor) để giúp cho thân chủ (client), thí chủ của mình.

Tham vấn sức khỏe chẳng hạn là một tiến trình đối thoại và tương tác giữa tham vấn viên và thân chủ, giúp xác định một vấn đề, giải quyết một khủng hoảng, quyết định một kế hoạch hành động. Một tiến trình đòi hỏi thời gian và một số điều kiện để thiết lập mối tương giao lành mạnh, truyền thông hiệu quả giữa tham vấn viên và thân chủ, nhằm giúp thân chủ tự khám phá, tự hiểu biết, tự quyết định và có hành động tích cực, làm chủ được cảm xúc, cư xử có trách nhiệm, thích nghi với hoàn cảnh và duy trì các mối quan hệ xã hội…

Tham vấn sức khỏe gồm tham vấn khủng hoảng (crisis counselling), tham vấn quyết định (counselling for decision- making) và tham vấn hành vi (behavioral counselling). Mỗi kiểu có tiến trình, vị trí của thân chủ, vai trò của tham vấn viên và phương pháp khác nhau, nhưng cốt lõi vẫn là mối quan hệ giữa một người có kỹ năng, có kiến thức và có tâm từ là tham vấn viên và một người có nhu cầu, có vấn đề là thân chủ.

Tham vấn đặt trọng tâm vào thân chủ hay còn gọi là “thân chủ trọng tâm” (client-centered) là cốt lõi của cả ba loại tham vấn sức khỏe nêu trên. Thân chủ là trọng tâm của tiến trình tham vấn, vì chính thân chủ chứ không phải ai khác biết rõ vấn đề của họ, cảm xúc thực sự của họ và những giải pháp của họ. Tham vấn viên là người giúp đỡ, hướng dẫn nhưng không quyết định thay họ được. Tham vấn viên giúp cho thân chủ tự khám phá, tự hiểu biết, tự quyết định.

Cảm xúc và suy nghĩ của thân chủ là yếu tố quan trọng. Cuộc đối thoại và tương tác giữa tham vấn viên và thân chủ sẽ tùy thuộc vào bản chất chủ quan của vấn đề do thân chủ đặt ra.

Những yếu tố thiết yếu của vấn đề Tham vấn “thân chủ trọng tâm” này cũng cần được áp dụng trong các tu viện, chùa chiền, tịnh thất...

Để có được mối quan hệ tốt đẹp đó, cần có một số điều kiện, cũng có thể gọi là phẩm chất, và kỹ năng cần thiết của “tham vấn viên”, đó là: sự tôn trọng (respect), chân thành (genuine), thấu cảm (empathy), biết lắng nghe (listening), giữ bí mật...; không phải phán đoán, đánh giá, suy diễn, chụp mũ… hoặc tạo lệ thuộc...

Đức tính quan trọng hàng đầu của tham vấn viên là có khả năng thấu cảm, nghĩa là đặt mình vào vị trí, hoàn cảnh của thân chủ để thấu hiểu một cách sâu sắc suy nghĩ, cảm xúc của họ. Thân chủ thấy có người hiểu mình, thông cảm trọn vẹn với mình thì sự bộc lộ càng dễ dàng, thẳng thắn. Đặt mình trong tình huống của thân chủ, xem xét vấn đề theo quan điểm của thân chủ, đánh giá theo cách nhìn của thân chủ, tham vấn viên mới có thể trải qua các kinh nghiệm của thân chủ và thực sự cảm thông, từ đó giúp thân chủ tự khám phá, tự thay đổi. Các đức tính khác là chân thành và tôn trọng hay chấp nhận (acceptance) là những đức tính đòi hỏi phải có ở một tham vấn viên.

Gần 2.600 năm trước, Đức Phật đã là một bậc Y vương (thầy thuốc vua), một nhà sư phạm lỗi lạc, nhà tâm lý vĩ đại đã “hình tượng hóa” những đức tính, phẩm hạnh cần thiết của một “tham vấn viên” qua hình tượng những vị gọi là Bồ-tát, những người đã giác ngộ nhưng chưa muốn làm Phật, còn ở lại cõi Ta-bà này để giúp đời, giúp người. Bồ-tát Thường Bất Khinh (Sadaparibhuta) làm ta kinh ngạc! Cái tên đủ nói lên phẩm chất của ông: Thường là luôn luôn, Bất là không, và Khinh là coi nhẹ. Thường Bất Khinh là người luôn luôn không bao giờ coi nhẹ người khác, hay nói cách khác, người luôn luôn tôn trọng người khác. Bồ-tát Dược Vương (Bhaisajyaraja) là một Bồ-tát khác, vị Bồ-tát “ai thấy cũng vui, ai gặp cũng mừng” (nhứt thiết chúng sanh hỷ kiến).

“Thuở xa xưa có một vị Bồ-tát tên là Nhứt thiết chúng sanh hỷ kiến được nghe Phật Nhựt Nguyệt Tịnh Minh Đức nói kinh Pháp Hoa. Từ đó, vị Bồ tát này tu tập khổ hạnh, một lòng cầu thành Phật, đặng một thứ tam muội gọi là “Nhứt thiết sắc thân tam muội”, nhưng con đường tu khổ hạnh đầy gian nan vẫn không dẫn tới đâu dù thân thể bị tàn tạ mà tâm vẫn không sao giải thoát!

Rồi ngài chợt tỉnh ngộ: “Ta dầu dùng thần lực cúng dường nơi Phật, chẳng bằng dùng thân cúng dường”. Rồi ở trước đức Phật Nhựt Nguyệt Tịnh Minh Đức, ngài “dùng y báu cõi trời mà tự quấn thân, rưới các thứ dầu thơm, dùng sức nguyện thần thông mà tự đốt thân”.

“Đốt thân”? Ấy là đường vào Chánh định, vào “Tam ma đề” (Samadhi). Bởi giải thoát không thể bằng con đường khổ hạnh, hủy hoại thân xác mà là hướng về nội tâm, hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật, chiếu kiến ngũ uẩn giai Không, chính là con đường “bố thí thân mạng” (dùng thân cúng dường) để đạt đến “vô ngã”.

Thì ra, không phải Dược Vương có “trăm nghìn muôn ức công phu khổ hạnh khó làm” mà ngài đã chọn con đường “bỏ thân bố thí’’ nên mới trở thành vị Bồ tát “nhứt thiết chúng sanh hỷ kiến”.

Dược Vương Bồ-tát nhờ hạnh chân thành đó mà ai thấy ông cũng vui, ai gặp ông cũng mừng. Vì sao? Vì ông đã không còn chấp ngã. Vì ông đã sống một đời sống chân chính (authentic life), chân thành (genuine being), trung thực (honest)… Nụ cười ông là nụ cười toát ra tự bên trong, không làm bộ làm tịch, vẽ vời, trau chuốc, không mang mặt nạ, không nói một đằng làm một nẽo… Không có cách nào khác hơn là phải loại trừ ngã chấp, phải đốt cháy đến tận cùng cái ngã để đạt đến vô ngã. Chỉ có lửa tam muội – tức ở trong thiền định- mới thấy được “ngã” đang cháy dần, cháy dần ra sao. Không dễ mà “đốt” hết. Phải đến ngàn năm mới đốt hết cái “ngã tướng” chớ chẳng phải cháy bùng lên một cái là xong!

“Bố thí thân mạng” nhiều như cát sông Hằng mới đạt tới nhân vô ngã, vẫn chưa đủ. Cần thêm một bước nữa: pháp vô ngã. Bởi còn chia chẽ, còn phân biệt, không “trực tâm” thì chưa xong, chưa sống trong Bất Nhị, chưa phải là “Chánh đẳng”. Cho nên Dược Vương Bồ-tát bèn “đốt hai cánh tay!”. Phải mất bảy muôn hai nghìn năm mới cháy hết! Khó thay là giải trừ chấp thủ! Khó thay là dẹp bỏ thành kiến!

Dược Vương khi đã đạt nhân vô ngã, pháp vô ngã rồi thì đã có thể thõng tay vào chợ, ung dung, tự tại, vô ngại mà ‘du hí’ trong cõi Ta-bà cứu độ chúng sanh với lòng chân thành chánh trực, nên ai thấy cũng vui, ai gặp cũng mừng là vậy!

Lúc đó thì cõi tam thiên đại thiên thế giới sáu điệu bèn vang động…

(Từ Quang tập 27, tháng 1, 2019)


    « Xem chương trước «      « Sách này có 37 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Gọi nắng xuân về


Đừng bận tâm chuyện vặt


Phù trợ người lâm chung


Giai nhân và Hòa thượng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.234.55.154 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (395 lượt xem) - Việt Nam (119 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - ... ...