Điều quan trọng không phải vị trí ta đang đứng mà là ở hướng ta đang đi.Sưu tầm
Hãy dang tay ra để thay đổi nhưng nhớ đừng làm vuột mất các giá trị mà bạn có.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chúng ta trở nên thông thái không phải vì nhớ lại quá khứ, mà vì có trách nhiệm đối với tương lai. (We are made wise not by the recollection of our past, but by the responsibility for our future.)George Bernard Shaw
Thành công là tìm được sự hài lòng trong việc cho đi nhiều hơn những gì bạn nhận được. (Success is finding satisfaction in giving a little more than you take.)Christopher Reeve
Không có ai là vô dụng trong thế giới này khi làm nhẹ bớt đi gánh nặng của người khác. (No one is useless in this world who lightens the burdens of another. )Charles Dickens
Thật không dễ dàng để tìm được hạnh phúc trong chính bản thân ta, nhưng truy tìm hạnh phúc ở bất kỳ nơi nào khác lại là điều không thể. (It is not easy to find happiness in ourselves, and it is not possible to find it elsewhere.)Agnes Repplier
Hãy nhớ rằng hạnh phúc nhất không phải là những người có được nhiều hơn, mà chính là những người cho đi nhiều hơn. (Remember that the happiest people are not those getting more, but those giving more.)H. Jackson Brown, Jr.
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Bạn có biết là những người thành đạt hơn bạn vẫn đang cố gắng nhiều hơn cả bạn?Sưu tầm
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Chuyện Vãng Sanh - Tập 3 »» 04. NGUYỄN VĂN KHOAN (1950 - 2009) 59 tuổi »»

Chuyện Vãng Sanh - Tập 3
»» 04. NGUYỄN VĂN KHOAN (1950 - 2009) 59 tuổi

Donate

(Lượt xem: 1.522)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Chuyện Vãng Sanh - Tập 3 - 04. NGUYỄN VĂN KHOAN (1950 - 2009) 59 tuổi

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Ông Nguyễn Văn Khoan sinh năm 1950, cư ngụ tại ấp Hiệp Trung, xã Mỹ Hiệp Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Văn Chân, thân mẫu là cụ bà Phạm Thị Đức. Ông chỉ có duy nhất một người chị gái thứ Hai.

Năm lên 22 tuổi ông kết hôn với bà Nguyễn Thị Liễu, sanh được năm trai hai gái. Gia đình ông sinh sống bằng nghề làm ruộng.

Tính tình ông chất phác thật thà, hiền lành, thương người.

Đối nhân xử thế ông luôn hòa nhã, nhẫn nhường, chưa hề mất lòng với mọi người lối xóm láng giềng, nên ai ai cũng kính mến ông.

Ông luôn tận hết trách nhiệm bổn phận làm cha làm chồng. Ông dùng chay kỳ mỗi tháng bốn ngày, sáng chiều hai thời lễ nguyện cầu cho quốc thái dân an. Ông dạy dỗ con cháu trong nhà sống đúng theo luân thường đạo lý. Đôi lúc gia cảnh vướng phải những trạng huống khốn đốn, trắc trở, nan giải ông thường ăn chay suốt cả tháng để cầu cho vạn sự được kiết tường.

******

Năm 1997 ông bị rối loạn đường tiêu hoá, thay thầy đổi thuốc lắm phen nhưng không thuyên giảm, các con đưa ông đến Bệnh Viện Đa Khoa An Giang, rồi ra Sài Gòn, vào Bệnh Viện Chợ Rẫy. Qua một số xét nghiệm cận lâm sàng, bác sĩ ở đây chẩn đoán ông bị viêm gan siêu vi B, nằm viện điều trị hơn hai tuần rồi bác sĩ cho thuốc mang về nhà. Vài tháng sau sức khỏe tạm ổn định. Gần một năm trôi qua bệnh tái phát, khi tái phát thì trở vào bệnh viện điều trị. Tình trạng đó cứ lặp đi lặp lại như vậy ròng rã mười năm trời!

Tháng giêng năm 2007 bệnh trở nặng, các con đưa ông vào Bệnh Viện Đại Học Y Dược, sau khi chụp Citi (CT) mới phát hiện lá gan của ông có hai khối u, một lớn, một nhỏ, và các bác sĩ đề nghị với gia đình cần phải nhanh chóng tiến hành giải phẫu cho ông. Người nhà không đồng ý vì xác suất phục hồi sức khỏe quá thấp, dễ xảy ra tử vong, nên chuyển sang dùng Đông dược, bèn đưa ông xuống Trà Vinh. Đến đây ngoài việc điều trị thuốc thang ra vị lương y còn khuyên ông cố gắng tu phước tích đức thêm:

- Bệnh của anh mà muốn sống thì anh phải làm phước, niệm Phật cho thật nhiều!...

Khi về nhà ông y theo lời, những ngày rằm lớn ông thường xay lúa, mang gạo tới những gia đình nghèo để bố thí, và thường đến các chùa cũng như những “đạo tràng tư gia” lân cận quanh vùng để tham dự các buổi niệm Phật định kỳ. Công khóa lễ Phật của ông cũng gia tăng mỗi ngày ba thời, sau mỗi thời lễ nguyện thì ông ngồi niệm Phật khoảng sáu mươi phút.

Lần hồi bệnh thuyên giảm rõ rệt, sức khỏe phục hồi rất khả quan. Sau khi đến bệnh viện chụp Citi (CT), kết quả cho thấy khối u nhỏ đã biến mất, còn khối u lớn thì teo lại vì vậy mà ông hết sức vui vẻ, càng tin tưởng sâu sắc và kiên cố hơn về việc tu tạo phước thiện và công đức trì niệm, lễ bái!

Hơn mười năm trước, khi thấy người con trai thứ Hai phát tâm chay trường tu hành, chẳng những ông không hoan hỷ mà còn tỏ thái độ không hài lòng. Đến giờ phút này ông mới tâm sự với cô em dâu của vợ mình rằng:

- Tới bây giờ tôi mới biết lúc trước là tôi sai đường!

Thỉnh thoảng ông cũng đọc kinh sách và nghe các băng đĩa về pháp môn Tịnh Độ, nhất là quyển ‘Thi Văn Giáo Lý Toàn Bộ’ và quyển ‘Khuyên Người Niệm Phật’ của cư sĩ Diệu Âm. Dường như ông tin tưởng vào công đức của niệm Phật sẽ được tai qua nạn khỏi, bệnh tật tiêu trừ cuộc sống bình an; chứ còn chuyện niệm Phật để mong cầu vãng sanh, giải thoát sanh tử luân hồi chỉ mơ hồ ẩn hiện trong tâm tư ông mà thôi!

******

Sau đó bệnh lại tái phát, lần này chẳng những bụng mà cả chân đều sưng to, sự ăn uống kém dần, đến giờ ăn chỉ dùng được hai ba muỗng. Khi xuống Trà Vinh, lương y Tư Phi gặp lại ông thì lương y lắc đầu, nói rằng:

- Bệnh của anh trúng lại lần này chắc khó qua… Nhưng mà tôi cũng ráng hết sức điều trị cho anh!

Chú Hai thường khuyên ông niệm Phật, nhưng thấy ông sợ chết quá, càng khuyên nhiều chừng nào ông càng sợ chết nhiều chừng nấy, do sợ cha mình nổi sân nên chú cũng không dám khuyên nữa. Ở đây uống thuốc được một tháng, bệnh mỗi lúc một trầm trọng hơn. Ông bảo các con đưa về nhà thuốc Thanh Bình ở Bắc Năng Gù, An Giang. Lúc vừa chuyển đến, chú Tư Ngoan khám bệnh xong cũng bó tay, khuyên gia đình nên chở ông về nhà gấp để lo hậu sự kẻo không kịp vì khối u sắp sửa vỡ ra, còn thuốc thì cứ hốt đem về uống cho xổ bớt mà thôi, hôm ấy là ngày mùng 1 tháng 6 năm 2009.

Thấy bệnh trạng của cha chắc chắn khó qua nên chú Hai đã liên hệ mời Ban Hộ Niệm của liên hữu Tư Xã. Ngày kế Ban Hộ Niệm đến, sau khi họp mặt hết tất cả thành viên trong gia đình lại để sinh hoạt một số thể lệ cần thiết của hộ niệm. Cũng như: trong thời gian hộ niệm không nên sát sanh trong nhà, nếu mọi người ăn chay thì càng tốt; trong khi đang hộ niệm cũng như lúc bệnh nhân qua đời không được khóc lóc, nếu như không đè nén được thì phải ra ngoài; và vài quy chế khác nữa... Các con ông đều phát tâm chay trường để hồi hướng cho cha.

Kế đến chú Tư trưởng đoàn hộ niệm mới đến hỏi ông:

- Chú Ba ơi! Bệnh của chú chắc rằng không thể nào khỏi,… không thể nào sống được. Mà ai trên trần gian này cũng đều phải chết, mà khi chết cũng phải đi theo một trong hai con đường: một là theo quỷ vô thường dắt xuống Diêm Đình; một là theo Đức Phật A Di Đà sanh qua thế giới Cực Lạc. Vậy theo chú, thì chú chọn con đường nào?

- Theo Đức Phật A Di Đà... Dại gì mà mình theo quỷ vô thường!

- Chú muốn theo Đức Phật A Di Đà thì phải có điều kiện!... Mà điều kiện này ai cũng thực hiện được hết!... Đó là chú phải chí thành tha thiết niệm Phật và phát nguyện cầu vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới!

Nếu như ai cố chí làm lành,

Chuyên niệm Phật cầu sanh Phật quốc.

Mà như chú hiện đang nằm bệnh như vầy thì “cố chí làm lành” là mình phát tâm ăn chay. Kế đó phải “chuyên niệm Phật cầu sanh Phật quốc”, tức là mình buông bỏ muôn duyên, không có nhớ nghĩ lo tưởng điều gì nữa cả, mà chỉ nhớ tưởng Đức Phật A Di Đà, nhớ tưởng thế giới Cực Lạc trong lòng mà thôi!...

Qua một hồi lâu nói chuyện với ông xong, Ban Hộ Niệm cùng tất cả con cháu thân tộc cầu nguyện, và ngồi niệm Phật. Sau đó hồi hướng rồi đồng ra về. Cũng trong buổi cộng tu này ông phát nguyện chay trường.

******

Lúc này ông không còn sợ chết nữa, vì ông hiểu ra rằng ai sống trên cõi đời này rồi cũng phải chết, chết là lẽ tất nhiên của một kiếp người. Điều đó không có gì đáng lo, đáng lo là sau khi chết mình đi về đâu mới là chuyện cần phải chuẩn bị cho chu toàn. Vả lại nhờ các liên hữu giới thiệu tường tận về pháp môn Tịnh Độ mỗi đêm nên ông tinh cần, dõng mãnh niệm Phật cầu sớm được vãng sanh, cầu sớm xả bỏ tấm thân đầy khổ đau dơ bẩn này! Như đoạn khai thị sau:

“...Là Phật tử lòng hằng nhớ Phật,
Như đứa con thất lạc mẹ cha;
Lúc nào cũng nhớ tưởng ra,
Muốn cho sớm gặp mới là ưng tâm.
Là Phật tử âm thầm tưởng Phật,
Không nói ra chẳng phút nào quên;
Mỗi khi ý quấy khởi lên,
Tự mình cảm thấy rất nên thẹn thùa.
…Là Phật tử chí thành chí tín,
Câu kệ kinh nhứt định làm theo;
Tấm lòng thành tín như keo,
Được sang không đổi bị nghèo chẳng thay.
Là Phật tử đường dài sức ngựa,
Việc nên hư đều ở tại mình;
Nên là do sức mình tin,
Hư là vì tại lòng mình lãng xao.
…Là Phật tử rán leo tới mé,
Dù từ lâu đã té sông mê;
Nhà xưa cảnh cũ muốn về,
Mau lên bến giác kẻo bê trễ kỳ.
Là Phật tử không si mê nữa,
Tánh si mê là lửa thiêu mình;
Mê danh mê lợi mê tình,
Mê nào cũng khiến hồn linh đọa đày.
…Là Phật tử thật vì giải thoát,
Giải thoát cho hồn xác hiện nay;
Và còn giải thoát tương lai,
Cho không bị nghiệp đầu thai sáu đường.
Là Phật tử chẳng vương ác nghiệp,
Vì thấy rằng nó rất hiểm nguy;
Nay người có trốn khỏi đi,
Sau này cũng bị nó trì lôi ra.
Là Phật tử thấy Ta Bà khổ,
Không một ai lọt sổ vô thường;
Do nơi nghiệp trước đã vương,
Nên nay chịu kiếp thịt xương tạm trần.
Là Phật tử biết thân trược giả,
Không vì thân tạo quả khổ sau;
Mà là mượn xác trần lao,
Tu cho hết bị sanh vào cõi mê.
Là Phật tử quyết kề bến giác,
Bằng cách tu thân xác tại trần;
Phàm thân quyết đổi Phật thân,
Như xưa Đức Thích Ca Tôn đã làm.
Là Phật tử cho kham chí nguyện,
Tất nhiên là toàn thiện đường tu.
Xác phàm mà chẳng phàm phu,
Tây Phương ký hiệu, Diêm Phù rút tên.
Là Phật tử muốn nên đạo cả,
Chịu khó tu chẳng dạ trách than.
Sự tu nếu để dở dang,
Cứu mình không được, khó toan cứu người.
Là Phật tử biết đời sống ngắn,
Biết Phật môn khó đặng bước vào
Cho nên tu niệm cần lao,
Những điều công đức mau mau lo làm.
Là Phật tử không cam chịu đọa,
Nên mới đành chịu khổ hạnh tu
Khổ mà được khỏi phàm phu,
Hơn vui mà chịu cảnh tù trần gian.
…Là Phật tử tuồng đời biết rõ,
Biết có ngày phải bỏ xác thân;
Bởi thân là vật tạm trần,
Dù ai cũng phải một lần chết đi.
Là Phật tử trước khi bỏ xác,
Biết chọn đường Cực Lạc đi ra;
Theo chư Phật chẳng theo ma,
Linh hồn không để đọa sa Diêm Phù...”

Ban Hộ Niệm cộng tu đến ngày thứ tư thì ông khoẻ rất nhiều, nhờ uống thuốc Nam của nhà thuốc Thanh Bình bụng và chân đều xẹp, trở lại bình thường, ông có thể đi lại dễ dàng, vì vậy Ban Hộ Niệm cộng tu được một tuần thì ngưng.

Ông có bảo con may trên áo mình cái túi nhỏ, đặt chiếc máy niệm Phật vào, rồi ông nương theo tiếng niệm Phật của máy mà niệm theo. Được năm bảy ngày trôi qua thấy ông không còn mở máy niệm Phật nữa, chú Hai mới hỏi:

- Sao ba không mở máy niệm Phật nữa, thưa ba?

- Lúc trước mình niệm một mình không nổi mình mới nhờ máy; bây giờ mình niệm một mình được rồi thì đâu cần mở máy làm gì!

Nghe ông trả lời chú Hai vô cùng kinh ngạc, bởi vì chính bản thân mình niệm Phật đã bao nhiêu năm trời rồi mà có đạt đến trình độ này đâu! Còn ông chỉ trong thời gian ngắn ngủi mà lại vượt xa ngàn dặm.

Thấy sức khỏe của cha hồi phục quá nhanh chóng các con của ông rất đỗi vui mừng. Chú Hai mới nói với mấy em rằng:

- Ba của mình thấy khỏe... thì khỏe... như vậy, chứ… chắc chắn là… chuyến này ba mình không thể nào qua khỏi. Bệnh của ba không quá một tháng!

Quả đúng như thế, mười một ngày sau là ngày 19 tháng 6 năm 2009, ông bảo các con mời Ban Hộ Niệm đến nhà để cộng tu như lần đầu. Cũng trong ngày hôm ấy (trước khi mất bốn ngày) ông bảo các con cho mời người chị ruột thứ Hai và đứa cháu đến nhà để ông gặp mặt.

Qua ngày hôm kế là ngày 20, ông bảo chú Hai xây kim tĩnh cho mình. Đồng thời bảo các con đóng cửa phòng lại, đón tiếp khách khứa bên ngoài, không cho vào trong thăm hỏi gì hết, để ông chuyên niệm Phật nhiếp tâm hơn!

Ngày 22 (cộng tu đã được 3 đêm) cũng y lệ thường, khoảng 8 giờ tối thì các liên hữu lần lượt ra về. Đến 9 giờ, ông bảo:

- Thôi, mấy đứa con xúm lại hộ niệm cho ba đi!

Các con vây quanh bên chiếc võng ông đang nằm, cùng niệm Phật với ông được một lúc. Tới 10 giờ ông nói:

- Thôi, mấy đứa con khiêng ba lên nhà trên đi!

Do khối u, ông nằm trên giường bị cấn đau nên ông phải nằm trên chiếc võng cả ngày lẫn đêm, mà kéo dài như vậy suốt hai tháng trường.

Khi khiêng nguyên chiếc võng lên nhà trên, đầu ông hướng ra cửa cái, mặt ông nhìn thẳng về ngôi Tam Bảo, miệng nhép môi niệm Phật theo mọi người.

Đến gần 12 giờ thấy đôi mắt của ông lờ lạc, tay chân tự thẳng ra ngay ngắn, chú Hai mới điện thoại cho Ban Hộ Niệm hay:

- Ba em lúc này hai chân lạnh hết rồi, anh Tư ơi!

- Vậy hả! Thế thì anh xuống liền!

Vì hồi chiều chú Tư có hướng dẫn chú Hai một số cách thức theo dõi bệnh nhân giai đoạn sắp sửa ra đi.

Trong lúc đó chú Hai thấy má của mình và cô Hai từ nhà sau đi ra, vì sợ hai bà xúc động ảnh hưởng đến sự vãng sanh của ông nên chú ngăn lại:

- Ba chưa có sao đâu, cô Hai với má đi vào trong nghỉ đi!

Hai bà nghe theo, lui gót trở vào phòng.

Ban Hộ Niệm lần lượt tấp nập kéo đến, vây quanh bên chiếc võng để trợ niệm, ông cũng nhép môi niệm Phật theo mọi người. Khi kim đồng hồ vừa chỉ 5 giờ, thì hai tay ông đưa lên chấp lại nơi ngực, mười lăm phút sau đôi môi ngừng động đậy, ông trút hơi thở cuối cùng, hai tay cũng từ từ rời ra. Lúc ấy đúng 5 giờ 15 phút sáng ngày 23 tháng 6 năm 2009, ông hưởng dương 59 tuổi.

Qua tám giờ hộ niệm tiếp theo, các liên hữu thăm dò thi thể thì thấy mọi khớp xương đều mềm mại, điểm ấm chỉ còn duy nhất giữa đảnh đầu trong khi những vùng khác đều lạnh.

******

Lúc gần 5 giờ chú Hai đi ra bờ sông để điện thoại gọi mời thêm một số đồng đạo đến hỗ trợ. Khi đã tìm gọi hết những người quen biết xong chú liền quay vào nhà, nhưng không hiểu tại sao, dường như có một mãnh lực nào đó ghị chú lại, trong lòng thì cứ nôn nóng muốn vào nhà để xem tình trạng của ba mình như thế nào, đôi ba phen dự định vào nhà mà không vào được. Đang đứng sớ rớ nơi bờ sông, bỗng chợt chú nhìn lên nóc nhà thấy có quầng ánh sáng đục hình cầu vòng phủ trọn ranh đất, đường kính gần hai mươi mét. Trong tâm chú chợt khởi lên nỗi buồn vô hạn, bởi vì xưa nay chú cũng đã có hiểu biết chút ít về lý cảm ứng đạo giao, nên chú nghĩ chắc ba mình đã tái sinh cảnh giới không được tốt lắm. Rồi chú xoay mặt hướng về phía Tây, đột nhiên một luồng ánh sáng màu trắng thật sáng, sáng hơn đèn điện từ phương Tây phóng thẳng đến nóc nhà của mình. Chú tự nghĩ ánh quang minh của Đức Phật A Di Đà là phải sáng như thế này mới phải, chứ không phải đục đục như hồi nãy được! Đồng thời thấy người em thứ Tư của chú từ trong nhà chạy vọt ra ngoài cửa, chú biết chắc chắn rằng ông đã vừa tắt hơi, do vì mỗi ngày chú thường căn dặn các em rằng khi ba dứt thở nếu ai không dằn lòng được thì phải chạy ra chỗ khác, nếu không ba sẽ động tâm, bị tình cảm luyến ái trói cột mà mất phần vãng sanh!

Kể từ khi thấy được luồng ánh sáng đó thân tâm của chú trải qua nhiều ngày sau, lúc nào cũng cảm nghe luôn an lạc, phấn chấn, sung mãn hết sức lạ thường!

(Thuật theo lời: Nguyễn Văn Điệp, con trai thứ Hai của ông)


    « Xem chương trước «      « Sách này có 36 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.16.82.208 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (255 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...