Hãy thận trọng với những hiểu biết sai lầm. Điều đó còn nguy hiểm hơn cả sự không biết. (Beware of false knowledge; it is more dangerous than ignorance.)George Bernard Shaw
Hạnh phúc không tạo thành bởi số lượng những gì ta có, mà từ mức độ vui hưởng cuộc sống của chúng ta. (It is not how much we have, but how much we enjoy, that makes happiness.)Charles Spurgeon
Điều quan trọng nhất bạn cần biết trong cuộc đời này là bất cứ điều gì cũng có thể học hỏi được.Rộng Mở Tâm Hồn
Để chế ngự bản thân, ta sử dụng khối óc; để chế ngự người khác, hãy sử dụng trái tim. (To handle yourself, use your head; to handle others, use your heart. )Donald A. Laird
Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường. (Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Những căng thẳng luôn có trong cuộc sống, nhưng chính bạn là người quyết định có để những điều ấy ảnh hưởng đến bạn hay không. (There's going to be stress in life, but it's your choice whether you let it affect you or not.)Valerie Bertinelli
Hoàn cảnh không quyết định nơi bạn đi đến mà chỉ xác định nơi bạn khởi đầu. (Your present circumstances don't determine where you can go; they merely determine where you start.)Nido Qubein
Yếu tố của thành công là cho dù đi từ thất bại này sang thất bại khác vẫn không đánh mất sự nhiệt tình. (Success consists of going from failure to failure without loss of enthusiasm.)Winston Churchill
Chúng ta có thể sống không có tôn giáo hoặc thiền định, nhưng không thể tồn tại nếu không có tình người.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Đường Không Biên Giới »» 1. Tản mạn chuyện quê hương »»

Đường Không Biên Giới
»» 1. Tản mạn chuyện quê hương

Donate

(Lượt xem: 3.610)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Đường Không Biên Giới - 1. Tản mạn chuyện quê hương

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc

SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Sau khi đi hết năm châu, vượt qua bốn bể, hôm nay tôi ngồi lại đây để viết vài dòng về những chuyến đi xuyên qua các đại lục bằng nhiều phương tiện khác nhau, nhằm giới thiệu, phân tích cũng như tìm hiểu văn hóa, tôn giáo, phong tục, tập quán của từng dân tộc mà chính người viết bài này đã có cơ hội đi đến, tiếp xúc, học hỏi, hoặc nghiên cứu những vấn đề trên.

Ngày xưa, khi loài người chưa văn minh tiến bộ, mỗi khi di chuyển từ chỗ này đến chỗ khác quả là một vấn đề rất khó khăn và phức tạp. Con người từ cổ chí kim có lẽ những việc ăn, uống, ngủ, nghỉ không khác gì mấy. Nếu xưa có khác nay, chỉ khác về sự tiến bộ về trí óc mà thôi. Nếu hiểu như vậy chúng ta có thể nói rằng: dầu ngày nay những phương tiện chuyên chở nhanh chóng như máy bay phản lực, máy bay thường, tàu điện, tàu lửa, tàu thủy, tàu ngầm, xe hơi, xe gắn máy... hay trung bình nhưng chậm chạp như xe đạp, xe ngựa, xe bò, xe lừa, xe kéo v.v... và chậm nhất là đi bộ, thì cũng có thể nói rằng tựu trung tất cả đều cùng chung mục đích là di chuyển mà thôi. Nên chúng ta có thể nói rằng: đi bộ là khởi điểm của tất cả những tiến bộ sau này.

Nếu bảo Á Châu là nguồn gốc của văn minh, là khởi nguyên của vũ trụ, là nơi phát xuất những bậc Thánh nhân như Khổng Tử, Lão Tử hay Giác Ngộ thành Phật như Đức Thích Ca Mâu Ni hoặc cao thượng như Đức Chúa thì hãy so sánh với Âu Châu, với nền văn minh cổ đại của Hy Lạp, của La Mã, với những nhà hiền triết như Nietzsche, Freud (Đức), Platon, Decarte (Pháp).

Nếu bảo Mỹ Châu là xứ mới được phát minh còn non trẻ có nền văn minh tuyệt diệu hoàn cầu, nhưng không có một nền văn hóa cổ truyền lâu đời như Kim Tự Tháp của Ai Cập, hay Đế Thiên, Đế Thích của Cao Miên thì hãy sánh với Úc Châu - là nơi gần giống da vàng mũi thấp, thông minh và trầm tĩnh - nơi đó lại dưỡng sinh những người da trắng mũi cao cũng đã di dân từ những vùng đất lạnh Âu Châu đến.

Còn Phi Châu có lẽ vì khí trời nóng bức, vật chất khô khan, sự ảnh hưởng văn minh từ các châu khác đến dường như bị những trận cuồng phong của sa mạc cuốn mất theo chiều gió, nên Phi Châu có vẻ khô cằn và trông ra thê thảm.

Nếu bảo người da đen ở Mỹ hay ở Phi Châu là hiện thân của sự biếng nhác thì hãy xem gương người Nhật ở Á Châu, người Đức ở Âu Châu để học hỏi những sự nhẫn nại, cố gắng siêng năng, chăm chỉ để giúp mình có một bài học cao quý ở đời.

Ai bảo người Pháp sống với văn chương, người Anh sống với ngoại giao, người Đức với thương mại, giáo dục thì người Việt Nam có lẽ cũng còn có giá để so sánh một phần nào khi đứng ra làm trạng sư hay luận thuyết hơn thua.

Người Âu Châu giàu có nhờ kỹ nghệ, người Mỹ Châu sang trọng nhờ vào tài nguyên thiên nhiên. Người Nhật sau bại chiến 1945 nghèo nàn, lạc hậu, ngày nay đã phú cường và vững mạnh về kinh tế, chính trị, văn hóa... gần như xếp hạng nhì, ba trên thế giới. Ấy chỉ nhờ tinh thần đoàn kết biết hy sinh cho quốc gia đại sự. Còn người Việt Nam chúng ta trí não chẳng thua ai, đánh giặc nào cũng thắng, nhưng đánh giặc lòng không thắng, nên đất nước mới loạn ly, nhân tình mãi phân tán, trải qua hàng mấy mươi thế kỷ. Không có một cường quốc nào có thể địch nổi với quân Mông Cổ vào thế kỷ 13, kể từ Âu sang Á, nhưng Việt Nam ta đã chiến thắng vẻ vang. Cũng chả ai dám bì nổi với thực dân Pháp, đi ngỏ sau của Mỹ, nhưng rồi người Việt Nam ta vẫn anh dũng ca khúc khải hoàn là thoát ra khỏi vòng đô hộ.

Nhưng rồi ngày hôm nay, khi dân tộc ta bị người Nga gián tiếp thống trị - khống chế bởi những người Cộng sản Việt Nam ngu dốt - rồi mai đây nhân dân ta sẽ đánh bại một con sói cả Á lẫn Âu, nhưng thử hỏi tại sao ta không được hòa bình, ta không được phú cường như bao dân tộc khác? Lẽ ra khi ta chiến thắng ngoại xâm, ta có thể xây dựng quê hương ta giàu sang và vững mạnh mới xứng đáng với sự hy sinh xương máu, với công nghiệp của tiền nhân ta đã dày công dựng nước và giữ nước suốt dòng lịch sử. Tại sao ta vẫn thấy còn lẻ loi khi ở xứ người và vẫn chưa tự hào được một điều gì với thế giới cả? Có phải vì chúng ta không tin nhau? Hay vì chúng ta không thương yêu nhau mà cứ cấu xé lẫn nhau? Nếu không đoàn kết được để tạo nên sức mạnh thì hãy nghĩ rằng:

“Một cây làm chẳng nên non,

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.”

Nếu ta cứ tranh nhau để sống và cấu xé, giết hại lẫn nhau thì chúng ta hãy nghĩ rằng:

“Khôn ngoan đối đáp người ngoài,

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.”

Ta thắng được giặc ngoài, nhưng ta không thắng được giặc lòng của chúng ta. Đó là một điều dở của người Việt, nhưng chúng ta đã có Phật giáo lâu đời trong lòng dân tộc, tại sao chúng ta không nghĩ và thực hành lời dạy của Đức Phật: “Chiến thắng muôn quân không bằng tự thắng mình. Tự thắng mình là chiến công oanh liệt nhất.”

Người Việt Nam ta nếu đem so với các dân tộc trên năm châu bốn bể, quyết rằng chẳng thua kém ai, nhưng nếu ba người Nhật, ba người Đức và ba người Việt Nam ngồi lại với nhau để thảo luận một vấn đề thì chắc chắn ba người Việt sẽ thua trước. Vì phong dao Việt Nam chúng ta có câu “chín người, mười ý”, nên có lẽ vì thế mà chúng ta chẳng đồng ý với những người khác chăng?

Ba người Nhật, ba người Đức họ sẽ chỉ một ý kiến hay một trăm người Nhật cũng chỉ một ý kiến, còn xét lại người Việt Nam ta có lẽ có hàng chục ý kiến, nhưng ý kiến nào cũng chẳng giống ý kiến nào. Đôi khi những ý kiến được nêu ra lại mâu thuẫn nhau, không cùng một mục đích, để rồi mang đến sự cãi vã, đổ vỡ.

Văn chương bình dân Việt Nam có câu rằng:

“Quảng Nam hay cãi,
Quảng Ngãi hay lo,
Bình Định hay co,
Thừa Thiên ních hết.”

Có lẽ cái bệnh “cãi” ngày nay không còn là riêng của người Quảng Nam, mà đã như một cơn dịch lan truyền khắp trong châu thân của mọi người Việt Nam, chứ không còn giới hạn ở một địa phương nữa.

Ôi đau đón biết dường nào! Khi đất nước ta bị người Cộng Sản xâm chiếm và nắm quyền, đàn áp dân chúng, thì ta lại đổ thừa vì người Mỹ, người Tàu, người Nga, người Nhật, người Pháp, hay đổ tội cho tôn giáo này, tổ chức kia tranh đấu chống đối để làm lợi cho Cộng Sản, mà chưa có một ai biết tự trách là chính nhân dân Việt Nam, vì chúng ta hoàn toàn không có trách nhiệm đối với Tổ Quốc ta. Chính mỗi cá nhân người Việt Nam chúng ta cũng đều có bổn phận và trách nhiệm trong sự hưng vong của đất nước.

Ai thương chúng ta bằng chính ta tự thương mình? Người khác có hại chúng ta cũng không bằng ta tự hại mình. Người ngoài nhắm thế yếu ấy mà thọc gậy bánh xe, mà phân chia nội bộ, chứ nếu ta vững, ta chỉ một lòng thì làm sao côn trùng bên ngoài có thể xâm nhập vào nội thể của chúng ta được?

Than ôi! Khi nước loạn mới thấy nhà tan thì chuyện đã trễ lắm rồi, mà chúng ta há chẳng nghĩ đến câu “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” sao? Thế thì chúng ta nói hay mà làm dở, ngược lại người Nhật nói dở mà làm hay nên đã đổi được thế cờ. Lúc thua trận năm 1945, Nhật gần như là chư hầu của Mỹ. Nhưng ngày nay, sau 30 năm chỉnh trang lại đất nước, người Mỹ cũng không dám khinh thường người Nhật mà còn mời mọc Nhật ở nhiều phương diện như một người khách quí. Bởi thế cho nên người Nhật mới bảo rằng: “Sau 30 năm, ngày nay như một giấc mộng.”

Nói như trên để tự trách mình như Thánh nhân vẫn thường dạy “Tiên trách kỷ, hậu trách bỉ”, cho thuận lẽ đời và mới đúng với chân tinh thần của Phật giáo, chứ không phải xem thường hay ngược đãi người nào. Chúng ta muốn khỏi bệnh thì phải uống thuốc, bằng không thì sẽ bị con bệnh “kiêu căng, tật đố” hoành hành, chẳng ai chữa trị được cho ta, ngoại trừ chính ta.

Người Việt Nam ta có tiếng là thông minh, hiền lành, chất phác, nhưng không hiểu tại sao những cái khôn vặt, ma lanh ta đã bị ảnh hưởng bởi ai mà ngày nay nó phá hoại cơ thể chúng ta lắm thế?

Sách vở thánh hiền, kinh điển Chúa, Phật, luân lý, đạo đức... chúng ta có đủ hết không thiếu môn nào, nhưng có lẽ ít người lưu tâm nên sách vở kia mới bị mối đục khoét lâu ngày đã nát gáy, sờn chương. Do đó người Việt Nam chúng ta vẫn còn một cơn bịnh trầm kha...

Khi tôi đặt chân lên xứ Nhật - sau một thời gian học hỏi nơi xứ người, tôi đã thất vọng, nên tự bảo với mình rằng: “Phải chi hồi xưa mình học ở Việt Nam vẫn còn hơn.” Cho nên ngày xưa khi Ngài Dogen (Đạo Nguyên) thiền sư (1200-1253) Tổ khai sơn Tào Động Tông của Phật giáo Nhật Bản khi sang Trung Quốc du học, lúc trở về có người hỏi Ngài, Ngài qua Trung Quốc học được gì? Ngài bảo rằng: “Ta học được rằng: mắt nằm ngang, mũi nằm thẳng.” Nếu bảo chỉ học được như thế thì ở Nhật cũng biết được điều đó chứ cần gì phải lặn lội sang Trung Quốc học hỏi mấy chục năm trường? Hóa ra công trình của Ngài sang Trung quốc chỉ học được có chừng ấy thôi ư?

Điều này cho ta thấy rằng, dù học ở đâu cũng không bằng học ở chính mình, tìm cầu ở đâu cũng chẳng bằng tìm cầu ở nơi mình, nên học Đạo là vậy đó. Đi chỉ để tìm hiểu thêm, thật ra muốn tu cho chứng đạo hoặc muốn phát hiện ra một chân lý thì hãy tìm nơi chính mình. Dầu ở Nhật, ở Nga, ở Mỹ, ở Úc, ở Pháp mà ta không phải là ta thì không còn tìm đâu được ra cái nhân tính của ta cả.

Cổ nhân thường bảo: “Đi ngày đàng, học sàng khôn.” Điều đó không sai, nhưng cái học đó chỉ tô điểm bề ngoài thân thể, còn bên trong ta phải tự tu và tự giải thoát lấy. Có giữ giới mới sinh định, có định mới sinh tuệ - tuệ không thể tìm cầu từ bên ngoài mà có được. Những người chưa hiểu chuyện tìm cầu thì bảo rằng ý kiến trên là cực đoan bảo thủ, nhưng thật ra những điều đó không có mới mẻ gì, bởi vì chư Phật, chư Tổ Sư và chư hiền thánh Tăng đã thực hành những hạnh nguyện đó từ khi vũ trụ mới hình thành.

Ngày nay, cái họa diệt vong, cái mầm diệt chủng đã gần kề, nhưng chúng ta, người Việt Nam vẫn chưa ý thức, không biết ai ý thức giùm cho chúng ta đây? Hãy tự xét mình thử xem!

Biết bao nhiêu lần tôi đã có dịp bay ngang qua lại trên bầu trời Việt Nam, thấy và nhớ phố phường, thị thành muôn thuở, nhưng không có quyền và không được quyền ghé thăm quê hương đất nước, khi mình là người không cùng chính kiến với người Cộng sản. Chắc không có dân tộc nào đau khổ bằng dân tộc ta, cũng không có đất mẹ nào bị giày xéo như đất mẹ của chúng ta. Ôi giang sơn gấm vóc! Ôi lòng người! Ôi bể hận!

Tại sao nghèo như Tích Lan, hay khô cằn cỏ cháy giữa sa mạc như những xứ Phi Châu mà họ vẫn có hòa bình, độc lập có hơi thở tự do? Quê hương ta được xưng tụng là giàu có, người Việt Nam ta được ca tụng là thông minh, nhưng sao chúng ta không được sống trong hòa bình tự do? Không sống được nơi quê hương mình để tôn thờ và phụng sự?

Nhiều lúc thấy buồn, thấy tủi... mặc dầu tôi đã biết rằng tất cả đều là vô thường, là biến đổi, nhưng lòng vẫn còn vấn vương khi làm dân không có nước, làm bạn không có bè.

Nước vẫn chảy xuôi, nhưng thuyền ai còn chống ngược, nên việc lên bờ có được hay chăng phải cố chống chèo mới khỏi, nếu không thì sẽ bị dòng nước cuốn trôi làm cho ta hoang phí cả một đời.

Quê hương ta là thế đó, dân tộc ta là vậy, và đạo pháp ta là thế này đây - ta phải làm và ta phải xây dựng. Chúng ta phải thực sự tôn trọng lẫn nhau, vâng lời nhau và tin tưởng nhau để tạo thành đoàn kết. Có đoàn kết mới có sức mạnh, mới có thể giữ nước, bằng không, chiến thắng chỉ để rồi chiến bại, cũng chỉ để làm hại một đời người, một thế hệ mà thôi...


    « Xem chương trước «      « Sách này có 26 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Đại Bát Niết-bàn


Đức Phật và chúng đệ tử


Em Là Vì Sao Sáng


Báo đáp công ơn cha mẹ

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.137.219.221 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...