Chúng ta có lỗi về những điều tốt mà ta đã không làm. (Every man is guilty of all the good he did not do.)Voltaire
Niềm vui cao cả nhất là niềm vui của sự học hỏi. (The noblest pleasure is the joy of understanding.)Leonardo da Vinci
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Nụ cười biểu lộ niềm vui, và niềm vui là dấu hiệu tồn tại tích cực của cuộc sống.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Kẻ yếu ớt không bao giờ có thể tha thứ. Tha thứ là phẩm chất của người mạnh mẽ. (The weak can never forgive. Forgiveness is the attribute of the strong.)Mahatma Gandhi
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Mạng sống quý giá này có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào, nhưng điều kỳ lạ là hầu hết chúng ta đều không thường xuyên nhớ đến điều đó!Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Cuộc đời là một tiến trình học hỏi từ lúc ta sinh ra cho đến chết đi. (The whole of life, from the moment you are born to the moment you die, is a process of learning. )Jiddu Krishnamurti
Khi ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Chuyện Vãng Sanh - Tập 3 »» 17. ĐẶNG VĂN ĐẠT (1959 - 2016) 57 tuổi »»

Chuyện Vãng Sanh - Tập 3
»» 17. ĐẶNG VĂN ĐẠT (1959 - 2016) 57 tuổi

Donate

(Lượt xem: 1.283)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Chuyện Vãng Sanh - Tập 3 - 17. ĐẶNG VĂN ĐẠT (1959 - 2016) 57 tuổi

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Ông Đặng Văn Đạt sinh năm 1959, cư ngụ tại ấp Tân Quới, xã Tân Phú Trung, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp. Song thân là cụ ông Đặng Văn Năm và cụ bà Nguyễn Thị Măng. Ông là anh Hai trong gia đình có sáu người con.

Thân phụ mất sớm, khi ấy ông mới 13 tuổi. Ông thờ mẹ rất hiếu thuận, được xem như là hàng mẫu mực ít có trong thời đại hiện tại.

Khi tuổi trưởng thành ông kết hôn với bà Trần Thị Hồng sinh được 2 trai 1 gái, gia đình ông sống bằng nghề làm ruộng, làm vườn.

Tính tình ông nhân từ hiền hòa, thật thà chất phác.

Đối với các em, ông rất mực thương yêu, chưa hề tính toán so đo. Cư xử với hàng xóm láng giềng thì chưa hề mích lòng một ai, nên ông được hầu hết mọi người mến quý.

Năm 1992 ông giác ngộ Phật Pháp nên phát tâm chay trường, ngày hai thời lễ niệm tu hành, lúc ấy ông 33 tuổi. Ông đem Phật Pháp hướng dẫn gia đình từng ly từng tí. Sau đó không bao lâu, bà bạn đời cùng hai người con Út cũng noi gót chay lạt tu hiền theo ông.

Đường lối tu của ông là: “Tu tròn nhân đạo, làm lành, lánh dữ, niệm Phật cầu sanh Tây Phương.”

Ông tích cực tham gia mọi công tác từ thiện xã hội, như: cấp phát gạo cho các hộ nghèo, sưu tầm dược liệu cung ứng cho các phòng thuốc Nam, bắc cầu, làm đường, cất nhà tình thương… Ông Mười Hòn, nhà bên cạnh, là người bạn tri âm tri kỷ cùng ông thực hiện các công tác phúc lợi này. Hai ông được xem như cặp bài trùng, khắng khít nhau, “có mặt trên từng cây số”, ngay cả tham dự niệm Phật định kỳ, hay lễ cúng tuần thất cầu nguyện siêu độ cho chư vị đồng tu cùng thân quyến, hoặc những dịp lễ lớn trọng đại hàng năm được tổ chức tại Tổ Đình… thảy đều chưa hề vắng thiếu hai ông.

Trải qua nhiều năm tháng giúp đời, bằng tấm lòng chân thành chân thật làm việc nghĩa, việc công, không vì danh lợi tư riêng mà hai ông đã được sự tín nhiệm của đại đa số quần chúng, họ tự nguyện đóng góp thành quỹ từ thiện trọng điểm, nổi bật là cất nhà tình thương cho các cư dân thuộc diện neo đơn trên địa bàn tương đối rộng; chẳng những lo cho họ nhà cửa không thôi mà còn kiêm luôn lu hũ, chõng giường … mọi vật dụng linh tinh trong sinh hoạt đời sống thường nhật. Tỉnh cũng có cho người đến đây làm cuộc phỏng vấn và ghi ảnh để đăng tải tin tức trên báo chí, khen ngợi nhóm từ thiện mà hai ông đại diện đứng ra thực hiện.

Dù phải đối diện với vô số khó khăn thử thách, hai ông vẫn kiên trì an nhẫn cố hết sức để luồn lách vượt qua, mà người xưa hay diễn tả bằng câu ví von là: “Lửa thử vàng; gian nan thử sức”, nên tổ từ thiện phát triển ngày một to lớn và phạm vi hoạt động lan rộng vượt ngoài mong muốn thuở ban đầu. Tổ đã mua được hai chiếc xe, một dùng chuyển bệnh nhân, một dùng để đưa rước anh em của nhóm cũng như chuyên chở hàng hóa thực phẩm để phục vụ cho tổ cơm cháo trong các bệnh viện ở thành phố Cần Thơ cũng như ngoài Sài Gòn.

Tuy nhiên ông vẫn không xao lãng mục đích của người con Phật là luôn ý thức rằng: “Cảnh trần gian vốn vô thường mộng mị, đầy dẫy khổ đau ràng buộc; thế giới Tây Phương Cực Lạc là chốn chân thật vĩnh viễn an vui cần sớm trở về”, thế nên trong mọi oai nghi đi đứng nằm ngồi ông hằng giữ câu Nam Mô A Di Đà Phật ít khi gián đoạn. Đúng như lời khai thị của chư Cổ Đức:

“Vạn vật vốn hữu kỳ bất viễn,
Sướng dường bao mặc miếng dường bao,
Hay là tứ hải sang giàu,
Chỉ là giọt nước trên tàu lá rung.
Nên khuyên kẻ say cuồng sự vật,
Khá nhìn ngay cái xác đang mang;
Xác kia như đóm lửa tàn,
Khó làm sao giữ được ngàn muôn năm.
Bạo cho lắm chỉ làm một lúc,
Dữ bao nhiêu cũng phút hơi còn;
Mỗi ngày tuổi sống mỗi mòn,
Tuổi mòn các việc cũng lòn đi theo.
Có của chớ nên đeo theo của,
Nên giúp cho những kẻ cơ hàn;
Lo làm những việc phước doan,
Xác thân khi bỏ Niết Bàn được lên.
Càng có của càng nên bố thí;
Bố thí nhiều đạo vị thêm cao,
Tại trần của cải tuy hao,
Nhưng nơi cõi Phật càng giàu phước thêm.
Ấy là kế trường miên ớ trẻ,
Nào phải đâu là kẻ dại ngu;
Giúp người sẽ được đền bù,
Bất kỳ ai để mắt vào cũng thương.
Nói một cách thông thường dễ hiểu,
Người phải nên biết điệu làm người;
Giúp nhau là việc tốt tươi,
Hại nhau là việc ai người cũng chê,
Kiếp sống tạm ấy về định mạng;
Nhưng chớ nên giới hạn vào đây,
Giúp nhau cứ nguyện giúp hoài,
Khắp người no ấm một ngày cũng nên.
Đem thân tạm giả trên trần tục,
Để tạo chơn hạnh phúc Phật Đài;
Khổ lao dù mấy chớ nài,
Cố làm để giúp nhơn loài nhiều lên!
Tình siêu thẩm gác trên tình thế,
Nghĩa cao dày phủ cả nghĩa nhân;
Bao nhiêu mối nợ lần khân,
Dứt đi không bận Phật Thần khác đâu!
…Muôn việc đến quan khâu là hết,
Nghèo giàu đều chung kết như nhau,
Uổng công lúc sống quơ quào;
Mạng chung tay chẳng nắm vào món chi.
…Trẻ bảo tu hẹn khi có tuổi,
Già cho rằng chưa rỗi để tu;
Hết Xuân rồi lại đến Thu,
Cứ lần lựa đến khi vào quách quan.
…Đầu thai cõi trần gian đau khổ,
Chịu ngu khờ ở chỗ cơ nguy;
Từ sanh cho đến chết đi,
Không ngày nào được hưởng gì sướng vui.
…Khổ đau mãi tới lui lui tới,
Hực hừng như củi bởi lửa nung.
…Mạng căn như đóa phù dung,
Muốn ham chưa thỏa kế chun vào hòm.
…Thế nên phải sớm hôm tu niệm,
Phút giây luôn kiểm điểm hành vi.
Ác chừa lành gắng thực thi,
Một câu Lục Tự khắc ghi trọn lòng.
Thề kiếp này dứt vòng sống thác,
Thề kiếp này Cực Lạc quyết sang.
Đêm ngày thức ngủ mơ màng,
Sen mầu sáng rực muôn ngàn sắc hương.
Nguyện sanh chúng đồng đường Tịnh Độ,
Không còn vương nỗi khổ Ta Bà.
Đồng quỳ bên Đức Di Đà,
Vĩnh hằng trường thọ cùng là an vui!

******

Tháng 11 năm 2015 ông phát bệnh, hông bên phải hay bị lói. Ban đêm thấy ông không ngủ được hay ngồi hoài, bà mới sanh nghi đốc thúc ông đi bác sĩ để khám bệnh. Nhưng mỗi lần bà đề nghị ông như vậy là mỗi lần ông trấn an:

- Không sao đâu! Đâu có bệnh gì đâu! Không có sao đâu!... Chưa đến đỗi bà đừng có lo!

Mặt khác ông vẫn chở bà đi cúng các lễ tuần thất trong vùng một cách bình thường, nên bà cũng an tâm không lo lắng gì mấy.

Mãi tới ngày 12 tháng 3 năm 2016, tình trạng bệnh đã nhiều gia đình bèn đưa ông đi ra Bệnh Viện 115 ngoài Sài Gòn. Khám nghiệm xong bác sĩ cho biết là ung thư gan giai đoạn cuối đành phải bó tay. Nằm ở đây được hai ngày thì xuất viện ra về.

Biết chắc mình sắp phải ra đi nên ông dùng thuốc sơ sịa qua loa, chuyên tâm niệm Phật khẩn thiết nhiều hơn, an nhẫn mọi cơn đau đớn, chưa từng rên than sầu thảm.

Mỗi lần bà nghe ông nói là ông sẽ ra đi bà đều rơi lệ, ông thường trấn an:

- Tui có chết thì mọi chuyện đều có đồng đạo lo! Bà với mấy đứa đừng có khóc nghen! Nếu có khóc thì ra ngoài hè khóc!

Có lần ông nói với ông Mười:

- Tui có đi rồi, anh ở lại tuần thất của tui… nhờ anh lo giùm! Đọc sám kệ hay thuyết giảng Phật Pháp gì cũng được!

- Nếu mà chú nói như vậy thì tui cũng không biết nói sao… Như đọc sám kệ thì chắc được; chứ nói chuyện thì khó, bởi ngày đó kẻ vô người ra, đông quá không thể nói chuyện được. Nên chú nghĩ sao?

- Thôi, nếu như vậy thì đọc kệ giảng thôi, khỏi nói chuyện!

Ngày 17 tháng 3 ông gọi con trai thứ Hai lại dặn dò:

- Ba chuyến này chắc không còn sống nữa rồi, bây giờ con phải đứng ra lo gánh vác gia đình!

Kế đó ông ghi lại toàn bộ cách thức quá trình kỹ thuật chăm sóc vườn xoài vào quyển vở rồi giao cho chú. Ông còn nhắc nhở bà rằng:

- Anh có ra đi rồi, em với mấy đứa còn ở lại cũng phải rán cố gắng lo tu hiền, làm phước y như anh vậy đó, đừng để sai lệch... khổ lắm!

Ngày 18 ông nhờ người gọi ông Mười đến, rồi nói:

- Chắc tui phải đi anh ơi, không biết thời gian nào… Nhưng mà… thời gian gần đây nhất!

- Ủa! Chú còn mạnh, còn đi tới đi lui được mà nói chuyện gì kỳ lạ vậy… Nếu chú đi rồi nợ nần còn lại,… ai gánh?

- Thiếu đủ gì thì tui cũng chưa tính chính xác, nhưng tới lúc phải đi rồi, thì đi thôi. Anh ở lại… thôi cũng rán làm hết cái bổn phận của mình!

Kế đó ông lại hỏi qua vấn đề khác:

- Anh Mười, thường thường anh có đau bụng hay không, vậy anh?

- Cũng có!

- Anh đau chỉ có một, chứ tui đau gấp tới mười lần của anh đó!

- Chú đau mà thấy chú tỉnh bơ! Được như vầy thì tui biết pháp môn niệm Phật của chú cũng rất là chính chắn. Cho nên vì lẽ đó chú kiềm chế không nhăn nhó, không quạu quọ… Nhưng thôi chú cố gắng niệm Phật, nghen!

- Dù đau cỡ nào tui cũng cố gắng, sẵn sàng niệm Phật cho tới ngày bỏ xác!

Ông còn nói với ông Mười:

- Khi tui gần mất anh đừng cho con cháu hoặc vợ tui đến gần, chỉ mình anh và đồng đạo mà thôi!

Từ đó trở đi mỗi lần thấy ông đang nằm võng mà hai tay nắm lại, thì ông Mười lập tức cho các đồng đạo biết:

- Thôi bây giờ quý vị bớt nói chuyện lại đi, chú Hai ổng đang đau dữ lắm rồi!

Bởi vì khi hay tin ông phát bệnh nặng, các đồng tu tới nhà thăm mỗi ngày không dưới hai ba chục người. Tuy có những cơn đau đớn dữ dội như vậy mà ông vẫn tiếp chuyện vui vẻ nói cười bình thường với các anh em, không lộ nét gì thống khổ cả. Thỉnh thoảng thấy ông khạc ra máu cục cục do diễn tiến của bệnh lý đã đến thời kỳ cáo chung.

******

Chiều ngày 20, ông nói với ông Mười và một số đồng tu có mặt:

- Chắc… có thể… hai ngày nữa tui đi. Nhưng mà tui đi khoảng chừng 9 giờ!

Ông Mười liền hỏi:

- Ủa! Lý do nào mà chú biết, hay quá vậy?

- Tui với các anh thường khuyên với nhau… Nếu chi…phải… Phật cho mình biết trước, hoặc Tổ Thầy cho mình biết trước… tui sẽ mời đồng đạo rất là đông đến ăn một bữa tiệc, tui sẽ khuyên anh em ở lại rán lo tu. Đi như vậy mới ngon! Mà đàng này không được như vậy anh ơi!… Hai ngày nữa khoảng chừng 9 giờ tui đi. Cái này cũng biết trước, mà không ngon hung!

Một vị bèn yêu cầu:

- Chừng nào anh được về trên trển rồi, nữa mà anh có gặp tụi này còn thiếu sót gì, thì anh làm ơn đưa tay ngoắc giùm nhen!

- Nếu mà tui có đi…được thuận tiện, thì tui gặp mấy anh tui đâu có bỏ!

Có lần ông nói với ông Mười:

- Tui mất rồi anh kiếm ai thế tui?

Bởi vì chuyện nhân chuyện nghĩa là đòi hỏi tự nguyện tự giác, rất khó có người tình nguyện hy sinh phụng hiến, nên ông Mười mới thoái thác:

- Biết kiếm ai bây giờ!... Thôi thì chú kiếm trước đi!

- Tui có đứa em trai thứ Ba. Chừng nào chú về tui sẽ nói với chú!

Qua sự kiện này cho thấy, ông lo làm công ích xã hội mặc dù đã đến giây phút cuối cùng sắp sửa phải từ giã cõi đời mà vẫn còn tận nhân lực. Nhưng có điều là vẫn biết mình là phàm phu chánh cống, không phải là Bồ Tát thứ thiệt, nên làm đến đâu xả đến đó, thân ở thế gian lo chuyện thế gian; còn tâm luôn niệm Phật cầu sanh sang Cực Lạc.

Sang chiều hôm sau ông tiến hành chụp hình để lại cho thân nhân lo hậu sự sau này. Thấy thế bà Mười bật khóc, nói:

- Bây giờ chưa chết mà sao chú làm như vậy?

- Bộ anh với chị sợ tui chết lắm hay sao?

- Đâu có sợ! Tới giờ chú đi thì đi, chứ sợ cái gì!

- Thôi! Nếu không sợ thì chắc ngày mai tui đi!

Sáng ngày 22, đang nằm võng ông chợt hỏi:

- Bây giờ mấy giờ rồi bà?

- Gần 8 giờ rồi ông ơi!

- Sao lâu 9 giờ quá vậy!

Bà bèn hỏi lại:

- Chín giờ đặng làm chi vậy ông?

- Chín giờ đặng tui đi!

- Nếu vậy thì thôi ông lên bộ ngựa nằm đi!

Có lẽ do bệnh, nên nằm trên võng thấy dễ chịu hơn nên ông nói:

- Thôi! Rán nằm thêm một chút nữa!

- Nếu ông đi thiệt thì thôi ông rán niệm Phật nghen ông!

Nằm nán lại trên chiếc võng chưa bao lâu thì nhờ mọi người dìu ông lên giường để thay y phục. Nhưng chỉ đi một đoạn thì ông ngất lịm, các đồng đạo khiêng đặt ông trên giường. Qua vài phút sau thì ông tỉnh hẳn lại, người nhà liền thay y phục rồi cùng đồng tu vây quanh niệm Phật với ông, lúc ấy khoảng 8 giờ 10 phút sáng. Thấy ông vẫn tỉnh bơ ông Mười mới hỏi:

- Chú thấy trong mình của chú có sao không, chú Hai?

- Tính 9 giờ này đi, sao mà chưa thấy mạch đi!

Nói xong ông nằm nghiêng qua, ông Mười đưa tay sửa cho ông thẳng thớm. Rồi ông nằm nghiêng trở lại, ông Mười cũng đưa tay sửa cho ông thẳng thớm như trước. Mọi người cùng niệm Phật, ông cũng niệm theo.

Đến 8 giờ 50, ông bỗng cất tiếng:

- Sao mà… gần 9 giờ rồi, mà tui chưa đi được! Thôi, anh Mười!... Anh và anh em làm ơn niệm Tây Phương Tiếp Dẫn đi! Cho tui dễ đi!

Mọi người y theo lời yêu cầu của ông đồng niệm Tây Phương Tiếp Dẫn. Lúc đó ông Mười đưa tay sờ nhẹ vào tay và chân của ông thì nghe lạnh tương tự như nước đá. Niệm được 10 phút, ông Mười thử sờ vào bàn tay và bàn chân của ông lại, giật mình thốt lên:

- Ủa! Hồi nảy chú lạnh dờn, mà sao bây giờ ấm lại rồi. Bây giờ chú tính làm sao đây?

Ông ngần ngừ một tí rồi đáp:

- Nếu vậy thì niệm trở lại sáu chữ.

Niệm được một lát, bỗng có đứa trẻ 4 tuổi chạy lại bên giường, gọi to:

- Ông ngoại! Ông ngoại! Ông ngoại! Ông ngoại! Ông ngoại!

Bé gọi đến tiếng thứ năm rồi trèo lên giường ông đang nằm. Nghe kêu to ông lồm cồm bật ngồi dậy đảo mắt nhìn. Bà vội vàng vừa đỡ ông nằm xuống vừa nói:

- Thôi nằm xuống đi mà! Rán niệm Phật đi!

Ông nội đứa bé bước tới, bế bé đem ra ngoài.

Mọi người niệm Phật vang dội, ông cất tiếng niệm theo, âm thanh của ông nhỏ dần, sau chỉ còn động môi, cuối cùng ngưng hẳn, rồi lặng lẽ ra đi. Thời gian từ khi ông nằm xuống cho tới khi trút hơi thở cuối cùng chưa đầy 30 phút. Lúc ấy là 9 giờ rưỡi sáng, nhằm ngày 22 tháng 3 năm 2016. Ông hưởng dương 57 tuổi.

Đúng y như lời ông đã cho biết ở hai ngày trước:

-… Nếu chi…phải… Phật cho mình biết trước, hoặc Tổ Thầy cho mình biết trước… tui sẽ mời đồng đạo rất là đông đến ăn một bữa tiệc, tui sẽ khuyên anh em ở lại rán lo tu. Đi như vậy mới ngon! Mà đàng này không được như vậy anh ơi!… Hai ngày nữa khoảng chừng 9 giờ tui đi. Cái này cũng biết trước mà không ngon hung!

* Lúc trước bà rất dễ xúc động, mỗi lần nghe ông nói ông sẽ ra đi là bà khóc lóc sướt mướt, nên ông căn dặn chẳng cho bà và con cháu đến gần trong giây phút ông lâm chung, e làm trở ngại sự vãng sanh của mình. Nhưng giờ ông dứt thở thì bà thay đổi ngược lại 180 độ, bà rất bình tĩnh và còn khuyên ông lo nhiếp tâm niệm Phật, chính bà cũng không thể ngờ được tại sao mình lại hay như vậy!

* Khi nhập mạch để an táng, trông sắc diện của ông không khác như người đang nằm ngủ, các khớp xương đều mềm mại.

* Ngày ông ra đi trong người hoàn toàn sạch sẽ. Hai ngày trở về trước ông có nôn, hoặc thỉnh thoảng khạc ra máu cục cục.

(Thuật theo lời Trần Thị Hồng,
ông Mười Hòn,
vợ và bạn thân thiết của ông,
cùng một vài đồng đạo)


    « Xem chương trước «      « Sách này có 36 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Quy Sơn cảnh sách văn


Tiếp kiến đức Đạt-lai Lạt-ma


Đức Phật và chúng đệ tử


Cảm tạ xứ Đức

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.148.112.17 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (266 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...