Nếu bạn muốn những gì tốt đẹp nhất từ cuộc đời, hãy cống hiến cho đời những gì tốt đẹp nhất. (If you want the best the world has to offer, offer the world your best.)Neale Donald Walsch
Những căng thẳng luôn có trong cuộc sống, nhưng chính bạn là người quyết định có để những điều ấy ảnh hưởng đến bạn hay không. (There's going to be stress in life, but it's your choice whether you let it affect you or not.)Valerie Bertinelli
Muôn việc thiện chưa đủ, một việc ác đã quá thừa.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Thương yêu là phương thuốc diệu kỳ có thể giúp mỗi người chúng ta xoa dịu những nỗi đau của chính mình và mọi người quanh ta.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Đừng làm một tù nhân của quá khứ, hãy trở thành người kiến tạo tương lai. (Stop being a prisoner of your past. Become the architect of your future. )Robin Sharma
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Tôi phản đối bạo lực vì ngay cả khi nó có vẻ như điều tốt đẹp thì đó cũng chỉ là tạm thời, nhưng tội ác nó tạo ra thì tồn tại mãi mãi. (I object to violence because when it appears to do good, the good is only temporary; the evil it does is permanent.)Mahatma Gandhi
Những khách hàng khó tính nhất là người dạy cho bạn nhiều điều nhất. (Your most unhappy customers are your greatest source of learning.)Bill Gates
Hạnh phúc không phải là điều có sẵn. Hạnh phúc đến từ chính những hành vi của bạn. (Happiness is not something ready made. It comes from your own actions.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Chẳng Có Ai Cả »» Vô thường - Nghiệp - Thiền tập »»

Chẳng Có Ai Cả
»» Vô thường - Nghiệp - Thiền tập

Donate

(Lượt xem: 6.892)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       

Chẳng Có Ai Cả - Vô thường - Nghiệp - Thiền tập

Font chữ:


Diễn đọc: Trung tâm Diệu Pháp Âm

SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

45. Các pháp trên thế gian hiện hữu qua sự thay đổi. Bạn không thể chống lại hay ngăn cản chúng. Hãy nghĩ xem, bạn có thể thở vào mà đừng thở ra được không? Làm như vậy có cảm thấy thoải mái không? Hoặc thở ra mà đừng thở vào sẽ như thế nào? Chúng ta không muốn chuyện đổi thay nhưng sự vật không ngừng thay đổi!

46. Nếu biết rằng mọi chuyện đều đổi thay thì bạn còn băn khoăn thắc mắc, suy nghĩ mông lung gì nữa! Bất kỳ chuyện gì xảy ra bạn chỉ cần tự nhủ: "À, lại một chuyện nữa! " Vậy thôi.

47. Lời nói bỏ qua sự vô thường không phải lời nói của kẻ trí.

48. Nếu bạn thấy rõ ràng sự đổi thay, thì bạn sẽ thấy được sự không thay đổi. Sự không đổi thay ở đây là: sự vật không thể nào không thay đổi. Nếu hiểu được rằng chỉ có sự đổi thay là không bao giờ thay đổi thì bạn hiểu được Đức Phật, và bạn có thể tôn trọng cúng dường Ngài một cách đúng đắn.

49. Nếu tâm bạn nói rằng bạn đã đắc quả thánh thứ nhất, hãy đến đảnh lễ bậc thánh thứ nhất. Ngài sẽ nói cho bạn biết rằng tất cả đều không vững bền. Nếu bạn gặp bậc thánh thứ hai, hãy đến đảnh lễ. Ngài sẽ nói cho bạn biết rằng tất cả không có gì chắc chắn. Nếu bạn gặp bậc thánh thứ ba, hãy đến đảnh lễ. Ngài chỉ nói không vững bền. Nếu bạn gặp bậc thánh thứ tư, hãy đến đãnh lễ. Ngài sẽ nói cho bạn biết rằng tất cả hoàn toàn không vững bền. Bạn sẽ nghe từ các bậc thánh rằng: "Tất cả đều không vững bền. Đừng dính mắc vào bất cứ cái gì."

50. Thỉnh thoảng tôi đi thăm những chùa tháp cổ. Một vài nơi bị đổ vỡ. Có thể một trong những người bạn tôi sẽ than: "Thật đáng tiếc." Tôi trả lời rằng: "Nếu không có sự đổ vỡ, thì chẳng có Đức Phật, chẳng có Giáo pháp. Nó đổ vỡ như thế vì nó hoàn toàn phù hợp với những lời Phật dạy.

51. Mọi sự trên thế gian đều đi theo đường lối tự nhiên. Không có khoa học nào có thể cản trở bước đi của chúng. Bạn có thể đến nha sĩ để chăm sóc răng. Nhưng dầu nha sĩ có săn sóc răng bạn kỹ lưỡng thế nào đi nữa, cuối cùng, chúng cũng đi theo đường lối của chúng. Ngay cả nha sĩ cũng bị hư răng. Mọi vật rốt cuộc rồi cũng tan rã cả.

52. Cái gì chắc chắn bền vững đây? Chẳng có gì ngoài đau khổ. Đau khổ đến và đi. Hạnh phúc lại thay chỗ cho đau khổ. Cứ thế mãi. Ngoài chuyện đó ra chẳng có gì nữa cả. Nhưng chúng ta là những kẻ lạc đường không ngừng chạy theo và nắm bắt dục lạc. Dục lạc không thật đâu, chỉ là sự thay đổi thôi.

Nghiệp

53. Người không hiểu giáo pháp khi làm điều quấy, họ thường nhìn quanh để xem có ai thấy không. Nhưng nghiệp của chúng ta luôn luôn theo dõi ta. Không thể nào thoát quả của nghiệp.

54. Hành động tốt đem lại quả tốt. Hành động xấu đem lại quả xấu. Đừng kỳ vọng thánh thần, chư thiên, những kẻ khuất mày khuất mặt sẽ bảo vệ bạn. Cũng đừng tin tưởng ngày tốt, ngày xấu. Đó là những điều không thật. Bạn sẽ luôn luôn đợi chờ ngày tốt, giờ tốt, tháng tốt năm tốt, vị thần này, vị thánh nọ. Tin tưởng vào những điều đó chỉ đem lại đau khổ cho bạn mà thôi. Hãy nhìn vào hành động và lời nói của bạn, nhìn vào nghiệp của bạn. Làm lành bạn sẽ gặt quả vui, làm ác bạn sẽ mang quả khổ.

55. Thực hành một cách đúng đắn bạn sẽ làm cho nghiệp cũ mất đi. Mọi chuyện đến rồi đi, sinh rồi diệt. Bạn hãy ý thức và để chúng diễn biến theo đường lối của chúng. Cũng như có hai cội cây, nếu bạn bón phân và tưới nước cho cội cây này và bỏ mặc cội cây kia thì bạn khỏi cần băn khoăn khi nhìn thấy một cội cây tốt tươi và một cội cây còm cõi.

56. Một số các bạn, hằng ngàn dặm từ Âu Mỹ hay các xứ xa xăm, đến thiền viện Pa Pong này để học hỏi giáo pháp. Các bạn phải trải qua nhiều khó khăn để đến được nơi này. Trong khi đó, có những người ở cách thiền viện chỉ một bức tường mà không hề bước chân vào cổng. Thử nghĩ xem các bạn có nghiệp tốt biết bao.

57. Làm việc gì xấu bạn không thể trốn đi đâu được. Dầu không ai thấy bạn đi nữa, bạn cũng tự thấy mình. Có trốn xuống hố sâu bạn cũng thấy mình ở đó. Không có cách nào trốn thoát các nghiệp đã tạo. Cũng vậy, tại sao bạn không thấy được sự ô nhiễm của mình? Bạn thấy tất cả - an tịnh, giao động, giải thoát, phiền não - Bạn tự thấy tất cả.

Hành thiền

58. Hãy bắt tay vào việc hành thiền, đừng đi loanh quanh đợi chờ gặp vị Phật tương lai nữa. Bạn đã đi loanh quanh đủ rồi.

59. Tôi nghe có người than phiền: "Ôi, năm nay là năm rất xấu đối với tôi." "Sao vậy?" "Tôi đau suốt năm. Tôi chẳng hành thiền được gì cả." Ô! Nếu họ không hành thiền khi cái chết gần kề thì họ hành thiền lúc nào? Nếu cảm thấy khỏe khoắn thoải mái, bạn có nghĩ rằng họ sẽ hành thiền không? Không. Họ chỉ lạc lối trong hạnh phúc. Nếu họ đau khổ họ vẫn không hành thiền. Họ cũng lạc lối trong đau khổ luôn. Tôi chẳng biết đến lúc nào họ mới nghĩ rằng họ phải hành thiền.

60. Tôi đã qui định thời biểu và nội qui của trường thiền rồi. Khỏi cần phải thay đổi nữa. Người nào muốn thay đổi, người đó không có chủ ý đến đây để hành thiền. Người như vậy thì làm sao kỳ vọng thấy được điều gì; dầu họ có luôn luôn nằm ngủ cạnh tôi đi nữa cũng chẳng hề thấy tôi. Dầu họ có ngủ cạnh đức Phật đi nữa họ cũng chẳng hề thấy Phật nếu họ không hành thiền.

61. Đừng nghĩ rằng chỉ cần ngồi nhắm mắt là hành thiền. Nếu nghĩ như vậy thì hãy gấp rút thay đổi tư tưởng đó đi. Hành thiền đều đặn là giữ chánh niệm trong mọi lúc, dầu đang đứng, đang đi, đang ngồi hay đang nằm. Sau giờ ngồi thiền đừng nghĩ rằng bạn đã xả thiền; phải biết rằng đó chỉ là là sự thay đổi tư thế thôi. Nếu được như vậy bạn sẽ có bình an thực sự. Dầu đang ở đâu bạn cũng phải luôn luôn sống trong thiền, luôn luôn giữ tâm chánh niệm.

62. "Dầu máu cạn thịt khô, chỉ còn da bọc lấy xương... ta sẽ không rời khỏi nơi này nếu không đắc đạo." Đọc câu kinh này bạn nghĩ rằng bạn phải tận lực cố gắng; bạn phải làm giống như Đức Phật. Nhưng bạn quên nghĩ rằng xe bạn quá nhỏ và xe Phật rất là to lớn. Với chiếc xe nhỏ bé như vầy thì làm sao chỉ trong một lần bạn có thể chở hết tất cả. Phật là một chuyện mà bạn là một chuyện khác.

63. Tôi đi khắp nơi để tìm chỗ hành thiền; tôi chẳng biết rằng nó nằm sẵn tại đây, trong tâm tôi. Thiền nằm ngay trong bạn: sinh, già, đau, chết nằm ngay trong bạn chứ chẳng ở đâu xa. Tôi đi khắp mọi nơi cho đến khi mệt lả muốn đứt hơi, lúc ấy mới chịu dừng, và khi dừng tôi nhận ra rằng cái mà tôi đi tìm... nằm ngay trong tôi.

64. Không phải hành thiền để thấy thiên đường mà để chấm dứt đau khổ.

65. Đừng dính mắc vào hình ảnh hay ánh sáng trong lúc thiền; đừng lên xuống theo chúng. Bộ thấy ánh sáng trong lúc thiền vĩ đại lắm sao? Cái đèn bấm của tôi cũng có ánh sáng vậy. ánh sáng hay hình ảnh trong tâm trong lúc hành thiền không giúp chúng ta chấm dứt phiền não.

66. Không hành thiền thì bạn chẳng khác nào kẻ mù và điếc. Không phải dễ dàng thấy giáo pháp đâu. Bạn phải hành thiền để thấy những gì bạn chưa từng thấy. Không phải mới sinh ra bạn đã là thầy giáo ngay. Bạn phải đi học và làm học trò trước. Bạn chỉ thấy được vị chua của chanh khi bạn nếm chanh.

67. Khi hành thiền nếu có tư tưởng nào đến hãy nói: "Đó không phải là việc của ta!"

68. Khi cảm thấy làm biếng ta phải hành thiền. Không phải chỉ những lúc cảm thấy đầy năng lực hay thoải mái mới hành thiền. Đó là thực hành theo lời Phật dạy. Chúng ta chỉ chịu hành thiền khi cảm thấy thoải mái. Nhưng phải đi đâu để tìm sự thoải mái. Muốn cắt đứt tham ái mà bạn lại thực hành theo tham ái vậy sao?

69. Phải luôn luôn quán sát chính mình trong khi làm bất kỳ việc gì. Chỉ đọc sách thôi thì không khởi sinh được gì cả. Ngày ngày trôi qua nhưng chúng ta chẳng nhìn thấy được chính mình. Người biết hành thiền là người thực sự nỗ lực hành thiền để biết.

70. Có nhiều cách hành thiền, nhưng tất cả đều trở về chỗ: Hãy để mọi sự tự nhiên. Thoát ra ngoài chiến trường, đặt chân đến nơi an lành mát mẻ. Tại sao không thử xem? Bạn có dám không?

71. Chỉ nghĩ đến hành thiền mà không hành thì chẳng khác nào thả mồi bắt bóng, bỏ cái thực để lấy cái mơ hồ, giả tạo.

72. Khi mới hành thiền được vài năm, tôi vẫn còn chưa tự tin. Sau khi có nhiều kinh nghiệm tôi biết tin vào tâm tôi. Khi bạn có sự hiểu biết sâu xa như thế này thì bất kỳ chuyện gì xảy ra bạn có thể để chúng tự nhiên và mọi chuyện chỉ đến rồi đi thôi. Bạn sẽ đạt đến một nơi tâm bạn sẽ biết phải làm gì.

73. Dính mắc vào sự an tịnh còn tệ hại hơn là giao động bất an. Bởi vì ít ra bạn còn muốn thoát khỏi giao động, trong khi đó bạn hài lòng với an tịnh và không tiến xa hơn. Khi hành thiền mà tâm an lạc tĩnh lặng thì hãy thản nhiên tiếp tục việc hành thiền mà đừng dính mắc vào chúng.

74. Hành thiền là quán sát tâm và các cảm giác của tâm. Không có chuyện chạy theo hay tranh đấu gì cả. Hơi thở vẫn tiếp tục trong khi bạn làm việc. Thiên nhiên lo mọi chuyện của thiên nhiên. Việc của chúng ta là nỗ lực chánh niệm, nhìn vào bên trong để ý thức một cách rõ ràng. Thiền là vậy.

75. Không hành thiền đúng đắn thì tâm sẽ lang bạt giao động. Tâm lang bạt giao động thì chẳng khác nào đã chết. Tự hỏi xem thử bạn có đủ thì giờ để hành thiền khi bạn sắp chết không. Hãy thường xuyên tự hỏi: "Khi nào ta chết?" Thực hành theo cách này, tâm bạn sẽ tỉnh thức trong mọi lúc, ý thức luôn luôn có mặt và chánh niệm tự động theo sau, trí tuệ phát sinh, nhìn thấy sự vật như thực và rất rõ ràng. Chánh niệm trông chừng, canh giữ tâm, giúp tâm biết được các cảm giác khởi sinh trong mọi lúc, ngày cũng như đêm. Có chánh niệm là có an tịnh tĩnh lặng và tự chủ.

76. Điều căn bản trước tiên trong việc hành thiền là phải thành thật và nghiêm túc. Thứ hai là thận trọng đề phòng các hành động sai. Thứ ba là phải ít mong cầu và biết đủ. Nếu biết tri túc trong lời nói và trong mọi chuyện thì sẽ thấy được chính mình; tâm sẽ không còn lang thang vô định mà có căn bản giới, định và huệ.

77. Thoạt đầu bạn vội vã đi tới, vội vã đi lui, và vội vã dừng lại. Bạn tiếp tục hành thiền như thế cho đến khi bạn đến một chỗ, ở đó dường như đi đến cũng không đúng, đi lui cũng không đúng, dừng lại một chỗ cũng không đúng. Thế là chấm dứt. Không có dừng, không có đi, không có về. Thế là chấm dứt. Ngay chỗ đó, bạn sẽ thấy chẳng có gì cả.

78. Nên nhớ là bạn hành thiền không phải để đạt được "một cái gì" cũng không phải để loại trừ "một cái gì". Không phải hành thiền với tham ái mà với xả bỏ. Nếu bạn "muốn" điều gì thì bạn đã đi ra ngoài thiền.

79. Cốt tủy của đạo thật giản dị. Không cần phải giải thích dông dài. Loại bỏ yêu ghét và để mọi sự tự nhiên. Đó là những điều tôi thực hành trong việc tu tập của tôi.

80. Hỏi sai chứng tỏ bạn vẫn còn hoài nghi. Việc hành thiền chỉ tốt đẹp khi nào nó giúp ích cho việc quán sát của bạn. Nhưng thấy chân lý hay không, tùy thuộc ở sự thực hành của bạn.

81. Thực hành là học cách xả bỏ chứ không phải để gia tăng sự dính mắc. Giác ngộ sẽ đến khi bạn chấm dứt ham muốn.

82. Nếu bạn có đủ thì giờ để chánh niệm, bạn có đủ thì giờ để hành thiền.

83. Hỏi: Khi hành thiền nếu có nhiều chuyện lạ diễn ra trong tâm thì nên tìm hiểu chúng hay chỉ ghi nhận sự đến đi của chúng?
Trả lời: Thấy một người đi ngang qua, nếu đó là người lạ bạn sẽ tự hỏi: "Ai vậy? Hắn đi đâu? Làm gì?". Nếu đó là người quen, bạn chỉ cần ghi nhận sự đi ngang qua của hắn mà thôi.

84. "Mong ước" trong lúc hành thiền có thể là bạn hay kẻ thù. Nếu là bạn, nó sẽ khiến ta muốn hành thiền, muốn tìm hiểu, muốn chấm dứt khổ đau. Nếu là kẻ thù, nó sẽ khiến ta mong ước những gì chưa xảy ra, muốn đối tượng của mình có được những gì mà chính đối tượng đó không có. Nhưng cuối cùng, chúng ta phải xả bỏ mọi mong ước, ngay cả mong ước giác ngộ, mới giải thoát được.

85. Hỏi: Có cần phải trình pháp hằng ngày không?
Trả lời: Hãy tự xem xét tâm mình, tự trình pháp cho mình. Một vị sư có thể hôm nay đang nóng giận hoặc tham muốn điều gì. Vị sư đó thể chẳng cần đến hỏi tôi điều này, phải không?

86. Cơ thể ta là tập hợp của tứ đại. Chúng ta dùng sự chế định để mô tả sự vật, nhưng chúng ta lại dính mắc vào sự chế định và xem chúng là cái gì thực có. Như người và vật được đặt tên chẳng hạn. Bây giờ, chúng ta thử trở về với thời kỳ trước khi mọi vật được đặt tên, và gọi đàn ông là "đàn bà" và đàn bà là "đàn ông" thì có gì khác biệt đâu? Thế nhưng, bây giờ đã dính mắc vào tên và sự chế định rồi nên chúng ta có chiến tranh về giới tính và các loại chiến tranh khác. Hành thiền là nhìn xuyên thấu tất cả những điều này để có thể đạt đến chỗ vô điều kiện và bình an, không chiến tranh, không hận thù.

87. Nhiều người trở thành nhà sư vì có đức tin, nhưng về sau họ giẵm đạp lên những lời dạy của Đức Phật. Họ có kiến thức sâu rộng hơn, nhưng họ không chịu thực hành. Thật vậy, ngày nay có rất ít người thật sự thực hành.

88. Lý thuyết và thực hành - cái đầu là biết tên thuốc và cái sau là biết đi tìm thuốc và uống thuốc.

89. Âm thanh - bạn thích tiếng chim hót nhưng ghét tiếng xe chạy. Bạn sợ chốn đông người và tiếng động, và bạn muốn sống trong rừng một mình. Hãy bỏ đi tiếng động và hãy chăm sóc trẻ thơ. "Trẻ thơ" ở đây là sự thực hành.

90. Một chú tân sa di hỏi rằng thiền sinh mới phải hành thiền như thế nào. Ajahn Chah trả lời:
- Giống như thiền sinh cũ.
- Vậy thiền sinh cũ hành thiền như thế nào?
- Vẫn giữ như vậy.

91. Người ta bảo rằng những lời dạy của Đức Phật rất đúng, nhưng khó áp dụng trong xã hội. Chẳng hạn như họ nói: "Tôi còn trẻ, không có cơ hội hành thiền, khi già tôi sẽ hành thiền." Bạn có thể nói rằng: "bây giờ còn trẻ tôi chẳng có thì giờ để ăn khi tôi già tôi sẽ ăn không?" Nếu dúi vào bạn một khúc lửa đỏ, bạn sẽ nhảy dựng lên. Đúng vậy, nhưng vì sống trong xã hội này nên bạn không thể tránh được nó.

92. Giới, Định, Huệ là cốt tủy của việc thực hành trong Phật giáo. Giới giữ cho thân khẩu trong sạch. Và thân là chỗ cư ngụ của tâm. Như vậy, trong việc thực hành phải có đầy đủ giới, định, huệ. Giống như một khúc gỗ dược cắt làm ba phần, nhưng thật ra cũng chỉ là một khúc gỗ thôi. Không thể vất thân khẩu đi, cũng không thể vất tâm đi. Chúng ta phải thực hành với cả thân và tâm. Như vậy, giới định huệ là một tập hợp hài hòa, cùng nhau làm việc.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 5 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Thắp ngọn đuốc hồng


Yếu lược các giai đoạn trên đường tu giác ngộ


Truyền thuyết về Bồ Tát Quán Thế Âm


Sống và chết theo quan niệm Phật giáo

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.216.57.57 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (130 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...