Ta nếm mùi cay đắng
Cho đến khi nhận ra sự thật này
Trong luân hồi, ta cách xa Phật vô vàn
Nay tỏ ngộ biết Niết-bàn cũng là nơi ấy
Từ đấy ta trở thành viên ngọc quí
Tỏa sáng trong lòng đại dương mênh mông
Truyền thuyết
Dưới thời kỳ trị vì của vua
Devapala, bảy trăm đồ chúng của đại tu viện
Nalanda được nhà vua cung cấp đầy đủ các vật thực, y phục, thuốc men và những thứ cần thiết khác. Trong số tăng chúng này có một ông hoàng cũng theo tu học.
Ngài tu viện trưởng thường lấy làm hài lòmg về sự tiến bộ trong việc tu học của tăng chúng. Tuy nhiên, trong khi các bạn đồng môn tu tập nghiêm túc thì vị tu sĩ vốn dòng hoàng tộc chỉ lo ăn ngủ và đi dạo chơi loanh quanh chẳng làm gì.
Theo nội qui của tu viện, mỗi tu sĩ đều phải luân phiên tụng niệm những bài kinh mà họ đã học thuộc từ trước. Nhưng
Bhusuku không hề nhớ một đoạn kinh nào, lại thường trễ nãi trong việc công phu.
Tu viện trưởng bèn cảnh cáo
Bhusuku và bảo rằng nếu ông còn vi phạm Thiền qui thì sẽ bị trục xuất.
Bhusuku không nhận lỗi lầm lại còn chống chế: “Bạch thầy! Tôi nào có phạm lỗi gì. Nếu tôi bị đuổi thì thật là điều bất công. Lý do đơn giản chỉ là tôi không phải người nhai lại như con vẹt.”
Tuy nhiên, ngài tu viện trưởng vẫn kiên quyết rằng nếu
Bhusuku còn tái phạm sẽ bị trục xuất ngay.
Sự giải đãi của
Bhusuku từ lâu đã bị các tăng chúng phê phán nên lần này họ rất mong đợi cái giây phút mà
Bhusuku nhận lãnh hình phạt.
Một đêm trước khi đến thời công phu của
Bhusuku thì ngài tu viện trưởng đến chỗ của
Bhusuku khuyên bảo: “Lâu nay ngươi ăn ngủ quá nhiều, mà lẽ ra ngươi phải tinh tấn tu tập mới là điều tốt. Nếu ngươi không thể học thuộc kinh để cầu nguyện thì ắt phải bị trục xuất ra khỏi thiền môn. Ta giúp ngươi lần cuối. Đêm nay ngươi nên trì tụng chân ngôn
Văn-thù, thần chú của vị Bồ Tát Đại Trí, không được ngủ nghỉ.”
Nói xong, ngài truyền mật pháp Văn Thù thiền định cho
Bhusuku.
Sau khi ngài viện trưởng lui về,
Bhusuku cột cổ áo lên trần nhà để khỏi bị ngã và để khỏi ngủ quên.
Bhusuku khởi sự trì chú
Văn-thù suốt đêm, đến gần sáng thì liêu phòng của ông tràn ngập ánh hào quang rực rỡ và Bồ Tát Đại Trí
Văn-thù-sư-lợi hiện ra hỏi ông: “Mục đích cầu nguyện của ngươi là gì?”
“Ngày mai đến lượt công phu của tôi nhưng tôi không thuộc dòng kinh nào. Vì vậy tôi trì chú này để mong được Bồ Tát giúp tôi.”
“Ngươi không nhận ra ta sao?”
“Thưa, thật tình tôi không nhận biết ngài là ai.”
“Ta chính là Bồ Tát
Văn-thù.”
“Cúi xin Bồ Tát ban cho tôi trí huệ thiện xảo của ngài.”
“Ta chấp nhận. Vậy, ngày mai ngươi cứ thực hiện nhiệm vụ của mình.”
Nói xong, Bồ Tát
Văn-thù biến mất.
Sáng hôm sau, đến lượt
Bhusuku hành lễ. Theo lệ thường đức vua
Devapala cùng quần thần và dân chúng mang hương hoa đến để dâng cúng trong buổi lễ. Mọi người đều thấp thỏm chờ xem sự thất thố của ông tăng thường ngày vốn tỏ ra giải đãi.
Khi
Bushuku đến nơi, sư yêu cầu mọi người mang đến cho sư một cái lọng cái để che đầu rồi bước lên pháp toà một cách tự tin.
Ngay khi sư vừa nhớm chân bước, toàn thân tự nhiên bay bổng và phát ra ánh sáng, đồng thời cửa chánh điện tự động khép lại khiến mọi người đều rúng động tinh thần.
Sư xoay người hỏi đức vua: “Các ngươi muốn ta đọc kinh nhật tụng hay muốn nghe ta thuyết pháp?”
Các nhà thông thái, đức vua cùng quần thần nghe sư hỏi như thế liền bật cười. Vua phán: “Thói quen ăn uống, ngủ nghỉ của đại sư thật lạ thường. Quả nhân cho rằng ngài nên đọc bài kinh riêng của ngài.”
Bhusuku liền đọc một hơi mười phẩm trong bộ kinh
Con đường giác ngộ (
Boddhicanjavatra). Đọc xong, toàn thân sư bay bổng giữa không trung.
Mọi người tung hoa tán thán công đức của sư. Họ bảo nhau: “Đây không phải là một
Bhusuku giải đãi, lười biếng, ham ăn, mê ngủ. Đây là một vị thánh tăng. Chúng ta nên tôn vinh ngài làm tu viện trưởng.”
Nhưng
Bhusuku từ chối lời đề nghị. Sư cúng dường những thứ mình có cho tu viện, rồi bỏ đi đến một thành phố khác.
Đến
Dhokiri, một thành phố có hai trăm năm chục ngàn hộ dân cư, sư tự làm cho mình một thanh gươm bằng gỗ, bên ngoài mạ vàng trông giống như một bảo kiếm thực sự. Sư dến hoàng thành xin được làm lính canh, nhà vua đồng ý và trả cho ngài tám đồng tiền vàng mỗi ngày. Vào thời ấy, số tiền lương này rất có giá trị, và ngài lưu lại cung điện này suốt mười hai năm.
Mặc dù ở địa vị lính canh nhưng
Bhusuku vẫn luôn luôn tu tập.
Bấy giờ trời đã vào thu, là lúc dân chúng trong vùng đón mừng lễ hội Đại Mẫu
Umadevi nên
Bhusuku thường cùng các đồng liêu đi tuần canh để giữ gìn trật tự.
Một hôm, đám lính canh đang lau chùi vũ khí, một người trong bọn họ phát hiện ra vũ khí của
Bhusuku, nay có tên là
Shantideva, dường như được làm bằng gỗ.
Họ trình tấu mối nghi ngờ của họ lên nhà vua. Nhà vua cho vời
Shantideva đến và ra lệnh: “Tên lính canh kia! Hãy đưa gươm của ngươi cho ta xem.”
“Tâu bệ hạ! Điều này rất nguy hiểm.”
“Hãy làm theo lệnh của ta. Ta sẽ chịu trách nhiệm nếu có điều gì xảy ra.”
Cuối cùng
Santideva đành phải tuân lệnh. Ngài nói: “Vậy xin bệ hạ và tất cả mọi người hãy dùng tay che một con mắt.”
Mọi người lấy làm lạ nhưng đều nghe theo,
Santideva đưa tay tuốt gươm. Tức thì, một luồng ánh sáng rực rỡ chói lòa phát ra từ thanh kiếm làm cho tất cả mọi người có mặt ở đó đều mù đi một mắt.
Bọn họ kinh hãi, khóc lóc quì xuống trước
Santideva, cầu xin ngài tha tội.
Santideva dùng tay xoa nhẹ lên mắt họ, lập tức họ trông thấy như cũ. Nhà vua lấy làm cảm kích, thỉnh cầu ngài ở lại hoàng cung làm quốc sư.
Nhưng một lần nữa nhà sư chối từ địa vị cao quí ấy và giã từ xứ
Dhokiri để đi đến trú ngụ tại một hang động xa xôi hẻo lánh trên một dãy núi cao.
Một hôm, những người đốn củi bắt gặp ngài đang giết những con nai để ăn thịt bèn về tâu lại với nhà vua.
Lấy làm ngạc nhiên, vua cùng một số quân hầu đến nơi
Santideva trú ngụ để tìm hiểu sự tình.
“Ngài là bậc đạo hạnh, cớ sao lại còn ra tay sát hại chúng sinh.”
“Ta không phải là kẻ hàng thịt. Ta chỉ chữa bệnh cho chúng mà thôi.”
Nói xong, sư mở cửa hang, bầy thú chạy ùa ra ngoài nắng ấm, trông chúng to lớn gấp bội những con nai bình thường.
Chúng chạy nhảy tung tăng khắp nơi rồi biến mất sau dãy đồi. Sư quay lại bảo: “Các ngươi nên hiểu rằng, tất cả những gì các ngươi thấy biết, cảm thọ cũng chỉ là mộng huyễn và ảo tưởng. Các pháp không có tự thể. Nếu các ngươi thông đạt lý ấy thì được giải thoát.”
Đoạn
Santideva cất tiếng hát:
Con thú mà ta giết lấy thịt
Không hề hiện hữu trên thế gian này
Không hề đến, không hề đi
Cũng như các hiện tượng khác
Thực tướng của kẻ đi săn và con mồi là gì?
Than ôi! Các ngươi thật tội nghiệp
Đã gọi ta là ông sư giải đãi
Santideva làm lễ quy y cho nhà vua và đoàn tùy tùng, dạy phép thiền định và truyền cho họ chân ngôn
Văn-thù.