Chúng ta thay đổi cuộc đời này từ việc thay đổi trái tim mình. (You change your life by changing your heart.)Max Lucado
Con người sinh ra trần trụi và chết đi cũng không mang theo được gì. Tất cả những giá trị chân thật mà chúng ta có thể có được luôn nằm ngay trong cách mà chúng ta sử dụng thời gian của đời mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hãy sống tốt bất cứ khi nào có thể, và điều đó ai cũng làm được cả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Để có đôi mắt đẹp, hãy chọn nhìn những điều tốt đẹp ở người khác; để có đôi môi đẹp, hãy nói ra toàn những lời tử tế, và để vững vàng trong cuộc sống, hãy bước đi với ý thức rằng bạn không bao giờ cô độc. (For beautiful eyes, look for the good in others; for beautiful lips, speak only words of kindness; and for poise, walk with the knowledge that you are never alone.)Audrey Hepburn
Chúng ta không có quyền tận hưởng hạnh phúc mà không tạo ra nó, cũng giống như không thể tiêu pha mà không làm ra tiền bạc. (We have no more right to consume happiness without producing it than to consume wealth without producing it. )George Bernard Shaw
Nếu chúng ta luôn giúp đỡ lẫn nhau, sẽ không ai còn cần đến vận may. (If we always helped one another, no one would need luck.)Sophocles
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Thành công không phải điểm cuối cùng, thất bại không phải là kết thúc, chính sự dũng cảm tiếp tục công việc mới là điều quan trọng. (Success is not final, failure is not fatal: it is the courage to continue that counts.)Winston Churchill
Kẻ thất bại chỉ sống trong quá khứ. Người chiến thắng là người học hỏi được từ quá khứ, vui thích với công việc trong hiện tại hướng đến tương lai. (Losers live in the past. Winners learn from the past and enjoy working in the present toward the future. )Denis Waitley

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» An Sĩ toàn thư - Khuyên người niệm Phật cầu sinh Tịnh độ »» Chuyện vãng sinh của vua quan »»

An Sĩ toàn thư - Khuyên người niệm Phật cầu sinh Tịnh độ
»» Chuyện vãng sinh của vua quan

Donate

(Lượt xem: 5.134)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


An Sĩ toàn thư - Khuyên người niệm Phật cầu sinh Tịnh độ - Chuyện vãng sinh của vua quan

Font chữ:


Vua Ô-trường

Vua Ô-trường, mỗi khi có được chút thời gian rảnh rỗi sau khi giải quyết muôn ngàn công việc của đất nước, rất thích học hỏi Phật pháp. Vua thường nói với các quan hầu cận rằng: “Trẫm tuy làm vua hưởng nhiều phước báu, được vui thích, nhưng cũng không thể tránh được vô thường. Được nghe rằng cõi nước Cực Lạc của đức Phật A-di-đà ở phương tây là nơi yên nghỉ được, trẫm phát nguyện vãng sinh về cõi ấy.”

Do đó, vua kiên trì tu tập, ngày đêm sáu thời kinh hành niệm Phật. Mỗi lần trai tăng cúng dường, đích thân đức vua và hoàng hậu lo việc dâng thức ăn, trong suốt ba mươi năm chưa từng bỏ sót.

Khi vua sắp băng hà, sắc mặt tươi nhuận vui vẻ, mọi người đều nhìn thấy hóa Phật đến đón, cùng với rất nhiều điềm lành.

Ngụy Thái tử

Ngụy Thái Tử đời Tống, cùng với hai con trai và một con gái là quận chúa đều tu theo pháp môn Tịnh độ, chỉ riêng người vợ không chịu tu.

Quận chúa chết sớm, sau khi chết được bảy ngày bỗng nhiên sống lại, nói với người mẹ rằng: “Con nhìn thấy trong hồ bảy báu ở Tây phương có sẵn hoa sen đợi cha và hai anh, về sau sẽ vãng sinh lên đó. Chỉ có mẹ không thấy có hoa sen, nên con tạm quay lại báo cho mẹ biết, xin mẹ sớm phát tâm niệm Phật.” Vừa nói xong lại nhắm mắt qua đời.

Người mẹ nhân việc đó liền nhanh chóng phát khởi niềm tin, niệm Phật không mệt mỏi. Về sau, cả nhà họ đều lần lượt qua đời trong tư thế ngồi lặng an nhiên, khi lâm chung cũng đều có nhiều điềm lành.

Tham quân Lưu Di Dân

Đời Tấn có Lưu Di Dân, quê ở Bành Thành, vốn là hậu duệ của Sở Nguyên Vương. Di Dân mồ côi cha từ nhỏ, nuôi dưỡng mẹ nổi tiếng hiếu hạnh. Ban đầu nhận chức Phủ Tham quân, sau về ở ẩn. Hai người Tạ An, Lưu Dụ cùng tiến cử nhưng ông không nhận lời, vào Lô sơn tham gia Bạch Liên xã của Đại sư Tuệ Viễn, chuyên tâm bền chí niệm Phật, trải qua thời gian rất lâu chưa từng biếng trễ.

Ông có lần đang nhập định bỗng thấy hào quang của Phật chiếu sáng mặt đất, biến thành sắc vàng. Ở trong núi được mười lăm năm, nhìn thấy đức Phật A-di-đà phóng hào quang từ khoảng giữa hai chân mày chiếu đến, rồi đưa tay vỗ về. Ông chắp tay thành khẩn nguyện: “Nguyện được Như Lai dùng tay xoa đầu con, lấy y che thân con.” Nguyện vừa dứt, đức Phật liền đưa tay xoa đầu, lấy y che thân ông.

Một đêm nọ, ông lại mộng thấy đức Phật A-di-đà có vầng hào quang tròn quanh đầu, nơi ngực có chữ vạn, đưa tay chỉ vào nước trong hồ có đủ tám công đức, bảo ông uống vào. Di Dân uống nước thấy vị ngon ngọt. Đến khi tỉnh giấc bỗng có mùi hương lạ tỏa ra từ các lỗ chân lông, ông liền nói với mọi người: “Duyên Tịnh độ đã đến.”

Ông liền thắp hương đối trước tượng Phật khấn nguyện rằng: “Con nhờ nghe theo lời dạy của đức Phật Thích-ca, mới biết có Phật A-di-đà. Nay nguyện dâng hương này, trước cúng dường đức Phật Thích-ca, sau cúng dường đức Phật A-di-đà, cùng bản kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Nguyện cho hết thảy hữu tình đều được sinh về Tịnh độ.” Khấn nguyện xong liền chắp tay quay mặt về hướng tây mà qua đời.

Huyện úy Mã Tử Vân

Mã Tử Vân sống vào đời Đường, được tiến cử vào hàng hiếu liêm, nhận chức quan Huyện úy. Một lần ông mang tiền thu thuế của dân về Kinh đô giao nạp, gặp gió lớn chìm thuyền mất sạch, liền bị khép tội bắt giam.

Trong thời gian ở tù, ông chuyên tâm niệm Phật, trải qua 5 năm liền được ân xá, thả ra. Từ đó, ông vào chùa Nam Lăng Sơn ở ẩn, chuyên tâm tu tập.

Một hôm, ông không bệnh, bỗng nói với người chung quanh rằng: “Tôi một đời tinh tấn chuyên cần niệm Phật, nay tịnh nghiệp đã thành tựu, sắp vãng sinh về Cực Lạc.”

Hôm sau, ông tắm rửa, thay y phục sạch sẽ, ngồi ngay ngắn chắp tay niệm Phật. Bỗng có mùi hương thơm lạ tỏa lan khắp trong phòng, ông vui mừng nói: “Phật đến đón tôi rồi.” Vừa nói xong thì qua đời.

Quan trợ giáo Trương Ðịch

Trương Địch sống vào đời Tống, quê ở Tiền Đường. Ông làm quan Trợ giáo, thọ giới Bồ Tát với Luật sư Viên Tịnh. Ông tìm hiểu về pháp môn Tịnh độ rồi quyết chí tu tập, nguyện vãng sinh về Cực Lạc.

Mỗi thời khóa niệm Phật, ông đều gắng sức niệm thật rõ tiếng, niệm cho đến khi tắt tiếng mới thôi. Một hôm, ông nói với ngài Viên Tịnh: “Con nhập định nhìn thấy chim tần-già màu trắng, bay lượn ngay trước mắt.”

Ba năm sau, ông ngồi ngay ngắn quay mặt về hướng tây, an nhiên niệm Phật mà qua đời.

Tiến sĩ Vương Long Thư

Vương Nhật Hưu sống vào đời Tống, người đất Long Thư. Ông là người ngay thẳng, giản dị mà thanh khiết, sức học thông bác kinh sử.

Một hôm, ông mang sách vở trong nhà vất bỏ hết, nói rằng: “Những thứ này đều là tập khí nghiệp căn, không phải pháp cứu cánh. Tôi từ nay quyết hướng về Tây phương Cực Lạc.”

Từ đó, ông tinh tấn niệm Phật. Năm ông 60 tuổi vẫn mặc áo vải thô, ăn uống sơ sài, mỗi ngày lạy Phật một ngàn lạy, đến giữa đêm mới ngả lưng nằm ngủ.

Ông có soạn bài văn Tịnh độ để khuyên người đời tu theo pháp môn niệm Phật.

Trước khi mất ba ngày, ông từ biệt tất cả bạn bè quen biết. Đến ngày ra đi, ông vẫn đọc sách như thường. Đọc sách xong, đến thời khóa lễ bái niệm Phật như hằng ngày, ông bỗng cất giọng niệm lớn tiếng “A-di-đà Phật” rồi nói: “Phật đến đón tôi.” Vừa nói xong thì vẫn đứng yên ngay ngắn mà tịch.

Quan Ðại phu Cát Phồn

Cát Phồn sống vào đời Tống, quê ở Trừng Giang. Ông đỗ đạt từ lúc còn trẻ tuổi, làm quan đến chức Triều Tán Đại phu. Khi ông nhậm chức các nơi, dù ở nơi làm việc hay nhà riêng đều cho xây dựng một tịnh thất, an trí tượng Phật. Thường ngày ông đều vào thất ấy lễ bái, tụng kinh, niệm Phật. Có lần cảm ứng xá lợi từ trên không trung rơi xuống.

Bình sinh ông thường khuyên dạy người khác tu theo pháp môn Tịnh độ. Rất nhiều người nghe theo lời khuyên của ông mà phát tâm tu tập, có cả hàng xuất gia cũng như tại gia.

Về sau ông không có bệnh, ngồi an nhiên quay mặt về hướng tây mà qua đời.

Quan Ðề hình Dương Vô Vi

Dương Kiệt sống vào đời Tống, quê ở châu Vô Vi nên lấy hiệu là Vô Vi tử.

Ông đỗ đạt từ khi còn trẻ, làm quan đến chức Thượng Thư Chủ khách lang, quản lý việc hình ngục ở cả hai tỉnh Chiết Đông và Chiết Tây.

Ông tôn sùng Phật pháp, sáng tỏ được lẽ thiền, nhưng thường cho rằng [khó thích hợp với] căn tánh tất cả chúng sinh, vì có kẻ nhanh lẹ sáng suốt, lại có người trì độn u mê, chỉ riêng pháp môn Tịnh độ là dễ hiểu dễ làm. Ông từng viết lời tựa cho các sách Thiên Thai thập nghi luận, Tịnh Độ quyết nghi tập, nội dung đều xiển dương pháp môn Tịnh độ.

Về già, ông vẽ tranh tượng đức Phật A-di-đà cao một trượng sáu thước, tùy duyên hạnh mà cúng dường. Khi lâm chung chiêu cảm Phật đến đón, ông ngồi yên an nhiên mà tịch.

Lộ công Văn Ngạn Bác

Văn Ngạn Bác sống vào đời Tống, tin sâu Tam bảo, chuyên tu pháp môn niệm Phật. Thời gian ông cư trú ở Kinh đô, có cùng với Pháp sư Tịnh Nghiêm lập hội niệm Phật, những người tham gia được sự giáo hóa lên đến cả vạn người. Đương thời, giới trí thức quan chức từng có bài kệ ngợi khen ông rằng:

Lộ công hùng đảm sánh ngang trời,
Tây phương dẫn dắt mười vạn người;
Không chỉ riêng mình tìm lẽ sống,
Muôn kẻ nhờ ông thoát luân hồi.

Ngày lâm chung, ông không bệnh, an nhiên niệm Phật mà đi.

Thiếu sư Chung Ly

Chung Ly Cẩn sống vào đời Tống, trong thời gian giữ chức Đề Hình ở Chiết Tây gặp được Sám chủ Từ Vân, nhờ đó phát khởi niềm tin sâu xa vào pháp môn Tịnh độ. Sau ông làm tri phủ Khai Phong, lo việc công hết sức tận tụy, nhưng khi về nhà không quên niệm Phật.

Một hôm, vào lúc giữa đêm ông bỗng gấp rút gọi người nhà đến, giúp ông tắm rửa, thay y phục. Sau đó, ông ngồi an nhiên niệm Phật mà tịch.

Người trong nhà tất cả đều nhìn thấy ông ngồi trên tòa hoa sen màu xanh, có nhạc trời nghênh đón đi về hướng tây.

Quận thú Tiền Tượng Tổ

Tiền Tượng Tổ sống vào đời Tống, hiệu Chỉ Am. Trong thời gian làm Quận thú Kim Lăng, ngoài những lúc lo việc công, ông chuyên tâm niệm Phật không ngừng nghỉ. Tại Hương Châu ông từng xây dựng hơn mười nhà tiếp khách cho các am viện, đều lấy tên chung là Tịnh độ Cực Lạc.

Sau khi ông từ chức Tả Thừa tướng về quê, lại càng chuyên tâm niệm Phật nhiều hơn nữa. Vào tháng 2 niên hiệu Gia Định năm thứ tư, ông có bệnh nhẹ, bảo người nhà mang giấy bút đến viết kệ để lại. Xong, ông ngồi kiết già mà tịch. Về sau có người nằm mộng thấy ông sinh về Tây phương thành Bồ Tát Từ Tế.

Quan Thị Lang Vương Mẫn Trọng

Vương Cổ sống vào đời Tống, tên tự là Mẫn Trọng, làm quan Lễ Bộ Thị Lang.Ông thương người yêu vật, gia đình đã bảy đời không phạm giới sát. Ông có sự khế hợp sâu xa yếu chỉ thiền tông, nhưng lại hướng tâm về Tịnh độ. Ông có trước tác sách Trực chỉ Tịnh độ quyết nghi tập, 3 quyển, rộng khuyên mọi người niệm Phật.

Ông chuyên tâm niệm Phật, dù khi đi đứng nằm ngồi đều lấy việc niệm Phật quán tưởng làm chỗ lưu tâm, trên tay không lúc nào rời xâu chuỗi hạt.

Khi lâm chung, ông tắm rửa thay y phục sạch sẽ, ngồi an nhiên niệm Phật rồi tịch.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 18 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 13.58.147.19 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...