Cơ học lượng tử cho biết rằng không một đối tượng quan sát nào không chịu ảnh hưởng bởi người quan sát. Từ góc độ khoa học, điều này hàm chứa một tri kiến lớn lao và có tác động mạnh mẽ. Nó có nghĩa là mỗi người luôn nhận thức một chân lý khác biệt, bởi mỗi người tự tạo ra những gì họ nhận thức. (Quantum physics tells us that nothing that is observed is unaffected by the observer. That statement, from science, holds an enormous and powerful insight. It means that everyone sees a different truth, because everyone is creating what they see.)Neale Donald Walsch
Trong cuộc sống, điều quan trọng không phải bạn đang ở hoàn cảnh nào mà là bạn đang hướng đến mục đích gì. (The great thing in this world is not so much where you stand as in what direction you are moving. )Oliver Wendell Holmes
Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau
Thành công có nghĩa là đóng góp nhiều hơn cho cuộc đời so với những gì cuộc đời mang đến cho bạn. (To do more for the world than the world does for you, that is success. )Henry Ford
Yếu tố của thành công là cho dù đi từ thất bại này sang thất bại khác vẫn không đánh mất sự nhiệt tình. (Success consists of going from failure to failure without loss of enthusiasm.)Winston Churchill
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Thành công là tìm được sự hài lòng trong việc cho đi nhiều hơn những gì bạn nhận được. (Success is finding satisfaction in giving a little more than you take.)Christopher Reeve
Mục đích chính của chúng ta trong cuộc đời này là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không thể giúp đỡ người khác thì ít nhất cũng đừng làm họ tổn thương. (Our prime purpose in this life is to help others. And if you can't help them, at least don't hurt them.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Những giai thoại huyền bí »» CHƯƠNG SÁU: MỘT CHUYẾN ĐI LÊN MIỀN BẮC - I. »»

Những giai thoại huyền bí
»» CHƯƠNG SÁU: MỘT CHUYẾN ĐI LÊN MIỀN BẮC - I.

Donate

(Lượt xem: 4.481)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Những giai thoại huyền bí - CHƯƠNG SÁU: MỘT CHUYẾN ĐI LÊN MIỀN BẮC - I.

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Trong chuyến đi lên miền Bắc, chúng tôi có dịp đến bờ sông Jumna để viếng thăm một nhà tu khổ hạnh tên Babu Surdass, một đệ tử của đạo sư Nanak. Người ấy đã thể hiện đến một trình độ tuyệt luân những khả năng làm chủ thể xác với một ý chí kiên cường không hề lay chuyển.

Kể từ năm 1827, tức là trong 52 năm trường, ông ta đã ngồi yên một chỗ trong tư thế tọa thiền trên một cái bệ đá ở gần pháo đài, trên đầu không một mái che, bất chấp mọi sự thay đổi thời tiết, nóng lạnh, mưa gió và giông tố, bão bùng.

Ông ta vẫn ngồi nhập định như thế trải qua suốt thời kỳ chiến tranh, khi quân bản xứ nổi loạn chống giai cấp thống trị người Anh, không màng chú ý đến những tiếng nổ kinh hồn của những khẩu đại bác hay những trận giao phong đẫm máu diễn ra khắp nơi ở các vùng chung quanh. Những tiếng động ồn ào náo loạn của chiến tranh không thể xâm nhập vào cõi giới thiền định thâm sâu mà trong đó ông đã chôn vùi suốt cả cuộc đời.

Ngày chúng tôi đến viếng ông ta là một ngày nóng như thiêu đốt, mặt trời cháy rực như lửa than hồng, người tu sĩ vẫn để đầu trần nhưng dường như không cảm thấy gì là khó chịu. Ông ta vẫn ngồi yên bất động suốt ngày và suốt đêm ở một chỗ ấy, trừ ra vào lúc nửa đêm mới đứng dậy và đi đến chỗ gặp nhau giữa hai con sông Hằng và sông Jumna để tắm rửa và cầu nguyện.

Những gian lao khổ nhọc của phép tu khổ hạnh đã làm cho ông mù cả hai mắt và phải có người dắt ông đi đến bờ sông, tuy nhiên gương mặt ông toát ra một niềm an lạc tuyệt vời, với một nụ cười dịu dàng và chân thật.

Nhờ Mulji làm thông ngôn, chúng tôi nói chuyện được với vị tu sĩ già. Ngài cho chúng tôi biết rằng ngài đã được một trăm tuổi. Điều này có thật hay không cũng không quan hệ gì, nhưng thời gian mà ngài đã trải qua trên bục đá lại là một sự thật lịch sử.

Trường hợp của người tu sĩ này quả là ly kỳ độc đáo, xét theo tiêu chuẩn đời sống của xã hội phương Tây. Làm sao ông ta có thể ngồi yên bất động trong sự tham thiền quán tưởng trải qua đến nửa thế kỷ giữa những dục vọng, đam mê và náo loạn của loài người luôn khuấy động ồ ạt ở chung quanh? Những điều đó hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến ông ta, dù tốt hay xấu, ví như những đợt sóng cồn gầm thét lăn xả vào một ghềnh đá trên bờ biển nhưng tuyệt nhiên không thể làm rung chuyển cái nền tảng vững chắc của nó.

Câu chuyện của vị tu sĩ này cũng có hàm xúc vài nét thi vị, chẳng hạn như khi ông nói rằng bậc hiền giả nhận định và nắm vững những điểm chân lý cũng giống như con trai hấp thụ giọt nước mưa để chuyển hóa thành hạt trân châu.

Ông ta vẫn điềm nhiên khi nghe tôi nói về sự cấu tạo thành hạt trân châu, và bảo rằng khoa học nói sai, nên ông vẫn giữ lập trường của mình. Trích dẫn lời dạy quen thuộc trong các thánh kinh Ấn Độ, ông nhắc nhở chúng tôi rằng, chỉ khi nào tâm hồn yên tịnh, thần trí vắng lặng hư không, người ta mới có thể nhận biết được chân lý, cũng ví như hình chiếu của mặt trời chỉ có thể thấy được trên mặt nước phẳng lặng êm đềm.

Nói về những tai biến, hoạn nạn nghịch cảnh trong đời người, ông cho rằng những kinh nghiệm đó làm thức động phần tinh anh tế nhị của tâm hồn, ví như chất dầu thơm chỉ có được bằng cách nghiền nát và chế biến những cánh hoa tươi.

Khi được hỏi rằng ông có thể biểu diễn phép thuật thần thông cho chúng tôi xem hay không, ông quay cặp mắt trống rỗng không còn thị giác về phía chúng tôi và đáp rằng, người hiền giả không bao giờ tách rời tâm trí của mình ra ngoài đường đạo và để cho bị lôi cuốn bởi những trò chơi đó của kẻ ngu dốt. Ông nói, khi ở trong tâm trạng thích hợp, ông có khả năng nhìn thấu suốt cả quá khứ và tương lai, nhưng ông từ chối không cho chúng tôi thấy bằng chứng cụ thể về năng lực thần nhãn đó.

Kể từ đó về sau, mỗi khi có dịp trở lại Allahabad tôi đều đến thăm viếng nhà tu khổ hạnh này, nhưng trong lần vừa qua, tôi nghe nói rằng ông đã từ trần. Hẳn sẽ là một điều lý thú nếu người ta được biết rằng cuộc đời trường kỳ khổ hạnh của ông đã ảnh hưởng như thế nào đến tình trạng tâm thức của ông sau khi chết.

Từ đó, chúng tôi tiếp tục chuyến đi đến Kanpur. Tại đây chúng tôi gặp những người bạn mới là hai anh em ông Ross Scott và Walter Scott. Người anh là một kỹ sư làm việc cho Chính phủ.

Sáng hôm sau, chúng tôi đến viếng một tu sĩ khổ hạnh khác. Người này đã từng sống trên bờ sông Hằng khoảng một năm. Ông ta có một gương mặt với những nét thanh tú, biểu lộ một đời sống tinh thần dồi dào, một thân mình gầy ốm và một phong độ hoàn toàn thản nhiên đối với những sự vật trần gian. Người này cũng từ chối không biểu diễn cho chúng tôi xem những hiện tượng thần thông, với một vẻ mặt dường như khinh bỉ. Thật hiển nhiên là những tu sĩ Ấn Độ này có một lập trường khác hẳn với quan niệm của người Tây phương, và khinh thường những phép thuật nhiệm mầu nhất của những đồng tử giỏi nhất. Dù sao, đó chỉ là cảm nghĩ của tôi. Tuy nhiên, vị này có nói cho chúng tôi nghe chuyện một nhà tu khổ hạnh khác tên là Jungli Shah, đã nhiều lần làm phép lạ theo kiểu “bánh mì và cá” được kể trong Kinh Thánh. Ông ta đã làm gia tăng số lượng thực phẩm dành cho một người ăn đến mức khiến cho hàng trăm người ăn được một bữa no nê.

Kể từ khi đó, tôi đã nhiều lần nghe nói có những tu sĩ Ấn Độ khác cũng đã làm các phép lạ tương tự. Những nhà phương sĩ lão luyện đều nói rằng việc làm tăng số lượng một vật giản dị đơn thuần, chẳng hạn như hạt gạo, một trái cây, một ly nước lạnh, v.v... là tương đối dễ dàng. Điều kiện cần thiết là phải có một trung tâm hạt nhân để hành giả có thể qui tụ chung quanh nó chất liệu của không gian. Nhưng tôi muốn biết phải chăng sự tăng gia số lượng thực phẩm đó chỉ là những ảo giác, và nếu vậy thì người ăn những thực phẩm mầu nhiệm ấy có thực sự được bổ dưỡng hay không?

Tôi còn nhớ giáo sư Berheim đã cho tôi thấy rằng bằng phương pháp thôi miên ông có thể làm cho một đối tượng trong một lúc cảm thấy bỗng no tràn thức ăn, và một lúc sau đó liền cảm thấy bao tử trống rỗng và đói kinh khủng.

Người tu sĩ trẻ nói trên cũng cho biết rằng nhà đạo sĩ Lukhi Bawa và một tu sĩ khổ hạnh có quyền năng làm cho nước biến thành sữa.

Khoảng ba giờ chiều hôm ấy, chúng tôi cưỡi voi đi viếng Jajmow, một thành phố cổ hoang tàn ở cách Kanpur bốn dặm. Tương truyền rằng đó là kinh đô của chủng tộc Thái Âm (Lunar Race) vào thời kỳ năm ngàn năm trăm năm trước Công nguyên. Mục đích chuyến đi này là viếng thăm nhà đạo sĩ Lukhi Bawa đã nói ở trên.

Chúng tôi nhận thấy vị đạo sĩ này có một tác phong khả kính. Ông là một triết gia và một nhà chiêm tinh lỗi lạc. Một lần nữa, chúng tôi lại bị từ chối sự biểu diễn phép thuật thần thông, khi chúng tôi bày tỏ ý muốn được xem ông ta thi thố quyền năng nhiệm mầu.

Đại khái, đó là khía cạnh nghiêm chỉnh của chuyến đi này. Nhưng ngoài ra nó cũng có một khía cạnh trào lộng rất buồn cười. Con voi của chúng tôi cưỡi có cái tên rất thi vị là Chenchal Peri, có nghĩa là “tiên nữ linh động”. Trên lưng nó không có bành để ngồi dựa lưng cho thoải mái mà chỉ có đặt một tấm nệm lớn và dày được buộc chặt vào mình voi bằng những sợi dây cói khổng lồ. Khi voi cất bước di chuyển, người cưỡi phải khéo léo giữ thăng bằng mới ngồi được yên, và tôi để cho những bạn bè quen thuộc với bà Blavatsky hãy thử tưởng tượng việc gì xảy ra khi bà với bốn bạn đạo sơ cơ về môn cưỡi voi cùng chia sẻ với nhau khoảng trống có giới hạn trên tấm nệm.

Vì phép lịch sự, chúng tôi đỡ bà trèo cái thang ngắn lên ngồi trước, đương nhiên nghĩ rằng bà sẽ dành chỗ cho chúng tôi lên sau, nhưng bà lại không nghĩ như vậy! Bà nghiễm nhiên chiếm trọn khoảng giữa của tấm nệm, và không chịu nhích một phân để cho chúng tôi có cơ hội trèo lên. Bà còn phát ngôn mạnh mẽ và cứng cỏi khi chúng tôi nhắc nhở cho bà nhớ rằng bà không có độc quyền chiếm trọn tấm nệm cho một mình bà!

Thế rồi, khi “nàng tiên linh động” bắt đầu đập hai cánh quạt trên lỗ tai và biểu lộ những cử chỉ sốt ruột khác nữa, vì sự giằng co của chúng tôi. Bọn chúng tôi bốn người là W. Scott, Mulji, Babula và tôi, đều lần lượt trèo lên và bám lấy bốn góc của tấm nệm, tùy sự xoay xở tháo vát của mỗi người. Bạn Walter Scott ngồi phía sau và bỏ một chân thòng xuống, nhưng con voi đầy hảo ý, ngoắt cái đuôi nó lên đỡ lấy bàn chân anh ta và giúp anh ngồi lại ngay ngắn, an toàn.

Thế là chúng tôi khởi hành. Bà Blavatsky miệng phì phèo thuốc lá, vẻ mặt hân hoan cơ hồ như đã từng quen thuộc với môn cưỡi voi từ thuở nhỏ. Nhưng chỉ độ vài trăm thước đầu tiên cũng đủ lấy mất đi cái bộ vó tự phụ của bà. Bà ngả nghiêng bên nọ bên kia một cách nặng nề, chậm chạp, làm cho bao nhiêu mỡ trong người bà đều quấy động và hơi thở của bà như thổi hết ra ngoài, cho đến khi bà nổi trận lôi đình và nguyền rủa bọn cười đùa chúng tôi, cùng với con voi và cả thằng nài, đều chết sa đọa xuống âm ty!

Bạn Ross Scott, em ruột của Walter, vì đau chân không thể cưỡi voi nên ngồi trên một chiếc xe nhỏ kiểu bản xứ, trông rất lạ mắt, gọi là ekka, giống như một cái thùng mà chỗ ngồi là một mảnh gỗ lớn hơn bàn tay, do một con ngựa kéo. Suốt chuyến đi dài bốn dặm đường trường, (mà bà Blavatsky quả quyết là hai mươi dặm), chúng tôi đi trong sự vất vả khổ nhọc, còn bà thì trong cơn ầm ĩ thịnh nộ. Nhưng đến bận về, không một sự thuyết phục nào có thể làm cho bà Blavatsky tiếp tục ngồi lại chỗ cũ trên lưng voi. Bà bảo bạn Scott ngồi thu mình nép vào một bên trên chỗ ngồi của chiếc ekka và bà cùng ngồi chung trên xe ấy để trở về nhà.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 57 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.122.20 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...