Trong cuộc sống, điều quan trọng không phải bạn đang ở hoàn cảnh nào mà là bạn đang hướng đến mục đích gì. (The great thing in this world is not so much where you stand as in what direction you are moving. )Oliver Wendell Holmes
Trời không giúp những ai không tự giúp mình. (Heaven never helps the man who will not act. )Sophocles
Muôn việc thiện chưa đủ, một việc ác đã quá thừa.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hãy cống hiến cho cuộc đời những gì tốt nhất bạn có và điều tốt nhất sẽ đến với bạn. (Give the world the best you have, and the best will come to you. )Madeline Bridge
Bất lương không phải là tin hay không tin, mà bất lương là khi một người xác nhận rằng họ tin vào một điều mà thực sự họ không hề tin. (Infidelity does not consist in believing, or in disbelieving, it consists in professing to believe what he does not believe.)Thomas Paine
Chúng ta không có khả năng giúp đỡ tất cả mọi người, nhưng mỗi người trong chúng ta đều có thể giúp đỡ một ai đó. (We can't help everyone, but everyone can help someone.)Ronald Reagan
Ngay cả khi ta không tin có thế giới nào khác, không có sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong tương lai đối với những hành động tốt hoặc xấu, ta vẫn có thể sống hạnh phúc bằng cách không để mình rơi vào sự thù hận, ác ý và lo lắng. (Even if (one believes) there is no other world, no future reward for good actions or punishment for evil ones, still in this very life one can live happily, by keeping oneself free from hatred, ill will, and anxiety.)Lời Phật dạy (Kinh Kesamutti)
Ngủ dậy muộn là hoang phí một ngày;tuổi trẻ không nỗ lực học tập là hoang phí một đời.Sưu tầm
Hãy học cách vui thích với những gì bạn có trong khi theo đuổi tất cả những gì bạn muốn. (Learn how to be happy with what you have while you pursue all that you want. )Jim Rohn
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa »» Xem đối chiếu Anh Việt: Chương VIII: Ngàn dặm gió sương »»
Trong khi quân Nguyên Mông xâm chiếm Đại Việt thì Nguyên Mông cũng đã có ý thôn tính Chiêm Quốc. Muốn đánh Chiêm Thành chỉ có hai cách. Đó là dùng thuyền đi bằng đường biển từ Vân Nam qua, hai là dùng Đại Việt như bàn đạp để đánh qua Chiêm Thành bằng đường bộ. Ý định này của quân Nguyên Mông, Trần Nhân Tông và kể cả Chế Mân đều rõ biết, nên hai nước này giao hảo với nhau rất tốt nhằm chống lại kẻ thù phương Bắc. Trần Nhân Tông đã cung cấp cho Chế Mân 500 chiến thuyền và cả quân tham mưu nữa. Do vậy quân Nguyên Mông đã không thắng quân Đại Việt vào năm 1285 và 1288 thì tại Chiêm Quốc với sự cố vấn của Vua Trần Nhân Tông và những tướng tài của Đại Việt, nên quân Nguyên Mông cũng đã phải rút lui về nước.
Nhân Tông xuất gia từ năm 1294 sau khi đã truyền ngôi cho Anh Tông làm Thái Thượng Hoàng, đồng thời cũng làm quân sư cố vấn cho cả Anh Tông về sự giúp đỡ cho Chiêm Quốc cũng như tổ chức truyền Bồ Tát giới cho Anh Tông, sau khi Anh Tông lên làm vua. Cuộc đời của Giác Hoàng bây giờ chỉ vui thú cỏ cây nơi núi đồi Yên Tử. Đêm đêm về, dưới ánh đèn dầu hiu hắt nơi Ngọa Vân Am, ông vẫn tĩnh tọa thiền quán và ôn lại lời Phật dạy, cũng như soạn lại Kinh Thập Thiện cho rõ ràng dễ hiểu hơn và từ đây ông quyết chí đi về phương Nam để thăm Chiêm Quốc. Và trên đường đi vạn dặm ấy, ngày đi đêm nghỉ, ông muốn nhân dân cũng sẽ hưởng được điều lợi lạc của giáo lý Phật Đà, nên ông đã chuẩn bị sẵn sàng để cất bước ra đi. Bây giờ bên ông là mấy chú Tiểu Đồng, không phải với túi thơ bầu rượu, mà là những tay nãi, trong đó có chứa đựng những bản kinh bằng chữ Hán cũng như những sách vở được soạn bởi Nhân Tông. Ông thấy rằng sau những cuộc chinh chiến thắng quân Nguyên Mông như thế, dân tình rất khốn khổ không đủ ăn, đủ mặc, tiền của đâu có dư để mà đến trường học chữ của Thánh Hiền, nên ông đã quyết chí đi lần này là muốn tận tai nghe và tận mắt thấy về cuộc sống tâm linh cũng như cuộc sống về vật chất của họ ra sao. Ông không dạy Thiền cho họ, mà dạy bộ kinh quan trọng này cho muôn dân trăm họ qua thân khẩu và ý. Thân gồm có 3 giới cần phải giữ đó là: Không sát sanh, không trộm cướp, không tà dâm. Miệng có 4 là: Không nói dối, không nói lưỡi đôi chiều, không nói lời xua nịnh và không nói lời độc ác. Ý có 3 là: Không tham, không sân và không si.
Thật sự đây không phải là sáng kiến của Giác Hoàng mà là những lời dạy từ ngàn xưa của Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Bây giờ chính là lúc mà nhân dân Đại Việt cần phải thấm nhuần tinh thần của Phật giáo, nên Giác Hoàng đã có ý là nên làm như vậy sẽ thành công hơn. Ngoài con ngựa già đã trung thành với vua trong hai cuộc chiến vừa qua, Giác Hoàng không cho mang theo gì nhiều, vì đi đến đâu thì ông và các chú Tiểu đi khất thực để sống. Nhu cầu bây giờ không nhiều như lúc còn làm vua hay Thái thượng hoàng nữa, nên ông rất tự tại an vui. Buổi chiều không dùng, buổi sáng thì tọa thiền đâu đó và đi khất thực về lại dùng trưa trong tỉnh thức. Người ta cho gì thì Ngài dùng nấy, không đòi hỏi bất cứ một điều kiện gì, kể cả cái ăn, cái mặc hay nơi chốn ngủ nghỉ qua đêm. Có thể là một ngôi chùa cũ kỹ hay một am tranh, một miếu nhỏ nào đó đang bỏ hoang, Giác Hoàng và những người tùy tùng đều có thể chấp nhận một cách dễ dàng bởi mục đích của ông là “thăm dân cho biết sự tình”.
Ông khởi đi từ núi Yên Tử và dọc theo duyên hải miền Trung, vì thuở ấy chưa có đường bộ như bây giờ, đến đâu cũng thấy phong cảnh đẹp lạ lùng mà thiên nhiên đã biệt đãi cho Đại Việt cũng như Chiêm Quốc như thế. Thảo nào mà Nguyên Thế Tổ muốn xua quân để đánh chiếm Đại Việt và Chiêm Thành. Ở đây con người rất thanh bạch, chất phác, hỏi gì thưa nấy, đứng vòng hai tay lại, như thấy mình nhỏ bé trước một ông vua đã đánh Đông dẹp Bắc và trận nào cũng thành công vang dội khắp đó đây. Nay họ mới được gặp mặt dưới hình tướng của một nhà Sư khổ hạnh “áo vải nâu sồng”. Có lần Giác Hoàng bảo dân chúng tại một bờ biển rằng:
Các ngươi có biết việc đặt bẫy để bắt chim trên rừng, hươu nai, chuột, thỏ v.v… là tội cố sát chăng? Có bao giờ con cá dưới biển, đang bơi lội thong dong như vậy mà nghĩ rằng mình bị lưới của người giăng cá bủa ra chăng? Những bữa ăn đầy máu tanh của chúng sanh trên bàn cũng như rượu nếp, rượu than đã làm cho các ngươi chỉ đỡ đói qua ngày, nhưng các ngươi đâu có biết rằng những chúng sanh ấy cũng có gia đình, có cha có mẹ, có bà con quyến thuộc như chúng ta, sao các ngươi nỡ làm cho nó bị chia rẽ tình thân yêu quyến thuộc như vậy? Nếu ai trong chúng ta cũng bị những cảnh tình như vậy thì các ngươi sẽ tính sao đây?
Ngay như Yết Kiêu, Dã Tượng ngày nào, họ đã vì giang sơn Đại Việt mà giết Toa Đô hay đục thuyền của giặc, làm cho họ phải bị thua xiểng liểng rút về Tàu, và sau những trận so gươm thử sức như vậy đã có không biết bao nhiêu là máu đào đã chảy, đầu đã rơi và xương chất thành núi, nhưng họ vì sự tồn tại của giang sơn Tổ Quốc Đại Việt này mà phải hy sinh như vậy. Nhưng nay thì cả hai đều quy y Tam Bảo rồi, nhất là sau những tháng ngày chúng ta đã đại thắng quân Nguyên Mông và chính ta đã vứt đi tất cả để trở thành người xuất gia đầu Phật thì họ đã rõ lý vô thường còn sâu xa hơn nữa. Giờ đây ta chỉ mong đợi ở các ngươi hãy tu tỉnh, hãy tìm cách quy y Tam Bảo và giữ gìn các giới cấm của Phật chế, nhất là giới sát sanh để cho những côn trùng bé nhỏ được nhờ. Các ngươi thấy đó! Con kiến là loài nhỏ nhất mà chúng ta có thể dùng mắt để thấy được, nhưng khi chúng ta chạm vào nó thì nó tìm cách bỏ chạy đi hay quay đầu lại để tự vệ. Như vậy là con vật, chúng cũng muốn bảo vệ sự sống của chúng, tại sao chúng ta là con người, có đầy đủ trí tuệ hơn, lại ỷ mạnh hiếp yếu, đi giết hại chúng như vậy? Nếu các ngươi bảo rằng: “Vật sinh ra là để dưỡng nhơn, chứ nhơn đâu có dưỡng vật?” Nói như vậy chưa hẳn đã là đúng hoàn toàn. Nếu vật sinh ra để cống hiến cho loài người, thì sao loài hổ báo, cọp beo lại tìm người để giết hại? Khi chúng giết người, chúng đâu có nghĩ là chúng phải cung cấp thịt chúng cho con người dùng, mà ngược lại con người, chính là đối thủ mà chúng cần tiêu diệt để bảo vệ cái bao tử của chúng vậy.
Loài người từ thời nguyên thủy vốn đã ăn chay, nhưng vì con người quá quỷ quyệt, không ăn thịt sống được cho nên phải thui, phải nướng, phải xào lên mới ăn được. Thật ra chỉ loài động vật nào có răng nhọn thì mới ăn tươi nuốt sống, còn con người thuộc loại răng bằng cũng như trâu, bò, dê, ngựa thì không thể ăn thịt sống được, mà chỉ ăn toàn rau cỏ thôi. Thứ nữa những động vật nào có ruột non, ruột già ngắn thì mới ăn thịt động vật, trong khi đó con người và những động vật có răng bằng lại có ruột non và ruột già dài cả mấy chục thước, sự tiêu hóa chậm hơn, nên chỉ chay tịnh thôi! Các ngươi phải nhớ điều này và cố lánh dữ làm lành để cho muôn loại được nhờ. Ngay như ta đây có quyền điều binh khiển tướng, hô phong hoán vũ, nhưng sau khi chiến tranh chấm dứt, ta còn khuyến cáo triều đình hãy lập đàn cúng tế để giải oan, giải nghiệp cho những người tử nạn, kể cả hai bên. Họ chỉ vì phận sự mà làm thây ma nơi chiến trường, không có được mồ cao mả đẹp như những người khác, thì chính những đàn tràng chiêu mộ do Chư Tăng Ni đứng làm chủ sám đó, đã triệu thỉnh những hồn oan này để cầu nguyện cho họ được siêu sanh về cảnh giới của Đức Phật A Di Đà. Đó là tình thương của ta đối với người còn cũng như kẻ mất. Ta thương tất cả chúng sanh như thương cả thân mình hay con cái trong hoàng triều, nên mới thể hiện tấm lòng của mình qua những đàn tràng chiêu mộ như vậy. Còn các ngươi nếu không có điều kiện như ta thì hãy đừng sát sanh hại vật nữa, mà hãy phóng sanh những loài đã bắt giữ lâu nay, đồng thời hãy vào rừng sâu nhặt trái cây rừng để ăn, chặt cây khai hoang để trồng lúa và gặt hái để dành trong những lúc mưa gió có dùng, nhằm nuôi sống bản thân và gia đình, chứ không nhất thiết phải phạm vào giới sát sanh như vậy.
Các ngươi cũng đã thấy, có những người mới sinh ra đã phải chết non, mà cũng lại có những người sống lâu hằng trăm tuổi. Các ngươi có biết lý do tại sao không? Các ngươi chỉ thấy cái kết quả ấm no trong hiện tại cho riêng mình, nhưng đâu có biết cái nhân trong quá khứ là gì đâu? Đó là việc sát sanh hại vật để nuôi sống thân mình cho nên ngày nay mới sinh ra đã phải chết yểu; chỉ vì kiếp trước đã giết lại loài người và loài vật quá nhiều, nên cái quả của đời nay là phải chết yểu như vậy. Trong khi đó có nhiều người sống cả hằng trăm năm, nhưng đâu có bị đau ốm gì, vì lẽ trong quá khứ những người này không phạm vào lỗi sát sanh, nên kiếp này cái quả mới được như vậy. Ngày xưa khi Đức Phật còn tại thế, Ngài đã dạy cho vua Tần Bà Sa La thọ Bát Quan Trai mỗi tháng 6 ngày vào các ngày mùng 8, 23, 14, rằm, 30 (tháng thiếu thì ngày 29) và mùng 1. Nếu không trường chay được thì ít nhất trong 6 ngày này phải chay tịnh rồi dần dà chay trường cũng tốt như trong kinh Đại Bát Niết Bàn, Đức Phật đã dạy rõ.
Đời sống của chư Thiên trong cõi Dục giới, Sắc giới hay Vô sắc giới đều lâu dài hơn đời sống của con người tại Nam Thiệm Bộ Châu này, vì lẽ kiếp trước và trong nhiều kiếp sâu xa hơn nữa, họ không những không phạm vào tội sát sanh, mà họ còn phóng sanh cho nhiều loại động vật bị giam cầm nữa, nên bây giờ họ có tuổi thọ dài lâu và hình thù sắc tướng đẹp đẽ hơn loài người nhiều. Đó là nhân và đó cũng là quả. Có những nhân và quả xuất hiện cùng một lúc, gọi là nhân quả đồng thời. Ví dụ như khi ta đánh một tiếng chuông chẳng hạn. Vậy khi đánh chuông, việc ấy chính là cái nhân và khi chúng ta nghe được tiếng chuông, ấy là quả. Quả và nhân đi liền với nhau, nên chúng ta nhận biết rất rõ ràng. Cũng có những loại nhân gây ra trong đời này mà ở vào cuối đời mới nhận quả, hay kéo dài đến đời sau nữa. Ví dụ như ta trồng một cây xoài hay một cây mít, đâu phải một sớm một chiều mà ta hái được quả xoài đâu, thời gian ít nhất là năm bảy tháng hay một năm sau, ta mới thâu hoạch được những mùa xoài đầu, rồi sau đó cứ tiếp tục làm cái nhân bón phân, tưới nước, thì cái quả của những năm sau sẽ đến nữa, cho nên chúng ta gọi đây là “nhân và quả khác thời”. Cũng có những loại nhân gây ra trong đời này mà mãi mãi nhiều đời sau mới thành quả. Đây gọi là “nhân quả dị thục thời”. Nghĩa là như ai đó giết một người để đoạt của cải và phi tang, trong đời này chẳng ai tìm ra được manh mối kẻ chủ mưu, xem như vụ án đã bị lãng quên, nhưng vào thời điểm của nhiều đời sau nữa, nhân quả xoay vần qua nghiệp lực chi phối, kẻ giết người kia phải đền tội. Cho nên người xưa thường nói: Thiên địa bao la, nhưng lưới trời mắc phải là vậy. Tránh được chỗ này, nhưng phải bị mắc bẫy chỗ kia. Đấy là nhân quả.“
Nhưng cũng có lắm người không tin nhân quả cho lắm và họ bảo rằng: Nếu nhân quả là đúng thì tại sao có nhiều người trong đời này họ làm quá nhiều chuyện ác mà họ vẫn giàu có, của ăn của để; ngược lại có những người làm phước, bố thí, cúng dường, phóng sanh, giúp đời, giúp người rất nhiều nhưng cuối cùng vẫn hoàn nghèo khổ? Giác Hoàng khi nghe những câu hỏi như vậy mới cảm thông cho việc học Phật của người dân và nhân đây đã tiếp tục trả lời cặn kẽ cho họ rằng:
“Giống như ai đó mắc nợ người khác hàng trăm, hàng ngàn quan tiền, kiếp trước chưa trả hết được, thì dầu cho kiếp này có làm ra được bao nhiêu đi chăng nữa, nhưng tiền của vẫn bị hao mòn, không thấy dư giả gì cả là vì cái lỗi ấy. Cái lỗi là nợ cũ trả chưa xong thì bây giờ làm sao mong cho sinh ra lời nhiều được. Đồng thời những người trong hiện tại tuy họ vẫn làm ác nhưng thấy gia trang họ cao quý vô cùng, nhà cao cửa rộng, đó là vì lẽ cái dư báo của ngày trước vẫn còn thừa, kiếp này hưởng tiếp cái phước của kiếp xưa nên mới được như vậy. Phải nhìn cho xa và hiểu cho rộng như vậy thì mới hiểu được luật nhân quả mà Đức Phật đã dạy tự ngàn xưa. Bằng không, các ngươi cứ chuyên làm ác và chờ quả lành mang đến, thì việc này sẽ không bao giờ xảy ra trong cuộc đời này.“
Sau khi nghe giới thứ nhất không được sát sanh như thế, nhiều người đã hiểu đạo và xin Giác Hoàng cho phép họ quy y Tam Bảo và thọ trì giới không sát sanh. Ngài rất hoan hỷ và truyền giới cho họ. Tuy rằng Ngài chưa thuyết giảng đủ năm giới cũng như những điều thiện còn lại trong Thập Thiện Nghiệp Đạo. Ngài cảm thấy an vui tự tại và cảm thấy rằng việc quyết định xuôi Nam của Ngài là điều tốt đẹp để thể hiện hạnh đầu đà của Ngài cũng như có cơ hội để tiếp cận đến dân chúng nhiều hơn là lúc còn làm vua ở Thăng Long hay khi lên làm Thái Thượng Hoàng nơi phủ Thiên Trường, và chính Yên Tử Sơn mới là nơi dưỡng thần trợ lực cho mình, nên khi đi càng xa Yên Tử, Ngài cũng cảm thấy chạnh lòng. Tuy nhiên tâm thức của Giác Hoàng bây giờ đã dày dạn với gió sương và không vì bất cứ một nghịch duyên hay sự thử thách nào mà Ngài có thể lùi bước chồn chân được. Ngài đã từ trên ngôi cao nhìn xuống muôn dân, đã thấy được nỗi khổ của loài người và nay chính là lúc thân chinh vào sự khổ đó, cũng giống như muối bây giờ không còn trong biển cả hay ruộng đồng nữa, mà muối này đã hòa tan vào cơm canh hằng ngày, cốt dưỡng nuôi những thể xác của con người, thì đây mới là ý chính của người muốn mang Đạo vào Đời ấy. Giác Hoàng đã thành tựu được sở nguyện của mình.
Ngài tiếp tục chống gậy trúc đi về hướng đèo Cả, rồi đèo Ngang và qua cả sông Gianh… đâu đâu cũng là giang sơn cẩm tú, cảnh đẹp lạ lùng. Trên cao không có một bóng mây che phủ bầu trời, dưới sông, trên biển nơi nào cũng trong vắt một màu xanh, màu của hy vọng, màu của thiên nhiên đẹp như thiên thần của thuở ban sơ cùng đất trời vạn vật. Giác Hoàng thấy dân tình vẫn còn khốn khổ, tuy nhiên họ chịu nghe Ngài giảng giải đạo lý và nhất là Phật Pháp cũng như việc bỏ dữ làm lành, tránh sát sanh hại vật v.v… Đến nhiều địa phương khác nhau như thế, Ngài đã bắt đầu giảng về việc không trộm cướp. Ngài nói:
“Ăn trộm, ăn cướp và ăn cắp không giống nhau. Vậy thế nào là ăn trộm? Ăn trộm như đào tường, khoét vách của nhà người khác, rồi lén vào lấy tất cả đồ đạc của quý giá trong nhà người ta khi có mặt hay khi vắng mặt, đều gọi là ăn trộm cả. Còn ăn cướp là những vật quý giá như vàng bạc, ngọc ngà châu báu người ta đang để đâu đó trong nhà hay mang tài sản ấy trong người mà mình dùng uy quyền hay sức mạnh để cướp bóc, cố đoạt lấy tài sản kia, thì gọi đó là ăn cướp. Ăn cướp có thể vào ban ngày, mà cũng có thể vào ban đêm. Còn ăn cắp có nghĩa là chôm chỉa, chờ cho người khác lơ đểnh, mình đánh cắp, cố làm cho người ta không chú ý đến mình. Đây là những tội thuộc về trộm cướp tài sản của người khác. Bất luận việc ấy quý trọng như vàng, bạc, kim cương hay cây kim sợi chỉ, nếu người ta không cho thì mình không được lấy. Lấy những vật như vậy đều thuộc về tội trộm cắp cả.
Người dân muốn làm ăn sinh sống yên ổn, không phải bị kiện tụng ở chỗ quan lại, pháp đình; người Phật tử không muốn hại lòng từ bi của mình, thì hãy tránh xa và dứt trừ việc trộm cắp kia. Chúng ta không trộm cắp mà còn phát tâm bố thí để cho lòng từ bi tăng trưởng. Bố thí không nhất thiết phải bằng tiền bạc, mà có 3 cách như sau: Đó là tài thí, pháp thí và vô úy thí. Nếu kẻ nào cần tiền bạc trong lúc túng quẩn, mà ta có khả năng thì cũng nên cho họ ít nhiều. Sự cho và cách cho không bao giờ mất đi cả. Chỉ khi nào chúng ta cố giữ một vật gì đó, vật ấy lại dễ đánh mất khỏi tầm tay của mình. Cũng có nhiều kẻ không cần tiền mà cần sự hiểu biết, cách xử sự trong cuộc sống, thì ta nên biếu cho họ giáo pháp của Đức Phật để họ tu trì. Vì Đức Phật cũng đã dạy rằng: “Nước trong biển cả chỉ có một vị, đó là vị mặn của muối và giáo pháp của ta cũng có một hương vị, đó là hương vị của sự giải thoát”. Ai hành theo pháp của Phật một cách miên viễn, sẽ được thoát ly khỏi sanh tử luân hồi. Trong cuộc sống này người ta có nhiều nỗi lo sợ không có căn cứ. Ví dụ như sợ đói nghèo, sợ bịnh tật, sợ xa lìa người yêu thương v.v… thì ta hãy làm sao tạo ra một sự tin tưởng và giải thích giúp đỡ họ để họ không còn hoảng loạn nữa, mà vui với những gì đang có. Đây gọi là vô úy thí.
Đến điều thứ 3 trong 10 điều lành của Kinh này thuộc về việc tà dâm hay tà hạnh. Nay ta chỉ trùng tuyên lại lời Đức Phật dạy tự ngàn xưa thôi và chính ta cũng hành trì giới này, nên tâm rất được an lạc, tự tại. Thông thường ông bà ta thường hay nói “Thuận vợ thuận chồng, tát bể Đông cũng cạn.” Đó chỉ là lý thuyết, còn trên thực tế khuynh hướng của người đàn ông, con trai bao giờ cũng là khuynh hướng muốn chiếm hữu, nghĩa là chiếm xong người này, lại muốn chiếm tiếp người khác nữa. Đây là lòng dục mà con người phải ngăn ngừa. Ngay như Vua cõi trời Đế Thích có đến 3.000 người vợ, nhưng đâu có đủ và các ông vua Trung Hoa cũng thế, có đến 999 bà Hoàng hậu và cung phi, nhưng cái muốn của người đàn ông không dừng tại đó. Ta đây cũng vậy, khi còn làm vua và Thái Thượng Hoàng, ngoài Chánh cung Hoàng hậu Khâm Từ ra, ta còn không biết bao nhiêu là cung phi mỹ nữ ngày đêm cận kề bên ta nữa, nhưng đến khi đi xuất gia vào ngày mồng 8 tháng 2 năm 1294 tới nay ta chỉ sống một mình đơn lẻ, lấy giới luật làm đầu mà có khi nào ta thấy thiếu thốn đâu. Nếu ai xả bỏ tất cả thì sẽ được tất cả, còn nếu ai đó lúc nào cũng cố thủ và chấp trước thì phải khổ thân trong đời này và nhiều kiếp trong tương lai nữa. Các ngươi là người tại gia, không ai cấm việc dâm dục cả, chỉ trừ những ngày thọ Bát Quan Trai Giới mà thôi. Phật chỉ cấm tà dâm, nghĩa là cấm chồng hay vợ làm việc tà vạy, đã có vợ nhà rồi thì không đi thông đồng với người đàn bà khác và đã có chồng rồi thì không được lang chạ với người đàn ông khác. Nếu làm trái lại những điều trên đây thì tình nghĩa của vợ chồng sẽ dễ bị tan vỡ. Nếu lòng dục không chừa bỏ thì muôn đời nghìn kiếp chỉ làm người và các loài chúng sanh trong 3 cõi, không thể thoát khỏi cảnh luân hồi sanh tử. Cho nên Ngài Long Thọ, Tổ Sư của Trung Quán Luận ở Ấn Độ có dạy rằng: “Tất cả mọi cơn dục của thế gian này đều giống như những cơn ngứa, nếu càng gãi thì chúng càng ngứa. Tốt nhất là hãy đừng gãi nó.” Nói thì dễ chứ làm thì khó lắm. Phải tập sự đúng đắn, quyết tâm như tu tập hơi thở hít vào, thở ra trong khi Thiền định vậy. Khi Phật còn tại thế, Ngài đã dạy về An Bang Thủ Ý Kinh cũng không ngoài niệm hơi thở này và sau này chư Tổ truyền Phật giáo sang các nước Á Châu khác thì dạy thêm Thiền Minh Sát để phát triển trí tuệ. Còn ta, ta chưa dạy Thiền Trúc Lâm cho các ngươi, vì ta cảm thấy rằng căn cơ của các ngươi chưa khế hợp. Hãy chờ một thời gian nữa ra sao, ta mới quyết định.
Còn khuynh hướng của người đàn bà là khuynh hướng nương tựa. Chỗ nào có nơi tựa nương là nữ giới vui rồi. Ví dụ như nương vào người chồng lý tưởng, nương vào con, nương vào cháu, nương vào bạc vàng, quyền cao tước trọng v.v... Khi nào sự nương tựa ấy không còn được như ý nữa thì người nữ sẽ tìm cách lánh xa, mong đi tìm cái khác để làm thoả mãn lòng dục của mình. Cho hay người nam hay người nữ cũng giống nhau về tánh dục; chỉ khác nhau ở hình tướng mà thôi! Điều quan trọng là mình phải biết tự làm chủ mình; nếu tâm mình không tự làm chủ được thì ma chướng sẽ ngự trị tâm của mình vậy.
Bây giờ đến việc nói không thật, có đến 4 cách khác nhau.
Đó là nói dối, nói lưỡi đôi chiều, nói lời thêu dệt và nói lời hung ác. Thế nào là nói không thật? Đó là chuyện có nói không, chuyện không nói có. Chuyện thấy nói không thấy, chuyện không thấy nói thấy v.v…
Còn nói lưỡi đôi chiều là đến người này nói chuyện dở xấu của người kia, đến người kia nói chuyện dở xấu của người này, khêu gợi tánh tranh đấu của hai bên với nhau, làm cho tình cảm của họ bị sứt mẻ, sanh lòng oán giận nhau. Tiếng bình dân gọi việc làm này là: “Đâm bị thóc, thọc bị gạo.” Mình chỉ muốn mình là tốt, còn mọi người chung quanh phải xấu hơn mình thì mình mới vui.
Còn nói lời thêu dệt nghĩa là như thế nào? Đó là cách nói thêm bớt không đúng sự thật. Mình không phải như thế này, câu chuyện không phải như thế kia, nhưng mình thêm mắm giặm muối vào để cho câu chuyện được linh động, hay ho, nhằm lung lạc ý tưởng người nghe, khiến cho họ phải chao đảo, ngả về phía mình.
Cách nói thứ tư là nói ác khẩu, nghĩa là nói những lời thâm độc, thô ác làm tổn thương người khác hoặc khiến người nghe phải sợ sệt lo âu.
Người Phật tử thì ngược lại phải nói lời từ ái dễ nghe, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, mà phải có tâm từ bi đối với muôn loài chúng sanh. Từ đó trí tuệ được triển khai, dầu cho là người tại gia hay xuất gia, việc thực hành không nói dối rất có lợi cho chính mình và cho cả người đối diện nữa.
Trong Luật, Đức Phật dạy rằng: “Như ai đó tự nói rằng mình đã chứng quả Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm hay A La Hán (vọng xưng chứng thánh), thì những kẻ ấy chính là những người nói dối khủng khiếp. Gọi là tội vọng ngữ không có gì sánh bằng.” Tuy nhiên vì phương tiện cứu người và giúp đời thì có thể nói dối như trong trường hợp dỗ dành cho con uống thuốc để trị bịnh cho con trẻ. Người mẹ biết rằng nếu nói thật là thuốc đắng thì đứa con sẽ không bao giờ uống và bịnh sẽ chẳng lành, nhưng người mẹ phương tiện có thể nói thuốc này ngọt, khi đó đứa con tin lời mẹ, nên nó uống thì bịnh sau đó lành, dầu cho đó là lời không thật đi chăng nữa, nhưng không phạm vào tội nói dối. Một ví dụ khác là chúng ta thấy một con nai chạy ngang qua mặt của mình khi bị người thợ săn đuổi bắt. Lúc ấy người thợ săn gặp ta hỏi rằng: Có thấy con nai chạy qua đây không? Ta có thể trả lời rằng “không” dầu cho việc ấy nói dối, nhưng nói dối như vậy để cứu cho cả hai. Đó là con nai không bị chết và người thợ săn khỏi phạm vào tội sát sanh. Người thợ săn không ăn một bữa không chết, nhưng con nai cần phải duy trì sự sống để sanh tồn cho tương lai nữa.
Những người lâu nay tự xưng mình là tái thế hay chứng thành quả vị này, quả vị nọ v.v… nhưng tất cả những điều ấy chỉ là tự dối mình, dối người và dối đời mà thôi, vì lâu nay kẻ chứng đạo, không bao giờ đi khoa trương sự tỏ ngộ của mình cả. Đó là chưa kể việc Cư sĩ thì không thể chứng A La Hán được, bởi vì khi nào còn ái dục thì quả vị sát tặc, vô sanh và vô học này không thể dành cho người chưa xuất gia. Có hai trường hợp một người Cư sĩ chứng quả vị A La Hán. Đó là sau khi chứng quả phải lìa tục xuất gia, cát ái từ thân mới được, hoặc giả vị ấy chết xong mới trở thành A La Hán. Điều này Đức Phật đã dạy rất rõ trong các kinh A Hàm.“
Sau khi nghe 4 giới lành thuộc về miệng do Giác Hoàng thuyết giảng như thế, những người chài lưới, những mệnh phụ phu nhân, những người có học đều tín cẩn phụng hành và đặc biệt có rất nhiều người xin quy y Tam Bảo và đã được Giác Hoàng truyền giới căn bản này cho những người tại gia bản địa trong ngày hôm đó. Tiếp đến Ngài từ giã mọi người và chống gậy đi về hướng Nam. Càng đi về phía dưới, hình ảnh sắc thái của Châu Ô, Châu Lý rất đẹp đẽ, nhẹ nhàng, nhất là con người nơi đây đã sống chung lẫn bên nhau giữa hai dân tộc Chiêm Thành và Đại Việt, nên khi Giác Hoàng nói ra, có một số người không hiểu được trọn vẹn, do đó cần phải có thông dịch viên.
Lần này Kinh Thập Thiện được giảng đến chỗ thâm sâu của ý nghĩa hơn, nên Giác Hoàng cố gắng tập trung tư tưởng và giảng giải làm sao những điều khó hiểu mà bàng dân thiên hạ có thể hiểu được điều Ngài nói, thì đó là sự thành tựu của Pháp rồi. Lần này Ngài nói về không tham, không sân và không si. Vậy tham, sân, si là gì? Tham thì thuộc về ý, nên khó nhận biết lắm. Ví dụ như tham tiền, tham sắc, tham danh, tham ăn, tham ngủ v.v… Dĩ nhiên là có rất nhiều loại tham nữa, nhưng tựu chung có 5 loại đại diện như trên, nên Phật gọi là “ngũ dục”. Đó là 5 loại ham muốn trong cuộc đời. Tiền lúc nào cũng muốn cho có thật nhiều, nhưng mấy ai trong chúng ta biết rằng: “Tiền tài như phấn thổ, nhân nghĩa tợ chân kim.” Ý nói tiền tài không có giá trị tồn tại lâu dài, có rồi mất là chuyện đương nhiên dễ dàng như bụi đất lúc tụ lúc bị gió cuốn đi. Chỉ có tình người đối đãi nhau bằng sự chân thật, bao dung, tha thứ cho nhau mới đáng quý như vàng thật.
Sân và si thường đi chung với nhau, bởi sân cho nên sinh ra si mê và si mê một cái gì đó cho nên chúng ta mới sân hận. Sân là do trạng thái của tâm không bình thường và muốn chứng minh cho tự ngã của mình là đúng. Cuối cùng rồi cái đúng ấy cũng trở thành sai, vì bị vô minh che lấp. Có câu chuyện về sân ta kể cho các ngươi nghe:
Trong nhà chỉ có hai cha con, nhưng cậu bé có tính xấu là rất dễ nổi nóng nên ngày nào cũng có nhiều chuyện cãi vả nhau. Một hôm người cha đưa cho con một túi đinh và bảo:
- Khi nào con nổi nóng thì con chạy ra cuối vườn đóng một chiếc đinh vào hàng rào gỗ.
Ngày đầu tiên cậu bé đã đóng rất nhiều đinh trên hàng rào, nhưng dần dần sau đó vì không muốn ra tận cuối vườn để đóng đinh, cậu đã tập kiềm chế cơn giận, cho đến một ngày nọ cậu không cần đóng một cây đinh nào nữa. Cậu đến khoe với cha, ông vỗ đầu khen ngợi:
-Tốt lắm! Con ngoan, bây giờ ngày nào con không có bất cứ một sự nổi sân nào thì con ra nhổ bỏ một cây đinh.
Ngày lại ngày trôi qua, rồi cũng đến một ngày cậu bé đã chỉ cho cha thấy là không còn cây đinh nào trên hàng rào nữa. Người cha chỉ vào những lỗ đinh đã được nhổ ra rồi và bảo:
- Này con ngoan của cha! Con đã làm được một việc mà ngay cả cha đi nữa cũng khó thực hiện. Tuy nhiên con hãy nhìn xem. Dầu cho những cây đinh đã được nhổ ra, điều ấy tượng trưng cho việc nổi sân của con không còn nữa, nhưng những lỗ kia, con hãy xem kỹ đi, nó vẫn còn nằm đó, hàng rào không còn lành lặn như xưa. Nếu trong lúc con giận dữ nói những điều không hay làm tổn thương người khác thì nó cũng lưu lại trong lòng họ như những chiếc đinh kia đã lưu dấu trên hàng rào gỗ, cho dù con có nói lời xin lỗi, nhưng tình cảm đối đãi với nhau chắc chắn sẽ không còn như xưa nữa.
Người con cúi đầu khẽ nói: Cảm ơn cha, con đã hiểu.
Mọi người khi nghe xong câu chuyện này qua lời thuyết giảng khá nhẹ nhàng và sâu sắc của Giác Hoàng, ai nấy cũng hoan hỷ và có nhiều người nhìn nhau bẽn lẽn, mặt đỏ phừng, trông như mới cãi vả nhau qua một trận thư hùng ở đâu đấy lớn lắm! Nhưng không! Ở đây là sự hối hận về việc sân si của mình đã hiện lên trên mặt qua trạng thái đỏ mặt vì hổ thẹn như vậy.
Còn si có nghĩa là si mê, dại dột, tối tăm, không có trí tuệ… nên gọi là si. Việc si mê của mỗi con người đều do vô minh và những định kiến có sẵn từ trước, rồi chấp chặt vào đó khiến cho sự giác ngộ, giải thoát khó có cơ ngơi phát triển. Đây là giới, đây là định, đây là huệ. Nếu con người thực hành được những việc này thì sự ngu si không còn tồn tại nữa nhưng khi người ta si, người ta không chấp nhận mình si. Nó cũng giống như mình mê thì làm sao biết mình mê được, mình luôn luôn nghĩ mình là mình tỉnh, nhưng thật sự là mình đang mê. Ví dụ như một cậu con trai si mê một cô con gái. Cha mẹ hai bên thấy không xứng đôi vừa lứa, nhưng cậu ta vẫn cãi lời cha mẹ, chỉ vì cái si nó làm chủ. Trong trường hợp này gọi là “si tình”. Ngay cả những thi sĩ khi si tình như Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu còn viết thư gởi lên ông Trời như sau:
Tình riêng trăm ngẩn mười ngơ
Ngồi buồn lấy giấy viết thơ hỏi Trời
Xem thơ Trời cũng nực cười
Cười cho hạ giới có người oái oăm
Khách hà nhân giả?
Cớ làm sao suồng sả dám đưa thơ?
Chốn thiên cung ai kén rể bao giờ?
Chỉ những sự vẩn ngơ mà giấy má
Chức Nữ tảo tùng giai tế giá
Hằng Nga bất nại bảo phu miên
Mở thang mây quăng trả bức hồng tiên
Mời khách hãy ngồi yên trong cõi tục
Người đâu kiếp trước Đông Phương Sóc
Ăn trộm đào, quen thói người xưa
Trần gian đày mãi chẳng chừa.
(Hỏi Vợ)
Rõ là đang ngớ ngẩn. Ở trần gian này hiếm gì con gái mà phải viết thư lên hỏi ông Trời và Trời lại hỏi rằng:
Ông khách ấy là ai vậy?
Làm sao mà suồng sã như thế này?
Ở cõi Tiên đâu có kén rể
Mà viết thư lên như thế này?
Chức Nữ thì đã sớm có chồng rồi
Còn Hằng Nga thì không chịu lấy chồng
Thôi! Hãy về đi và ngồi trong cõi tục
Hãy đừng lôi thôi nữa.
Đúng là si mê quá sức. Khi con người mê muội rồi thì điều gì người ta cũng có thể làm được cả. Kể cả việc viết thư lên cho ông Trời để đòi cưới vợ. Như thế không phải si là gì? Do vậy chúng ta cần phải có giới, định, tuệ để soi đường chỉ lối, có như thế ta mới không bị vô minh che lấp.
Giới ở đây không phải là một sự trừng phạt một ai, mà là một sự bảo hộ, gìn giữ cho tự thân của chính chúng ta. Nếu ta không giữ được trọn vẹn những giới mà chúng ta đã phát nguyện, thì Phật cũng không phạt mình và cũng không ai làm cho mình sa đọa xuống chốn thấp hèn hơn. Tất cả đều do mình, chứ không phải do người khác. Nếu khi phạm phải giới đã thọ, mà có tâm sám hối, hổ thẹn với việc của mình đã phạm phải, thì đó là một con người tốt. Chúng ta thấy đó, con ngựa, con bò, con lừa v.v… nếu chúng được cho ăn trong một đám cỏ ruộng có ngăn chia từng vách, thì không có con nào dám chạy ra ruộng của người khác mà ăn cỏ hay ăn mạ non cả. Chúng chăm chú chỉ ăn cỏ trong ruộng của chủ mình đã ngăn ra. Giả dụ ruộng kia không có tường thành ngăn cách thì con ngựa kia có thể ăn lan ra, hết đám ruộng này lại đến đám cỏ khác. Nó không bao giờ dừng nghỉ. Nó cũng giống như các ngươi vậy, lâu nay không có gì che chắn lại cả, nên dễ lầm lạc nẻo chánh và rơi vào đường tà. Nay đã có lối đi thẳng tắp vào nẻo đạo rồi, cho nên cứ thế mà thong dong tiến bước. Đôi khi gặp phải những trở ngại phía trước, chớ có thối tâm. Vì những chướng duyên này, cũng chỉ là sự thử thách về tâm tính của hành giả đấy thôi. Ai là kẻ kiên trì, nhẫn nại người ấy sẽ đến đích sau cùng.
Sau khi nghe 3 nghiệp ác về tham, sân, si và 3 nghiệp lành của việc giữ giới, sửa đổi để trở nên người thiện, kẻ có tu học khác với người không chịu tu học để bỏ dữ làm lành như thế nào, hằng ngày lại có thêm hằng vạn kẻ phát tâm quy y Tam Bảo và cũng có nhiều người sau khi hiểu giá trị đích thực của 10 nghiệp lành về thân, khẩu, ý lại có ý định muốn xuất gia tu học với Ngài. Tất cả mọi việc Ngài đều hoan hỷ, nhưng Ngài khuyên là hãy “tùy duyên”; nghĩa là “cái gì đến, nó sẽ đến”. Pháp Duyên Sanh của Đạo Phật nó đã tồn tại lâu dài trên cõi đời này. Đó là: Cái này sanh nên cái kia sanh, cái này diệt cho nên cái kia diệt. Nếu cái này không có thì cái kia sẽ không có. Cái kia không có thì cái nọ sẽ không có. Đó là nhân duyên, đó là duyên sanh vậy.
Đầu năm 1301 thì Giác Hoàng đã đến tận đèo Hải Vân rồi từ trên cao nhìn xuống, trông phong cảnh rất là đẹp hùng vĩ, một cõi trời Nam bao la bát ngát. Thật là một cõi bồng lai tuyệt mỹ, ít có non nước nào sánh bằng. Thuở mà kinh đô Mỹ Sơn ở Trà Kiệu thuộc tỉnh Quảng Nam ngày nay đã có từ thế kỷ thứ 4, do các nghệ nhân xây đắp những ngọn tháp Chàm thật là hùng vĩ, cũng là do nền văn minh cổ đại của nước này đã ảnh hưởng rất nhiều bởi văn hóa của Ấn Giáo và Hồi Giáo, nên chữ viết, kinh điển, nghệ thuật kiến trúc chùa viện, nhà cửa đều ảnh hưởng rất nhiều bởi văn hóa Ấn Độ. Đây cũng là cơ hội để Giác Hoàng thị sát từng nơi, từng chốn kinh kỳ của Chiêm Quốc và để so sánh với những gì mà Đại Việt đang có cũng như cần phải học hỏi, trao đổi thêm.
Khi biết rằng Giác Hoàng và đoàn tùy tùng đã qua khỏi đèo Hải Vân, Chế Mân và triều đình đã đem quan quân, kiệu võng, xe ngựa v.v… để đón rước Thượng Hoàng. Dẫu cho bây giờ Ngài có ăn mặc đơn sơ là áo nâu sồng, sống đời sống tương chao đạm bạc đi nữa, thì quá khứ hào hùng ấy của những năm 1285, 1288 vẫn còn vang vọng đến Chiêm Quốc ngày nay và chính Vua Trần Nhân Tông này đã giúp cho Chế Mân đến cả 500 chiến thuyền để chống lại quân Nguyên Mông cũng như Ngài đã cố vấn cho vua Chiêm trong nhiều trận thủy chiến thành công, đã đánh đuổi người Trung Hoa về lại đất nước của họ. Đây chính là những cảm tình đã có sẵn từ xưa, nên Chế Mân qua người thông dịch đã nói lên những ý chính khi Thượng Hoàng được đón về kinh đô Mỹ Sơn như sau:
- Muôn tâu Thánh thượng! Hạ thần là Chế Mân, xin dập đầu bái kiến Thượng Hoàng.
- Ô hay! Khanh hãy bình thân, bây giờ ta chỉ là một Tăng sĩ của Đại Việt. Ngươi hãy gọi là là…
- Là gì đi chăng nữa, thì Ngài cũng đã là một bậc Quân vương, một Thượng Hoàng của Đại Việt.
- Những hư danh ấy ta đã để lại sau lưng từ lâu rồi! Còn bây giờ thì ta chỉ vui với “độc cư nhàn cảnh” mà thôi!
- Tuy thế nhưng kính mong Thượng Hoàng hãy dự xem một vài buổi yến tiệc để tìm hiểu thêm về văn hóa của Chiêm Quốc. Mong Ngài rộng lượng hải hà.
-Ta đến đây cũng chỉ muốn tìm hiểu về cuộc sống của muôn dân cũng như văn hóa và nghệ thuật của nước này, nên những gì cần xem, cần học hỏi thì ta không từ chối.
Được lệnh như vậy cho nên những người thừa hành của Chế Mân đã cho người dựng cờ xí, tạo đàn tràng, xây thêm những nơi hành lễ cho chư Tăng cũng như những nơi khác mới hơn để cung phi mỹ nữ múa hát, đờn ca, nhằm giới thiệu cho Giác Hoàng những điệu vũ dân tộc tinh anh, tuyệt vời nhất của Chiêm Quốc. Càng xem càng thấy hay và càng ngẫm càng thấy thấm thía, vì lẽ nước Chiêm Thành nằm bên cạnh nước Đại Việt, nhưng lâu nay giữa hai quốc gia chưa có sự trao đổi đầy đủ về những phương diện như: Văn hóa, Tôn giáo, nghệ thuật, kiến trúc v.v… nên kể từ đây về sau Giác Hoàng mong rằng Anh Tông và triều đình Nhà Trần sẽ thực hiện được điều đó.
Giác Hoàng cũng không ngờ là tại Bằng An cũng đã có Phật Học Viện Phật giáo cũng như Ấn Giáo và Hồi Giáo đã được xây dựng và đào tạo chung, hệt như tam giáo Phật, Nho, Lão tại quê hương Đại Việt. Ở đây chỉ khác là tinh thần Phật giáo Nam Truyền chiếm đa số hơn Bắc Truyền, nên Ngài cũng phải “nhập gia tùy tục” vậy. Nghĩa là Thượng Hoàng bấy giờ mỗi ngày đều đi khất thực trong các thôn xóm cũng như thị thành cùng với những vị Tăng lữ tại địa phương. Trông họ đi, đứng, nằm, ngồi, ăn nói rất đúng mực với những oai nghi và giới luật của những Tăng Sĩ như thời Phật còn tại thế. Nghĩa là họ hành trì và giữ gìn Tứ Phần Luật cho một người xuất gia, gồm:
- 4 Giới Ba La Di
- 13 Pháp Tăng Tàn
- 2 Giới bất định
- 30 Giới Xả Đọa
- 90 Tội đọa
- 4 Pháp Hướng Bỉ Hối
- 100 Pháp chúng học, và
- 7 Tội Diệt Tránh
Tổng cộng 250 giới tất cả và đặc biệt là theo truyền thống Nam Tông, chư Tăng ở Chiêm Quốc không thọ giới Bồ Tát như ở Đại Việt. Ở Đại Việt sau khi thọ giới Tỳ Kheo rồi, phải thọ giới Bồ Tát nữa. Giới này gọi là “Đạo tục thông hành giới”. Có như vậy người thọ nhận giới pháp mới dễ dàng hành trì và mang Đạo vào Đời một cách dễ dàng được, Bồ Tát giới có 10 giới chính và 48 giới phụ. Giới này dành riêng cho người xuất gia, đôi khi tại gia cũng có thể thọ giới này để hành trì, nhưng sau này thì có một số chư Tổ Đức căn cứ theo Ưu Bà Tắc Giới Kinh soạn ra 6 giới chính và 28 giới phụ để người Cư Sĩ tại gia dễ thực hành, nhưng theo Kinh Đại Bát Niết Bàn thì nên thọ đủ 10 giới trọng và 48 giới khinh, nếu người thọ giới này muốn chứng quả Vô Thượng Bồ Đề.
Mỹ Sơn vào thế kỷ 14 cũng đã là cố cung của Chiêm Thành rồi. Vì cố cung nên những di sản vật thể và phi vật thể đều được bảo tồn một cách rất là cẩn mật và mỗi năm có lễ xuống ruộng cày cấy, nhà Vua và Hoàng hậu đều phải thân chinh đến đây để làm lễ Hạ Điền. Dân tộc Đại Việt sống với nghề nông là chính thì Chiêm Quốc cũng không khác với Đại Việt bao nhiêu. Ở đây có nhiều ruộng sâu để trồng lúa nước và ruộng cạn trồng những loại lúa chịu khô hay gieo những hoa màu như đậu, bắp, mè, hay trồng rau, cải, trồng dâu để nuôi tằm v.v… tất cả đều y hệt nhau. Khi đêm đến có những lúc ánh trăng thượng tuần xuyên qua cánh cửa nơi trú ngụ ở Chiêm Quốc, Thượng Hoàng lại nhớ về kinh đô Luy Lâu cổ xưa của Đại Việt từ thời lập quốc và rồi bị người Hán đô hộ, đã 1.000 năm như vậy nhưng dân tộc Việt rất là kiên cường đã xua tan đi bóng đêm ấy qua sự chống lại quân Nam Hán của Ngô Quyền và lấy lại nền độc lập tự chủ cho nước nhà từ năm 938. Kể đến năm 1301 cũng hơn 350 năm lịch sử rồi. Thế rồi Đinh Bộ Lĩnh đã dời đô về Hoa Lư, và đầu triều Nhà Lý, năm 1010 Lý Thái Tổ chính thức dời đô về Thăng Long với tích xưa rồng hiện giúp vua cứu nước. Mới đó mà đã trải qua không biết bao nhiêu là sóng gió của cuộc đời. Không biết bao nhiêu là oan khiên nghiệp chướng đổ lên đầu nhân dân Đại Việt! Không biết chúng ta có tội tình chi mà con người nơi đây vốn đã chịu khổ với thiên nhiên rồi, mà giờ đây còn phải chịu những cảnh chiến tranh tang tóc, con xa cha, vợ xa chồng, mà điều đó khi sinh ra trong cõi đời này đâu có ai mong muốn gặp làm gì? Đúng như Tâm Kinh Bát Nhã mà Thượng Hoàng đã trì tụng hằng ngày:
Sắc tức thị không
Không tức thị sắc
Thọ tưởng hành thức
Diệc phục như thị.
Nghĩa:
Có tức là không
Không tức là có
Thọ, tưởng, hành, thức
Đều như thế cả.
Ai hiểu được tinh thần của Bát Nhã này rồi, thì sẽ không còn gì để thắc mắc về có và không nữa, như ca dao xứ Huế đã thể hiện qua những vần thơ như sau:
Trăm năm trước thì ta chẳng có
Trăm năm sau có cũng như không
Cuộc đời sắc sắc không không
Trăm năm còn lại tấm lòng từ bi.
Trước đây trăm năm thì mình cũng chẳng biết mình là ai và sau đây trăm năm nữa thì như thế nào đây, nào ai có biết. Bởi vì cuộc đời này cũng giống như lúc có lúc không vậy. Không ai làm chủ được vận mệnh của chính mình thì làm sao làm chủ được thời gian và sự vật? Nhưng điều còn lại ở đây là tấm lòng nhân hậu đối với đời, lòng từ bi đối với muôn loài, muôn vật. Không ai là không cần tình thương và chính tình thương này sẽ nối kết lại với nhau để trở nên một con người lương thiện như trong Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo có nói đến.
Hoặc giả khi một vị Thiền sư hiểu đạo rồi thì với họ, mọi có không còn mất trong cuộc đời này đều giống như ánh trăng chiếu trên mặt nước. Trăng không hề muốn ghi dấu vết trên mặt hồ, nhưng nước hồ kia lại vô tình làm đọng lại hình ảnh của ánh trăng kia. Thật ra cả trăng và nước không bên nào tác ý cả. Đó chính là Thiền và Thiền nghĩa là cái gì đến hãy để cho nó đến và cái nào đi hãy để cho nó tự đi. Tâm ta rỗng rang không bị trói buộc vào bất cứ một điều nào cả, ngay cả những việc có, không, còn, mất, được, thua, hơn, kém v.v… Tất cả chỉ là những ảo ảnh của cuộc đời. Ai trụ vào bào ảnh thì người ấy sẽ bị ảo ảnh lôi kéo vào trạng thái của sắc không. Ai hiểu đạo và không trụ vào nơi nào cả, thì chính là điều mà Thiền sư hay Thiền sinh đã liễu đạo như bài kệ sau đây:
Có thời có tự mảy may
Không thời cả thế gian này cũng không
Cho hay bóng nguyệt dòng sông
Nào ai hay biết có không là gì.
Mới đó mà cũng đã 3 tháng ở lại Chiêm Thành rồi. Giác Hoàng Thiền sư không phải bị bận tâm bởi cái ăn, cái mặc, ngủ nghỉ, đi đứng như hồi còn là một Hoàng Đế đương triều hay lúc làm Thượng Hoàng khi truyền ngôi cho Anh Tông vào năm 1293 nữa, mà là một cuộc sống như trong Cảnh Sách có dạy rằng:
Phù xuất gia giả
Phát túc siêu phương
Tâm hình dị tục
Thiệu long Thánh chủng
Chấn nhiếp ma quân
Thượng báo tứ ân
Hạ tế tam hữu
Nhược bất như thử
Lạm xí tăng luân
Nghĩa:
Phàm kẻ xuất gia
Phương trời cao rộng
Tâm hình khác tục
Hưng long dòng Thánh
Chế ngự ma quân
Trên đền bốn ơn
Dưới độ ba cõi
Nếu chẳng như đây
Sai quấy phép Tăng
Như vậy một người xuất gia dầu là Nam Tông hay Bắc Tông cũng đều phải hiểu rõ điều này. Bên trên phải đền bốn ân nặng. Đó là ân quốc gia, ân cha mẹ, ân Thầy Tổ và ân của đàn na thí chủ và bên dưới phải lao vào những đường khổ như địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh để giúp cho chúng sanh rõ đường sanh tử, biết tu nhơn tích đức và sớm ra khỏi cảnh sanh tử luân hồi. Đó là mục đích chính vậy.
Bây giờ hồi tưởng lại ân đức này, Giác Hoàng Thiền sư nghĩ ngay đến Thượng Hoàng Trần Thánh Tông, người cha cũng đã vào sanh ra tử trong nhiều lần để chống giặc ngoại xâm từ những năm 1257 và bây giờ thì Thượng Hoàng đã cỡi hạc về Tây, nhưng những buổi thiết triều của những ngày xa xưa ấy vẫn còn vang vọng đâu đây bên tai của Giác Hoàng Thiền Sư. Nếu không có Thái Tông thì sẽ không có Thánh Tông và dĩ nhiên là Nhân Tông này cũng không có và nếu Nhân Tông không có mặt trên đời này thì làm gì có Anh Tông, có Huyền Trân Công chúa. Giác Hoàng Thiền sư mãi suy tư như vậy về ân đức sanh thành của mẹ cha cũng như của quê hương đất nước Đại Việt. Nơi đã hun đúc chí làm trai của không biết bao nhiêu anh hùng liệt nữ như Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Bình Trọng, Hưng Đạo Vương v.v… Chính họ là những người chống đỡ sơn hà bằng mưu trí và dũng lược. Nếu không có họ lãnh đạo dân quân kháng chiến chống quân phương Bắc thì quê hương này đâu còn nữa.. Nghĩ cho cùng thì Chế Mân cũng là một anh hùng hào kiệt, quyết liệt với quân địch xâm lăng từ Trung Quốc, nhưng rất hiếu hòa với Đại Việt, nên Giác Hoàng Thiền sư có cảm tình ngay khi đặt chân đến kinh đô Đồ Bàn lần này.
Thầm nghĩ lại, nếu không có Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Quốc Tung vốn là cậu ruột của mình, đã dạy đạo cho vua từ thuở nhỏ, cũng như lâu lâu Giác Hoàng được tham dự những buổi yến tiệc tại triều đình ở Thăng Long cùng với mẹ là Thiên Cảm Hoàng hậu và được nghe việc đối đáp giữa cậu Tuệ Trung và mẹ Thiên Cảm về Phật Pháp mà Giác Hoàng đã thâm nhập Phật đạo từ lúc nào cũng chẳng hay biết. Các đạo lý của Thánh hiền ngày xưa ấy không cần nói nhiều, mà cần hành động cũng như thực hiện nhiều mới là điều quan trọng. Cho nên giữa pháp học và pháp hành phải xử sự cân bằng nhau thì cả nội tâm và ngoại cảnh sẽ nhất như. Ông nhớ lại một cuộc đối đáp ở triều đình năm xưa:
- Thiên Cảm Hoàng hậu nói: Em nghe nói người tu thiền muốn thành Phật phải trai giới nghiêm cẩn, tại sao anh lại không phân biệt chay mặn?”
- Phật là Phật, Anh là Anh. Anh chẳng cần làm Phật, Phật chẳng cần làm Anh. Em không nghe nói: Văn Thù là Văn Thù, giải thoát là giải thoát đó sao?
Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Quốc Tung trả lời em gái mình như vậy.
Thuở đó Nhân Tông còn nhỏ, nghe chỉ để mà nghe thôi, còn bây giờ ngẫm nghĩ lại lời đối đáp giữa Cậu và Mẹ mình rất là thấm thía. Đó là Bát Nhã, đó là tánh không, đó là Thiền vậy.
Bây giờ đi xuất gia rồi, không cần nhiều phương tiện như khi còn làm Vua nữa, nhưng ơn của tín thí rất nặng. Nếu không có người cúng dường cho ta ngày hai bữa cơm để nuôi sống cơ thể này; hoặc áo vải tuy đơn sơ, nhưng cũng là công của người thợ dệt, cho nên ta phải nhớ ơn họ. Do vậy mà trong chùa, sau thời công phu quý Thầy thường hay xướng rằng:
Thân phi nhứt lũ
Thường tư chức nữ chi lao
Nhựt thực tam xan
Mỗi niệm nông phu chi khổ.
Nghĩa:
Thân mặc chiếc áo
Hãy nhớ đến sự cực nhọc của người dệt vải
Ngày ăn ba bữa
Hãy nghĩ đến cái khổ của người nông dân.
Ôi! Cao quý biết là bao! Đây là sự giao thoa giữa đất trời và vạn vật, giữa con người với con người, giữa con người với đồng loại hay tha nhân. Cái này không có thì cái kia sẽ không có. Đó chính là duyên sanh và đó cũng chính là nhân quả, mỗi người trong chúng ta hãy tự tâm niệm nhớ nghĩ, giữ gìn và thực hiện thì 4 ơn trọng trên đây trong một ngày nào đó chúng ta sẽ sớm chu toàn.
Chế Mân say sưa giới thiệu cho Giác Hoàng nghe về các địa danh như: Vijaya, Kauthara, Panduranga v.v… Cũng vào năm 875 tại kinh đô Mỹ Sơn có một Phật Học Viện Phật giáo lớn nhất tại Đông Nam Á lúc bấy giờ, bởi lẽ Vua Indravarman rất sùng bái Phật giáo và lấy tên là Laksurindra – Lokesvara. Có rất nhiều nhà Sư Ấn Độ nổi tiếng sống tại trung tâm này để dạy đạo vào thời điểm xa xôi ấy. Đoạn Chế Mân tâu rằng:
- Muôn tâu Thánh thượng!
- Hãy xem ta là kẻ xuất gia.
- Kính bạch Ngài Giác Hoàng, tại hạ kính mời Ngài sẽ cùng với các quan địa phương đi chiêm bái những thánh tích bên trên, để sau khi trở lại Đại Việt, nếu Ngài cần giao lưu về văn hóa cũng như những phương diện khác, thì tại hạ đây sẵn sàng cung ứng!
- Vâng! Như vậy thì tốt quá! Nhưng Phật Học Viện Đồng Dương ở Mỹ Sơn thì ta đã đi tham quan rồi. Rất là vĩ đại. Còn có cả núi Ngũ Hành Sơn non nước nữa, phong cảnh thật là đẹp tuyệt vời.
- Nhưng trước mắt xin Ngài hãy hướng về bên trên để thưởng thức điệu múa của nữ thần nghệ thuật Sravastri và Thiên Thần vũ nữ Apsara… và còn nhiều điều kỳ bí khác.
- Vâng! Hãy để ta tự nhiên!
Sau khi thưởng thức những vũ điệu nghê thường theo cách trình bày của những vũ nữ xứ Chiêm, Giác Hoàng rất có cảm tình với dân tộc này. Tuy họ không hùng mạnh như phương Bắc, nhưng tinh thần và cách cư xử của họ rất chân thành. Qua những tháng ngày Giác Hoàng ở đây khi đi khất thực mỗi ngày, Ngài đã cảm nhận được dân Chiêm nhờ ảnh hưởng của Phật giáo và các Tôn giáo khác nên họ rất hiền lành. Bất chợt Giác Hoàng nảy sinh ý nghĩ rằng: Tại sao mình không nghĩ có thể gả Huyền Trân Công chúa cho Chế Mân (Jaya Sinhavarman III) được sao? Tuy tuổi tác có chênh lệch đó, nhưng xưa nay chuyện đó vẫn thường xảy ra, và dù Chế Mân đã có Chánh cung Hoàng hậu là Tapasi, người đảo Java thuộc nước Indonesia, nhưng chẳng sao cả vì vua đã có chánh cung, nếu thêm thứ phi cũng là chuyện thường. Dẫu biết rằng việc này là điều hệ trọng, nhưng mà Ngài chưa bàn với Hoàng hậu Khâm Từ, mẹ của Huyền Trân. Ngài tự nghĩ: Đây là đứa con út của ta nay 14 tuổi. Cái tuổi của trăng gần tròn, đẹp nhất trong thời kỳ con gái đấy! Biết đâu mối lương duyên này sẽ giúp cho Đại Việt và Chiêm Quốc càng ngày càng gần gũi gắn bó keo sơn nhiều hơn xưa! Ngẫm lại mà xem vị vua này cũng đa tình đấy chứ! Biết bao nhiêu là con gái đẹp của Chiêm Thành mà Chế Mân chẳng lấy làm hoàng hậu, lại sang đến Java để rước Hoàng hậu Tapasi về làm chánh cung, thì chắc rằng, nếu ta đem diệu kế, vì sự lâu bền giữa hai nước Đại Việt và Chiêm Thành, nên đem Huyền Trân gả cho Chế Mân, chắc rằng Chế Mân sẽ không từ chối được.
Suy nghĩ thật chín chắn về những dự định của mình rồi, nhân một sáng mùa Thu năm 1301 tại kinh đô Đồ Bàn (Vijaya) trước mặt bá quan văn võ của Triều đình Champa, Thượng Hoàng Trần Nhân Tông đã long trọng tuyên bố việc ước gả Huyền Trân Công chúa cho Chế Mân. Đây là một lời giao ước của một Thái Thượng Hoàng đầy quyền uy với triều thần Trần Anh Tông và với tư cách là một Thiền sư uyên bác về nội điển lẫn ngoại điển cũng như đức hạnh của chốn Tổ Trúc Lâm Yên Tử thuở nào. Đây là lời giao ước của những bậc Quân vương với nhau để tạo nên mối thâm tình trong việc ước gả này, dầu cho Hoàng hậu Khâm Từ và cả Huyền Trân Công chúa đều chưa hay biết về việc này. Sự ước gả này thực hiện chính sách thân thiện giữa hai vị lãnh đạo quốc gia hiếu hòa giữa Đại Việt và Chiêm Thành để rồi Huyền Trân Công chúa sẽ là Hoàng hậu của xứ Champa, Vua Chế Mân sẽ là Phò Mã của nước Đại Việt. Hai nước trong tương lai sẽ có mối giao hảo cận kề hơn với tình gia đình và con của Huyền Trân sẽ là cháu ngoại của Thượng Hoàng Trần Nhân Tông. Họ sẽ đoàn kết lại với nhau giữa hai nước để cùng nhau tồn tại và đối phó với việc xâm lược của quân Trung Hoa, mà việc này có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào tại hai nước vì lâu nay Trung Hoa đã bao nhiêu lần dòm ngó và muốn thôn tính. Đây là mục đích chính sách hòa thân của Thái Thượng Hoàng Trần Nhân Tông đối với Chế Mân.
Khởi đi từ tấm lòng từ bi nhân hậu của Giác Hoàng Thiền sư đối với cả hai triều đình của hai nước và cho cả trăm dân muôn họ được nhờ, nên Thượng Hoàng rất vui. Xét cho cùng, theo luật Phật thì người xuất gia không được làm môi giới cho chuyện cưới gả này, nên ban đầu Giác Hoàng Thiền sư cũng tỏ ý phân vân, nhưng sau đó đã được những thị giả hầu cận đi cùng Ngài phân tích và tán đồng việc làm cao cả ấy của Thượng Hoàng. Vì lẽ Thượng Hoàng làm việc này không phải vì tình riêng chỉ cho riêng mình, mà còn là việc của quốc gia đại sự. Vả lại đâu có cơ hội nào để Ngài qua lại đây được một lần nữa như trong 9 tháng vừa qua, mà Huyền Trân càng ngày càng lớn. Khi nghe được tin này chắc con ta không nỡ chối từ. Ta sẽ giải thích cho Huyền Trân về mọi mặt của Chiêm Quốc cũng như ta sẽ cho mời Thầy đến dạy cho Huyền Trân học về ngôn ngữ của nhà chồng tại Thiên Trường Phủ hoặc nơi Quốc Tử Giám tại Thăng Long. Có lẽ Khâm Từ sẽ không vui và nghĩ tại sao ta lại gả Công chúa bé bỏng đi xa như vậy và làm vợ một người không cùng ngôn ngữ, phong tục, tập quán, phong thổ v.v…, nhưng ta đã có cách.
Bầu trời mùa Thu của Chiêm Quốc năm 1301 thoáng gợn lên những áng mây hồng, thỉnh thoảng đâu đó vài cánh hạc bay qua, xóa tan đi một vài áng mây đang lững lờ trôi. Bên trên cung điện thành Đồ Bàn đèn đuốc sáng choang, như buổi tiệc chia ly của hai đấng Quân vương vẫn còn sót lại đâu đây những điệu múa Sravastri và Apsara, khiến cho Giác Hoàng càng suy nghĩ nhiều hơn về tấm chân tình của Chế Mân cũng như nhân dân Chiêm Quốc trong 9 tháng qua đã đối xử với mình một cách chân thành và ấn tượng. Tiếp đến là những tiếng hò rộn rịp của đoàn người, ngựa khiêng kiệu, khiêng lương thực v.v… làm cho buổi tiễn đưa Thượng Hoàng về lại Đại Việt thật hùng tráng nhưng cũng đượm một chút u sầu khi nghe tiếng đàn và tiếng tù-và của nhạc công Chiêm Quốc tấu lên những bản nhạc chia ly thật là nhạy cảm vô cùng. Tuy nước mắt không chảy dài trên hai gò má như những buổi chia ly tạm biệt của nhiều người, nhưng Thượng Hoàng cũng đã phải nén lòng gạt bỏ cảm xúc, quay lại bên Chế Mân vui vẻ và từ tốn bảo rằng:
- Ta và ngươi từ đây về sau sẽ còn có nhiều cơ hội gần nhau nữa!
- Muôn tâu! Vâng! Kính bạch Ngài! Việc ấy hẳn còn đợi thời gian.
- Thế nhưng ta mong rằng thời gian ấy sẽ chóng đến với ta và cả ngươi nữa.
- Tại hạ mong ước từng ngày và từ hôm nay trở đi tại hạ sẽ hướng về Đại Việt để cầu cho mối lương duyên ấy sớm thành tựu.
- Việc ấy đã nắm chắc trong hai bàn tay.
- Xin Ngài hãy bảo trọng, vì đường còn xa.
- Xin chào giã biệt.
Sau khi tất cả mọi người đều lên thuyền rồng rồi, lúc ấy Chế Mân với những gia nhân hầu cận mới chịu rời bến đậu để trở về lại hậu cung ở Kinh Thành Đồ Bàn. Để rồi từ đó nằm bên Hoàng hậu xinh đẹp của xứ Java, Chế Mân vẫn luôn mơ tưởng đến nàng con gái Đại Việt con của Thượng Hoàng Trần Nhân Tông mới 14 tuổi và hình dung ra nàng đẹp lắm! Đẹp từ cử chỉ, lời ăn tiếng nói dịu dàng; cha nàng khôi ngô, tuấn tú như vậy chắc rằng nàng không thể không đẹp được; một bậc anh hùng của dân tộc Đại Việt sau khi đại thắng quân Nguyên Mông hai lần vào năm 1285 và 1288, rồi sau đó lại bỏ tất cả ngai vàng điện ngọc để đi xuất gia học đạo, thì người ấy có cần gì nữa đâu và ta sẽ lấy gì làm sính lễ để cưới nàng khi nàng đã đủ 18 tuổi; từ đây đến đó, ta sẽ học tiếng Việt và làm quen với phong tục, tập quán của xứ này. Chế Mân cứ miên man suy nghĩ…
Nhiều đêm như thế, tuy Vua Chế Mân vẫn đồng giường với Hoàng hậu người xứ Java, nhưng mộng ước của hai người thì không giống nhau. Nàng thì muốn được vua quan tâm, trong khi đó Chế Mân ngày đêm cứ tơ tưởng đến một người chỉ qua cửa miệng của Thượng Hoàng đã hứa hôn thôi! Thế mà Chế Mân xem như một nhân duyên tiền định vậy. Đến nỗi có lúc Chế Mân quên hẳn việc triều chính, nên Hoàng hậu Tapasi có ý nhắc nhở Chế Mân rằng:
- Thần thiếp thấy Bệ hạ kém vui, nhất là sau khi Thượng Hoàng Trần Nhân Tông đã hồi kinh?
- Đúng vậy… Ta nhớ...! Ta nhớ những tháng ngày thật đẹp bên Thượng Hoàng. Tuy tuổi tác và ngôn ngữ khác biệt, nhưng ta vẫn trân quý Thượng Hoàng vì cái tình giữa hai nước Đại Việt và Chiêm Quốc này!
- Có thật thế không thưa Bệ hạ? Hay Bệ hạ đang tơ tưởng một bóng hồng của Đại Việt?
- Ờ! Ờ! Bên cạnh ta vẫn có khanh mà, ta đâu có tưởng nhớ đến ai nào?
- Bệ hạ giấu thần thiếp đấy! Chứ mỗi đêm khi bóng tối đã phủ trùm, chỉ còn hai ta nơi phòng loan, thiếp luôn nghe ngóng hơi thở của Bệ hạ và thỉnh thoảng vẫn đọc được tư tưởng của Bệ hạ qua những cơn mộng mị, có lúc la toáng lên là “Huyền Trân của ta đâu?” Bệ hạ vẫn bên thần thiếp mà thần thiếp cảm thấy như xa cách muôn trùng. Cả ngày lẫn đêm, giờ này thần thiếp cảm thấy như một người xa lạ, mà mới ngày nào đây, khi về làm dâu ở Chiêm Quốc này, thần thiếp cũng đã cố dằn nén những đau thương để làm vợ một người, mà người đó mình chưa gặp mặt hay nghe nói được một lời đầm ấm nào, trước khi thành nghĩa phu thê.
-Ta biết như vậy là sai! Nhưng chuyện hôn nhân này đã do người bề trên sắp đặt, ta không được phép chối từ. Vả lại khanh đã sinh cho ta một hoàng nam kháu khỉnh rồi, như vậy ngôi Chánh hậu của xứ Chiêm đã vững bền, đâu có gì mà nàng phải lo nghĩ bâng khuâng vậy?
- Người đời bảo rằng: “Dò sông dò biển dễ dò. Nào ai lấy thước mà đo lòng người.”
- Như vậy ngươi có ý không tin ta chăng?
- Tin thì thần thiếp đã tin Bệ hạ từ lâu rồi, nên mới đem thân hèn mọn này đến đây để nâng khăn sửa túi cho Ngài bấy lâu nay, những tưởng…
- Thôi! Ta đã hiểu ý khanh rồi. Để ta yên nghỉ vì còn bao nhiêu chuyện khác của ngày mai nữa.
Những quân dân tiễn đưa Thượng Hoàng lên thuyền ngự và sau 3 tháng đi, 3 tháng về họ đã trở lại Chiêm Thành, trình tâu tất cả những điều mắt thấy tai nghe trên đường biển từ Đồ Bàn đến Đà Nẵng rồi Hạ Long và cuối cùng là Thăng Long. Họ tả cảnh, tả mây, tả về nhân tình của con dân Đại Việt khi cung đón Thượng Hoàng về lại quê xưa.
Riêng Thượng hoàng Trần Nhân Tông, Ngài không dùng xa mã để đến Thăng Long gặp Vua Anh Tông, cũng không về Thiên Trường để thăm những hình bóng cũ khi Ngài còn làm Thái Thượng Hoàng nơi đó, mà Ngài cho gia nhân cũng như những thị giả đưa Ngài về lại Yên Tử Sơn, nơi am tranh cảnh vắng để Ngài tiếp tục hành thiền, soạn kinh, dịch sách và nhất là chuẩn bị cho một cuộc hôn nhân dị chủng cho con gái út của mình. Ngài cần suy nghĩ phải nói làm sao cho Khâm Từ Hoàng hậu vui lòng, cho Anh Tông phải kính phục ý kiến của Phụ vương về việc giao hảo giữa hai nước, và người cuối cùng là Huyền Trân Công chúa. Bởi lẽ nàng là nhân vật chính trong câu chuyện vu quy này, điều mà thật ra trước khi sang Chiêm Thành, Thượng Hoàng Trần Nhân Tông chưa bao giờ nghĩ đến. Nó chỉ phát xuất khi Ngài trông thấy những công trình mỹ thuật điêu khắc của các đền đài cung điện tại Mỹ Sơn, Đồ Bàn và Nha Trang v.v… cũng như sau khi tiếp xúc với dân chúng khi đi khất thực hằng ngày, Thượng Hoàng mới nghĩ ra điều đó. Có nghĩa là nếu cả hai nước Đại Việt và Chiêm Thành đang có biên giới liền nhau và phong tục, tập quán, ngôn ngữ v.v… tuy khác nhau rất nhiều, nhưng tinh thần đề phòng sự xâm lăng phía Bắc từ Trung Quốc thì không khác. Nếu cả 2 nước đều có mối giao hảo tốt hơn là mối giao hảo bình thường thì đó là một điềm lành, có lợi cho cả hai dân tộc, nên ý định gả Huyền Trân cho Chế Mân chỉ xuất phát từ ý định đó, chứ ngoài ra Thượng Hoàng Trần Nhân Tông đã không vì Chế Mân chiêu đãi quá đặc biệt mà có ý lợi dụng người đứng đầu của Chiêm Quốc. Vả lại Chế Mân đã có Chánh cung Hoàng hậu Tapasi, thì Huyền Trân có về đó cũng chỉ làm thứ phi là cùng…
Tại sao ta phải suy nghĩ làm gì cho mệt trí? Thượng hoàng Trần Nhân Tông tự nhủ: Thôi thì chờ cho khi nào có Khâm Từ Hoàng hậu cũng như Anh Tông và Huyền Trân Công chúa lên Ngọa Vân Am để thăm ta, hoặc giả lúc hữu sự, ta trở lại Thiên Trường hay Thăng Long thì ta sẽ đem điều này để nói cho cả gia tộc nghe, kể cả Hưng Đạo Vương và Thượng Tướng Trần Khắc Chung nghe nữa.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.147.86.30 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập