Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Căn Bổn Thuyết Nhứt Thiết Hữu Bộ Tì Nại Da Tạp Sự [根本說一切有部毘奈耶雜事] »» Bản Việt dịch quyển số 22 »»

Căn Bổn Thuyết Nhứt Thiết Hữu Bộ Tì Nại Da Tạp Sự [根本說一切有部毘奈耶雜事] »» Bản Việt dịch quyển số 22

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.51 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.68 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Pháp Thức Căn Bản Của Thuyết Nhứt Thiết Hữu Bộ Tì Nại Da Về Các Duyên Sự

Kinh này có 40 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
Quyển đầu... ... 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 |
Việt dịch: Thích Tâm Hạnh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Quyển thứ hai mươi hai
Nội nhiếp tụng:
Lâu thượng phùng tăng trưởng,
Dâm nữ dạ quán tinh,
Nhân tác mã minh thanh,
Thương nhân bảo khô cốt.
Tại thành Oân Thệ Ny nơi vua Mãnh Quang trị vì, có trưởng giả lấy vợ chưa lâu vì bận mang hàng hóa đi buôn bán ở phương khác nên để vợ ở nhà. Chồng đi rồi, người vợ thừa sức ăn mặc, phiền não phát triển nên hằng ngày lên lầu nhìn ngắm đàn ông mãi không chán. Một hôm, trông thấy vua Mãnh Quang cỡi voi lớn đi ngang qua nhà, người đàn bà này sinh tâm dâm dục nên ném vòng hoa đến và mắc trên mão vua. Nhìn lên, vua thấy có cô gái dung nhan xinh đẹp rực rỡ tuyệt trần, liếc xem hai bên, cho là vô song. Biết cô ta có ý ô nhiễm, vua nói:
- Nếu nàng có ý yêu mến sao không ra đây?
Ðáp:
- Thiếp là thiếu phụ không được vô cớ ra ngoài. Ðược vua nghĩ đến, thật hân hạnh cho kẻ ở lều tranh.
Vua bị mê hoặc nên không tiến tới được, đành phải xuống voi đi bộ vào nhà. Sau khi thỏa mãn, cô ta có thai.
Ðàn bà trí tuệ có năm điều.
Một: Biết đàn ông có tâm dâm dục hay không.
Hai: Biết thời tiết.
Ba: Biết thời gian thọ thai và thai của ai.
Bốn: Biết là nam.
Năm: Biết là nữ.
Cô ta thưa với vua:
- Ngài biết không, em đã có thai.
Nhà vua trao cho cô ta vòng anh lạc bằng ngọc quý thượng hạng, bảo:
- Nếu sinh con gái thì tùy nàng xử dụng; nếu sinh trai thì đem vòng anh lạc này đưa đến gặp ta.
Cô ta đồng ý, nhà vua từ giã.
Mấy tháng sau, cái thai đã lộ ra. Người chồng cũ đưa thư về báo:
- Em hãy sống an ổn, chưa bao lâu nữa anh sẽ về cố hương.
Nghe xong, cô ta rất ưu sầu, sai người đến báo với vua:
- Em đang có thai, chồng cũ sắp về, phải làm sao đây?
Vua báo tin đến:
- Nàng chớ lo lắng, ta có cách làm cho hắn không về.
Cô ta yên lặng. Nhà vua đưa tin ra lệnh cho người chồng, ta đang cần vật như vậy, ngươi hãy đi đến xứ xa ấy tìm đem về.
Người chồng phải lặn lội đường xa nên mất rất nhiều năm.
Ðủ tháng, cô ta sinh một bé trai, tướng mạo dễ coi, hiếm có trong đời. Trời sắp sáng, cô ta dùng mật ngon cho vào đầy miệng đứa bé, đặt nó trong cái rương có lót lụa mềm, đắp bằng nỉ trắng, trên để vòng anh-lạc rồi đóng rương lại, buộc chặt bằng dây đỏ, trên in dấu tía, bảo với tỳ sứ:
- Hãy đem rương này đến cửa cung vua, lau sạch một hộp bằng trầm đểû ở trên, nên đặt đèn sáng rồi đứng một bên, khi có người sắp đến, ngươi hãy trở về.
Người sứ làm đúng theo lệnh. Bấy giờ có bầy trâu đi theo đường đến nơi cái rương thì bao vây không đi nữa. Ðang ở trên lầu cao, Vua Mãnh Quang cùng phu nhân An Lạc trông thấy bầy trâu đứng vây quanh cái rương, nên sai sư ù:
- Ngươi xem ngoài cửa, vì sao bầy trâu quần tụ với nhau vậy?
Sứ giả tâu:
- Ngoài cửa có một cái rương cột bằng dây đỏ, niêm phong với dấu tía.
Vua ra lệnh:
- Ngươi hãy mau đem vào đây.
Phu nhân tâu:
- Xin đại-vương ban cho thiếp vật trong rương.
Vua đáp:
- Tùy ý.
Mang rương đến chỗ vua, sứ giả mở ra, thấy ngọc anh lạc và đứa bé.
Nhận ra ngọc anh lạc này, vua nói đấy là con mình rồi đưa cho phu nhân, bảo:
- Ðây là con của nàng.
Nhận đứa bé, phu nhân chú nguyện:
- Nguyện con trẻ trường thọ, nên đặt tên đứa bé này là gì?
Vua nói:
- Ðứa bé có phúc được trâu hộ vệ nên đặt tên là Ngưu Hộ.
Lại nữa, phu nhân An Lạc đích thân nuôi dưỡng nên đổi hiệu mẹ là Ngưu Hộ Mẫu.
Phương Bắc, Vua hiệu Viên Thắng trị vì nước Ðắc Xoa Thi La làm cho hòa bình giàu có an lạc, nhân dân phồn thịnh nói đầy đủ như những nơi khác, các vườn cây hoa trái sum suê, mưa nhiều thuận thời tiết, khất thực dễ dàng.
Một hôm, đang cùng vui chơi hoan hỷ trên lầu cao, vua bảo các quan:
- Có nước nào giàu có vui vẻ an lạc như trong lãnh thổ của ta không?
Ðại thần tâu:
- Nước Ôn Thệ Ny, vua hiệu Mãnh Quang, họ cũng phong phú vui vẻ, an lạc, hoa trái bất tuyệt, không khác xứ này. Họ có thương nhân đi đến nơi này.
Sau khi gọi đến hỏi đầy đủ, nghe xứ họ phồn thịnh, vua sinh tâm đố kỵ, bảo với quần thần:
- Các khanh hãy tập họp binh lính, ta muốn chinh phục họ.
Nhà vua đích thân thống lĩnh bốn loại binh đi dần về hướng thành Ôn Thệ Ny, xâm lăng vô độ, tàn bạo phi lý, nhân dân không sống nỗi.
Nghe giặc đến, vua Mãnh Quang cũng dẫn bốn loại binh ra chống cự nhưng bị thua nên binh lính phân tán. Vua đơn thân độc mã bỏ chạy qua nơi khác.
Ðến nơi hoang dã, vua gặp một người nông phu tên Tăng Trưởng đang tự mình cày ruộng. Thấy dung mạo ông ta khác với người thường. Vua liền hỏi:
- Người là kẻ tráng sĩ dũng mãnh, có nghe đến việc vua Viên Thắng cùng vua Mãnh Quang đánh nhau và vua Mãnh Quang đại bại, người có biết không?
Ðáp:
- Tôi có nghe việc này nhưng không biết hư thật.
Vua đáp:
- Ðó là sự thật.
Người cày ruộng không biết đấy là vua Mãnh Quang nên nói:
- Vua kia là khách, vua Mãnh Quang ở trong nước mình mà bị xâm lăng phải bỏ chạy đến nơi khác, vậy dùng mưu thần tướng mạnh vào việc gì? Nếu trước đây vua ấy dùng tôi làm tùy tùng, thì tôi dùng dây cột cổ vua Viên Thắng lôi vào trong thành lâu rồi.
Nói chuyện chưa xong, người vợ đưa thức ăn đến, kết lá làm vật đựng. Người chồng rửa tay muốn ăn, nhìn sang vua, nói:
- Này trượng phu hùng mạnh, xem qua bộ dạng của ngài như có vẻ đói. Tôi là kẻ bần cùng, có thức ăn dở này, nếu ngài không chê xin được cùng ăn.
Vua Mãnh Quang suy nghĩ ngay:
- Nếu ta không ăn, tất bị chết đói.
Nhà vua liền xuống xe, lấy vật lót ngồi, rửa tay chân xong cùng ngồi ăn chung.
Người vợ rót rượu trong chén mẻ để uống. Vua suy nghĩ: "Tuy biết chén mẻ nhưng ta sẽ uống ở chỗ không bị mẻ".
Nhưng nhà vua có trí sách lược, biết cách cư xử tùy lúc nên nghĩ lại: "Nếu ta uống chỗ chén không bị mẻ, thì sợ người kia cho rằng ta khinh khi họ vậy, ta nên uống vào nơi mẻ để cho họ cảm tình sâu đậm với ta".
Bấy giờ, người nông phu uống tránh độc (chủ uống trước) trước ngay chỗ mẻ, sau đó đưa cho vua. Nhận lấy chén rượu, vua uống ngay chỗ bị mẻ. Nông phu suy nghĩ: "Ðây là bậc đại trượng phu, ý không phân biệt cùng uống chung với ta ở chỗ mẻ. Ta hãy kính trọng và gây sự giao hảo lâu dài với ông ta".
Sau khi suy nghĩ, người nông phu bảo vợ:
- Hiền thủ, đây là bậc đại trượng phu, là người bạn thân thiện đắc ýcủa ta. Nàng hãy đưa vị này về Tệ-xá của ta, đưa dầu thoa thân và nước nóng để tắm, rồi dọn ăn uống. Ngựa cũng đã đói, hãy cho cỏ nước đầy đủ.
Người vợ đưa vua trở về, nhất tâm làm đúng theo lời chồng dặn, cung cấp đầy đủ.
Khi ấy, có một nước nhỏ tên Kiệt Sa lén đến gây xâm lược nước vua Viên Thắng, bắt lấy cá của nhân dân. Các đại thần viết thư tâu trình đầy đủ sự việc, mong vua khéo lo liệu. Cuối thư có bài kệ:
Vua đang ở nước khác
Cần khổ chiến thắng người
Ngay tại đất nước mình
Cũng phải cần bảo vệ.
Sau khi đọc thư, vua Viên Thắng suy nghĩ: "Nếu ta thống lĩnh binh sĩ trở về nước, tất mọi người cho là ta bị thua nên chạy về. Vậy ta nên hòa hảo với họ rồi mới trở về nước mình. Nhà vua sai đưa tin đến Vua Mãnh Quang:
- Này bạn, việc đã qua không nên nhắc lại, hãy tạm thời ra ngoài, chúng tôi muốn được gặp, việc thắng bại không luận làm gì nữa, mong được thân cận gắn bó với nhau không kình chống nữa, khi hòa bình như xưa, tôi sẽ trở về đất nước mình.
Sau khi được thư, quần thần thương nghị:
- Nếu báo không có vua, tất họ khinh khi ta. Hãy tạo điều kiện ứng phó tình huống này.
Họ viết thư báo:
- Thưa ngài, chúng tôi đã xem thư, tình cảm thật tốt đẹp, sự việc tuy đúng vậy nhưng vẫn còn do dự. Hai nước gặp nhau tất có hồ nghi, tuy bạn đã bỏ ý đồ ban đầu nhưng tôi bận việc chưa tiếp kiến được. Con ruột của tôi là thái tử Ngưu Hộ sẽ ra gặp ngài, cùng nhau hoan hỷ, tùy ý ở hay đi.
Khi ấy, Ngưu Hộ ra thành gặp Viên Thắng, cùng nhau hết lòng hoan hỷ. Nhà vua giải hết binh bị, trở về nước mình.
Bấy giờ, các đại thần của vua Mãnh Quang cùng nhau bàn luận: "Oán địch ngoại xâm như mưa đã tạnh, hãy mau tìm kiếm quốc vương của ta".
Sứ giả truy tìm khắp bốn phương gần xa.
Nghe vua Viên Thắng đã thu binh trở về, vua Mãnh Quang bảo với nông dân Tăng Trưởng:
- Tôi đã hết sợ, xin từ giã bạn trở về. Nếu bạn vào thành, nên qua nhà tôi.
Ðáp:
- Danh hiệu của bậc đại trượng phu, tôi chưa biết, sau này làm sao hỏi thăm đến nhà?
Vua nói:
- Ai lại không biết nhà của tôi. Khi bạn vào thành nên hỏi thế này: - Nhà người nhiều ngựa ở đâu?
Sau khi dặn dò, vua giục ngựa ra đi, đến cửa thành cũ bảo người thủ môn:
- Ngươi nên biết, nếu có người nào đến hỏi nhà nhiều ngựa, nên đưa họ gặp ta.
Sau đó vua vào cung.
Một thời gian sau, thành Ôn Thệ Ny có lễ hội lớn. Mọi người gần xa đều tụ tập về thành. Vợ người nông phu nói với chồng:
- Hôm nay trong thành có lễ hội lớn. Tôi cũng đến xem mọi người đô hội, lại nhân đó hỏi nhà người nhiều ngựa.
Chồng nói:
- Hiền thủ, phàm những hào sĩ, lẽ nào lời nói đều có thật. Vào ba trường hợp, có thể gặp được hạng người ấy. Một là bị người khác đánh. Hai là bị người khác khinh khi. Ba là vua bị tan nhà mất nước. Ngoài ra, làm sao gặp được họ.
Vợ đáp:
- Tuy khó gặp họ, vậy xem tụ hội.
Vợ chồng cùng đi vào thành kia. Sau khi suy nghĩ, ta thử hỏi xem, nông phu hỏi người giữ cửa:
- Này ông ơi, nhà người có nhiều ngựa ở đâu?
Nghe người kia hỏi như vậy, người thủ môn liền đưa chồng vợ đến chỗ vua. Vừa trông thấy họ, vua kinh ngạc vui mừng reo lên:
- Chào bạn mới đến. Này Tăng Trưởng sao bạn dến đây được?
Ðáp:
- Cố đến để tìm kiếm.
Thấy vua ngồi trên tòa sư-tử, các quan vây quanh, Tăng Trưởng chưa biết rõ vua nên thầm nghĩ: "Kông biết vì tội gì mà ta bị bắt đến đây?".
Biết họ nghi sợ, vua muốn làm cho nhớ lại nên rời khỏi tòa, lấy mão xuống, lộ trán vua ra. Vừa trông thấy, Tăng Trưởng nhớ lại mặt vua, vợ chồng đồng thời lạy dưới chân vua.
Khi ấy, nhà vua bày nghi lễ long trọng, đưa họ vào hậu cung tắm rửa sạch bằng nước thơm, mặc y phục đẹp, tại nhà khách sang trọng dọn trăm loại món ăn thơm ngon. Vua đích thân đến trông nom việc ăn uống của họ. Sau khi mãn tiệc, để họ ở nhà bên cung điện giăng màn thơm ngát, nghỉ ngơi thỏa mãn. Vua ra lệnh nội cung:
- Ðây là cha mẹ ta, thức ăn, y phục, đồ nằm, người hầu, kẻ sai khiến mà họ cần đến, đều phải cung cấp.
Khi vua Mãnh Quang đã cung kính họ nên mọi người đều cung kính, vương tử, đại thần trong ngoài, thứ dân đều cung kính. Nông dân Tăng Trưởng thấy mình được cung kính cúng dường quá đáng nên sau bảy ngày cảm thấy ngượng ngùng, đến trước vua thưa:
- Nay tôi xin từ giã, muốn trở về lều cỏ.
Vua nói:
- Khanh hãy ở lại đây, cùng ta trị nước.
Ðáp:
- Tôi là nông phu làm sao biết quốc sự?
Vua nói:
- Có phải khanh đã nói, nếu ta được làm đại thần thì ngay lập tức dùng dây dài cột cổ Viên Quang lôi vào trong thành Ôn Thệ Ny. Nay lại nói tôi là nông phu không kham việc nước. Hãy tạm ở lại, chớ nghĩ đến việc về nhà.
Tăng Trưởng im lặng.
Vua cố lập chức đại tướng, phong làm tể-phụ, cung cấp thức ăn còn sơ sài.
Sau đó, nhân có việc, vua hỏi:
- Khanh sống khỏe không?
Ðáp:
- Ăn sáng chưa no, làm sao sống khỏe!
Vua nói:
- Không nên sầu não, sẽ cung cấp ăn mặc đầy đủ cho khanh.
Vua liền bảo năm trăm đại thần:
- Các khanh nên cung cấp cho Tăng Trưởng.
Khi ấy, mọi người cùng nhau cung cấp tăng thêm sự nuôi dưỡng ăn mặc. (Từ đây về sau gọi là Tăng Dưỡng)
Khi vua hỏi:
- Khanh khỏe không?
Ðáp:
- Ăn mặc tuy đầy đủ nhưng bị các quan đại thần trong triều khinh khi vậy làm sao khỏe?
Vua nói:
- Như vậy, khi các quan tụ họp bình luận, khanh đến trong chỗ ấy thì họ không dám khinh.
Ðáp:
- Ðại vương, tôi là nông phu nào dám khinh thường bậc quyền quý của triều đình!
Vua nói:
- Khanh chỉ đến dự, ta làm cho họ kính trọng.
Vị này im lặng.
Sau đó, nhân có triều hội, ý vua muốn những người quyền quý kính trọng Tăng Dưỡng nên phương tiện hỏi:
- Hiện nay trong nước có những sự việc bất an như vậy. Các khanh làm sao cho chấm dứt hết?
Có đại thần bàn luận rằng phải thi hành kế này mới trừ diệt được.
Vua nói:
- Không được.
Các vị quan khác đều trình bày ý kiến riêng của mình, vua đều không chịu, mới hỏi Tăng Trưởng:
- Phải làm thế nào?
Ðáp:
- Nếu thi hành kế như vậy mới có thể tiêu diệt được.
Trước quần thần, vua chấp nhận kế ấy và cho là đúng lý.
Thấy như vậy, các quan đều suy nghĩ:
-Tăng Trưởng nói ra, vua đều tin dùng, vậy không nên cùng nhau khinh người này.
Sau đó vua lại hỏi thăm Tăng Dưỡng khỏe không.
Ðáp:
- Chỗ ở chưa rộng, làm sao khỏe được?
Vua bảo các quan:
- Các khanh nên cấp cho Tăng Dưỡng nhà rộng.
Ðáp:
- Có đại thần ... vừa qua đời. Thê thiếp người hầu đang còn sống trong nhà.
Vua phán:
- Nên ban hết cho Tăng Dưỡng nhà này cùng với thê tử ... và các tài vật khác.
Sau khi Tăng Dưỡng nhận nhà, vua hỏi:
- Khỏe không?
Ðáp:
- Những người trong nhà cho tôi là nông phu nên đều khinh mạn.
Vua nói:
- Nếu như vậy, khi khanh đang tắm, ta sai sứ đến gọi, khanh nói thế này:- Ðợi ta tắm xong, sẽ đi gặp vua.
Tăng Dưỡng tâu:
- Làm sao tôi dám trái lại lệnh đại vương?
Vua bảo:
- Việc này do ta dạy, thật không có lỗi. Lại nữa, khi khanh sắp ăn, ta sai sứ đến gọi, khanh nên bảo rằng đợi ta ăn xong sẽ đến gặp vua. Khi khanh đang ăn, ta sẽ đến nhà cùng khanh chung mâm.
Ðáp:
- Ðại vương, tôi làm sao dám cùng ăn chung với đại vương!
Vua bảo:
- Ta cho phép không có lỗi. Khi làm như vậy, họ đều cung kính.
Tăng Trưởng nghe lệnh nên về nhà. Khi ông ta đang tắm, vua sai sứ đến gọi:
- Có việc cần thiết, ngài phải đến ngay!
Sứ đến truyền lệnh, Tăng Dưỡng báo:
- Ðợi tôi tắm xong, sẽ đến.
Sau khi sứ giả về, mọi người trong nhà bảo nhau:
- Chủ nhà này dám cự lại lệnh vua, ai sinh kiêu mạn tất tự rước lấy tai họa.
Họ lại nói với nhau:
- Vốn không phải người sang trọng, khi được chút thế lực thì sinh ngạo nghễ.
Gia nhân lại bảo:
- Chị em nên biết, những kẻ trèo cao tất bị té nặng. Hôm nay, người này tất bị vua giết, việc này sẽ đến ngay mà.
Tắm rửa xong, không y hẹn đến gặp vua, ông ta lại đến chỗ ăn. Vua lại sai sứ báo:
- Có việc phải đến gấp.
Tuy nghe vua gọi, nhưng ông ta nói:
- Hãy đi đi, tôi ăn xong mới đi.
Nghe sứ giả về báo, vua đích thân cỡi voi lớn đến nhà ông ta, hỏi:
- Tăng Dưỡng, khanh sắp ăn?
Ðáp:
- Sắp ăn.
- Không mời ta hay sao?
Ðáp:
- Kính thỉnh ngài vào dùng bữa.
Những người trong nhà nói với nhau:
- Chủ nhà ta cùng vua nói chuyện đùa một cách bình thường.
Họ đều lấy làm lạ, trương mắt ra nhìn.
Bấy giờ vua rửa sạch tay chân, cùng ngồi ăn chung. Thấy như vậy, những người trong nhà đều sợ hãi nói với nhau:
- Chúng ta so đo khinh khi người nông phu này, nay cùng thấy ông ta ngồi ăn chung với vua.
Họ lại cùng bàn luận:
- Biết làm sao đây! Vua đã ngồi ăn chung, việc này không khinh suất được. Từ nay về sau, chúng ta không nên khinh thường. Ai không kính trọng, tất bị tai họa.
Họ bảo nhau như vậy nên cùng kính sợ.
Vào lúc khác, vua hỏi khỏe không.
Ðáp:
- Có một đại thần là thân tộc của vua, thường khinh mắng tôi, làm sao khỏe được!
Vua nói:
- Nếu ta nói ra thì có trở ngại, khi cần xử sự, khanh tự biết tiến thối.
Ðáp:
- Xin vua đừng trách hành động của tôi.
Vua nói:
- Ta không trách gì cả.
Một lúc nọ, Tăng Dưỡng đang đi, thấy hai đồng tử nghèo không thân thuộc cầm ná và đạn chơi bên đường. Có một nô tỳ đội một vò nước đi qua trên đường. Một đồng tử nói:
- Tôi dùng đạn khô bắn lủng vò nước.
Một người nói:
- Ðạn khô bắn lủng, đó thật không gì lạ. Tôi dùng đạn ướt bắn lấp lổ ấy lại mới là lạ.
Sau khi bàn luận, họ dùng đạn khô bắn vò lủng lổ, rồi dùng đạn ướt bắn bịt lổ lủng ấy. Trông thấy sự việc như vậy, thật là hiếm có, Tăng Trưởng suy nghĩ: "Hai đồng tử này có thể giúp ta chiến thắng vương thân kia và trừ được oán hận mắng chưỡi".
Tăng Dưỡng hỏi:
- Cháu là con nhà ai?
Ðáp:
- Chúng tôi không thân thích, tự kiếm sống qua ngày.
- Nếu được, nên về sống chung với ta.
Ðáp:
- Xin tuân lệnh.
Sau khi được thu nhận, chúng hỏi:
- Tôi lại làm gì đây?
Ðáp:
- Cháu chỉ tập bắn đạn. Sau này, khi thấy ai đấu tranh với ta, cháu nên dùng viên đạn bất tịnh bắn vào miệng họ.
Ðáp:
- Tôi làm được.
Sau đó, Tăng Dưỡng đang cạnh tranh cùng vương thân kia. Từ xa, đồng tử bắn đạn dơ bẩn vào miệng người ấy. Họ liền mửa ra, lấy tay bịt miệng vội chạy đi. Nhân sỉ nhục ấy, họ không còn lăng mạ nữa.
Vua lại hỏi:
- Khanh có khỏe không?
Ðáp:
- Người trong cung của vua vì thấy tôi là nông phu nên đều khinh thường.
Vua bảo:
- Nếu như vậy, khi ta vào cung, khanh đến nơi cửa hỏi:
- Vua đang ở đâu, Nếu họ bảo ở trong, khanh nên nói, việc nước ngổn ngang lại bỏ đi không biết đến, ở mãi cung sau làm sao giải quyết.
Lại nữa, nếu thấy ta đang ở trong, thì khanh lên giường bên cung điện của ta, thòng chân nằm ngủ. Ta sẽ ra cửa, đỡ chân khanh lên.
Ðáp:
- Ðại vương, chẳng lẽ tôi có hai đầu hay sao mà khiến vua đỡ chân? Vua tôi vị trí sai biệt, cao thấp khác nhau, làm trở ngại nhân tình, nào có lý này?
Vua nói:
- Ðấy là sự yêu mến của ta, khanh có lỗi gì? Khi làm như vậy, trong cung đối với khanh không dám khinh mạn nữa.
Tăng Dưỡng im lặng.
Sau đó, Tăng Dưỡng vào trong cung, hỏi vua đang ở đâu, tùy theo lời dạy của vua, làm theo thứ lớp cho đến đỡ chân lên. Khi thấy như vậy, người trong cung đều không nhịn nỗi muốn đến làm nhục. Vua bảo:
- Ngươi chớ hành động, đấy do sự yêu mến của ta, người này có tội gì!
Họ bảo nhau:
- Cùng thấy người này được vua yêu mến, chúng ta không nên khinh mạn nữa. Nếu vua biết được, tất trị tội chúng ta.
Từ đó về sau, họ đều kính trọng.
Vào một lúc khác, vua hỏi khỏe không?
Ðáp:
- Hiện nay đã khỏe.
Vua Mãnh Quang tính ưa thích nữ sắc, nhân cùng các thiếu niên lên lầu cao nói chuyện thế sự, nên hỏi:
- Các ngươi biết ở đô thành nào có gái đẹp không?
Có người đáp thành Khúc Nữ. Có người nói trong thành Xuất-Xà Cái. Có người nói các thành ở nước khác chưa đáng kể, có cô gái buôn bán hương sắc trong thành này tên là Thiện Hiền sắc đẹp tuyệt vời đặc biệt trong đời như thiên nữ trong cung Ðế Thích, như ánh sáng mặt trời che hết muôn sao.
Nghe nói vậy, vua mừng rỡ lạ thường, đê mê rộn ràng, ý mong được gặp, nên ngay đêm ấy bỏ ngự bào ra, mặc y phục thứ dân, tự mang theo năm trăm tiền vàng đi đến nhà Thiện Hiền.
Trông thấy vua, cô ta vui mừng chào đón, bảo người hầu:
- Phục vụ vị trượng phu này tắm rửa sạch sẽ.
Người hầu tuân lệnh, tắm rửa lau sạch thân thể cho vua.
Bấy giờ, lại có người đem năm trăm tiền vàng đến cửa, gọi:
- Tôi muốn ở lại đêm.
Dâm nữ này có thường lệ là nếu có người đến sau thì giết người đến trước để cùng hoan lạc với người sau. Bấy giờ, người hầu thấy vua Mãnh Quang hình dáng khả ái không như thường dân nên rơi lệ suy nghĩ: "Phải chăng người này là giòng Sát Ðế Lợi vì dung nghi đoan chính hiếm có trên đời. Vì sao dâm nữ sinh ác tâm gây tội giết oan một cách phi lý".
Nước mắt cô ta rơi trên thân vua, vua liền ngững lên hỏi vì sao bỗng nhiên rơi lệ.
Ðáp:
- Không có gì cả.
Với tâm nghi ngờ, vua cố gạn hỏi:
- Phải có lý do, cô hãy nói rõ với ta.
Người hầu liền tuần tự nói lý do ra.
Vua hỏi:
- Cô bé, ta đã thất thế, có cách gì để chạy thoát không?
Ðáp:
- Nhà này, bốn phía đều có người cầm dao cùng nhau phòng vệ, không sao chạy thoát. Cũng có chỗ ra nhưng rất nhơ bẩn, làm sao nói được.
Vua nói:
- Bất kể sạch dơ, hãy chỉ nơi ấy, ta cần phải sống.
Ðáp:
- Nơi ấy có thể chạy ra, nhưng là cống xí, đóng bằng cọc sắt. Nếu nhổ ra được thì đó là đường thoát.
Vua nói:
- Cô đi chỉ chỗ, tôi thử nhổ xem.
Ðược cô gái chỉ chỗ, vua đưa người xuống dưới nhổ cọc trong cống xí, tuy ráng hết sức nhưng không nhổ được.
Khi ấy, ngoài tường cách đó không xa, có người Bà-la-môn sống ở đó giỏi xem thiên văn. Ban đêm, ra ngoài nhìn thiên hà, người vợ bưng nước đi theo sau, Bà-la-môn nói:
- Bà nên biết, ta xem tinh tú, thấy vua đang gặp nạn lớn gian khổ vô cùng.
Vợ nói:
- Việc cơ mật của quốc gia, nào cần phải nói ra, người khác nghe được tất bị hình phạt.
Bà-la-môn nói:
- Ta được che chở, trên hết nhờ vua, vua bị mắc nạn ta làm sao an ổn.
Người này liền quỳ xuống giữa sân hướng đến sao nguy ách cầu nguyện.
Trong lỗ xí, vua nghe tiếng của họ, tận lực lay cọc nhổ bật lên, rồi theo trong cống phẩn đi ra, thân thể dính đầy bất tịnh thật khổ cực. Vua thoát ra ngoài, sao nguy ách biến đổi.
Thấy sao biến đổi, Bà-la-môn bảo với vợ:
- Vua tuy mắc nạn nhưng đã thoát được rồi, tính mạng còn nguyên, ta thật may mắn.
Vua chạy vội vàng lén vào trong thành, đến chỗ phu nhân An-Lạc. Phu nhân vội vàng tiếp kiến, hỏi:
- Trời không hại ai, vì sao như vậy?
Vua lần lượt kể lại chuyện vừa rồi. Nghe xong, phu nhân đằm đìa nước mắt, dùng lược tre chải sạch bất tịnh, trước dùng đất thơm tẩy sạch, sau đó dùng các loại hương bột, hương nước tắm rửa, sau đó thoa dầu thơm, mặc y phục thượng hạng cho vua.
Sau khi tạm thời an nghỉ, đến sáng mai, vua ngồi trên điện bảo đại thần:
- Hãy gọi tất cả các vị thầy âm dương biết xem sao lịch đến đây.
Sau khi đại thần gọi họ lại, vua hỏi:
- Ðêm qua, ta có sự việc gì lạ?
Ðáp:
- Ðêm qua, vua an ổn không có việc gì lạ cả.
Vua bảo:
- Ở phường ... có Bà-la-môn giỏi biết tinh tú, hãy gọi lại đây.
Vua sai sứ đến nhà của Bà-la-môn ấy, bảo:
- Vua cho gọi.
Người chồng mặc áo muốn đi gặp vua. Người vợ bảo:
- Trước đây tôi đã nói, việc cơ mật của quốc gia vì sao lại nói ra, ông không chịu nghe, nay bị triệu đến hỏi.
Bà-la-môn liền quan sát mặt trời buổi sáng, biết không có việc xấu nên bảo vợ:
- Bà không nên sợ, đều là điềm an lành.
Khi vừa trông thấy ông ta đến, vua lớn tiếng gọi to:
- Xin chào đại sư, hãy ngồi gần đây.
Bà-la-môn liền chú nguyện:
- Chúc vua sống lâu mãi mãi.
Sau khi ông ta ngồi vào ghế nghỉ giây lát, vua hỏi:
- Bà-la-môn, ông hiểu tinh tú không?
Ðáp:
- Theo khả năng của tôi cũng biết chút ít.
Vua hỏi:
- Ðại sư, đêm qua, ta có sự việc gì?
Ðáp:
- Ðêm qua, đại vương gặp nạn cực khổ vô cùng. Nhờ phúc lực nên vua còn mạng sống.
Nghe xong, vua bảo các quan:
- Ðúng như lời đại-sư, đêm qua mạng ta rất nguy ngập. Các thầy âm dương không thông lịch số, từ nay về sau bị tước hết bổng lộc. Ðem dâm nữ Thiện Hiền ra cột tóc dưới chân ngựa dữ cho nó đạp chết. Nhà nó đang ở cho lừa đến cày lên. Người giúp việc tắm rửa cho ta trong nhà ấy, triệu vào hậu cung để xem việc nước.
Các đại thần thi hành theo đúng lệnh vua.
Vua hỏi Bà-la-môn:
- Ngài đã lo lắng cho nên tôi còn sống, nay muốn báo ân vậy ngài muốn gì?
Ðáp:
- Ðại vương, xin hỏi lại trong nhà rồi sẽ đến trình bày ý nguyện.
Vua nói:
- Tùy ý.
Bà-la-môn đi về, bảo người trong nhà:
- Vua ban cho ta ước muốn, cần gì đều cung cấp tất cả. Các người muốn điều gì?
Vợ hỏi:
- Chàng muốn vật gì?
Ðáp:
- Ta muốn được phong ấp bằng năm tụ lạc lớn.
Vợ nói:
- Như vậy, tôi muốn 100 con bò mẹ để lấy sửa lạc.
Con trai nói:
- Con muốn ngựa giỏi xe báu để cỡi đi.
Con gái:
- Con muốn anh-lạc đẹp thượng hạng để trang sức.
Người phục vụ nói:
- Tôi muốn cục đá nghiền hương để dùng khi làm thức ăn.
Bà-la-môn suy nghĩ:
- Sự việc như vầy, không nên nói thẳng ra, nên làm bài kệ để xin với vua.
Ông ta đến gặp vua, tâu:
- Ðại vương, những ý nguyện trong nhà của thần, mong tha tội cho mới dám nói hết ra. Xin nói qua bài kệ để trình bày việc ấy:
Thần muốn năm phong-ấp
Vợ xin trăm con bò,
Con muốn xe ngựa báu,
Gái thích những anh-lạc,
Người làm việc trong nhà,
Cần đá để mài hương,
Những mong cầu như vậy,
Xin vua thương ban cho.
Nghe tâu như vậy,
Vua Mãnh Quang nói kệ đáp lại sự mong cầu ấy:
Cho ông năm phong-ấp,
Một trăm bò cho vợ,
Xe ngựa báu cho con,
Con gái những anh-lạc,
Tỳ nữ nhỏ trong nhà
Cho đá tốt mài hương
Có những mong cầu này,
Ta đều cho mãn nguyện.
Sau khi lệnh cho đại thần theo yêu cầu của những người kia, ban cho tất cả, vua bảo Bà-la-môn:
- Ðại sư cọng tác với ta trị nước, thật tâm tương trợ bình luận các việc chính sự.
Ðáp:
- Ðại vương, tôi là Bà-la-môn không nên biết đến việc quốc gia.
Vua vẫn cố đưa Bà-la-môn lên làm đại thần.
Nước lân cận tên là Kiệt Sa phản nghịch, vua sai Tăng Dưỡng cầm binh đến dẹp, sau khi phá tan quân kia thu hoạch nhiều tài vật, đóng binh ngoài đồng sắp vào trong thành.
Nghe họ muốn vào thành, vua đích thân chỉnh đốn quân sĩ ra đón, thấy thân thể cô thiếu nữ Kiệt Sa nhiều ghẻ lở, hỏi Tăng Dưỡng:
- Có trượng phu nào cùng ngủ chung với cô gái này không?
Ðáp:
- Chẳng những chỉ thích chung chiếu gối mà còn cỡi lên lưng chồng bắt làm ngựa hí.
Vua hỏi:
- Chẳng lẽ có sự việc như vậy hay sao?
Ðáp:
- Chính mắt vua sẽ thấy.
Bấy giờ, Tăng Dưỡng đưa thiếu nữ này đến y sĩ:
- Ngươi hãy khéo chữa trị, cho dùng nhiều thuốc, cần bao nhiêu ta cũng không tiếc.
Sau khi y sĩ trị liệu cho bình phục xong, lại bồi dưỡng đầy đủ y phục, thức ăn nên dung nhan của cô ta trở nên đáng yêu mến lạ thường.
Tăng Dưỡng đưa về làm con gái, đặt tên là Tinh Quang. Ông ta bảo:
- Nếu ta thỉnh vua đến nhà dùng bữa, con hãy trang sức thân thể với đầy đủ các loại anh-lạc rồi xuất hiện trước vua.
Cô gái vâng lệnh.
Một hôm, Tăng Dưỡng bạch vua:
- Xin được vua ghé qua tệ xá của thần.
Vua nói:
- Khanh không mời, làm sao ta đến!
Ðáp:
- Hôm nay mời thỉnh, xin ngày mai đến nhà.
Vua đáp:
- Lành thay.
Tăng Dưỡng liền dọn các món ăn thịnh soạn trân quý, thỉnh vua vào nhà tắm rửa bằng nước thơm, dâng y phục vô giá. Ăn uống sắp xong, còn đang nói chuyện, từ trong màn, cô Tinh Quang ném trái cầu nhỏ rồi theo đó vén màn, thưa với cha:
- Xin đưa trái cầu cho con.
Vua thấy thiếu nữ nhan sắc siêu tuyệt nên sinh ý luyến ái, hỏi Tăng Dưỡng:
- Cô này của ai?
Ðáp:
- Con gái của thần.
- Ðã gã cho người nào chưa?
Ðáp:- Chưa có ai.
- Sao không dâng cho ta?
Ðáp:
- Nếu vua không chê, tùy ý đưa đi.
Vua liền bày lễ lớn cưới đưa vào cung.
Thói thường trong đời được mới nới cũ, không vào nhà trong nữa. Vua say đắm Tinh Quang nên bỏ bê các việc khác.
Sau khi suy nghĩ:
- Ðây thật đúng lúc nên thi hành những việc đã nói ngày trước.
Tăng Dưỡng hỏi Tinh Quang:
- Con có thể cỡi lên lưng vua bắt làm ngựa hí không?
Ðáp:
- Ðể con suy nghĩ, chưa biết nên làm thế nào?
Phàm người nữ có trí tuệ, không học tự hiểu, cô ta liền mặc y phục dơ bẩn, nằm trên giường hư. Vua đến hỏi:
- Vì sao như vậy?
Ðáp:
- Thiếp bị trời giận nên mắc tai họa này.
Vua hỏi:
- Nàng đã từng cầu nguyện trời chuyện gì?
Ðáp:
- Vì vua sai cha thiếp chinh phạt nước Kiệt-Sa, bấy giờ thiếp có tâm cầu nguyện với trời: "Nếu cha con đem binh chiến thắng được nước kia, bình an trở về, khi con xuất giá lấy chồng, sẽ cỡi lên lưng chồng bảo làm ngựa hí".
Khi bị ái dục lôi đi thì việc gì cũng làm cả. Vua đáp:
- Này phu nhân, yêu cầu của nàng, đây thật vì ta nguyện cầu không bệnh hoạn, ta phải làm cho.
Phu nhân im lặng.
Vua hỏi:
- Vì sao nàng im lặng, hay là nàng có cầu trời việc khác nữa.
Ðáp:
- Không có nguyện khác nhưng bấy giờ có suy nghĩ, khiến Bà-la-môn đại thần chú nguyện và sai nhạc sĩ đánh đàn tỳ bà.
Vua nói:
- Việc này cũng được, Bà-la-môn đại thần là của ta, người đánh đàn tỳ bà, có thể tìm được.
Ðáp:
- Xin ngài tìm cho.
Bấy giờ, nước Kiền Ðà La có một thương nhân mang các loại hàng hóa đến thành Oân Thệ Ny, đến nhà dâm nữ, giao thiệp với nhau. Người này say đắm nên loạn ý hoang mê, tiền tài đều tiêu xài hết, gia nhân nô bộc đều bỏ trốn cả. Thấy người ấy nghèo cùng, dâm nữ bảo:
- Thưa ngài, tôi không có ruộng đất để cày cấy, lại không có cửa hàng buôn bán, chỉ mong lấy việc giao du tụ tập để kiếm sống. Ai có tiền của thì mang đến, không có thì nên đi nơi khác nhường cho khách đến sau.
Ðáp:
- Tôi nghèo chẳng có gì cả, nếu có thì lại dùng vào đâu, tôi đối với nàng rất yêu mến, xin lưu dung cho chớ làm khổ đuổi đi, cho tôi ở trong nhà mới biết là thương nhau.
Dâm nữ nói:
- Nếu có thể hoàn toàn làm theo lời ta thì cho cư trú lại.
Ðáp:
- Tôi làm tất cả.
Khi ấy, ý dâm nữ muốn đuổi đi nên sau khi đại tiện dùng cây que cắm trên bãi phân, bảo người kia dùng răng cắn rút cây que lên. Người kia dùng răng kéo cây que ra. Dâm nữ dùng chân đạp vào hông người kia, nói:
- Vật bần hàn, việc ghê tởm như vậy sao lại đưa răng ra làm, ngươi là kẻ không sạch sẽ hãy đi xa ta ta.
Sau khi bị dâm nữ đuổi đi, vì có nghề cũ biết đánh đàn tỳ bà, người kia nhờ vào tiếng đàn để nuôi sống.
Vua bảo Tăng Dưỡng:
- Con gái khanh có cầu nguyện với trời, Bà-la-môn đại thần, ta đã có sẵn, người đánh đàn tỳ bà biết tìm ở đâu?
Ðáp:
- Có ông khách người Kiền Ðà La sống bằng nghề đánh đàn tỳ bà, nên dùng khăn bịt mắt đưa vào trong cung.
Vua nói:
- Nên làm như vậy.
Vua cùng đại thần lên tầng lầu cao thứ bảy, nói rõ việc này, ra lệnh đại thần. Tăng dưỡng dùng khăn bịt mắt người kia dẫn lên lầu. Khi ấy Tinh Quang mặc y phục trắng sạch, cỡi lên vai vua, đại thần tịnh hạnh chú nguyện cho vua, đánh đàn tỳ bà, vua làm ngựa hí lên.
Khi ấy, người Kiền Ðà La suy nghĩ:
- Trên tầng lầu bảy, sao lại có tiếng ngựa hí, chắc là bọn ta bị đàn bà khinh lộng.
Trong lòng sinh ý cảm khái, người này ca lên:
Việc này rất giống nhau,
Việc này nhiều người biết,
Tiền tài đều tan mất,
Que bẩn nhớp răng mình.
Khi ấy, thấy người kia tay gảy đàn, miệng hát không ngừng, vua hỏi:
- Câu hát lạ thường, có ý nghĩa gì?
Sau khi nghe người kia lần lượt đem việc của mình tâu lên, vua suy nghĩ:
- Người này đã biết ta, vậy không nên cho ở đây.
Vua cho ông ấy năm trăm tiền vàng, đuổi ra khỏi nước.
Sau đó, đại thần can gián vua:
- Làm quốc vương không nên để phụ nữ đem làm trò đùa.
Nghe vậy, vua rất xấu hổ đành im lặng.
Vua ra lệnh Tăng Dưỡng:
- Ðại thần Bà-la-môn đang chê trách ta, khanh có thể làm cho vợ hắn cạo đầu hắn không?
Ðáp:
- Thần thử xem sao!
Tăng-Dưỡng về nhà hỏi vợï:
- Vua bị Bà-la-môn chê bai vào mặt, bà có cách gì làm cho vợ hắn cạo đầu hắn không?
Ðáp:
- Không nhọc gì nói trước, cạo xong sẽ xem.
Chồng:
- Nếu làm được, thật là việc tốt, chồng tài giỏi tất có vợ tài ba.
Bà này lập tức giao hảo với người vợ đại thần. Sau khi đã hợp ý nhau, bảo rằng:
- Phu nhân, chồng tôi rất thương yêu tôi, yêu cầu điều gì chàng cũng làm cho cả.
Ðáp:
- Tuy chị nói yêu thương như vậy, nhưng làm sao hơn tôi được. Ðối với chồng, tôi có quyền uy, không ai qua nỗi.
- Nếu chị có quyền đối vơí chồng, thử cắt tóc ông ấy xem. Tôi chắc là chị không thể làm được.
Ðáp:
- Hãy xem cắt xong, mới biết có thể hay không.
Vợ đại thần liền mặc y phục dơ bẩn, nằm trên giường chiếc, rên rỉ.
Ðại thần hỏi:
- Vì sao như vậy?
Ðáp:
- Thiên thần giận em.
Hỏi:
- Chả lẽ nhà ta nghèo không thể đáp lễ hay sao mà làm cho thiên thần hiềm khích với ta. Ta sẽ làm theo những gì nàng yêu cầu, làm cho thiên thần hoan hỷ để tiêu trừ bệnh khổ. Nàng đã hứa với thần điều gì?
Ðáp:
- Khi chàng còn ở nhà chưa có quan chức, được nhà vua triệu lần đầu, thiếp cầu khẩn thần linh sao cho chồng của con đến theo lệnh vua, được toại ý mong cầu, an ổn trở về, sẽ cạo đầu tóc cúng dường thiên thần. Từ đó đến nay gia đạo hưng thịnh tiền tài giàu có, em tham hưởng thụ sung sướng quên tạ ân thần. Do tâm ngạo mạn này làm cho thần phẫn nộ. Nay chắc em phải chết có cách nào cầu sống được.
Chồng bảo:
- Sự cầu khẩn thần linh của nàng, thật vì cho ta, nên tâu vua nghe rồi thi hành.
Người vợ liền gửi thư báo cho vợ Tăng Dưỡng:
- Chồng tôi đã hứa, chắc chắn ông ấy làm.
Ðược tin, vợ báo cho Tăng Dưỡng:
- Vợ đại thần đã gửi tin đến, chồng bà ấy đã hứa tạm chờ nghe trình tấu.
Tăng Dưỡng vào gặp vua tâu rằng sự việc đã xong không còn lo gì nữa. Nếu đại thần đến, xin cho biết việc này.
Vua nói:
- Ðã biết rồi không phiền phải dặn.
Bấy giờ, đại thần đến gặp vua, tâu:
- Ðại vương, thần có lời nguyện phải tạ thần linh, không ra khỏi cửa trong sáu tháng, xin ngài ban ân cho được toại nguyện.
Vua nói:
- Lành thay.
Về nhà, sau khi cạo tóc, đại thần này xấu hổ nên không ra ngoài. Người vợ sai sứ báo cho vợ Tăng Dưỡng:
- Ðã cạo tóc xong.
Người vợ bảo Tăng Dưỡng. Tăng Dưỡng tâu vua. Nghe nói, vua rất mừng liền sai sứ gọi đại thần đến.
Bấy giờ, Tăng Dưỡng dạy hai đồng tử hát ca khúc:
- Nếu gái nhà lành, lại xinh đẹp
Có thể khiến chồng theo ý mình,
Trên tầng lầu bảy ngựa hí vang,
Xem đại thần này không còn tóc.
Nghe tin vua triệu, đại thần vội đội mão, đi vào cung. Thấy ông ta đến, vua sai ngồi một bên. Hai đồng tử liền ca lên:
- Nếu gái nhà lành, lại xinh đẹp,
Có thể khiến chồng theo ý mình,
Trên lầu bảy tầng ngựa hí vang,
Xem đại thần này không còn tóc.
Ðến sát ở trước, hai đồng tử lấy mão đại thần ra, thấy không còn tóc, bá quan cả triều đều vỗ tay cười lớn. Trong tự xấu hổ, ngoài ngượng với mọi người, đại thần rụt vai cúi đầu im lặng bỏ đi ra cửa.
Sau khi làm việc này, Tăng Dưỡng tự khoa trương lớn giọng bảo mọi người:
- Ai bị phụ nữ khinh đùa như vậy làm sao có thể thành tựu việc lớn cho đất nước.
Tại chỗ khuất, vua bảo đại thần:
- Khanh có cách gì làm cho Tăng Dưỡng bị sỉ nhục không?
Ðáp:
- Ðại vương, để thần xem xét đã, không biết được không?
Ðại thần bảo với con trai của em gái mình là người giỏi huyễn thuật:
- Khi lâm triều, đại thần Tăng Dưỡng thường khinh dễ với ta. Con có thể làm cho hắn bị sỉ nhục nặng nề không?
Ðáp:
- Này cậu, cho cháu suy nghĩ đã, xem việc ấy như thế nào.
Sau khi suy tính, người này đáp:
- Âm thầm dùng huyễn thuật hóa ra một nhóm thương khách, nơi đống phân lớn hóa thành phòng thất, dùng bộ xương khô hóa ra vợ thương chủ nhan sắc xinh đẹp ai cũng ưa nhìn. Theo phép nước của vua, khi có đoàn buôn lớn đến thành, hoặc vua đích thân thu thuế hoặc sai Tăng Dưỡng.
Bấy giờ vua không ra mà sai Tăng Dưỡng nhận thuế.
Ðến doanh trại họ, Tăng Dưỡng hỏi:
- Phòng thương chủ nơi nào?
Ðược họ chỉ chỗ, Tăng Dưỡng vào phòng, thấy vợ thương chủ sắc đẹp khả ái làm rung cảm lòng người.
Vừa trông thấy, Tăng Dưỡng liền say đắm, hỏi:
- Thiếu nữ, nếu cô chịu hoan lạc với ta, sẽ không thu thuế cả đoàn buôn.
Ðáp:
- Tùy ý.
- Nhưng không nên làm ban ngày, hãy đợi đến đêm.
Huyễn sư liền che ngày thành như đêm. Tăng Dưỡng cùng huyễn nữ làm việc phi pháp, dùng tay ôm cổ ngủ say.
Bấy giờ, huyễn sư giải pháp thuật, Tăng Dưỡng đang ôm bộ xương khô nằm trên đống phân.
Ðại thần đến bạch vua:
- Ðại vương, ngài tạm dời thần giá đến xem Tăng Dưỡng.
Vua xuất thành, đến nơi, nhịp tay đánh thức, bảo:
- Tăng Dưỡng, ngươi dã hợp cùng gái, chả lẽ còn ăn thịt hay sao?
Thấy như vậy, Tăng Dưỡng suy nghĩ biết trò chơi này do vua bày ra, vậy ta còn sống ở đây sao được, thà tự tử chứ không muốn sống nữa ... Nhưng bỏ thân mạng rất khó, ta nên đến gặp Tôn giả Ðại-Ca Ða Diễn Na để xin xuất gia.
Ðến nơi, Tăng Dưỡng làm lễ thưa:
- Ðại đức, con muốn xuất gia.
Tôn giả liền cho xuất gia, truyền 5 giới,10 giới, rồi truyền cận viên, sau khi giáo giới qua, bảo học kinh Tăng-nhất A-cấp-ma.
Bấy giờ, không có Tăng Dưỡng, tâm ý vua Mãnh Quang không an, liền bắt hoàn tục và an trí như cũ.
CĂN BẢN THUYẾT NHẤT THIẾT HỮU BỘ
TỲ-NẠI-DA TẠP-SỰ
Quyển hai mươi hai hết.

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 40 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Chuyển họa thành phúc


Đừng đánh mất tình yêu


Truyện cổ Phật giáo


Em Là Vì Sao Sáng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.141.29.162 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập