Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là đáng sống. (Only a life lived for others is a life worthwhile. )Albert Einstein
Đừng cư xử với người khác tương ứng với sự xấu xa của họ, mà hãy cư xử tương ứng với sự tốt đẹp của bạn. (Don't treat people as bad as they are, treat them as good as you are.)Khuyết danh
Chúng ta không học đi bằng những quy tắc mà bằng cách bước đi và vấp ngã. (You don't learn to walk by following rules. You learn by doing, and by falling over. )Richard Branson
Khi bạn dấn thân hoàn thiện các nhu cầu của tha nhân, các nhu cầu của bạn cũng được hoàn thiện như một hệ quả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Tôi phản đối bạo lực vì ngay cả khi nó có vẻ như điều tốt đẹp thì đó cũng chỉ là tạm thời, nhưng tội ác nó tạo ra thì tồn tại mãi mãi. (I object to violence because when it appears to do good, the good is only temporary; the evil it does is permanent.)Mahatma Gandhi
Nếu chúng ta luôn giúp đỡ lẫn nhau, sẽ không ai còn cần đến vận may. (If we always helped one another, no one would need luck.)Sophocles
Càng giúp người khác thì mình càng có nhiều hơn; càng cho người khác thì mình càng được nhiều hơn.Lão tử (Đạo đức kinh)
Nếu bạn muốn những gì tốt đẹp nhất từ cuộc đời, hãy cống hiến cho đời những gì tốt đẹp nhất. (If you want the best the world has to offer, offer the world your best.)Neale Donald Walsch
Điều quan trọng không phải vị trí ta đang đứng mà là ở hướng ta đang đi.Sưu tầm

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ »» Dẫn nhập và tổng quan »»

Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ
»» Dẫn nhập và tổng quan

Donate

(Lượt xem: 11.294)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       


Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ - Dẫn nhập và tổng quan

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc
Trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ năm 1989, Đức Đạt Lai Lạt Ma, người được trao giải Nobel Hòa Bình cùng năm đó, đã thuyết giảng trực tiếp về mối quan tâm sâu sắc của con người trong thời hiện đại:

“Mọi người trên thế giới đều có mối tương quan và tùy thuộc lẫn nhau. Sự bình an và hạnh phúc của cá nhân tôi là mối quan tâm của tôi. Tôi có trách nhiệm về điều đó. Nhưng sự bình an và hạnh phúc của toàn xã hội là mối quan tâm của tất cả mọi người. Mỗi người trong chúng ta đều có phần trách nhiệm phải làm bất cứ việc gì trong khả năng mình để cải thiện thế giới.

Trong thời đại chúng ta, lòng từ bi là một nhu cầu thiết yếu chứ không phải đòi hỏi thái quá. Con người là động vật mang tính xã hội và phải chung sống với nhau, cho dù chúng ta có thích điều đó hay không. Nếu chúng ta không thật lòng tử tế và có lòng từ bi đối với nhau thì chính sự tồn tại của chúng ta sẽ bị đe dọa. Thậm chí nếu chúng ta có muốn ích kỷ thì cũng nên ích kỷ một cách khôn ngoan và hiểu rằng sự sống cũng như hạnh phúc của chúng ta luôn tùy thuộc vào người khác. Do đó, sự tử tế và lòng từ bi đối với người khác là thiết yếu.

Các loài ong, kiến không có tôn giáo, không có sự giáo dục hay quan niệm sống, nhưng chúng vẫn sống hợp tác với nhau theo bản năng. Vì làm như vậy chúng mới bảo đảm được sự sống còn của bầy đàn và sự an toàn của mỗi thành viên trong đó. Chắc chắn con người chúng ta, vốn thông minh và tinh tế hơn nhiều, cũng có thể làm được như thế!

Vì vậy, mỗi chúng ta đều có trách nhiệm giúp đỡ người khác bằng mọi cách theo khả năng của mình. Tuy nhiên, chúng ta không thể mong đợi có thể tức thì làm thay đổi thế giới. Vì khi chúng ta chưa chứng ngộ thì mọi hành vi làm lợi lạc cho tha nhân đều rất hạn chế. Không có sự an ổn nội tâm thì không thể có thế giới an bình. Do vậy, chúng ta phải nỗ lực hoàn thiện chính mình đồng thời hết lòng giúp đỡ người khác.”

Trong bài giảng của mình, Đức Đạt-lai Lạt-ma đã trực tiếp đề cập đến lòng từ bi như là điều thiết yếu trong thế giới của chúng ta. Để lòng từ bi có hiệu quả, nó phải đi đôi với trí tuệ. Lòng từ bi là ước nguyện cho tất cả chúng sinh được thoát khỏi khổ đau và phiền não; còn trí tuệ là trực nhận những bản chất tuyệt đối và tương đối của chúng ta. Từ bi và trí tuệ là hai yếu tố thiết yếu cho một đời sống lành mạnh và hạnh phúc, đồng thời cũng là thiết yếu trên con đường tu tập tâm linh.

Cuốn sách này có tựa là Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ. Tâm hồn rộng mở chính là lòng từ bi và vị tha chân thành. Lòng từ bi được nâng đỡ và hoàn thiện bởi trí tuệ sáng suốt - một tâm thức thanh tịnh, trong sáng. Sự kết hợp giữa từ bi và trí tuệ mang lại sự phát triển trọn vẹn tiềm năng con người, tức trạng thái giác ngộ. Tâm hồn rộng mở và trí tuệ sáng suốt cho đến ngày nay vẫn là thiết yếu như cách đây hơn 2.500 năm, khi Đức Phật Thích-ca Mâu-ni lần đầu tiên chỉ dạy phương pháp tu tập các phẩm tính này.

Tôi bị cuốn hút bởi những lời Phật dạy ngay từ ban đầu, vì trong đó hàm chứa những phương pháp rõ ràng để ứng phó hiệu quả với những tình huống trong đời sống hằng ngày. Tôi đã áp dụng các phương pháp chế ngự tham lam và sân hận có kết quả. Tất nhiên, việc chuyển hóa tâm thức cần phải có thời gian và chúng ta không nên mong đợi những điều kỳ diệu tức thì. Tuy vậy, khi chúng ta dần quen thuộc với khuynh hướng từ bi và thực tiễn, thì những tình huống trước đây từng làm ta phiền muộn sẽ được hóa giải và ta càng tăng thêm khả năng làm cho đời sống của ta có ý nghĩa đối với tha nhân.

Đức Phật là một nhà tâm lý sâu sắc, nhà tư tưởng uyên áo, với những lời dạy có thể giúp chúng ta hoàn thiện cuộc sống. Người ta không cần phải tự xem mình là Phật tử mới thực hành những lời dạy của ngài. Sự thực hành tâm linh đích thực vượt qua những giới hạn của mọi chủ thuyết. Như đức Đạt-lai Lạt-ma thường nói: “Lòng từ bi không phải tài sản riêng của bất kỳ một tôn giáo hay hệ thống tín ngưỡng nào.”

Trong quá trình giảng dạy các khía cạnh tâm lý, tư tưởng và thiền định của đạo Phật ở nhiều quốc gia, tôi thường được yêu cầu giới thiệu một cuốn sách hay, dễ hiểu, trình bày những giáo lý căn bản liên hệ đến đời sống hiện đại của thế kỷ 20. Nhưng hầu như chưa có cuốn sách nào đáp ứng được những yêu cầu đó, dù rằng đã có nhiều tác phẩm Phật học rất tuyệt vời. Quyển sách này được biên soạn để lấp vào khoảng trống đó. Sách được viết bằng ngôn ngữ đời thường, hạn chế tối đa các thuật ngữ hay ngoại ngữ. Tôi đã cố gắng giải thích một cách rõ ràng những chủ đề Phật học mà người mới học Phật thường quan tâm nhất, cũng như [những chủ đề] thích hợp với họ nhất hoặc dễ gây nhầm lẫn nhất.

Cuốn sách này sẽ mang đến cho quý vị hương vị Phật pháp, nhưng không giải đáp hết mọi thắc mắc. Trong thực tế, rất có thể nó sẽ làm nảy sinh thêm nhiều thắc mắc. Nhưng như thế là tốt, vì chúng ta sẽ tiến bộ hơn khi tìm kiếm lời giải đáp cho những thắc mắc của mình.

Trong việc học Phật, chúng ta không mong đợi sẽ tức thì hiểu được hết tất cả những gì mình học. Điều này khác với một khía cạnh của nền giáo dục phương Tây, vốn đòi hỏi chúng ta phải ghi nhớ, nhận hiểu và lặp lại được những gì đã học. Trong việc học Phật pháp, chúng ta chấp nhận rằng không phải tất cả những gì ta được nghe qua đều sẽ sáng tỏ ngay. Việc liên tục xem xét lại cùng một vấn đề thường sẽ làm hiển lộ những ý nghĩa mới. Việc thảo luận với các bạn cùng học cũng có thể làm sáng tỏ hơn sự hiểu biết của ta.

[Những gì] Đức Phật giảng dạy [đều là] về đời sống và tâm thức chúng ta. Vì vậy, cuốn sách này không nói về những triết lý trừu tượng, mà nói về những trải nghiệm thực tế - những trải nghiệm của mỗi chúng ta - và phương pháp để hoàn thiện. Do đó, việc suy ngẫm về những gì đọc được trong mối liên hệ với đời sống và những trải nghiệm của chính mình là rất hữu ích.

Sách này trình bày những giáo lý của đạo Phật nói chung, không thuộc về một truyền thống Phật giáo riêng biệt nào. Tuy nhiên, vì tôi được tu tập chủ yếu trong Phật giáo Tây Tạng nên hình thức trình bày sẽ dựa theo điều đó.


TỔNG QUAN

Một số độc giả sẽ đọc trọn vẹn cuốn sách này, nhưng một số khác có thể sẽ chỉ chọn ra những chương mình quan tâm nhất. Với những ai muốn chọn lọc thì tiêu đề rõ ràng của từng chương sẽ giúp tìm ra những phần mà quý vị quan tâm. Đối với những ai sẽ đọc từ đầu đến cuối thì thứ tự các chương được sắp xếp nhằm mục đích dẫn dắt người đọc [theo trình tự hợp lý].

Chương I giải thích về phương thức truy tìm chân lý của đạo Phật. Chương II, “Điều phục các cảm xúc”, mô tả các trải nghiệm hằng ngày của chúng ta và đưa ra một số cách nhìn mới về chúng. Chương này cũng trình bày nhiều phương pháp thực tiễn để cải thiện mối quan hệ giữa chúng ta với mọi người.

Chương III, “Thực trạng hiện nay của chúng ta”, quan sát đời sống của ta từ một góc nhìn khác bằng cách giới thiệu các chủ đề về nghiệp và tái sinh. Trong chương IV, sau khi đã hiểu được thực trạng hiện nay, chúng ta sẽ khảo sát về tiềm năng hướng thượng - thiện tâm sẵn có của mỗi người và thân người quý giá.

Chương V giải thích tiến trình phát triển năng lực tự thân của mỗi chúng ta như thế nào bằng vào sự tu tập theo con đường hướng đến giác ngộ. Tứ Thánh Đế là giáo pháp được Đức Phật giảng dạy trước tiên. Khi thấu hiểu được những điểm tai hại bất toàn của thực trạng hiện nay và năng lực tự thân kỳ diệu của mình, chúng ta sẽ nuôi lớn quyết tâm giải thoát khỏi mọi khổ đau trong cuộc đời. Điều này sẽ đưa ta đến chỗ thực hành giới hạnh để tạo lập một nền tảng vững chắc cho sự phát triển tương lai. Từ đó, chúng ta có thể mở rộng cách nhìn của mình và nhận ra được sự tốt đẹp tử tế của người khác, nhờ vậy mà phát triển được tâm từ bi và một ý nguyện vị tha. Để phát triển hoàn toàn năng lực tự thân của mình và có thể phụng sự nhiều hơn cho chúng sinh, chúng ta phải có trí tuệ, đặc biệt là trí tuệ về bản chất tuyệt đối của thực tại. Từ bi, vị tha và trí tuệ sẽ giúp chúng ta đạt đến trí tuệ sáng suốt và tâm hồn rộng mở.

Tất cả những chủ đề nêu trên đều là chất liệu nuôi dưỡng thiền định, vì vậy [chủ đề] thiền định được đề cập trong phần tiếp theo. Sau khi có cái nhìn tổng quan về con đường hướng đến giác ngộ, chúng ta mới có thể nhận hiểu đúng về những phẩm tính của chư Phật (những bậc giác ngộ), Chánh pháp (giáo pháp và những chứng ngộ tâm linh) và Tăng-già (những vị giúp đỡ ta trên đường tu tập). Điều này được trình bày trong phần nói về sự quy y.

Một số quý vị có thể muốn tìm hiểu về cuộc đời đức Phật Thích-ca, người khai sáng đạo Phật, nên chương VI sẽ đề cập vấn đề này, đồng thời cũng giải thích về một số trong các truyền thống Phật giáo chính yếu đang được tu tập ngày nay. Chương VII, “Thực hành lòng bi mẫn”, đề xuất một số phương thức thực tiễn để vận dụng Phật pháp vào cuộc sống hằng ngày.

Mục đích của tôi là giúp quý vị tiếp cận với những điều căn bản nhất trong lời Phật dạy. Vì vậy, nhiều tài liệu đã được thâu tóm cô đọng thành một vài trang thôi. Tôi đã cố gắng trình bày thật đầy đủ, nhưng không quá nhiều. Song điều này thật khó, vì mỗi người có một nhu cầu riêng. Nếu muốn tìm hiểu sâu rộng hơn, xin quý vị đọc thêm các sách khác, hoặc tham dự các buổi giảng Phật pháp hay trao đổi với những người đang tu tập Phật pháp. Cuối sách có lược kê một số tác phẩm để quý vị tham khảo. Tôi cũng hoan nghênh quý vị viết thư cho tôi [để trao đổi thêm về Phật học].

Một vài điểm liên quan đến việc sử dụng từ ngữ và cách viết [trong bản Anh ngữ] cũng cần được lưu ý ở đây. Thứ nhất, theo thuật ngữ Phật học, không có sự khác biệt ý nghĩa giữa “heart” và “mind”, chúng có thể được sử dụng thay thế nhau. Để thuận tiện, chữ “mind” được dùng trong sách này nhưng không chỉ riêng đến bộ não hay trí thông minh, mà chỉ đến thực thể đang nhận thức và trải nghiệm toàn bộ thế giới nội tâm và ngoại cảnh của chúng ta. Đây là một thực thể vô hình, bao gồm các giác quan, ý thức, các xúc cảm, trí năng v.v... Điều này sẽ được giải thích sau.

Thứ hai, danh xưng “Đức Phật” được dùng trong sách này chỉ Đức Phật Thích-ca Mâu-ni đã ra đời cách đây hơn 2.500 năm ở Ấn Độ. Tuy nhiên, còn có rất nhiều bậc chứng ngộ thành Phật khác nữa.

Thứ ba, cách dùng các đại từ bất định ngôi thứ ba trong Anh ngữ theo kiểu như “he/she” và “s/he” (ông ấy/bà ấy) có vẻ như không được trang nhã. Vì thế, tôi đã dùng riêng “he” hoặc “she” [nhưng cần được hiểu là chỉ chung cả hai phái nam và nữ].

Cuối cùng, một vài từ ngữ có thể hơi xa lạ, hay có đôi chút khác biệt về ý nghĩa so với cách dùng thông thường. Vì vậy, một bảng thuật ngữ Phật học ngắn gọn sẽ được đưa vào cuối sách để giúp quý vị tiện tra cứu.


LỜI TRI ÂN

Thành kính tri ân chư vị thiện tri thức đã giúp tôi hoàn thành cuốn sách này. Tôi không sao nói hết lòng tri ân của mình đối với tất cả các bậc thầy của tôi - đặc biệt là Đức Đạt-lai Lạt-ma, ngài Tsenzhab Serkong Rinpoche và ngài Zopa Rinpoche.

Nguồn cảm hứng biên soạn sách này được khơi dậy nhờ các sinh viên ở Singapore và những người đã đến nghe tôi trong chuyến lưu giảng tại Hoa Kỳ và Canada. Sự ủng hộ [cho công trình này] có được từ các vị thí chủ thuộc nhiều thành phần, đã cung cấp cho tôi nơi ăn chốn ở, mà cụ thể là Trung tâm Phật giáo A-di-đà (Amitabha Buddhist Center) ở Singapore, Osel Shenpen Ling ở Montana và Hội Pháp Lữ (Dharma Friendship Foundation) ở Seattle.

Xin đặc biệt cảm ơn Steve Wilhelm và Cindy Loth đã hiệu đính bản thảo, Lesley Lockwood và Gary Loth đã đọc lại bản thảo và có những đề xuất quý giá, và Geshe Thupten Jinpa đã duyệt lại những phần khó. Các hình vẽ trong sách là của Sonam Jigme và Jangchub Ngawang.

Mặc dù không hiểu biết gì nhiều về con đường hướng đến giác ngộ, nhưng tôi vẫn cố gắng lặp lại trong sách này những gì mà các bậc thầy từ bi của tôi đã chỉ dạy. Mọi sai sót [trong sách này] đều là lỗi của riêng tôi.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 28 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Gọi nắng xuân về


Thắp ngọn đuốc hồng


Chuyện Vãng Sanh - Tập 2


Nghệ thuật chết

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.96.170 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...