Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Hầu hết mọi người đều cho rằng sự thông minh tạo nên một nhà khoa học lớn. Nhưng họ đã lầm, chính nhân cách mới làm nên điều đó. (Most people say that it is the intellect which makes a great scientist. They are wrong: it is character.)Albert Einstein
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Đừng chờ đợi những hoàn cảnh thật tốt đẹp để làm điều tốt đẹp; hãy nỗ lực ngay trong những tình huống thông thường. (Do not wait for extraordinary circumstances to do good action; try to use ordinary situations. )Jean Paul
Người khôn ngoan chỉ nói khi có điều cần nói, kẻ ngu ngốc thì nói ra vì họ buộc phải nói. (Wise men speak because they have something to say; fools because they have to say something. )Plato
Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Mỗi ngày, hãy mang đến niềm vui cho ít nhất một người. Nếu không thể làm một điều tốt đẹp, hãy nói một lời tử tế. Nếu không nói được một lời tử tế, hãy nghĩ đến một việc tốt lành. (Try to make at least one person happy every day. If you cannot do a kind deed, speak a kind word. If you cannot speak a kind word, think a kind thought.)Lawrence G. Lovasik
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Đức Phật và chúng đệ tử »» Dòng tộc Sakya »»

Đức Phật và chúng đệ tử
»» Dòng tộc Sakya

Donate

(Lượt xem: 5.141)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       

Đức Phật và chúng đệ tử - Dòng tộc Sakya

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Dòng sông Hằng chảy qua một đồng bằng rộng lớn, với rặng đồi Mahabharat làm biên giới ở phía Bắc, vượt khỏi chúng là đến dãy Himalaya (Hy-Mã-Lạp-Sơn). Ngay nơi tiếp giáp giữa vùng đồng bằng đó với những ngọn đồi chính, là quê hương của tộc người Sakya (Thích-Ca), dòng dõi mà Đức Thế Tôn đã chọn để hạ sanh vào. Người Sakya thuộc về giai cấp của những chiến binh (khattiya) và vốn nổi tiếng bởi tính nóng nảy cùng sự kiêu hãnh. So với các thành bang khác thì người Sakya khá là đơn giản. Họ như nằm ngoài rìa của nền văn minh đang phát triển nhanh chóng ở miền bắc Ấn Độ thời bấy giờ. Không có những thành thị như các vương quốc hùng mạnh, tộc Sakya chỉ có những thị trấn lớn cùng các làng mạc mà trong đó, những nơi trọng điểm là thủ đô Kapilavatthu, Catuma, Komadussa và Silavati.

Như bao dân tộc khác, người Sakya cũng có cho riêng mình những truyền thuyết về sự khởi thủy của dòng tộc, một sản phẩm của sự hòa trộn giữa sự thật và trí tưởng tượng, nhằm làm nổi bật sự uy dũng và cao quý của họ. Ngược dòng lịch sử để truy tìm nguồn gốc của mình, người Sakya quay về đến tận thời đại của vị Vua Okkaka huyền thoại. Theo truyền thuyết, Okkaka có năm hoàng hậu cùng rất nhiều người con nhưng chỉ có các con của hoàng hậu cả Bhatta là được phép thừa kế ngai vàng. Đó chính là bốn vị hoàng tử Okkamukha, Karakanda, Hatthinika và Sinipura. Khi người hoàng hậu cả qua đời, Okkaka kết hôn với một người phụ nữ rất trẻ và sắc phong cô ta làm hoàng hậu chính, mà bỏ qua những người vợ khác của mình. Việc đó đã dấy lên thật nhiều ghen tị nơi các bà vợ kia.1 Khi người hoàng hậu mới này hạ sinh một bé trai, Vua Okkaka rất vui mừng và hứa sẽ ban cho cô bất cứ điều gì cô muốn. Ngay lập tức cô trả lời, “Thiếp muốn con thiếp được thừa kế ngai vàng.” Nhà vua biết rằng không thể thực hiện điều này vì bốn người con trai kia của ông đã được thừa kế ngai vàng một cách hợp pháp, nhưng hoàng hậu lại nhất định buộc vua phải giữ lời hứa của mình. Không thể nuốt lời, nhà vua đành phải phong cho người con trai vừa chào đời là Jantu làm thái tử đồng thời trục xuất bốn người con trai kia của mình khỏi vương quốc. Vô cùng bất bình trước quyết định của vua, các chị của bốn vị hoàng tử đã tự nguyện cùng bị lưu đày với các em như một cách chống đối lại cha mình. Các hoàng tử và công chúa lang thang vào rừng tìm kiếm một nơi thích hợp để trú ngụ. Đoàn người đi mãi, cuối cùng họ bắt gặp am thất của vị ẩn sĩ Kapila, và vị ẩn sĩ này đã ân cần đón tiếp và mời họ trú lại gần đó. Thế là bốn hoàng tử cùng các chị mình đã quyết định ở lại và đặt tên cho vùng đất nhỏ đó là Kapilavatthu, để tỏ lòng trân trọng đối với vị hiền nhân. Cũng có một số ngôi làng biệt lập nằm rải rác không xa chỗ họ, nhưng vì các hoàng tử trẻ quá kiêu hãnh và không bao giờ kết hôn với người ngoại tộc, nên họ đã quyết định tôn chị cả Piya làm mẹ và sau đó kết hôn với những người chị khác. Đó là một điều khiến cho tộc Sakya ở các thế kỷ sau thường bị đem ra châm chọc. Về sau, công chúa Piya kết hôn với Rama, vua của Benares, và con cái của họ thì trở thành tổ tiên của tộc Koliya. Những người bà con của dòng họ Sakya ở phía Đông. Câu chuyện này cùng với một số các câu chuyện khác có liên quan đến lịch sử của bộ tộc có lẽ đều đã được dạy cho thái tử Siddhartha từ lúc Ngài còn trẻ.

Người Sakya có một hội đồng (sabha) được xây dựng từ những chiến binh của bộ tộc - những người được tôn trọng bởi sức mạnh quân sự hay sự khôn ngoan của họ. Hội đồng này thường xuyên hội họp tại hội trường (sala) của thủ đô Kapilavatthu, để thảo luận về tình hình của quốc gia.2 Bên cạnh đó, hội đồng cũng sẽ dàn xếp các vụ tranh chấp và làm công việc của một tòa án. Một người nếu đã chứng minh được bản thân mình trong trận mạc, lại là người sở hữu nhiều đất đai, gia súc cũng như nổi tiếng với sự khôn ngoan, tài trí cùng các kỹ năng hòa giải, sẽ được bầu làm vị thống lãnh của hội đồng và giữ nhiệm vụ như là vua của tộc Sakya.

Suddhodana với cái tên mang ý nghĩa là “Tịnh Phạn” (Cơm Thuần Tịnh) hội tụ đầy đủ những yếu tố trên và đã cai trị tộc Sakya trong suốt nhiều năm như hầu hết các vị tổ tiên của ông trước đây đã từng. Ông cùng bốn người anh em khác: Dhotodana, Sakkodana, Sukkodana và Amitodana là con trai của Sihanu và bà Kaccana. Người Sakya vốn duy trì sự nội giao, hôn nhân giữa các anh chị em trong dòng họ cùng với chế độ đa thê. Thế nên Vua Suddhodana đã kết hôn với hai chị em ruột - Maha Maya và Maha Pajapati Gotami mà cả hai đều là những người em họ gần với ông. Kiểu sắp xếp này rất được khuyến khích bởi vì người Sakya rất kiêu hãnh, nên họ cảm thấy không tương xứng với phẩm giá của họ khi kết hôn với những người ngoại tộc, và cũng để gìn giữ gia sản tránh không bị lọt ra ngoài.

Đức Phật tuy không gắn bó với bộ tộc của mình nhưng Ngài luôn dành một sự quan tâm trìu mến đến họ. Một lần nọ, có thanh niên Brahmin tên là Ambattha (A-Ma-Trú) đã ở trước mặt Đức Phật và lăng mạ dòng họ Sakya. Khi Đức Phật hỏi điều gì mà khiến cho anh ta tức giận người Sakya đến như vậy thì anh ta nói:

"Một thời ta đi đến Kapilavatthu (Ca-Tỳ-La-Vệ) vì có việc phải làm cho thầy ta là Brahmin Pokkharasadi, và ta đến tại hội trường của dòng họ Sakya. Lúc bấy giờ một số đông dòng họ Sakya và thanh niên Sakya đang ngồi trên ghế cao tại hội trường. Chúng cười với nhau, dùng ngón tay thọt nhau và ta chắc chắn là chúng đang chế nhạo ta. Khi đó thậm chí không có một ai mời ta ngồi cả. Như vậy thật không phải lẽ, thật không đúng pháp, khi chúng không tôn trọng các Brahmin.”

Đức Phật đã bảo vệ cho người Sakya bằng cách giải thích rằng:

"Nhưng này Ambattha, ngay cả chim cun cút, con chim bé nhỏ đó cũng có thể tự hót thỏa thích trong tổ của nó. Kapilavatthu là nhà của tộc Sakya. Họ không đáng bị chỉ trích chỉ vì một việc nhỏ như vậy.”3

Nhiều thành viên trong dòng dõi của Đức Phật cùng những người Sakya khác, đã trở nên nổi bật trong Tăng đoàn, và có khả năng là Đức Phật đã ưu ái họ ở một số mặt, cố nhiên không phải là những mặt liên quan đến sự phát triển tâm thức. Ngài để cho mẹ nuôi là bà Maha Pajapati Gotami (Ma-Ha-Ba-Xà-Ba-Đề-Cồ-Đàm) đứng đầu Ni đoàn và trong số chín người thị giả của Phật trong suốt thời gian Ngài tại thế thì tôn giả Ananda là anh em họ với Ngài và hai người khác - Nagasamala và Meghiya cũng là những người Sakya.

Sau ròng rã gần bảy năm không nghe tin tức gì về con trai mình, Vua Suddhodana được báo rằng Phật hiện đang lưu trú ở Rajagaha (Vương-Xá), và tuyên bố rằng mình đã chứng được đạo lớn. Lòng tràn ngập niềm vui khi biết rằng con trai vẫn còn sống, Vua Suddhodana ngay lập tức đã gửi đi một sứ giả để thỉnh Phật trở về quê nhà. Nhưng khi người sứ giả đó gặp được Đức Phật ở Veluvana Vihara (Tịnh-Xá-Trúc-Lâm) gần Rajagaha, thì đã quá say mê nghe Pháp đến mức ông quyết định xuất gia trở thành một tu sĩ ngay tại đó, và hoàn toàn quên mất nhiệm vụ phải truyền lời mời của Vua Suddhodana đến cho Phật. Nhiều sứ giả khác đã được lần lượt gửi đi nhưng điều tương tự đều xảy đến với họ. Cuối cùng, quá bực tức và thất vọng với những người trước, Vua Suddhodana ra lệnh cho Kaludayi làm người truyền tin và căn dặn rằng, người này chỉ được phép xuất gia sau khi đã truyền thông điệp đến cho Đức Phật. Vì thế mà Đức Phật cũng đã biết lòng mong muốn được gặp lại mình của vua cha. Không lâu sau đó, Ngài khởi hành hướng về thủ đô Kapilavatthu, cùng với một đại chúng rất đông các vị xuất sĩ. Khi đoàn người về gần đến nơi, họ đã dừng chân nghỉ lại qua đêm trong một công viên ở ngoại thành cho đến sáng sớm hôm sau thì tuần tự vào thành để khất thực. Mãi đến lúc đó, Vua Suddhodana mới hay rằng Đức Phật đã về tới, và ông sửng sốt khi biết con trai mình thà chọn ngủ dưới gốc cây hơn là chăn ấm nệm êm bên trong cung điện, và thà khất thực trên các con phố hơn là thỏa thích ăn uống bên các bàn tiệc linh đình. "Con đang làm mất đi sự tôn nghiêm của dòng dõi mình”, vua Suddhodana khiển trách, gần như không thể kiềm chế cơn giận của mình. Đức Phật từ tốn trả lời rằng: "Đại vương Suddhodana, ta đã chứng đạo và bước chân vào gia đình của chư Phật, và phẩm giá của dòng họ này không lệ thuộc vào những trang sức phù phiếm bên ngoài mà là ở tuệ giác và lòng từ bi.” Đức Phật dành nhiều thời gian giảng dạy ở Kapilavatthu cùng các thị trấn lân cận, và kết quả là nhiều thanh niên trong tộc Sakya đã phát tâm xuất gia, trong khi những người khác thì trở thành những tín đồ nhiệt thành trong Giáo Pháp của Phật trong khi vẫn sống đời sống của người tại gia. Lúc đầu Vua Suddhodana có phần chống đối, nhưng dần dần ông cũng chịu mở lòng lắng nghe những lời con trai mình nói, và sau đó ông đã chứng được thánh quả Nhất Lai.

Tính thị tộc cùng lòng kiêu hãnh của người Sakya cuối cùng đã dẫn họ đến sự sụp đổ. Mặc dù người Sakya được tự do trong việc điều hành đất nước của mình, nhưng ở một mức độ nhất định họ vẫn bị kiểm soát bởi người hàng xóm đầy quyền lực ở phía Tây - Kosala. Vào thời đức Phật, Kosala có tiếng nói rất quan trọng đối với công việc của người Sakya, rằng thậm chí có lần Phật đã mô tả quê hương Ngài như là một phần của vương quốc Kosala. "Hiện tại người Sakya là chư hầu của Vua Kosala. Họ kính cẩn phục vụ, đảnh lễ, đứng dậy, chắp tay và đối xử với ông rất lễ độ.”4 Lòng coi trọng sự tự do cá nhân và tính độc lập của Đức Phật có thể đã chịu ảnh hưởng bởi sự giáo dục của người Sakya, và không có gì nghi ngờ khi Ngài đã dành rất nhiều cảm thông đối với các nước cộng hòa nhỏ, khi thấy họ phải tranh đấu hòng bảo vệ nền độc lập, trước sự bành trướng của chế độ quân chủ độc tài vào thời điểm đó. Khi Phật nghe tin Vua Ajatasattu (A-Xà-Thế) đang chuẩn bị xâm chiếm nước Cộng hòa Vajjian, Ngài hỏi tôn giả Ananda:

“Thầy có nghe dân Vajji thường hay tụ họp và tụ họp đông đảo với nhau; rằng họ tụ họp trong sự hòa hợp, làm việc trong sự hòa hợp và ban hành những quy định trong sự hòa hợp; rằng họ tuân thủ các quyết định phù hợp với truyền thống của dân Vajji mà họ đã ban hành; rằng họ tôn sùng, kính trọng, đảnh lễ, cúng dường các bậc trưởng lão Vajji và nghe theo lời dạy của những vị này; rằng họ không có bắt cóc và cưỡng ép vợ hay con gái của người khác phải sống với mình; rằng họ tôn sùng, kính trọng, đảnh lễ, cúng dường các tự miếu của Vajji ở tỉnh thành và ngoài tỉnh thành, không bỏ phế các cúng lễ đã cúng từ trước; và sau cùng họ bảo hộ, che chở, ủng hộ đúng pháp các bậc Thánh khiến những vị chưa đến sẽ đến trong xứ, và những vị đã đến được sống an lạc không?”

Khi tôn giả Ananda xác thực rằng người Vajjia thực sự đã gìn giữ tất cả những điều trên thì Đức Phật tuyên bố rằng:

“Chừng nào các pháp trên vẫn còn được duy trì giữa họ, thời dân tộc Vajji sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.”5

Vua Pasenadi của nước Kosala dường như muốn mở rộng tầm ảnh hưởng của mình đối với tộc Sakya, nên trong một lần ông đã yêu cầu chọn ra một người nữ quyền quý trong dòng họ Sakya để làm vợ cho con trai mình. Tuy rằng lúc bấy giờ không người Sakya nào muốn con gái của mình phải kết hôn với người ngoại tộc, nhưng đồng thời họ cũng không thể lờ đi trước ý muốn của nước láng giềng hùng mạnh được. Mahanama (Ma-Ha-Nam), một trong những người anh em họ của Phật khi đó đã nghĩ ra một đối sách. Ông nhận nuôi một cô con gái tên là Vasabhakhattiya, người mà vốn là con của một nữ nô lệ. Sau đó ông đề nghị cho cô gái này mạo danh là một nữ quý tộc của dòng họ Sakya và mang gả cho con trai của Vua Pasenadi. Mưu mẹo cuối cùng đã thành công, Vasabhakhattiya được đưa đến Kosala, kết hôn và được chấp nhận vào hoàng tộc Kosala. Không lâu sau, cô hạ sinh cho vua một người cháu trai tên là Vidudabha, người mà sau đó được phong làm thái tử. Khi Vidudabha lớn lên, ông muốn đi về Kapilavatthu để thăm viếng những người thuộc dòng họ Sakya mà ông tin là quyến thuộc của mình, nhưng mẹ ông đã ra sức thuyết phục ông đừng đi, vì biết rằng người Sakya sẽ đón tiếp ông với sự khinh miệt. Cuối cùng Vidudabha cũng nhất quyết về quê, và ở đó ông vô cùng hoang mang trước sự tiếp đón lạnh nhạt mà ông nhận được. Ngay lập tức ông rời khỏi nơi đó, vì không muốn phải nhận thêm bất kỳ sự thiếu tôn trọng nào nữa. Nhưng ngay khi vừa ra khỏi Kapilavatthu, một người hầu của ông vì bỏ quên kiếm nên đã quay lại lấy. Khi người đó trở lại hội trường, anh trông thấy một nữ tỳ đang dùng sữa mà tẩy rửa chiếc ghế Vidudabha đã ngồi - một nghi thức thường dùng để thanh tẩy những vật đã bị ô uế. Vô cùng thắc mắc, người lính đó tiến tới và hỏi lý do vì sao người tỳ nữ lại làm như vậy, thì được cô trả lời rằng: “vì con của một nô lệ đã ngồi lên nó.” Anh không hiểu ý người nữ tỳ là gì nên đã hỏi lại và được cô kể cho nghe toàn bộ câu chuyện. Khi Vidudabha nghe được về sự thật rằng mẹ của mình không phải là một quý tộc mà là một nô lệ thấp kém, ông cảm thấy vô cùng nhục nhã và trong cơn thịnh nộ ông đã thề rằng một ngày nào đó sẽ trừng phạt người Sakya cùng với sự lừa dối của họ:

“Hãy cứ để chúng đổ sữa trên ghế ta ngồi để rửa nó đi. Khi ta lên ngôi, ta thề sẽ rửa chỗ ngồi bằng máu trong tim chúng.”

Vào đoạn cuối cuộc đời Đức Phật, Vidudabha đã thật sự nối ngôi làm vua và nhiều lần mang quân tiến đánh Kapilavatthu. Nhưng mỗi lần như vậy, Đức Phật đều thuyết phục khiến ông đổi ý mà lui quân. Tuy thế, cuối cùng Kapilavatthu và các thành thị của tộc Sakya khác cũng bị tấn công, và Vidudabha đã trả được mối thù của mình bằng việc thảm sát rất nhiều người trong tộc Sakya. Sau cuộc chiến, ông hành quân về lại Kosala mang theo vô số chiến lợi phẩm. Trên đường trở về, quân đội cắm trại qua đêm bên cạnh bờ sông và một trận mưa lớn trên thượng nguồn trong đêm đó, đã gây nên trận lũ khủng khiếp, nhấn chìm Vidudabha cùng hầu hết đội quân của ông. Về phần những người Sakya may mắn sống sót sau vụ thảm sát khủng khiếp ấy, họ đã nỗ lực xây dựng lại một vài thị trấn nhỏ và cố gắng sống tiếp, nhưng bởi lượng người mỗi ngày một suy giảm, và sự độc lập đã bị tước mất, họ dần tàn lụi và chỉ còn được ghi nhớ đến hôm nay chính nhờ vào một thành viên trong dòng tộc, Đức Phật.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 15 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Học đạo trong đời


Phát tâm Bồ-đề


Kinh Đại Bát Niết bàn Tập 1


Các bài tiểu luận về Phật giáo của Trần Trọng Kim

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.219.253.199 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (228 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...