"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Một người trở nên ích kỷ không phải vì chạy theo lợi ích riêng, mà chỉ vì không quan tâm đến những người quanh mình. (A man is called selfish not for pursuing his own good, but for neglecting his neighbor's.)Richard Whately
Để đạt được thành công, trước hết chúng ta phải tin chắc là mình làm được. (In order to succeed, we must first believe that we can.)Nikos Kazantzakis
Nụ cười biểu lộ niềm vui, và niềm vui là dấu hiệu tồn tại tích cực của cuộc sống.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Muôn việc thiện chưa đủ, một việc ác đã quá thừa.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Khi mọi con đường đều bế tắc, đừng từ bỏ. Hãy tự vạch ra con đường của chính mình. (When all the ways stop, do not give up. Draw a way on your own.)Sưu tầm
Gặp quyển sách hay nên mua ngay, dù đọc được hay không, vì sớm muộn gì ta cũng sẽ cần đến nó.Winston Churchill
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Các vị đại sư tái sinh Tây Tạng »» Đại sư thứ tám: MIKYÖ DORJE (1507-1554) »»

Các vị đại sư tái sinh Tây Tạng
»» Đại sư thứ tám: MIKYÖ DORJE (1507-1554)

Donate

(Lượt xem: 6.241)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Các vị đại sư tái sinh Tây Tạng - Đại sư thứ tám: MIKYÖ DORJE (1507-1554)

Font chữ:

Đại sư Mikyo Dorje sinh năm 1507 tại một ngôi làng nhỏ tên là Satam, ở Kartiphuk, xứ Ngomchu, thuộc miền đông Tây Tạng, trong một gia đình mà cha mẹ đều tu tập pháp Du-già. Khi vừa sinh ra, người ta đã nghe thấy đứa trẻ nói “Karmapa”. Điều kỳ lạ này nhanh chóng được truyền ra khắp nơi và đến tai ngài Tai Situpa. Ngài tìm đến và xác nhận đứa bé này là vị Karmapa tái sinh. Tuy nhiên, ngài yêu cầu cha mẹ đứa bé hãy giữ bí mật về sự phát hiện này trong vòng 3 tháng để đảm bảo an toàn cho em. Sau đó, ngài thực hiện một cuộc kiểm tra trực tiếp với em bé. Mọi chi tiết đều phù hợp với di thư của đức Karmapa để lại. Và kỳ lạ thay, khi hoàn tất việc kiểm tra, đứa bé bỗng thốt lên: “Xin đừng nghi ngờ nữa, ta chính là Karmapa.”

Ngay trong năm sau đó, đứa bé được đưa đến nuôi dưỡng tại tu viện Karma Gưn.

Khi Mikyư Dorje được 5 tuổi, người ta nghe được những tin tức về một đứa trẻ sinh ra ở Amdo có những dấu hiệu của một vị Karmapa tái sinh. Người kế nhiệm của đức Karmapa đời thứ bảy khi ấy là ngài Gyaltsab Rinpoche, liền rời khỏi Tsurphu để lên đường thẩm định về tính xác thực của cả hai đứa bé. Tuy nhiên, ngay khi gặp Mikyư Dorje, ngài cảm thấy có một sự thôi thúc kỳ lạ buộc ngài phải quỳ xuống lễ bái đứa trẻ, và ngài biết chắc đây chính là hóa thân tái sinh của đức Karmapa. Ngay trong năm sau đó, ngài tổ chức một nghi lễ chính thức tại Tse Lhakhang để công nhận hóa thân tái sinh đời thứ tám của đức Karmapa.

Vào năm 1516, tuy chỉ vừa được 9 tuổi nhưng vị Karmapa Mikyư Dorje đã nhận được lời thỉnh cầu của đức vua xứ Jang Sa-tham đến viếng thăm xứ này. Cùng với một đoàn tùy tùng, ngài đến đó và được đức vua tổ chức nghi lễ tiếp đón vô cùng trọng thể.

Sau khi được tiếp xúc với vị Karmapa trẻ tuổi, đức vua vô cùng xúc động. Ông phát tâm bảo vệ và truyền bá rộng rãi Phật pháp trên toàn lãnh thổ do ông cai trị. Ông cũng hứa sẽ thực hiện lời dạy của đức Karmapa, áp dụng chủ trương bất bạo động trong việc giải quyết mọi tranh chấp chính trị. Sau đó. Sau khi truyền dạy giáo pháp, đức Karmapa từ biệt đức vua xứ Jang Sa-tham và hứa sẽ trở lại xứ này sau 7 năm.

Năm 1517, Mikyư Dorje bắt đầu học tập những phần giáo pháp quan trọng nhất từ vị Đại thành tựu giả Sangye Nyenpa, tức Tashi Paljor, người đệ tử kiệt xuất của đức Karmapa đời thứ bảy.

Ngoài Tashi Paljor, Mikyư Dorje cũng học tập với nhiều bậc thầy nổi tiếng khác như Dulmo Tashi Ưser, Dakpo Tashi Namgyal và Karma Trinleypa. Tuy nhiên, toàn bộ giáo pháp mật truyền của dòng Karma Kagyu đã được truyền lại từ chính ngài Tashi Paljor. Sau 3 năm nỗ lực truyền dạy toàn bộ cho vị Karmapa trẻ tuổi, đại sư Tashi Paljor viên tịch. Ngay trong buổi lễ hỏa táng nhục thân của ngài, vị Karmala đạt được sự chứng ngộ về giáo pháp đã được ngài truyền dạy.

Vào thời gian này (khoảng năm 1520), hoàng đế nhà Minh là Minh Vũ Tông gửi lời thỉnh cầu ngài viếng thăm Trung Hoa. Ngài từ chối với lý do là vị hoàng đế này sẽ qua đời trước khi ngài kịp đến Trung Hoa. Lời dự báo này hoàn toàn chính xác, vì hoàng đế Minh Vũ Tông đã băng hà trong năm 1521.

Karmapa Mikyư Dorje có nhiều nét tính cách rất giống với vị Karmapa đời thứ ba, Rangjung Dorje, đặc biệt là sự say mê nghiên cứu học hỏi và năng khiếu về ngôn ngữ học. Ngài được học Phạn văn (Sanskrit) với ngài Lotsawa Richen Tashi. Ngài cũng thể hiện năng khiếu nghệ thuật vượt bậc trong các lãnh vực thơ ca, hội họa và cả điêu khắc nữa. Tại Mar Kham, ngài làm một pho tượng đá để mô tả chính mình. Khi hoàn tất, ngài đặt pho tượng ở trước mặt và hỏi pho tượng xem có giống thật hay không. Người ta nghe thấy tiếng trả lời “Rất giống”. Khi ấy, ngài cầm lên một cục đá và bóp nặn lại như người ta nhào nặn khối bột nhão, rồi ngài in dấu bàn tay mình lên đó. Cả pho tượng và cục đá có in dấu bàn tay ngài hiện vẫn còn được giữ ở chùa Rumtek, xứ Sikkim.

Năm 21 tuổi, ngài thọ giới cụ túc với Chodrup Senge để chính thức trở thành một vị tỳ-kheo. Cùng tham gia buổi lễ truyền giới này có Lạt-ma Thinley.

Karmapa Mikyư Dorje được xem như một trong các vị Karmapa nổi tiếng về mọi phương diện. Ngài là một bậc thầy vĩ đại về thiền định cũng như một học giả uyên bác và thông thái, tác giả của hơn 30 bộ sách giá trị, bao gồm cả những luận giải về kinh luận cũng như các bản lược giải những điểm tinh yếu trong kinh điển và các Tan-tra. Ngài cũng biên soạn nhiều nghi thức tu tập và các chỉ dẫn quan trọng cho các hành giả tu tập Mật tông. Về mặt nghệ thuật, ngài là người đầu tiên sáng tạo phong cách tranh lụa (thangka) được gọi là Karma Gadri, một trong các trường phái chính của nghệ thuật tranh lụa Tây Tạng.

Đức Karmapa đời thứ tám có rất nhiều linh kiến về mối quan hệ không tách rời giữa những hóa thân của ngài và của vị đạo sư (Guru) Rinpoche. Chính đạo sư Rinpoche cũng là người thực hiện các Phật sự, được xem như các phương tiện mà đức Phật đã sử dụng để đạt đến sự giác ngộ. Đức Karmapa đời thứ tám nhận ra một điều là các hóa thân từ trước đến nay của ngài luôn có sự trùng hợp với các hóa thân của đạo sư Rinpoche, mà ngài tin là hóa thân của đức Phật Nhiên Đăng (Dỵpaṃkara), vị Phật đã thành đạo trước đức Phật Thích-ca. Kinh Phật dạy rằng trong Hiền kiếp đã có đến 1.000 vị Phật ra đời, và vì thế cả hai vị Karmapa và Guru Rinpoche đều có thể xem là sự hiển lộ của cả một ngàn vị Phật trong thế giới của chúng ta.

Năm 1546, ngài thông báo với các đệ tử về sự viên tịch sắp tới của mình. Shamar Rinpoche và Pawo Rinpoche đã cùng nhau khẩn khoản xin ngài hãy tiếp tục công việc hoằng hóa thêm một thời gian nữa. Ngài chấp nhận lời thỉnh cầu chân thành ấy và cho biết là mình sẽ kéo dài đời sống thêm một thời gian nữa. Trong thời gian này, ngài thăm viếng các tự viện thuộc dòng Karma Kagyu để chấn chỉnh việc tu tập và tiếp xúc với nhiều người để truyền dạy giáo pháp. Ngài cũng yêu cầu các đệ tử giảm bớt một số lễ nghi để những ai muốn được diện kiến ngài đều có thể dễ dàng tìm đến.

Năm 1554, một trận dịch bệnh lan tràn ở miền nam Tây Tạng. Ngài lập tức lên đường đến đó và bảo các đệ tử rằng ngài sẽ chấm dứt trận dịch. Sau khi đến nơi, ngài cho làm 5 cái tháp nhỏ và đặt trước mặt mình rồi nhập định chú tâm cầu nguyện và sử dụng năng lực của lòng đại bi để bao phủ cả vùng này. Sau khi ngài ra khỏi thiền định, dịch bệnh trong vùng tức thời chấm dứt. Tuy nhiên, ngài bảo cho các đệ tử biết rằng những nguyên nhân gây bệnh đã được hấp thụ cả vào trong người của ngài, và do đó ngài sẽ viên tịch ngay trong năm này. Đức Karmapa để lại một di thư báo trước những chi tiết về lần tái sinh sắp tới của ngài và giao thư ấy cho Shamar Konchok Yenlak.

Ngài viên tịch trong năm 1554, khi được 47 tuổi. Các đệ tử thu thập xá-lợi của ngài sau khi hỏa táng tại Tsurphu và dựng một tháp bạc tại đây để thờ phụng.

Trong số rất nhiều đệ tử của ngài, các vị nổi bật nhất là Shamar Konchok Yenlak, Pawo Tsuklak Trengwa, Gyaltshap Drakpa Paljor, Sitri Chokyi Gocha và Karma Thinley Legdrup.

Trong di thư ngài để lại có đoạn viết: “Trong đời sống kế tiếp, tôi sẽ sinh ra với tên gọi là Wangchuk – vị vua vinh quang và tự lập của cả thế giới này. Tôi sẽ sinh ra ở vùng Tre-shư tuyết phủ thuộc miền đông Tây Tạng, ở một nơi mà người ta có thể nghe được tiếng nước chảy và tiếng giảng pháp. Tôi đã thấy trước được những dấu hiệu chứng tỏ một điều là không bao lâu nữa tôi sẽ sinh ra tại đó.”

Người nối tiếp truyền thống Karma Kagyu sau khi ngài viên tịch là Kưnchok Yenlak. Vị này sinh năm Mộc Dậu (1526) tại Kyen, một vùng cao của Kongpo. Đức Karmapa đời thứ tám đã xác nhận ông là hóa thân tái sinh đời thứ năm của Shamar.

Kưnchok Yenlak học tập với đức Karmapa đời thứ tám và Pawo Tsuklak Trengwa, một đệ tử lớn của ngài. Ông trở thành một học giả lớn và một bậc thầy về thiền định. Ông đã nhận được sự truyền thừa toàn bộ giáo pháp của dòng Karma Kagyu, và chính đức Karmapa đã giao phó cho ông trách nhiệm dẫn dắt tông phái. Kưnchok Yenlak có nhiều trước tác Phật học quan trọng. Ông cũng chính là người thực hiện việc nhận biết đức Karmapa đời thứ chín và trở thành vị thầy dạy chính của ngài. Ông viên tịch vào năm 1583, khi được 57 tuổi. Ông đã thực hiện việc truyền lại toàn bộ truyền thống của dòng Karma Kagyu cho đức Karmapa đời thứ chín: Wangchuk Dorje.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 18 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạng


Sống đẹp giữa dòng đời


Hương lúa chùa quê - Phần 2: Hồi ký của Hòa thượng Thích Như Điển


Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.21.247.78 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...