Nếu tiền bạc không được dùng để phục vụ cho bạn, nó sẽ trở thành ông chủ. Những kẻ tham lam không sở hữu tài sản, vì có thể nói là tài sản sở hữu họ. (If money be not thy servant, it will be thy master. The covetous man cannot so properly be said to possess wealth, as that may be said to possess him. )Francis Bacon
Bạn đã từng cố gắng và đã từng thất bại. Điều đó không quan trọng. Hãy tiếp tục cố gắng, tiếp tục thất bại, nhưng hãy thất bại theo cách tốt hơn. (Ever tried. Ever failed. No matter. Try Again. Fail again. Fail better.)Samuel Beckett
Ngay cả khi ta không tin có thế giới nào khác, không có sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong tương lai đối với những hành động tốt hoặc xấu, ta vẫn có thể sống hạnh phúc bằng cách không để mình rơi vào sự thù hận, ác ý và lo lắng. (Even if (one believes) there is no other world, no future reward for good actions or punishment for evil ones, still in this very life one can live happily, by keeping oneself free from hatred, ill will, and anxiety.)Lời Phật dạy (Kinh Kesamutti)
Hãy nhớ rằng hạnh phúc nhất không phải là những người có được nhiều hơn, mà chính là những người cho đi nhiều hơn. (Remember that the happiest people are not those getting more, but those giving more.)H. Jackson Brown, Jr.
Nếu bạn nghĩ mình làm được, bạn sẽ làm được. Nhưng nếu bạn nghĩ mình không làm được thì điều đó cũng sẽ trở thành sự thật. (If you think you can, you can. And if you think you can't, you're right.)Mary Kay Ash
Kẻ ngốc nghếch truy tìm hạnh phúc ở xa xôi, người khôn ngoan gieo trồng hạnh phúc ngay dưới chân mình. (The foolish man seeks happiness in the distance, the wise grows it under his feet. )James Oppenheim
Thước đo giá trị con người chúng ta là những gì ta làm được bằng vào chính những gì ta sẵn có. (The measure of who we are is what we do with what we have.)Vince Lombardi
Việc người khác ca ngợi bạn quá hơn sự thật tự nó không gây hại, nhưng thường sẽ khiến cho bạn tự nghĩ về mình quá hơn sự thật, và đó là khi tai họa bắt đầu.Rộng Mở Tâm Hồn
Người tốt không cần đến luật pháp để buộc họ làm điều tốt, nhưng kẻ xấu thì luôn muốn tìm cách né tránh pháp luật. (Good people do not need laws to tell them to act responsibly, while bad people will find a way around the laws.)Plato
Thành công không phải là chìa khóa của hạnh phúc. Hạnh phúc là chìa khóa của thành công. Nếu bạn yêu thích công việc đang làm, bạn sẽ thành công. (Success is not the key to happiness. Happiness is the key to success. If you love what you are doing, you will be successful.)Albert Schweitzer

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Chuyện Vãng Sanh - Tập 3 »» 03. PHẠM VĂN ĐÁNG (1940 - 2015) 75 tuổi »»

Chuyện Vãng Sanh - Tập 3
»» 03. PHẠM VĂN ĐÁNG (1940 - 2015) 75 tuổi

Donate

(Lượt xem: 1.384)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Chuyện Vãng Sanh - Tập 3 - 03. PHẠM VĂN ĐÁNG (1940 - 2015) 75 tuổi

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Ông Phạm Văn Đáng sinh năm 1940, cư ngụ tại: tổ 2, ấp Xẻo Quao, xã Thuận Hòa, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang. Thân phụ là cụ ông Phạm Văn Kiểng, thân mẫu là cụ bà Phạm Thị Sẩm. Ông là người con thứ Tư trong gia đình có tám anh em.

Năm 28 tuổi ông kết hôn với bà Dương Thị Trang, sanh được 5 trai, 1 gái.

Vì gia cảnh quá ư bần hàn khốn khó, nên ngoài việc canh tác đồng áng ruộng nương ra, ông và các con còn phải đi làm thuê, làm mướn từ nghề biển để duy trì sự sống cho gia đình. Lần hồi ông tự mua máy, mua ghe, tự sắm sửa lưới chài, bến bãi… Nhưng rồi khổ nhọc của kiếp nhân sinh chẳng phải vì thế mà nhẹ gánh hơn trên quãng đường dài, nơi cõi bụi hồng đầy gió bụi!

Tính tình ông thật thà chất phác, siêng năng cần mẫn, ít nói, có tinh thần trách nhiệm. Sự ăn mặc rất đơn giản, không có thị hiếu gì. Ngoài thời gian làm việc thì về nhà nghỉ ngơi chứ chẳng giao du với ai, chẳng cà phê, thuốc lá, rượu bia… Đặc biệt là một khi ông đã làm việc gì thì nhất định phải cố gắng làm cho bằng được, không bao giờ bỏ dang dở giữa chừng!

Trong gia đình, lúc chưa phát tâm tu thì ông hay nóng nảy, gắt gỏng, thỉnh thoảng vợ con trái ý liền lập tức quát tháo; còn đối với lối xóm láng giềng thì ông luôn vui vẻ, hài hòa.

Năm 2008 (lúc này ông 68 tuổi) cơ duyên may mắn chợt đến bất ngờ, được một liên hữu tặng cho vài băng đĩa Phật Pháp. Khi tham khảo xong, vài tháng sau ông cùng bà phát tâm chay trường niệm Phật tu hành, dứt bỏ nghề biển. Bởi nhận thấy cuộc đời đúng như lời Phật dạy: Là bể dâu: nay tan mai hợp; Là giấc mộng: nào có lâu bền chi đâu!… Rồi đến khi nhắm mắt xuôi tay, chẳng đem theo được gì! Trăm thứ đều bỏ lại; chỉ mang tội phước đi. Cuộc sống xét cho cùng thật là rỗng không vô vị!

Từ đó hai ông bà sống đời sống lạc đạo an bần xả thân tu tỉnh, mọi việc nhà giao phó cho hai vợ chồng người con trai thứ Năm trông coi. Riêng ông rất tinh tấn nỗ lực hành trì, ngày đêm sáu thời lễ niệm, vì e rằng thọ số ngắn ngủi vô thường!

Cũng từ đó tâm tư ông thay đổi 180 độ, buông xả cá tính nguyên tắc và chủ cả, ông hiền từ, ôn hòa hẳn ra… dường như ông là một con người mới thì đúng hơn!

Ông còn nỗ lực tham gia các công tác từ thiện xã hội, như: bắc cầu, bồi lộ, cất nhà từ thiện, nhất là vận động con cháu sưu tầm thuốc Nam để cung ứng cho các cơ sở từ thiện thuộc địa bàn Phú Tân, An Giang…

Đôi khi đang đi trên đường bắt gặp con vật chết, ông dừng lại lo chôn cất xong rồi mới tiếp tục đi.

******

Con trai Út của ông, từ lâu đã gia nhập môn phái “Lưu Linh”, lắm khi chú say xỉn vài ba ngày mới về nhà. Một hôm nghe đĩa Thập Thiện của sư Giác Thiện mà hai ông bà thường hay nghe, chú liền tỉnh ngộ, vất bỏ thế trần, chay trường tu hiền. Sau đó không bao lâu chú nghe được đĩa “Khuyên Người Niệm Phật”, nên đã phát tâm hành trì pháp môn Tịnh Độ, rồi chú tìm đến các đạo tràng chuyên tu để nương thân lo bề hành đạo.

Thỉnh thoảng chú Út thường mang băng đĩa, kinh sách về nhà; và còn đưa ông đến các đạo tràng để cộng tu với đại chúng, như chùa Bình Minh tại Phú Tân, hoặc khu thất của các đạo hữu tại huyện Hòn Đất... Mỗi nơi ông ở một vài tháng để học hỏi thêm về kinh nghiệm niệm Phật cầu vãng sanh.

Vài năm sau mấy người con và cháu nội cũng phát tâm chay trường theo ông. Mỗi khi hay tin các con của mình bố thí giúp đỡ cơm áo gạo tiền… cho những người nghèo khổ thì ông rất đỗi vui mừng, không ngớt lời tán thán!

Cứ mỗi khuya ông dậy rất sớm (2 giờ rưỡi), sau khi lễ Phật sám nguyện là ông ngồi trì niệm khoảng sáu mươi phút. Xong hai lượt lễ niệm như thế thì trời cũng đã hơn 5 giờ sáng. Kế tiếp ông dùng một ly bột ngũ cốc rồi đi kinh hành theo con đường làng, từ nhà vào cầu Ngã Tư non nửa cây số, rồi quay trở về.

Vì ông chắp tay vừa đi vừa niệm Phật nho nhỏ đủ nghe và vừa xá. Phương thức này trong đạo quen gọi bằng danh từ chuyên môn là đi “kinh hành.” Khi ấy những người đang trên đường bắt gặp hành động của ông như thế họ đều xầm xì với nhau rằng: “Ông đó là ông khùng!” Do vì quá xa lạ đối với họ.

Em gái của bà cũng thường thỏ thẻ:

- Chị phải đi theo canh chừng ảnh… Thấy ảnh bước cà nhẹ, cà nhẹ… Chắc ảnh bị bệnh nặng dữ lắm rồi đó chị ơi!

- Ổng đi kinh hành, chớ có bệnh hoạn gì đâu!

Em trai thì cười nhạo với bà rằng:

Chị coi ảnh.. vừa đi vừa xá… Sao giống bệnh thần kinh quá chị à!

Mặc dù bị nhiều người đàm tiếu như thế, ông chẳng mấy quan tâm đến, vẫn duy trì đều đặn phương thức kinh hành này mỗi ngày, ngay cả những sáng sớm mùa đông buốt giá!

Quả là:

“Người cười người nhạo có sao đâu!
Bỉ khinh thế mấy cũng mặc dầu.
Tợ như nước đổ lên đầu vịt,
Hay là đờn khảy khảy tai trâu!
Miệng đời vốn dĩ xưa nay thế,
Chứ có phải nào mới đây đâu?
Nghiệp tội bao đời nhờ đó sạch,
Mừng vui khôn xiết có chi sầu!
Muốn được vãng sanh thấy Phật Đà,
Khen chê đừng để bận lòng ta.
Đã biết âm thanh không phải thật,
Vương vấn làm gì cho xót xa!
Ta Bà cõi khổ giờ nên chán,
Cực Lạc đẹp vui ráng sanh qua.
Tấc bóng ngàn vàng đừng để luống,
Quyết tâm ắt sẽ ngự Liên Tòa!”

Và:

Gìn chay lạt giới răn luôn giữ,
Trong lòng luôn niệm chữ A Di;
Mặc cho đời ngạo báng khinh khi,
Học theo Phật từ bi hỷ xả.
Lỗi lầm hối quá,
Hạnh thiện chăm lo.
Cõi Tây Phương An Dưỡng là nơi chốn hẹn hò,
Đừng để Phật đêm ngày ngẩng cổ cò ngóng đợi!

Ông thường đem Phật Pháp khuyên bảo các con cháu, cũng như những người lối xóm thân quen về lý nhân quả luân hồi, nhất là ráng niệm Phật cầu vãng sanh Cực Lạc. Lâm chung chỉ niệm từ một đến mười niệm cũng được vãng sanh. Nhưng giờ phút đó rất khó! Bởi vì thân thì đau đớn như con rắn bị lột da, còn tâm thần thì dễ rơi vào hôn mê hoặc cuồng loạn. Thế nên lúc bình thời vô sự cần phải buông bỏ mọi thứ dây sợi lòng thòng của thế gian, thành tâm gấp rút niệm Phật cho nhiều, tập luyện cho tinh chuyên, thì kết quả vãng sanh mới có phần bảo đảm. Nếu không thận trọng suy tư chín chắn, tu hành hời hợt e cho phí uổng một kiếp làm người!

******

Ông thường nghe băng đĩa diễn tả về thế giới Cực Lạc nên cũng hay giới thiệu cho những người thân quen của mình:

- Cõi Cực Lạc không có nắng mưa, giông gió gì cả, an ổn vui vẻ hơn cõi trần gian này lắm!

“...Cõi Cực Lạc chẳng già chẳng bịnh,
Chẳng tử sanh lo tính ưu phiền.
Nếu ai niệm Phật tinh chuyên,
Lâm chung Phật hiện rước liền đến nơi.
Cõi Cực Lạc đời đời vui vẻ,
Muốn vật chi tức sẽ hiện ra.
Món ăn thức mặc cũng là,
Tùy theo ý muốn hiện ra đủ đầy.
Cõi Cực Lạc có cây thất bảo,
Có lưới rào, bảy lớp lan can.
Gió đưa tiếng Pháp ngân vang.
Người nghe thơi thới lòng càng tiến tinh.
Cõi Cực Lạc chẳng sinh người nữ,
Bình đẳng tâm đối xử ôn hòa.
Nếu ai trì niệm Di Đà,
Thức thần về đến ngự tòa kim cương.
Cõi Cực Lạc không lường số tuổi,
Vẫn trường tồn như Đức Phật Đà.
Xác thân bằng chất Liên Hoa,
Ba hai tướng hảo thật là đẹp xinh....”

Ông còn mang băng đĩa kinh sách đến nhà những người thân thích để trao tặng, cùng khuyên nhắc họ tu hành.

Vào giữa tháng 7 năm 2015 (tức là trước khi mất 2 tuần) ông bị cảm sốt, các con đưa đi chích thuốc, vài hôm sau sức khỏe hồi phục bình thường. Trong khoảng thời gian này ông nằm mộng, nghe văng vẳng bên tai có tiếng nói rằng:

- Mày phải chết!

Sáng ra ông thuật lại cho gia quyến nghe, rồi nói:

- Tôi tu cũng đỡ lắm mà! Sao không cho tôi biết ngày giờ vãng sanh?

Rồi ông căn dặn với các con:

- Nữa… nếu như cha có bệnh nặng mà bác sĩ không còn trị được, thì mấy đứa phải đưa cha tới đạo tràng hoặc là am, cốc của các chú, để đồng đạo hộ niệm cho cha!

Vì phương pháp hộ niệm ở tại địa phương ông đang cư ngụ chưa được ai áp dụng.

Ông còn bảo chú Năm:

- Con lo đắp đất khu mộ cho cao ráo! Cô Tám và cô Mười của con không có đất chôn, sau này muốn về đây nằm cũng được. Còn cha khi mất, cha sẽ nằm gần chú Sáu!

Chú Năm vâng dạ, rồi tức tốc làm y theo lời ông dạy, những mong cho ông vui chứ không bao giờ nghĩ rằng ông sắp sửa phải ra đi do thấy sức khỏe của ông vẫn rất tốt, không có một dấu hiệu gì biểu hiện đáng chú ý cả!

Chiều ngày 28 tháng 7, sau khi đi tắm xong, ông ngồi dùng cơm, đang ăn chén thứ hai dang dở bỗng nhiên ông đột quỵ, bà ngồi cạnh bên kịp đỡ, rồi liền đưa thẳng vào Bệnh Viện Đa Khoa Kiên Giang.

Suốt thời gian từ nhà đến bệnh viện ông nôn mửa dữ dội và liên tục, đồng thời chìm vào hôn mê. Khi chụp Citi (CT) xong bác sĩ gọi người nhà đến cho biết bệnh trạng của ông rất nguy ngập, mạch máu não bị vỡ, lượng máu ra quá nhiều, và đã lan xuống gần mí mắt rồi, nên tính mạng ông trong tình cảnh rất mong manh như chiếc lá úa vàng sắp rời cành theo làn gió lượn!

Các con ông nhớ lại lời ông dặn, bèn xin xuất viện chuyển đến nhà của một liên hữu ở Thốt Nốt để nhờ hộ niệm. Nếu ông vãng sanh thì thôi; bằng như bệnh trạng qua được cơn nguy cấp thì sẽ chuyển thẳng ra Sài Gòn cũng rất thuận tiện, để tiếp tục điều trị bằng y khoa.

Từ lúc lên xe thì ông mới nằm im trong trạng thái hôn mê, chứ trước đó ông quơ tay bứt các dây truyền dịch, dường như tỏ ý không bằng lòng ở bệnh viện.

Đến nhà bạn đồng tu ở Trung Thạnh, huyện Cờ Đỏ, chương trình hộ niệm được tiến hành thay ca luân phiên suốt ngày đêm. Có lần một vị trong Ban Hộ Niệm ngồi bên cạnh khai thị xong, cuối cùng liền hỏi:

- Nãy giờ con nói mà bác có nghe hay không? Nếu có thì bác hãy cử động tay chân hay biểu lộ điều gì đó để cho con biết là bác có nghe được lời của con nói!

Vừa nói dứt lời thì thấy chân của ông nhúc nhích.

Trải qua năm hôm liền trợ niệm, ông trút hơi thở cuối cùng vào lúc 4 giờ chiều trong âm thanh Phật hiệu vang dội của chư đồng đạo, nhằm ngày mùng 4 tháng 8 năm 2015. Ông hưởng thọ 75 tuổi.

Hộ niệm thêm 24 giờ nữa mới đưa nhục thân ông về nhà.

Họ hàng thân thích đang ở nhà đón chờ thi thể của ông đưa về, mà lòng ai cũng ray rứt, nóng ran, vừa xót xa rơi lệ, vừa lo lắng buồn tủi thở than… Mọi người đinh ninh rằng nhục thân của ông chắc chắn đã sình thúi rồi, do vì thời gian tắt hơi đã quá lâu!

Lúc về tới nhà là gần 8 giờ tối ngày mùng 5. Con cháu xúm lại niệm Phật thêm một thời gian nữa, đúng 11 giờ 30 khuya mới nhập mạch. Gương mặt của ông hồng hào, tay chân mềm mại như một người đang nằm ngủ. Thực tế lại hoàn toàn trái ngược với những gì họ lo, họ nghĩ, phần đông ai nấy đều kinh ngạc, trầm trồ với nhau:

- Đây là lần đầu tiên trong đời, tôi mới thấy… như thế này!

Nhất là anh chàng trong ban tẩn liệm:

- Ủa!... Sao kỳ vậy chèn! Chết đã một ngày một đêm… thêm năm, sáu tiếng đồng hồ nữa… mà sao mềm xèo, vậy chèn!!!

******

Lễ an táng được cử hành long trọng và viên mãn vào trưa ngày mùng 8 tháng 8, trong niềm hân hoan của gia quyến, xóm giềng và chư đồng đạo.

* Chiều hôm đó, sau khi tháo rạp che phía trước sân, đột nhiên phát hiện cây mai bị khuất trong những tấm cao su bỗng dưng nở rộ, rực rỡ sắc vàng, chen chúc với những chiếc lá xanh nguyên vẹn trên cành vào giữa mùa thu! Rồi từ đó từng chùm, từng chùm hoa màu vàng tươi lần lượt nối tiếp theo nhau khoe sắc suốt hơn bốn mươi chín ngày mới dừng lại. Kỳ lạ một điều là ngay những ngày lễ cúng tuần thất của ông, thì nó trổ bông nhiều hơn thường nhật!

* Giữa khuya đêm mùng 8, hai cháu trai lo tiếp đám, ngủ lại tại nhà sau của ông đồng ngửi được mùi hương lạ, kéo dài khoảng hơn ba mươi phút. Hiện tượng ấy được lặp lại vào lúc 10 giờ sáng hôm sau, nhưng thời gian ngắn hơn. Hương này rất nồng nặc, mùi thơm của nó không giống bất kỳ loại hoa nào. Ngửi vào cảm nghe nhẹ khỏe thư thới tinh thần!

* Thuở còn sinh tiền, có đàn chim độ chừng sáu, bảy mươi con ở nhà của ông (vì xứ này vùng nước mặn, đa số cất nhà người ta đều lợp lá nguyên tàu, nên mái nhà rất dày do vậy mà chim thường chui vào ở trong đó), ông rất thích rải gạo cho chúng ăn, đó cũng là niềm vui hằng ngày. Kể từ khi ông qua đời, chim kéo về nhà của ông để ở mỗi lúc một nhiều, nhiều gấp năm, sáu lần trước kia!

* Các con ông tiến hành mua chim cá phóng sanh liên tục mỗi ngày trong suốt một trăm ngày, và ấn tống kinh sách băng đĩa Phật Pháp để hồi hướng siêu độ cho ông. Ngoài ra còn lễ Tam Bộ Nhất Bái non Thiên Cẩm Sơn. Lúc tờ mờ sáng, bắt đầu khởi hành từ chân núi, khi lên đến đỉnh thì trời đã tối mịt.

* Sau khi ông mất trong gia đình chẳng ai nằm chiêm bao gặp ông cả. Chú Năm trong lòng thường lo nghĩ, luôn thầm nguyện cầu xin Ân Trên báo cho điềm gì đó, biết thực sự rằng cha mình có được vãng sanh hay không? Đặng mà cố gắng nỗ lực tu tạo công đức nhiều hơn nữa để hồi hướng cho ông. Bởi vì hồi còn sanh tiền, trong các con, chú là người gần gũi ông nhiều nhất, mỗi đêm chú thường trò chuyện cười nói vui vẻ với ông, và ông cũng hay đem Phật Pháp giảng giải cho chú nghe.

Niềm ưu tư mãi da diết cho đến hơn hai tháng sau, một hôm chú nằm mộng thấy ông hiện về, thân tướng cao lớn, xinh đẹp, quang minh tua tủa, nét mặt rất nghiêm nghị khác biệt hẳn mọi khi, ông bèn dẫn chú bay đi. Lát sau đến một nơi, trước mặt có hai ngọn bảo tháp to rộng nguy nga đồ sộ, ánh sáng tỏa chiếu rực rỡ mênh mông, dường như vật liệu xây dựng làm bằng ngọc cẩm thạch thì phải... Chú không vào bên trong được, chỉ đứng ở đằng xa nhìn vô mà thôi. Chú ngó thấy ông cùng đi với nhiều người đồng trang phục màu vàng kiểu cách giống y như áo tràng mà quý sư thường mặc ở chùa. Quang cảnh trước mắt chú rất trang nghiêm thanh tịnh, cõi trần không thể so sánh… Khi tỉnh giấc, mọi ưu tư lo buồn bao tháng ngày qua dường như tan biến, chú biết chắc chắn rằng cha mình đã siêu sinh cõi Tịnh, nên lòng chú ngập tràn niềm an lạc vô biên!

(Thuật theo lời của Dương Thị Trang, Phạm Văn Long, Phạm Văn Ghi, vợ và các con của ông )


    « Xem chương trước «      « Sách này có 36 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.12.34.150 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...