Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Hãy học cách vui thích với những gì bạn có trong khi theo đuổi tất cả những gì bạn muốn. (Learn how to be happy with what you have while you pursue all that you want. )Jim Rohn
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Mục đích của cuộc sống là sống có mục đích.Sưu tầm
Nếu quyết tâm đạt đến thành công đủ mạnh, thất bại sẽ không bao giờ đánh gục được tôi. (Failure will never overtake me if my determination to succeed is strong enough.)Og Mandino
Điều kiện duy nhất để cái ác ngự trị chính là khi những người tốt không làm gì cả. (The only thing necessary for the triumph of evil is for good men to do nothing.)Edmund Burke
Thương yêu là phương thuốc diệu kỳ có thể giúp mỗi người chúng ta xoa dịu những nỗi đau của chính mình và mọi người quanh ta.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» An Sĩ toàn thư - Khuyên người niệm Phật cầu sinh Tịnh độ »» Chuyện vãng sinh của những người trẻ tuổi »»

An Sĩ toàn thư - Khuyên người niệm Phật cầu sinh Tịnh độ
»» Chuyện vãng sinh của những người trẻ tuổi

Donate

(Lượt xem: 5.215)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


An Sĩ toàn thư - Khuyên người niệm Phật cầu sinh Tịnh độ - Chuyện vãng sinh của những người trẻ tuổi

Font chữ:


Hai vị sa-di

Đời Tùy có hai vị sa-di ở Vấn Châu, cùng tu pháp môn niệm Phật. Một hôm, vị lớn tuổi hơn bỗng đột ngột qua đời, thấy mình đến Tịnh độ được gặp Phật, liền bạch rằng: “Có một sa-di nhỏ tuổi hơn cùng tu với con, liệu người ấy có được vãng sinh không?” Đức Phật dạy: “Chính sa-di ấy đã khuyên ông, nên ông mới phát tâm tu tập niệm Phật. Nay ông có thể quay lại Ta-bà, nỗ lực tu tập nhiều hơn nữa, ba năm sau hai người sẽ cùng vãng sinh về đây.”

[Vị sa-di lớn tuổi hơn sau đó sống lại, hai người tiếp tục tinh cần tu tập.] Đến kỳ hạn ba năm sau, cả hai người đều nhìn thấy đức Phật hiện đến, cõi đất khi ấy chấn động, có hoa trời rơi xuống bay lượn, hai vị sa-di cùng lúc viên tịch vãng sinh.

Ðồng tử muốn vãng sinh

Đại sư Duy Ngạn sống vào đời Đường, tu Sám pháp Tịnh độ, chuyên cần tinh tấn không chán mệt. Một hôm, Đại sư nhìn thấy hai vị Bồ Tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí cùng hiện ra giữa không trung. Đại sư vui mừng quá, ý muốn tìm hoạ sĩ để vẽ lại cảnh ấy. Bỗng có hai người đến nói là có thể vẽ được, nhận vẽ. Vẽ xong, cả hai đều biến mất. Đại sư liền bảo các đệ tử rằng: “Hôm nay ta vãng sinh, có ai muốn đi cùng ta không?”

Trong chúng có một đồng tử muốn được vãng sinh theo, Đại sư liền bảo về nhà từ biệt cha mẹ. Cha mẹ cho là lời nói đùa, không tin. Lát sau, đồng tử ấy tắm rửa thay đồ, ngồi ngay ngắn niệm Phật vãng sinh trước. Đại sư nhân đó gọi người mang giấy bút đến, làm một bài kệ khen ngợi. Viết kệ xong, Đại sư cũng an nhiên ngồi mà thị tịch.

Sư Tán

Sư Tán sống vào đời Tống, quê ở Ung Châu, xuất gia từ thuở nhỏ. Năm 14 tuổi, tu tập niệm Phật không dứt tiếng. Bỗng mắc bệnh chết đột ngột, trong giây lát sống lại, nói với thầy và cha mẹ: “Đức Phật A-di-đà đang ở đây, con sẽ đi theo ngài.”

Khi ấy, người trong xóm đều thấy giữa không trung hóa hiện đài sen báu, hào quang năm sắc lạ thường, hiện ra rồi mờ dần về hướng tây.

Hà Ðàm Tích

Hà Đàm Tích sống vào đời Nguyên, năm 18 tuổi thọ trì giới Bồ Tát, suốt ngày chuyên tâm niệm Phật. Một hôm, vừa trống canh tư đã thức dậy, người nhà bảo còn sớm quá, Đàm Tích nói: “Tôi nhìn thấy Phật và Bồ Tát giữa hư không, có cờ phướn tràng hoa đến đón.” Nói rồi ngồi lặng an nhiên mà đi.

Người họ Ngô

Người họ Ngô này quê ở Chiết Giang, cha và ông nội đều đã đỗ tú tài. Vào năm đầu niên hiệu Thuận Trị, quân binh vây đánh thành, cha mẹ ông đều thất lạc. Họ Ngô bị quân lính bắt, đưa vào phục dịch cho quan binh trong quân đội, năm ấy vừa được 13 tuổi. Họ Ngô tự than rằng, ta vốn con nhà học thức, nay phải làm việc phục dịch hèn hạ đến thế này, hẳn phải là do nghiệp xấu đời trước. Nghĩ vậy rồi liền phát lời thệ nguyện trước bàn Phật, từ đó ăn chay niệm Phật, mỗi ngày tụng kinh Kim Cang một biến, hồi hướng cầu vãng sinh Tây phương.

Năm 16 tuổi, quan phụ trách phát tiền lương lao dịch, ông liền dùng tiền ấy mua hương cúng Phật rồi quỳ niệm thánh hiệu A-di-đà. Đến ngày 22 tháng 10 năm Đinh Dậu, ông bỗng nhiên đến báo với quan phụ trách rằng mình sắp vãng sinh Tây phương. Quan không tin, quát mắng cho là nói lời yêu mỵ.

Ngày hôm sau, ông lại đến trước quan Đề đốc cũng nói như vậy. Đề đốc tức giận, ra lệnh giải đến chỗ quan phụ trách, phạt đánh 15 gậy, ông tuyệt nhiên không chút oán hận. Sau đó ông đi đến từng doanh trại, từ biệt tất cả mọi người, nói rằng ngày mồng 1 tháng 11 sẽ vãng sinh.

Đến ngày, vào khoảng canh năm ông đã thức dậy, tắm rửa sạch sẽ, thắp hương lễ Phật xong vẫn đến thuyền quan phụ trách để từ biệt. Quan nổi giận, sai quân lính đi theo ông, đến nơi thấy ông Ngô quay về hướng tây lạy ba lạy, rồi ngồi ngay ngắn đọc kệ. Đọc kệ xong, liền tự phun lửa Tam-muội đốt thân mình. Quan quân từ xa nhìn thấy đều khởi tâm cung kính lễ bái. Viên quan phụ trách sau đó liền đóng cửa ăn chay giữ giới. Quan có làm bài kệ ngợi khen ông Ngô rằng:

Thân mang giáp sắt,
Chân đạp tòa sen.
Xin khắp tướng sĩ,
Mỗi người một roi.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 18 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Phật pháp ứng dụng


Pháp bảo Đàn kinh


Phật Giáo Yếu Lược


Kinh Đại Bát Niết-bàn

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.141.25.125 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...