136. Không ai và chẳng có gì có thể giải thoát cho bạn. Chỉ có sự hiểu biết của chính bạn mới giải thoát cho bạn mà thôi.
136. No one and nothing can free you but your own understanding.
137. Tên khùng và vị A La Hán đều biết mỉm cười: nhưng vị A La Hán biết tại sao mình mỉm cười còn tên khùng thì không.
137. A madman and an arahant both smile, but the arahant knows why while the madman doesn’t.
138. Người trí quán sát người khác, nhưng quán sát với trí tuệ chứ không phải với si mê. Quán sát với trí tuệ có thể học hỏi nhiều, nhưng quán sát với si mê thì chỉ tìm thấy lỗi của người khác mà thôi.
138. A clever person watches others, but he watches with wisdom, not with ignorance. If one watches with wisdom, one can learn much. But if one watches with ignorance, one can only find faults.
139. Điều phiền toái thực sự là biết mà không làm. Không biết nên không làm là chuyện thường, nhưng biết mà không chịu làm thì đó là một vấn đề.
139. The real problem with people nowadays is that they know but still don’t do. It’s another matter if they don’t do because they don’t know, but if they already know and still don’t do, what’s the problem?
140. Nghiên cứu sách vở không quan trọng lắm. Dĩ nhiên kinh điển là đúng nhưng không diễn đạt hết chân lý. Kinh điển là ngôn từ, chữ viết; mà ngôn từ và chữ viết khả năng diễn đạt có giới hạn. Chẳng hạn như danh từ "sân hận" không thể diễn tả được trạng thái nóng nảy, giận hờn; cũng như nghe tên một người, khác với gặp người ấy. Chỉ có kinh nghiệm của chính bạn mới đem lại đức tin thực sự.
140. Outward scriptural study is not important. Of course, the Dhamma books are correct, but they are not right. They cannot give you right understanding. To see the word "anger" in print is not the same as experiencing anger. Only experiencing for yourself can give you true faith.
141. Nếu nhìn sự vật với trí tuệ nội quán thì sẽ không bị dính mắc vào chúng. Tốt hay xấu đến, vui hay buồn đến hãy nhìn chúng rồi để chúng ra đi thì bạn sẽ không dính mắc. Dầu tham lam hay sân hận có đến đi nữa bạn cũng dùng trí tuệ để nhìn thấy bản chất vô thường của chúng và để chúng tự ra đi. Nếu phản ứng lại chúng, yêu hay ghét chúng, thì rắc rối sẽ xảy ra. Phản ứng, không những chứng tỏ bạn là người không có trí tuệ mà còn làm cho đau khổ gia tăng.
141. If you see things with real insight, then there is no stickiness in your relationship to them. They come - pleasant and unpleasant - you see them and there is no attachment. They come and they pass. Even if the worst kinds of defilement come up, such as greed or anger, there’s enough wisdom to see their impermanent nature and allow them to just fade away. If you react to them, however, by liking or disliking, that isn’t wisdom. You’re only creating more suffering for yourself.
142. Hiểu biết chân lý thì sẽ không còn suy nghĩ và trở thành người có trí tuệ. Không hiểu biết thì suy nghĩ sẽ nhiều hơn trí tuệ hoặc chẳng có chút trí tuệ nào. Suy nghĩ nhiều mà không có trí tuệ sẽ đau khổ tận cùng.
142. When we know the truth, we become people who don’t have to think much, we become people with wisdom. If we don’t know, we have more thinking than wisdom or no wisdom at all. A lot of thinking without wisdom is extreme suffering.
143. Thiên hạ ngày nay chẳng muốn tìm hiểu chân lý. Họ học hỏi chỉ để có sự hiểu biết cần thiết hầu nuôi thân, cấp dưỡng gia đình và chăm sóc lẫn nhau mà thôi. Đối với họ thì sự thông minh, linh lợi có giá trị hơn trí tuệ.
143. These days people don’t search for the Truth. People study simply in order to find the knowledge necessary to make a living, raise their families and look after themselves, that’s all. To them being smart is more important than being wise.
144. Hãy thận trọng trong việc giữ gìn giới luật. Cốt tủy của giới luật là sự hổ thẹn. Nếu còn hoài nghi thì hãy khoan phát biểu ý kiến, khoan làm. Đó là giới luật. Không còn hoài nghi thì mới trong sạch, thanh tịnh.
144. Be careful about observing our precepts. Virtue is a sense of shame. What we have doubts about, we should not do or say. This is virtue. Purity is being beyond all doubts.
145. Có hai trình độ thực hành giáo pháp. Gìn giữ giới luật là phần căn bản đầu tiên. Giới luật đem lại hạnh phúc, thoải mái và hòa hợp. Thứ đến - tích cực hơn - không liên quan đến sự thoải mái - đó là thực hành giáo pháp để tỉnh thức và giải thoát tâm mình ra khỏi mọi ràng buộc. Giải thoát tâm là cội nguồn của từ bi và trí tuệ.
145. There are two levels of practice. The first level forms the foundation, which is the development of virtue, the precepts, in order to bring happiness and harmony among people. The second level is the practice of Dhamma with the sole goal of liberating the heart. This liberation is the source of wisdom and compassion and is the true reason for the Buddha’s teaching. Understanding these two levels is the basis of true practice.
146. Giới hạnh là cha mẹ của giáo pháp nẩy nở trong chúng ta. Giới hạnh cung cấp thức ăn bổ dưỡng và chỉ cho ta hướng đi đích thực.
146. Virtue and morality are the mother and father of the Dhamma growing within US. They provide it with the proper nourishment and guidance.
147. Giới hạnh là điều kiện căn bản để tạo nên một thế giới hài hòa, trong đó con người thực sự sống như một con người chứ không phải như loài cầm thú. Giữ gìn giới luật là điều chính yếu trong việc hành thiền. Giữ gìn giới luật, phát triển lòng từ ái, tôn trọng tha nhân, thận trọng trong lời nói và hành động; đó là gia tài của bạn. Nếu dùng giới luật làm căn bản cho mọi hành động thì tâm bạn sẽ hiền hòa, trong sáng và yên tĩnh. Thiền sẽ dễ dàng phát triển trên mảnh đất này.
147. Virtue is the basis for a harmonious world in which people can live truly as humans and not as animals. Developing virtue is at the heart of our practice. Keep the precepts. Cultivate compassion and respect for all life. Be mindful in your actions and speech. Use virtue to make your life simple and pure. With virtue as a basis for everything you do, your mind will become kind, clear, and quiet. Meditation will grow easily in this environment.
148. Săn sóc và giữ gìn giới luật như người làm vườn săn sóc và giữ gìn cây cối. Không bị dính mắc vào cây lớn, cây nhỏ, cây quan trọng và cây không quan trọng. Một số người muốn đi đường tắt. Họ nói: "Bỏ qua thiền định, đi ngay vào thiền minh sát; bỏ qua giới luật, đi ngay vào thiền định". Chúng ta có nhiều lý do để bào chữa cho lòng tham ái của chúng ta.
148. Look after your virtue as a gardener takes care of his plants. Do not be attached to big or small, important or unimportant. Some people want shortcuts. They say, "Forget concentration, we’ll go straight to insight; forget virtue, we’ll start with concentration." We have so many excuses for our attachments.
149. Chánh tinh tấn và trí tuệ không phải là chuyện bên ngoài mà là sự bền tâm tỉnh thức và tự chế bên trong. Thế nên, sự bố thí, nếu được làm với ý tốt có thể đem lại hạnh phúc cho mình và cho người. Nhưng giới hạnh phải là gốc rễ thì lòng từ thiện này mới trong sáng, thanh tịnh.
149. Right effort and virtue are not a question of what you do outwardly but of constant inner awareness and restraint. Thus, charity, if given with good intention, can bring happiness to oneself and to others. But virtue must be the root of this charity for it to be pure.
150. Đức Phật dạy chúng ta làm điều lành, lánh xa điều ác, giữ tâm trong sạch. Việc hành thiền của chúng ta cũng vậy: "làm lành, lánh dữ".
Những điều xấu xa có còn tồn tại trong tâm bạn không? Dĩ nhiên là còn! Thế thì tại sao không quét dọn nhà cửa cho sạch sẽ.
Trong việc thực hành đúng đắn thì làm lành lánh dữ là việc làm tốt đẹp, nhưng có hạn chế, vì cuối cùng chúng ta phải bước qua cả tốt lẫn xấu. Giải thoát bao gồm tất cả, nhưng không dính mắc gì cả. Từ sự không dính mắc này, tình thương và trí tuệ lưu chuyển một cách tự nhiên.
150. The Buddha taught us to refrain from what is bad, to do good, and to purify the heart. Our practice, then, is to get rid of what is worthless and keep what is valuable. Do you still have anything bad or unskillful in your heart? Of course!
So why not clean house? But true practice is not only getting rid of what is bad and cultivating the good. This is only part of it. In the end we must go beyond both good and bad. Finally there is a freedom that includes all and a desirelessness from which love and wisdom naturally flow.
151. Chúng ta phải bắt đầu ngay nơi chúng ta hiện đang có mặt, trực tiếp và đơn giản. Hai bước đầu tiên là hoàn thành giới luật và chánh kiến. Rồi bước thứ ba là trí tuệ, nhổ gốc rễ phiền não, sẽ tự nhiên xuất hiện. Cũng như lúc đèn được thắp sáng thì chẳng cần phải lo lắng đến việc xóa tan bóng tối. Chẳng cần thắc mắc bóng tối đã đi phương nào. Chúng ta chỉ biết đang có ánh sáng.
151. We must start right here where we are, directly and simply. When the first two steps, virtue and right view, have been completed, then the third step of uprooting defilement will natưrally occur without deliberation. When light is produced, we no longer worry about getting rid of darkness, nor do we wonder where the darkness has gone. We just know that there is light.
152. Có ba mức độ giữ giới. Đầu tiên là thọ giới từ vị thầy. Thứ đến là giữ giới và sống trong giới. Cuối cùng, ở mức cao nhất - bậc thánh nhân - các Ngài chẳng cần nghĩ đến giới luật, đến đúng sai. Chân giới hạnh đến từ trí tuệ, hiểu thấu đáo Tứ Diệu Đế. Hành động của các Ngài phát xuất một cách tự nhiên từ sự chứng ngộ này.
152. Following the precepts has three levels. The first is to undertake them as training rules given to US by our teachers. The second arises when we undertake and abide in them by ourselves. But for those at the highest level, the Noble Ones, it is not necessary to think of pre-cepts, of right and wrong. This true virtue comes from wisdom that knows the Four Noble Truths in the heart and acts from this understanding.
153. Nhiều nhà sư hoàn tục đi vào chiến trận, lăn mình vào đầu tên mũi đạn. Họ muốn như vậy. Họ muốn đi. Hiểm nguy đến từ mọi phía nhưng họ vẫn chuẩn bị để đi. Họ sẵn sàng chết trong bom đạn nhưng không ai chịu chết vì giữ gìn giới luật. Lạ lùng thật.
153. Some monks disrobe to go to the front where bullets fly past them every day. They prefer it like that. They really want to go. Danger surrounds them on all sides and yet they’re prepared to go. Why don’t they see the danger? They’re prepared to die by the gun but nobody wants to die developing virtue. This is really amazing, isn’t it?
154. Một người học trò của Ajahn Chah bị đau đầu gối phải mổ. Mặc dầu bác sĩ nói chắc là chỉ độ vài tuần đầu gối sẽ trở lại bình thường, nhưng mấy tháng sau chân vẫn còn đau. Khi gặp Ajahn Chah, người học trò than phiền: "Họ bảo là không lâu. Không phải như thế này." Ajahn Chah cười nói: "Nếu không phải như thế này thì sẽ không phải như thế này."
154. One of Ajahn Chah’s disciples had a knee problem that could only be corrected by surgery. Although the doctors had assured him his knee would be well in a couple of weeks, months went by and it still hadn’t healed properly. When he saw Ajahn Chah again, he complained saying, "They said it wouldn’t take this long. It shouldn’t be this way." Ajahn Chah laughed and said, "If it shouldn’t be this way, it wouldn’t be this way."
155. Nếu có người cho bạn một trái chuối vàng rực, no tròn và thơm ngọt nhưng độc, bạn có ăn không? Không! Vậy tại sao Đức Phật dạy dục lạc ngũ trần là thuốc độc mà bạn vẫn cứ muốn nhét cho đầy bụng?
155. If someone gives you a nice fat, yellow banana that’s sweet and fragrant but poisonous, will you eat it? No. Why is it, then, when the Buddha tells US that sensuous pleasure is "poisonous," we go ahead and "eat" it anyway?
156. Hãy nhìn phiền não của bạn và nhận ra chúng là nọc rắn hổ mang. Bạn không dám đụng đến rắn vì biết rằng rắn có thể cắn chết bạn. Cũng vậy, hãy nhìn thấy sự độc hại trong vật độc hại và sự hữu dụng trong vật hữu dụng.
156. See your defilements, know them like you know a cobra’s poison. You won’t grab the cobra because you know it can kill you. See the harm in things harmful and the use in things useful.
157. Chúng ta luôn luôn không thỏa mãn. Ăn trái ngọt ta nhớ vị chua. Ăn trái chua ta nhớ vị ngọt.
157. We are always dissatisfied. In a sweet fruit, we miss the sour; in a sour fruit, we miss the sweet.
158. Nếu trong túi bạn để vật hôi thối thì đi đến đâu bạn cũng ngửi thấy mùi hôi thối; đừng than phiền rằng chỗ này hôi hay chỗ kia hôi.
158. If you have something bad smelling in your pocket, wherever you go it will smell bad. Don’t blame it on the place.
159. Phật giáo Đông phương ngày nay chẳng khác nào một cội cây to lớn nhưng chỉ trổ những trái nhỏ, không hương vị. Phật giáo Tây phương chẳng khác nào một cây non nớt, chưa ra hoa kết trái nhưng có khả năng trổ những trái to và ngọt.
159. Buddhism in the East today is like a big tree which may look majestic, but can only give small and tasteless fruit. Buddhism in the west is like a sapling, not yet able to bear fruit, but having the potential to give large, sweet ones.
160. Ngày nay người ta suy nghĩ thật nhiều. Có nhiều điều để họ say mê thích thú nhưng không có điều gì thật sự trọn vẹn.
160. People nowadays think too much. There are too many things for them to get interested in, but none of them lead to any true fulfillment.
161. Không phải chỉ cần gọi nước lã là rượu thì nước lã tức khắc thành rượu ngay. Bạn biết rõ điều đó. Vậy mà khi muốn uống rượu, bạn bảo rượu là nước lã và uống tự nhiên; như vậy có phải là điên khùng không?
161. Just because you go and call alcohol "perfume" doesn’t make it become perfume, you know. But, you people, when you want to drink alcohol, you say it’s perfume, then go ahead and drink it. You must be crazy!
162. Người ta thường có thói quen nhìn ngắm bên ngoài. Chẳng hạn như khi nhìn giảng đường này, họ sẽ nói: "Giảng đường này thật lớn !" Thật ra nó chẳng lớn chút nào. Nó lớn hay không, tùy theo quan niệm của ta mà thôi. Thật ra, giảng đường này nó chỉ vậy thôi, chẳng lớn mà cũng chẳng bé. Thế nhưng, người ta luôn luôn chạy theo cảm quan của mình. Người ta bận rộn nhìn và đánh giá mọi vật chung quanh mà không có thì giờ để nhìn vào chính mình.
162. People are always looking outwards, at people and things. They look at this hall, for example, and say, "Oh, it’s so big!" Actually it’s not big at all. Whether or not it seems big, depends on your per-ception of it. In fact this hall is just the size it is, neither big nor small. People, however, run after their feelings all the time. They are so busy looking around and having opinions about what they see that they have no time to look at themselves.
163. Nhiều người chán nản mệt mỏi và biếng nhác trong việc hành thiền. Dường như họ chẳng muốn giữ Phật Pháp trong tâm. Thế nhưng, có ai chưởi mắng họ, họ sẽ nhớ mãi suốt đời. Vậy mà khi giáo pháp dạy họ phải điều hòa, phải thu thúc và phải nhiệt tâm thực hành thì họ quên mất tiêu. Tại sao không giữ giáo pháp trong tâm? Giữ chi những lời mắng chưởi đó?
163. Some people get bored, fed up, tired of the practice and lazy. They can’t seem to keep the Dhamma in mind. Yet, if you go and scold them, they’ll never forget that. Some may remember it for the rest of their lives and never forgive you for it. But when it comes to the Buddha’s teaching, telling US to be moderate, to be restrained, to practise conscientiously, why do they keep forgetting these things? Why don’t people take these things to heart?
164. Cho mình hơn người là trật rồi. Cho mình bằng người cũng trật nữa. Cho mình thua người cũng trật luôn. Nghĩ mình hơn người thì kiêu căng sẽ nổi dậy. Nghĩ mình bằng người sẽ thiếu kính trọng khiêm nhường. Nghĩ mình thua người sẽ nhụt chí thiếu tự tin.
164. Seeing that we are better than others is not right. Seeing that we are equal to others is not right. Seeing that we are inferior to others is not right. If we think we are better than others, pride arises. If we think we are equal to others, we fail to show respect and humility at the proper times. If we think we are inferior to others, we get depressed thinking we are inferior, born under a bad sign and so on. Just let all of that go!