Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác.
Kinh Pháp cú
Đỉnh núi chúa Tu-Di bằng phẳng, được làm thành bởi lưu ly mềm láng đáng yêu, trang nghiêm bằng các báu, ví như thảm thêu diệu hảo đất Bắc đủ loại điêu chạm, cũng như khuyên tai được trang nghiêm bởi các báu, dẫm chân liền lún, nhấc chân liền nổi, như đâu-la-miên, đất ấy mềm mại cũng lại như thế.
Thành vàng vây quanh cao một do-tuần, tường phụ cao nửa do-tuần, cửa thành cao hai do-tuần, môn lầu cao một do-tuần rưỡi. Cứ mười do-tuần có mỗi một cửa, ba vạn hai nghìn cửa, các cửa này được làm thành bởi các báu, đủ loại các báu ma-ni trang nghiêm. Ví như thảm thêu diệu hảo đất Bắc: Người, phi nhân, rồng, thú, cỏ cây và các tạp hoa không gì chẳng đủ, cũng như khuyên tai trang nghiêm các báu đầy đủ viên mãn, các cửa thành này cũng lại như thế. Bên cửa thành được trang nghiêm bởi các voi, ngựa, xe, binh. Các Thiên tử này trang nghiêm khí trượng tụ tập trong đó vì để bảo vệ cõi nước, du hí trang nghiêm.
Nơi nơi ao báu nước trời tràn đầy. Bốn báu làm lũy, đáy và bờ như trên đã nói, cho đến chư Thiên nam nữ đầy khắp trong đó cũng lại như vậy. Từ đỉnh núi chúa Tu-Di xuống dưới hai vạn do-tuần là tầng thứ nhất. Tầng này hướng ra bốn phía đều năm mươi do-tuần chu vi bốn trăm do-tuần. Thành vàng vây quanh cao một do-tuần, tường phụ cao một do-tuần rưỡi, cửa thành cao hai do-tuần, môn lầu cao một do-tuần rưỡi. Cứ mười do-tuần có mỗi một cửa. Vô số nghìn cửa được làm thành bởi các báu, được trang điểm bằng đủ loại báu ma-ni, ví như thảm thêu diệu hảo đất Bắc: Người, phi nhân, rồng, thú, thảo, mộc và các tạp hoa cỏ không gì chẳng đủ, cũng như khuyên tai đầy đủ các thứ báu, các cửa thành cũng lại như vậy. Bên các cửa thành được phòng vệ bởi voi, ngựa, xe, binh, để bảo vệ cõi nước, du hí trang nghiêm.
Bên ngoài thành có các ao báu, bốn báu làm lũy; bờ và đáy cho đến chư Thiên tử, Thiên nữ đầy khắp cõi nước cũng lại như vậy. Có các Thiên tử tên là Trì Man trụ ở trong đó.
Núi chúa Tu-Di này chu vi gốc lại tăng bốn trăm do-tuần, hợp với gốc là tám trăm do-tuần. Từ đỉnh xuống dưới bốn vạn do-tuần là tầng thứ hai. Hướng ra bốn phía đều rộng hơn tầng trên năm mươi do-tuần. Thành vàng vây quanh cao một do-tuần, tường phụ cao một do-tuần rưỡi, cửa thành cao hai do-tuần, môn lầu cao một do-tuần rưỡi. Cứ mười do-tuần có mỗi một cửa, vô số nghìn cửa được làm thành bởi các báu, được trang sức bằng đủ loại các báu ma-ni, ví như thảm thêu diệu hảo đất Bắc: Người, phi nhân, rồng, thú, thảo, mộc và các tạp hoa không gì chẳng đủ; cũng như khuyên tai đủ các thứ báu, các cửa thành này cũng lại như thế.
Bên các cửa thành được phòng vệ bởi voi, ngựa, xe, binh, vì để bảo vệ cõi nước, du hí trang nghiêm.
Có các ao báu, bốn báu làm lũy kỳ, bờ và đáy ao, cho đến chư Thiên tử, Thiên nữ đầy khắp cõi nước cũng lại như thế. Có các Thiên tử tên gọi Thường Thắng trụ ở trong đó.
Tu-Di sơn vương số chu vi gốc, lại tăng tám trăm do-tuần, hợp với gốc là một nghìn hai trăm do-tuần. Từ đỉnh xuống dưới sáu vạn do-tuần là tầng thứ ba, hướng bốn phía đều rộng hơn tầng thứ hai năm mươi do-tuần.
Thành vàng vây quanh cao một do-tuần, tường phụ một do-tuần rưỡi, cửa thành cao hai do-tuần, môn lầu cao một do-tuần rưỡi. Cứ mười do-tuần có mỗi một cửa, vô số nghìn cửa được làm thành bởi các báu, được trang điểm bởi đủ loại các báu ma-ni. Ví như thảm thêu diệu hảo đất Bắc: Người, phi nhân, rồng, thú, thảo, mộc và các tạp hoa không gì chẳng đủ; cũng như khuyên tai đầy đủ các loại báu, các cửa thành này cũng lại như thế.
Bên các cửa thành được bảo vệ bởi voi, ngựa, xe, binh cũng bảo vệ cõi nước, du hí trang nghiêm. Có các ao báu, bốn báu làm lũy; đáy và bờ ao, cho đến chư Thiên tử, Thiên nữ đầy khắp cõi nước cũng lại như thế. Có các Thiên tử gọi là Thủ Trì Bảo Khí trụ ở trong đó.
Thành vàng bao quanh đủ loại trang nghiêm cũng như trên đã nói cho đến chư Thiên tử...đầy khắp cõi nước cũng lại như vậy.
Tu-Di sơn vương chu vi gốc, lại tăng bốn trăm do-tuần, hợp với bản là một nghìn sáu trăm do-tuần – là tầng thứ tư; hướng ra bốn phía đều rộng hơn ba tầng trên năm mươi do-tuần. Từ ven mực nước biển hướng lên trên năm mươi do-tuần là tầng thứ tư của núi chúa Tu-Di, rộng hơn tầng thứ ba năm mươi do-tuần, hậu cũng như thế.
Thành vàng bao quanh cao một do-tuần, tường phụ cao một do-tuần rưỡi, cửa thành cao hai do-tuần, môn lầu cao một do-tuần rưỡi. Cứ mười do-tuần có mỗi một cửa, vô số nghìn cửa được làm thành bởi các báu, được trang điểm bằng đủ loại báu ma-ni. Ví như thảm thêu diệu hảo đất Bắc: Người, phi nhân, rồng, thú, cỏ, cây và các tạp hoa không gì chẳng đủ; cũng như khuyên tai đầy đủ các báu, các cửa thành này cũng lại như vậy.
Bên các cửa thành được bảo vệ bởi voi, ngựa, xe, binh để bảo vệ cõi nước, du hí trang nghiêm. Có các ao báu, bốn báu làm lũy; đáy và bờ ao, cho đến chư Thiên tử, chư Thiên nữ đầy khắp cõi nước cũng lại như vậy.
Tầng thứ tư này là chỗ ở của binh lính của Thiên vương. Bên ngoài thành này lại ra bốn trăm năm mươi do-tuần, chu vi một nghìn tám trăm do-tuần. Có nơi ở các rồng, thú và kim súy điểu.
Các tầng trên dưới của núi chúa Tu-Di đều dầy năm mươi do-tuần. Trong biển, các tầng trọn đều là chỗ ở của Tu-la. Các A-tu-la này vì nhân duyên muốn được năm sự của chư Thiên nên đến công phạt. Những gì là năm? Một là vị Tu-đà, hai là đất bằng phẳng của chư Thiên, ba là vườn rừng của chư Thiên, bốn là quốc ấp của chư Thiên, năm là đồng nữ của chư Thiên. Vì năm sự này nên đến đánh chư Thiên.
Chư Thiên cũng muốn được năm sự của họ nên đến đánh Tu-la. Những gì là năm? Một là vị Tu-đà của A-tu-la, hai là đất bằng phẳng của Tu-la, ba là vườn rừng của Tu-la, bốn là quốc ấp của Tu-la, năm là đồng nữ của Tu-la. Vì năm sự này nên chư Thiên đến đánh Tu-la.
Lúc ấy Tu-la đến đánh chư Thiên. Trước tiên nơi ven nước với các rồng, chim. Nếu không được thời bèn lui về, nếu chiến thắng thời lên tầng thấp nhất cùng binh của bốn vua và các rồng, chim cũng lên tầng này cùng lúc cộng chiến. Nếu Tu-la không thắng thời bèn thối lui về bản địa, nếu chiến thắng thời tiến lên tầng thứ hai, với binh của bốn vua và Trì Bảo Khí thiên, rồng, chim...cùng lúc cộng chiến. Nếu Tu-la không như ý bèn thối lui về bản địa, nếu chiến thắng thì tiến lên tầng thứ ba, với Thường Thắng Thiên và trì Bảo Khí và binh tứ Vương, các rồng, chim cùng lúc cộng chiến. Nếu không như ý thời Tu-la thối lui về bản địa, nếu chiến thắng thời tiến lên phía dưới của tầng thứ tư, cùng với Trì Man Thiên và chư Thiên các tầng dưới, binh của tứ Vương với các rồng, chim...cùng lúc cộng chiến. Nếu không thắng thì từ đó trở về bản địa, nếu chiến thắng thời tiến lên đỉnh trên cùng của núi Tu-Di.
Trì Man chư Thiên đến chỗ Đế-Thích báo như vầy: Thiện Tôn! A-tu-la đã lại. Lúc ấy, Đế-Thích lấy một nghìn ngựa thắng vào một xe, lấy y của A-la-hán làm cờ phướn, voi, ngựa, bốn binh bất có hỗn tạp, chúng binh vây quanh ra chỗ chiến trường. Lúc ấy ba mươi ba Thiên vương cũng mỗi người được bốn bộ binh bao quanh cũng đến chỗ chiến trường. Hai thái tử của vua là Chiên Đàn và Tu Tì cũng có bốn binh vây quanh đến chiến trường. Bốn Thiên vương cũng có bốn binh vây quanh cùng đến chiến trường. Nhật Nguyệt Thiên tử cũng có bốn binh vây quanh cùng đến chiến trường. Chư Thiên như thế đều có tiền xa tướng, binh nơi chỗ đó cùng Tu-la khởi chiến đấu lớn. Binh voi thì cùng binh voi chiến đấu; xe, ngựa, bộ binh đều như vậy.
Nếu khi chiến đấu thì quân đến trước ắt tự thối lui trước, việc nầy như vậy, như thế đều vậy.
Phật Thế Tôn nói: Tì-khưu, khi xưa chư Thiên cùng đánh Tu-la, khi chiến đấu thời hai binh giao chiến, binh của chư Thiên chiến thắng, Tu-la lui tan.
Tì-khưu, khi Tu-la lui, quay về hướng Nam mà chạy, trở về chỗ ở, chư Thiên đuổi theo. Tì-khưu, lúc bấy giờ, Tu-la nghĩ như thế này: Chư Thiên thắng lớn, chúng ta lui tan, chư Thiên truy đuổi ắt nguy, quân ta còn có thể cần lại phải quyết chiến.
Chiến đấu lần thứ hai, thời chư Thiên thắng lớn, Tu-la lại lui. Lúc bấy giờ, Tu-la lại hướng Nam mà chạy trở về chỗ ở. Chư Thiên truy đuổi.
Tì-khưu, lúc ấy Tu-la lại suy nghĩ rằng: Chư Thiên thắng lớn, chúng ta lui tan, chư Thiên truy đuổi ắt nguy cấp. Binh của ta còn có thể cần phải lại quyết chiến.
Tì-khưu, lần thứ ba chiến đấu, chư Thiên lại thắng, Tu-la lui tan chạy về thành mình, đóng cửa mà ở. Tì-khưu, lúc ấy Tu-la lại suy nghĩ thêm: Ta đã vào thành, chư Thiên tuy đến cũng không thể đánh ta.
Tì-khưu, chư Thiên cũng nghĩ như thế này: Các A-tu-la đã vào thành, không thể lại đánh. Lúc bấy giờ chư Thiên vây khắp chung quanh, khiến cho cảnh giới chỉ ở trong thành. Chư Thiên chiến thắng, cùng ăn vị Tu-đà của Tu-la, chiếm đất bằng và vườn rừng, quốc ấp, các đồng nữ, tài bảo, nam nữ hộ chiếm đoạt không sót . Nếu chư Thiên nghĩ muốn vào thành kia, ta với tu-la cùng ăn uống. Đã làm thân thích nên đến xem. Tùy ý đến đi ăn uống, nói chuyện. Đã vào thành rồi, nếu tác ý không tương ưng, thì do niệm ấy nên tự nhiên lui ra. Vì sao như thế? Vì thành này là chỗ không sợ hãi của Tu-la. Chư Thiên như ý ở cõi nước ấy. Đồng nữ Tu-la đã bị bắt trói, nếu muốn đi thời đem về trên trời. Thời các Tu-la lấy vị Tu-đà đến để chuộc lại, vào thành chư Thiên, nơi nơi thăm hỏi. Nếu thấy quyến thuộc thì bàn sự đắt rẻ với chư Thiên. Nếu chuộc được thì đem về. Nếu chư Thiên lui bại, bị bắt trói thời cũng như thế.
Đại thành Thiện Kiến của trời Đao-Lợi, chỗ ở của Thích-đề-Hoàn-Nhân. Thành A-tu-la là chỗ ở của A-tu-la vương. Như trời Đao-Lợi có voi chúa La-Bàn để đi xem vườn, A-tu-la cũng có voi tên là Bạt-Đà-Bà-Kha để đi xem vườn rừng như thế. Như Đao-Lợi Thiện khéo cưỡi voi chúa Thiện Trụ khi chiến đấu, A-tu-la cũng có voi chúa như thế, tên là Điêu-La-Bà. Đao-Lợi thiên có châu, quận, huyện thì cảnh giới Tu-la cũng lại như vậy. Đao-Lợi thiên đủ loại y phục, ăn uống trang nghiêm, Tu-la cũng như vậy. Chỉ trừ thành lớn Thiện Pháp đường và Bì Thiền Diên nhiều tầng gác.
Nghĩa như vậy Phật Thế Tôn đã nói. Tôi nghe như vậy.
PHẨM THỨ MƯỜI CHÍN: NHẬT NGUYỆT HÀNH
Từ đất của Diêm-phù-Đề cao lên bốn vạn do-tuần là nơi di chuyển của mặt trời, mặt trăng. Một nửa núi Tu-Di ngang với núi Du-Càn-Đà là cung điện Nhật, Nguyệt tròn như mặt trống.
Cung điện Nguyệt này dày năm mươi do-tuần, rộng năm mươi do tuần, chu vi một trăm năm mươi do-tuần. Nguyệt cung điện này được làm thành bởi lưu ly, được che bọc bởi bạc trắng. Phần nhiều là thủy đại, phía dưới phần nước lại là nhiều nhất, ánh sáng ở phía dưới cũng là hơn cả.
Phía trên bao quanh một thành vàng cao một do-tuần, cửa thành cao hai do-tuần, môn lâu cao một do-tuần rưỡi. Cứ mỗi mười do-tuần lại có mỗi một cửa, cứ bốn mươi cửa đều có một cửa nhỏ. Các cửa thành này được làm thành bởi các báu, được trang nghiêm bởi các báu ma-ni đủ loại. Ví như thảm thêu diệu hảo đất Bắc: Người, phi nhân, rồng, thú, cỏ, cây và các tạp hoa, không gì chẳng đủ; cũng như khuyên tai trang sức đủ các báu, đầy đủ viên mãn, các cửa thành này cũng lại như thế.
Bên cửa thành được trang nghiêm bởi voi, xe, bốn binh. Các Thiên tử này trang nghiêm giáp trượng tụ tập trong đó, vì bảo vệ cõi nước và du hý trang nghiêm.
Ao báu khắp nơi nước trời tràn đầy, bốn báu làm lũy; đáy và bờ đều như trên đã nói, cho đến chư Thiên nam nữ đầy khắp trong đó cũng lại như vậy.
Cung điện này gọi là Chiên Đàn, Thiên tử cung điện trọn đều gọi là Chiên Đàn. Cung điện như thế đã trụ hơn bốn mươi kiếp, do duyên tăng thượng của nghiệp chúng sinh nên thường di chuyển và chiếu sáng. Nếu Thiên tử ở tại đó thời cung điện thường đi, khi Thiên tử không ở tại đó thì cung điện cũng thường đi, khi Thiên tử trở lại thời tùy theo cung điện ở đâu thì hạ xuống ở đó.
Nhật cung điện dày năm mươi mốt do-tuần, rộng năm mươi mốt do-tuần, chu vi một trăm năm mươi ba do-tuần. Nhật cung điện này được làm thành bởi lưu ly, vàng đỏ che phủ. Phần nhiều là lửa, phần phía dưới lửa nhiều nhất, ánh sáng phía dưới cũng là hơn cả.
Phía trên bao quanh thành vàng, thành cao một do-tuần, tường phụ cao nửa do-tuần. Cửa thành cao hai do-tuần, môn lâu cao một do-tuần. Cứ mỗi mười do-tuần lại có mỗi một cửa; cứ bốn mươi cửa lại có một cửa nhỏ. Các cửa thành này được làm thành bởi các báu, được trang nghiêm bằng đủ loại ma-ni. Ví như thảm thêu diệu hảo đất Bắc: Người, phi nhân, rồng, thú, cỏ, cây và các tạp hoa, không gì chẳng đủ; lại cũng như khuyên tai trang nghiêm đầy đủ các loại báu, các cửa thành này cũng lại như thế.
Khắp nơi ao báu tràn đầy nước trời, bốn báu làm lũy, đáy và bờ cũng như đã nói ở trên, cho đến chư Thiên nam nữ đầy khắp trong đó cũng lại như vậy.
Cung điện này gọi là Tu-Dã, Nhật Thiên tử ở trong đó cũng tên là Tu-Dã, Thiên tử cung điện trọn đều tên là Tu-Dã. Cung điện này tồn tại hơn bốn mươi kiếp, vì duyên tăng thượng của nghiệp chúng sinh nên thường di chuyển và chiếu ánh sáng. Khi Thiên tử ở đó thì thường di chuyển, nếu Thiên tử không ở tại đó cũng thường di chuyển, khi Thiên tử trở lại thời tùy cung ở chỗ nào liền hạ xuống mà ở trong đó.
Cung điện Sao nhỏ nhất đường kính nửa câu-lô-xá, chu vi rộng một câu-lô-xá rưỡi. Sao lớn đường kính mười sáu do-tuần, chu vi bốn mươi tám do-tuần.
Trước nhật, nguyệt có Thiên tử Hành Lạc. Thiên tử này nếu du hành thời ắt thọ vui chơi.
Do duyên tăng thượng của nghiệp chúng sinh nên có phong luân thường thổi chuyển vòng. Do gió thổi nên cung Nhật, Nguyệt thường chuyển vòng chẳng dừng.
Nhật cung điện di chuyển một trăm tám mươi đường, Nguyệt cung điện di chuyển mười lăm đường, mười hai đường mặt trời là một đường của mặt trăng. Khi mặt trời xuất nhập hai mươi ngày đường, thời mặt trăng xuất nhập một ngày đường.
Từ đường cực Nam đến đường cực Bắc là hai trăm chín mươi do-tuần, mặt trăng và mặt trời di chuyển trong đó không có tăng giảm.
Mặt trời lại có hai đường: Một là đường ngoài, hai là đường trong. Đường trong từ trong đường Diêm-Phù-Đề đến trong đường Uất-Đan-Việt, tương khứ bốn ức tám vạn tám trăm do-tuần, chu vi mười bốn ức bốn vạn hai ngàn bốn trăm do-tuần.
Đường ngoài như vậy bốn ức tám vạn một ngàn ba trăm tám mươi do-tuần, chu vi mười bốn ức bốn vạn bốn nghìn một trăm bốn mươi do-tuần.
Sự di chuyển của mặt trăng: Di chuyển ngang thì nhanh, di chuyển vòng thì chậm. Sự di chuyển của mặt trời ắt di chuyển vòng thì nhanh, di chuyển bên thì chậm.
Sự di chuyển của mặt trời và mặt trăng hoặc hợp hoặc lìa. Trong mỗi một ngày mặt trời di chuyển bốn vạn tám ngàn tám mươi do-tuần, hợp và lìa cũng đều như thế.
Nếu khi chút hợp, mặt trời ngày che mặt trăng, ba do-tuần lại một phần ba của một do-tuần. Vì phương tiện này nên mười lăm ngày tất cả bị che, ánh sáng mặt trăng không hiện. Nếu khi lìa xa một chút, mặt trời ngày ngày di chuyển bốn vạn tám ngàn tám mươi do-tuần. Ngày này lìa mặt trăng, ba do-tuần lại một phần ba của một do-tuần. Vì phương tiện này nên mười lăm ngày mặt trăng tròn sáng. Số lượng như thế, chu vi của sự di chuyển của mặt trời nhanh hơn mặt trăng bốn vạn tám ngàn tám mươi do-tuần.
Lúc ấy Thế Tôn tuyên lại nghĩa này mà nói kệ rằng:
Có bốn vạn tám ngàn
Và tám mươi do-tuần,
Nhật theo nguyệt như thế,
Lìa nguyệt cũng như vậy.
Trong sáu tháng từ đường trong ra đến đường ngoài, sáu tháng mặt trời từ đường ngoài vào đến đường trong.
Mặt trăng thường di chuyển mười chín do-tuần lại một phần ba do-tuần, mỗi một ngày
mọc như thế, lặn cũng như thế. Mười lăm ngày này từ đường trong đến đường ngoài, mười lăm ngày từ đường ngoài đến đường trong.
Mặt trời nếu di chuyển đường trong của Đông Phất-Bà-Đề lấy Nam tế của Đông Phất-Bà-Đề như vậy sáu trăm tám mươi ba do-tuần, lại một phần ba do-tuần, trong đó mặt trời di chuyển đường trong.
Nếu mặt trời di chuyển đường trong của Diêm-Phù-Đề, thủ Nam tế như thế ba trăm năm mươi do-tuần, trong đó mặt trời di chuyển đường trong.
Nếu mặt trời di chuyển đường trong của Tây Cù-Da-Ni, thủ Nam tế của đất Tây Cù-Da-Ni như thế sáu trăm tám mươi ba do-tuần, lại một phần ba do-tuần, trong đó mặt trời di chuyển đường trong.
Nếu mặt trời di chuyển đường trong của Bắc Uất-Đan-Việt, thủ đất Bắc Uất-Đan-Việt, Nam tế như thế ba trăm năm mươi do-tuần, trong đó mặt trời di chuyển đường trong.
Nếu mặt trời di chuyển đường ngoài của Đông Phất-Bà-Đề, từ Nam tế địa thủ đến mặt trời bên ngoài ba trăm chín mươi ba do-tuần, lại một phần ba do-tuần, mặt trời di chuyển trong đó.
Nếu mặt trời di chuyển đường ngoài của Diêm-Phù-Đề, từ đất Nam tế đến đường ngoài của mặt trời sáu mươi do-tuần, trong đó mặt trời di chuyển đường ngoài.
Nếu mặt trời di chuyển đường ngoài của Tây Cù-Đàm-Di, thủ địa Nam tế đến đường ngoài của mặt trời ba trăm chín mươi ba do-tuần, lại một phần ba do-tuần, trong đó mặt trời di chuyển.
Nếu mặt trời di chuyển đường ngoài của Bắc Uất-Đan-Việt, thủ địa Nam tế sáu mươi do-tuần, trong đó mặt trời di chuyển.
Nếu mặt trời di chuyển đường trong của Đông Phất-Bà-Đề ắt di chuyển đường ngoài của Tây Cù-Da-Ni, ắt di chuyển trung lộ của Nam Diêm-Phù-Đề và Bắc uất-Đan-Việt, lúc ấy ngày của Đông Phất-Bà-Đề dài nhất mười tám mâu-hưu-đa, khi ấy đêm ngắn nhất mười hai mâu-hưu-đa. Ngày và đêm của Diêm-Phù-Đề và Bắc Uất-Đan-Việt bằng nhau, cùng mười lăm mâu-hưu-đa. Sáu mâu-hưu-đa động, hai mươi tư mâu-hưu-đa bất động.
Nếu mặt trời di chuyển đường ngoài của đông Phất-Bà-Đề ắt di chuyển đường trong của Tây Cù-Da-Ni, ắt di chuyển ở trung lộ của Nam Diêm-Phù-Đề và Bắc Uất-Đan-Việt. Lúc ấy, đêm của Đông Phất-Bà-Đề dài nhất mười tám mâu-hưu-đa, ngày ngắn nhất mười hai mâu-hưu-đa. Ngày của Tây Cù-Da-Ni dài nhất mười tám mâu-hưu-đa, đêm ngắn nhất mười hai mâu-hưu-đa. Đêm và ngày của Nam Diêm-Phù-Đề và Bắc Uất-Đan-Việt bằng nhau, cùng là mười lăm mâu-hưu-đa.
Nếu mặt trời di chuyển ở đường trong của Diêm-Phù-Đề ắt di chuyển ở đường ngoài của Bắc Uất-Đan-Việt, ắt di chuyển ở trung lộ của Đông Phất-Bà-Đề và Tây Cù-Da-Ni. Ngày của Diêm-Phù-Đề dài nhất mười tám mâu-hưu-đa, đêm ngắn nhất mười hai mâu-hưu-đa. Đêm của Bắc Uất-Đan-Việt dài nhất mười tám mâu-hưu-đa, ngày ngắn nhất mười hai mâu-hưu-đa. Ngày và đêm của Đông Phất-Bà-Đề và Tây Cù-Da-Ni bằng nhau, cùng là mười lăm mâu-hưu-đa.
Nếu mặt trời di chuyển ở đường ngoài của Nam Diêm-Phù-Đề, ắt di chuyển ở đường trong của Bắc Uất-Đan-Việt, ắt di chuyển ở trung lộ của Đông Phất-Bà-đề và Tây Cù-Da-Ni. Lúc ấy đêm của Diêm-Phù-Đề dài nhất mười tám mâu-hưu-đa, ngày ngắn nhất mười hai mâu-hưu-đa. Ngày của Bắc Uất-Đan-Việt dài nhất mười tám mâu-hưu-đa, đêm ngắn nhất mười hai mâu-hưu-đa. Ngày và đêm của Đông Phất-Bà-Đề và Tây Cù-Da-Ni bằng nhau, cùng là mười lăm mâu-hưu-đa.
Đông Phất-Bà-Đề và Tây Cù-Da-Ni đều như thế mà nói.
Nếu trong thế gian, ba mươi mâu-hưu-đa quyết định luôn là một ngày đêm, một mâu-hưu-đa có ba mươi phần, mỗi phần gọi là la-bà. Khi ngày tăng thì gọi là la-bà, nếu ngày giảm cũng là một la-bà, đêm cũng như vậy. Nếu ngày giảm thời đêm tăng một la-bà, nếu đêm giảm thời ngày tăng thêm một la-bà. Nếu ngày dài nhất mười tám mâu-hưu-đa thì lúc đó đêm ắt ngắn nhất- mười hai mâu-hưu-đa. Nếu đêm dài nhất- mười tám mâu-hưu-đa thì lúc đó ngày ắt ngắn nhất- mười hai mâu-hưu-đa. Nếu ngày và đêm bằng nhau thời ngày mười lăm mâu-hưu-đa, đêm mười lăm mâu-hưu-đa.
Nếu ngày mười lăm tháng năm chính đầy đủ, Tây quốc bắt đầu kết hạ an cư thời đất Hán an cư đã đủ một tháng. Lúc đó ngày ắt dài nhất- mười tám mâu-hưu-đa, đêm ắt ngắn nhất- mười hai mâu-hưu-đa.
Từ ngày mười sáu giảm một la-bà, tháng giảm một mâu-hưu-đa. Tháng thứ hai lại giảm một mâu-hưu-đa. Tháng thứ ba lại giảm một mâu-hưu-đa. Cho đến ngày mười lăm tháng tám, ngày mà nước Ấn-Độ tự tứ, khi mà đất Hán thọ y Ca-hi-na thì ngày và đêm bằng nhau, mỗi thứ mười lăm mâu-hưu-đa.
Lại, từ ngày mười sáu cho đến một tháng sau, giảm một mâu-hưu-đa. Tháng thứ hai lại giảm một mâu-hưu-đa. Tháng thứ ba lại giảm một mâu-hưu-đa. Cho đến ngày mười lăm tháng mười một thì đêm dài nhất mười tám mâu-hưu-đa, ngày ngắn nhất mười hai mâu-hưu-đa. Từ lúc này, ngày giảm một la-bà. Một tháng ngày ắt đêm giảm một mâu-hưu-đa. Tháng thứ hai lại giảm một mâu-hưu-đa. Tháng thứ ba lại giảm một mâu-hưu-đa. Cho đến ngày mười lăm tháng hai thì ngày và đêm bằng nhau, mỗi thứ mười lăm mâu-hưu-đa.
Lại, từ ngày mười sáu cho đến một tháng sau giảm một mâu-hưu-đa. Tháng thứ hai lại giảm một mâu-hưu-đa. Tháng thứ ba lại giảm một mâu-hưu-đa. Đến ngày mười lăm tháng năm thì ngày dài nhất mười tám mâu-hưu-đa, đêm ngắn nhất mười hai mâu-hưu-đa.
Lại có khi khác, nếu nước Ấn-Độ phần mùa Hạ tháng thứ nhất trong tháng, phần nửa sau của 9 ngày, gồm 6 tháng ngày mồng chín, lúc ấy ngày dài nhất mười tám mâu-hưu-đa, đêm ngắn nhất mười hai mâu-hưu-đa. Đến ngày mồng chín tháng chín thì ngày và đêm bằng nhau, mỗi thứ mười lăm mâu-hưu-đa. Ngày mồng chín tháng mười một thì đêm dài nhất mười tám mâu-hưu-đa, ngày ngắn nhất mười hai mâu-hưu-đa. Ngày mồng chín tháng ba thì ngày và đêm bằng nhau, mỗi thứ mười lăm mâu-hưu-đa.
Xoay vòng như thế, đủ năm năm thì có một du-ca, tức là hai tháng nhuận: Thứ nhất từ mặt trăng, thứ hai từ mặt trời. Trong khoảng năm năm, mười hai ngày lại chín ngày, lại sáu ngày, lại ba ngày, lại mười lăm ngày, trong đó ngày và đêm dài ngắn. Mặt trăng phân biệt ba công dụng: Một là phân biệt tháng, hai là phân biệt mười lăm ngày, ba là phân biệt viên mãn.
Mặt trời phân biệt đêm ngày, phân biệt mùa Hạ, Thu, Đông, tiết, phân biệt năm- là ba công dụng từ mặt trời mà được thành.
Tháng nhuận có hai: Một là từ mặt trăng, hai là từ mặt trời. Tháng nhuận này được làm từ mặt trăng. Tháng Tư mặt trời phân làm hai mặt trăng nhỏ. Một mặt trăng nhỏ là một phần ba, một mặt trăng nhỏ khác là bảy phần kia.
Nhất niên trung ưng lục tiểu nguyệt. Ngũ niên túc thiếu tam thập nhật. Ba mươi ngày này phải bù trong năm năm. Nếu không làm tháng nhỏ, ắt trăng tròn không đúng lúc. Tháng nhỏ này được làm từ mặt trời. Thế gian nói lấy ba mươi mâu-hưu-đa quyết định là một ngày đêm, phân ba mươi mâu-hưu-đa làm sáu mươi phần. Vì mặt trời nhanh nên năm mươi chín phần liền chung quanh, dư một phần. Nhân vì sự này nên hai tháng ắt trường một ngày.
Lại, hai tháng lại trường một ngày cho đến một năm thì dài thêm đủ sáu ngày. Như vậy năm năm ắt dài một tháng. Dùng một tháng này bù trong năm năm thì là ngày nhuần của mặt trời. Nếu không làm nhuận thì thời tiết và năm sai hoại không đúng.
Lại nữa, năm năm phải hai tháng nhuận: Thứ nhất là ở năm thứ ba, thứ hai là ở năm thứ năm.
Nếu mặt trăng ở trong Diêm-Phù-Đề thì thêm ba tháng mặt trời đến Tây Cù-Da-Ni; nếu ở Bắc Uất-Đan-Việt ắt tháng sáu, Đông Phất-Bà-Đề ắt tháng chín; nếu tròn một năm trở lại Diêm-Phù-Đề.
Trong thiên hạ thường có ba thời Hạ, Đông và Xuân. Mùa Hạ thì tùy theo mùa Xuân, mùa Đông thì tùy theo mùa Hạ, mùa Xuân thì tùy theo mùa Đông.
Ngày mười lăm tháng Tám, khi tự tứ ở Đông Phất-Bà-Đề thì là thời kết hạ mười lăm tháng Năm ở Diêm-Phù-Đề; là ngày mười lăm tháng Hai ở Tây Cù-Da-Ni, là ngày mười lăm tháng Mười Một ở Bắc Uất-Đan-Việt.
Phần mùa Hạ chia ba tháng ở Đông Phất –Bà-Đề đã xuất tại Đông Phất-Bà-Đề Nam Diêm-Phù-Đề hai châu ở giữa Tây Cù-Da-Ni, Xuân phần ba tháng chưa hiện tại Diêm-Phù-Đề Cu-Da-Ni hai châu trung gian Cù-Da-Ni , Xuân một tháng đã khỏi Uất-Đan-Việt, Đông phần hai tháng chưa ra khỏi, đó là ba tháng tại Cù-Da-Ni Uất-Đan-Việt giữa hai châu trung gian
Uất-Đan-Việt, Đông thì hai tháng đã ra khỏi Phất-Bà-Đề, Hạ phần một tháng chưa vào đó là ba tháng tại Uất-Đan-Việt Phất-Bà-Đề hai châu trung gian.
Núi chúa Tu-Di tại chính giữa của bốn châu thiên hạ. Như thế nào núi chúa Tu-Di ở tại bốn thiên hạ?
Biên giới phía Bắc gọi là Nhật hành phân phán, phương Đông của Đông Phất-Bà-Đề là phương Bắc của Nam Diêm Phù Đề. Phương Tây của Đông-Phất-bà-đề là phương Nam của nam Diêm-Phù- Đề. Phương Bắc của Đông-Phất-Bà-Đề là phương Tây của Nam Diêm-Phù-Đề. Phương Nam của Đông-Phất-Bà-Đề là phương Đông của Nam Diêm-Phù-Đề.
Bắc Uất-Đan-Việt và Tây Cù-Da-Ni cũng lại như thế.
Nam Diêm-Phù-Đề đối diện với Bắc Uất-Đan-Việt; Đông Phất-Bà-Đề đối diện với Tây Cù-Da-Ni.
Lúc bấy giờ là lúc ban đầu hết mặt trời và mặt trăng sinh xuống thế gian, như thế sâu xa. Mặt trời xuống chính giữa Đông Phất-Bà-đề, mặt trăng xuống chính giữa Tây Cù-Da-Ni. Lúc ấy ánh sáng chiếu khắp đầy bốn thiên hạ. Mặt trời chiếu một nửa, mặt trăng chiếu một nửa. Nếu mặt trời đã qua chính giữa Đông Phất-Bà-Đề thì mặt trời đã lặn ở Bắc Uất-Đan-Việt, Nam Diêm-Phù-Đề mặt trời đã mọc.
Nếu mặt trăng đã qua chính giữa Tây Cù-Da-Ni thì đã lặn ở Diêm-Phù-Đề, đã mọc ở Uất-Đan-Việt.
Nếu đêm trăng tròn đã đến Uất-Đan-Việt, khi mặt trăng chính giữa thì Nam Diêm-Phù-Đề mặt trời ở chính giữa. Mặt trời đi quá chính giữa Diêm-Phù-Đề thì ở Đông Phất-Bà-Đề đã lặn, ở Đông Phất-Bà-Đề đã mọc.
Nếu mặt trăng đi quá chính giữa Bắc Uất-Đan-Việt thì ở Đông Phất-Bà-Đề đã mọc, ở Tây Cù-Da-Ni đã lặn.
Ở Đông Phất-Bà-Đề, nếu đêm trăng tròn chính giữa thì ở Tây Cù-Da-Ni mặt trời ở chính giữa. Mặt trời quá chính giữa Tây Cù-Da-Ni thì ở Diêm-Phù- Đề đã lặn, ở Uất-Đan-Việt đã mọc.
Nếu mặt trăng quá chính giữa Đông Phất-Bà-Đề thì ở Uất-Đan-Việt đã lặn, ở Diêm-Phù-Đề đã mọc. Ở Diêm-Phù-Đề đêm trăng tròn chính giữa thời ở Bắc Uất-Đan-Việt mặt trời chính giữa.
Thế nào mặt trời và mặt trăng hợp tại một chỗ? Nghĩa là mặt trời luôn theo mặt trăng, đi mỗi một ngày tương cận bốn vạn tám ngàn tám mươi do-tuần, mỗi ngày lìa nhau cũng lại như vậy. Nếu khi gần nhau, mỗi ngày trăng tròn bị che ba do-tuần và một phần ba do-tuần. Vì sự này nên ngày mười lăm mặt trăng bị che ắt hết, gọi là hắc bán mãn nhật nhật ly nguyệt diệc bốn vạn tám ngàn tám mươi do-tuần. Mặt trăng mỗi ngày mở khỏi sự che ba do-tuần và một phần ba do-tuần. Vì sự này nên ngày mười lăm trăng ắt khai mở tròn đầy, thế gian gọi là nửa tháng bạch mãn nguyệt .
Nếu lìa xa nhau nhất thì lúc ấy mặt trăng tròn đầy, thế gian ắt gọi là bạch bán viên mãn nhật nguyệt.
Nếu cùng một chỗ là đi cùng nhau, thế gian ắt gọi là hắc bán viên mãn nhật. Đường kính của ánh sáng là bảy ức hai vạn một nghìn hai trăm do-tuần, chu vi hai mươi mốt ức sáu vạn ba ngàn sáu trăm do-tuần.
Khi mặt trời mọc ở Diêm-Phù-Đề, khi mặt trời lặn ở Bắc Uất-Đan-Việt thì ở Đông Phất-Bà-Đề chính giữa, Tây Cù-Da-Ni giữa đêm. Bốn thời của bốn thiên hạ này do mặt trời mà được thành.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.138.175.166 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.