Người thành công là người có thể xây dựng một nền tảng vững chắc bằng chính những viên gạch người khác đã ném vào anh ta. (A successful man is one who can lay a firm foundation with the bricks others have thrown at him.)David Brinkley
Chúng ta không thể đạt được sự bình an nơi thế giới bên ngoài khi chưa có sự bình an với chính bản thân mình. (We can never obtain peace in the outer world until we make peace with ourselves.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Sự hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần phải biết ứng dụng. Sự nhiệt tình là chưa đủ, chúng ta cần phải bắt tay vào việc. (Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough; we must do.)Johann Wolfgang von Goethe
Sống trong đời cũng giống như việc đi xe đạp. Để giữ được thăng bằng bạn phải luôn đi tới. (Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving. )Albert Einstein
Mất lòng trước, được lòng sau. (Better the first quarrel than the last.)Tục ngữ
Không thể dùng vũ lực để duy trì hòa bình, chỉ có thể đạt đến hòa bình bằng vào sự hiểu biết. (Peace cannot be kept by force; it can only be achieved by understanding.)Albert Einstein
Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó. (There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare
Đừng chọn sống an nhàn khi bạn vẫn còn đủ sức vượt qua khó nhọc.Sưu tầm
Điều bất hạnh nhất đối với một con người không phải là khi không có trong tay tiền bạc, của cải, mà chính là khi cảm thấy mình không có ai để yêu thương.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Thật không dễ dàng để tìm được hạnh phúc trong chính bản thân ta, nhưng truy tìm hạnh phúc ở bất kỳ nơi nào khác lại là điều không thể. (It is not easy to find happiness in ourselves, and it is not possible to find it elsewhere.)Agnes Repplier

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Đức Phật và chúng đệ tử »» Phần dẫn nhập »»

Đức Phật và chúng đệ tử
»» Phần dẫn nhập

Donate

(Lượt xem: 8.235)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Đức Phật và chúng đệ tử - Phần dẫn nhập

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

LỜI GIỚI THIỆU CỦA HÒA THƯỢNG THÍCH NHƯ ĐIỂN

Tôi biết Thầy Trung Thành ở Chiangmai, Thái Lan cách đây chừng 8 đến 10 năm về trước, khi Thầy ấy còn là một sinh viên Tăng Việt Nam, đang theo học Phân Khoa Phật Học chuyên khoa Anh ngữ ở cấp bậc cử nhân, tại Đại Học Phật Giáo Mahachulalongkornrajavidyalaya, khi tôi đến thăm ngắn hạn chùa Cực Lạc Cảnh Giới của Thầy Hạnh Nguyện tại vùng này. Đây là nhân duyên lúc ban đầu để tiếp tục dẫn đến ngày hôm nay, như nào là gặp Thầy ấy tại Đức, Pháp, Ấn Độ, Đài Loan, Nhật Bản v.v… đúng là một chuỗi dài nhân duyên như vậy. Cái này kéo tiếp cái kia và thành quả của ngày hôm nay là Thầy ấy nhờ tôi viết lời giới thiệu cho quyển sách tiếng Anh tên là: The Buddha and his Disciples của Tỳ Kheo người Úc, đạo hiệu là Shravasti Dhammika, mà Thầy đã dịch ra Việt ngữ với hơn trăm trang trong mấy tháng, khi thế giới bị Covid-19 vây hãm trong năm 2020 này.

Tuy bận rộn cho nhiều việc Phật sự, nhưng tôi cũng cố dành một ngày 7 tiếng đồng hồ hôm 21 tháng 9 năm 2020 tại Tu Viện Viên Đức ở Ravensburg để đọc cho xong dịch phẩm này gồm 14 phần ngắn kể cả phần chú thích. Tôi rất hoan hỷ khi nhận làm việc này, nhưng với tôi dầu bận rộn đến đâu đi nữa, nếu có ai đó nhờ tôi viết lời giới thiệu sách, thì điều đầu tiên là tôi phải đọc quyển sách ấy cho xong mới viết lời giới thiệu. Bởi lẽ người ta đã tin tưởng nơi mình thì mình cũng không thể phụ lòng người khác được, khi chỉ đọc qua loa vài trang hay mục lục, rồi viết lời giới thiệu, thì việc này tôi chưa từng làm. Mặc dầu quyển sách hay kinh điển nào dày đến mấy trăm trang đi chăng nữa thì đối với tôi là một điều thú vị. Bởi lẽ mình không tốn công dịch, mà đọc được lời dịch của người khác ra Việt Ngữ cho mình đọc, thì quả là hạnh phúc biết dường bao. Do vậy tôi vẫn đọc và mãi đọc cho đến hôm nay, chưa bao giờ ngừng nghỉ là vậy.

Hiện tại của năm 2020 này thì Thầy Trung Thành chưa đến tuổi 30 và đang học Cao Học Phật Giáo tại Đại Học Phật Quang ở Nghi Lan, Đài Loan. Và như trong “Đôi lời tri ân” Thầy ấy đã bộc bạch rõ ràng rồi, Quý vị đọc sẽ biết lý do tại sao Thầy ấy dịch quyển sách này. Theo tôi thì Thầy Trung Thành đã có lý khi chọn tác phẩm này để dịch, vì là một người Úc xuất gia là tác giả, có thể có cái nhìn khách quan và khoa học hơn là một người Á Châu khác, khi nói hay viết, hoặc nhìn về Đức Phật như là một niềm tin của tôn giáo mà mình đang theo, chứ không phải là một khoa học của tôn giáo đó. Tác giả đã học, đã tu tập và đã dẫn chứng hầu hết những mẫu chuyện trong sách này đều dựa trong Kinh điển Nam truyền. Do vậy, độ tin tưởng có thể cao hơn tạng Bắc truyền. Dĩ nhiên tạng Bắc truyền không đi ra ngoài khuôn mẫu đã có như Nam truyền, nhưng Kinh điển Bắc truyền bao giờ cũng được thêm vào những chi tiết nhiều hơn, để thi vị hóa câu chuyện hấp dẫn hoặc ý nghĩa hơn, để người đọc từ đó dễ nắm bắt câu chuyện. Ví dụ như chuyện của chàng Vô Não (Angulimala) hại Phật là một ví dụ điển hình. Ở phần kinh tạng Bắc truyền kể lại chuyện này màu mè hơn. Ví dụ như bà vợ của vị Thầy Brahmin dạy đạo cho Vô Não, đã có tình riêng với chàng nhưng chàng thì vô tâm, nên bà ta tìm đủ mọi cách để hại chàng khi tình yêu không được thể hiện với Vô Não, và cuối cùng thì chồng bà, tức Thầy của Vô Não nghe lời vợ và buộc Vô Não phải đi tìm cho đủ 1.000 lóng tay của người được sát hại, thì Ông ta mới truyền cho phần cốt lõi của Đạo; nhưng ở Nam truyền thì ngắn gọn hơn, theo như nội dung mà Thầy Shravasti Dhammika đã thuật lại. Khi đọc vào nội dung của sách Quý vị sẽ nắm bắt được việc này một cách rõ ràng hơn. Chuyện của Đề Bà Đạt Đa cũng như vậy.

Trong sách, tác giả đã khéo kể về những đệ tử tại gia nổi tiếng của Đức Phật như xưa nay chúng ta thường được biết như: Anathapindika (Cấp Cô Độc), và nay ta lại còn biết thêm về các Cư Sĩ như: Citta của Macchikasanda và Hatthaka của Alavi nữa. Nhưng chúng ta cũng chưa thấy được hình ảnh của nữ thí chủ Tỳ Xá Khư trong sách này. Hoặc giả sự “Khủng hoảng ở Kosabi”, việc chính trong Kinh Tạng Bắc truyền là Đức Phật chế ra phép Lục Hòa cho chư Tăng Ni mà trong chương này cũng kể sự việc tương tự như thế, nhưng lại không đưa ra kết luận này.

Văn dịch ra Việt ngữ của Thầy Trung Thành rất trong sáng, người đọc sẽ dễ lãnh hội ý của tác giả cũng như dịch giả. Đây là sự thành công lúc ban đầu của cả hai vậy. Thầy còn dịch chú thích thêm những danh từ có gốc gác từ Phạn ngữ hay Pali sang Việt ngữ ở trong dấu ngoặc, khiến cho người mới học Đạo, đọc tác phẩm này sẽ dễ dàng nhận biết hơn khi tiếp xúc với Phật Giáo. Theo Thầy Trung Thành thì từ lúc nhỏ chưa vào chùa hay khi đã vào chùa rồi, Thầy đã đọc cuộc đời của Đức Phật không biết bao nhiêu quyển sách rồi. Do vậy khi dịch tác phẩm này, chắc rằng Thầy ấy cũng không gặp khó khăn mấy khi chọn từ ngữ Phật Học để diễn tả cho đúng ý của tác giả, khi tác giả muốn nhấn mạnh về một việc gì. Việc này đòi hỏi người dịch phải sáng tạo, cũng như phải hiểu sâu về thâm ý của tác giả mới thể hiện được việc ấy, mà việc này Thầy Trung Thành đã làm được, quả là một việc đáng tán dương biết bao.

Nhiều khi Thầy Trung Thành đi Phật sự chung với tôi ở đâu đó, nếu có một vị Thầy người Tích Lan, Hoa Kỳ hay Đức nói tiếng Anh, thì tôi thường hay nhờ Thầy ấy dịch ra Việt ngữ cho thính chúng nghe, và tôi đã cảm nhận được rằng, Thầy Trung Thành làm việc này rất tốt và có khả năng dịch cũng như diễn tả ý của diễn giả một cách rất linh hoạt, thành thục. Hy vọng Thầy Trung Thành sẽ thành công nhiều hơn nữa trong vấn đề dịch thuật, cũng như viết lách chuyển từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác về sau này.

Bây giờ tôi đã ở tuổi 71, 72 thấy được thế hệ 20, 30 làm những việc bắt đầu như cách đây 50 năm về trước mà tôi đã làm, quả là điều vi diệu. Do vậy tôi thường hay tài trợ và giúp đỡ cho những ai không phải chỉ có tài năng, mà còn có cả ý chí nữa. Bởi vì người xưa thường nói rằng: “Học hải vô nhai, cần thị ngạn. Thanh vân hữu lộ, chí vi thê.” (學海無涯勤是岸;青雲有路志爲梯。) Nghĩa là: “Biển học không bờ, siêng năng là bến; đường mây có lối, ý chí là thang lên.”

Viết mấy lời giới thiệu này để động viên Thầy Trung Thành tiếp tục làm những việc mình ưa thích, mà Phật Giáo nói chung cũng như Phật tử Việt Nam đang cần, và tôi mong rằng, sẽ đón nhận thêm nhiều tác phẩm hay dịch phẩm khác nữa của Thầy Trung Thành, để được đọc và được viết lời giới thiệu như quyển sách đầu tay này của Thầy ấy.

Viết xong lời giới thiệu này vào ngày 21 tháng 9 năm 2020 tại thư phòng Tu Viện Viên Đức, Ravensburg thuộc miền Nam nước Đức.

Thích Như Điển

Phương Trượng Tổ Đình Viên Giác, Hannover và Tu Viện Viên Đức, Ravensburg, Đức Quốc

_______________________


ĐÔI LỜI TRI ÂN CỦA NGƯỜI DỊCH

Trong khoảng thời gian may mắn được hầu cận Sư Ông Phương Trượng Tổ Đình Viên Giác tại Đức- Hòa Thượng Thích Như Điển, chúng con luôn cảm động trước lòng từ bi, trí tuệ cùng những đóng góp không ngừng nghỉ của Ngài, cho sự nghiệp quảng truyền chánh Pháp. Để tán dương Ngài thì phải cần thật nhiều giấy mực, nhưng có một điều liên quan trực tiếp đến sự có mặt của quyển sách dịch nhỏ này, một điều từ nơi Ngài mà chúng con rất đỗi thán phục, chính là với tất cả những trách nhiệm đối với đông đảo chúng đệ tử xuất gia cũng như tại gia, đối với các Giáo Hội cùng những tự viện và tổ chức lớn nhỏ, nhưng Ngài chưa khi nào quên việc tu tập và nghiên cứu. Sách vở với Ngài luôn là những người bạn chân thành và thân thiết nhất, và ở vào cái tuổi “Thất thập cổ lai hy”, Ngài vừa hoàn thành quyển sách thứ 68 của mình.

Ngài nhiều lần nhắc nhở rằng, sinh ngữ nếu không thường trau dồi, sử dụng thì sẽ chóng quên mất; cũng như thường động viên chúng con đã đi học, thì nên tùy khả năng mà làm gì đó có ích cho đạo Pháp và mọi người. Nhưng mãi cho đến mùa hè này, vì ‘chú’ virut Corona, mà Sư phụ của chúng con là Thầy Viện chủ Tu Viện Khánh An- Thượng Tọa Thích Trí Chơn gọi thân thương ‘chú’ là ‘bạn’ và đã gửi đến chú ấy một bức thư thật sâu sắc; cũng do chú ấy mà du học Tăng chúng con ai cũng mắc kẹt không về nước được. Cứ ngỡ chú sẽ là “kẻ tội đồ”, nhưng thật ra chính nhờ chú mà sau cùng chúng con có thời gian và không gian, để hoàn thành việc chuyển ngữ quyển sách nhỏ này trước khi học kỳ mới lại bắt đầu.

Xuất gia và được nuôi lớn nhờ cơm Tam Bảo đến nay cũng đã hơn 20 năm, chúng con từng say mê nhiều quyển sách viết về cuộc đời của Đức Phật Sakyamuni. Từ bộ truyện cho trẻ con Lịch sử Đức Phật Bằng Tranh của hai cư sĩ: Lý Thái Thuận và Trương Quân, hay hai bài ngắn Lược Sử Đức Phật Thích Ca trong bộ sách giáo lý vỡ lòng Phật Học Phổ Thông của cố Hòa Thượng Thích Thiện Hoa, rồi Đức Phật Lịch Sử của vị học giả người Đức H.W Schumann, do cố Giáo sư Trần Phương Lan chuyển ngữ, thể hiện góc nhìn một Đức Phật rất “người trần mắt thịt”, đến tiểu thuyết Đường Xưa Mây Trắng vô cùng xuất sắc, của Sư Ông Làng Mai- Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh. Có một hình ảnh mà chúng con rất thích khi đọc bài thơ Châu Ngọc Pháp Hoa của Sư Ông Làng Mai, chính là một chuỗi ngọc long lanh tuyệt sắc. Với chúng con thì mỗi tác phẩm viết về cuộc đời Đức Phật cũng như những chuỗi ngọc kia, bởi lẽ tư liệu về Đức Phật như những viên ngọc nhiều màu sắc vốn không tập trung một chỗ, mà nằm rải rác khắp nơi trong Ba Tạng Kinh Điển, và mỗi tác giả như những người thợ làm chuỗi, sẽ tùy theo sở thích của mình mà tìm nhặt những viên ngọc ấy đem về, rồi theo ý nguyện cá nhân mà xâu lại thành những chuỗi ngọc muôn màu muôn vẻ.

Dây chuỗi ngọc mà chúng con được chiêm ngưỡng gần đây nhất, chính là The Buddha and His Disciples của vị Sư lỗi lạc người Úc, Shravasti Dhammika. Sư là tác giả của hơn 30 đầu sách, trong đó có những quyển được đông đảo độc giả yêu thích và đã dịch ra hơn 36 thứ tiếng như quyển Good Questions, Good Answers mà Bác sĩ Phạm Kim Khánh dịch là Khéo Vấn, Khéo Đáp năm 1997 và Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng - Úc Châu chuyển ngữ thành quyển Hỏi Hay, Đáp Đúng năm 2000. Nói về tác phẩm The Buddha and his Disciples, thì đây là một quyển sách mà Sư viết về cuộc đời Đức Phật rất thú vị. Bằng ngôn từ đơn giản mà dường như trẻ em cũng có thể thưởng thức được, cộng với cách chọn lọc, xử lý sử liệu và trình bày một cách mới mẻ đầy tính khoa học qua việc giới thiệu bối cảnh xã hội, cùng những người có sự liên hệ với Ngài thời bấy giờ, để xây dựng nên bức tranh sống động về cuộc đời của Đức Phật, tất cả đã làm nên một sợi chuỗi ngọc thật giá trị đối với mọi người. Chúng con cũng rất trân trọng việc Sư luôn ghi chú nguồn gốc cho những trích dẫn một cách rõ ràng, để mà thông qua đó mọi người có thể dễ dàng kiểm chứng các thông tin, cũng như thuận tiện cho việc tra cứu thêm.

Quyển sách dịch nhỏ này, chính là lòng tri ân mà chúng con kính dâng lên Hòa Thượng Thích Như Điển, người đã luôn thương tưởng và thường từ bi nhắc nhở, động viên chúng con. Sự hỗ trợ của Hòa Thượng cũng như chư vị Phật tử Âu Châu trong mùa dịch này, cũng đã giúp cho du học Tăng chúng con được an tâm mà nghiên cứu và tu tập.

Chúng con cũng kính xin tri ân Cha Mẹ sanh thành, ân Thầy Tổ giáo dưỡng, ân tín chủ thường yểm trợ và ân đất nước đã chở che.

Mong rằng quyển sách nhỏ này sẽ gieo được cảm tình đối với Đức Phật và Giáo Pháp nơi người mới, cũng như làm vững chãi thêm niềm tin nơi người đã có thiện tâm với Đạo Phật.

Trong lúc thực hiện việc chuyển ngữ quyển sách này, tuy chúng con đã nỗ lực với mong muốn có thể chuyển tải một cách đúng đắn và gần nhất với tư tưởng trong nguyên bản của tác giả, nhưng vì sự giới hạn của khả năng cũng như kiến thức của bản thân nên không sao tránh khỏi những sai sót, chúng con kính mong quý vị sẽ hoan hỷ khi gặp phải những sai sót ấy. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về hộp thư điện tử: thichtrungthanhvn@gmail.com

Lầu Hải Tịnh - Đại Học Phật Quang
Rằm tháng Bảy năm Canh Tý

Kính Tri Ân

Thích Trung Thành


______________________

THƯ CHO PHÉP CHUYỂN NGỮ

VÀ CHIA SẺ BẢN DỊCH

From: Thich Trung Thanh
Sent: Saturday, November 7, 2020
To: Shravasti Dhammika

Subject: Asking the copyright permission for the book “The Buddha and His Disciples.”

Dear Bhante Shravasti Dhammika,

At the beginning of this letter, I wish you good health and happiness.

My Dhamma name is Thich Trung Thanh, and I’m a Vietnamese Buddhist monk. I have been ordained for more than 20 years, attended a Buddhist university in Thailand, and now I am studying for a master’s degree in Taiwan.

I got to know you through the book Good Question Good Answer for more than ten years, and that is the book that introduced me to learning Buddhism in English.

Last summer, I came to know your book, The Buddha and His Disciples. After reading it, I thought it would be a great blessing if Vietnamese Buddhists could read it too, especially the young generation that is beginning to learn Buddhism. You have told the story of the Life of The Buddha in a way that is truly fascinating and very scientific in your approach. I love the way you always make clear notes of sources, and it will be beneficial for those who want to learn more.

I am now writing this letter for asking your copyright permission. Please allow me to translate your book The Buddha and His Disciples into Vietnamese and disseminate it to the Vietnamese Buddhist community.

I wish you good health, peaceful and your spreading the Buddha’s teachings career will be as your vow.

I appreciate your consideration of my permission request.

With my sincere respect,

Thich Trung Thanh
___________

From: Shravasti Dhammika
Sent: Saturday, November 7, 2020
To: Thich Trung Thanh

Subject: Re: Asking the copyright permission for the book “The Buddha and His Disciples”

Dear Thich Trung Thanh,

Concerning your last email, I am happy for you to publish your translation of my book The Buddha and His Disciples and to make it available for sale at a price that you consider reasonable. Please keep me informed of the process of the publishing.

With kind regards,

Bhante Dhammika

_____________________


VÀI GHI CHÚ VỀ BẢN DỊCH

Văn bản dịch sẽ giữ lại tên người cũng như địa danh theo như nguyên bản, trừ những từ như Buddha, Bhikkhu. Riêng ở lần xuất hiện đầu tiên của những danh từ, vốn phổ biến với độc giả Việt Nam bằng phiên âm Hán Việt, thì phần phiên âm cũng như ghi chú sẽ được dịch giả in nghiêng và đặt trong dấu ngoặc đơn, nhằm giúp người đọc dễ nhận diện. Những phần trong ngoặc đơn nhưng không in nghiêng sẽ là của tác giả.

Tất cả những ghi chú nguồn trích dẫn Kinh điển sẽ theo cách thể hiện của bản gốc mà tập trung thành một chương ở cuối sách.

Những trích dẫn trong sách được tác giả dựa trên ấn bản Pali đầu tiên do hội Pali Text Society xuất bản.

Những phần trích dẫn từ Tam Tạng Kinh Điển của bản tiếng Việt này có tham khảo các bản dịch của cố Hòa Thượng Thích Minh Châu và Sư Indacanda (Nguyệt Thiên).


« Sách này có 15 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.117.106.206 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...