Kính thưa Quý bậc Tôn túc Trưởng thượng.
Kính thưa Chư liệt vị Thiện hữu Tri thức.
Chính thức khởi sự từ cuối tháng 8 năm 2014, cho đến nay, tháng 4 năm 2015, chúng tôi xin vui mừng công bố việc hoàn tất Giai đoạn 1 của việc xây dựng Đại Tạng Kinh Tiếng Việt Online.
Về phần Kinh điển Bắc truyền (dịch từ Hán tạng) hiện đã có
1.307 bản kinh Việt dịch, gồm 4131 quyển kinh, được dịch từ 1004 tên kinh gồm 3542 quyển trong Hán tạng, đã được thu thập và trình bày online cũng như cho phép người dùng tải về tất cả. Trong số này, hiện có 59 quyển kinh đã được đăng kèm Phạn ngữ (dạng La-tinh hóa) và 166 quyển kinh đã được trình bày song song với các bản dịch Anh ngữ.
Về Kinh điển Nam truyền (dịch từ Pali tạng), chúng tôi đã thu thập được hầu như toàn bộ bao gồm Trường bộ, Trung bộ, Tăng chi bộ, Tương ưng bộ và Tiểu bộ, tất cả các kinh này đều có phần âm thanh hóa đi kèm, rất thuận lợi cho người sử dụng.
Toàn bộ các trang kinh đều được thiết kế đầy đủ các chức năng hỗ trợ người dùng như xem kinh, tải kinh về, tra cứu thuật ngữ trong khi xem kinh, xem đối chiếu nguyên bản, xem đối chiếu Anh-Việt, đối chiếu Hán-Việt .v.v... Với cách trình bày hệ thống và kết hợp chức năng tìm kiếm mở rộng, người xem kinh có thể tìm kiếm một bản kinh dựa theo tên kinh, tên người dịch, hoặc thậm chí là tìm kiếm một nội dung có xuất hiện trong kinh.
Chúng tôi xin chân thành tri ân tất cả các dịch giả đã tham gia Việt dịch Kinh điển. Phương danh, tôn hiệu của Quý vị đã cập nhật đến ngày hôm nay xin được đính kèm theo Thông báo này.
-
Nếu quý vị nào có tham gia Việt dịch nhưng chưa thấy nêu tên ở đây, xin vui lòng báo ngay cho chúng tôi biết để cập nhật.
- Nếu quý vị nào thấy các dịch phẩm đã công bố của mình đăng tải không đầy đủ ở đây, xin vui lòng gửi ngay cho chúng tôi để bổ sung.
Kính mời Quý vị sử dụng tất cả những Kinh điển đã được thu thập và trình bày với các chức năng nêu trên
tại đây.
Mặc dù đã tạm hoàn tất việc thu thập trong giai đoạn đầu tiên, chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục bổ sung khi tìm được những bản dịch Kinh văn mới. Chúng tôi khẩn thiết mong mỏi được sự tán trợ và góp sức của tất cả chư vị Tôn túc Trưởng thượng, chư Thiện hữu Tri thức, cũng như toàn thể Phật tử gần xa để công trình sớm được hoàn thiện hơn nữa. Kính mong Quý vị dành thời gian tham gia công việc xây dựng này bằng một trong những phương thức sau đây:
- Quý vị có thể gửi đến cho chúng tôi những bản Việt dịch Kinh điển mà Quý vị hiện có bằng một trong ba hình thức:
- a. Nếu là Kinh điển đã online, chỉ cần gửi cho chúng tôi đường link của quyển kinh.
- b. Nếu là Kinh điển chưa online nhưng có file điện tử, xin gửi file qua email cho chúng tôi.
- c. Nếu là Kinh điển chưa online, chưa có dạng file điện tử mà chỉ có bản in hoặc bản thảo chưa in, xin Quý vị gửi cho chúng tôi một bản in hoặc bản photocopy về địa chỉ bưu điện ghi rõ tại đây hoặc xem ở cuối Tâm thư này.
- Quý vị có thể vào xem kinh và thông báo cho chúng tôi về những sai sót trong việc trình bày để chúng tôi kịp thời sửa chữa.
- Quý vị có thể tham gia việc đọc soát lỗi chính tả trong các văn bản kinh và gửi cho chúng tôi các lỗi được phát hiện để chúng tôi chỉnh sửa. Công việc này sẽ được chúng tôi tiến hành có hệ thống trong thời gian tới, nhưng với một khối lượng Kinh điển quá lớn thì sự tham gia góp sức của Quý vị là vô cùng quý giá.
Kính thưa tất cả Quý vị,
Trong giai đoạn tiếp theo của dự án này, chúng tôi sẽ bắt đầu việc xem xét lại các bản dịch Kinh điển đã thu thập được và có sự điều chỉnh thích hợp đối với những sai sót hoặc nhầm lẫn. Chúng tôi rất mong được sự quan tâm góp sức của chư vị Tôn túc trưởng thượng, quý Phật tử gần xa, để giúp chúng tôi phát hiện những sai sót cần chỉnh sửa.
Đây là một Phật sự lớn lao mà chúng tôi luôn tự biết không thể đủ sức chu toàn, nhưng vì thiết tha mong mỏi đưa Giáo pháp của Đức Thế Tôn đến với tất cả mọi người cũng như truyền lại cho các thế hệ tương lai nên chúng tôi mới dám liều lĩnh đưa vai gánh vác. Nay công trình đã đến lúc cần sự hỗ trợ, góp sức của tất cả mọi người Phật tử, chúng tôi tha thiết kêu gọi và mong đợi sự góp sức tích cực của mỗi người con Phật, để sớm hoàn thiện được một
Đại Tạng Kinh Tiếng Việt Online cho tất cả mọi người.
Nguyện cầu hồng ân Tam Bảo gia hộ cho tất cả quý vị thân tâm thường an lạc.
Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma-ha-tát
Cư sĩ Nguyên Minh Nguyễn Minh Tiến cẩn bạch.
PHƯƠNG DANH - TÔN HIỆU QUÝ DỊCH GIẢ
đã tham gia Việt dịch Kinh điển
(Cập nhật vào tháng 4 năm 2015)
Hiện gồm có 196 cá nhân và 4 tập thể
I. DỊCH TỪ KINH TẠNG PALI (Pali-Việt):
- 1. Thích Minh Châu
- 2. Trần Phương Lan
- 3. Thích Thiện Minh
- 4. Thích Chánh Thân (Bhante Indacanda)
II. DỊCH TỪ HÁN TẠNG (Hán-Việt):
Tập thể:
- 1. Ban Phiên Dịch Pháp Tạng
- 2. Ban phiên dịch Việt ngữ Vạn Phật Thánh Thành
- 3. Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
- 4. Tịnh Thất Liên Hoa
Cá nhân:
- Bùi Đức Huề
- Cao Hữu Đính
- Chân Hiền Tâm
- Chính Trang
- Chơn Tĩnh Tạng
- Chúc Đức
- Chúc Giải
- Đạo Sinh
- Diệu Âm
- Diệu Thảo
- Diệu Tuyền
- Định Huệ
- Đoàn Trung Còn
- Đồng Hội
- Đức Nghiêm
- Đức Như
- Đức Thuận
- Giác Vân
- Giới Niệm
- Hải Triều Âm
- Hạnh Cơ
- Hạnh Huệ
- Hạnh Xuyến
- Huệ Đắc
- Huệ Hạnh
- Huyền Thanh
- Không Trú
- Lê Mạnh Thát
- Lý Hồng Nhựt
- Lý Việt Dũng
- Minh Chánh
- Minh Quý
- Minh Tuệ Dương Thanh Khải
- Ngộ Bổn
- Nguyên Hảo
- Nguyên Hiển
- Nguyên Hồng
- Nguyên Huệ
- Nguyên Lộc
- Nguyễn Minh Tiến
- Nguyên Nhứt
- Nguyên Tánh
- Nguyên Thuận
- Nguyên Trang
- Nguyên Tuấn
- Nhẫn Tế
- Nhất Nghiêm
- Như Chơn
- Như Hòa
- Như Vân
- Phước Thắng
- Quảng An
- Quảng Lượng
- Quảng Minh
- Tâm Minh Lê Đình Thám
- Tâm Nhãn
- Thân An
- Thanh Mai
- Thanh Nhiên
- Thanh Tâm
- Thành Thông
- Thích Bảo An
- Thích Bảo Lạc
- Thích Bửu Hà
- Thích Chân Thường
- Thích Chánh Lạc
- Thích Chính Tiến
- Thích Chúc Hiền
- Thích Chúc Tịnh
- Thích Đắc Pháp
- Thích Đạo Tâm
- Thích Đạt Ma Ngộ Nhất
- Thích Định Viên
- Thích Đỗng Minh
- Thích Đồng Nguyên
- Thích Đồng Tiến
- Thích Đức Niệm
- Thích Đức Thắng
- Thích Duy Lực
- Thích Giác Chính
- Thích Giác Quả
- Thích Giác Viên
- Thích Hằng Đạt
- Thích Hành Trụ
- Thích Hạnh Tuệ
- Thích Hoằng Đạo
- Thích Hồng Nhơn
- Thích Huệ Hưng
- Thích Huyền Dung
- Thích Huyền Tôn
- Thích Huyền Vi
- Thích Khánh Anh
- Thích Lệ Nhã
- Thích Mãn Giác
- Thích Minh Định
- Thích Minh Kiết
- Thích Minh Lễ
- Thích Minh Quang
- Thích Minh Thành
- Thích Nguyên Chơn
- Thích Nguyên Hải
- Thích Nguyên Hùng
- Thích Nguyên Lộc
- Thích Nguyên Nhã
- Thích Nguyên Xuân
- Thích Nhất Chân
- Thích Nhất Hạnh
- Thích Nhật Từ
- Thích Như Điển
- Thích Nhuận Châu
- Thích Nữ Chơn Tịnh
- Thích Nữ Diệu Châu
- Thích Nữ Diệu Thiện
- Thích Nữ Đức Nghiêm
- Thích Nữ Đức Thuần
- Thích Nữ Hạnh Diệu
- Thích Nữ Huệ Thanh
- Thích Nữ Lệ Nhã
- Thích Nữ Nguyên Nhã
- Thích Nữ Như Huyền
- Thích Nữ Như Phúc
- Thích Nữ Như Tuyết
- Thích Nữ Tâm Chánh
- Thích Nữ Tâm Thường
- Thích Nữ Thành Thông
- Thích Nữ Thuần Hạnh
- Thích Nữ Tịnh Hiền
- Thích Nữ Tịnh Nguyên
- Thích Nữ Tịnh Quang
- Thích Nữ Trí Hải
- Thích Nữ Trung Thể
- Thích Nữ Tuệ Quảng
- Thích Nữ Tuệ Thành
- Thích Nữ Viên Thắng
- Thích Pháp Chánh
- Thích Phước Sơn
- Thích Quảng An
- Thích Quảng Độ
- Thích Quảng Năng
- Thích Quảng Trí
- Thích Tâm Châu
- Thích Tâm Hạnh
- Thích Tâm Khanh
- Thích Tâm Nhãn
- Thích Tâm Tịnh
- Thích Thái Hòa
- Thích Thanh Kiểm
- Thích Thanh Từ
- Thích Thiên Ân
- Thích Thiện Chơn
- Thích Thiện Giới
- Thích Thiện Huệ
- Thích Thiện Long
- Thích Thiện Phước
- Thích Thiện Siêu
- Thích Thiền Tâm
- Thích Thiện Thông
- Thích Thiện Trí
- Thích Thọ Phước
- Thích Tịnh Lạc
- Thích Tịnh Nghiêm
- Thích Tịnh Thanh
- Thích Trí Đức
- Thích Trí Hải
- Thích Trí Nghiêm
- Thích Trí Quang
- Thích Trí Thông
- Thích Trí Thủ
- Thích Trí Tịnh
- Thích Trung Quán
- Thích Từ Chiếu
- Thích Tuệ Đăng
- Thích Tuệ Sỹ
- Thích Tuệ Thông
- Thích Vạn Thiện
- Thích Viên Đức
- Thích Viên Giác
- Thích Viên Lý
- Thiện Nhựt
- Thiện Thuận
- Tịnh Hiền
- Tịnh Sĩ
- Trần Văn Nghĩa
- Trúc Thiên
- Trung Thể
- Tuệ Khai
- Tuệ Nhuận
- Tuệ Uyển
- Vạn Ngộ
- Viên Châu
- Vọng Chi
- Vương Gia Hớn
Nếu phát hiện có sai sót trong bản phương danh này, mong quý độc giả thông báo ngay để chúng tôi kịp thời bổ sung.