Kẻ bi quan than phiền về hướng gió, người lạc quan chờ đợi gió đổi chiều, còn người thực tế thì điều chỉnh cánh buồm. (The pessimist complains about the wind; the optimist expects it to change; the realist adjusts the sails.)William Arthur Ward
Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Muôn việc thiện chưa đủ, một việc ác đã quá thừa.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Bạn nhận biết được tình yêu khi tất cả những gì bạn muốn là mang đến niềm vui cho người mình yêu, ngay cả khi bạn không hiện diện trong niềm vui ấy. (You know it's love when all you want is that person to be happy, even if you're not part of their happiness.)Julia Roberts
Thật không dễ dàng để tìm được hạnh phúc trong chính bản thân ta, nhưng truy tìm hạnh phúc ở bất kỳ nơi nào khác lại là điều không thể. (It is not easy to find happiness in ourselves, and it is not possible to find it elsewhere.)Agnes Repplier
Nếu tiền bạc không được dùng để phục vụ cho bạn, nó sẽ trở thành ông chủ. Những kẻ tham lam không sở hữu tài sản, vì có thể nói là tài sản sở hữu họ. (If money be not thy servant, it will be thy master. The covetous man cannot so properly be said to possess wealth, as that may be said to possess him. )Francis Bacon
Hạnh phúc giống như một nụ hôn. Bạn phải chia sẻ với một ai đó mới có thể tận hưởng được nó. (Happiness is like a kiss. You must share it to enjoy it.)Bernard Meltzer
Lo lắng không xua tan bất ổn của ngày mai nhưng hủy hoại bình an trong hiện tại. (Worrying doesn’t take away tomorrow’s trouble, it takes away today’s peace.)Unknown
Khi thời gian qua đi, bạn sẽ hối tiếc về những gì chưa làm hơn là những gì đã làm.Sưu tầm
Nếu chúng ta luôn giúp đỡ lẫn nhau, sẽ không ai còn cần đến vận may. (If we always helped one another, no one would need luck.)Sophocles

Trang chủ »» Danh mục »» KINH ĐIỂN »» Những vấn đề liên quan đến Đại Tạng Kinh »» Tâm thư về việc xây dựng Đại Tạng Kinh Tiếng Việt »»

Những vấn đề liên quan đến Đại Tạng Kinh
»» Tâm thư về việc xây dựng Đại Tạng Kinh Tiếng Việt

Donate

(Lượt xem: 4.033)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Những vấn đề liên quan đến Đại Tạng Kinh - Tâm thư về việc xây dựng Đại Tạng Kinh Tiếng Việt

Font chữ:

TÂM THƯ


Về việc xây dựng Đại Tạng Kinh Tiếng Việt
Kính gửi: Chư Tôn đức, chư vị Đạo hữu, Thân hữu


Kính thưa Quý vị,
Đại Tạng Kinh tiếng Việt là một ước mơ, cũng là một nhu cầu cấp thiết của mọi người Phật tử Việt Nam. Với sự nỗ lực góp sức của rất nhiều người trong những năm qua, chúng ta thực sự đã có được những bước tiến đáng kể hướng đến việc xây dựng thành tựu một Đại Tạng Kinh Tiếng Việt.
Tuy nhiên, thực trạng hiện nay là tất cả những cá nhân, tổ chức tham gia vào công trình này đều hoạt động một cách riêng lẻ, không có sự phối hợp cùng nhau để có thể tạo thành một sức mạnh tập thể, cũng như chưa có một phương thức tổ chức hệ thống và khoa học nhằm thực hiện tốt công việc. Do cách làm đó nên ngay cả những người có tâm huyết cũng không thể nắm chắc là hiện nay công trình đã thực hiện được đến mức nào. Chẳng hạn, không ai trong chúng ta có thể biết được đã có bao nhiêu bộ kinh, quyển kinh được Việt dịch, còn lại bao nhiêu bộ kinh, quyển kinh chưa được Việt dịch, và trong số đó thì những bộ kinh, quyển kinh nào nên được chuyển dịch trước v.v... Hơn thế nữa, trong khi còn rất nhiều bản kinh chưa được Việt dịch, thì lại có một số bản kinh có quá nhiều người dịch và trong đó cũng có lắm khác biệt, khiến người đọc nhiều lúc phải bối rối không biết phải chọn đọc bản dịch nào...
Từ thực trạng đó, trong thời gian qua chúng tôi đã hết sức nỗ lực để xây dựng một trang kinh điển với hy vọng có thể góp phần nhỏ bé vào công trình Đại Tạng Kinh Tiếng Việt. Công việc chúng tôi đã, đang và sẽ làm bao gồm các bước cụ thể như sau:
1. Bước thứ nhất: Thu thập và hệ thống hóa toàn bộ Kinh điển Hán tạng hiện còn lưu giữ được, để làm nền tảng cho việc chuyển dịch sang tiếng Việt. Do kinh điển Pali có số lượng ít hơn và đã được Hòa thượng Thích Minh Châu chuyển dịch hầu hết sang tiếng Việt, nên trọng tâm công việc hiện nay cần hướng vào kinh điển bằng Hán văn, vốn có khối lượng vô cùng đồ sộ và trong đó cũng có rất nhiều bản kinh đã trở nên quen thuộc với truyền thống tu tập của Phật giáo Việt Nam.
2. Bước thứ hai: Thu thập và hệ thống hóa toàn bộ các bản Việt dịch Kinh điển hiện đã được lưu hành, nhằm thống kê một cách chính xác, cụ thể về số lượng, từ đó mới có thể xác định được khối lượng công việc còn lại để hoàn tất Đại Tạng Kinh Tiếng Việt. Ngoài ra, việc thu thập và trình bày một cách hệ thống các bản Việt dịch đã lưu hành cũng là công việc vô cùng quan trọng để giúp người Phật tử có thể dễ dàng tiếp cận với những bản kinh văn đã được Việt dịch.
3. Bước thứ ba: Dựa theo kết quả có được từ hai bước đã thực hiện trước, xác định rõ ràng những kinh văn còn chưa dịch, cũng như xem xét chọn lựa xác định những kinh văn nào nên tiếp tục chuyển dịch trước. Đối với những bản kinh văn có quá nhiều bản dịch, sẽ tiến hành việc so sánh đối chiếu nhằm chọn ra những bản dịch hay hơn, chính xác hơn để lưu hành.
Sau khi xác định các bước thực hiện như trên, chúng tôi đã tiến hành công việc cụ thể và đạt được một vài kết quả như sau:
1. Về bước thứ nhất: Chúng tôi đã xây dựng được một trang kinh điển, thu thập và trình bày toàn bộ kinh điển Hán tạng tại đây:
http://rongmotamhon.net/mainpage/kinh-dien-han-1-0.html
Chúng tôi đã thu thập nguồn dữ liệu chính của bản Đại Chánh tạng từ trang web chính thức của CBETA, nhưng ngoài ra cũng kết nối cả với Càn Long tạng và Vĩnh Lạc Bắc tạng để phục vụ nhu cầu tham khảo, đối chiếu giữa các bản kinh khác nhau trong các tạng kinh này. Toàn bộ dữ liệu PDF trình bày Càn Long tạng và Vĩnh Lạc Bắc tạng đã được chúng tôi xử lý để có thể hiển thị song song với các bản kinh thuộc Đại Chánh tạng. Bằng cách này, những người dịch kinh hoặc đọc kinh khi cần có thể cùng lúc mở ra các bản kinh khác nhau để đối chiếu hết sức thuận lợi.
Chúng tôi cũng kết nối thành công toàn bộ dữ liệu Đại Chánh tạng với Đại từ điển Hán Việt để giúp người dịch kinh hoặc đọc kinh có thể tra khảo bất kỳ từ ngữ nào trong kinh văn chỉ bằng một cú bấm chuột. Với sự hỗ trợ của công nghệ, chúng tôi cũng giúp người xem có thể đối chiếu song song các dữ liệu khác nhau, chẳng hạn như có thể cùng lúc xem bản Hán văn và chú âm, bản Hán văn và Việt dịch, hoặc xem đối chiếu cùng lúc 2 bản Việt dịch... Ngoài ra, với sự hệ thống toàn bộ dữ liệu kinh văn, chúng tôi cũng cho phép người dùng có thể truy tìm một câu kinh hay một cụm từ chữ Hán trong toàn bộ 17.396 quyển kinh Hán văn hiện có. Điều này rất thuận tiện cho việc kê cứu hoặc tra khảo nguồn gốc kinh văn.
Kinh điển cũng được trình bày phân loại theo các Bộ khác nhau dựa theo Đại Chánh tạng, chẳng hạn như toàn bộ kinh thuộc Bộ A-hàm có thể xem ở đây: http://rongmotamhon.net/mainpage/kinh-dien-han-1-aham.html
2. Về bước thứ hai: Chúng tôi đã xây dựng được một trang Kinh điển Việt dịch và thu thập, trình bày hơn 2.000 quyển kinh đã được Việt dịch tại đây: http://rongmotamhon.net/mainpage/kinh-dien-xem-1-0.html
Số lượng các bản Việt dịch này vẫn đang được chúng tôi cập nhật mỗi ngày trong suốt thời gian tiến hành dự án. Với mục đích thống kê, chúng tôi đã lập trình để website hiển thị chính xác số lượng kinh điển trong Hán tạng kèm theo số lượng kinh điển đã được Việt dịch. Như vậy, chỉ cần nhìn vào trang Kinh điển này thì người xem có thể biết ngay được số lượng Kinh điển đã dịch và chưa dịch. Ngoài ra, việc tìm kiếm các bản kinh theo tên kinh, tên người dịch hoặc kinh số cũng đều có thể thực hiện hết sức dễ dàng. Đây chính là nền tảng để chuẩn bị cho bước thứ ba, nghĩa là sau khi hoàn tất được việc thu thập tất cả các bản Việt dịch kinh điển đang lưu hành.
Với những kết quả như trên cũng như những gì dự kiến sẽ làm trong thời gian tới, chúng tôi hy vọng sẽ có thể tạo ra được những nền tảng chuẩn bị cần thiết và thuận lợi để các vị thiện tri thức, các vị dịch giả... có thể sử dụng trong quá trình thực hiện Đại Tạng Kinh Tiếng Việt. Nhờ đó mà niềm mơ ước của tất cả Phật tử Việt Nam mới có thể sớm thành hiện thực.
Kính thưa Quý vị,
Đây là một công việc lớn lao cần đến sự góp sức của tất cả những người Phật tử Việt Nam. Với khả năng hạn hẹp và tri thức kém cỏi, chúng tôi thực sự không dám nghĩ là mình có thể đủ sức cáng đáng, đảm đương công việc này. Tuy nhiên, với tâm nguyện cố gắng hết sức mình để đưa những lời dạy của Đức Thế Tôn đến với tất cả mọi người, chúng tôi đã không ngại tài hèn sức mọn, liều lĩnh dấn bước vào một công việc có thể nói là vượt quá sức mình. Vì thế, nay chúng tôi xin gửi bức tâm thư này, tha thiết kêu gọi và mong mỏi sự góp sức của tất cả Chư Tôn đức, chư vị Đạo hữu, Thân hữu gần xa, vì một công việc mang đến lợi lạc cho muôn người mà hoan hỷ góp sức cùng chúng tôi để có thể sớm ngày thành tựu.
Chúng tôi rất mong được sự góp sức của tất cả quý vị qua hai phần việc cụ thể như sau:
1. Kính mời Quý vị ghé xem và thẳng thắn góp ý cùng chúng tôi về phương thức trình bày cũng như bất kỳ sáng kiến hoàn thiện nào. Chúng tôi sẽ lắng nghe và cố gắng trong khả năng của mình để hoàn thiện trang Kinh điển này sao cho có thể đáp ứng được nhu cầu học hỏi, tu tập của tất cả mọi người. Về nội dung, Quý vị có thể giúp sức bằng cách gửi cho chúng tôi đường link những Kinh điển nào đã được Việt dịch mà quý vị nhận thấy là chúng tôi chưa thu thập được. Bằng cách đó, Quý vị đã góp phần rất lớn trong việc giúp cho số lượng Kinh điển Việt dịch trên trang này sớm được đầy đủ.
Mời Quý vị ghé xem tại đây: http://rongmotamhon.net/mainpage/kinh-dien-xem-1-0.html
Mọi ý kiến góp ý xin quý vị gửi về địa chỉ: nguyenminh@rongmotamhon.net
2. Kính xin Quý vị hoan hỷ quảng bá và giới thiệu trang Kinh điển này đến với những người thân hoặc bè bạn của mình. Chúng tôi hoàn toàn không có bất kỳ mục đích thu lợi nhuận nào từ việc làm này, nhưng chúng tôi hết sức mong mỏi những lời dạy của Đức Thế Tôn có thể thông qua đây mà ngày càng đến được với nhiều người hơn nữa. Ngoài ra, khi có nhiều người ghé xem, chắc chắn chúng tôi cũng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp hơn, nhờ đó mới có thể sớm xây dựng được một trang Kinh điển thực sự hoàn chỉnh.
Kính thưa Quý vị,
Mặc dù mỗi chúng ta đều có thể bận rộn với rất nhiều công việc hằng ngày, nhưng nếu Quý vị có thể dành ra đôi chút thời gian để góp sức cùng chúng tôi trong việc này, chắc chắn đây sẽ là phương cách tốt nhất để vun bồi thiện nghiệp, bởi như Đức Phật có dạy: "Trong tất cả các sự bố thí thì bố thí Pháp là cao trổi hơn hết." Nguyện cho công việc này của tất cả chúng ta sẽ mang lợi lạc vô biên đến với tất cả mọi người.

Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma-ha-tát
Trân trọng,
Cư sĩ Nguyên Minh
Nguyễn Minh Tiến





« Sách này có 25 chương »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục


Tích Lan - Đạo Tình Muôn Thuở


Dưới cội Bồ-đề


Phúc trình A/5630

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.22.71.246 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...