Cuộc sống xem như chấm dứt vào ngày mà chúng ta bắt đầu im lặng trước những điều đáng nói. (Our lives begin to end the day we become silent about things that matter. )Martin Luther King Jr.
Điều quan trọng nhất bạn cần biết trong cuộc đời này là bất cứ điều gì cũng có thể học hỏi được.Rộng Mở Tâm Hồn
Người khôn ngoan học được nhiều hơn từ một câu hỏi ngốc nghếch so với những gì kẻ ngốc nghếch học được từ một câu trả lời khôn ngoan. (A wise man can learn more from a foolish question than a fool can learn from a wise answer.)Bruce Lee
Những chướng ngại không thể làm cho bạn dừng lại. Nếu gặp phải một bức tường, đừng quay lại và bỏ cuộc, hãy tìm cách trèo lên, vượt qua hoặc đi vòng qua nó. (Obstacles don’t have to stop you. If you run into a wall, don’t turn around and give up. Figure out how to climb it, go through it, or work around it. )Michael Jordon
Sự toàn thiện không thể đạt đến, nhưng nếu hướng theo sự toàn thiện, ta sẽ có được sự tuyệt vời. (Perfection is not attainable, but if we chase perfection we can catch excellence.)Vince Lombardi
Trong cuộc sống, điều quan trọng không phải bạn đang ở hoàn cảnh nào mà là bạn đang hướng đến mục đích gì. (The great thing in this world is not so much where you stand as in what direction you are moving. )Oliver Wendell Holmes
Nếu bạn không thích một sự việc, hãy thay đổi nó; nếu không thể thay đổi sự việc, hãy thay đổi cách nghĩ của bạn về nó. (If you don’t like something change it; if you can’t change it, change the way you think about it. )Mary Engelbreit
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó. Kinh Pháp cú
Có hai cách để lan truyền ánh sáng. Bạn có thể tự mình là ngọn nến tỏa sáng, hoặc là tấm gương phản chiếu ánh sáng đó. (There are two ways of spreading light: to be the candle or the mirror that reflects it.)Edith Wharton
Người vấp ngã mà không cố đứng lên thì chỉ có thể chờ đợi một kết quả duy nhất là bị giẫm đạp.Sưu tầm

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH Y HỌC THƯỜNG THỨC »» Cẩm nang sức khỏe gia đình »» 58. CHĂM SÓC TRẺ EM BỆNH »»

Cẩm nang sức khỏe gia đình
»» 58. CHĂM SÓC TRẺ EM BỆNH

(Lượt xem: 6.266)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Cẩm nang sức khỏe gia đình - 58. CHĂM SÓC TRẺ EM BỆNH

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

a. Kiến thức chung

Trẻ em đang trong giai đoạn phát triển, thể lực chưa đầy đủ. Vì vậy, khi trẻ em bệnh, việc chăm sóc cần có sự quan tâm đặc biệt.

Trước hết, vì thể lực trẻ em còn yếu, bệnh có thể diễn tiến rất nhanh và nguy hiểm, nên việc theo dõi phải thường xuyên và cảnh giác cao độ. Trẻ em càng nhỏ tuổi, mức độ nguy hiểm do căn bệnh mang lại càng cao hơn.

Mặt khác, khối lượng cơ thể trẻ em còn nhỏ nên lượng thuốc điều trị đưa vào sẽ có nồng độ lớn hơn thông thường. Vì vậy, liều dùng cho trẻ em phải tuân thủ đúng hướng dẫn. Lượng thuốc sai lệch dù nhỏ cũng có thể gây ra nguy hiểm lớn, vì chúng tác động lên cơ thể trẻ em mạnh hơn đối với người lớn.

Ngoài ra, các tác dụng phụ của thuốc đôi khi cũng đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em. Vì vậy, những loại thuốc có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm chỉ nên dùng trong những điều kiện có sự theo dõi của y, bác sĩ.

Vấn đề dinh dưỡng cũng là một yếu tố khác cần quan tâm. Trẻ em bị bệnh thường đi kèm theo biếng ăn. Nhưng đồng thời, thiếu hụt nguồn dinh dưỡng do thức ăn đưa vào sẽ làm cho cơ thể càng khó hồi phục, vượt qua cơn bệnh. Trẻ em đôi khi lại thích ăn những món ăn không thích hợp hoặc có hại, trong khi đó, những món ăn thích hợp lại không làm chúng ăn ngon miệng. Vì vậy, việc xác định đúng thực đơn giúp trẻ ăn ngon miệng và đầy đủ dinh dưỡng cần thiết là một yếu tố quan trọng giúp trẻ chóng khỏi bệnh.

Yếu tố tâm lý cũng rất quan trọng. Trẻ em không ý thức được việc phải trình bày với người lớn diễn tiến bệnh của mình, cho dù các em có thể biết được những thay đổi trong cơ thể. Vì thế, người trực tiếp chăm sóc cho trẻ em tốt nhất phải là người mà các em yêu mến, gần gũi. Khi chăm sóc cho trẻ em, phải dịu dàng, dỗ dành, để các em cảm nhận được sự thân thiện, gần gũi và chịu trả lời những câu hỏi về bệnh tình của người chăm sóc mình. Mặt khác, người theo dõi trị bệnh cũng không được tin hoàn toàn vào sự trình bày của trẻ em, mà cần có sự kiểm chứng, xác nhận lại các triệu chứng bệnh.

b. Những điều nên làm

– Thường xuyên theo dõi các triệu chứng bệnh của trẻ em để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời. Nhiều căn bệnh đối với người lớn không phải là nguy hiểm lắm nhưng đối với trẻ em cần phải đưa đi điều trị ngay.

– Trẻ em cần được quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng ngay cả khi không có bệnh. Đối với trẻ bị bệnh, càng phải chú ý nhiều hơn nữa.

– Tuân thủ tuyệt đối liều dùng và các hướng dẫn dùng thuốc. Dụng cụ đong lường thuốc phải chính xác, giờ uống thuốc nên được ghi rõ vào giấy dán lên chỗ giường nằm để đảm bảo cho các em uống đủ liều và đúng giờ.

– Tuyệt đối không bao giờ giao thuốc cho trẻ để tự uống. Nhất thiết phải có một người chăm sóc và chịu trách nhiệm về việc cho trẻ uống thuốc.

– Trong gia đình nên có một nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ cho trẻ. Khi phát hiện trẻ có sốt cao cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

– Hạn chế tối đa việc tiêm thuốc cho trẻ em. Trong mọi trường hợp, nếu có thể dùng thuốc uống thì tốt hơn. Chỉ dùng thuốc tiêm khi có chỉ định bắt buộc của bác sĩ. Nhiều người đề nghị dùng thuốc tiêm chỉ vì khó cho trẻ uống thuốc. Như vậy là không đúng. Dùng thuốc tiêm có nhiều nguy cơ hơn thuốc uống, và không phải bao giờ cũng mang lại hiệu quả cao hơn.

– Giữ ấm hoặc thoáng mát cho trẻ tùy theo điều kiện nhiệt độ. Đôi khi trẻ chưa biết phàn nàn về sự khó chịu do nhiệt độ mang lại, nhưng điều đó làm cho trẻ khó hồi phục sức khỏe. Tránh không để quạt máy quạt gió trực tiếp vào nơi trẻ nằm.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 59 chương »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Một trăm truyện tích nhân duyên (Trăm bài kinh Phật)


Tôi đọc Đại Tạng Kinh


Gọi nắng xuân về


An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.118.184.237 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (73 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...