Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Hãy dang tay ra để thay đổi nhưng nhớ đừng làm vuột mất các giá trị mà bạn có.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Người ta có hai cách để học hỏi. Một là đọc sách và hai là gần gũi với những người khôn ngoan hơn mình. (A man only learns in two ways, one by reading, and the other by association with smarter people.)Will Rogers
Chúng ta thay đổi cuộc đời này từ việc thay đổi trái tim mình. (You change your life by changing your heart.)Max Lucado
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Sự vắng mặt của yêu thương chính là điều kiện cần thiết cho sự hình thành của những tính xấu như giận hờn, ganh tỵ, tham lam, ích kỷ...Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Để chế ngự bản thân, ta sử dụng khối óc; để chế ngự người khác, hãy sử dụng trái tim. (To handle yourself, use your head; to handle others, use your heart. )Donald A. Laird
Thành công là tìm được sự hài lòng trong việc cho đi nhiều hơn những gì bạn nhận được. (Success is finding satisfaction in giving a little more than you take.)Christopher Reeve

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Năng lực chữa lành của tâm »» PHỤ LỤC: NHỮNG NGUỒN KINH ĐIỂN CHO SÁCH NÀY - - »»

Năng lực chữa lành của tâm
»» PHỤ LỤC: NHỮNG NGUỒN KINH ĐIỂN CHO SÁCH NÀY - -

Donate

(Lượt xem: 4.941)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Năng lực chữa lành của tâm - PHỤ LỤC: NHỮNG NGUỒN KINH ĐIỂN CHO SÁCH NÀY -  -

Font chữ:

Những vấn đề chúng ta đối diện là bây giờ và ở đây, nhưng thường thì lời khuyên tốt nhất cho những khó khăn luôn được truyền lại cho chúng ta từ quá khứ. Một trong những ý định của tôi trong việc trích dẫn rộng rãi những vị thầy tâm linh vĩ đại gần đây hay xưa kia là hãy để những lời minh triết này nói một cách trực tiếp trong những ngôn từ đẹp đẽ và truyền cảm của chúng.

Một lý do khác là để xác nhận sự tiếp cận nền tảng của quyển sách này. Kinh điển tràn ngập những lời giảng về cách thức để tâm thức chúng ta có thể chữa lành đau khổ. Tuy vậy, chỉ phần nhỏ của những kinh điển này có thể thích hợp với những chương của một cuốn sách như sách này. Tôi nghĩ độc giả có thể tò mò muốn biết một số bài tập chữa lành như khi chúng xuất hiện trong kinh điển. Phần phụ lục này cũng trình bày những nguồn kinh điển khác về tâm và những cảm xúc.

CHỮA LÀNH QUA QUÁN TƯỞNG

Kinh điển hướng dẫn chúng ta chữa lành tâm và thân bằng niềm tin mạnh mẽ, cầu nguyện nhiệt thành, và gợi lên những hình ảnh tâm thức.

Bước đầu tiên là nhận dạng được bệnh tật tinh thần hay thể xác – cái mà những bản văn Phật giáo ám chỉ như "đối tượng để phủ định". Những cảm xúc tiêu cực và bệnh mọc rễ trong sự chấp ngã, nhưng trước khi chúng ta làm bình lặng chúng, điều cần thiết là phải thấy chúng rõ ràng. Như Ngài Shantideva (Tịch Thiên) nói:

Không có sự nhận biết thực thể được gán cho,
Bạn sẽ không nhận ra sự không hiện hữu của nó
(không có tự tánh).

Vậy, trước khi quán tưởng một hình ảnh tích cực, chúng ta cần phải hiểu được tâm và nguồn gốc của phiền não. Như Ngài Zhabkarpa nói:

Nếu bạn không xác minh những đặc tính thực tế của tâm là gì,
Bất cứ việc tu hành đức hạnh nào bạn theo đuổi, sẽ không đụng đến điểm cốt yếu.
Cũng giống như có mục tiêu ở gần bên
Nhưng lại bắn mũi tên đi xa mất.
Giống như có một tên trộm trong nhà bạn
Mà lại nỗ lực tìm kiếm ở bên ngoài.

Nhiều bản văn khuyên quán tưởng bệnh tật trong một dạng dơ bẩn. Một khi hình ảnh tiêu cực được gợi lên, nó có thể được tịnh hóa với những năng lực chữa lành như cam lồ và ánh sáng. Ngài Dri-me OŠzer mô tả sự quán tưởng sau đây, trong đó nguồn sức mạnh là đức Phật Kim Cương Tát Đỏa (Vajrasattva) hiện thân của chân lý và sức mạnh vô tận:

Hãy nghĩ rằng từ thân Phật những tia sáng và những dòng cam lồ ban xuống vào trong bạn. Những ngăn che tối tăm của thân bạn được tịnh hóa... Thân bạn được ban phước như thân kim cương, thân Phật. Với những tia sáng và dòng cam lồ từ ngữ Phật, những nhiễm ô của lời nói bạn được tịnh hóa... Ngữ của bạn được ban phước như ngữ kim cương. Với những ánh sáng và cam lồ từ tâm Phật, những ngăn che của tâm bạn được tịnh hóa... Tâm bạn được ban phước thành tâm kim cương. Với ánh sáng và cam lồ chảy xuống từ mọi phần của đức Phật, những nhiễm ô do bám chấp vào thân, ngữ, tâm như một thực thể cá biệt (bản ngã) được tịnh hóa... Bạn đã tiếp nhận sự ban phước trí huệ kim cương.

Trong một nghi thức về chữa lành, Ngài Do Khyentse giới thiệu một quán tưởng chữa lành dùng khói, lửa, không khí, nước và cam lồ:

Tay của vị bổn tôn (nguồn sức mạnh) cầm một bình kho tàng như ý,
Tỏa ra những đám mây khói thơm ngát.
Thiêu cháy mọi bất tịnh, khuyết điểm và nhiễm ô của chúng ta.
Từ lỗ mũi của vị bổn tôn phát ra luồng gió trí huệ,
Thổi tung mọi nhiễm ô, chán nản và vẩn đục.
Từ miệng của bổn tôn, những đám mây, sương ban phước
Và một cơn mưa cam lồ trí huệ đến
Rửa sạch mọi bệnh tật, hậu quả độc hại, nhiễm ô, mất hài hòa và không toại ý của chúng ta.
Cầu cho mọi bất tịnh bị thiêu cháy bởi lửa trí huệ.
Mong sao chúng bị thổi tiêu mất bởi lực mạnh mẽ của không khí
Mong cho chúng được tịnh hóa bởi cam lồ.

Ngài Tsewang Chokdrub, một tác giả vĩ đại về phương pháp thiền định ở thế kỷ mười tám, viết về sự cần thiết chuẩn bị tâm thức cho việc chữa lành – đặc biệt qua sự tập trung khiến dẫn đến tỉnh giác tĩnh lặng và trong sáng.

Vậy, để loại bỏ hôn trầm, bạn nên giữ và hoàn toàn tập trung tâm thức mạnh mẽ, hoàn toàn và nhất tâm tại trái tim. Để loại bỏ sự buông thả, khích động hay sự rối loạn của tâm trí, bạn nên giữ và hoàn toàn tập trung tâm trí một cách mạnh mẽ, hoàn toàn và nhất tâm ở dưới rốn (đan điền). Khi sự tập trung của bạn trở thành nhất tâm và mạnh mẽ, sẽ không có sự hôn trầm hay khích động trong tâm thức.

Một trong những bài tập chữa lành thực tế được do Ngài Tsewang Chokdrub đề nghị liên quan đến việc chúng ta tự quán tưởng mình như một vị Phật và tưởng tượng trong trái tim chúng ta chủng tự HUNG, đại diện cho tâm giác ngộ của đức Phật:

Để chữa lành những bệnh tật thân xác, trước tiên quán tưởng và tự thấy bạn như vị bổn tôn. Quán tưởng chữ HUNG màu xanh dương đậm có cỡ như hạt đậu tại luân xa tim. Nếu tính chất bệnh tật của bạn là nóng, quán tưởng chữ HUNG màu trắng có kích thước như một hạt đậu được phóng ra từ chữ HUNG màu xanh dương đậm, và bao bọc mọi phần của phần trên thân bạn, cuốn hút tất cả bệnh tật, giống như nam châm hút sắt, thoát ra khỏi đỉnh đầu và biến mất vào không gian. Sau đó thở ra. Nếu tính chất bệnh tật của bạn là lạnh, quán tưởng chữ HUNG màu đỏ phóng ra từ chữ HUNG màu xanh dương đậm và bao bọc mọi phần dưới cơ thể bạn, thu hút tất cả bệnh tật liên hệ đến lạnh và thoát ra từ "những cửa dưới" sau đó tan biến xuống sâu trong lòng đất. Nếu bạn bị đau ở một chỗ riêng biệt như cánh tay, quán tưởng chữ HUNG màu đen tại chỗ đau. Nó thu hút mọi đau đớn và thoát ra từ đầu những ngón tay hoặc từ đôi mắt của bạn và biến mất vào không gian.



Ngài Tsewang Chokdrub cũng mô tả phương pháp hòa lẫn tỉnh giác của chúng ta thành một với đau khổ. Ngài nói về sự hòa nhập vào Đại Ấn, một thuật ngữ của đạo Phật chỉ sự rộng mở, rỗng rang (tánh Không):

Bất cứ bệnh tật nào bạn đang kinh nghiệm hay từ bất cứ nguyên nhân và điều kiện nào bệnh tật khởi lên, tất cả những đau khổ như bệnh tật và đau đớn xảy đến với thân huyễn hóa của bạn xảy ra vì chuỗi vọng tưởng được tạo tác do không nhận ra chân lý, rằng những đau khổ được khởi lên chỉ vì hành vi chấp ngã, rồi theo sau là những lực lượng của phiền não, tham lam và sân hận. Bấy giờ bạn cần phân tích xa hơn. Nếu bạn nói: "Gốc rễ của tất cả đau đớn và khổ sở này do sự chấp ngã, và tôi sẽ từ bỏ nó", bấy giờ (cái gọi là) tự thân người từ bỏ sẽ khởi lên như một sự chấp ngã.

Cách đúng đắn của việc tự nguyện từ bỏ sự chấp ngã là như sau: Không có bất kỳ tạo tác giả tạo nào, đối với bất cứ đau đớn hay bệnh tật nào bạn đang kinh nghiệm, hãy tham thiền về sự hợp nhất hay nhất thể của (người đang kinh nghiệm) mùi vị đau khổ và tự chính sự đau khổ mà không có sự chấp nhận (chính mình, người đang kinh nghiệm nó) và không có sự khước từ (đau khổ).

Tập trung tâm trí bạn một cách mạnh mẽ và nhất tâm vào sự hợp nhất đó, nó là cái nhất thể và rỗng rang vô ngại, cả hai tự thân đau khổ và ý niệm về chính mình, người đang kinh nghiệm đau khổ, đều tan biến vào khoảng không của Đại Ấn mà không có bất kỳ sự phân biệt nào của sự chấp nhận bản ngã và khước từ đau khổ. Điều này sẽ cắt đứt những trói buộc vào chấp ngã.


TỈNH GIÁC VỀ THÂN, TÂM VÀ HIỆN TƯỢNG

Tỉnh giác về những phẩm tính và tính chất của thân thể bạn, những cảm nhận, những tư tưởng, và những hiện tượng là chủ đề trung tâm của những thiền định Phật giáo phổ biến như "Bốn niệm xứ" và "chỉ, quán". Điều này duy trì tỉnh giác về mọi tư tưởng và cảm nhận của tâm thức, và mỗi sự hiện diện thân xác và mỗi khoảnh khắc, một cách rộng mở, không có bất cứ khái niệm bám chấp hay cảm xúc xung đột nào.

Tỉnh giác về những phẩm tính tích cực và hoan hỷ, và bản tính rộng mở của thân, tâm và vũ trụ là con đường và mục đích của "hai giai đoạn" (tức giai đoạn phát triển và giai đoạn thành tựu) tu tập của Phật giáo mật truyền.


THẤU HIỂU MỖI TẾ BÀO HAY NGUYÊN TỬ CỦA THÂN THỂ VÀ CỦA THẾ GIỚI LÀ NHỮNG PHẨM TÍNH CỦA PHẬT

Trong giáo lý mật truyền của đạo Phật, bạn tu tập sự thấu hiểu mọi khía cạnh của thân và tâm bạn và vũ trụ như những phẩm tính và trí huệ khác nhau của Phật. Ngay trong những giáo lý phổ thông cũng nhận hiểu mỗi nguyên tử như sự biểu lộ vô tận và vô hạn của những cõi Phật tịnh độ. Bhadracharya-pranidhana nói:

Mong sao tôi chứng ngộ trong mỗi vi trần (nguyên tử)
Sự phô bày hoàn thiện của tất cả cõi tịnh độ trong ba thời.
Cầu mong tôi được đi vào cõi tịnh độ của chư Phật
(Của mỗi nguyên tử) của tất cả mười phương.



HIỂU TÂM

Ngài Chandrakirti (Nguyệt Xứng), một triết gia Trung Quán vĩ đại của đạo Phật ở thế kỷ thứ bảy viết:

Chúng sanh, thoạt tiên chấp vào "ngã" như là "tôi" và
Rồi vào "các pháp" như là "của tôi",
Quay tròn trong chu kỳ của cuộc sống thế gian giống như một bánh xe dẫn nước.

Nhưng làm sao những chúng sanh đau khổ là chúng ta có thể tháo mở sự chấp ngã? Mặc dù chúng ta có khuynh hướng nghĩ về những kinh nghiệm là tích cực hay tiêu cực, đặc tính tốt hay xấu của những hoàn cảnh không quan trọng bằng việc chúng ta thấy và sử dụng chúng một cách khéo léo như thế nào. Trích dẫn Ngài Longchen Rabjam, Ngài Paltrul Rinpoche hướng dẫn chúng ta trong việc sử dụng những phương tiện thiện xảo để chuyển hóa cuộc sống:

Đôi khi hãy nhìn vào bản chất tự xuất hiện của những hoàn cảnh hài hòa.
Bằng sự thấu hiểu chúng là tự biểu hiện, chúng khởi lên như sự hỗ trợ cho những kinh nghiệm tâm linh.
Đôi khi hãy nhìn vào sự xuất hiện của những hoàn cảnh xấu.
Điều đó rất hiệu quả để xua tan sự bám luyến vào những vọng tưởng.

Đôi khi hãy nhìn vào bạn bè và những vị thầy;
Điều đó cho bạn cảm hứng để rèn luyện bằng việc học được những tính tốt và xấu của họ.
Đôi khi hãy nhìn vào sự phô bày của những điều kỳ diệu của bốn nguyên tố trong không gian.
Điều đó đem lại việc thấu hiểu sự tan biến của những nỗ lực tâm thức vào trong thật tánh của tâm.

Đôi lúc hãy nhìn vào đặc tính của xứ sở, nơi ở và những sở hữu của bạn;
Thấy chúng như ảo ảnh xua tan sự bám luyến của bạn vào những hình tướng như huyễn ấy...
Tóm lại, hãy đánh giá bản chất hoặc tính cách của những hiện tượng xuất hiện trong nhiều khả năng khác nhau;
Điều đó phá tan sự bám luyến bị lừa dối của bạn với chúng như là có thật.

Phần lớn chúng ta thấy sự cô đơn như một cảm xúc tiêu cực, nhưng những thiền giả có kinh nghiệm đã biết rằng cảm nhận đó, trong một tâm thức buông lỏng, có thể giúp chúng ta giải quyết những ý niệm khô cứng và đưa sâu vào thiền định. Ngài Paltrul Rinpoche viết:

Nếu bạn ở một nơi mà cảm giác cô đơn (hoặc buồn bã, thờ ơ hay trống không) xảy đến, sự thể nhập thiền định khởi lên trong chúng ta. Như vị thánh Milarepa nói:
Trong những hang động của những thung lũng trống,
nơi không có người,
Không có thời gian cho cảm giác cô đơn ngưng dứt,
Không có thời gian để tách rời khỏi tâm thức sùng mộ
Với Đạo sư (Guru) và chư Phật của ba thời.

Khi chúng ta bắt đầu hiểu được tâm, chúng ta thấy rằng nó không cần bám vào hạnh phúc, buồn phiền, hay bất cứ hiện tượng nào khác thuộc tâm thức hay bên ngoài. Trong quan điểm đạo Phật, tất cả hiện tượng chỉ là những phản ảnh và định danh của tâm. Ngài Mipham Rinpoche viết:

Vậy, tất cả đều là những trò phô bày huyễn thuật của tâm.
Nếu giải thoát, đó là sự giải thoát của tâm, và nếu bị trói buộc, đó là sự trói buộc của tâm.
Lìa khỏi tâm không có giải thoát cũng không có trói buộc,
Không có hạnh phúc cũng không đau khổ và không có Phật cũng chẳng có chúng sanh.

Ở mức độ cao nhất của hiểu biết, chúng ta tìm thấy an lạc trong sự giải thoát khỏi bám chấp, và những phiền não của chúng ta rơi rụng. Bấy giờ cái vòng quay tròn của những khát khao thế tục sẽ dừng lại. Ngài Shantideva viết:

Khi bạn đã thấu hiểu
Rằng không có người kinh nghiệm những cảm nhận và
Không có cảm nhận,
Làm sao sự khát khao của bạn (là kết quả của cảm nhận) không quay lưng bỏ đi?



PHIỀN NÃO

Chính thái độ nắm giữ của chúng ta gây ra phiền não. Theo kinh điển, sáu phiền não gây rắc rối đau đớn nhất là: vô minh (si), sân, tham, keo kiệt, ganh tỵ và kiêu mạn.

Sự nhẫn nhục nổi bật lên như một đức hạnh mạnh mẽ đặc biệt. Nó là một thái độ của việc hãy để như vậy, không khước từ hoặc bám chấp vào hoàn cảnh hay cảm xúc, mà để cho những xuất hiện khởi lên rồi tan biến. Ngài Shantideva viết:

Không có gì xấu xa bằng thù hận
Và không công đức nào bằng nhẫn nhục.
Bởi thế, bằng những phương tiện khác nhau
Hãy dâng hiến đời bạn cho sự thực hành nhẫn nhục.


Những bài giảng của kinh điển về thái độ đúng thừa nhận sự khó khăn của hầu hết chúng ta đối với phiền não. Kinh điển dạy rằng hãy bắt đầu từ việc dễ dàng. Vì thế, nếu người nào đang ôm ấp sự ganh tỵ rất nặng nề thì việc nhỏ nhất trước tiên là hãy nghĩ đến một người nào đó kém may mắn hơn mình và cầu mong cho người ấy được thịnh vượng. Điều này có thể làm mềm đi thói quen cứng như đá chỉ mong muốn hạnh phúc cho riêng mình và gieo trồng khả năng cảm thấy hạnh phúc vì vận may của những người khác.

Lời dạy như trên thường hết sức thiết thực. Để nới lỏng sự trói buộc của tính ích kỷ, chính đức Phật cũng dạy rằng trước tiên nên cho người khác một cái gì nhỏ nhặt, như rau cải chẳng hạn. Ngài Shantideva viết:

Đạo sư (đức Phật) hướng dẫn người ta,
Vào lúc bắt đầu, nên cho những vật như rau cải.
Đã rèn luyện dần dần, về sau,
Họ sẽ có thể cho ngay cả chính máu thịt của họ.

Đạo Phật tin vào sự tái sanh, và xem sự hào phóng như là việc tạo nghiệp tốt có thể mang vào đời sống tương lai. Ngài Long Thọ nói với chúng ta rằng tài sản mà chúng ta không thể tặng cho hay hưởng thụ thì chỉ là nguồn gốc của đau khổ:

Hưởng thụ tài sản sẽ đem lại hạnh phúc trong đời này.
Bố thí tài sản đem lại hạnh phúc trong đời tương lai.
Tài sản uổng phí do không được hưởng thụ hay không được bố thí
Chỉ đem lại đau khổ và không có hạnh phúc.


Ngài Sakya Pandita, học giả vĩ đại nhất của học phái Sakya thuộc Phật giáo Tây Tạng, tuyên bố:

Sự giàu có tốt nhất là sự bố thí,
Hạnh phúc tốt nhất là hạnh phúc của tâm.


Những phiền não mạnh mẽ như tham dục làm chúng ta mắc bẫy trong đau khổ. Thèm khát và bám chấp dẫn chúng ta ra xa khỏi an bình thực sự của tâm. Để tháo mở những bám vướng của chúng ta, việc tư duy một cách sâu sắc về tính chất thoáng qua của mọi hiện tướng là rất khôn ngoan. Ngài Ngagi Wangpo nói:

Sự giàu có của cuộc sống này giống như mật của những con ong.
Dù chúng gom góp mật, mật lại được hưởng thụ bởi các loài khác.
Sự tụ họp của họ hàng và bạn bè giống như sự gặp gỡ của những khách trọ,
Dù có ở cùng nhau, họ sẽ ra đi trên những con đường riêng lẻ.
Đời sống là vô thường giống như hạt sương trên đầu ngọn cỏ.
Dù chúng ta ở đây, sự biến mất của chúng ta sẽ sớm đến.
Thần chết như những tên mật thám,
Ngày đêm chờ trông cơ hội để bắt ta.


Những hiện tượng của cuộc sống này cũng như người sắp tỉnh khỏi một giấc mộng:

Chúng là tạm thời và thoáng qua, rồi chúng ta sẽ ra đi,
rời bỏ tất cả chúng.
Những nghiệp của luật nhân quả, giống như cái bóng của chúng ta,
Sẽ luôn theo sát bên ta.
Thế nên, người có tâm trí sáng suốt
Đi theo con đường giải thoát ngay từ hôm nay.


Kinh Udanavarga (kinh Xuất diệu) dạy rằng:

Nếu bạn muốn có tất cả hạnh phúc,
Hãy từ bỏ tất cả những tham dục.
Bằng sự từ bỏ tất cả những tham dục,
Bạn sẽ hưởng thụ hạnh phúc tối thượng.

Chừng nào bạn còn bám víu vào những đối tượng tham muốn,
Sẽ không có sự thỏa mãn nào đến với bạn.
Vậy, bất cứ ai, nhờ trí huệ kiềm chế được tham dục,
Sẽ vui thích với sự hài lòng.


Về tất cả những cảm xúc đau khổ, vô minh (si) là yếu tố độc hại chủ yếu. Đắm chìm trong cuộc bon chen của mình, chúng ta khó nhìn thấy được đúng thật về thế gian vô thường và khổ đau này cũng như chứng ngộ thật tánh của chúng ta và sự rỗng rang vĩ đại của mọi hình tướng. Trí huệ nằm trong bất cứ bước tiến nhỏ nhặt nào mà chúng ta đạt được trong việc buông bỏ sự chấp ngã. Ngài Shantideva nói:

Vậy, bất cứ ai muốn làm bình lặng những khổ đau
Nên phát triển trí huệ.


Kinh Dharmapada (Pháp cú) dạy rằng:

Khi bạn chứng ngộ với trí huệ của bạn
Rằng mọi hiện tượng hiện hữu đều vô ngã (vô tự tánh),
Bạn sẽ không bị thương tổn bởi đau khổ.
Đây là con đường hoàn thiện.



    « Xem chương trước «      « Sách này có 20 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.138.35.48 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...