Ngủ dậy muộn là hoang phí một ngày;tuổi trẻ không nỗ lực học tập là hoang phí một đời.Sưu tầm
Mỗi ngày, hãy mang đến niềm vui cho ít nhất một người. Nếu không thể làm một điều tốt đẹp, hãy nói một lời tử tế. Nếu không nói được một lời tử tế, hãy nghĩ đến một việc tốt lành. (Try to make at least one person happy every day. If you cannot do a kind deed, speak a kind word. If you cannot speak a kind word, think a kind thought.)Lawrence G. Lovasik
Cuộc sống ở thế giới này trở thành nguy hiểm không phải vì những kẻ xấu ác, mà bởi những con người vô cảm không làm bất cứ điều gì trước cái ác. (The world is a dangerous place to live; not because of the people who are evil, but because of the people who don't do anything about it.)Albert Einstein
Đừng chờ đợi những hoàn cảnh thật tốt đẹp để làm điều tốt đẹp; hãy nỗ lực ngay trong những tình huống thông thường. (Do not wait for extraordinary circumstances to do good action; try to use ordinary situations. )Jean Paul
Thêm một chút kiên trì và một chút nỗ lực thì sự thất bại vô vọng cũng có thể trở thành thành công rực rỡ. (A little more persistence, a little more effort, and what seemed hopeless failure may turn to glorious success. )Elbert Hubbard
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Đừng cư xử với người khác tương ứng với sự xấu xa của họ, mà hãy cư xử tương ứng với sự tốt đẹp của bạn. (Don't treat people as bad as they are, treat them as good as you are.)Khuyết danh
Chúng ta trở nên thông thái không phải vì nhớ lại quá khứ, mà vì có trách nhiệm đối với tương lai. (We are made wise not by the recollection of our past, but by the responsibility for our future.)George Bernard Shaw
Đừng chọn sống an nhàn khi bạn vẫn còn đủ sức vượt qua khó nhọc.Sưu tầm
Nếu chúng ta luôn giúp đỡ lẫn nhau, sẽ không ai còn cần đến vận may. (If we always helped one another, no one would need luck.)Sophocles

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Chuyện Vãng Sanh - Tập 3 »» 07. HUỲNH VĂN RỒI (1955 - 2012) 57 tuổi »»

Chuyện Vãng Sanh - Tập 3
»» 07. HUỲNH VĂN RỒI (1955 - 2012) 57 tuổi

Donate

(Lượt xem: 1.681)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Chuyện Vãng Sanh - Tập 3 - 07. HUỲNH VĂN RỒI (1955 - 2012) 57 tuổi

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Ông Huỳnh Văn Rồi sinh năm 1955, cư ngụ: số nhà 10, ấp Thạnh An, xã Tân Long, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. Song thân là cụ ông Huỳnh Thành Hậu và cụ bà Trần Thị Diệp. Ông là con thứ Năm trong gia đình có chín anh em.

Khi đến tuổi trưởng thành ông kết hôn với bà Huỳnh Thị Lệ Dung, sanh được một trai, ba gái. Hai ông bà chuyên sống bằng nghề làm rẫy.

Tính tình ông chân thật, rất hiếu thuận, trên kính dưới nhường, lời nói hòa nhã từ tốn, quan tâm giúp đỡ mọi người xung quanh khi hữu sự, vì vậy mà bà con lối xóm ai ai cũng đều thương yêu quý mến ông!

Có lẽ nhờ thừa hưởng di sản tinh thần quý báu của tộc họ bên ngoại cùng cha mẹ và các anh chị, mà ông kính tín ngôi Tam Bảo từ thuở còn ấu thơ. Đến năm hai mươi tuổi, vào ngày 25 tháng 8, do cơ duyên may mắn ông được tham dự buổi thuyết giảng Phật Pháp, mà tỏ ngộ lý Nhân Quả nên phát nguyện chay trường, giới sát, những mong thoát vòng trầm luân đầy tang thương dâu bể!

Cách thức hành trì, ông tuân thủ đúng theo tôn chỉ “Học Phật Tu Nhân” của người tại gia cư sĩ, sớm chiều hai thời lễ bái rồi chuyên tâm niệm Phật trong mọi oai nghi, tha thiết cầu vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Vả lại bà cũng chay trường, các con ông đã ăn chay khi còn trong bụng mẹ. Vì thế nên gia đình ông cũng giống như là đạo tràng, mọi người đều tri túc, do vậy hoàn cảnh tu tập tương đối thuận buồm xuôi gió.

Những khi rảnh rỗi ông thường xem kinh sách và nghe băng đĩa, phạm vi chỉ gói gọn quyển “Thi Văn Giáo Lý Toàn Bộ.”

Mặc dù vốn liếng về Phật Pháp của ông không có chi nhiều, nhưng sự lãnh ngộ lại tinh tế hơn người, qua lời dạy:

“Nếu như ai cố chí làm lành,
Chuyên niệm Phật cầu sanh Phật Quốc.
Cả vũ trụ khắp cùng vạn vật,
Dầu Tiên, Phàm, Ma, Quỉ, Súc sanh.
Cứ nhứt tâm tín, nguyện, phụng hành,
Được cứu cánh về nơi an dưỡng.
Chỉ một kiếp Tây Phương hồi hướng,
Thoát mê đồ dứt cuộc luân hồi.”

Và ông chân thật chăm chỉ thực hành theo phương châm: “Nam Mô A Di Đà Phật, sáu chữ đi, đứng, nằm, ngồi, rán niệm chớ quên, không đợi gì thời khắc.”

Hằng ngày ông thường đem Phật pháp khuyên nhắc vợ và các con, hay ôn đi ôn lại nỗi khổ đau của kiếp sống con người, cần phải ráng tinh tấn nỗ lực tu hành để sớm ngày giải thoát, nhất là trong lúc dùng cơm:

-... Ráng lo niệm Phật, nhờ Đức Phật rước mình về Tây Phương Cực Lạc! Chớ để sống ở cõi này khổ quá... khổ! Mình làm cái gì... thì cũng ráng nhớ niệm Phật!

...Mình tu mình nhờ, chớ không ai tu thế cho mình được!

Đối với công tác từ thiện xã hội ông rất tích cực tham gia, như bắc cầu, làm đường, sửa chùa... Đặc biệt là sưu tầm thuốc Nam cung ứng cho những phòng thuốc các nơi.

******

Thể lực của ông bình thời rất khang kiện, ít khi nào bệnh, dù chỉ cảm gió sơ sài. Nhưng vào khoảng đầu tháng 3 năm 2012, ông cảm thấy trong người không được khỏe, càng ngày càng thấy sụt cân rõ rệt. Đến ngày 12 tháng 3 năm 2012, gia đình đưa ông vào Bệnh Viện Đa Khoa Phú Tân. Bác sĩ nơi đây chẩn đoán là “thiếu máu.” Sau ba hôm truyền dịch và tiêm thuốc bổ dưỡng nhưng không thấy hiệu quả gì cả, thân quyến hối thúc ông ra Bệnh Viện Đại Học Y Dược ngoài Sài Gòn. Khi làm xong một số xét nghiệm cận lâm sàng, bác sĩ chẩn đoán là ung thư máu ‘Bạch cầu cấp dòng tủy’, và bắt buộc ông phải nằm viện gấp. Điều trị được ba ngày thì ông đòi về, bác sĩ không chấp thuận, ông viện lý do vì phải về để lo làm lễ cưới cho cô con gái thứ Tư trong gia đình.

Về nhà, ông tự biết thọ mạng của mình còn chẳng bao lâu, nên ông càng khẩn thiết công phu hành trì nhiều hơn. Ông quyết định chuyên niệm Phật cầu vãng sanh chứ không lo điều trị, mặc dù vợ con khuyên lơn năn nỉ ông nhập viện trở lại. Ông nói:

- Bệnh này chỉ có Trời cứu! Thôi để tôi yên tĩnh niệm Phật vãng sanh!...

Ông bảo với con luôn mở máy niệm Phật đặt bên cạnh cho ông. Lại có một đồng tu trao tặng cho tấm ảnh Tây Phương Tiếp Dẫn, ông thường chăm chú ngắm nhìn.

Khi hay tin ông mang bệnh hiểm nghèo nan y, nhiều người trong họ hàng thân thích cũng như bạn bè đồng tu đến thăm, có kẻ bày phương này thang nọ, theo lời họ khen ngợi đều toàn là “tiên đơn thần dược” khuyến khích gia đình nên cho ông dùng để bệnh bay tai sạch. Nhưng xét ra thì những phương thang ấy ít nhiều đều có huyết nhục động vật. Ông cho các con biết ý hướng của mình, thà giữ giới mà chết còn hơn phá giới mà sống, nếu các con cãi lời, lén cho ông uống các loại thuốc như vậy, biết được ông sẽ tự tử chết.

Vì am tường chí nguyện của cha mình, nên khi các chú các bác mua về cho ông 3 thang thuốc, trị giá mỗi thang là một triệu rưỡi, con ông âm thầm lựa bỏ xác rắn và xác địa long (trùng hổ) ra hết, trước khi sắc cho ông uống.

Qua sự việc này cho thấy miền tin của ông đối với luật nhân quả rất là sâu chắc, nên mới có thể xem thường thân mạng như vậy. Cổ Đức có câu:

“...Chưa gặp lửa vàng thau một sắc,
Đốt ra rồi hai chất khác nhau;
Vàng thì trước cũng như sau,
Còn thau thì lại sắc màu đổi luôn.
Thiếu cương quyết khó tu đến chốn,
Hay động tâm dễ cuốn theo đời;
Phải như hoa nở giữa trời,
Gió qua cũng mặc, cọp ngồi cũng thây.
Trai giới ấy hàng rào ngăn tội,
Người tu hành cần phải giữ mình;
Chừng nào toàn giác toàn minh,
Tự nhiên trai giới trong mình có luôn.
…Dù mỏi mệt cũng là gắng gổ,
Gặp khó khăn cũng chớ nản lòng;
Quyết tâm bồi đức lập công,
Đường về Tịnh Độ lòng không đổi dời.
Đạo thường gặp người đời khiêu nhử,
Làm lành hay gặp dữ đối đầu;
Gốc kiên nhẫn nếu không sâu,
Gió đời thổi ngả bất câu lúc nào.
Lòng mộ đạo mặc dầu đã có,
Không kiên tâm thì khó thành công;
Kiên ngoài còn phải kiên trong,
Mới là chinh phục được lòng trần gian.
Đường đi tới Tây Phang rất khó,
Nhiều yêu tinh đón ngõ ngăn đàng;
Muốn làm chúng nó chạy tan,
Có lòng Bồ Tát có gan anh hùng.
Thắng trần tục thung dung muôn thuở,
Thua phàm tình khổ sở vô biên;
Cho nên những kẻ tu hiền,
Không nên nhu nhược phải nên cang cường.
…Đời lại chẳng có gì thật cả,
Xác thân còn tan rã bùn lầy;
Huống chi các việc bên ngoài,
Cũng là giả nốt có ai giữ còn.
Tuổi sống cứ ngày mòn lụn mãi,
Còn ốm đau tai hại nọ kia;
Ghét, thương, được, mất, hợp, lìa,
Khổ cho đến chết chưa hề xong chi.
Thế mà chẳng mấy khi nghĩ tới,
Còn tạo thêm nhiều nỗi khổ thêm,
Trên đời rối mãi không êm,
Giữa người thường có thù hiềm nhau luôn.
Khiến cho kiếp vô thường càng khổ,
Cũng làm cho mạng số ngắn thêm,
Hết ngày rồi lại kế đêm,
Sống chờ quỉ sứ đến thềm bắt đi.
Bị hành hạ còn gì hơn nữa,
Chịu đọa đày không số đo lường;
Thế mà nghiệp ác còn vương,
Bao giờ ra khỏi con đường trầm luân.
Cõi Phật chẳng tử thần léo hánh,
Thật hoàn toàn một cảnh an vui;
Sao người chẳng chịu đến lui,
Cứ đeo cõi tạm đầy mùi khổ lao.
Toàn là cảnh chiêm bao mơ mộng,
Người vẫn cho cảnh sống bình thường;
Kể sao hết việc đáng thương,
Của người say gục trong trường lợi danh.
Mến thân chẳng làm thân trường cửu,
Vì thân mà hồn ngủ vạn niên;
Thường cam chịu kiếp đảo điên,
Thế mà cũng vẫn còn ghiền trần gian.
...Sớm thức tỉnh tìm đàng thoát khổ,
Sớm bước lên con lộ siêu sanh.
Sen vàng chín phẩm đề danh,
Vô thường chúng quỷ chí thành chắp tay!”

******

Đêm nọ, khi bệnh hoành hành bằng những cơn bứt ngặt, thấy ông nằm một chút thì ngồi dậy, ngồi chưa bao lâu thì nằm xuống, cứ luân phiên liên tục như vậy, vì thế nên bà bước đến bên cạnh hỏi:

- Ông có đau nhiều lắm không, ông?

- Không! Tôi không có gì cả... Bà giăng mùng đằng kia ngủ đi! Ngồi ở đó mà làm gì?

Sợ ông buồn, bà lặng lẽ vâng theo.

Những lúc các con ông nhóm lại gần giường bệnh tỏ vẻ lo lắng ưu sầu, ông cũng lên tiếng giải tán, không hề lộ nét đau đớn thống khổ của nạn nhân ung thư ở thời kỳ cuối.

******

Ngày mùng 7 tháng 4 nhuần năm 2012 ông bị ngất, người nhà đưa ông vào Bệnh Viện Hữu Nghị. Trong lúc đưa vào phòng thấy ông nhép môi liên tục, y bác sĩ cũng biết rằng ông đang niệm Phật, nhưng do sợ ông tổn sức và thiếu ô xy để thở nên họ cằn nhằn:

- Ông… chết tới nơi rồi mà không lo! Làm cái gì mà nhép miệng hoài!

Dù đang rất mệt, nghe xong ông mỉm cười, rồi cứ một mực duy trì Phật hiệu theo lối Kim Cang, tức là lối niệm nhép môi.

Nhập viện được 2 ngày, bệnh tình càng thêm trầm trọng, hệ hô hấp bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu tổn thương. Gia đình cấp tốc chuyển ông ra Bệnh Viện Đại Học Y Dược. Nằm ở đây được 3 ngày ông nhất định đòi về, cương quyết chấp nhận trả nghiệp để niệm Phật vãng sanh, vợ con cố khuyên can ở lại điều trị nhưng ông không nghe.

Về đến nhà, bà con và đồng đạo xa gần lần lượt viếng thăm. Hai người anh thứ Ba và Tư của ông kinh tế gia đình phát đạt, cùng các em rất thương ông, hối thúc, nài ép ông phải lo trị liệu để kéo dài mạng sống:

-... Chú phải vô hóa chất, sống một ngày nên một ngày!...

Riêng ông chỉ muốn vãng sanh sớm chừng nào tốt chừng nấy, chứ không muốn kéo dài sinh mệnh mà thân xác bị dày vò, sống trong khổ đau. Điều lo sợ bậc nhất là khi vô hóa chất cơ thể sẽ vô cùng nóng bức, tinh thần sẽ mất sự tự chủ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc niệm Phật vãng sanh của mình. Cho nên ông luôn nhất quyết khẳng định:

- Trước sau gì cũng chết, để tôi chánh tâm niệm Phật đặng sớm theo Phật, còn hơn sống mà kéo dài sự đau khổ cho xác thân và tinh thần cuồng loạn!

Mặc dù chí nguyện của ông như thế, nhưng áp lực của những người thân, thương ông theo quan niệm ‘còn nước còn tát’ vẫn mãnh liệt, ông khó lòng cưỡng lại.

Theo thường tình thế gian thì tấm lòng thương yêu giúp đỡ của anh em ông là vô cùng quý báu, rất đáng cảm kích và đáng trân trọng; nhưng bằng tầm nhìn trí tuệ xuất thế gian, đối với vãng sanh giải thoát mà xét thì lại là một trở ngại vô cùng to lớn, và rất đáng sợ, đáng lo!

Ông cũng đã giải thích cho các con rằng:

-Nếu vô hóa chất mà thật sự được hết bệnh, sống khỏe mạnh bình thường thì ba sẽ vô; còn đằng này nó chỉ kéo dài tạm thời, và sống trong đau khổ. Tốn kém tiền bạc vô ích, còn để lại nợ nần cho con cháu. Điều đó ba không muốn... Tại sao không dùng số tiền đó bố thí hay phóng sanh, có phải lợi ích hơn không?!

Vả lại nhờ thuở bình thời ông đã thường xuyên giáo dưỡng các con về lý nhân quả, và trình độ khế hội Phật Pháp của chúng có phần tương đối sâu sắc, nên đến giờ phút trọng đại này chúng đã đồng lòng ủng hộ cha mình, đồng lòng thành tựu tâm nguyện cuối đời của ông, chúng tự nguyện làm rào chắn ngăn chặn mọi cuồng phong giông tố, quyết chí đưa cha mình về chốn an bình!

Ngày 14, khoảng 3 giờ chiều trước mặt bà và các con ông, ông nói với người em cô cậu (cô này tu hạnh xuất gia) là cô Hai Thu rằng:

- Từ đây đến ngày tôi mất, giờ cuối cuộc đời, tôi nhờ cô kề cận, trợ duyên tiếp tôi, đừng để má nó (bà) với mấy đứa con cháu của tôi đến gần, sợ tôi không kiềm được xúc động mà niệm Phật không thành tâm được, làm trở ngại sự vãng sanh của tôi!

Ngày 15 tháng 4 nhuần, ông lên cơn sốt và mệt nhiều, bệnh kịch phát bằng những cơn đau dữ dội khó kham nhẫn, hai hàng nước mắt tuôn trào. Ông nghẹn ngào nói với các con:

- Thật kiếp sống của con người quá khổ, thấy mấy đứa thì ba thương… Nếu tự tử mà Phật Trời không trách tội thì ba đã tự tử rồi! Vì muốn sống, sống không được; mà muốn chết lại chết không xong. Ba chỉ khóc bữa nay thôi, còn từ đây về sau sẽ có cô Hai chăm sóc cho ba, các con không được lại gần ba nữa nghen!

Kể từ đó cô Hai luôn ở túc trực bên cạnh ông phục dịch mọi thứ, chỉ khi nào thực sự cần thiết các con mới được vào.

******

Sáng ngày 22 tháng 4 nhuần, ông Hai (người anh cả) có gạn hỏi:

- Cơn bệnh hoành hành đau đớn như vậy, liệu chú có niệm Phật được không?

Ông gắng gượng trả lời trong yếu ớt:

- Khi mê thì không niệm, khi tỉnh thì nhớ niệm!

Ông Hai nói:

- Vậy thì đạt! Bởi bệnh hành mê chớ mình không mê. Biết mê kể như có niệm Phật. Vậy lúc mê không tính!

Ngừng một chút, rồi ông nói tiếp:

- Chú hãy an tâm niệm Phật, việc gia đình còn điều gì ray rứt, chú cứ cho biết để anh giải quyết cho!

Thấy ông lắc đầu, ông Hai bèn nói thêm:

- Anh lãnh chăm sóc gia đình chú, đến khi anh mất sẽ giao lại cho mấy chú nó!... Hiện giờ anh thấy sức khỏe của chú cạn kiệt, vậy có cần mời anh em đồng đạo đến hộ niệm hay không?

Ông gật đầu đồng ý.

Độ một giờ sau, ông hỏi con trai Út:

- Sao lâu quá đoàn hộ niệm chưa tới, vậy con?

Chú Út thưa:

- Dạ, thưa ba! Bác Hai đã liên hệ rồi, đồng đạo hứa sẽ đến!

Thật là trùng hợp lạ kỳ như đã sắp trước. Bình nhựt ông rất cảm tình với đạo tràng Bồ Đề do liên hữu Tư Hinh chủ đạo, mà mọi người quen gọi là Tư Bồ Đề. Khi phát bệnh ông cũng thường ao ước được anh em đạo tràng Bồ Đề hộ niệm cho mình trong giờ phút theo Phật.

Ban đầu, gia đình nói chung không câu nệ, đoàn hộ niệm nào hộ niệm cũng được. Nên đã liên lạc đoàn hộ niệm thuộc xã Tân Long hay để giúp giùm. Do vì mới hộ niệm một bệnh nhân vừa xong đã thấm mệt, nên họ đã nhờ đạo tràng Bồ Đề thay thế đảm trách, thật là một nhân duyên đúng như ước nguyện của ông!

Trước khi đoàn hộ niệm đến, cơn bệnh đang hoành hành dữ dội, tưởng chừng không qua khỏi. Điều kỳ lạ khi 1 giờ chiều, đoàn hộ niệm đến làm lễ sám hối, khai thị và cùng niệm Phật với ông thì cơn đau dường như mất hẳn. Ông nằm yên nhép môi niệm Phật theo lối “kim cang trì” cùng đại chúng. Có người sợ ông đuối sức nên khuyên ông chỉ niệm Phật thầm trong tâm là được rồi, ông không đồng ý nói rằng mình nghiệp nặng quá, nếu niệm thầm trong tâm một hồi có thể bị quên, và niệm thầm trong tâm thì không thể nào nhiếp tâm được, cho nên cần phải nhép môi!

Vợ con thân thuộc đều tập trung ra phía trước lễ Phật, chỉ có Ban Hộ Niệm vây quanh bên giường trợ niệm cho ông.

Ban Hộ Niệm cứ luân phiên mỗi ca từ 10 đến 15 vị, tất cả bà con khách khứa đến thăm chỉ đứng ngoài xa nhìn vào, giây lát rồi mời sang bàn khách uống nước, bàn khách được đặt bên nhà người em thứ Tám của ông. Vì thế bầu không khí hộ niệm vô cùng trang nghiêm thanh tịnh, gương mặt của ông lộ hẳn niềm an định hoan hỷ.

Khoảng 4 giờ chiều ông khoát tay ra dấu cho cô Hai khỏi phải nhểu nước thấm giọng, vì bấy giờ không còn cần thiết nữa. Đôi mắt ông chăm chú hướng về ngôi Tam Bảo, dường như tha thiết khẩn cầu Phật A Di Đà nhanh đem cành sen đến.

Đến 7 giờ tối, môi ông đang nhép từ từ dừng lại, rồi ông nhẹ nhàng trút hơi thở cuối cùng trong âm thanh vang rền của câu Phật hiệu. Nhằm ngày 22 tháng 4 nhuần năm 2012. Ông hưởng dương 57 tuổi.

******

Hộ niệm qua 8 giờ, chư đồng đạo thăm dò nhục thân thì thấy các khớp xương đều mềm mại, đỉnh đầu ấm nóng trong khi toàn thân đều lạnh.

Đến 9 giờ sáng ngày hôm sau khi làm lễ nhập mạch, con cháu, anh em bưng xác ông để vào quan tài thì từ đầu đến tay, chân đều mềm nhũn như người say ngủ.

* Có điều đặc biệt là khi ông mất, hoa mười giờ trước nhà ông trồng khá nhiều đều nở rộ suốt đêm. Bắt đầu kể từ đó ngày ngày đêm đêm đều nở, kéo dài liên tục nhiều tuần lễ trôi qua, chứ trước kia loại hoa này chỉ nở lúc 10 giờ sáng, buổi chiều và tối thì không bao giờ nở.

* Trong lòng bà thường khấn nguyện nếu như ông thật sự được vãng sanh thì cho bà chứng kiến một điềm gì lạ, chứ chỉ có hoa nở không thôi thì bà chẳng mấy tin tưởng.

Ba ngày sau, kể từ khi ông mất xảy ra một sự kiện:

Bức ảnh chân dung của ông do cô em Út của bà họa cấp tốc về để đặt trước đầu linh cữu trong buổi lễ an táng, sau đó được đưa lên thờ tại bàn vong. Đến ngày 25 đột nhiên có quầng sáng trên đầu. Nếu ta chăm chú ngắm kỹ thì ánh sáng ấy không đứng yên một chỗ, mà nó lung linh, di động, chờn vờn, chợt tối chợt sáng. Thế là thân quyến cùng lối xóm và đồng đạo hay tin, hiếu kỳ nô nức kéo nhau đến xem, kẻ quay phim, người chụp hình, đều tấm tắc ngợi khen cho là điềm lạ không thể nghĩ bàn!

Ông Hai bảo với chú Út:

- Thứ! Đâu con qua tiệm chụp hình Hoàn Mỹ, nhờ thợ làm thêm một tấm hình của ba con, bởi vì họ còn lưu bản gốc!

Khi bức ảnh thứ hai đem về để gần nhau, thì bức chân dung sau vẫn bình thường không có quầng sáng.

Gần 4 năm trôi qua, khi chúng tôi đến sưu tập chuyện vãng sanh hiện tượng quầng sáng ấy vẫn còn, nhưng nhỏ và mờ hơn lúc ban đầu.

(Thuật theo lời Huỳnh Thị Lệ Dung, Huỳnh Trung Thứ, vợ, con ông và anh ruột thứ Hai của ông)


    « Xem chương trước «      « Sách này có 36 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.137.200.239 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (273 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...