Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Yếu tố của thành công là cho dù đi từ thất bại này sang thất bại khác vẫn không đánh mất sự nhiệt tình. (Success consists of going from failure to failure without loss of enthusiasm.)Winston Churchill
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Chúng ta không làm gì được với quá khứ, và cũng không có khả năng nắm chắc tương lai, nhưng chúng ta có trọn quyền hành động trong hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Trời không giúp những ai không tự giúp mình. (Heaven never helps the man who will not act. )Sophocles
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Mục đích chính của chúng ta trong cuộc đời này là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không thể giúp đỡ người khác thì ít nhất cũng đừng làm họ tổn thương. (Our prime purpose in this life is to help others. And if you can't help them, at least don't hurt them.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Phải làm rất nhiều việc tốt để có được danh thơm tiếng tốt, nhưng chỉ một việc xấu sẽ hủy hoại tất cả. (It takes many good deeds to build a good reputation, and only one bad one to lose it.)Benjamin Franklin
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Các vị đại sư tái sinh Tây Tạng »» Đại sư thứ mười lăm: KHAKHYAP DORJE (1871 - 1922) »»

Các vị đại sư tái sinh Tây Tạng
»» Đại sư thứ mười lăm: KHAKHYAP DORJE (1871 - 1922)

Donate

(Lượt xem: 3.759)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Các vị đại sư tái sinh Tây Tạng - Đại sư thứ mười lăm: KHAKHYAP DORJE (1871 - 1922)

Font chữ:

Đại sư Khakhyap Dorje sinh năm 1871 tại làng Sheikor ở tỉnh Tsang thuộc miền trung Tây Tạng. Đứa bé sinh ra với chòm lông trắng mọc xoắn ở khoảng giữa hai lông mày. Đây là một trong 32 tướng tốt của một vị Phật, như trước đây đức Phật Thích-ca đã từng có đủ.

Ngay khi sinh ra, người ta đã nghe đứa bé tụng đọc thần chú đại bi của đức Quán Thế Âm. Chi tiết kỳ lạ này được lan truyền ra khắp nơi và đứa bé nhanh chóng được nhận biết bởi các vị Kyabgon Drukchen, Migyur Wanggi Gyalpo, Jamgon Kongtrul, Jamyang Khyentse Wangpo, Terchen Chokgyur Lingpa và Pawo Tsuklak Nyinchey. Căn cứ vào những điều được nói rõ trong di thư của đức Karmapa đời thứ mười bốn, tất cả các vị đều thống nhất công nhận đứa bé khác thường này chính là hóa thân tái sinh lần thứ mười lăm của đức Karmapa. Mặc dù vậy, một buổi lễ long trọng cũng được cử hành dưới sự chủ trì của hai vị Kyabgon Drukchen và Migyur Wanggi Gyalpo để chính thức công nhận hóa thân mới của đức Karmapa.

Khakhyap Dorje nhận được một nền giáo dục toàn diện và mở rộng với nhiều vị học giả nổi tiếng, và cuối cùng được trao truyền toàn bộ giáo pháp truyền thống của dòng Karma Kagyu từ đại sư Jamgon Kongtrul Lodrư Thaye. Bậc thầy vĩ đại này cũng truyền dạy cho ngài những phần tinh yếu của hàng trăm quyển luận giải mà ông đã soạn, bao gồm toàn bộ giáo pháp sâu xa của tất cả các truyền thống Phật giáo khác nhau ở Tây Tạng, cùng với những kiến thức sâu xa về các lãnh vực y học, hội họa, ngôn ngữ... Ngài cũng được học tập với nhiều bậc thầy khác nữa như đại học giả Khenchen Tashi Ozer ở chùa Palpung, hay vị Pawo Rinpoche đời thứ chín...

Trong tất cả các môn học, ngài luôn chứng tỏ là một người học trò chuyên cần và tinh tấn, luôn nỗ lực nghiên cứu học hỏi không mệt mỏi. Ngài cũng bày tỏ đức tin sâu xa từ rất sớm. Năm lên 8 tuổi, ngài lập một bàn thờ vị Đại hộ pháp Mahakala và tự mình làm một bài tụng để cầu nguyện với vị này.

Năm lên 10 tuổi (1881), ngài đến thăm đức Đạt-lai Lạt-ma thứ mười ba là Tubten Gyatso tại triều đình ở Lhasa khi vị này mới được 5 tuổi. Sau đó, ngài trở lại Tsurphu và bắt đầu theo học với vị đại học giả Khenchen Tashi Ozer ở chùa Palpung. Ngài nhận được ở vị này toàn bộ các kiến thức căn bản và chuyên sâu về cả Kinh, Luật và Luận. Sau đó, ngài được vị Pawo Rinpoche đời thứ chín dạy cho sáu bộ giáo pháp bí truyền (Terma) của Rigdzin Jatson Nyingpo.

Vào năm 1886, ngài đến học với đại sư Jamgon Kongtrul Lodrư Thaye ở chùa Palpung. Vị đại sư học giả này là học trò kiệt xuất của đức Karmapa đời thứ mười bốn, rất vui mừng khi được gặp hóa thân bậc thầy của mình. Ông đã làm lễ truyền pháp và chỉ dạy cho Karmapa Khakhyap Dorje bộ luận văn về Năm kho tàng do chính ông trước tác. Bộ luận văn đồ sộ này có đến hàng trăm quyển, trình bày đầy đủ về cả các phần giáo lý và thực hành của các truyền thống khác nhau được xét từ góc độ của các nhà cải cách trong phong trào chấn hưng, xóa bỏ đi mọi sự ngăn cách do thiên kiến hẹp hòi. Những nghiên cứu học hỏi mang tính toàn diện này tạo ra một ảnh hưởng rất lớn trong sự nghiệp hoằng pháp của ngài về sau.

Sau thời gian học tập tại chùa Palpung, đức Karmapa đời thứ mười lăm lên đường du hóa đến chùa Dzongsar, một chùa lớn của phái kya (Tát-ca). Tại đây, ngài học tập với vị đại sư Jamyang Khyentse Rinpoche. Sau đó, khi viếng thăm ngôi chùa của phái Drukpa Karma Kagyu ở Sang Ngag Choling, ngài phát hiện và công nhận hóa thân tái sinh của vị Drukchen và tổ chức lễ truyền Ngũ giới.

Năm 1888, Karmapa Khakhyap Dorje trở lại chùa Palpung để tiếp tục theo học với Jamgon Kongtrul Lodrư Thaye. Từ đây, các ngành học của ngài được mở rộng và chuyên sâu, bao gồm các môn như Phạn văn (Sanskrit), giáo lý Bát-nhã, Luật tạng, Trung quán luận, Thắng pháp luận, Di-lặc ngũ luận ... Ngài cũng nghiên cứu thêm về các ngành thiên văn học, y học, nghệ thuật...

Sau đó, ngài lại đến Dzongsar để nhận lễ truyền pháp về các giáo pháp truyền thống của phái kya (Tát-ca) do đại sư Khyentse Rinpoche chủ trì. Khi trở lại Palpung, ngài được Kongtrul Lodrư Thaye truyền dạy các giáo pháp truyền thống của phái Shanpa Karma Kagyu. Ngài đã nỗ lực học tập và nghiên cứu suốt cả ngày đêm không lúc nào ngơi nghỉ.

Năm 1890, đức Karmapa đời thứ mười lăm xác nhận hóa thân tái sinh của vị Situ Rinpoche thứ bảy là Pema Wangchok Gyalpo. Vị này trở thành một trong các đệ tử thân cận nhất của ngài.

Ngài đã tiếp tục các hoạt động Phật sự cũng như truyền dạy giáo pháp ở khắp mọi nơi trên đất nước Tây Tạng. Ngài cũng thu thập được nhiều bản văn quý hiếm từ xưa để lại và tổ chức việc khắc bản in lại để lưu truyền.

Khakyab Dorje là vị Karmapa đầu tiên và duy nhất trong dòng Karma Kagyu chấp nhận việc lập gia đình. Ngài lấy vợ và có 3 người con trai. Một người trong số đó được công nhận là hóa thân tái sinh của Jamgon Kongtrul Lodrư Thaye. Cuộc đời ngài là tấm gương sáng ngời của một vị Bồ Tát với sự khao khát không ngừng học hỏi để giúp đỡ và mang lại lợi ích cho hết thảy mọi chúng sinh.

Trong số rất nhiều đệ tử của ngài, những vị thường xuyên gần gũi với ngài là Tai Situ Pema Wangchok Gyalpo, Jamgon Kongtrul Palden Khyentse Ưser và Beru Khyentse Lodro Mize Jampe Gocha.

Khoảng vài năm trước khi viên tịch, ngài trao lại cho các đệ tử tất cả những bản văn quý giá mà ngài đã thu gom được trong suốt cuộc đời, bao gồm các trước tác của đại sư Jamgon Kongtrul Lodrư Thaye và của chính ngài, cùng với nhiều phần giáo pháp bí truyền do ngài phát hiện được tại xứ Tsari. Sau đó, ngài đến ẩn cư trong một hang động trên sườn núi gần tu viện Tsurphu.

Gần trước lúc viên tịch, đức Karmapa gọi vị thị giả là Golok Gelong Jampal Tsultrim đến và trao cho một túi vải nhỏ màu đỏ, được may kín lại cũng bằng chỉ đỏ. Ngài dặn dò: “Ta ban cho con linh phù hộ thân này, phải giữ gìn hết sức cẩn thận. Trong tương lai, khi nào con nhận được một tin vui đến từ tu viện Palpung thì hãy mở túi vải này ra.”

Đức Karmapa đời thứ mười lăm viên tịch vào năm Thủy Tuất (1922). Người được chọn nối tiếp truyền thống Karma Kagyu trong lúc chờ đợi hóa thân tái sinh của ngài là Pema Wangchok Gyalpo.

Pema Wangchog Gyalpo sinh năm 1886 tại Lithang, miền đông Tây Tạng. Ông được đức Karmapa đời thứ mười lăm công nhận là hóa thân tái sinh lần thứ mười một của vị Situ Rinpoche.

Ông đã theo học với rất nhiều bậc thầy nổi tiếng đương thời, trong đó có cả các vị Jamgon Kongtrul Lodrư Thaye và Khenchen Shenga Rinpoche. Ông trở thành một học giả uyên bác và tinh thông kinh điển cũng như các truyền thống Mật tông.

Ông đã nhận được sự truyền thừa giáo pháp của dòng Karma Kagyu từ đức Karmapa đời thứ mười lăm, và xem ngài như vị thầy dạy chính của mình.

Situ Pema Wangchok viên tịch vào năm 1953. Công việc quan trọng nhất mà ông đã thực hiện được trong đời là phát hiện và công nhận hóa thân lần thứ mười sáu của đức Karmapa, và sau đó truyền dạy toàn bộ giáo pháp của dòng Karma Kagyu cho vị Karmapa này. Vì thế, ông là một trong hai vị thầy dạy quan trọng nhất của đức Karmapa đời thứ mười sáu. Vị thầy thứ hai là Palden Khyentse Ưser, người đã truyền dạy cho đức Karmapa đời thứ mười sáu giáo pháp Đại thủ ấn (Mahamudra)

Palden Khyentse Ưser sinh năm 1904 tại Tsurphu, là con trai của đức Karmapa đời thứ mười lăm. Năm 12 tuổi, ông được công nhận là hóa thân tái sinh lần thứ hai của Jamgon Kongtrul Lodrư Thaye.

Ông đã trải qua nhiều năm học tập ở Tsadra Rinchen Trak, trú xứ của vị Jamgon Kongtrul thứ nhất. Ông học hỏi với nhiều bậc thầy uyên bác và nhận được một nền tảng giáo dục toàn diện cũng như sự truyền thừa giáo pháp từ đức Karmapa.

Sau khi hoàn tất việc học, ông mở rộng hoạt động giáo hóa ra khắp nơi, mang lại lợi ích cho rất nhiều người ở cả Tây Tạng và Trung Hoa.

Palden Khyentse Ưser là một trong các bậc thầy nổi tiếng về giáo pháp Đại thủ ấn (Mahamudra), và là người giữ cương vị truyền thụ giáo pháp này.

Ông viên tịch vào năm 1953. Trong cuộc đời hoằng pháp của mình, chính ông đã truyền thụ giáo pháp Đại thủ ấn (Mahamudra) cho đức Karmapa đời thứ mười sáu là Rangjung Rikpe Dorje.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 18 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Chuyện Vãng Sanh - Tập 3


An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Hạ


Phát tâm Bồ-đề


Kinh Duy-ma-cật (Việt dịch)

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.117.145.41 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (130 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...