Người ta có hai cách để học hỏi. Một là đọc sách và hai là gần gũi với những người khôn ngoan hơn mình. (A man only learns in two ways, one by reading, and the other by association with smarter people.)Will Rogers
Cơ học lượng tử cho biết rằng không một đối tượng quan sát nào không chịu ảnh hưởng bởi người quan sát. Từ góc độ khoa học, điều này hàm chứa một tri kiến lớn lao và có tác động mạnh mẽ. Nó có nghĩa là mỗi người luôn nhận thức một chân lý khác biệt, bởi mỗi người tự tạo ra những gì họ nhận thức. (Quantum physics tells us that nothing that is observed is unaffected by the observer. That statement, from science, holds an enormous and powerful insight. It means that everyone sees a different truth, because everyone is creating what they see.)Neale Donald Walsch
Hãy sống như thể bạn chỉ còn một ngày để sống và học hỏi như thể bạn sẽ không bao giờ chết. (Live as if you were to die tomorrow. Learn as if you were to live forever. )Mahatma Gandhi
Mất tiền không đáng gọi là mất; mất danh dự là mất một phần đời; chỉ có mất niềm tin là mất hết tất cả.Ngạn ngữ Nga
Hãy làm một người biết chăm sóc tốt hạt giống yêu thương trong tâm hồn mình, và những hoa trái của lòng yêu thương sẽ mang lại cho bạn vô vàn niềm vui và hạnh phúc.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Có những người không nói ra phù hợp với những gì họ nghĩ và không làm theo như những gì họ nói. Vì thế, họ khiến cho người khác phải nói những lời không nên nói và phải làm những điều không nên làm với họ. (There are people who don't say according to what they thought and don't do according to what they say. Beccause of that, they make others have to say what should not be said and do what should not be done to them.)Rộng Mở Tâm Hồn
Để chế ngự bản thân, ta sử dụng khối óc; để chế ngự người khác, hãy sử dụng trái tim. (To handle yourself, use your head; to handle others, use your heart. )Donald A. Laird
Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss
Điều khác biệt giữa sự ngu ngốc và thiên tài là: thiên tài vẫn luôn có giới hạn còn sự ngu ngốc thì không. (The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.)Albert Einstein

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Kho tàng các giáo huấn siêu việt »» CHƯƠNG 7: BARDO PHÁP TÁNH – PHẦN 1 »»

Kho tàng các giáo huấn siêu việt
»» CHƯƠNG 7: BARDO PHÁP TÁNH – PHẦN 1

Donate

(Lượt xem: 5.930)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Kho tàng các giáo huấn siêu việt - CHƯƠNG 7: BARDO PHÁP TÁNH – PHẦN 1

Font chữ:

Tối nay chúng ta sẽ thảo luận về Bardo Pháp tánh, sự tự giải thoát nhờ cái thấy. Sự giải thoát này tương tự như một đứa trẻ đang nghỉ ngơi trong lòng mẹ. Các giáo lý về Bardo Pháp tánh đặc biệt liên quan tới sự phô diễn giác tánh nội tại của ta. Bản văn gốc nói: “Giờ đây, khi Bardo Pháp tánh hé mở đối với tôi, tôi sẽ từ bỏ tất cả các niệm tưởng sợ hãi và kinh khiếp. Tôi sẽ nhận ra bất kỳ điều gì xuất hiện như sự phóng chiếu của riêng tôi và nhận biết nó là một thị kiến của bardo. Giờ đây tôi đã đi tới thời điểm quan trọng này, tôi sẽ không sợ hãi những bậc từ hòa và phẫn nộ là những phóng chiếu của chính tôi.”

Thực ra, trước khi thảo luận về Bardo Pháp tánh, tôi muốn bàn thêm về sự chuyển di tâm thức, sự thực hành việc đưa tâm thức đi lên và ra ngoài kinh mạch trung ương.

Trong truyền thống Longsal Nyingpo, ta quán tưởng chính mình là Đức Avalokiteshvara (Quán Thế Âm), trong trung tâm của ta là kinh mạch trung ương thẳng như một thân tre. Ta quán tưởng sinh khí và tâm mình là một trái cầu, kích thước bằng một quả trứng gà so (quả trứng đầu tiên của một con gà mái), ở trong kinh mạch trung ương, khoảng nơi trái tim. Ta quán tưởng Đức A-di-đà ở trên đỉnh đầu và tưởng tượng rằng tâm thức mình là một bindu ánh sáng. Bindu này nổi lên và rung động, được phóng lên và ra ngoài kinh mạch trung ương giống như một ngôi sao băng, hợp nhất với tâm Đức A-di-đà và trở nên không thể phân ly với Đức A-di-đà.

Có nhiều truyền thống về phowa. Trong phương pháp khác ta sẽ quán tưởng bản thân mình là Vajravarahi, duy trì sự tỉnh giác về ba kinh mạch, là kinh mạch trung ương và các kinh mạch trái và phải. Đức Phật Vajradhara sẽ được quán tưởng ngay trên đỉnh đầu ta và tâm thức được phóng lên qua kinh mạch trung ương đi vào tim Đức Vajradhara.

Trong truyền thống Nyingthig, ta quán tưởng chính mình là Vajrayogini, kinh mạch trung ương thẳng đứng như thân tre và tâm thức được bắn vọt lên ra ngoài với âm thanh PHAT.

Trong một terma (kho tàng giáo lý được chôn giấu) mà tôi đã khám phá, ta quán tưởng mình là dakini Yeshe Tsogyal. Guru Dewachenpo, tức Padma-sambhava trong biểu lộ của đại lạc, được quán tưởng trên đỉnh đầu ta và được vây quanh bởi một đoàn tùy tùng gồm các Đạo sư dòng truyền thừa. Sau khi dâng một bài khẩn nguyện đặc biệt, tâm thức, một bindu của năng lực ánh sáng, được phóng lên qua kinh mạch trung ương, ra ngoài đỉnh đầu. Ở đó, nó hợp nhất với tâm của Guru Đại Lạc.

Theo truyền thống về sáu bardo, ta quán tưởng thân mình như một thân ánh sáng gồm có năm màu cầu vồng, với kinh mạch trung ương và hai kinh mạch phụ ở hai bên. Ta quán tưởng tâm mình là một bindu ánh sáng ở trong kinh mạch trung ương. Khi ta tụng âm PHAT, tâm thức được phóng lên và ra ngoài, đi vào tim Đức A-di-đà, và ở đó nó tan ra. Đây là sự thực hành phowa với ba nhận thức.

Nếu các bạn có thể thành tựu kỹ thuật phowa tối cao, nhận ra giác tánh nội tại trống không vào lúc chết, niêm phong giây phút đó với cái thấy của Đại viên mãn, thì các bạn sẽ được giải thoát trong Pháp thân. Nếu các bạn đã từng là một hành giả mahayoga thuộc giai đoạn phát triển thì vào lúc chết các bạn sẽ quán tưởng chính mình là vị Bổn tôn mà các bạn đã liên hệ, chẳng hạn như Vajrakilaya, Yamantaka v.v... và duy trì sự tỉnh giác về chủng tự trong trung tâm tim của các bạn với các chữ thần chú xoay tròn. Các bạn sẽ kinh nghiệm giây phút chết theo cách đó và đạt được giải thoát như một Báo thân Phật.

Nhiều người trong các bạn cần nương cậy vào phowa với ba nhận thức vào lúc chết. Ba nhận thức này là: nhận thức kinh mạch trung ương như con đường; tâm thức hành giả như kẻ du hành trên con đường; và Dewachen, hay cõi Cực Lạc, như đích đến. Trọng tâm của thực hành này là đưa tâm thức ta đi lên và ra ngoài kinh mạch trung ương, khiến nó hợp nhất với tâm Đức A-di-đà. Nếu các bạn không thể quán tưởng điều đó một cách rõ ràng, các bạn cần tưởng tượng rằng tâm các bạn không phân cách với tâm Đức A-di-đà. Phowa với ba nhận thức là cực kỳ mạnh mẽ và đem lại các sự ban phước to lớn.

Bây giờ, các thực hành liên kết với Bardo Đời Này và Bardo Thiền định chuẩn bị cho ta kinh nghiệm về sự xuất hiện của Pháp tánh là phô diễn sự thuần tịnh nguyên thủy. Trạng thái thuần tịnh nguyên thủy được thể nhập qua con đường trekchod – “sự cắt đứt để đi vào sự thuần tịnh nguyên thủy”. Một khi các bạn chứng ngộ cái thấy nhờ trekchod thì các bạn có thể thể nhập rigpa như con đường togal – “sự vượt qua với sự hiện diện tự nhiên”. Theo cách này, các bạn có thể đạt được giải thoát trong đời vào lúc chết, hay khi tịnh quang mẹ ló rạng và được nhận ra. Các bạn cũng có thể đạt được giải thoát khi sự phô diễn của các Bổn tôn từ hòa và phẫn nộ xuất hiện và được nhận ra như sự phô diễn giác tánh của chính mình. Một nền tảng vững chắc của sự thực hành trong đời này cho phép các bạn tự quen thuộc với các kỹ thuật này. Không có nó, sự giải thoát sẽ không xảy ra. Nhưng chỉ riêng việc quen thuộc với thực hành togal cũng sẽ bảo đảm việc nhận ra bản tánh sự phô diễn các Bổn tôn từ hòa và phẫn nộ, và các bạn sẽ không còn tái sinh trong vòng sinh tử nữa. Đây là một thực hành sâu xa, gieo trồng các hạt giống giải thoát rất sâu xa trong tâm thức các bạn.

Giáo lý về Bardo Pháp tánh có bốn phần. Phần thứ nhất là để cho ba cửa (thân, ngữ, tâm) nghỉ ngơi trong sự hòa hợp của chính chúng, để mặc chúng êm dịu như một dòng sông trong sự hòa điệu của riêng chúng. Phần thứ hai sử dụng các giáo huấn tinh yếu của Đạo sư, là nghỉ ngơi trong bản tánh của các sự vật; cách thức chúng thật sự an trú. Phần thứ ba là nghỉ ngơi tự nhiên; để thành tựu điều này, có bốn loại thiền định an lập (placement meditation), trong đó người ta thiền định một cách tự nhiên về sự cắt đứt để đạt được sự thuần tịnh nguyên thủy. Phần thứ tư là thâm nhập vào bản tánh của tâm bằng cách vượt qua với sự hiện diện tự nhiên – sự hiện diện tự nhiên của ying, thigle và rigpa. Như thế, ta đạt được thân cầu vồng Pháp thân.

Các vấn đề then chốt của ba cửa: thân, ngữ và tâm là thiết yếu trong việc giữ gìn cho sự thực hành được hoàn toàn thanh tịnh. Đối với thân, ta có ba tư thế căn bản trong togal, tương ứng với ba thân, giống như tư thế của một hiền nhân. Thứ hai là tư thế Báo thân, giống như tư thế của một con voi đang ngủ. Thứ ba là tư thế Pháp thân, giống như tư thế của một sư tử tuyết ngồi thẳng đứng trên cặp đùi của nó.

Trong thực hành Troma, tư thế Báo thân là tư thế bảy điểm của Đức Phật Tỳ Lô Giá Na. Ba tư thế của thân có sự khác biệt theo các truyền thống khác nhau. Tư thế Pháp thân sư tử tuyết thật tuyệt hảo. Có nhiều trích dẫn về tầm quan trọng của các sự gia hộ chỉ có được từ các tư thế. Các trích dẫn này có thể được tìm thấy trong các bản văn như Dra Thal Gyur, Mười Bảy Tantra và Mutig Trengwa, hay Chuỗi Ngọc. Sự giảng dạy về các tư thế mà tôi đưa ra ở đây phù hợp với terma của ngài Karma Lingpa. Theo truyền thống, các giáo lý togal được ban cho bảy đệ tử mỗi lần và sự thực hành được thực hiện một cách lý tưởng khi bầu trời trong trẻo và lặng gió. Thực hành này phải được thực hiện ở một nơi cô tịch.

Trong tư thế Pháp thân sư tử tuyết, các bạn đặt hai bàn chân cạnh nhau. Nắm bàn tay lại thành kim cương quyền và đặt ở phía trước chân mình, vươn thân trên lên thật thẳng. Đầu hơi cúi xuống. Khi thân thẳng thắn, các kinh mạch thẳng và tâm thức trong sáng, điềm tĩnh và thoát khỏi các vật chướng ngại trong các kinh mạch năng lực. Sau đó, bằng nhãn quan, cái nhìn của các bạn được giữ theo cách sẽ được mô tả sau. Ngay bây giờ chúng ta sẽ tập trung vào các tư thế.

Tư thế thứ hai là tư thế Báo thân của một con voi đang ngủ. Trong tư thế này, các bạn cúi mình xuống trên đầu gối, hai khuỷu tay trên mặt đất và cằm nằm trong lòng hai bàn ta. Đầu các bạn hơi nâng lên.

Tư thế thứ ba là tư thế Hóa thân của một hiền giả. Trong tư thế này, các bạn ngồi với đôi bàn chân trên mặt đất và đầu gối hướng lên. Các khuỷu tay chạm vào đầu gối, chân đặt cạnh nhau và hai tay được xếp chéo lại, tay phải trên tay trái với các ngón tay chạm vai. Xương sống cần thật thẳng.

Đây là ba tư thế của thực hành togal giúp cho bản tánh trí tuệ nguyên thủy bẩm sinh được nhận thức một cách trực tiếp. Nhờ các tư thế này mà bản tánh trí tuệ bẩm sinh của ta hiển lộ tự nhiên. Vấn đề then chốt của thân là giữ lấy một trong những tư thế. Hãy để nó tự nhiên.

Vấn đề then chốt của ngữ có ba điểm: thứ nhất là giảm thiểu sự trò chuyện, thứ hai là giữ chánh niệm trong ngôn ngữ và thứ ba là hoàn toàn loại trừ ngôn ngữ theo cách tiệm tiến. Vấn đề căn bản ở đây là ngôn ngữ không bao giờ chấm dứt, vì thế hãy cắt đứt lời nói không cần thiết. Trong khi thiền định đừng nói năng bất cứ điều gì.

Vấn đề then chốt của tâm là thể nhập giác tánh thuần tịnh, duy trì sự trong sáng, không phóng tâm và với mức độ tập trung nào đó. Đừng đi vào những ý niệm. Chỉ mặc cho tâm ngơi nghỉ.

Vấn đề then chốt để giữ gìn sự tỉnh giác của ba cửa là an trụ trong tri giác trực tiếp. Ở đây ta đang đi vào sự tự tỉnh giác về bản tánh của nó như ba thân. Sự phô diễn bẩm sinh của giác tánh là cái thấy về thigle (bindu), các phần tử xuất hiện một cách khách quan trong không gian trước mặt.

Sau đó chúng ta có vấn đề then chốt để thực hành. Lối vào ban đầu đối với sự thực hành là nhờ nhãn quan và cách nhìn thích hợp. Ta nên cố gắng giữ con mắt thật yên. Trước tiên, có cách nhìn của Pháp thân là nhìn lên không gian với một tiêu điểm thật yên tĩnh. Việc duy trì cái nhìn pháp thân này tự động cắt đứt tri giác mê lầm. Thứ hai là cách nhìn báo thân, là nhìn thẳng vào không gian trước mặt. Cách nhìn này đem lại tri giác thuần tịnh về trí tuệ nguyên thủy. Thứ ba là cách nhìn hóa thân, là nhìn hướng xuống, cho ta khả năng kiểm soát sinh khí và tâm vi tế. Đây là ba cách nhìn trong khi thực hành togal.

Có hai đối tượng bên ngoài mà ta tập trung vào bằng cái nhìn: phạm vi bên ngoài và phạm vi bên trong. Phạm vi bên ngoài là không gian không vướng bận bởi bất kỳ chướng ngại nào, như những đám mây hay các vật thể được tạo dựng. Phạm vi bên trong là ánh sáng chói. Một lần nữa, phạm vi bên ngoài là không gian không có chút dấu vết hay sai sót nào và phạm vi bên trong là ánh sáng thuần tịnh, chính là giác tánh bẩm sinh. Hai phạm vi này được hợp nhất nhờ sự thực hành. Ta dùng các đối tượng bên ngoài như mặt trời, mặt trăng hay một ngọn nến khi thực hành.

Cuối cùng, ta phải kiểm soát sinh khí. Phải biết cách nín khí (hơi), cách thở ra, và cách kiểm soát hơi thở bình thường trong ba giai đoạn này. Giáo lý này phù hợp với Bardo Pháp tánh, vì nếu thành tựu thì khi sự phô diễn của các Bổn tôn từ hòa và phẫn nộ xuất hiện ta sẽ không sợ hãi.

Bây giờ, tôi muốn quay trở lại việc thảo luận về các dấu hiệu của cái chết. Các dấu hiệu của cái chết rất cần được nhận ra khi cái chết đang nhanh chóng đến gần. Là chúng sinh trong sáu cõi, chúng ta không thể tránh khỏi việc gặp gỡ cái chết. Cái chết xảy đến bởi một trong hai lý do: sự cạn kiệt của nghiệp hay sự tấn công của các điều kiện, tình huống hay trở lực bất ngờ. Khi cái chết xảy đến do nghiệp và sinh lực cạn kiệt, nếu là một tình huống may mắn thì ta có thể chết từ từ trên giường, có bạn hữu và những thành viên trong gia đình vây quanh. Tình huống này không ít thì nhiều có thể thoải mái hơn, và các giai đoạn của cái chết sẽ trở nên rõ ràng trong một trật tự tiệm tiến liên tiếp. Một cái chết bất ngờ thì không nhất thiết là do sự cạn kiệt của nghiệp. Đúng hơn, nó phải diễn ra với sự tấn công của một trở lực lấy đi mạng sống, như một tai nạn xe hơi hay một xáo trộn về các đại khi bị sét đánh... Khi ấy, không có các giai đoạn tan rã, nhưng thật đột ngột ta có kinh nghiệm về trạng thái không ý thức, là giai đoạn sau cùng của ba giai đoạn tan rã: sự xuất hiện của màu trắng, sự xuất hiện của màu đỏ và sự thoáng ngất tối sầm đột ngột vào lúc chết.

Trong trường hợp của cái chết thình lình, ba giai đoạn đó vẫn xảy ra nhưng chúng không được nhận ra. Kinh nghiệm sẽ rất thô lậu và nặng nề, và ta sẽ lập tức rơi vào trạng thái thoáng ngất, không hiểu biết chút gì về điều xảy ra và sau đó tỉnh lại trong trạng thái trung ấm. Cách thức chết này thật khó khăn bởi nỗi đau và vô minh to lớn mà nó đem lại. Khi các giai đoạn tan rã không rõ ràng thì còn khủng khiếp và sợ hãi hơn nữa trong bardo. Tốt hơn là ta có cơ hội để chết chậm rãi, trải qua một thời gian ở nơi mà ta có sự tỉnh giác nào đó về các giai đoạn tan rã. Nếu các bạn gặp cái chết bất thần thì cho dù các bạn là một hành giả tu tập Pháp, các bạn cũng sẽ không có thì giờ để chuẩn bị bằng cách cử hành các bài khẩn nguyện và các thực hành khác mà có thể các bạn đã tu tập suốt đời mình. Các bạn sẽ không được tự do để tự quán tưởng mình là một Bổn tôn, bởi các bạn sẽ bị tóm lấy vào giây phút chết đó. Đây là lý do khác của việc tại sao điều quan trọng là các hành giả Dzogchen phải duy trì sự tỉnh giác về giác tánh nội tại và an trụ trong cái thấy (kiến) ở mọi lúc.

Nếu bản thân các bạn quen thuộc với pháp phowa trong đời, quen thuộc việc quán tưởng tâm các bạn như một quả cầu ánh sáng trí tuệ được phóng thẳng lên kinh mạch trung ương như một ngôi sao băng và thoát ra đỉnh đầu đi vào cõi thuần tịnh hay trái tim Đức Phật, nếu các bạn đã từng phát triển một thói quen mạnh mẽ là đưa tâm thức mình đi lên và ra ngoài, và lặp đi lặp lại điều này, thì có thể ngay cả trong trường hợp một cái chết bất ngờ, đây sẽ là nơi mà tâm thức có thể xuất ra khỏi thân thể. Một hành giả Dzogchen cần luôn luôn duy trì sự tỉnh giác vào mọi lúc. Đây là một vấn đề hết sức quan trọng. Nếu các bạn may mắn, các bạn sẽ không chết bất ngờ trong đời này và sẽ có cơ hội để chết trên giường, với thuốc thang hảo hạng, có các bác sĩ, y tá và những người thân yêu xung quanh. Các bạn sẽ có tự do để thực hiện sự thực hành của mình. Và theo cách này, các bạn sẽ có cơ hội để quán tưởng các giai đoạn của sự tan rã.

Mặt khác, tôi xin nói cho các bạn rõ là ngay cả việc quán tưởng các giai đoạn này cũng là điều cực kỳ khó khăn. Vào lúc chết, nếu các bạn không có sự tỉnh giác hay căn bản của sự thực hành, thì trong trường hợp một cái chết bất ngờ, các bạn sẽ chỉ rơi vào một trạng thái mất ý thức còn nặng nề hơn bất kỳ giấc ngủ sâu nào mà các bạn từng kinh nghiệm. Khó mà đảo ngược lại được, cho dù các bạn đang chết từ từ. Nếu các bạn không tỉnh giác về sự tan rã, các bạn sẽ bị đánh bại bởi sự hôn trầm nặng nề của tiến trình hấp hối. Sẽ là một sự tràn ngập khủng khiếp khi ba giai đoạn xảy ra. Các bạn sẽ không được tự do để kiểm soát nó trừ khi các bạn có thói quen về Pháp rất mạnh mẽ. Làm điều gì đó trong lúc này thì cực kỳ khó khăn. Nó không giống như bất kỳ giây phút nào khác. Tâm thức ta bị tràn ngập. Dù ta chết bởi sự cạn kiệt của nghiệp hay bởi một điều kiện (duyên) bất ngờ, thì trong ý nghĩa nào đó chúng cũng giống nhau ít nhiều. Các bạn phải tu tập và chuẩn bị cho bất cứ điều gì.

Sự cạn kiệt của nghiệp cũng có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào. Các bạn có thể chết khi các bạn còn trẻ hay khi già. Có thể vào bất cứ lúc nào. Khi Thần Chết đến thăm các bạn, chào hỏi, và đưa các bạn sang trạng thái tái sinh kế tiếp, các bạn sẽ kinh nghiệm kết quả của những nguyên nhân mà bạn đã tích tập trong đời này. Thời gian các bạn dâng hiến cho sự thực hành Pháp sẽ là kho công đức bạn mang theo mình. Công đức này sẽ kéo dài bao lâu mà năng lực của nó tồn tại, nó được đặt nền trên sức mạnh sự tích tập của nó. Đó là những gì sẽ thúc đẩy các bạn đi vào trạng thái tái sinh kế tiếp, dù là tái sinh như một vị trời, người hay bất kỳ loại thân tướng nào. Rõ ràng là các bạn phải nhận thức rằng karma (nghiệp) là thật có. Được đặt nền trên định luật nhân quả, kết quả của sự thực hành Pháp là đức hạnh và hạnh phúc.

Có nhiều người trong căn phòng này tối nay, và mọi người trông rất khác biệt nhau. Ai nấy đều có vẻ khác nhau. Mọi người có những thái độ khác nhau, hiểu biết các giáo lý bằng những cách khác nhau, có một đời sống gia đình khác nhau, mức độ giàu có khác nhau và v.v… Căn nguyên của mọi sự này là nghiệp. Thọ mạng mà các bạn sẽ trải qua, dù dài hay ngắn, đều hoàn toàn do nghiệp của bạn, và chỉ có nghiệp của các bạn là sẽ quyết định bạn sống thọ bao lâu và sẽ có bao nhiêu thời gian để chuẩn bị cho giây phút quan trọng đó.

Ở Tây Tạng, hầu hết mọi người chết vì ăn uống không thích hợp. Tôi không biết tại quốc gia này đa số các bạn chết ra sao, nhưng đó là nguyên nhân cái chết của phần lớn người Tây Tạng. Dù bất kỳ tình huống nào, điều đầu tiên sẽ xảy ra cho người hấp hối là họ sẽ không nghe rõ ràng các lời nói. Mọi âm thanh sẽ trở nên mơ hồ, và khi thời gian qua đi người hấp hối sẽ không hiểu được điều gì diễn ra quanh họ. Đây là sự bắt đầu của tiến trình chết. Sau đó thịt tan vào địa đại. Các chất lỏng tan vào thủy đại. Rồi hơi ấm trong thân tan vào hỏa đại. Khi tâm thức tan vào không gian (không đại), đó chính là giây phút các kinh nghiệm về “con đường trắng”, “con đường đỏ”, và “con đường đen” xảy ra.

Như thế, đi ngược lại tiến trình, thịt, xương và mỡ của chúng ta, tất cả những thứ ấy bắt nguồn từ địa đại, tan trở lại vào địa đại. Khi các chất lỏng tan trở lại vào nước, chúng chảy ra ngoài thân thể mà không kiểm soát được. Hơi ấm của thân thể tan vào hỏa đại. Hơi thở tan vào gió và gió ở-khắp lưu hành trong thân thể ta tan vào gió của chất tinh túy đời sống. Vào lúc này, hơi thở bên ngoài chấm dứt. Điều này xảy ra trước sự ngưng dứt của hơi thở bên trong. Vào lúc đó, 84.000 loại mê lầm chấm dứt. Sau đó, các loại gió (khí) khác tan rã. Có năm loại gió (khí) chính. Gió ở-khắp tan thành gió của đời sống. Sau đó là sự tan rã của gió tràn lên, gió dồn xuống, và các gió hơi ấm và hấp thu. Tất cả đều tan rã. Khi những gió này tan rã, ta không còn bất kỳ kinh nghiệm cảm xúc nào nữa.

Tiến trình tan rã xảy ra cho tất cả chúng sinh trong vòng sinh tử, nhưng khi họ không nhận ra tiến trình và không có sự tỉnh giác, họ lại tiếp tục tái sinh và cứ lặp đi lặp lại như thế. Trong sự tái sinh đó; họ tích tập thêm nghiệp tiêu cực và nhân tái sinh khác. Chúng sinh bị mắc bẫy trong vòng tái sinh bất tận này, được đặt nền tảng trên nghiệp tiêu cực. Điều cực kỳ quan trọng là phải có sự tỉnh giác nào đó về tiến trình này để các bạn có thể duy trì tỉnh thức trong đó và đạt được giải thoát nhờ sự tỉnh giác đó.

Hạt giống (chủng tử) mà ta nhận từ người cha lúc thụ thai sẽ từ đỉnh đầu đi xuống kinh mạch trung ương. Lúc đó, ba mươi ba ý niệm được đặt nền trên sự sân hận bị ngưng lại và có kinh nghiệm về tia sáng trắng, nơi đó mọi sự trở nên trắng như một vầng trăng tròn xuất hiện trong không gian. Khi điều này xảy ra, ta sẽ không tỉnh lại từ tiến trình hấp hối. Vào giai đoạn này, không thể thay đổi gì được nữa. Rồi hạt giống đỏ được nhận từ người mẹ lúc thụ thai đi lên kinh mạch trung ương tới tim. Điều này được kinh nghiệm như một tia sáng đỏ, giống như một mặt trời sáng chói, và vào lúc đó bốn mươi ý niệm được đặt nền trên sự tham muốn bị ngưng lại.

Khi hai hạt giống này được hợp nhất ở trung tâm tim, ta kinh nghiệm sự thoáng ngất tối đen của giây phút chết. Khi hạt giống trắng rơi từ đỉnh đầu xuống trái tim thì cũng có một kinh nghiệm về hỉ lạc đang tràn ngập và không giống bất kỳ hiện tượng nào xảy ra trong các trạng thái tỉnh giác khác. Ta hoàn toàn bị kiệt quệ bởi kinh nghiệm hỉ lạc này. Khi hạt giống đỏ đi lên trái tim, lúc tia sáng đỏ xảy ra, ta có kinh nghiệm về sự trong sáng tương ứng với sự tham muốn. Khi hai hạt giống hợp nhất trong tim, sự thoáng ngất đen tối xảy ra, ta có một kinh nghiệm mãnh liệt về bóng tối dày đặc. Vào lúc đó, các ý niệm được liên kết với sự mê lầm bị ngưng lại và ta chết.

Kinh nghiệm hỉ lạc xảy ra tương tự như sự hỉ lạc được kinh nghiệm trong hoạt động tính dục. Khi tâm thức được thụ thai trong tử cung của mẹ, trong hành vi tính dục của cha mẹ, do khuynh hướng nghiệp nó đi vào miệng người cha, đi xuống và qua cơ quan của cha để đi vào cơ quan của mẹ, tan hòa trong hạt giống (trứng) của mẹ và sự thụ thai xảy ra. Tâm thức kinh nghiệm hỉ lạc vào lúc thụ thai. Đây cũng là loại hỉ lạc được kinh nghiệm bởi người hấp hối khi hạt giống trắng rơi xuống tim. Nó được gọi là kinh nghiệm ban đầu đồng-xuất hiện về hỉ lạc, chỉ lặp lại chính nó vào lúc chết. Đối với một hành giả Mật thừa đã quen thuộc với các thực hành tương ứng với quán đảnh thứ ba, sự thực hành anu yoga quét sạch các khuynh hướng vi tế bị kinh nghiệm hỉ lạc này hấp dẫn. Một hành giả Dzogchen có phẩm chất thực hành với một phối ngẫu có thể tạo nên kinh nghiệm hỉ lạc này để thấu suốt bản tánh của nó và tịnh hóa các khuynh hướng trong một chiều hướng bình thường. Điều này được thành tựu qua sự thực hành được gọi là thực hành Không-Lạc của bốn niềm vui. Sự thực hành này thiết lập các tình huống nhờ đó ta có thể tẩy bỏ các thói quen của hỉ lạc bình thường. Đây là năng lực của sự thiền định thuộc giai đoạn thành tựu.

Khoảng thời gian khi tâm thức kinh nghiệm sự thoáng ngất thường kéo dài khoảng ba ngày, mặc dù trong trường hợp của một hành giả nó có thể kéo dài bảy ngày hay hơn nữa. Một khi trạng thái này chấm dứt, người hấp hối kinh nghiệm sự ló rạng của ánh sáng căn bản xuất hiện như con đường đi tới giải thoát. Nếu họ đã là một hành giả Dzogchen và đã thiền định về giác tánh nội tại trống không, thì thậm chí chỉ ba phút của sự thiền định đó cũng được nhân đôi lên vào lúc này trong bardo. Nó cho ta một cơ hội tốt hơn để đạt được giải thoát khi tịnh quang mẹ xuất hiện và được nhận ra. Việc nhận ra tịnh quang thật là huy hoàng, vì toàn bộ nền tảng của trái đất, tất cả các hiện tượng, chuyển hóa thành ánh sáng xanh dương tinh tế chói lọi và ta nhận thức được mình là thành phần của sự phô diễn vĩ đại này của ánh sáng xanh dương, là một cái gì hoàn toàn thanh tịnh, nguyên sơ và tinh khiết. Nó là một màu xanh dương đầy khí lực tỏa khắp mọi phương diện của các hiện tượng. Nhận ra kinh nghiệm này nhờ sự thiền định của ta về giác tánh nội tại trống không có nghĩa là ta sẽ nhận ra được tịnh quang mẹ và đi lên mười cấp bậc cùng năm con đường đạt tới giải thoát trong Báo thân, sự đánh thức Pháp thân.

Việc quen thuộc và bắt gặp tịnh quang mẹ này khi nó ló rạng là điều quan trọng duy nhất mà các bạn có thể học hay thực sự thực hành trong đời. Điều quan trọng là mỗi người trong các bạn cần thấu suốt và trở nên quen thuộc với các giai đoạn tan rã và hiểu rõ rằng cái tiếp theo sau đó là sự ló rạng của ánh sáng căn bản. Nếu điều này được nhận ra, đó là cơ hội của các bạn để đạt được giác ngộ. Nếu các bạn biết cách thành tựu nơi an nghỉ bất biến này, thì đây là yếu tố tách lìa vô minh ra khỏi sự giải thoát. Đây là ranh giới mà các bạn vượt qua từ sinh tử tới Niết-bàn. Đây là sự chứng ngộ sự thuần tịnh nguyên thủy. Tôi không thể không nhấn mạnh tầm quan trọng của điều này. Mọi sự tu tập của các bạn, mọi việc các bạn làm trên con đường tâm linh là để chuẩn bị cho giây phút đó. Nó là một giây phút tự nhiên. Các bạn phải biết cách gặp gỡ nó để đạt được giải thoát. Sau giây phút đó, các hiện thân và phân tử của ánh sáng xuất hiện và nhờ năng lực thực hành trekchod và togal các bạn sẽ có một cơ hội để đạt được giải thoát. Bằng năng lực của thực hành trekchod và togal, các bạn có thể đạt được giải thoát vào giây phút ánh sáng căn bản ló rạng, nhờ sự nhận ra giác tánh nội tại trống không.

Không gì tốt đẹp hơn điều này! Cái gì có thể tốt hơn? Giả sử các hạn học với một trăm Đạo sư, các bạn chẳng bao giờ có thể gặp được giáo lý nào cao hơn giáo lý này. Không gì cao hơn Dzogchen. Tại sao lại còn lo thực hành giáo lý nào khác? Nếu bạn cho rằng còn có gì tốt đẹp hơn giáo pháp này thì có lẽ tốt hơn là bạn nên đâm đầu xuống biển!

Trước khi chết, các bạn cần thấu suốt rằng bản tánh của mọi hình tướng là sự phô diễn của rigpa, giác tánh nội tại trống không. Các bạn cần duy trì cái thấy Dzogchen để không lạc mất chỗ của mình, không bỏ lỡ cơ hội thành tựu nơi an trú bất biến này. Các bạn nên biết rằng, ngoài nền tảng giác tánh nội tại và sự phô diễn của nó, mọi sự đều là vô minh. Tịnh quang nền tảng, ánh sáng căn bản, là sự xuất hiện xanh dương tỏa khắp của không gian, thì không có các giới hạn và biên cương dù thế nào đi nữa. Ngay cả thân thể bạn cũng không là gì khác hơn không gian. Nó giống như sự chiếu sáng của mặt trời và mặt trăng nhưng không có vật gì trong đó. Nó là kinh nghiệm về giác tánh bẩm sinh trống không mà bản thân các bạn phải tự làm quen thuộc nhờ sự thực hành. Nó là kinh nghiệm về Pháp thân. Tất cả các yogin, yogini, Tulku, Lama Dzogchen vĩ đại, tất cả những hành giả xuất sắc đều trải qua đời mình trong sự thiền định, hộ trì giác tánh nội tại của con đường. Hãy biết rằng khi ánh sáng căn bản, tịnh quang mẹ, tự phô diễn, nó huy hoàng một cách tuyệt đối, và khi các ngài nhận ra nó, các ngài hoàn toàn giải thoát trong cõi thanh tịnh của Pháp thân. Các bạn có hiểu điều đó không? Tôi tự hỏi rằng các bạn có hiểu điều đó không và các bạn có nghĩ rằng các bạn muốn thiền định, có nghĩ rằng các bạn có khả năng để tự chuẩn bị bằng cách thiền định về giác tánh nội tại trong đời này để nhận ra được ánh sáng mẹ khi nó xuất hiện vào lúc chết. Đó có phải là điều mà các bạn có thể?

Một bậc đã được giải thoát trong ánh sáng căn bản vào lúc chết sẽ biểu lộ các dấu hiệu vật lý của sự thành tựu đó. Thân các ngài sẽ được đánh dấu với những chữ OM AH và HUNG. Các cầu vồng sẽ xuất hiện vào lúc chết và trong tro hỏa thiêu của các ngài sẽ hiện ra những xá lợi. Các bạn có tin điều đó không? Một trong những bậc Thầy của tôi, ngài Akong Khenpo, đã sống đến chín mươi tuổi. Ngài là một yogi Dzogchen vĩ đại, là một khenpo ở Tu viện Tarthang và là một đệ tử tâm truyền của Dodrup Tenpei Nyima. Ngài là một đại thành tựu giả vĩ đại và bị giết chết khi quê hương ngài bị chiếm đóng. Khi Ngài mất, có chữ HUNG ở trung tâm tim của ngài, trông như thể được vẽ bởi bàn tay con người. Chữ này được vẽ bằng máu và được chạm nổi trên thi hài của ngài. Có một ngakpa khác có chữ dakini trên thi hài: các chữ BAM HA RI NI SA và các chữ khác. Các bạn có đức tin nơi các hành giả Dzogchen vĩ đại như các vị này và nơi các thành tựu của họ không?

Ánh sáng chói ngời này xảy ra trong Bardo Vào Lúc Chết và bản thân các bạn có thể quen thuộc với nó trong suốt đời, vào mỗi đêm khi các bạn đi ngủ. Các bạn có thể thực hành nhận ra các giấc mộng của mình thay vì rơi vào trạng thái hôn trầm của giấc ngủ và giấc mộng bình thường. Nếu các bạn có thể thực sự có một giấc mộng sáng suốt, các bạn nên phát triển khả năng của mình để làm điều đó, khiến cho cái thấy Dzogchen và sự thực hành thiền định của các bạn – là những gì bạn thực hiện vào ban ngày – sẽ được đem vào trạng thái mộng. Khi ấy, thay vì các giấc mộng, các bạn sẽ có thể duy trì giác tánh trống không suốt ngày và đêm. Các bạn có nghĩ rằng mình có thể làm được điều đó? Nếu các bạn có thể, điều đó có nghĩa là các bạn sẽ nhận ra ánh sáng mẹ vào lúc chết. Nếu các bạn nghĩ rằng mình có thể làm được điều đó, thì ngay bây giờ các bạn có thể chuẩn bị cho sự giải thoát trong bardo bằng cách thành tựu giác tánh rigpa trong trạng thái mộng.

Vào lúc chết, các hiện tượng của bardo này mà tôi đã giảng cho các bạn cũng giống như các hiện tượng của trạng thái mộng. Tôi muốn tất cả các bạn hiểu điều này thật rõ ràng. Chúng là những kinh nghiệm rất giống nhau. Nếu các bạn có thể nhận ra và kiểm soát nó trong trạng thái mộng, thì các bạn sẽ nhận ra nó vào lúc chết. Tôi muốn biết các bạn có thể thực hiện điều này hay không? Ở đây, từ trước có ai đã từng nhận ra một giấc mơ hay không?

(Một vài người trả lời “có”.)

Thật không?

(Tiếng cười vang lên.)

Nếu như các bạn nghĩ về các hiện tượng hay những xuất hiện vào ban ngày và các xuất hiện vào ban đêm, các xuất hiện trong trạng thái mộng và bất lực trong việc kinh nghiệm chúng thì cũng thế, khi các bạn chết và ở trong bardo, các bạn sẽ bất lực trong việc kinh nghiệm các hiện tượng. Các bạn có nghĩ là có một sự liên quan không?

    « Xem chương trước «      « Sách này có 17 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Thắp ngọn đuốc hồng


Đừng bận tâm chuyện vặt


Quy nguyên trực chỉ


Hát lên lời thương yêu

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.136.18.192 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...