Trong sự tu tập nhẫn nhục, kẻ oán thù là người thầy tốt nhất của ta. (In the practice of tolerance, one's enemy is the best teacher.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Có những người không nói ra phù hợp với những gì họ nghĩ và không làm theo như những gì họ nói. Vì thế, họ khiến cho người khác phải nói những lời không nên nói và phải làm những điều không nên làm với họ. (There are people who don't say according to what they thought and don't do according to what they say. Beccause of that, they make others have to say what should not be said and do what should not be done to them.)Rộng Mở Tâm Hồn
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Đối với người không nỗ lực hoàn thiện thì trải qua một năm chỉ già thêm một tuổi mà chẳng có gì khác hơn.Sưu tầm
Khi gặp phải thảm họa trong đời sống, ta có thể phản ứng theo hai cách. Hoặc là thất vọng và rơi vào thói xấu tự hủy hoại mình, hoặc vận dụng thách thức đó để tìm ra sức mạnh nội tại của mình. Nhờ vào những lời Phật dạy, tôi đã có thể chọn theo cách thứ hai. (When we meet real tragedy in life, we can react in two ways - either by losing hope and falling into self-destructive habits, or by using the challenge to find our inner strength. Thanks to the teachings of Buddha, I have been able to take this second way.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Tôi biết ơn những người đã từ chối giúp đỡ tôi, vì nhờ có họ mà tôi đã tự mình làm được. (I am thankful for all of those who said NO to me. Its because of them I’m doing it myself. )Albert Einstein
Khi bạn dấn thân hoàn thiện các nhu cầu của tha nhân, các nhu cầu của bạn cũng được hoàn thiện như một hệ quả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Cách tốt nhất để tìm thấy chính mình là quên mình để phụng sự người khác. (The best way to find yourself is to lose yourself in the service of others. )Mahatma Gandhi

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Những bí ẩn cuộc đời »» CHƯƠNG 15: THẮC MẮC VỀ VẤN ĐỀ HÔN NHÂN »»

Những bí ẩn cuộc đời
»» CHƯƠNG 15: THẮC MẮC VỀ VẤN ĐỀ HÔN NHÂN

Donate

(Lượt xem: 4.732)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Những bí ẩn cuộc đời - CHƯƠNG 15: THẮC MẮC VỀ VẤN ĐỀ HÔN NHÂN

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Khi hai người đã quyết định làm bạn trăm năm với nhau, họ tạo nên một sự phối hợp và cùng chịu những tác động chung về mặt tâm lý. Những cuộc soi kiếp của ông Cayce về vấn đề hôn nhân đưa đến cho ta một số ý niệm tổng quát về việc chọn lựa bạn trăm năm, cùng những sự liên hệ của hôn nhân trong quá khứ và tương lai.

Chúng ta có thể nói rằng trong vấn đề hôn nhân, cũng như mọi vấn đề khác, mỗi người đều có quyền tự do ý chí trong việc chọn lựa bạn trăm năm. Sự chọn lựa này chẳng khác nào như một người chọn tuyến xe buýt. Mặc dù người ấy có toàn quyền quyết định trong việc chọn lên tuyến xe nào, nhưng một khi đã chọn và bước lên xe, người ấy phải đi theo một lộ trình nhất định, một chiều hướng đã định sẵn, khác hẳn với lộ trình và chiều hướng của những tuyến xe khác. Ngoài ra, những hoàn cảnh và tiện nghi trên xe có thể không hoàn toàn đúng với sở thích của người ấy. Người tài xế có thể là một người cộc cằn thô lỗ, không khí trong xe có thể quá nóng nực, những cánh cửa sổ rất khó mở, hoặc người ngồi bên cạnh nói chuyện quá nhiều! Nói chung, có những sự việc bất ngờ có thể xảy ra trên chiếc xe này mà không xảy ra trên một chiếc xe khác. Nhưng thái độ và cách cư xử của chúng ta trong chuyến đi đều tùy nơi chính bản thân ta, và dầu cho hoàn cảnh chung quanh có diễn ra như thế nào, rốt cuộc chúng ta vẫn phải chịu trách nhiệm về thái độ và cách xử thế của mình.

Có nhiều trường hợp hôn nhân mà những cuộc soi kiếp của ông Cayce cho biết rằng do nghiệp quả gây nên. Trong trường hợp lạ lùng sau đây, thật không có một bi kịch nào đau thương hơn nữa, và những ảnh hưởng của luật nhân quả thật rất công bằng và vô cùng mầu nhiệm.

Đó là trường hợp của một thiếu phụ rất đẹp, thành hôn vào năm hai mươi ba tuổi. Nàng có đôi mắt xanh đẹp, một mái tóc vàng dợn sóng xõa xuống tận vai, một vóc người tầm thước, và một dung nhan mỹ lệ như một nữ diễn viên điện ảnh. Dầu cho vào năm bốn mươi tuổi là lúc nàng được ông Cayce soi kiếp, nàng vẫn còn có một vẻ đẹp tuyệt trần làm cho mọi người phải quay đầu nhìn và trầm trồ khen ngợi mỗi khi nàng bước vào chỗ đông người. Những bạn trai giàu có sang trọng có lẽ phải lấy làm ngạc nhiên nếu họ biết được cuộc đời tư của nàng. Trong mười tám năm kết tình chồng vợ với một nhà kinh doanh thương mãi rất có thanh thế và tiếng tăm, nàng đã trải qua một kinh nghiệm rất khó khăn và thất vọng về phương diện tình ái. Chồng nàng bị chứng bệnh bất lực. Người ta thấy ở đời cũng có những người đàn bà không hề cảm thấy dục tình và không bao giờ ham muốn những sự luyến ái trong khuê phòng; và đối với những người ấy thì tình trạng bất lực của người chồng không phải là một điều chướng ngại quan trọng lắm. Nhưng đối với người thiếu phụ kể trên, đẹp đẽ, duyên dáng, lãng mạn đa tình và tràn đầy nhựa sống, thì đó là một thảm trạng thật sự!

Thảm trạng này có thể giải quyết bằng một cuộc ly dị và sẽ chấm dứt dễ dàng, nhưng người thiếu phụ này lại không thể dùng cái biện pháp dứt khoát đó. Nàng vẫn yêu chồng và không muốn làm cho chồng đau khổ. Trong những năm đầu tiên, có một thời kỳ nàng đâm ra dan díu với những người đàn ông khác, không phải vì muốn phản bội chồng, nhưng chỉ là để thỏa mãn nhu cầu về sinh lý và tình cảm. Nhưng lần lần, nàng chế ngự được dục tình, một phần lớn là nhờ sự học hỏi đạo lý và tập tham thiền quán tưởng. Và cuộc đời nàng cứ trôi qua một cách bình thản như thế từ mười tám năm nay, trước khi cơn khủng hoảng xảy đến. Một trong những người yêu cũ của nàng trước kia lại xuất hiện trên bước đường đời của nàng.

Trong bức thơ gởi cho ông Cayce, nàng kể chuyện như sau:

“Khi chúng tôi gặp lại nhau, ngọn lửa tình lại nhen nhúm mãnh liệt trong lòng anh ấy, và tôi cũng đáp lại mối tình đó. Nhưng sức khỏe của tôi lại giảm sút trở lại như hồi trước khi tôi bắt đầu học hỏi đạo lý. Có lẽ tôi sẽ không ngần ngại mà tư tình với anh ta nếu như anh ta không có gia đình. Tôi không muốn bỏ chồng vì những lý do mà ông có thể hiểu, và cũng vì chồng tôi đã tiến bộ rất nhiều về sự cải hóa tánh tình... Có thể rằng những cảm tình của tôi đối với người đàn ông kia không phải là ái tình, mà là do tình trạng đặc biệt của gia đình tôi gây nên. Dầu sao anh ta cũng là một người có tính nết khá tốt. Anh ta yêu tôi từ thuở nhỏ, nhưng tôi không hay biết gì cả và chỉ nghe mẹ tôi nói lại. Anh ta không tỏ tình với tôi vì tự thấy còn chưa đủ sức lập gia đình. Nhưng về sau thì đã quá trễ, vì tôi đã đính hôn với chồng tôi. Tất cả những hoàn cảnh cho tôi thấy sự hành động của luật nhân quả, dường như có thể truy nguyên từ ba kiếp về trước của chúng tôi. Thỉnh thoảng, tôi đã cùng chung chăn gối với anh ta, một lẽ là vì anh ta quá yêu đương và có thể thất vọng đến hủy mình. Sau nữa, tôi hy vọng rằng làm như vậy giúp anh ta được thỏa mãn dục tình và thoát khỏi sự cuồng vọng của yêu đương... Nhưng sau cùng tôi đã đoạn tuyệt với anh ta vì tôi không muốn đóng trò giả dối với vợ anh ta và gây sự rối rắm trong gia đình họ. Tôi quen biết và cũng có cảm tình với vợ anh ta. Xã hội sẽ lên án những mối tình vụng trộm như thế. Tôi thì không muốn làm khổ một người nào. Anh ta cũng không có ác cảm với vợ, mặc dầu vợ anh ta thường giày vò đay nghiến anh ta suốt nhiều tuần không dứt. Người vợ ấy có thể sẽ làm to chuyện nếu biết được câu chuyện ngoại tình này. Chồng tôi có biết việc tôi thỉnh cầu sự giúp đỡ của ông, nhưng ông ấy không hay biết chi cả về chuyện này.”

Đó là bức thư của người thiếu phụ để giải bày tâm sự thắc mắc trong cuộc đời của cô. Câu chuyện cũng khá bi ai; nhưng cuộc soi kiếp còn tiết lộ nhiều điều bí ẩn trong cuộc đời quá khứ của người thiếu phụ, đã tạo nên tình trạng hiện nay, và cho ta thấy rằng tác động của luật nhân quả thật vô cùng chính xác và mầu nhiệm.

Trong hai kiếp về trước ở Pháp, hồi thời kỳ xảy ra cuộc Thánh chiến (Croisades), người thiếu phụ này tên là Suzanne Merceilieu, cũng là vợ của người chồng hiện nay. Ông Merceilieu, chồng cô trong kiếp đó, là một trong những người có óc phiêu lưu, và cuộc Thánh chiến ở vùng Cận Đông xa xôi càng nung nấu chí giang hồ của ông. Và cũng như nhiều người khác có lòng tín ngưỡng nhiệt thành, cuộc đời tư của ông lại hoàn toàn cách biệt hẳn với những nguyên tắc đạo đức mà ông tin tưởng và đề cao! Theo quan niệm của ông, thì Thánh địa Jérusalem, nơi an nghỉ cuối cùng của Đấng Cứu Thế, phải được giải phóng khỏi sự xâm lăng của những người “ngoại đạo.” Nhưng còn vấn đề áp dụng tình bác ái mà Đấng Cứu Thế đã dạy đối với vợ ông, thì dường như ông không bao giờ nghĩ đến!

Bởi đó, khi ông sửa soạn lên đường tham gia cuộc Thánh chiến để bảo vệ tôn giáo Gia Tô chống những kẻ “ngoại đạo”, thì đồng thời ông cũng muốn bảo vệ một chuyện khác, đó là sự trinh tiết của vợ ông. E rằng lòng tín ngưỡng tôn giáo của vợ ông không đủ nhiệt thành để giúp cho bà ấy có một sự hy sinh tuyệt đối, cũng như lòng hy sinh của chính ông, và thay vì tự an ủi bằng cách nương mình theo cửa Đạo, bà ta lại tự an ủi bằng cách nương mình trong hai cánh tay khỏe mạnh của một gã đàn ông khác, ông ta bèn dùng những biện pháp cần thiết để làm cho một sự “an ủi” như thế không thể thực hiện được. Hồi thế kỷ thứ mười hai ở Âu Châu có một dụng cụ rất hiệu quả để làm việc đó, gọi là cái đai trinh tiết mà về sau người ta cũng được biết ở Pháp vào năm 1935 và ở New York năm 1931, khi ở đây xảy ra hai vụ án về việc những người đàn bà bị chồng bắt buộc đeo cái đai trinh tiết này. Đai này gồm có những mảnh sắt và da kết lại, bao bọc phần dưới thân mình của người đàn bà, và được khóa lại bằng một ống khóa với một chìa khóa riêng, để cho người đàn bà không thể giao hợp với người đàn ông nào khác.

Chính bằng cách đó mà ông Merceilieu muốn bảo đảm cho vợ ông khỏi ngoại tình trong khi ông đi vắng. Cuộc soi kiếp của ông Cayce nói về vấn đề này như sau:

– Người này đã bị chồng nghi kỵ và bị bắt buộc phải mang một dụng cụ chướng ngại làm cho đương sự rất khổ sở bực bội.

Hai chữ “bắt buộc” hàm ý rằng bà Merceilieu không thỏa thuận về việc này từ lúc đầu. Câu sau đó cho thấy rằng về sau bà ấy còn đau khổ hơn nhiều và “quyết định sẽ trả thù khi có dịp thuận tiện”.

Sự cưỡng ép phải giữ gìn trinh tiết làm cho bà ta có những quyết định tai hại; và chính những quyết định này đã gây ra cho bà ta cái tình trạng hiện nay theo sự tác động của luật nhân quả.

Bây giờ chúng ta hãy phân tách để tìm hiểu những ảnh hưởng công bằng của luật nhân quả trong trường hợp này. Người đàn ông trong kiếp trước đã dùng một dụng cụ để gây sự chướng ngại khó khăn về tình dục cho vợ, và phải chịu quả báo bị bệnh bất lực trong kiếp này. Thật không có quả báo nào tương xứng hơn nữa.

Nhưng mới nghe qua thì hình như có sự bất công khi một người đàn bà bị áp chế một cách tàn nhẫn như thế lại phải chịu thiệt thòi về phương diện sinh lý đến hai lần. Nhưng sự bất công đó chỉ là ở bề ngoài, vì tội lỗi con người gây ra không phải chỉ là do những hành động bên ngoài mà thôi, mà còn do những ý tưởng, âm mưu, ác ý và tâm trạng tiêu cực. Người đàn bà này đã bị chồng cưỡng ép một cách bất công. Phản ứng của nàng đối với sự nghi kỵ và cách đối xử tàn nhẫn đó là một lòng căm hờn và ý nghĩ trả thù. Theo chỗ chúng ta thấy, thì lòng căm thù đó không biểu lộ ra ngoài bằng cử chỉ, nhưng quyết định trả thù vẫn có. Trong một trường hợp trước đây, chúng ta đã thấy rằng một quyết định có thể tồn tại qua nhiều kiếp sống. Quyết định trả thù sẽ tạo ra một cơ hội thuận tiện cho nàng thi hành ý định ấy.

Trong kiếp này, người thiếu phụ ấy có một sắc đẹp lộng lẫy, yêu kiều, và vô cùng hấp dẫn. Nàng kết hôn với một người đã làm khổ mình trong kiếp trước, và lần này có đủ mọi yếu tố cần thiết để làm cho chồng nàng phải phát điên lên vì ghen tuông, để hạ nhục chồng trước những bạn bè thân thuộc, hoặc gây sự đau khổ cho chồng bằng một cuộc ly dị. Nàng còn muốn gì hơn nữa? Còn cơ hội nào thuận tiện hơn nữa để trả thù một cách hoàn toàn đích đáng? Nhưng điều khác biệt lúc này là nàng đã có sự tiến bộ về phương diện đạo đức, tâm linh, và không còn nuôi ác cảm đối với bất cứ một người nào nữa.

Những bức thư của nàng từ đầu đến cuối đều biểu lộ một sự đa cảm. Nàng có thể ngoại tình, dan díu với tình nhân cũ, một sự ngoại tình mà nàng có thể che giấu chồng một cách dễ dàng. Nhưng nàng không thể chịu nổi cái ý tưởng làm khổ người vợ kia, khi người này biết được câu chuyện tình vụng trộm ấy. Bởi đó, nàng cố giữ mình. Về thể chất và tình cảm, nàng cần có sự thỏa mãn sinh lý nhưng vẫn yêu chồng và không đòi ly dị. Nàng hy sinh sự đòi hỏi của dục tình, sắc đẹp và nhựa sống của thời son trẻ để giữ một tấm lòng son sắt và trung thành.

Theo lời lẽ bí ẩn nhưng rất có ý nghĩa sâu sắc trong cuộc soi kiếp thì “nàng đã gặp lại chính mình”. Thật vậy, trong tình trạng hiện tại, nàng đã gặp lại quyết định cũ thuở xưa của chính mình và đã chuộc lại lỗi cũ. Nàng đã thành công trong sự thử thách tự đặt ra cho mình từ kiếp sống trước. Kinh Thánh có nhắc lời Chúa như sau:

– Sự báo thù là ở trong tay Ta: Ta sẽ trả đủ, vì mọi sự vay trả đều phải được thanh toán sòng phẳng.

Và:

– Tai họa sẽ đến với kẻ nào chưa thanh toán xong những món nợ cũ!

Hai câu trong Kinh Thánh trên đây hàm ý rằng người ta có thể tin cậy vào luật nhân quả để trừng phạt kẻ tội lỗi; rằng người ta không cần phải băn khoăn về sự báo thù kẻ đồng loại bằng chính bàn tay của mình.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là xã hội không cần chống lại những kẻ sát nhân. Sự lên án kẻ vi phạm luật pháp là một hành động hợp lý của xã hội để duy trì nền an ninh công cộng và hạnh phúc của số đông người. Đó chỉ là sự áp dụng luật pháp một cách vô tư; và hành động lên án đó không phải là một cử chỉ báo thù.

Trong tập hồ sơ Cayce còn có một trường hợp khác về thảm kịch gia đình do việc dùng đai trinh tiết trong một kiếp của đôi vợ chồng nọ cũng vào thời kỳ Thánh chiến. Trong trường hợp này, luật nhân quả đã tác động có hơi khác hơn một chút. Theo lời tường thuật của người vợ thì chồng nàng là một người rất kiên nhẫn, hòa nhã và biết cảm thông. Tuy nhiên, sau tám năm chung sống gia đình, người đàn bà ấy vừa được ba mươi hai tuổi, vẫn luôn sợ hãi sự chung chăn gối với chồng. Người ta có thể hiểu rằng chỉ một sự kiện ấy cũng đủ làm cho tình trạng trở nên khó khăn; nhưng nó còn phức tạp hơn vì người vợ lại thầm yêu trộm nhớ và say mê một chàng ca sĩ người Ý, bạn của gia đình nàng.

Cuộc soi kiếp giải thích lý do sự sợ hãi chung chạ với chồng là do kiếp trước người đàn bà này bị chồng cưỡng ép dùng đai trinh tiết trong thời kỳ người chồng phải tùng chinh trong trận Thánh chiến. Quả báo của hành động này là người đàn ông phải có một người vợ đáp ứng thấp về mặt tình dục và rất sợ không muốn ngủ chung với ông ta!

Sự kiện người vợ chịu khổ sở vì những rối rắm trong gia đình gây nên bởi sự khủng hoảng tình dục kể trên cũng là một quả báo của cô ta. Đối với việc bị cưỡng ép mang đai trinh tiết hồi kiếp trước thì phản ứng của nàng là lòng căm thù. Và lòng căm thù tạo nên dây oan nghiệt. Cuộc soi kiếp cho biết:

– Những sự nghi nan và sợ sệt trong kiếp này là do lòng thù hận nung nấu tiềm tàng ở kiếp trước. Cái nhân xấu đó phải được tiêu trừ bằng sự thông cảm và lòng ưu ái ở kiếp này. Cô phải biết tha thứ nếu cô muốn được tha thứ. Sự say mê chàng ca sĩ có nguyên nhân là do một kinh nghiệm khác. Người ca sĩ này đã là tình nhân của nàng trong một kiếp trước ở Đông Dương.

Đáp lại câu hỏi: “Bây giờ tôi phải làm gì?”, ông Cayce nói:

– Cô hãy làm những gì phù hợp với cái lý tưởng mà cô đã lựa chọn.

Một lần khác, người ta lại thấy có yếu tố sợ hãi trong một trường hợp với nguyên nhân khác hẳn. Xét về sự đau khổ do quả báo đưa đến thì câu chuyện này thật là bi đát; nhưng theo quan điểm phân tách tâm lý thì trường hợp sau đây trình bày những tài liệu rất hay để giúp ta nghiên cứu những mối tương quan của luật nhân quả, sự di truyền và ảnh hưởng của hoàn cảnh.

Hồi đó vào năm 1926, một người đàn bà đã viết thư cho ông Cayce như sau:

“Tôi quá đau khổ đến nỗi tôi sắp sửa phát điên và tự tử. Tôi là người đàn bà vô phước nhất đời, và để làm dịu bớt đau khổ, tôi phải dùng đến chất ma túy. Mẹ tôi là người đã chịu đau đớn vô ngần vì đẻ khó hết sáu lần. Suốt đời, tôi đã từng nghe mẹ tôi nói về sự dau đớn khi sinh đẻ. Vì vậy khi tôi có chồng cách mười tám năm nay đến giờ, tôi sợ mang thai đến nỗi tôi phải ở xa người chồng yêu quý của tôi, vì tôi không thể gần gũi được với anh ấy. Tôi đã cầu nguyện; tôi đã áp dụng thử khoa tâm lý, khoa chữa bệnh thần kinh v.v... nhưng không kết quả. Ông hãy xem tôi còn có hy vọng nào chăng? Tôi muốn có con và tôi vẫn yêu chồng, nhưng sự chung chăn gối làm cho tôi sợ hãi, và bây giờ thì tệ hơn bao giờ hết, vì như tôi đã nói, tôi sẵn sàng tự tử. Tôi vừa muốn tự vẫn trong tuần này, thì nghe nói về công việc của ông...

Cuộc soi kiếp truy nguyên tấn thảm kịch của người đàn bà này ở hai kiếp về trước. Trong kiếp đó, nàng sống một cách ích kỷ, xa hoa và say mê thú vui vật chất dưới vương triều nước Pháp. Đó là một cuộc đời nhộn nhịp vui tươi, nhưng nàng đã gieo hạt giống cho tấn thảm kịch nối liền theo sau, cùng với những nhà khai thác thuộc địa đầu tiên đến Bắc Mỹ, nàng sinh hạ được sáu đứa con và về sau nhìn thấy tất cả sáu đứa con ấy đều bị thiêu sống.

Cuộc soi kiếp nói tiếp:

– Người này đã sợ sệt không dứt suốt cuộc đời kể từ khi đó. Nàng đã đánh mất hoàn toàn đức tin và nuôi lòng oán hận Chúa Trời vì không che chở cho nàng và cho các con. Bởi đó, trong kiếp này nàng sợ có con, và chịu mọi hậu quả của sự sợ sệt đó.

Tấn thảm kịch xảy ra hồi thời kỳ khai thác thuộc địa ở Bắc Mỹ có thể hiểu được. Vì chúng ta biết rằng chỉ khi thất bại về vật chất người ta mới thường quay trở về những vấn đề tâm linh. Nhưng trong khi nàng đang phải nhận lãnh quả báo thì lại gây thêm nghiệp quả mới. Dầu cho đối với một người đàn bà ích kỷ, việc phải nhìn thấy sáu đứa con chết thiêu là một sự đau khổ rất lớn. Trong cơn đau khổ đó, thay vì nuôi dưỡng một tình thương nảy nở dồi dào, nàng đã ôm lấy sự sợ hãi với tấm lòng đầy oán hận. Chính sự oán hận ấy đã tạo thành quả báo ngày nay mà nàng phải nhận chịu.

Điều mà mỗi chúng ta cần nhận biết là, một tình thương chân thật sẽ có năng lực xua đuổi sự sợ sệt. Người phụ nữ này không hiểu được điều đó, không hiểu rằng nàng phải dứt bỏ cái quan niệm ích kỷ đối với cuộc đời; phải tập mở rộng lòng thương yêu người khác, trong đó có chồng nàng. Vì không nuôi dưỡng được tình thương, nên nàng phải tiếp tục sống trong nỗi sợ hãi về sự đau đớn thể xác ám ảnh và không thể làm vợ, làm mẹ như mong muốn.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 26 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Pháp bảo Đàn kinh


Phù trợ người lâm chung


Cảm tạ xứ Đức


Về mái chùa xưa

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.138.69.101 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...