Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Học Phật trước hết phải học làm người. Làm người trước hết phải học làm người tốt. (學佛先要學做人,做人先要學做好人。)Hòa thượng Tinh Không
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Chúng ta thay đổi cuộc đời này từ việc thay đổi trái tim mình. (You change your life by changing your heart.)Max Lucado
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Nếu bạn muốn những gì tốt đẹp nhất từ cuộc đời, hãy cống hiến cho đời những gì tốt đẹp nhất. (If you want the best the world has to offer, offer the world your best.)Neale Donald Walsch
Đừng cư xử với người khác tương ứng với sự xấu xa của họ, mà hãy cư xử tương ứng với sự tốt đẹp của bạn. (Don't treat people as bad as they are, treat them as good as you are.)Khuyết danh
Trời không giúp những ai không tự giúp mình. (Heaven never helps the man who will not act. )Sophocles
Khi thời gian qua đi, bạn sẽ hối tiếc về những gì chưa làm hơn là những gì đã làm.Sưu tầm

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tích Lan - Đạo Tình Muôn Thuở »» Lời giới thiệu »»

Tích Lan - Đạo Tình Muôn Thuở
»» Lời giới thiệu

Donate

(Lượt xem: 9.208)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Tích Lan - Đạo Tình Muôn Thuở - Lời giới thiệu

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc

SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

LỜI GIỚI THIỆU CỦA VIÊN GIÁC TÙNG THƯ NHÂN LẦN TÁI BẢN NĂM 2020

Khi nhìn vào bản đồ Tích Lan (Sri Lanka), có lẽ ai cũng phải công nhận rằng đất nước này xinh đẹp như một viên ngọc bích tuyệt hảo, nổi bật giữa vùng nước xanh của Ấn Độ Dương. Thật đúng vậy, Tích Lan chính là một viên ngọc bích toàn vẹn.

Nhắc đến lịch sử Phật Giáo chúng ta thường nghĩ ngay đến Ấn Độ, vì đó là chiếc nôi, là quê hương của Đức Phật. Nơi đây còn ghi dấu rõ ràng bao nhiêu Thánh tích, bao nhiêu đền đài cổ, theo từng bước chân hoằng truyền Chánh pháp của đức Phật lịch sử Thích-ca Mâu-ni.

Thế nhưng trong tiến trình lịch sử khắc nghiệt, chính Tích Lan là đất nước đã có công lớn trong việc gìn giữ và khôi phục đạo Phật sau thảm họa suy vong từ nhiều thế kỷ trong quá khứ bởi những thế lực thế quyền và giáo quyền tại Ấn Độ.

Phật giáo Tích Lan khởi thủy từ thời Vua A-dục (Asoka), người đã thống trị hầu như toàn cõi Ấn Độ vào những năm 268-232 trước Tây lịch. Chính vị hoàng tử Mahinda con vua A-dục là người đầu tiên đã mang ánh sáng Phật pháp đến Tích Lan. Khi vua cha lên ngôi, thái tử mới vừa 11 tuổi. Năm 20 tuổi, Mahinda xuất gia với ngài Moggaliputtatissa (Mục Kiền Liên Tử Đế Tu). Đại đức Mahinda được đề cử hướng dẫn một phái đoàn sang truyền bá Phật giáo tại Tích Lan. Đó là khoảng năm 247 trước Tây lịch, dưới triều vua Devanampiyatissa (247-207 trước T.L) của Tích Lan. Giáo đoàn của ngài Mahinda được nhà vua đón tiếp trọng thể. Đại đức Mahinda đã thành công rực rỡ trong sứ mạng truyền bá Chánh pháp và hoằng hóa độ sanh cho đến ngày Ngài viên tịch vào năm 192 trước Tây lịch.

Sau này, khi Phật giáo đã suy đồi tại Ấn Độ thì chính nhờ những tăng sĩ tinh thông giáo lý Phật-đà đã từ Tích Lan quay trở lại truyền bá nguồn giáo lý vi diệu tại chính quê hương xưa kia của Phật giáo là Ấn Độ.

Ngay cả cây bồ-đề hiện nay tại Bồ Đề Đạo Tràng Ấn Độ cũng là hậu duệ của một nhánh cây được chiết từ cây bồ-đề ở Tích Lan. Thuở xưa, khi công chúa con vua A-dục là Tỳ-kheo-ni Sanghamitta (Tăng-già-mật-đa) sang Tích Lan thành lập Ni đoàn Phật giáo, bà đã mang nhánh bồ-đề đến trồng ở Anuradhapura. Sau đó, khi cây bồ-đề tại nơi Đức Phật chiến thắng ma quân thành Chánh đẳng Chánh giác đã bị chặt phá đi, một nhánh từ cây bồ-đề ở Tích Lan đã được mang trở về trồng lại nơi ấy.

Đất nước Tích Lan cũng là quê hương đã khai sinh lá cờ Phật Giáo năm màu, một biểu tượng thiêng liêng của Phật Giáo được thế giới công nhận. Lá cờ năm màu được Tích Lan thiết kế và treo lên tại các chùa ở xứ này trong ngày lễ Phật Đản bắt đầu từ năm 1885. Vào năm 1950, Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới (The World Fellowship of Buddhist) đã chọn lá cờ này với một ít đề xuất chỉnh sửa để trở thành lá cờ Phật Giáo Thế Giới như ngày nay.

Trong suốt nhiều thập niên qua cũng đã có rất nhiều bậc Tôn Đức Tăng Ni từ Việt Nam được Giáo Hội cử đến Tích Lan tu học hay tham dự các cuộc Hội nghị. Trong đó có cả những bậc Tăng tài như Hòa Thượng Minh Châu.

Từ mối liên hệ thân thiết giữa Phật giáo Việt Nam và Tích Lan, cộng thêm mối quan hệ đạo tình với Bhante Seelawansa, vị tăng người Tích Lan đang giảng dạy tại đại học ở Cộng hòa Áo, nên vào năm 1994, tác giả sách này là Hòa thượng Thích Như Điển đã từ Đức đến viếng thăm Tích Lan. Sau đó, tác giả có thuật lại chuyến đi này trong tác phẩm “Giữa Chốn Cung Vàng” do Viên Giác xuất bản năm 1994.

Rồi đúng mười bảy năm sau, năm 2011, có một sự kiện mới đặc biệt hơn. Vô cùng đặc biệt! Đó là dịp Hội Đồng Tăng-già và Chính phủ Tích Lan đề nghị trao Giải thưởng Danh Dự cho hai vị Hòa thượng tại châu Âu có công truyền bá ánh sáng Phật pháp sang Âu Mỹ. Hai vị ấy chính là Hòa thượng Thích Minh Tâm (Pháp) và Hòa thượng Thích Như Điển (Đức). Đây là một vinh dự lớn không những cho nhị vị Hòa Thượng, cho Phật Giáo Việt Nam tại Âu Châu mà còn cho cả Phật Giáo Việt Nam của chúng ta.

Giải thưởng Danh Dự này là giải thưởng cao quý nhất về những công hạnh đóng góp tích cực trong việc hoằng truyền chánh pháp, thường được trao cho các bậc Tôn Túc Tích Lan. Đây là lần đầu tiên Giải Thưởng Danh Dự này được trao cho hai vị tăng sĩ Phật Giáo ngoại quốc.

Buổi lễ diễn ra thật long trọng vào ngày 8 tháng 7 năm 2011 dưới sự chứng minh của vị Đại Trưởng Lão Tăng thống Tích Lan và chư vị Trưởng lão cao niên trong Hội Đồng Tăng-già Phật giáo cũng như các vị lãnh đạo cao cấp của Chính phủ. Trực tiếp có các ông Thủ Tướng, Phó Thủ Tuớng, các Bộ Trưởng đã tổ chức tiếp đón trọng thể nhị vị Hòa Thượng, vinh danh các Ngài là Sứ Giả Hoằng Pháp và phủ phục đảnh lễ trước nhị vị Hòa Thượng cũng như chư Tôn Đức có mặt trong buổi lễ. Buổi lễ được diễn ra như một quốc lễ. Thủ Tướng Tích Lan đã dâng lên nhị vị Hòa Thượng hai chiếc quạt, theo truyền thống xứ sở này là biểu tượng cho sự tôn kính cao quý nhất đối với các vị Sứ giả Như Lai.

Tiếc rằng một sự kiện quan trọng như thế nhưng đến nay chỉ được phổ biến khá hạn hẹp trên Báo Viên Giác (số 183, tháng 10/2011). Do vậy, Viên Giác Tùng Thư quyết định gộp chung một số bài viết về sự kiện này cùng với tác phẩm Giữa Chốn Cung Vàng đã in trước đây của Hòa Thượng Thích Như Điển thành một tác phẩm để giúp quý độc giả có thêm một tài liệu đầy đủ hơn về sự kiện đặc biệt này.

Như vậy, những nội dung này đều đã được xuất bản trước đây, nay được rà soát chỉnh sửa và tái bản với hình thức một tác phẩm mới có nội dung phong phú hơn, kèm theo nhiều hình ảnh giá trị và được đặt tên là “Tích Lan - Đạo Tình Muôn Thuở”.

Xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả gần xa.

Đức quốc, tháng 12 năm 2020
VIÊN GIÁC TÙNG THƯ


« Sách này có 13 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạng


Tự lực và tha lực trong Phật giáo


Tư tưởng xã hội trong Kinh điển Phật giáo Nguyên thủy


Cẩm nang phóng sinh

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.137.163.165 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...