165. Hãy học cách xả bỏ mọi chuyện thế gian, đừng tìm cách chống lại chúng. Hãy vui với chúng. Hãy tìm cách điều động hay đối xử với chúng. Khi thân này bị bệnh và đau nhức, ta tìm kinh để tụng. Ta muốn kiểm soát và điều khiển thân này, ta không muốn cơ thể này đau. Kinh trở thành một loại nghi lễ huyền bí khiến chúng ta rối rắm thêm trong tham ái, dính mắc. Đó là vì chúng ta tụng kinh để khử trừ bệnh tật, để được sống bền vững lâu dài. Thật ra, Đức Phật ban cho chúng ta giáo pháp là để chúng ta biết sự thật của cơ thể này nhờ thế chúng ta có thể xả bỏ nó, nhưng chúng ta biến những lời dạy của Ngài thành kinh tụng để gia tăng thêm sự si mê của chúng ta.
165. We must learn to let go of conditions and not try to oppose or resist them. And yet we plead with them to comply with our wishes. We look for all sorts of means to organize them or make a deal with them. If the body gets sick and is in pain, we don’t want it to be so, so we look for various sutras to chant. We don’t want the body to be in pain. We want to control it. These sutras become some form of mystical ceremony, getting us even more entangled in clinging. This is because we chant them in order to ward off illness, to prolong life and so on. Actually the Buddha gave US these teachings in order to help US know the truth of the body, so that we can let go and give up our longings, but we end up chanting them to increase our delusion.
166. Hãy tìm hiểu thân thể và tâm trí bạn. Hãy bằng lòng với sự thanh đạm, ít ỏi. Đừng quá dính mắc vào giáo pháp. Đừng nắm giữ hay nhảy bổ vào những cảm xúc của mình.
166. Know your own body, heart, and mind.
Be content with little. Don’t be attached to the teachings. Don’t go and hold onto emotions.
167. Nhiều người sợ bố thí. Họ cảm thấy bị áp chế và bóc lột khi phải cho ra. Muốn trau dồi lòng từ thiện, bạn chỉ cần áp chế chính lòng tham muốn, dính mắc của mình chứ không ai áp chế bạn cả. Làm như thế thì bản chất thật sự của chúng ta sẽ tự chinh phục lấy chính nó để trở nên nhẹ nhàng và tự do hơn.
167. Some people are afraid of generosity. They feel that they will be exploited or oppressed. In cultivating generosity, we are only oppressing our greed and attachment. This allows our true nature to express itself and become lighter and freer.
168. Nắm cục lửa hàng xóm trong tay, bạn sẽ bị bỏng. Nắm cục lửa nhà bạn, bạn cũng bị bỏng. Cả hai cục lửa đều nóng. Thế nên, đừng sờ vào những gì có thể làm bạn bỏng tay, dầu đó là thứ gì và ở đâu đi nữa.
168. If you reach out and grab a fire in your neighbor’s house, the fire will be hot. If you grab a fire in your own house, that, too, will be hot. So don’t grab at anything that can burn you, no matter what or where it is.
169. Người ngoài có thể cho rằng chúng ta điên khùng khi thấy chúng ta sống trong rừng và ngồi chẳng khác nào những pho tượng đá như thế này. Thế nhưng, họ sống ra sao? Họ cười, họ khóc, và có lúc họ giết hại lẫn nhau vì quá tham lam và sân hận. Vậy thì ai điên khùng đây?
169. People outside may call US mad to live in the forest like this, sitting like statues. But how do they live? They laugh, they cry, they are so caught up that at times they kill themselves or one another out of greed and hatred. Who are the mad ones?
170. Thay vì dạy người khác, Ajahn Chah chỉ tạo hoàn cảnh và cơ hội đặc biệt để họ tự tìm hiểu chính mình. Ajahn Chah nói: "Những gì tôi hướng dẫn các bạn, các bạn chỉ hiểu mười lăm phần trăm. Hoặc nếu đã làm nhà sư được năm năm thì có thể hiểu năm phần trăm". Một vị sư trẻ thưa rằng: "Như vậy, con được một phần trăm vì con mới tu được một năm." Ajahn Chah lắc đầu cười nói: "Không! Bốn năm đầu con không được phần trăm nào cả. Đến năm thứ năm con sẽ hiểu năm phần trăm".
170. More than merely teaching people, Ajahn Chah trained them by creating a general environment and specific situations where they could learn about themselves. He would say things like, "Of what I teach you, you understand maybe 15%," or "He’s been a monk for five years, so he understands 5%." A junior monk said in response to the latter, "So I must have 1% since I’ve been here one year." "No," was Ajahn Chah’s reply. "The first four years you have no percent, then the fifth year, you have 5%."
171. Một người học trò của Ajahn Chah khi được hỏi rằng liệu nhà sư sẽ giữ bộ y suốt đời hay sẽ hoàn tục. Vị sư học trò trả lời rằng: "Thư thầy, con thấy rất khó để nói đến điều đó, mặc dầu không hề nghĩ đến chuyện hoàn tục, nhưng thật ra con cũng chẳng hề quyết định sẽ giữ mãi chiếc y này cho đến lúc chết." Sau khi nhìn vào bên trong mình vị sư trẻ nói: "Dường như tâm con chẳng có nghĩa lý gì cả?" Achan Chah bèn trả lời: "Tâm chẳng có nghĩa lý gì cả, đó chính là giáo pháp."
171. One of Ajahn Chah’s disciple was once asked if he was ever going to disrobe, if he was going to die in the yellow robes. The disciple said that it was hard to think about, and that although he had no plans to disrobe, he couldn’t really decide that he never would. When he looked into it, he said, his thoughts seemed meaningless. Ajahn Chah then replied by saying, "That they are meaningless is the real Dhamma."
172. Có người hỏi Ajahn Chah rằng: "Tại sao một xứ Phật giáo như Thái lan lại có nhiều tội phạm hình sự?" Ajahn Chah trả lời: "Người nào làm những điều bất thiện, người đó không phải là Phật tử. Họ làm những công việc của họ chẳng liên quan gì đến Phật giáo. Đức Phật chẳng bao giờ dạy họ làm những điều như thế."
172. When someone asked Ajahn Chah why there was so much crime in Thailand, a Buddhist country, or why Indochina was such a mess, he said, "Those aren’t Buddhists who are doing those unwholesome things. That isn’t Buddhism doing those things. Those are people doing those things. Buddha never taught anything like that."
173. Có người hỏi Ajahn Chah rằng Ngài có phải là một vị A-la-hán không. Ajahn Chah trả lời: "Tôi như cây cổ thụ đầy lá, hoa và trái. Chim chóc tới ăn và làm tổ trong cây đó. Nhưng cây cổ thụ không hiểu gì về thân phận của nó. Nó cứ sống tự nhiên như vậy thôi. Nó sao nó vậy.
173. Once a visitor asked Ajahn Chah if he was an arahant. He said, "I am like a tree in a forest. Birds come to the tree, they sit on its branches and eat its fruit. To the birds the fruit may be sweet or sour or whatever. But the tree doesn’t know anything about it. The birds say sweet or they say sour, but from the tree’s point of view, this is just the chattering of birds."
174. Hỏi: Tôi có thể quán sát tham lam và sân hận, nhưng làm thế nào để kiểm soát si mê?
Đáp: Bạn như người đang cưỡi ngựa mà lại hỏi: "Con ngựa đâu?"
174. Someone commented, "I can observe desire and aversion in my mind, but it’s hard to observe delusion." "You’re riding on a horse and asking where the horse is?" was Ajahn Ch ah’s reply.
175. Một số người chỉ do đức tin mà trở thành nhà sư, nhưng lại gặp khó khăn trong khi sống trong giáo pháp, thực hành giáo pháp. Họ không hiểu rõ chính mình. Hiện nay rất ít người thật sự thực hành giáo pháp vì có quá nhiều chướng ngại phải vượt qua. Nhưng nếu chúng không tốt hãy để cho chúng chết. Nếu chúng không chết hãy làm cho chúng tốt.
175. Some people become monks out of faith but then trample on the teachings of the Buddha. They don’t now themselves better. Those who really practice are few these days, for there are too many obstacles to overcome. But if it isn’t good, let it die; if it doesn’t die, then make it good.
176. Bạn bảo rằng bạn yêu người yêu một trăm phần trăm. Được, hãy mỗ xẻ cơ thể người ấy ra để xem thử bạn còn yêu được bao nhiêu phần trăm. Hoặc nếu bạn quá thương nhớ khi cô ta xa bạn, thì tại sao bạn không bảo cô ta gửi cho bạn một bô phân của cô ta. Mỗi khi bạn nhớ cô ta thì hãy dở bô phân ra ngửi. Ghê tởm chưa? Đó là cái mà bạn yêu thương đấy! Cái gì làm cho tim bạn đập như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực mỗi khi bạn gặp một cô gái hấp dẫn hay ngửi thấy mùi nước hoa của cô ta? Sức mạnh nào vậy? Nó kéo hút bạn, nhưng bạn buông xuôi, không hề chống lại. Cuối cùng bạn phải trả một giá rất đắt. Bạn hiểu chứ!
176. You say you love your girlfriend one hundred per cent. Well, turn her inside out and see how many per cent of her you still love. Or if you miss your lover so much when she’s not with you, then why not ask her to send to you a vial of her feces in it. In that way, whenever you think of her with longing, you can open the vial and smell it. Disgusting? What is it, then, that you love? What is it that makes your heart pound like a rice pounder every time a girl with a really attractive figure comes walking along or you smell her perfume in the air? What is it? What are these forces?
They pull and suck you in, but you don’t put up a real fight, do you? There’s a price to pay for it in the end, know!
177. Một hôm Ajahn Chah muốn dọn một khúc cây lớn, bị gẫy và đang nằm choáng đường. Ajahn Chah cùng người học trò, mỗi người một đầu, khiêng khúc cây vất đi. Trong khi nâng khúc cây lên, Ajahn Chah hỏi: "Nặng không?" Sau khi đã vất khúc cây vào bên đường, Ajahn Chah hỏi: "Bây giờ có còn nặng không?" Đó là cách mà Ajahn Chah dạy cho học trò tìm thấy giáo pháp trong mọi lời nói và tác động hằng ngày. Trong trường hợp này, Ajahn Chah chỉ cho thấy lợi ích của sự xả bỏ.
177. One day Ajahn Chah came upon a large, heavy branch that was lying in his path and which he wanted to move out of the way. He motioned to a disciple to get hold of one end while he lifted the other. Then when they held it ready to throw, he looked up and asked, "Is it heavy?" And after they had flung it into the forest, he asked again, "Now, is it heavy?" It was like this that Ajahn Chah taught his disciples to see the Dhamma in everything they said or did. In this case, he demonstrated the benefit of "letting go."
178. Một người học trò của Ajahn Chah trong lúc rút dây cắm máy thâu băng ra khỏi ổ điện, sơ ý nắm vào chốt điện, và bị giật nên vội vàng buông bỏ dây ra. Ajahn Chah, không bỏ lỡ cơ hội dạy giáo pháp, bèn nói: "ồ! Sao con có thể buông bỏ một cách dễ dàng như vậy? Ai dạy con đó?"
178. A disciple of Ajahn Chah was unplugging a tape recorder when he accidentally touched the metal prongs of the plug while it was still connected. He got a shock and dropped it immediately. Ajahn Chah noticed, and not being one to let an opportunity to teach the Dhamma slip by, was quick to say, "Oh! How come you could let go of that so easily? Who told you to?"
179. Một số nhà sư Tây phương đã tổ chức một ngày Giáng Sinh đặc biệt, với một buổi lễ tặng quà và làm phước. Một số thiện tín thắc mắc tại sao Phật giáo lại tổ chức lễ Giáng Sinh Thiên Chúa giáo. Ajahn Chah giải thích: Thân tâm mọi người đều có cùng bản chất như nhau. Tất cả đều phải sinh ra, đều phải già, đều phải chết. Khi bạn hiểu được điều đó thì sự khác biệt không còn quan trọng nữa.
Bất kỳ cái gì giúp chúng ta thấy rõ chân lý, giúp chúng ta làm điều tốt đẹp đều là lối thực hành đúng. Có thể gọi đây là ngày gì cũng được. Tại sao không thể gọi đây là ngày "Thiên Chúa Phật Pháp." Ai thực hành đúng thì họ đã thực hành "Phật Đà Thiên Chúa Giáo" và mọi chuyện đều tốt đẹp. Hãy loại bỏ mọi luyến ái, dính mắc vào những sự chế định của thế gian để nhìn thấy mọi diễn biến của sự vật một cách chính xác và tự nhiên.
179. It was Christinas and the foreign monks had decided to celebrate it. They invited some laypeople as well as Ajahn Chah to join them. The laypeople were generally upset and skeptical. Why, they asked, were Buddhists celebrating Christmas? Ajahn Chah then gave a talk on religion in which he said, "As far as I understand, Christianity teaches people to do good and avoid evil, just as Buddhism does, so what is the problem? However, if people are upset by the idea of celebrating Christmas, that can be easily remedied. We won’t call it Christmas. Let’s call it 'Christ-Buddhamas. ’ Anything that inspires us to see what is true and do what is good is proper practice. You may call it any name you like."
180. Trong thời gian người Lào và Kampuchia đổ xô vào Thái Lan tỵ nạn, nhiều cơ quan từ thiện tổ chức thăm viếng giúp đỡ. Một số nhà sư Tây phương cảm thấy ái ngại khi ngồi trong rừng sâu hành thiền trong khi các tổ chức tôn giáo khác đang hăng hái làm việc. Họ bèn đến gặp Ajahn Chah để tỏ bày mối quan tâm của mình.
Ajahn Chah nói: "Giúp đỡ mọi người trong các trại tỵ nạn là việc làm tốt đẹp. Đó là bổn phận tự nhiên của chúng ta. Nhưng muốn cứu người khác thì trước hết mình phải sáng suốt, không bị mê mờ. Nhiều người có thể đến trại tỵ nạn để phân phát quần áo chăn mền nhưng ít ai có thể ngồi yên trong rừng để tìm hiểu tâm mình. Bao lâu chúng ta còn chưa biết cung cấp thức ăn và quần áo cho tâm người khác thì thế gian này vẫn còn người tỵ nạn".
180. During the time refugees were pouring into Thailand from Laos and Cambodia, the charitable organizations who came out to help were many. This made some ordained Westerners think it was not right that Buddhist monks and nuns should just sit in the forest while other religious organizations were so actively participating in alleviating the plight of the refugees. So they approached Ajahn Chah to express their concern, and this is what he said, "Helping in refugee camps is good. It is indeed our natural human duty to each other. But going through our own madness so that we can lead others through, that’s the only cure. Anyone can go out and distribute clothes and pitch tents, but how many can come into the forest and sit to know their minds? As long as we don’t know how to ‘clothe’ and ‘feed’people’s minds, there will always be a refugee problem somewhere in the world."
181. Sau khi lắng nghe một đệ tử đọc Tâm Kinh Bát Nhã, Ajahn Chah nói: "Không có không, cũng không có Bồ tát", rồi hỏi tiếp: "Kinh này từ đâu đến?" Người học trò trả lời: "Thưa thầy, theo con nghĩ thì do đức Phật thuyết." Ajahn Chah nói: "Không có Phật. Kinh này nói về trí tuệ thâm sâu, vượt mọi điều kiện của thế gian. Nhưng nếu không dùng những điều kiện của thế gian làm sao mà nói đây? Có phải thế không?"
181. Ajahn Chah listened to one of his disciples recite the Heart Sutra. When he had finished, Ajahn Chah said, "No emptiness either...no bodhisatta." He then asked, "Where did the sutra come from?" "It’s reputed to have been spoken by the Buddha," the follower replied. "No Buddha," retorted Ajahn Chah. Then he said, "This is talking about deep wisdom, beyond all conventions. How could we teach without them? We have to have names for things, isn’t that so?"
182. Muốn trở thành thánh nhân ta phải thay đổi cho đến khi chỉ còn cái thân trơ. Tâm hoàn toàn đổi thay nhưng thân dường như luôn luôn có mặt; vẫn nóng lạnh đau nhức và bệnh hoạn. Thế nhưng nhờ tâm đã biến đổi nên nó nhìn sinh, già, đau, chết dưới ánh sáng chân lý.
182. To become a Noble One, we have to continuously undergo changes until only the body remains. The mind changes completely but the body still exists. There is hot, cold, pain, and sickness as usual. But the mind has changed and now sees birth, old age, sickness and death in the light of truth.
183. Có người hỏi Ajahn Chah về sự giác ngộ, Ajahn Chah trả lời: "Giác ngộ chẳng có gì khó hiểu. Chỉ lột vỏ chuối ra bỏ vào miệng là bạn sẽ biết ngay hương vị của nó. Bạn phải thực hành để tự mình chứng ngộ, và bạn cần phải kiên trì. Nếu thành đạo dễ dàng thì mọi người đã làm rồi. Tôi bắt đầu vào chùa từ lúc tám tuổi và trở thành một nhà sư đã hơn bốn mươi năm; còn bạn thì chỉ muốn hành thiền một hai đêm thôi để đi thẳng đến Niết bàn. Đâu phải chỉ cần ngồi xuống là tức khắc giác ngộ. Không phải chỉ cần một người nào đó gõ vào đầu bạn một cái là bạn thành đạo ngay.
Bạn không cần phải hoàn toàn đắc đạo mới có thể hướng dẫn người khác. Chỉ cần thành thật với họ và nói cho họ những gì bạn biết từ chính tâm bạn. Hãy nói cho người ta biết những gì trong khả năng của bạn. Đừng giả vờ như có thể nhấc được tảng đá to trong khi bạn chỉ có thể nhấc tảng đá nhỏ. Người ta sẽ không cảm thấy khó chịu nếu biết bạn đang thực hành và đang làm việc. Thế rồi cuối cùng bạn có thể nhấc được tảng đá to.
183. Someone once asked Ajahn Chah to talk about enlightenment; could he describe his own enlightenment? With everyone eagerly waiting to hear his answer, he said, "Enlightenment isn’t hard to understand. Just take a banana and put it into your mouth, then you will know what it tastes like. You have to practise to experience realization, and you have to persevere. If it were so easy to become enlightened, everyone would be doing it. 1 started going to the temple when I was eight years old, and I have been a monk for over forty years. But you want to meditate for a night or two and go straight to nibbana. You don’t just sit down and - zip! - there you are, you know. You can’t get someone to blow on your head and make you enlightened either."
You don’t have to be fully enlightened before you are able to teach people. Just be honest with them and tell them what you know from your heart. Tell people what’s possible. Don’t pretend to be able to lift big rocks if you can only lift small ones. Yet it doesn’t hurt to tell people that if you exercise and if you work, it is indeed possible to lift large rocks.
184. Đường lối của thế gian là làm việc gì cũng kỳ vọng để được đền đáp trở lại, nhưng trong Phật giáo, chúng ta làm mà không cần sự đền đáp. Tuy nhiên, nếu chẳng muốn gì cả, thì sẽ được cái gì? Chẳng được gì cả! Những gì chúng ta có được chỉ là nguyên nhân của sự đau khổ mà thôi. Như vậy, thực hành để chẳng được gì cả, nhưng tâm bình an tĩnh lặng là được rồi!
184. The worldly way is to do things for a reason, to get something in return, but in Buddhism we do things without any idea of gain. But if we don’t want anything at all, what will we get? We don’t get anything! Whatever we get is just a cause for suffer ing, so we practice not getting anything. Just make the mind peaceful and have done with it.
185. Đức Phật dạy chúng ta hãy buông bỏ tất cả những gì có bản chất tạm bợ, không vững bền. Nếu buông bỏ, bạn sẽ thấy chân lý. Nếu không buông bỏ, bạn sẽ không thấy rõ sự thật. Chỉ có vậy thôi! Và khi trí tuệ khai mở rồi, thì nhìn đâu bạn cũng thấy chân lý.
185. The Buddha taught to lay down those things that lack a real abiding essence. If you lay everything down you will see the truth. If you don’t, you won’t. That’s the way it is. And when wisdom awakens within you, you will see truth wherever you look. Truth is all you’ll see.
186. Một cái tâm trống không, không có nghĩa là chẳng có gì trong đó cả. Nó không có phiền não, nhưng nó có đầy trí tuệ.
186. An "empty" heart doesn’t mean it’s empty as if there was nothing in it. It’s empty of evil, but it’s full of wisdom.
187. Người ta chẳng chịu suy nghiệm về sự già, đau, chết. Họ chỉ muốn nói đến không già, không đau, không chết. Thế nên, họ chẳng bao giờ hưởng được hương vị của Giáo Pháp.
187. People don’t reflect on old age, sickness and death. They only like to talk about non-aging, non-sickness, and non-death, so they never develop the right feeling for Dhamma practice.
188. Nhiều người nghĩ rằng: Hạnh phúc là đạt được những gì mình yêu, mình thích. Và chỉ muốn mọi người nói đến những gì mình yêu thích thôi. Phải chăng đó là cách bạn tìm hạnh phúc? Mong muốn rằng trên toàn thế giới, nơi đâu, bạn cũng chỉ nghe người ta nói đến những điều bạn yêu, bạn thích. Điều đó có thể được chăng? Tìm hạnh phúc bằng phương cách đó thì bao giờ mới tìm được.
188. Most people’s happiness depends on having things go to their liking. They have to have everybody in the world say only pleasant things. Is that how you find happiness? Is it possible to have everybody in the world say only pleasant things? If that’s how it is, when will you ever find happiness?
189. Cỏ hoa, cây cối, núi rừng... sống theo đường lối riêng của chúng. Chúng mọc lên, chúng chết đi cũng theo bản chất riêng của chúng. Chúng sống một cách tự nhiên, vô tri, vô giác, trơ trơ bất động. Chúng ta thì khác, chúng ta quấy động mọi thứ. Nhưng cơ thể chúng ta cũng chỉ đi theo đường lối tự nhiên: sinh ra, trưởng thành, và cuối cùng là chết. Đường lối tự nhiên của cơ thể con người là vậy. Ai mong muốn cơ thể đi theo đường lối khác, kẻ đó sẽ đau khổ.
189. Trees, mountains, and vines all live according to their own truth. They appear and die following their nature. They remain impassive. But not we people. We make a fuss over everything. Yet the body just follows it’s own nature: it’s born, grows old and eventually dies. It follows nature in this way. Whoever wishes it to otherwise will just suffer.
190. Đừng nghĩ rằng học nhiều biết nhiều là hiểu Giáo Pháp. Đó chẳng khác nào nói rằng bạn thấy mọi vật do bạn có mắt, hoặc bạn nghe mọi vật do bạn có tai. Bạn có thể thấy nhưng không thấy trọn vẹn. Bạn chỉ thấy với "con mắt bên ngoài" mà không thấy bằng "con mắt bên trong". Bạn nghe bằng "tai bên ngoài" mà không nghe bằng "tai bên trong".
190. Don’t go thinking that by learning a lot and knowing a lot you’ll know the Dhamma. That’s like saying you’ve seen everything there is to see just because you’ve got eyes, or that you’ve heard everything there is to hear just because you’ve got ears. You may see but you don’t fully see. You see only with the "outer eye." Not with the inner eye." You hear with the "outer ear," not with the "inner ear."
191. Đức Phật dạy chúng ta vất bỏ mọi hình thức bất thiện và vun bồi giới hạnh. Đó là Chánh Đạo. Bằng cách này, Đức Phật đã đặt chúng ta vào chỗ khởi đầu của con đường. Khi đã ở trên con đường rồi thì có đi hay không là tùy ở ta. Nhiệm vụ của Phật như thế là xong. Ngài chỉ cho chúng ta con đường: đây là con đường đúng đắn và đây là con đường sai lầm. Như vậy là đủ rồi, chuyện còn lại là ở ta.
191. “The Buddha taught us to give up all forms of evil and cultivate virtue. This is the right path. Teaching in this way is like the Buddha picking us up and placing us at the beginning of the path. Having reached the path, whether we walk along it or not is up to us. The Buddha’s job is finished right there. He shows us the way, that which is right and that which is not right. This much is enough; the rest is up to us.”
192. Phải tự mình thấy Giáo Pháp. Tự mình ở đây có nghĩa là tự mình thực hành. Bạn chỉ có thể dựa vào thầy năm mươi phần trăm mà thôi. Ngay cả giáo pháp tôi hướng dẫn cho bạn cũng chỉ là những lời nói suông, vô ích. Nếu bạn tin những điều đó với lý do là do tôi nói thì bạn cũng chẳng xử dụng những lời dạy của giáo pháp một cách thích nghi. Nếu bạn hoàn toàn tin tưởng nơi tôi, thì bạn thật là điên rồ. Hãy lắng nghe Giáo Pháp, thấy được lợi ích của Giáo Pháp rồi tự mình đem ra thực hành để thấy Giáo Pháp trong chính bạn; điều đó mới thật có lợi ích lớn lao.
192. “You must know the Dhamma for yourself. To know for yourself means to practice for yourself. You can depend on a teacher only fifty percent of the way. Even the teaching I have given you is completely useless in itself, even if it is worth hearing. But if you were to believe it all just because I said so, you wouldn’t be using the teaching properly. If you believed me completely, then you’d be foolish. To hear the teaching, see it’s benefits, put it onto practice for yourself, see it within yourself... this is much more useful.”
193. Đôi lúc, trong khi đang kinh hành, thấy trời sắp chuyển cơn mưa nhẹ, tôi đã muốn bỏ việc kinh hành để đi vào phòng. Nhưng khi nhớ nghĩ đến thời gian tôi làm việc đồng ruộng, quần tôi bị ướt đêm hôm trước, nhưng tôi phải mặc lại lúc trời chưa sáng. Rồi bước xuống nhà sàn dẫn trâu rời chuồng. Tôi phải cầm dây dính đầy phân, dẫn trâu ra khỏi nơi lầy lội bùn sình. Thế đã yên đâu, trâu vẫy đuôi dính đầy phân bẫn đập vào người tôi. Mặc dù chân cẳng nhức nhối nhưng tôi phải dẫn trâu đi. Tôi thầm nghĩ "Đời sao khổ thế này?" Bây giờ chỉ một chút mưa nhỏ mà tôi lại đành bỏ sự kinh hành hay sao! Sự suy nghĩ này đã khích lệ tôi trong việc thực hành Giáo Pháp.
193. “Sometimes when doing walking meditation, a soft rain would start to fall and I’d want to quit and go inside, but then I’d think of the times I used to work in the rice paddies. My pants would be wet form the day before but I’d have to get up before dawn and put them on again. Then I’d have to go down below the house to get the buffalo out of its pen. It was so muddy in there. I’d grab its rope and it would be covered in buffalo dung. Then the buffalo’s tail would swish around and spatter me with dung on top of that. My feet would be sore with athlete’s foot and I’d walk along thinking, "Why is life so miserable?" And now here I was wanting to stop my walking meditation... what a little bit of rain to me? Thinking like that I encouraged myself in the practice.”
194. Tôi chẳng biết phải nói như thế nào đây. Tôi nói đến những cái cần phải làm và những cái cần phải vất bỏ. Nhưng chẳng có cái gì để làm và chẳng có cái gì để vất bỏ.
194. “I don’t know who to talk to about it. We talk about things to be developed and things to give up, but there’s really nothing to develop, nothing to give up.”
Những điều tôi nói nãy giờ chỉ đơn thuần là những lời nói thôi. Ai đến gặp tôi, tôi sẽ có chuyện để nói với họ. Nhưng tốt nhất là chẳng nên nói nhiều về những điều này. Việc thực hành quan trọng hơn. Hãy bắt tay vào việc thực hành. Đừng chần chờ gì nữa. Tôi chẳng khác nào một người bạn tốt mời bạn đi đến một nơi nào đó. Đừng do dự nữa, hãy lên đường. Bạn sẽ không bao giờ ân hận đâu.
All that I have said up to now has merely been words. When people come to see me, I have to say something. But it is best not to speak about these matters too much. Better to begin practice without delay. I am like a good friend inviting you to go somewhere. Do not hesitate, just get going. You won't regret it.
Một thiền sinh Zen hỏi Ajahn Chah:
- Sư bao nhiêu tuổi? Sư sống ở đây quanh năm suốt tháng phải không?
- Tôi không sống ở đâu hết. Ông không kiếm ra tôi ở đâu hết. Muốn có tuổi tác thì phải hiện hữu, mà nghĩ rằng mình hiện hữu là chuốc lấy rắc rối rồi. Chúng ta không tạo ra vấn đề thì thế giới cũng không có rắc rối. Đừng tạo ra cái tự ngã. Chẳng có gì đáng nói thêm nữa hết.