93. Một bà cụ già mộ đạo từ một tỉnh kế cận đến Wat Ba Pong hành hương. Bà thưa với Ajahn Chah rằng bà chỉ có thể ở đây một thời gian ngắn thôi vì bà còn phải trở về nhà để coi chừng coi đổi mấy đứa chắt của bà. Bà cũng thưa với Ajahn Chah là vì bà đã quá già nên xin Ngài ban cho bà một thời pháp ngắn.
93. A devout elderly lady from a nearby province came on a pilgrimage to Wat Pah Pong. She told Ajahn Chah she could stay only a short time, as she had to return to take care of her grandchildren, and since she was an old lady, she asked if he could please give her a brief Dhamma talk.
Ajahn Chah trả lời: Này, bà cụ hãy lắng nghe! ở đây không có ai hết, chỉ như vậy thôi. Không có ai là chủ nhân, không có ai già, không có ai trẻ không có ai tốt, không có ai xấu, không có ai mạnh, không có ai yếu. Chỉ vậy thôi... vậy thôi. Tất cả đều trống rỗng, chỉ các yếu tố khác nhau của thiên nhiên tác dụng hỗ tương thôi. Không có ai sinh ra mà cũng chẳng có ai chết đi. Người nào nói về cái chết là người đó nói chuyện như đứa con nít không hiểu gì hết. Trong ngôn ngữ của tâm, nghĩa là ngôn ngữ của Phật Pháp, không hề có chuyện đó.
Ajahn Chah replied with great force, "Hey, listen! There’s no one here, just this! No owner, no one to be old, to be young, to be good or bad, weak or strong. Just this, that’s all - just various elements of nature going their own way, all empty. No one born and no one to die! Those who speak of birth and death are speaking the language of ignorant children. In the language of the heart, of Dhamma, there are no such things as birth and death."
94. Căn bản của những lời dạy của Đức Phật là hiểu rõ tự ngã chỉ là trống không. Nhưng người học hỏi giáo pháp tạo nên ý niệm tự ngã, thế nên họ không muốn gặp đau khổ hay khó khăn. Họ muốn mọi chuyện đều dễ dàng, thoải mái. Họ muốn chấm dứt đau khổ, nhưng nếu họ vẫn còn tự ngã thì làm sao hết đau khổ được.
94. The real foundation of the teaching is to see the self as being empty. But people come to study the Dhamma to increase their self-view, so they don’t want to experience suffering or difficulty. They want everything to be cosy. They may want to transcend suffering, but if there is still a self, how can they ever do so?
95. Một khi bạn hiểu thì mọi chuyện đều dễ dàng, đơn giản và trực tiếp. Khi sự vật vừa lòng khởi sinh, hiểu rằng chúng là trống rỗng, không phải là của ta. Khi sự vật không vừa lòng khởi sinh, hiểu rằng chúng trống rỗng, không phải là của ta. Thế là chúng biến mất ngay. Đừng đồng hóa chúng với mình, cũng đừng cho mình là chủ nhân của chúng. Nếu bạn cho rằng cây đu đủ này là của bạn thì bạn sẽ đau khổ biết bao khi có ai đốn ngã nó. Hiểu rõ được điều đó tâm bạn sẽ thăng bằng. Khi tâm tiến đến chỗ thăng bằng thì đó là chánh đạo, những lời dạy chân chánh của Đức Phật, dẫn đến giải thoát.
95. It is so easy once you understand. It is so simple and direct. When pleasant things arise, understand that they are empty. When unpleasant things arise, see that they are not yours. They pass away. Don’t relate to them as being you, or see yourself as the owner of them. You think that papaya tree is yours, then why don’t you feel hurt when it is cut down? If you can understand this, then the mind comes into balance. When the mind comes into balance, then this is the correct path, the correct teaching of the Buddha, and the teaching that leads to liberation.
96. Người ta không chịu nghiên cứu học hỏi cái vượt ra ngoài tốt xấu. Họ thường nói: "Tôi sẽ như thế này, tôi sẽ như thế kia." Nhưng họ chẳng hề nói: "Tôi sẽ chẳng là gì cả bởi vì thật sự chẳng có tôi." Đó là cái họ cần phải học mà họ không chịu học.
96. People don’t study that which is beyond good and evil. This is what they should study. "I’m going to be like this; I’m going to be like that," they say. But they never say, "I’m not going to be anything because there really isn’t any T’." This they don’t study.
97. Khi hiểu rõ vô ngã thì gánh nặng của cuộc sống sẽ được bỏ xuống, sẽ an lạc với mọi sự. Không còn dính mắc vào tự ngã, vào hạnh phúc thì sẽ có hạnh phúc thật sự. Hãy tập xả bỏ một cách tự nhiên, không cần tranh đấu gay go, chỉ đơn thuần xả bỏ, sự vật thế nào thì cứ để nó thế đó -- không nắm giữ, không dính mắc, tự do giải thoát.
97. Once you understand non-self, then the burden of life is gone. You’ll be at peace with the world. When we see beyond self, we no longer cling to happiness and we can truly be happy. Learn to let go without struggle, simply let go, to be just as you are - no holding on, no attachment, free.
98. Thân thể bao gồm bốn yếu tố: đất, nước, gió, lửa. Khi chúng kết hợp và tạo thành cơ thể, ta gọi chúng là đàn ông, đàn bà, cho chúng một cái tên để có thể dễ dàng nhận ra chúng, nhưng thực ra chẳng có ai trong đó cả - chỉ có đất, nước, gió, lửa mà thôi. Đừng bị kích động hay quá dính mắc vào thân thể. Nếu thực sự nhìn vào bên trong, bạn sẽ thấy chẳng có ai trong đó cả.
98. All bodies are composed of the four elements of earth, water, wind and fire. When they come together and form a body we say it’s a male, a female, giving it names, and so on, so that we can identify each other more easily. But actually there isn’t anyone there - only earth, water, wind and fire. Don’t get excited over it or infatuated by it. If you really look into it, you will not find anyone there.
99. Hỏi: Thế nào là bình an?
Trả lời: Thế nào là hỗn loạn? Bình an là không hỗn loạn.
99. Q: What’s peacefulness like?
A: What’s confusion? Well, peacefulness is the end of confusion.
100. Bình an nằm ngay trong chúng ta, nó ở cùng chỗ với bất an và đau khổ. Không thể tìm bình an trong rừng sâu hay trên đồi cao. Cũng không thể tìm bình an nơi vị thầy khả kính khả ái. ở đâu có đau khổ ở đó có con đường thoát ly.
100. Peace is within oneself to be found in the same place as agitation and suffering, it is not found in a forest or on a hilltop, nor is it given by, a teacher. Where you experience suffering, you can also find freedom from suffering. Trying to run away from suffering is actually to run toward it.
101. Làm bất cứ việc gì cũng với tâm xả bỏ. Đừng kỳ vọng sự đền đáp hay tán dương. Xả bỏ một ít sẽ có một ít bình an. Xả bỏ nhiều sẽ có nhiều bình an. Xả bỏ hoàn toàn sẽ được bình an hoàn toàn và cuộc đấu tranh với thế gian này đi đến chỗ chấm dứt.
101. If you let go a little, you will have a little peace. If you let go a lot, you will have a lot of peace. If you let go completely, you will have complete peace.
102. Thực vậy, chẳng có cái gì là của con người cả. Dầu chúng ta là gì đi nữa cũng chỉ là cái vỏ bề ngoài mà thôi. Bóc khỏi cái lớp vỏ này, chúng ta sẽ chẳng thấy gì ngoài những đặc tính phổ thông: Sinh ở giai đoạn đầu, thay đổi ở giai đoạn giữa và chấm dứt ở giai đoạn cuối. Tất cả chỉ có vậy. Nếu nhìn mọi vật như thế thì chẳng còn vấn đề gì nữa và chúng ta sẽ hài lòng và bình an.
102. Actually, in truth, there isn’t anything to human beings. Whatever we may be, it’s only in the realm of appearances. However, if we go beyond appearances and see the truth, we will see that there isn’t anything there but the universal characteristics - birth in the beginning, change in the middle, and cessation in the end. This is all there is. If we see that all things are like this, then no problems arise. If we understand this, we will have contentment and peace.
103. Hãy nhận biết điều gì tốt điều gì xấu, dầu bạn đang du hành hay đang định cư ở một chỗ nào. Không thể tìm thấy bình an trên đồi cao, trong rừng sâu hay trong hang động. Dầu có đi đến nơi Phật thành đạo đi nữa cũng không tới gần chân lý hơn.
103. Know what is good and bad, whether travelling or living in one place. You can’t find peace on a mountain or in a cave. You can even go to where the Buddha attained enlightenment without getting closer to the truth.
104. Tìm kiếm những gì bên ngoài chúng ta chỉ là sự so sánh và phân biệt. Không thể tìm kiếm hạnh phúc bằng cách này. Không thể tìm kiếm hạnh phúc bằng cách truy tầm cho ra một người hay một vị thầy hoàn hảo. Đức Phật dạy chúng ta phải tìm kiếm giáo pháp, tìm kiếm chân lý chứ đừng tìm kiếm người nào.
104. Looking outside the self is to compare and to discriminate. You will not find happiness that way. Nor will you find peace if you spend your time looking for a perfect person or the perfect teacher. The Buddha taught us to look at the Dhamma, the truth, and not to look at other people.
105. Ai cũng có thể làm nhà gạch hay nhà gỗ, nhưng đó không phải là nhà của ta mà là nhà của thế gian và bị luật thế gian chi phối. Bình an nội tâm mới thực sự là nhà của ta.
105. Anyone can build a house of wood and bricks, but the Buddha taught US that sort of home is not our real home. It’s a home in the world and it follows the ways of the world. Our real home is inner peace.
106. Rừng là nơi bình an, phải không? Vậy tội tình chi nắm chặt trong tay những gì làm bạn rối rắm. Hãy để cho thiên nhiên dạy bạn. Nghe tiếng chim kêu rồi xả bỏ. Hiểu rõ thiên nhiên bạn sẽ hiểu rõ giáo pháp. Hiểu rõ giáo pháp bạn sẽ hiểu rõ thiên nhiên.
106. The forest is peaceful, why aren’t you? You hold onto things causing your confusion. Let nature teach you. Hear the bird’s song and then let go. If you know nature, you’ll know Dhamma. If you know Dhamma, you’ll know nature.
107. Truy tầm bình an bên ngoài chẳng khác nào tìm kiếm rùa có râu, bạn không thể nào tìm được. Nhưng khi tâm bạn sẵn sàng thì bình an sẽ tự tìm đến bạn.
107. Looking for peace is like looking for a turtle with a mustache. You won’t be able to find it. But when your heart is ' ready, peace will come looking for you.
108. Giới, Định, Huệ tạo nên Đạo. Nhưng Đạo không phải là Chân Pháp, không phải là mục tiêu. Đạo chỉ là con đường dẫn đến mục tiêu. Như bạn muốn đi từ Bangkok đến thiền viện Wat Ba Pong chẳng hạn. Con đường rất cần thiết cho hành trình của bạn, nhưng mục tiêu của bạn là thiền viện chứ không phải là con đường. Cũng thế, chúng ta có thể nói rằng Giới, Định, Huệ ở ngoài chân lý của Đức Phật nhưng là con đường dẫn đến chân lý này. Phát triển Giới, Định, Huệ, bạn sẽ có sự bình an kỳ diệu nhất.
108. Virtue, concentration, and wisdom together make up the Path. But this Path is not yet the true teaching, not what the teacher actually wanted, but merely the Path that will take you there. For example, say you traveled the road from Bangkok to Wat Pah Pong; the road was necessary for your journey, but you were seeking Wat Pah Pong, the monastery, not the road. In the same way, we can say that virtue, concentration, and wisdom are outside the truth of the Buddha but are the road that leads to this truth. When you have developed these three factors, the result is the most wonderful peace.
109. Có hai loại đau khổ: đau khổ dẫn đến đau khổ hơn và đau khổ dẫn đến chấm dứt đau khổ. Đau khổ đầu tiên là chấp giữ những gì ưa thích và chán bỏ những gì không ưa thích. Đau khổ thứ hai là can đảm và trì chí theo dõi sự không ngừng thay đổi của các cảm giác: hạnh phúc, đau khổ, vui vẻ, buồn chán, vừa lòng, phật ý... Đau khổ này dẫn đến chỗ bình an.
109. There are two kinds of suffering: the suffering which leads to more suffering, and the suffering which leads to the end of suffering. The first is the pain of grasping after fleeting pleasures and aversion for the unpleasant, the continued struggle of most people day after day. The second is the suffering which comes when you allow yourself to feel fully the constant change of experience - pleasure, pain, joy, and anger - without fear or withdrawal. The suffering of our experience leads to inner fearlessness and peace.
110. Chúng ta muốn tìm một con đường dễ dàng. Nhưng không có đau khổ thì không có trí tuệ. Để cho trí tuệ chín muồi bạn phải ngã đổ và khóc than nhiều lần trong khi hành thiền.
110. We want to take the easy way, but if there’s no suffering, there’s no wisdom. To be ripe for wisdom, you must really break down and cry in your practice at least three times.
111. Chúng ta trở thành những nhà sư hay những ni cô không phải để được ăn ngon, ngủ ngon và thoải mái, nhưng để hiểu rõ đau khổ:
- Làm thế nào để chấp nhận đau khổ...
- Làm thế nào để thoát khỏi đau khổ...
- Làm thế nào để đau khổ không khởi sinh...
Vậy thì, đừng làm những gì gây ra đau khổ, như đừng tham luyến chẳng hạn; nếu không, đau khổ chẳng buông tha bạn đâu.
111. We don’t become monks or nuns to eat well, sleep well, and be very comfortable, but to know suffering:
- how to accept it...
- how to get rid of it...
- how not to cause it.
So don’t do that which causes suffering, like indulging in greed, or it will never leave you.
112. Thực ra, hạnh phúc chỉ là biến thể của đau khổ dưới một hình thái tế nhị. Dính mắc vào hạnh phúc cũng như dính mắc vào đau khổ nhưng bạn không thấy đó thôi. Đừng nghĩ rằng nắm giữ hạnh phúc là xa lìa đau khổ. Cả hai dính chặt vào nhau không thể tách rời. Đức Phật chỉ cho chúng ta biết đau khổ là kẻ thừa kế tai hại của hạnh phúc. Hãy xem đau khổ và hạnh phúc ngang nhau. Khi hạnh phúc khởi sanh, đừng quá vui mừng mà bị cuốn trôi đi; khi đau khổ đến cũng đừng quá thất vọng mà bị nhận chìm vào dòng thác lũ.
112. In truth, happiness is suffering in disguise but in such a subtle form that you don’t see it. If you cling to happiness, it’s the same as clinging to suffering, but you don’t realize it. When you hold onto happiness, it’s impossible to throw away the inherent suffering. They’re insepara-ble like that. Thus the Buddha taught us to know suffering, see it as the inherent harm in happiness, to see them as equal. So be careful! When happiness arises, don’t be overjoyed, and don’t get carried away. When suffering comes, don’t despair, don’t lose yourself in it. See that they have the same equal value.
113. Khi đau khổ phát sinh, hãy ý thức rằng chẳng có ai nhận chịu đau khổ. Nếu nghĩ rằng đau khổ và hạnh phúc là của bạn thì bạn sẽ không bao giờ tìm thấy bình an.
113. When suffering arises, understand that there is no one to accept it. If you think suffering is yours, happiness is yours, you will not be able to find peace.
114. Người đau khổ sẽ nhân sự đau khổ này mà có trí tuệ. Nếu không đau khổ, họ sẽ không quán sát và không có trí tuệ. Không trí tuệ thì không hiểu biết. Không hiểu biết sẽ không thoát khỏi khổ đau. Vậy thôi! Thế nên phải nỗ lực và kiên trì hành thiền. Để rồi khi nhìn lại thế gian này sẽ không còn sợ hãi như trước nữa. Đức Phật thành đạo chính trong thế gian này chứ không phải ngoài thế gian này.
114. People who suffer will accordingly gain wisdom. If we don’t suffer, we don’t contemplate. If we don’t contemplate, no wisdom is born. Without wisdom, we don’t know. Not knowing, we can’t get free of suffering - that’s just the way it is. Therefore we must train and endure in our practice. When we then reflect on the world, we won’t be afraid like before. It isn’t that the Buddha was enlightened outside of the world but within the world itself.
115. Lợi dưỡng và khổ hạnh là hai lối đi không được Đức Phật khuyến khích. Đó chỉ là hạnh phúc và đau khổ mà thôi. Chúng ta tưởng rằng mình thoát khỏi đau khổ, nhưng thực ra không phải vậy, chúng ta chỉ dính mắc vào hạnh phúc. Nếu dính mắc vào hạnh phúc, chúng ta lại đau khổ lần nữa. Sự thực là vậy, nhưng người ta nghĩ ngược lại.
115. Sensual indulgence and self-mortification are two paths the Buddha discouraged. This is just happiness and suffering. We imagine we have freed ourselves from suffering, but we haven’t. We just cling to happiness. If we cling to happiness, we will suffer again. That’s the way it is, but people think contrarily.
116. Khổ chỗ này người ta chạy đến chỗ kia. Chỗ mới này khổ họ lại chạy nữa. Họ tưởng rằng chạy thoát khỏi khổ đau, nhưng thực ra không phải vậy. Họ mang đau khổ đi mọi nơi mà không biết. Không biết đau khổ sẽ không biết nguyên nhân của khổ đau. Không biết nguyên nhân của khổ đau sẽ không biết chấm dứt đau khổ. Do đó không có cách gì để thoát khỏi khổ đau.
116. People have suffering in one place, so they go somewhere else. When suffering arises there, they run off again. They think they’re running away from suffering, but they’re not. Suffering goes with them. They carry suffering around without knowing it. If we don’t know suffering, then we can’t know the cause of suffering. If we don’t know the cause of suffering, then we can’t know the cessation of suffering. There’s no way we can escape it.
117. Học trò ngày nay có nhiều kiến thức hơn học trò ngày xưa. Họ sống trong tiện nghi và có đầy đủ những gì họ cần. Nhưng họ có nhiều đau khổ và rối rắm hơn trước. Tại sao vậy?
117. Students today have much more knowledge than students of previous times. They have got all the things they need, everything is more convenient. But they also have a lot more suffering and confusion than before. Why is this?
118. Đừng là Bồ tát, đừng là A la hán, đừng là gì cả. Nếu là Bồ tát, bạn sẽ đau khổ. Nếu là A la hán bạn sẽ đau khổ. Nếu là gì đó bạn sẽ đau khổ. Khi ngồi chỉ là ngồi. Khi đi chỉ là đi. Thế thôi!
118. Do not be a bodhisatta; do not be an arahant; do not be anything at all. If you are a bodhisatta, you will suffer; if you are an arahant, you will suffer; if you are anything at all, you will suffer.
119. Thương và ghét, cả hai đều đau khổ bởi vì đều do tham ái gây ra. Muốn là khổ. Muốn mà không được cũng khổ. Ngay cả khi có được cái mà bạn muốn, cũng là đau khổ nữa, bởi vì khi được chúng, bạn lại lo sợ sẽ mất chúng. Làm sao có thể sống hạnh phúc khi tâm đầy lo sợ?
119. Love and hate are both suffering, because of desire. Wanting is suffering; wanting not to have is suffering. Even if you get what you want, it’s still suffering because once you’ve got it, you then live in the fear of losing it. How are you going to live happily with fear?
120. Khi nóng giận, bạn thấy tốt hay xấu? Nếu thấy xấu thì tại sao không vất bỏ đi mà khư khư giữ lấy làm gì? Bạn cho rằng mình thông minh và trí tuệ, vậy thì dại chi mà giữ những của nợ ấy? Có lúc tâm sân hận có thể làm cho cả nhà gây gỗ nhau và làm cho bạn khóc suốt đêm; sau đó vẫn còn hậm hực và đau khổ. Nếu bạn thấy được sự đau khổ của sân hận thì hãy vất bỏ đi. Nếu không chịu vất bỏ thì nó sẽ gây đau khổ cho bạn dài dài, chẳng lúc nào dừng nghỉ. Thế gian đau khổ này là như vậy đó. Nếu bạn biết rõ nó, bạn sẽ giải quyết được mọi khó khăn.
120. When you’re angry, does it feel good or bad? If it feels so bad, then why don’t you throw it away? Why bother to keep it? How can you say that you are wise and intelligent if you hold onto such things? Some days the mind can even cause the whole family to quarrel or cause you to cry all night. And, yet, we still continue to get angry and suffer. If you see the suffering of anger, then just throw it away. If you don’t throw it away, it’ll go on causing suffering indefinitely, with no chance of respite. The world of unsatisfactory existence is like this. If we know the way it is, we can solve the problem.
121. Một phụ nữ muốn biết làm thế nào để đương đầu với sân hận. Tôi hỏi cô ta khi cơn giận nổi lên thì sân hận này là của ai vậy. Cô ta trả lời chính là của cô. Nếu sân hận đúng là của cô thì cô có thể bảo sự sân hận này ra đi được không? Sân hận không chịu nghe lời cô ta. Giữ sự sân hận như giữ của riêng sẽ gặp nhiều đau khổ. Nếu sân hận thực sự là của ta thì nó hẳn phải nghe lời ta. Nếu không nghe lời ta thì nó chẳng phải của ta. Tâm sân hận đã đánh lừa ta rồi đó. Đừng ngã theo nó. Dầu tâm vui hay buồn cũng đừng ngã theo nó. Lúc nào nó cũng là thứ lừa dối thôi.
121. A woman wanted to know how to deal with anger. I asked her when anger arose whose anger it was. She said it was hers. Well, if it really was her anger, then she should be able to tell it to go away, shouldn’t she? But it really isn’t hers to command. Holding onto anger as a personal possession will cause suffering. If anger really belonged to US, it would have to obey US. If it doesn’t obey US, that means it’s only a deception. Don’t fall for it. Whether the mind is happy or sad, don’t fall for it. It’s all a deception.
122. Sự vật vô thường mà cứ cho là bền vững thì chỉ chuốc lấy đau khổ mà thôi.
122. If you see certainty in that which is uncertain, you are bound to suffer.
123. Phật lúc nào cũng có mặt để dạy dỗ chúng ta. Hãy tự mình tìm thấy. Có hạnh phúc và có bất hạnh. Có vui và có khổ. Chúng luôn luôn có mặt. Hiểu bản chất của vui và khổ là thấy Giáo pháp, thấy Phật. Phật Pháp không xa rời thế gian pháp.
123. The Buddha is always here teaching. See for yourself. There is happiness and there is unhappiness. There is pleasure and there is pain. And they’re always here. When you understand the nature of pleasure and pain, there you see the Buddha, there you see the Dhamma. The Buddha is not apart from them.
124. Quán sát kỹ càng ta sẽ thấy hạnh phúc và đau khổ giống nhau. Nóng và lạnh cũng như vậy. Ta có thể chết thiêu vì lửa và chết cóng vì lạnh. Chẳng có gì hơn kém. Hạnh phúc và đau khổ cũng vậy. Ai ai cũng muốn hạnh phúc, chẳng có người nào muốn khổ đau. Niết bàn chẳng có ham muốn. Niết bàn chỉ có an tịnh tĩnh lặng.
124. Contemplating them together, we see that happiness and suffering are equal, just as hot and cold are. The heat from a fire can burn us to death, while the coldness from ice can freeze us to death. Neither is greater. It’s the same with happiness and suffering. In the world, everyone desires happiness and no one desires suffering. Nibba¯na has no de- sire. There is only tranquility.
125. Này bạn ơi! Bạn là thầy dạy của chính mình đó. Tìm kiếm một vị thầy không giúp bạn giải tỏa hoài nghi. Tìm hiểu chính mình để thấy sự thật bên trong, không phải bên ngoài. Tự hiểu mình là điều quan trọng nhất.
125. You are your own teacher. Looking for teachers can’t solve your own doubts. Investigate yourself to find the truth - inside, not outside. Knowing yourself is most important.
126. Một vị thầy của tôi ăn rất nhanh, khi ăn gây ra tiếng động ồn ào; thế mà thầy lại dạy chúng tôi phải ăn chầm chậm và chánh niệm. Quán sát thầy, tôi lấy làm thất vọng và buồn nản. Tôi đau khổ trong khi ông ta vẫn tự nhiên. Thật ra, tôi đã quán sát bên ngoài mà không quán sát chính tôi. Sau này, tôi mới hiểu rõ điều đó. Có nhiều người lái xe rất nhanh, nhưng cẩn thận. Trong khi một số người khác lái xe rất chậm, nhưng gây nhiều tai nạn. Đừng dính mắc vào những qui luật có sẵn. Đừng dính mắc vào hình thức bên ngoài. Nên nhìn người ngoài mười phần trăm và để chín mươi phần trăm nhìn lại chính mình.
126. One of my teachers ate very fast. He made noises as he ate. Yet he told US to eat slowly and mindfully. I used to watch him and get very upset. I suffered, but he didn't! I watched the outside. Later I learned: some people drive very fast but carefully; others drive slowly and have many accidents. Don’t cling to rules, to outer form. If you watch others at most ten percent of the time and watch yourself ninety percent of the time, your practice is obey.
127. Rất khó dạy giới luật. Một số hiểu nhưng không thèm thực hành. Một số không hiểu nhưng không chịu tìm hiểu. Tôi chẳng biết phải dạy họ như thế nào. Tại sao lại có những người như vậy? Không biết là đã tệ hại rồi, nhưng ngay cả khi tôi dạy họ, họ cũng không nghe. Họ nghi ngờ pháp thực hành. Họ luôn luôn hoài nghi. Họ muốn đến Niết bàn nhưng không muốn thực hành. Thật là trở ngại. Khi bảo họ hành thiền, họ sợ hãi; và nếu không sợ thì họ chỉ ngồi ngủ. Phần lớn đều thích làm những điều mà tôi không dạy. Đó là cái khổ của kẻ làm thầy.
127. Disciples are hard to teach. Some know but don’t bother to practise. Some don’t know and don’t try to find out. I don’t know what to do with them. Why is it humans have minds like this? Being ignorant is not good, but even if I tell them, they still don’t listen. People are so full of doubts in their practice. They’re always doubting. They want to go to nibbana but they don’t want to walk the path. It’s baffling. When I tell them to meditate, they’re afraid, and if not afraid, then just plain sleepy. Mostly they like to do the things I don’t teach. This is the pain of being a teacher.
128. Nếu có thể thấy chân lý của Đức Phật một cách dễ dàng thì chúng ta không cần phải có nhiều thầy dạy. Khi hiểu những lời dạy của Đức Phật thì chúng ta chỉ cần làm những gì cần làm. Những điều làm thầy khó khăn là học trò không chấp nhận giáo pháp, tranh biện với giáo pháp và tranh biện với thầy. Trước mặt thầy, họ làm như họ tốt đẹp, nhưng sau lưng thầy họ là những tên trộm. Dạy đạo khó khăn thật!
128. If we could see the truth of the Buddha’s teaching so easily, we wouldn’t need so many teachers. When we understand the teachings, we just do what is required of us. But what makes people so difficult to teach is that they don’t accept the teachings and argue with the teachers and the teachings. In front of the teacher they behave a little better, but behind his back they become thieves! People are really difficult to teach.
129. Tôi chẳng bao giờ dạy học trò sống và thực hành một cách tùy tiện, thiếu chánh niệm. Nhưng đó là những điều họ làm khi tôi vắng mặt. Nếu hỏi cảnh sát là quanh đây có trộm không thì họ trả lời là không, bởi vì cảnh sát không thấy. Nhưng khi không có cảnh sát thì trộm lại hoành hành. Vào thời Đức Phật cũng vậy. Bởi thế, hãy tự quán sát, theo dõi chính mình, đừng quan tâm gì đến chuyện người khác.
129. I don’t teach my disciples to live and practice heedlessly. But that’s what they do when I’m not around. When the policeman is around, the thieves behave themselves. When he asks if there are any thieves around, of course they all say there aren’t, that they’ve never seen any. But as soon as the policeman’s gone, they’re at it again. It was like that even in the Buddha’s time. So just watch yourself and don’t be concerned with what others do.
130. Vị chân sư thường chỉ dạy những cách hành thiền khó khăn, đòi hỏi nhiều nỗ lực của bạn để loại bỏ tự ngã. Dầu có gì xảy ra cũng đừng bỏ thầy. Hãy để thầy hướng dẫn bạn, bởi vì bạn rất dễ quên đường thực hành.
130. True teachers speak only of the difficult practice of giving up or getting rid of the self Whatever may happen, do not abandon the teacher. Let him guide you, because it is easy to forget the Path.
131. Mối hoài nghi đối với thầy có thể giúp bạn. Hãy nhận từ thầy những gì tốt đẹp và hãy ý thức việc thực hành của chính mình. Trí tuệ sẽ đến khi chính bạn tự quán sát và phát triển.
131. Your doubts about your teacher can help you. Take from your teacher what is good, and be aware of your own practice. Wisdom is for yourself to watch and develop.
132. Không phải thầy bảo trái cây ngon ngọt là tin ngay mà không cần biết gì nữa. Tự mình nếm thử để biết hương vị thật sự thì mọi nghi ngờ sẽ tiêu tan.
132. Don’t just go and believe in the teacher because he says a fruit is sweet and delicious. Taste it for yourself and then all the doubting will be over.
133. Thầy là người chỉ cho ta con đường. Thành công hay không do chính sự thực hành của ta.
133. Teachers are those who point out the direction of the Path. After listening to the teacher, whether or not we walk the Path by practising ourselves, and thereby reap the fruits of practice, is strictly up to each one of us.
134. Đôi khi việc dạy dỗ thật khó khăn. Nhà sư chẳng khác nào một cái giỏ rác để người ta vất bỏ mọi vấn đề bực dọc và phiền toái vào. Càng dạy nhiều học trò thì rác bẩn càng nhiều. Nhưng dạy dỗ là một cách thực hành tốt đẹp. Dạy dỗ giúp ta phát triển kiên nhẫn và hiểu biết.
134. Sometimes teaching is hard work. A teacher is like a garbage can that people throw their frustrations and problems into. The more people you teach, the bigger the garbage disposal problems. But teaching is a wonderful way to practise Dhamma. Those who teach grow in patience and in understanding.
135. Thầy không thể giải tỏa nổi khó khăn của chúng ta. Thầy chỉ là nơi để học đạo. Thầy không thể làm cho đạo sáng tỏ hơn. Những điều thầy dạy là để thực hành chứ không phải chỉ để nghe suông. Đức Phật chẳng bao giờ tán dương sự tin tưởng vào người khác. Phải tin tưởng chính mình. Điều này thật khó khăn. Nhưng phải như vậy. Chúng ta nhìn bên ngoài nhưng chẳng bao giờ thấy. Phải thật sự thực hành. Hoài nghi không tiêu tan do học hỏi nơi kẻ khác mà do liên tục thực hành.
135. A teacher cannot really clear up our difficulties. He is just a source to investigate the Path. He can’t make it clear. Actually what he says is not worth listening to. The Buddha never praised believing in others. We must believe ourselves. This is difficult, yes, but that’s really how it is. We look outside but never really see. We have to decide to really practice. Doubts don’t disappear by asking others, but through our own unending practice.