Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Hạnh phúc là khi những gì bạn suy nghĩ, nói ra và thực hiện đều hòa hợp với nhau. (Happiness is when what you think, what you say, and what you do are in harmony.)Mahatma Gandhi
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Để sống hạnh phúc bạn cần rất ít, và tất cả đều sẵn có trong chính bạn, trong phương cách suy nghĩ của bạn. (Very little is needed to make a happy life; it is all within yourself, in your way of thinking.)Marcus Aurelius
Khi thời gian qua đi, bạn sẽ hối tiếc về những gì chưa làm hơn là những gì đã làm.Sưu tầm
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Thành công là tìm được sự hài lòng trong việc cho đi nhiều hơn những gì bạn nhận được. (Success is finding satisfaction in giving a little more than you take.)Christopher Reeve
Hành động thiếu tri thức là nguy hiểm, tri thức mà không hành động là vô ích. (Action without knowledge is dangerous, knowledge without action is useless. )Walter Evert Myer
Những căng thẳng luôn có trong cuộc sống, nhưng chính bạn là người quyết định có để những điều ấy ảnh hưởng đến bạn hay không. (There's going to be stress in life, but it's your choice whether you let it affect you or not.)Valerie Bertinelli
Hạnh phúc không tạo thành bởi số lượng những gì ta có, mà từ mức độ vui hưởng cuộc sống của chúng ta. (It is not how much we have, but how much we enjoy, that makes happiness.)Charles Spurgeon

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Năng lực chữa lành của tâm »» THUẬT NGỮ »»

Năng lực chữa lành của tâm
»» THUẬT NGỮ

Donate

(Lượt xem: 6.338)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Năng lực chữa lành của tâm - THUẬT NGỮ

Font chữ:

AH: Theo kinh điển Đại thừa, AH là nguồn gốc của mọi âm thanh, diễn tả và chữ viết; nó không sanh ra, không tạo tác, không do cấu tạo, là sự rộng mở rỗng rang, thanh tịnh và tự nhiên. Nó không truyền đạt bất cứ sự diễn tả ý niệm nào, nhưng biểu lộ bản tánh bổn nguyên của nhất thể, tánh Không.

ánh sáng: Những ánh sáng thông thường như ánh sáng ban ngày được đặc trưng như là khía cạnh thanh tịnh của những nguyên tố thô. Ngài Natsok Rangtrol viết: "Khía cạnh thanh tịnh của những nguyên tố thô là những tia sáng, như ánh sáng và tia sáng mặt trời, và tia sáng của pha lê."

ánh sáng tuyệt đối: Theo Ngài Longchenpa, năm uẩn của thân tâm trong quan niệm thế gian chính là năm thân Phật trong Phật tánh. Năm cảm xúc phiền não là năm trí huệ bổn nguyên, và năm nguyên tố vật chất (năm đại) là năm ánh sáng thanh tịnh... Trong Phật tánh, chúng hiện diện trong bản tánh của nhất thể hay sự hợp nhất, an bình và hoan hỷ, nhưng trong tâm thức trần tục, tâm và những đối tượng của nó được tri giác, chấp giữ và kinh nghiệm như là năm uẩn thân tâm, năm cảm xúc phiền não, năm nguyên tố vật chất... theo một kiểu nhị nguyên cảm xúc và đau khổ.

bardo: Theo đạo Phật, sau khi bạn chết sẽ là giai đoạn bardo, là một giai đoạn chuyển tiếp; sau đó bạn sẽ tái sanh vào một cuộc sống khác. Trong bardo nếu được trang bị, bạn có thể chứng ngộ bản tánh tối hậu và tất cả những hình tướng xuất hiện có thể khởi lên như là nhất thể.

bản tánh chân thật (thật tánh): Còn được gọi là Phật tánh, bản tánh tối hậu, chân lý tuyệt đối, tánh giác ngộ hay Tâm Phật.

Chân ngôn của Đức Liên Hoa Sanh

OM: Chủng tử tự của Thân Phật

AH: Chủng tử tự của Khẩu Phật

HUM: Chủng tử tự của Tâm Phật

VAJRA: Kim cương (cứng chắc), Pháp Thân (Bản tánh tuyệt đối của Phật)

GURU: Đạo sư (sự phong phú), Báo Thân (Tướng thanh tịnh của Phật)

PADMA: Hoa sen (sự thanh tịnh), Hóa Thân (thân Phật người bình thường thấy được)

SIDDHI: Thành tựu, đạt được những kết quả chung và không chung

HUM: Xin ban cho; mong rằng

Chân ngôn của Đức Phật Đại Bi: Trong những kinh văn Phật giáo, chân ngôn chỉ có sáu chữ, nhưng trong phần lớn những kinh văn được phát hiện (Terma) lại có bảy chữ, thêm HRI là chủng tự tâm của đức Quán Thế Âm. Trong chân ngôn này HRI là chủng tự tâm của Phật được cầu khẩn và sáu chủng tự khác là phương tiện để cầu khẩn nó.

OM: A + O + M = OM; biểu tượng thân, ngữ và tâm của chư Phật, do đức Quán Thế Âm hiện thân.

MANI: Ngọc quý; biểu tượng cho sự thỏa mãn những ước nguyện, những phương tiện thiện xảo.

PADME: Hoa sen; biểu tượng cho sự thanh tịnh không nhiễm ô, cho trí huệ. Tu tập những phương tiện thiện xảo và trí huệ là con đường tâm linh của đạo Phật và sự toàn thiện của chúng là phương tiện thiện xảo và trí huệ của Phật tánh.

HUNG: Sự hợp nhất, sự cầu khẩn, hay việc hợp nhất. Nó tượng trưng cho sự hợp nhất giữa trí huệ và phương tiện thiện xảo. Nó cầu khẩn chư Phật ban cho trí huệ, phương tiện thiện xảo và tất cả sự gia hộ ban phước. Lần lượt hung hợp nhất thân, ngữ và tâm của người ta làm một không thể tách rời với (Thân, Ngữ và Tâm của) Phật.

HRI: Chủng tự tâm, đại diện cho tinh túy tâm của đức Phật Đại Bi để cầu khẩn và được hợp nhất.

Nghĩa đơn giản: "Ôi! Đức Phật, Ngài nắm giữ ngọc báu và hoa sen (đại bi và trí huệ), mong Ngài ban phước gia hộ cho con."

chấp ngã: Ý niệm nhận thức về chính mình ("tôi" và "của tôi") hay về người khác hoặc sự vật ("ông ấy", "bà ấy" hay "này", "kia", "đây", "đó") như thể chúng thật sự hiện hữu.

cõi giới tối hậu (Pháp giới): Ngài Shakya Chokden viết: "Cõi giới tối hậu (không gian tối hậu) là trí huệ của Phật tỏa khắp, thấm khắp nền tảng, con đường và quả." Ngài viết rằng pháp giới cũng có thể giải thích theo ba bối cảnh: "Trong bối cảnh của nền tảng, tức là luân hồi, thì pháp giới hiện diện như bản tánh tuyệt đối và thanh tịnh. Trong bối cảnh con đường, trong các bậc thánh hay chứng đắc cao của Đại thừa, nó hiện diện như phương tiện chứng ngộ (hay phát triển) của Pháp thân với hai sự thanh tịnh (thanh tịnh khỏi những nhiễm ô đột nhiên sanh khởi và thanh tịnh trong thật tánh của nó từ vô thủy). Trong bối cảnh của kết quả, Địa vị Phật, nó hiện diện như ba thân Phật và những hoạt động Phật tự nhiên thành tựu.

kim cương (vajra): Biểu tượng cho phẩm tính cứng rắn, kiên cố bất hoại và không thay đổi. Giống như thập tự giá trong đạo Cơ Đốc, kim cương là biểu hiện của đạo Phật mật truyền. Kim cương cũng giống như một vương trượng, một pháp khí được bổn tôn cầm hay được sử dụng trong những buổi lễ, tượng trưng cho sức mạnh nam tính.

mantra (chân ngôn): Chữ hay nhóm từ hoặc nhiều nhóm từ bí mật đầy năng lực bằng tiếng Phạn, hiện thân bản tánh tuyệt đối của âm thanh, ngôn ngữ, diễn tả và sức mạnh. Nó cũng là sự biểu hiện hoặc diễn tả trí huệ tinh hoa và năng lực của một bổn tôn, một vị Phật. Với hành giả, nó có thể được tụng niệm như một thiền định, cầu nguyện hay phương tiện diễn đạt tâm linh hoặc hành động.

năm màu: Mỗi một màu có sức mạnh chữa lành riêng. Ngài Kunkhyen Longchenpa viết: "Khi trí huệ (thật tánh) biểu hiện sự bất biến, ánh sáng của nó xuất hiện như màu xanh lá cây. Khi trí huệ biểu hiện thanh tịnh, ánh sáng của nó xuất hiện là màu trắng. Khi trí huệ hiện thân những phẩm tánh, ánh sáng của nó xuất hiện là màu đỏ. Khi trí huệ thành tựu tất cả bốn hành động, ánh sáng xuất hiện là màu xanh dương. Ngài viết: "Ngài Rang Shar giải thích: 'Ánh sáng màu trắng là (ánh sáng của hành động hay năng lực) của sự an bình; ánh sáng màu vàng là sự phát triển; ánh sáng đỏ là sức mạnh (khiến tất cả được kiểm soát); ánh sáng xanh lá cây là lực (giải thoát khỏi tiêu cực) và ánh sáng xanh dương là sự thành tựu của tất cả (bốn) hành động.'"

những thân Phật: Những phương tiện khác nhau của Phật. Phần lớn những giáo lý giới thiệu ba thân Phật. Thân tối hậu (Pháp thân) là tánh Không toàn thể hay khía cạnh rỗng rang của Phật tánh. Thân hưởng thụ (Báo thân) là hình tướng chân thật hay thanh tịnh của Phật. Trong đây, tất cả mọi hình tướng của chư Phật và những hình tướng hiện tượng của cõi tịnh độ là bất biến và không thể tách rời khỏi chính Phật tánh. Thân biểu lộ (Hóa thân) không phải là thân thực sự hay thanh tịnh của Phật. Nó là một dạng biểu hiện cho chúng sanh bình thường để phục vụ cho những nhu cầu và tri giác của họ.

terma: Những giáo lý và những đồ vật được tìm thấy nhờ năng lực của giác ngộ.

Tịnh độ: Những tướng chư Phật và những biểu hiện của vùng đất mà chư Phật an trụ. Trong Phật tánh không có những phân biệt chủ và khách. Tất cả đều hiện diện trong trạng thái nhất thể, như trí huệ và sức mạnh của trí huệ với an bình, niềm vui và đẹp đẽ. Từ này có thể dịch là cõi Phật hoặc đất Phật.

Thân ánh sáng: Nhiều Đạo sư Thành tựu của Đại Toàn Thiện (Dzogchen) Tây Tạng vào lúc chết đạt được "Thân ánh sáng" hay "Thân cầu vồng" (jalu), họ chuyển hóa thân sanh tử thành thân ánh sáng thanh tịnh, và chỉ để lại tóc và móng chân, tay. Một số đạt được "thân ánh sáng thanh tịnh của đại chuyển di" (jalu phowa chenpo), trong đó họ chuyển hóa thân thể thô nặng thành thân thể ánh sáng thanh tịnh, không để lại dấu vết vật chất gì.

thở theo OM AH HUNG: OM là sức mạnh bất biến và vẻ đẹp của thật tánh mà chúng ta đều sở hữu, thân Phật. AH là sự diễn tả bất tận và là năng lực thịnh hành của thực tại, ngữ Phật. HUNG là sự toàn thiện bất động của sự rỗng rang bổn nguyên của thực tại, tâm Phật. Cũng có những thực hành như thở ra chữ OM và hít vào chữ HUNG và giữ hơi thở lại với chữ AH hay thở ra với OM, thở vào với AH và giữ hơi với HUNG.

thực hành phương pháp thở bí truyền: Trong Phật giáo Tây Tạng có nhiều cách rèn luyện bí truyền về năng lực hay khí như sự rèn luyện Lung (rLung) hay Tsalung (rTsa rLung). Chúng sử dụng năng lực của cơ thể như một phương tiện đầy sức mạnh để phát sinh năng lực, nó lại đem đến sự chứng ngộ về sự hợp nhất của đại lạc và rỗng rang (tánh Không), chân lý tối hậu. Kết quả, hành giả mật truyền sống với nội nhiệt mà không cần quần áo để giữ ấm, bay trong bầu trời như chim muông; tự nuôi sống bằng năng lực thay vì phải dùng thực phẩm thô và hưởng thụ sự tươi trẻ và trường thọ. Ngoài ra, một trong những cách tốt nhất để neo buộc lại những năng lực và tâm bạn là chú tâm vào điểm ở dưới rốn (đan điền). Những giải thích về cách rèn luyện này nên đọc ở những sách khác.

tư thế hoa sen: Đây là một tư thế thiền định phổ biến nhất ở phương Đông: (1) ngồi theo thế kiết già (hoa sen), (2) đặt tay trong lòng theo tư thế thiền định, (3) giữ xương sống thẳng, (4) hơi cúi đầu xuống, (5) cánh tay hơi đưa ra giống như cặp cánh hay một cái ách, (6) hạ thấp tầm mắt tập trung trước mặt khoảng một đến hai thước ngang tầm chóp mũi, và (7) đặt đầu lưỡi đụng lên vòm họng.

tsa ba và grang ba: Theo y học Tây Tạng, mọi bệnh tật của thân thể đều liên hệ đến tsa ba (nóng) hay grang ba (lạnh). Phần trên cơ thể là trung tâm của tsa ba và phần dưới là trung tâm grang ba.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 20 chương »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Tiếp kiến đức Đạt-lai Lạt-ma


Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2


San sẻ yêu thương


Kinh Đại Bát Niết-bàn - Tập 2

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.218.1.38 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...