Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Thành công là khi bạn đứng dậy nhiều hơn số lần vấp ngã. (Success is falling nine times and getting up ten.)Jon Bon Jovi
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Chúng ta không làm gì được với quá khứ, và cũng không có khả năng nắm chắc tương lai, nhưng chúng ta có trọn quyền hành động trong hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Cho dù không ai có thể quay lại quá khứ để khởi sự khác hơn, nhưng bất cứ ai cũng có thể bắt đầu từ hôm nay để tạo ra một kết cuộc hoàn toàn mới. (Though no one can go back and make a brand new start, anyone can start from now and make a brand new ending. )Carl Bard
Trong sự tu tập nhẫn nhục, kẻ oán thù là người thầy tốt nhất của ta. (In the practice of tolerance, one's enemy is the best teacher.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Trực giác của tâm thức là món quà tặng thiêng liêng và bộ óc duy lý là tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội tôn vinh tên đầy tớ và quên đi món quà tặng. (The intuitive mind is a sacred gift and the rational mind is a faithful servant. We have created a society that honor the servant and has forgotten the gift.)Albert Einstein
Trời sinh voi sinh cỏ, nhưng cỏ không mọc trước miệng voi. (God gives every bird a worm, but he does not throw it into the nest. )Ngạn ngữ Thụy Điển

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Các vị chân sư Đại thủ ấn »» Đại sư thứ 12: Santipa - Nhà truyền giáo »»

Các vị chân sư Đại thủ ấn
»» Đại sư thứ 12: Santipa - Nhà truyền giáo

(Lượt xem: 5.288)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Các vị chân sư Đại thủ ấn - Đại sư thứ 12: Santipa - Nhà truyền giáo

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc

SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Từ thuở hoang sơ khi chưa có sự bắt đầu
Những cái rễ của cây vô danh
Được vun tưới bằng những cơn mưa
Của thói quen vọng tưởng
Chúng lớn mạnh thành những nhánh vô minh
Hôm nay ta đốn cây vô minh ấy
Bằng chiếc rìu giáo pháp của chân sư
Bạn ơi! Hãy nghĩ suy, cân nhắc mà tu tập

Truyền thuyết

Santipa còn được gọi là Ratnakasanti, vốn là một vị giáo thọ nổi tiếng uyên bác về Ngũ minh môn (five arts and sciences) thuộc Tu viện Vikramasila ở xứ Magadha.

Thuở ấy, Śrỵ Lanka (Tích Lan) nằm dưới quyền trị vì của vua Kapina, một bậc minh vương có đầy đủ phẩm hạnh và công đức.

Nhà vua từng nghe nói đến pháp vi diệu của Phật và tiếng tăm lừng lẫy của đại sư Santipa, nhưng đạo Phật lúc bấy giờ chưa được truyền sang nước ngài.

Ngưỡng mộ đạo hạnh của sư, vua sai sứ mang vô số vật thực đến cúng dường cho tu viện, đồng thời gửi một điệp văn cho sư, đại ý như sau: “Trẫm và dân chúng trong nước lâu nay ngưỡng mộ oai đức của đại sư. Nay cúi xin đại sư rủ lòng bi mẫn chiếu soi đèn pháp vào bóng tối vô minh, dội cơn mưa pháp dập tắt lửa tham, bẻ gãy gươm sân mà cứu vớt chúng sinh ngu muội. Trẫm ngày đêm mong đợi được kề cận thánh tăng, như con đỏ mong mẹ hiền. Cúi mong đại sư một lần dời bước đến tệ quốc cho thoả lòng quy ngưỡng.”

Chấp nhận lời thỉnh cầu của quốc vương Śrỵ Lanka, sư và một tăng đoàn gồm 2.000 vị tỳ-kheo mang theo Tam tạng kinh điển khởi hành đến Śrỵ Lanka.

Đoàn người đi qua các vùng Nalanda, Odantapuri, Rajagrha, Vajrasaha (tức Bồ-đề đạo tràng) và cuối cùng đến vùng biển thuộc Śrỵ Lanka.

Nhà vua cùng triều đình và toàn thể dân chúng vui mừng ra đón tiếp tăng đoàn. Họ cúng dường đầy đủ tất cả vật dụng cần thiết để chư tăng có thể lưu lại trong thời gian ba năm để truyền bá giáo pháp Đại thừa.

Sau ba năm giáo hoá, sư cùng đại chúng quay về cố hương. Chuyến trở về lại theo một lộ trình khác, dài hơn, băng ngang qua nhiều xứ, nên khi về đến tu viện thì sư Santipa đã già yếu. Các môn đồ phải di chuyển ngài bằng xe bò.

Khi được 100 tuổi, sư nhập thất để thiền định trong 12 năm. Cũng trong khoảng 12 năm ấy, môn đồ của ngài là Kotapila cũng nhập thất tu luyện.

Trong Tam tạng kinh điển chia làm kinh, luậtluận thì Santipa uyên bác về luận.

Trong thiền quán, ngài dùng trí phân biệt để quán sát các pháp. Trái lại, môn đồ của ngài là Kotapila lại dùng trí vô phân biệt để quán sát các pháp.

Kotapila tu tập 12 năm thì chứng ngộ. Khi ngài đắc Đại thủ ấn (Mahamuddra) thì chư thiên hiện ra chung quanh rưới mưa hoa ca tụng công đức của ngài. Các thiên vương khẩn cầu ngài cai quản 33 cõi trời Dục giới nhưng ngài từ chối.

Ngài bảo chư thiên: “Nay ta vào được đạo tràng của chư Phật là nhờ oai đức dạy dỗ của chân sư. Ta cần phải vấn an thầy ta trước hết. Bởi trong kinh nói rằng chân sư là Phật, chân sư là Pháp, chân sư là Tăng-già, chân sư là Tam bảo.”

Nói xong, sư dùng hoá thân đi đến Magadha trong thời gian nhanh như khảy móng tay.

Đến nơi, ngài đảnh lễ thầy mình và chào hỏi các đạo hữu nhưng không ai đáp lời vì họ không thể nhìn thấy pháp thân vô tướng của ngài.

Cuối cùng Kotapila phải hiện nguyên hình để đảnh lễ đại sư Santipa. Sư lấy làm lạ, hỏi: “Ngươi là ai?”

“Đệ tử vốn là môn đồ của ngài.”

“Ta có vô số môn đồ, làm sao nhớ hết.”

Kotapila bèn thuật lại tự sự. Sư nhớ ra lấy làm hoan hỷ. Thầy trò hàn huyên tâm đắc. Đoạn, sư hỏi: “Kết quả tu tập bấy lâu của ngươi ra sao?”

“Bạch thầy! Đệ tử thấy các pháp vốn do duyên sinh, không có tự tánh, không dơ, không sạch, nên vào được cảnh giới của Đại thủ ấn.”

Sư ngửa mặt than rằng: “Ấy là ta dạy ngươi! Tiếc thay, ta chưa hề thân chứng cảnh giới ấy. Nay ngươi hãy vì ta mà nói lại pháp tu tập kẻo ta quên đi mất.”

Vâng mệnh thầy, Kotapila nói lại những gì mà sư Santipa trước đây đã dạy ngài.

Sau đó đại sư Santipa thiền định thêm 12 năm nữa thì chứng đắc.

Hành trì

Truyền thuyết này nêu lên một sự phê phán nghiêm túc về sự nghiệp tu hành của một bậc giáo thọ. Nó nhằm chỉ trích tất cả những nỗ lực tu học có tính chất kinh viện, lối tu lan man, phương pháp thiếu thực tiễn, lòng tự mãn và thiếu quan tâm đến môn đệ của một bậc thầy.

Tuy nhiên, nó khẳng định một chân lý mới. Một bậc thầy không nhất thiết phải ngộ hay thân chứng mới có thể truyền pháp cho môn đồ. Bởi vì một bác sĩ đâu cần phải mắc một căn bệnh nào đó rồi mới có thể rút kinh nghiệm để chữa trị cho người bệnh?
Cũng thế, các nhà khoa học không cần phải đích thân bay lên vũ trụ xem xét để vẽ đường bay cho các con tàu vũ trụ.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 86 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Hạnh phúc khắp quanh ta


Đừng bận tâm chuyện vặt


Truyện cổ Phật giáo


Một trăm truyện tích nhân duyên (Trăm bài kinh Phật)

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 18.222.132.113 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...