Thước đo giá trị con người chúng ta là những gì ta làm được bằng vào chính những gì ta sẵn có. (The measure of who we are is what we do with what we have.)Vince Lombardi
Hãy đạt đến thành công bằng vào việc phụng sự người khác, không phải dựa vào phí tổn mà người khác phải trả. (Earn your success based on service to others, not at the expense of others.)H. Jackson Brown, Jr.
Hạnh phúc đích thực không quá đắt, nhưng chúng ta phải trả giá quá nhiều cho những thứ ta lầm tưởng là hạnh phúc. (Real happiness is cheap enough, yet how dearly we pay for its counterfeit.)Hosea Ballou
Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Một số người mang lại niềm vui cho bất cứ nơi nào họ đến, một số người khác tạo ra niềm vui khi họ rời đi. (Some cause happiness wherever they go; others whenever they go.)Oscar Wilde
Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Những căng thẳng luôn có trong cuộc sống, nhưng chính bạn là người quyết định có để những điều ấy ảnh hưởng đến bạn hay không. (There's going to be stress in life, but it's your choice whether you let it affect you or not.)Valerie Bertinelli
Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Đường Không Biên Giới »» 23. Thăm trại tỵ nạn Hồng Kông »»

Đường Không Biên Giới
»» 23. Thăm trại tỵ nạn Hồng Kông

Donate

(Lượt xem: 3.131)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Đường Không Biên Giới - 23. Thăm trại tỵ nạn Hồng Kông

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc

SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Chúng tôi rời Thái Lan ngày 21 tháng 12 năm 1986 và đến Hồng Kông cùng ngày để thăm các trại tỵ nạn như đã dự tính.

Hồng Kông là một thành phố thương mại sầm uất nhất nhì Á Châu. Ai đến đây hầu như cũng phải ngửa mặt lên trời để nhìn những tòa nhà cao chót vót giữa biển cả và núi đồi của xứ này. Người ở Nhật đã đông, mà có lẽ Hồng Kông còn đông hơn thế nữa.

Đến đón tôi tại phi trường có bà Lueng Wai Lan và anh Lam. Cả hai đều là những Phật tử thuần thành, đã giúp đỡ người tỵ nạn Việt Nam chúng ta rất nhiều trong những năm trước. Anh Lam nói tiếng Anh rất trôi chảy và hiểu Phật Pháp cũng khá nhiều. Trước khi đến Hồng Kông, tôi nghĩ rằng ở đó ai cũng giỏi tiếng Anh hết, vì Hồng Kông là thuộc địa của Anh từ lâu, giống như Việt Nam là thuộc địa của Pháp ngày trước. Nhưng đa số họ đều nói tiếng Quảng Đông hoặc Phước Kiến. Nếu ai đến Hồng Kông chỉ biết tiếng Quan Thoại (Bắc Kinh) thì có lẽ cũng bất tiện. Ngược lại nếu chỉ biết tiếng Quảng Đông hoặc Phước Kiến mà đến Đài Loan thì xem như huề cả làng. Vì ở Đài Loan nói toàn tiếng Quan Thoại. Tôi thì hoàn toàn mù tịt các loại tiếng ấy, mặc dầu có thể đọc được chữ Hán, nhưng không phát âm ra các ngôn ngữ trên được. Do đó định rằng khi có thì giờ sẽ học tiếng Quan Thoại vậy.

Dùng tiếng Anh hoàn toàn thì tôi không có đầy đủ khả năng, nhưng dùng tiếng Nhật thì người Hồng Kông ít người hiểu. Thỉnh thoảng cũng có vài người lớn tuổi hiểu được, nhưng ít người thông thạo.

Bà Lueng và anh Lam đón tôi đến chỗ ở tạm. Đó là thư viện Phật giáo của Hội Phật Giáo tại Hồng Kông. Thư viện có khá nhiều sách vở, còn chỗ ở thì khỏi phải bàn, chật hẹp mà kém vệ sinh. Nhưng nghĩ đến nhiều đồng bào trong trại sống rất khổ sở nên tôi lại quên đi bao ý nghĩ nhọc nhằn.

Ngày 22 tháng 12 năm 1986, chúng tôi bắt đầu đi thăm trại Argyle Camp ở ngay trung tâm thành phố Hồng Kông, nhưng cảnh vật ở đây rất tiêu điều. Trước đây là trại lính, bây giờ họ biến thành trại cấm, “Closed Centre”, một danh từ nói cho mỹ miều chứ thực ra không có chút tự do nào cả. Vì nơi đây có hàng rào kẽm gai, có lồng củi để nhốt người phạm tội. Sở dĩ tôi vào được là vì có bà Lueng và anh Lam vốn đã quen biết trước. Nếu không thì có lẽ cũng chẳng được vào thăm đồng bào mình. Trước khi tôi vào thăm các trại tại Hồng Kông đã có Thượng Tọa Thích Nhất Hạnh từ Pháp và Thượng Tọa Thích Bảo Lạc từ Úc cũng đã đến thăm và ủy lạo đồng bào nơi đây qua sự giúp đỡ của bà Lueng và anh Lam.

Trong trại chia ra làm 4 khu vực A, B, C, D. Một khu dành cho những người đến từ các tỉnh miền Bắc Việt Nam, một khu dành cho những người Bắc đến Trung Quốc, rồi từ Trung Quốc trốn sang đây. Những người này nghe đâu bị trả về lại cho Trung Quốc. Họ gặp chúng tôi và xin chụp hình để làm lưu niệm, rủi sau này về lại Trung Quốc có bị bắn giết cũng có hình mà thờ. Nghe ra quá đau lòng. Trong trại cũng có 2 đứa bé bị mất cha mất mẹ, tôi đã ghi tên họ và về Đức giao lại cho ông Buschen ở Hannover để ông lo thủ tục bảo lãnh. Vì trước khi tôi ra đi ông có nhờ điều đó. Hy vọng ông sẽ được mãn nguyện.

Một khu khác dành cho những người từ miền Nam Việt Nam và một khu khác nữa dành cho những người chuẩn bị đi Pháp. Người trong hai khu vực này được đi làm thêm bên ngoài để kiếm tiền chuẩn bị đi định cư ở một nước thứ ba.

Trong 4 khu vực của trại, chỉ có khu của người Bắc là có thờ Phật, còn những khu kia không thấy. Tôi có xin phép gặp tất cả đồng bào trong trại một lần nhưng không được, vì họ không có quyền lui tới với nhau, nên chỉ được đi thăm từng trại một mà thôi. Lần này chúng tôi cũng đã thăm một vài người nằm trong chuồng khỉ, “monkey house”, nói theo tiếng Việt hóa ra là “xà lim”, nơi nhốt những phạm nhân tội nặng. Tôi nhìn những người bị nhốt, lệ ứa trong lòng, vì sự tự do quá giới hạn. Thật sự mà nói, tất cả chúng ta đều là những kẻ bị cầm tù trong cõi Dục giới này, nếu chưa thoát ly khỏi sinh tử luân hồi. Nhưng dầu sao đi nữa, biên giới của tù ấy còn rộng hơn ở đây gấp trăm ngàn lần. Một ngày họ chỉ được đi ra ngoài một lần. Phòng thì không có ánh sáng, tiểu và đại tiện, ăn uống, tất cả đều ở bên trong. Đúng thật “đời là bể khổ”.

Ngày 23 tháng 12 năm 1986, chúng tôi dùng tàu thủy để đi đến trại Chi Ma Wan. Trại cách Hồng Kông chừng một tiếng rưỡi đồng hồ đi tàu thủy. Trại nằm trên một triền núi đồi rất đẹp và thơ mộng, mặc dầu chung quanh có những tấm lưới sắt bao bọc lại. Trại chia làm 2 khu, khu trên và khu dưới. Khu trên có phòng giảng, nhà hội họp, chỗ sinh hoạt, chỗ ở v.v... rất sạch sẽ, ngăn nắp, vệ sinh. Ở đây tổ chức của gia đình Phật tử rất mạnh. Hiện có Thầy Quảng Nhiên đang ở tại đấy.

Khi chúng tôi đến thì các Phật tử đã tập hợp đầy đủ và tổ chức tiếp đón thật long trọng. Sau thời kinh cầu an là buổi nói chuyện. Có nhiều người lầm tôi là Thầy Bảo Lạc, vì chắc rằng anh em ruột nên có nhiều điểm giống nhau. Sau câu chuyện đạo, chúng tôi có tặng một số quà bánh, sách vở, băng nhạc, băng kinh và 700 đô-la Hồng Kông cho Ban Đại Diện Phật tử tại đây để có phương tiện sinh hoạt.

Trong những câu chuyện trao đổi thông thường với mọi người trong trại, tình cờ tôi gặp lại một thầy giáo cũ cách đây 23 năm về trước. Đó là thầy Huỳnh Việt Quế dạy Lý Hóa tại trường Trung Học Bồ Đề Hội An, Quảng Nam, năm 1964. Quả thật trái đất tròn, sau hơn 20 năm lại có ngày hội ngộ.

Trở về phòng thầy Quảng Nhiên để thăm viếng và ủng hộ thầy chút đỉnh trong việc sinh sống tại đây, tôi thấy thầy có ý định đi Đức, nên sau khi về lại Đức tôi sẽ xúc tiến thủ tục bảo lãnh cho thầy.

Rời trại Chi Ma Wan mà trong lòng lại luyến tiếc, có ý như muốn trở lại đây một lần nữa để chia sẻ những khó khăn với đồng bào, nhưng thời giờ không cho phép, đành phải lên tàu trở về Hồng Kông trong bao luyến tiếc mến thương.

Đứng đợi tại bến tàu bên Hồng Kông là Thượng Tọa Sodhalokha - người Đức (dịch tiếng Tàu là Tín Quang) đã ở Hồng Kông 6 năm và rất tích cực giúp người tỵ nạn. Thượng Tọa cũng giống Thượng Tọa người Anh Abinyana đã giúp cho đồng bào mình trong các trại tại Phi Luật Tân. Thượng Tọa Sodhalokha biết rất nhiều ngôn ngữ như Đức, Anh, Tây Ban Nha, Ý, Quan Thoại, Thái Lan, Ấn Độ và một ít tiếng Việt Nam. Nhìn những người tu sĩ Phật giáo Âu Châu lăn xả vào các hoạt động xã hội, từ thiện để giúp đỡ dân mình, tôi cảm thấy xấu hổ vô ngần. Vì chính mình chẳng giúp gì cho đồng bào mình nhiều hơn được. Do đó tôi có ý nghĩ là chùa chiền xong đâu đó sẽ đến các trại để ở lại một thời gian lâu hơn hầu giúp đỡ đồng bào mình một cách tích cực hơn. Ở nơi sung sướng không nghĩ đến những người khổ sở, có lẽ cũng là một cái tội. Cái tội ích kỷ, chỉ lo cho mình, không san sẻ niềm vui và chia sẻ khó khăn với kẻ khác. Nếu quý thầy quý cô Việt Nam hiện ở ngoại quốc, ngoài việc lo cho đồng bào Phật tử tại địa phương mình, còn lo cho đồng bào trong trại nữa mới là điều đáng quý. Mong thay sự trợ lực của quý thầy.

Thầy Sodhalokha nghiêm nghị, ít cười nói và hay tự cho mình là một Culy Monk - có nghĩa là một tu sĩ làm thuê - làm thuê nhưng tuyệt đối không nhận thù lao. Quả thật trên thế gian này ít có. Thầy mỗi tuần vào mỗi trại một lần để bắt mạch chẩn bịnh, cho thuốc và dạy thiền. Tôi có biếu thầy 150 đô-la Hồng Kông, nhưng thầy bảo không nhận cho chính mình mà chỉ nhận để mua thuốc cho bịnh nhân. Thầy rất trực tính, thường hay chê những Phật tử lười biếng không có ý tu hành hoặc đổi đạo v.v... nên cũng có nhiều người không thích. Nhưng dầu sao đi nữa, sự thật vẫn là sự thật.

Thầy đợi chúng tôi ở bến tàu là có ý cùng đi đến trại Jubilee open camp. Đây là một trại tự do duy nhất. Người trong trại ra vào không bị gạn hỏi, vì họ đã có chốn đi định cư. Trại tự do nhưng quá cũ kỹ và dơ nhớp quá chừng. Chuột cống, ruồi muỗi, thuốc phiện, xì ke thấy nhan nhãn và nghe mùi hôi tanh đầy trại. Trên tầng 4 cũng có một Niệm Phật Đường nho nhỏ, chúng tôi đến đó thăm viếng và nói chuyện độ vài tiếng đồng hồ rồi về.

Ngày 24 tháng 12 năm 1986 chúng tôi lại dùng tàu thủy để đi thăm trại Hei Ling Chow. Trại này là một trại cấm nhưng rất sạch sẽ ngăn nắp. Trong trại có trường học, nhà thương, chỗ chơi thể thao, thể dục v.v...

Hôm ấy là ngày lễ Giáng Sinh nên Đạo Thiên Chúa và Tin Lành đã mượn hết phòng ốc để làm lễ. Do đó Phật giáo phải làm lễ ngoài trời. Một bàn thờ lộ thiên 10 thước được đặt ngay trong sân vận động, trên đó bày biện rất nhiều hoa quả, trà bánh v.v... Ở đây toàn là những người Bắc. Họ rất thành kính nhưng kinh kệ thì hầu như không thuộc câu nào. Sau một tiếng đồng hồ làm lễ và 2 tiếng đồng hồ giảng giải những điều cần thiết dưới nắng chiều, nhưng tôi chẳng thấy ai mỏi mệt mà họ cứ muốn ngồi nghe. Tôi hỏi tại sao quý vị ngồi lâu thế mà không mỏi? Họ trả lời rằng, vì đã ngồi nhiều lần như thế suốt 30 năm dưới chủ nghĩa Cộng Sản Việt Nam rồi nên quen đi. Tôi nghe như cảm động lẫn tội nghiệp cho một kiếp nhân sinh. Nhưng qua buổi nói chuyện ấy tôi mới thấy rằng bạo lực và vô thần sẽ không bao giờ thắng nổi niềm tin tôn giáo. Bằng chứng ấy đã nói lên tất cả sự thực rồi.

Ngày 25, nghỉ một ngày và 26 tháng 12 năm 1986 chúng tôi đi thăm trại cấm cuối cùng là trại Tuen Mun Closed Centre. Nghe nói trại này có đến 4, 5 ngàn người. Trại có phòng thờ Phật trang nghiêm và tổ chức Gia đình Phật tử cũng đầy đủ. Sau khi tụng kinh và thuyết giảng là buổi trà đàm rất vui vẻ và thân mật.

Trước khi lên đường đi Đài Loan để lo một vài công việc Phật sự, chúng tôi có trở lại trại Argyle Camp để thăm một lần nữa, và chúng tôi cũng đã trao tặng số tiền 3.000 đô la Hồng Kông của chùa Khánh Anh và quý Phật tử đóng góp cho bà Lueng Wai Lan để bà mua những vật dụng cần thiết cho đồng bào mình. Vì trao cho từng người, từng trại thì không đủ, mà chỉ trao cho những người nào thật sự thiếu thốn nhất, như không có thân nhân ở ngoại quốc mà thôi. Điều đó chỉ có bà Lueng Wai Lan biết rõ. Vậy mọi sự đóng góp tài chánh cho các trại tại Hồng Kông, quý tu viện hoặc quý Phật tử xa gần có thể liên lạc về địa chỉ sau đây:

Mrs. LU ENG WAI LAN
5 Staunton St. G/F Central Hongkong
Tel: 5-234933 hoặc 5-594161

Sợ để lâu ngày quên đi nhiều dữ kiện cũng như các địa danh, tên trại v.v... nên tôi đã viết bài này tại Tokyo, nơi phòng thầy An Thiên, gởi về Đức cho quý Phật tử xa gần xem để hiểu một vài công việc đã được thực hiện trong chuyến đi vừa qua tại Hồng Kông.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 26 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Các bài tiểu luận về Phật giáo của Trần Trọng Kim


Chắp tay lạy người


Cho là nhận


Bức Thành Biên Giới

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.221.244.75 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (93 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...