Đừng bận tâm về những thất bại, hãy bận tâm đến những cơ hội bạn bỏ lỡ khi thậm chí còn chưa hề thử qua. (Don’t worry about failures, worry about the chances you miss when you don’t even try. )Jack Canfield
Người duy nhất mà bạn nên cố gắng vượt qua chính là bản thân bạn của ngày hôm qua. (The only person you should try to be better than is the person you were yesterday.)Khuyết danh
Điều người khác nghĩ về bạn là bất ổn của họ, đừng nhận lấy về mình. (The opinion which other people have of you is their problem, not yours. )Elisabeth Kubler-Ross
Thiên tài là khả năng hiện thực hóa những điều bạn nghĩ. (Genius is the ability to put into effect what is on your mind. )F. Scott Fitzgerald
Chúng ta trở nên thông thái không phải vì nhớ lại quá khứ, mà vì có trách nhiệm đối với tương lai. (We are made wise not by the recollection of our past, but by the responsibility for our future.)George Bernard Shaw
Hãy thận trọng với những hiểu biết sai lầm. Điều đó còn nguy hiểm hơn cả sự không biết. (Beware of false knowledge; it is more dangerous than ignorance.)George Bernard Shaw
Việc đánh giá một con người qua những câu hỏi của người ấy dễ dàng hơn là qua những câu trả lời người ấy đưa ra. (It is easier to judge the mind of a man by his questions rather than his answers.)Pierre-Marc-Gaston de Lévis
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Nhiệm vụ của con người chúng ta là phải tự giải thoát chính mình bằng cách mở rộng tình thương đến với muôn loài cũng như toàn bộ thiên nhiên tươi đẹp. (Our task must be to free ourselves by widening our circle of compassion to embrace all living creatures and the whole of nature and its beauty.)Albert Einstein
Nếu chúng ta luôn giúp đỡ lẫn nhau, sẽ không ai còn cần đến vận may. (If we always helped one another, no one would need luck.)Sophocles

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Chuyện Vãng Sanh - Tập 3 »» 29. TRÁC MAI TỶ (1955 - 2012) 57 tuổi »»

Chuyện Vãng Sanh - Tập 3
»» 29. TRÁC MAI TỶ (1955 - 2012) 57 tuổi

Donate

(Lượt xem: 1.231)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Chuyện Vãng Sanh - Tập 3 - 29. TRÁC MAI TỶ (1955 - 2012) 57 tuổi

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Ông Trác Mai Tỷ sinh năm 1955, nguyên quán ở huyện An Phú, Châu Đốc, An Giang. Song thân là cụ ông Trác Thành Tiến và cụ bà Lưu Thế Dung. Ông có tất cả bảy người anh em, ông là con thứ Ba trong gia đình.

Năm 24 tuổi (1978), ông kết hôn với bà Trần Ngọc Dung, sinh được năm người con trai, định cư ở số nhà 19, Nguyễn Trường Tộ, ấp Châu Quới 3, phường Châu Phú B, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Lúc đầu ông bán phụ tùng xe đạp, rồi chuyển sang thu mua phế liệu, và mở quán bán cơm chay bảng hiệu là Tịnh Tâm.

Đời sống làm ăn của gia đình ông cũng vừa đủ, tạm ổn định.

Tánh tình của ông khi bình thường cũng tốt lắm hay giúp người, nhưng lúc nhậu vô rồi thì cũng quậy dữ lắm!

Bà vợ thì biết Phật Pháp trước, vì người mẹ của bà có tu, nên cũng khuyên và cầu nguyện Quan Âm xoay chuyển cho ông.

Năm 2007 bà phát tâm dùng chay trường, ngày đêm khấn nguyện với Đức Quan Âm Đại Sĩ gia hộ cho ông bỏ rượu, biết quay đầu về nẻo giác...

Trải qua 2 năm sau, tức năm 2009, một hôm nọ ông nói:

- Thôi bà ơi! Tự nhiên tôi ăn thịt... không được nữa rồi, ăn vô sao nó hôi... kỳ quá đi!

Bà vợ nói:

- Vậy từ từ mẹ Quan Âm xoay chuyển cho ông ăn tương được, thôi ông ăn tương luôn đi!

Không lâu sau ông đến chùa Phước Duyên gần nhà, để quy y Tam Bảo nhân dịp chùa tổ chức lễ trai tăng long trọng, được hòa thượng trụ trì chùa Chuông đặt cho pháp danh là Thiện Thọ.

Từ đó ông phát tâm ăn chay, và cùng với bà đi theo Ban Hộ Niệm của Thầy Thiện Thành, để trợ niệm cho các bệnh nhân hấp hối sắp sửa lìa đời.

******

Cách cư xử của ông trong gia đình thì hơi khó tính, nói đúng thì thôi, nếu nói không đúng là ông cãi quyết liệt. Về sau biết Phật Pháp, cái gì ông cũng hoan hỷ cho qua, cho qua...

Đối với láng giềng ông rất tốt, giúp ai được gì là ông giúp. Chẳng hạn như: giúp người bịnh hoạn mua thuốc, cho tiền, cho gạo,...

Ông còn tích cực tham gia các công tác: mua cá phóng sanh, cúng chùa, cúng dường, ấn tống kinh, sách, đĩa...

Thời khóa thường nhật của ông mỗi tối là cúng lạy, và chuyên ngồi niệm Phật, lạy Phật sám hối, khoảng nửa tiếng trở lên. Ông cũng thích tụng kinh nhưng ông là gốc người Hoa không biết chữ Việt, nên khi ngồi nghe bà tụng kinh A Di Đà thì ông thầm đọc theo. Lúc rảnh rỗi thì đi, đứng, nằm, ngồi... ông đều lần chuỗi niệm Phật.

Hằng ngày ông thường nghe đĩa của Pháp sư Tịnh Không giảng về cách sống, cách cư xử nhẫn nhịn, hoan hỷ, và những đoạn khai thị lúc lâm chung, việc lớn nhất của đời người,...

Ông dạy dỗ con cái phải biết sống kính trên nhường dưới, sống cho tâm ngay thẳng, đừng có tham lam, đừng trộm cắp, sống đúng như lời Phật dạy, đừng vi phạm các giới của cư sĩ tại gia. Ông cũng thường cởi mở chia sẻ Phật Pháp cho những người có duyên đến dùng cơm chay tại quán, và hướng dẫn các con niệm Phật, lạy Phật.

Mỗi tuần ông đều đến tham dự các khóa cộng tu ở đạo tràng chùa An Phước, chùa Tịnh Độ...

Lúc ông biết Phật Pháp rồi ông chỉ biết nguyện với đức Phật A Di Đà, Quan Thế Âm, Đại Thế Chí: “Con xin phát nguyện, đến ngày lâm chung của con cho con biết ngày giờ ra đi, tâm hồn tỉnh táo không hôn mê, lâm chung không chướng ngại....”

Khi đã phát tâm tu thì ông rất tinh tấn dõng mãnh hành trì, dứt bỏ hẳn rượu chè, mặc dù trước đó ông chưa hề có một ngày chay lạt nào. Thật là:

“Lắm duyên mới gặp đạo mầu,
Đạo mầu gặp được khá âu tu hành.
Tu hành thì phải tín thành,
Tín thành rồi rán lo hành cho y.
Y hành theo đức Từ Bi,
Từ Bi tâm khẩu hành vi một đàng.
Một đàng giải thoát trần gian,
Trần gian đem đổi Niết Bàn ai ơi!
Ai ơi! chớ nhiễm cõi đời,
Cõi đời nhiễm mấy rốt thời cũng buông.
Buông đời sự nghiệp buông luôn,
Luôn còn không mất là đường siêu sanh.
Siêu sanh nhờ trọn lòng lành,
Lòng lành thương kẻ như mình thương thân.
Thương thân phải rán thi ân,
Thi ân càng rộng càng gần Phật Tiên.
Phật Tiên lấy đức làm duyên,
Duyên Tiên Phật có rán chuyên tu hành.
...Quyết lo lánh trược tầm thanh,
Lòng không để các lợi danh làm cuồng.
Giải thoát ấy cội nguồn trên hết,
Từ bi là công việc thường xuyên;
Điều lành đem đặt trước tiên,
Việc cho người hoặc việc riêng cho mình.
Tâm trí cố giữ gìn tinh khiết,
Hành động lo thi thiết nhân từ;
Ngôn hành chân thật bất hư,
Nói như Phật bảo, làm như Phật hành.
Hành đạo có nhọc nhằn chẳng quản,
Tu thân dù cay đắng không nao;
Ngày đêm đạo niệm thân trau,
Trau cho thân chánh, trau sao đạo thành.
Nếu chưa thật trọn lành trọn sáng,
Sức công phu tinh tấn càng tăng;
Núi nhân ngã phá cho bằng,
Rừng vô minh đốn cho tan không còn,
Các vọng tưởng cho mòn cho giảm,
Các lỗi lầm cho trắng cho trơn,
Hết tà còn một điều chơn,
Không còn sợ các tánh trần chen vô.
Trong tâm não mơ hồ đã sạch,
Ngày đêm luôn minh bạch cõi lòng.
Có đời mà vẫn tâm không,
Như nhiên khỏi phải dụng công giữ gìn.
Chẳng còn sợ tâm sinh niệm quấy,
Cũng hết lo vật ngoại làm mê.
Tự do sống ở thác về,
Thân tuy cách Phật, tâm kề Đài sen.
...Đời trắng mặt nhưng đen lòng dạ,
Người vui ngoài mà khổ bên trong;
Nếu câu nhân quả không thông,
Khổ tâm khó dứt, đen lòng khó bôi.
Đạo pháp rõ thì đời bớt khổ,
Nhân quả thông thì nợ bớt gây.
Những điều phước huệ lo xây,
Cho vui hiện tại sau này cũng vui.
Biết rõ kiếp con người tạm giả,
Tạo ác chi cho quả thêm cay.
Làm lành cho bớt họa tai,
Làm hung chỉ khiến thêm đày đọa thân.
Giúp nhau sống tốt hơn làm chết,
Cho người vui hơn việc cho buồn;
Người vui mình được vui luôn,
Người buồn mình cũng lệ tuôn theo người.
Khiến kẻ khóc mình cười đâu nỡ,
Làm mình vui kẻ khổ sao đành;
Nên cho nhau được bình thanh,
Giữa mình với kẻ an lành như nhau.
Đạo đức đối người nào cũng thế,
Từ bi không câu nệ Bắc Nam;
Tình thương rộng lớn bao hàm,
Chúng sanh đâu cũng chỉ làm một thôi.
Giúp người được là vui hơn cả,
Không mong ai nghĩa trả ơn đền;
Thấy ai té cũng đỡ lên,
Là tình của kẻ tiến trên đường lành.
...Đời này quyết chí vãng sanh,
Để không còn khổ loanh quanh sáu đường!
Lọt ngoài sổ bộ Diêm Vương,
Ngao du tự tại mười phương an bình!”

*****

Vào khoảng giữa năm 2010, ông thường hay bị sốt, gia đình đưa ông lên Bệnh Viện Đại Học Y Dược khám, thì được bác sĩ cho biết là men gan cao. Bác sĩ cho lấy thuốc đem về nhà uống.

Điều trị được gần một năm nhưng không thuyên giảm, nên ông lên tái khám lần 2. Khi này siêu âm thì thấy trong gan có hiện tượng lạ, bác sĩ bèn kêu chụp MRI cho chính xác, kết quả chẩn đoán là ông bị khối u gan. Bác sĩ đề nghị với gia đình nên phẫu thuật, nhưng ông tự biết chắc chắn rằng bệnh này không bao giờ chữa hết, nên ông không chịu giải phẫu. Người bạn của con ông có quen với bác sĩ là Giám đốc bệnh viện Chợ Rẫy, bác sĩ này khuyên ông:

- Thôi! Anh về sắp xếp đi, mổ càng sớm càng tốt, tôi sẽ đứng ra lo thủ tục cho anh mổ!

Ông không chịu và trả lời:

- Thôi, bịnh này trị không có hết đâu, mổ cũng vậy hà. Chừng nào Phật kêu thì đi chứ không có mổ!

Tuy ông nói vậy nhưng các con của ông thì muốn cho ông giải phẫu nên sắp xếp định đưa ông lên bệnh viện để giải phẫu, nhưng bà vợ kể lại giấc chiêm bao thấy những vị mặc áo như bác sĩ chỉ con đường tối phía trước và nói cho biết: “Đi vào con đường này là con đường tử nghen!” Nghe bà kể như vậy ông quyết định không đi mổ, ở nhà điều trị thuốc Nam, thuốc Bắc khắp nơi, thỉnh thoảng thì lên thành phố tái khám lại, kéo dài cũng được gần một năm mà bịnh cũng không thuyên giảm, ông nói:

- Thôi đi! Uống thuốc nào cũng không bớt thì thôi mình lo công phu niệm Phật đi... chừng nào Phật kêu, Phật cho hay thì mình đi!...

Từ đó, ông nỗ lực công phu hơn. Ông tỏ ra không hề sợ sệt, trái lại ông thường phát nguyện: “Xin đức Phật A Di Đà sớm rước con đi!”

Bịnh hành ông đau cũng không nhiều, nếu đau quá thì uống thuốc giảm đau nhưng cũng rất ít uống. Từ lúc phát bệnh ông ngưng theo đoàn để hộ niệm, chỉ đi quanh nhà. Đến chừng bệnh tiến triển nhiều thì ông từ chối không uống thuốc mãi đến khi mất khoảng một tháng. Ông vẫn đi tới lui sinh hoạt bình thường, ông hạn chế làm phiền vợ con chăm sóc đến mức tối đa.

******

Ngày 12 tháng giêng năm 2012, ông căn dặn với mọi người rằng: lúc ông tắt hơi không cho bốn đứa cháu nội và vợ lại gần ông, chỉ để cho Ban Hộ Niệm niệm Phật cho ông. Và khi mất thì đem ông đi hỏa táng. Trong lúc còn đi hộ niệm ông cũng có nhờ Ban Hộ Niệm của thầy Thiện Thành giúp hộ niệm cho mình và hứa là sau khi ông vãng sanh sẽ để lại cặp mắt cho thầy Thiện Thành, vì thuở trước trong lúc đi hộ niệm, Thầy Duy thấy cặp mắt của ông vừa to vừa đẹp, nên mới nói đùa:

-Nữa chú vãng sanh chú để lại cặp mắt cho thầy nghen?

-A Di Đà Phật! Được rồi, con sẽ để lại cho thầy!

Đến ngày rằm tháng giêng ông yếu nhiều, đi phải có người dìu đỡ, thường hay lên cơn mệt nhưng vẫn tỉnh táo sáng suốt, mỗi lần mệt thì nhờ Ban Hộ Niệm đến niệm Phật trợ duyên cũng được 3 lần.

Trước khi mất ông bỏ ăn khoảng 2 -3 ngày, chỉ uống ít nước trắng nhưng cơ thể ông không còn thấy đau nhức gì cả.

Lúc ông mệt nhiều hay khó thở người nhà thường vỗ lưng thì cơn mệt dần dần dịu lại.

Ngày 21, ông lên cơn mệt thật nhiều, các con và vợ xúm lại vỗ lưng khuyên ông ráng tinh tấn niệm Phật, bà vợ thấy ông mệt nên quýnh quáng niệm Phật liên tục và nhanh, ông nói:

- Bà niệm lẹ quá, làm sao tôi niệm theo cho được!

Bà vợ trả lời:

- Vậy thì ông niệm theo ông đi!

Sau đó gia đình cho Ban Hộ Niệm hay. Khi thầy Thiện Thành và một sư cô đến thì thấy ông đang nằm trên chiếc võng, chợt nhớ lại lời dặn dò của ông lúc trước là: “Nữa con ra đi, thầy cho con nằm hướng mặt nhìn về ngôi Tam Bảo!”

Vì thế nên thầy sắp xếp, xoay chiếc võng cho ông nhìn hướng lên Tam Bảo.

Tiếp đến thầy hướng dẫn cùng mọi người lạy Phật sám hối cho ông, một lúc sau thì thầy ra về, vì thấy ông còn khỏe, chưa đến đỗi gì, với phần do bận đang trợ niệm cho một bệnh nhân cũng trong tình trạng hấp hối. Từ đó gia đình thay phiên túc trực hộ niệm cho ông,

Khoảng hơn 9 giờ tối, cô con gái nuôi của ông đang theo đoàn đi hộ niệm cũng quay trở về hộ niệm cho ông. Cô thường đến bên cạnh nhắc nhở ông:

- Ba ơi! Ba ráng niệm Phật lên!

Ông cũng niệm Phật theo. Đến khoảng hơn 4 giờ sáng, trong lúc người con trai thứ Tư của ông vừa thắp hương trên Tam Bảo xong xoay sang nhìn ông thì thấy ông đang đưa tay cố tháo gỡ dây oxy ra nhưng không được, anh liền chạy lại hỏi:

- Ba ơi! Gỡ ống oxy hả?

Ông gật đầu. Khi tháo ra xong ông thở hước một cái rồi nhẹ nhàng ra đi trong tư thế nằm nghiêng bên phải trên võng, hai chân hơi co, lúc ấy đúng 4 giờ 15 phút sáng, nhằm ngày 22 tháng giêng năm 2012. Ông hưởng dương 57 tuổi.

******

Khoảng hơn 15 phút sau, Ban Hộ Niệm đến trợ niệm cho ông. Hộ niệm qua 12 tiếng thì thăm thân, các khớp xương đều mềm mại, sắc mặt tươi tắn, hoan hỷ. Thi thể được quàn lại 3 ngày mới đem hỏa táng tại lò thiêu của chùa Huỳnh Đạo.

Đến chừng hỏa táng xong, thu được rất nhiều xá lợi và hai con ngươi màu trắng, hiện thầy Thiện Thành vẫn còn giữ, quả thật ông không thất hứa với thầy!

* Trước khi mất khoảng 10 ngày, vào khoảng 9, 10 giờ tối, trong lúc đang ngồi võng lần chuỗi niệm Phật ông đã được thấy đức Phật A Di Đà phóng hào quang, ông kêu bà vợ và chỉ nhưng bà vợ không thấy. Ông có kể lại cho thầy Thiện Thành nghe, nhưng thầy khuyên: “Chú không nên nói ra sợ oan gia sẽ gây trở ngại cho việc vãng sanh của mình, nó theo nó báo oán làm cho mình không tinh tấn niệm Phật được!”

* Sau khi ông mất khoảng hơn một tuần lễ, bà vợ đang nằm trong phòng nghỉ mở đèn sáng, bà thấy một hoa sen to lớn màu xanh hiện ra trên tường khoảng 1 -2 phút mới mất. Bà sợ là mình nằm mơ nên lấy tay xoa lên mặt.

* Tuần thất thứ 3 vừa viên mãn (21 ngày sau khi ông vãng sanh) người con trai Út nằm mộng thấy nói chuyện với ông, ông cho biết là mình đã được vãng sanh Trung phẩm!

(Thuật theo lời bà Trần Ngọc Dung
- vợ của ông và các con)


    « Xem chương trước «      « Sách này có 36 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.223.239.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...