Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Thành công không phải là chìa khóa của hạnh phúc. Hạnh phúc là chìa khóa của thành công. Nếu bạn yêu thích công việc đang làm, bạn sẽ thành công. (Success is not the key to happiness. Happiness is the key to success. If you love what you are doing, you will be successful.)Albert Schweitzer
Chúng ta thay đổi cuộc đời này từ việc thay đổi trái tim mình. (You change your life by changing your heart.)Max Lucado
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Phán đoán chính xác có được từ kinh nghiệm, nhưng kinh nghiệm thường có được từ phán đoán sai lầm. (Good judgment comes from experience, and often experience comes from bad judgment. )Rita Mae Brown
Thành công có nghĩa là đóng góp nhiều hơn cho cuộc đời so với những gì cuộc đời mang đến cho bạn. (To do more for the world than the world does for you, that is success. )Henry Ford
Điều người khác nghĩ về bạn là bất ổn của họ, đừng nhận lấy về mình. (The opinion which other people have of you is their problem, not yours. )Elisabeth Kubler-Ross
Nếu chúng ta luôn giúp đỡ lẫn nhau, sẽ không ai còn cần đến vận may. (If we always helped one another, no one would need luck.)Sophocles

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Đức Phật và chúng đệ tử »» Tăng chúng và Ni chúng »»

Đức Phật và chúng đệ tử
»» Tăng chúng và Ni chúng

Donate

(Lượt xem: 4.338)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       

Đức Phật và chúng đệ tử - Tăng chúng và Ni chúng

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Suốt nhiều thế kỷ, tôn giáo ở Ấn Độ đã bị chia rẽ giữa hai phong trào đối lập, truyền thống Brahmin chính thống và truyền thống không chính thống (samana) (sa-môn). Các Brahmin dạy rằng, một người sẽ được cứu rỗi nếu anh ta là một người con và người cha tốt, cùng với việc chí thành thực hiện một số lễ nghi nhất định. Bản thân những Brahmin đó là những người đã lập gia đình và thường là có nhiều vợ. Họ là những người thông thạo những kiến thức về thần học cũng như thế tục, nuôi sống bản thân cùng gia đình nhờ vào các khoản thù lao họ nhận được, qua việc thực hiện các nghi lễ được xem là cần thiết cho sự thịnh vượng của kiếp sống này và sanh thiên sau khi mãn phần. Trong khi đó, truyền thống samana lại hướng dẫn rằng sự cứu rỗi, chỉ có thể đạt được bằng cách thấu hiểu và chuyển hóa tâm thức. Để hỗ trợ cho quá trình này thì việc từ bỏ trách nhiệm gia đình và xã hội được coi là hữu ích, vì điều đó giúp giải phóng người ấy khỏi những phiền nhiễu không cần thiết. Trải nghiệm nhiều cách thực tập yoga và thiền định khác nhau, cùng với việc hành xác đều rất phổ biến trong truyền thống ấy. Đại diện cho truyền thống này là những hành giả khổ hạnh (samana, paribbajaka, muni, tapasa, v.v.) những người sống một mình hay thành các nhóm nhỏ, ở sâu trong rừng rậm và các hang động trên núi cao, cách xa xã hội cùng những quy ước của nó. Trong khi một số hành giả đi về hướng lõa thể thì hầu hết chọn cách mặc những y phục đơn giản mà thường được nhuộm vàng, một màu sắc giúp biểu hiện người mặc là những người đã từ bỏ thế tục. Ở Ấn Độ, màu vàng tượng trưng cho cái chết hoặc sự từ bỏ, bởi vì trước khi một chiếc lá sẽ ngả vàng trước khi nó lìa cành. Khi Thái tử Siddhartha từ bỏ thế tục, Ngài dường như đã mặc định cho rằng con đường khổ hạnh sẽ dẫn Ngài ấy đến chân lý hơn là con đường của các Brahmin.

Sau khi thành đạo, Đức Phật nhận thấy cần phải có một hội chúng các vị đồng phạm hạnh, với chí nguyện giúp chúng sanh cùng giác ngộ, và cũng để trao truyền chánh Pháp xuyên suốt không gian và thời gian. Do đó, cũng giống như các vị Đạo sư khác, Ngài đã thành lập một cộng đồng các Thầy Tỳ Khưu (bhikkhu sangha), một đoàn thể lý tự trị hợp pháp với các điều luật và quy định riêng. Đức Phật đã thay đổi cách tổ chức và các điều luật của Tăng đoàn khi các tình huống mới xuất hiện và chúng ta thấy được một bức tranh về sự dần phát triển này trong Vinaya Pitaka (Tạng Luật). Trải qua nhiều thế kỷ, trong khi nhiều đế chế vĩ đại đến và đi, Tăng đoàn vẫn tồn tại và phát triển mạnh mẽ, giữ vai trò như là một nhân chứng thầm lặng cho cách mà Giáo Pháp cần được thực hành, và cũng như là một phương tiện giúp truyền bá nền văn minh khắp Châu Á.

Để trở thành một Sa-di (samanera) trong đoàn thể Tỳ Khưu, tất cả những gì người ấy cần làm, là tới trước một vị Thầy ít nhất mười tuổi hạ, để thỉnh cầu được chấp thuận. Thường thì nhận thức đưa đến quyết định từ bỏ cuộc sống thế tục là kết quả phát xuất từ việc nghe được những lời dạy của Đức Phật, đã được diễn tả như sau:

“Đời sống gia đình bị trói buộc và đầy những bụi bặm, rời khỏi chúng là sự tự do phóng khoáng. Thật rất khó cho một người sống ở gia đình, có thể sống theo phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ, hoàn toàn thanh tịnh, trắng bạch như vỏ ốc. Vậy ta nên cạo bỏ râu tóc, khoác áo cà sa, từ bỏ gia đình và sống đời sống không nhà.”1

Sau khi vị Giới tử được xuống tóc và khoác lên mình tấm y, thì chú ấy phải sống và gìn giữ mười giới. Đức Phật đã cho phép ngay đến những chú bé nhỏ tuổi, cũng có thể xuất gia làm Sa di, và vị Sa di ấy sau khi được hướng dẫn đầy đủ và ít nhất 20 tuổi, chú ấy có thể thọ nhận giới Cụ túc (upasampada) và trở thành một vị Tỳ Khưu (Bhikkhu). Để thực hiện việc này, chú Sa di sẽ phải đến trước một hội đồng, gồm ít nhất mười vị Tỳ Khưu đủ mười tuổi hạ trở lên, với sự hiểu biết và giới hạnh của họ được mọi người kính trọng. Giới tử sau đó sẽ được hỏi mười một câu hỏi, để qua đó xác định sự phù hợp, động cơ và sự sẵn sàng của người ấy.

1. Chú có phải không mang trong mình các bệnh tật?

2. Chú có phải là loài người không?

3. Chú có phải là người nam không?

4. Chú có phải là người tự do không?

5. Chú có phải đang không mang nợ?

6. Chú có đang mang nghĩa vụ gì đối với nhà vua không?

7. Chú có được sự cho phép của bố mẹ không?

8. Chú có đủ ít nhất hai mươi tuổi chưa?

9. Chú có y và bát không?

10. Tên chú là gì?

11. Tên của Thầy chú là gì?

Nếu Giới tử trả lời thỏa đáng những câu hỏi trên và sau khi thỉnh cầu được phép thọ giới lớn ba lần mà không có Thầy nào phản đối thì vị ấy sẽ được xem là một Thầy Tỳ Khưu.

Các Tu sĩ Phật Giáo, tự mình cũng như được mọi người xem là những người con trai dòng họ Thích Ca (Sakyaputta). Mỗi vị Tỳ Khưu đều có thể dùng những vật dụng chung của đại chúng, nhưng cá nhân vị ấy thì chỉ có thể sở hữu tám vật dụng cần thiết (atthapirika). Tám món ấy là:

1. Một tấm y ngoài (civara),

2. Một tấm y trong,

3. Một tấm y dày cho mùa Đông,

4. Một bình bát dùng khi đi khất thực,

5. Một đồ cạo râu,

6. Một cây kim cùng chỉ,

7. Một sợi dây lưng,

8. Một dụng cụ dùng để lọc nước cũng như loại bỏ các sinh vật nhỏ bé trong đó.

Một vị Tỳ Khưu sẽ luôn mang theo những vật trên trong những chuyến du hành của họ, cũng như “con chim bay đến nơi nào cũng mang theo hai cánh.”2

Nếu có người muốn cúng dường đến một vị Tỳ Khưu, thì Thầy ấy chỉ có thể nhận lấy thức ăn hoặc những thứ nằm trong tám vật dụng ở trên, còn những thứ khác như đất đai, nhà cửa, vải vóc hoặc ngũ cốc, v.v… chỉ có thể được chấp nhận trên danh nghĩa đại diện cho đại chúng, và những vật ấy do vậy sẽ trở thành tài sản chung. Một khi đã trở thành một vị Tỳ Khưu thì người ấy buộc phải tuân theo Patimokkha (Giới Bổn), gồm hai trăm hai mươi bảy điều giới quy định sự kỷ luật và hoạt động của Tăng đoàn. Các điều giới được chia thành tám nhóm dựa theo những hình phạt cần thiết khi giới bị vi phạm. Nhóm quan trọng nhất chính là bốn giới Parajika (Ba-la-di) mà nếu một vị Tỳ Khưu phạm phải thì tự khắc người ấy sẽ bị tẩn xuất khỏi Tăng đoàn và không thể xuất gia lại được. Bốn điều ấy là:

1. Hành dâm,

2. Trộm cắp,

3. Giết hại,

4. Nói dối rằng mình có thần thông hoặc chứng đắc các quả thánh.

Từ parajika mang nghĩa đen là “thất bại” chỉ cho người phá vỡ bất kỳ học giới nào trong nhóm này chính là đã bị đánh bại bởi tham dục, sân hận hoặc niềm kiêu hãnh của người ấy. Các điều giới quan trọng khác đó là mười ba giới Sanghadisesa (Tăng-Già-Bà-Thi-Sa), nếu vi phạm, cần phải phát lộ và Nissaggiya Pacittiya (Ni-Tát-Kỳ Ba-Dật-Đề); ba mươi giới liên quan đến việc sở hữu, nếu vi phạm sẽ bị trừng phạt bằng cách tịch thu những vật ấy. Những giới khác quy định về những uy nghi, giải quyết các tranh cãi và cách vận hành Tăng đoàn. Bởi vì tất cả những điều giới hiện được ghi lại trong Vinaya Pitaka này, có mục đích nhằm duy trì tính kỷ luật và giải quyết các vấn đề vốn luôn phát sinh khi mọi người sống với nhau, nên chúng không phải là tuyệt đối. Đức Phật dạy rằng chúng có thể được thay thế hoặc sửa đổi cho phù hợp với hoàn cảnh. Trước khi nhập đại Niết Bàn, Ngài dạy các Thầy Tỳ Khưu rằng: “Nếu các thầy muốn, chúng Tăng có thể hủy bỏ những học giới nhỏ nhặt chi tiết sau khi ta diệt độ.”3

Giống như tất cả những hành giả khổ hạnh thời đó, các tu sĩ Phật Giáo dành phần nhiều thời gian để du hành từ nơi này sang nơi khác. Việc này đã cho các vị ấy có dịp gặp gỡ và chia sẻ Giáo Pháp với nhiều người cũng như đảm bảo rằng các Thầy sẽ không thể tích lũy tài sản. Tuy nhiên một trong những điều luật của các Thầy Tỳ Khưu đó, là họ phải an cư tại một địa điểm trong ba tháng của mùa mưa (vassa). Khoảng thời gian an cư này là rất cần thiết, bởi ngoài sự thật rằng việc đi lại trong mùa mưa khá khó khăn, thì các Thầy Tỳ Khưu đã tận dụng chúng như một cơ hội cho việc chuyên chú thực tập thiền định. Số lần trải qua những kỳ tu tập miên mật như vậy sẽ đánh dấu sự trưởng thành và kinh nghiệm của vị ấy và vì lẽ đó, ngày nay khi các Thầy gặp mặt họ sẽ hỏi nhau: “Thầy đã trải qua bao nhiêu mùa mưa (vassa) rồi?”

Để duy trì kỷ luật và khuyến khích các giá trị chung của Tăng đoàn, thì việc sinh hoạt tập thể với sự tham dự của tất cả mọi người, là yếu tố cần thiết đối với các Thầy Tỳ Khưu. Một số khu vực được gọi là giới trường (sima) với ranh giới đã được phân định, và tất cả các Thầy sống trong khu vực đó sẽ tụ tập với nhau hai lần mỗi tháng, cuộc gặp mặt này được gọi là Uposatha (Bố-tát-trai-giới). Trong Uposatha, Patimokkha sẽ được tụng đọc, những lỗi phạm giới sẽ được phát lộ và những hình phạt tương xứng sẽ được đưa ra. Bên cạnh việc thảo luận các vấn đề mà đại chúng đã cũng như đang gặp phải, thì cố nhiên quý Thầy cũng sẽ bàn luận về Giáo Pháp nữa. Nếu cần phải đưa ra những quyết định, thì mỗi Thầy Tỳ Khưu đều có thể nói lên ý kiến của mình và có quyền biểu quyết cho các quyết định ấy. Lễ uposatha đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tái khẳng định sự hòa hợp thống nhất của Tăng già, thắt chặt tình huynh đệ và nhất là trong việc gìn giữ và trao truyền chánh Pháp.

Tăng đoàn ban đầu chưa có Ni chúng, nhưng khi Giáo Pháp trở nên phổ biến rộng rãi hơn, thì phụ nữ cũng dần mong muốn được sống đời sống xuất sĩ. Trong một lần Đức Phật viếng thăm Kapilavatthu, ngay sau khi vua cha Ngài băng hà, bà Maha Pajapati Gotami-mẹ nuôi của Ngài đã đến trước Thế Tôn và xin được xuất gia. Đức Phật lúc ấy đã từ chối và bà Maha Pajapati Gotami rời đi trong nước mắt. Sau khi Đức Phật đi khỏi Kapilavatthu để đến Vesali, bà đã tự cạo tóc, khoác lên mình tấm y vàng và lên đường hướng tới Vesali. Bà đến nơi với thân mình lấm lem bụi đất, đôi chân sưng phù đầy vết đá cắt và những giọt nước mắt lăn dài trên má. Bà xin Tôn giả Ananda cho bà gặp Đức Phật để một lần nữa xin được phép xuất gia và một lần nữa Thế Tôn lại từ chối. Thầy thị giả khi ấy thấy thương cảm và quyết định cầu xin giúp cho bà. Thoạt tiên Thầy ấy hỏi Đức Phật rằng liệu người nữ có khả năng tâm linh như người nam không. Đức Phật trả lời:

“Người nữ từ bỏ gia đình, sống đời sống không nhà, theo khuôn khổ Giáo Pháp và giới luật mà đức Như Lai tuyên thuyết, có khả năng đạt được Thánh quả Tu-đà-hoàn (Sotapanna), Tư-đà-hàm (Sakadagami), A-na-hàm (Anagami) và A-la-hán (Arahant).”

Sau đó, Thầy Ananda thỉnh cầu Đức Phật xem xét việc người mẹ nuôi đã hết lòng quan tâm chăm sóc Ngài.

“Bạch Đức Thế Tôn, vì người nữ cũng có khả năng đạt các Thánh quả như người nam và di mẫu Maha Pajapati Gotami đã có công lớn đối với Đức Thế Tôn. Người vừa là dì ruột và vừa là mẹ nuôi. Người đã chăm Đức Thế Tôn bằng chính sữa của mình và nuôi dưỡng Ngài khi Mẫu hậu Ngài qua đời. Thế nên, bạch Đức Thế Tôn, lành thay nếu các người nữ được phép từ bỏ gia đình, sống đời sống không nhà, theo khuôn khổ Giáo Pháp và giới luật mà đức Như Lai tuyên thuyết.”

Sau cùng, Đức Phật đã đồng ý với điều kiện rằng Ni chúng sẽ phải giữ thêm một vài điều luật. Các điều luật dành riêng cho Ni là:

1. Về mặt tôn trọng và cung kính, một Tỳ Khưu luôn được ưu tiên hơn một Tỳ Khưu Ni.

2. Tỳ Khưu Ni không nên an cư mùa mưa tại một trú xứ không có hội chúng Tỳ Khưu.*

3. Tỳ Khưu Ni nên hỏi hội chúng Tỳ Khưu về ngày tiến hành lễ Uposatha và thỉnh cầu được nghe giáo giới.

4. Tỳ Khưu Ni phạm lỗi nên phát lộ trước cả hai hội chúng Tỳ Khưu và Tỳ Khưu Ni.

5. Tỳ Khưu Ni vi phạm tội nghiêm trọng nên thực hành hình phạt trước cả hai hội chúng.

6. Tỳ Khưu Ni phải được thọ giới lớn bởi cả hai hội chúng Tỳ Khưu và Tỳ Khưu Ni.

7. Tỳ Khưu Ni không được phép gièm pha hay mắng nhiếc Tỳ Khưu.

8. Tỳ Khưu Ni không được khuyên bảo Tỳ Khưu.

Bà Maha Pajapati Gotami chấp nhận các điều luật bổ sung này, và từ đó Ni chúng (bhikkhuni sangha) bắt đầu có mặt.4

Tuy nhiên, Đức Phật dường như cho rằng khi cả nam và nữ sống cùng nhau, thì việc gìn giữ nếp sống độc thân (brahmacariya), một khía cạnh quan trọng của đời sống xuất gia, sẽ rất khó khăn. Ngài sau đó đã nói rằng, vì bây giờ đã có cả Tăng và Ni, nên giới luật sống độc thân chỉ còn duy trì được 500 năm thôi. Điều thú vị là dự đoán của Ngài đã được chứng minh là khá chính xác. Vào thế kỷ 7 sau Tây lịch, một số nhóm tu sĩ bắt đầu kết hôn, điều đó dần trở thành một xu hướng và cùng với một số hoàn cảnh khác, cuối cùng đã dẫn đến sự suy tàn của Phật Giáo ở Ấn Độ. May mắn thay, ở hầu hết các quốc gia Phật Giáo, Tăng Ni tiếp tục thực hành lối sống không gia đình và duy trì các giá trị ban đầu của đời sống xuất gia. 


    « Xem chương trước «      « Sách này có 15 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Nguồn chân lẽ thật


Hạnh phúc là điều có thật


Nguyên lý duyên khởi


Tổng quan kinh Đại Bát Niết-bàn

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.135.198.91 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...