Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Mười một loại chướng trên đây được bao hàm trong hai chướng.
Trong loại phiền não chướng, chủng tử thuộc kiến sở đoạn bắt đầu được đoạn trừ bởi kiến đạo trong Hoan hỷ địa. Phiền não hiện khởi thuộc loại chướng này đã bị trấn áp trước khi chứng nhập địa. Chủng tử thuộc tu sở đoạn, khi Kim cang dụ định hiện tiền, tất cả nhất loạt bị đoạn trừ. Hiện khởi của lọai chướng này đã bị trấn áp dần dần trược khi chứng nhập địa. Từ sơ địa trở đi, nó mới hoàn toàn bị áp chế khiến cho vĩnh viễn không hiện hành như A-la-hán. Trong bảy địa đầu, do cố ý, nó tuy co khi tạm thời hiện khởi, nhưng không gây tác hại. Bát địa trở lên nó mời hoàn toàn không hiện hành.
Trong sở tri chướng, chunngr tử thuộc kiến sở đoạn bắt đầu bị đoạn trừ bởi kiến đạo trong Hoan hỷ địa. Hiện khởi phiền não thuộc loại chướng này đã bị trấn áp trước khi chứng nhập địa. Chủng tử thuộc tu sở đoạn lần lượt đoạn diệt trong mười địa. Cho đến khi Kim cang dụ định hiện tiền nó mới vĩnh viễn bị đoạn tận. Hiện khởi thuộc loại chướng này bị áp chế dẫn trước khi chứng nhập địa, cho đến địa thứ mười mới hoàn toàn bị áp chế vĩnh viễn.
Từ bát địa trở lên, những gì câu hành với thức thứ sáu không còn hiện hành, vì dòng tương tục của tâm và quả của quán vô lậu[193] trái nghịch với nó. Những gì câu hữu với thức thứ bảy vẫn còn có thể hiện hành. Cho đên lúc khởi trí và quả của pháp không chúng mới bị trấn áp.
Năm chuyển thức đầu dù nếu chưa được chuyển y, do sự trấn áp bởi vô lậu[194] mà chướng không hiện khởi.
Mặc dù ở tu đạo, trong mười địa thảy đều không đoạn diệt chủng tử của phiền não, nhưng phần thô trọng của chúng cũng dần dần bị đoạn diệt. Do ý nghĩa này mà nói rằng mỗi một thô trong của hai chướng đều có ý nghĩa đoạn trừ trong ba trụ.[195]
Mặc dù trong các giai vị đều có đoạn thô trọng, nhưng trong ba giai vị này hiện nhiên nhất nên đặc biệt đề cập.
Tiệm và đốn trong sự đoạn trừ chủng tử hai chướng như thế nào?
Câu hành với thức thứ bảy: (a) Chủng tử phiền não chướng, khi đạt được quả vị vô học của ba thừa, trong một sát-sa đoạn trừ nhất loạt (đốn) cả ba giới. (b) Chủng tử sở tri chướng, khi thành Phật, trong một sát-na tất cả đoạn trừ nhất loạt (đốn), vì chúng hiện khởi nội tại một cách tự nhiên, không phân biệt thô và tế.
Câu hành với sáu thức còn lại: (a.) Chủng tử phiên não chướng, thuộc kiến sở đoạn, (a.1) trong chân kiến đạo thuộc giai đoạn kiến đạo của ba thừa tất cả nhất loạt đoạn trừ.[196] (a.2) Thuộc tu sở đoạn, tùy theo sự thích hợp. Với một loại, chín phẩm thuộc ba giới chín địa, được đoạn riêng biệt lần lượt từng phẩm một bởi Nhị thừa. [197] Với một loại, ba giới chín địa họp thành một tụ, chia thành chín phẩm; Nhị thừa đoạn riêng từng phẩm.[198] Bồ tát cần phải khởi Kim cang dụ định, trong một sát-na, nhất loạt đoạn trừ tất cả ba giới.
(b) Chủng tử sở tri chướng, trong sơ địa, sơ tâm đốn đoạn tất cả kiến sở đoạn. Về tu sở đoạn, sau đó trong mười địa, trong tu đạo vị, lần lượt đoạn trừ, cho đến khi chính thức khởi Kim cang dụ định trong một sát-na mới đoạn trừ toàn bộ, duyên đến đối tượng cả trong và ngoài, cả thô và tế, vì phẩm loại sai biệt có rất nhiều.
Hàng Nhị thừa độn căn, khi lần lượt đoạn chướng, tất nhiên riêng biệt khởi vô gián, giải thoát. Với gia hành, thắng tiến, hoặc cá biệt hoặc tổng hợp.[199]
Bồ tát lợi căn trong giai đoạn lần lượt đoạn chướng không cần thiết phải khởi vô gián và giải thoát riêng biệt, vì trong từng sát-na, sát-na, đều có thể đoạn và chứng. Bốn đạo, kể từ gia hành, mỗi sát-na tùy theo đối chiếu trước sau mà có thể có đủ tất cả các đạo.[200]
5. Mười chân như
Mười chân như:[201]
1. Biến hành chân như. Đây là chân như được hiện thị bởi hai không. Vì không một pháp nào mà trong đó nó không phổ biến.[202]
2. Tối thắng chân như. Đây là chân như có vô biên phẩm đức. Vì nó tối thắng trong hết thảy pháp.[203]
3. Thắng lưu chân như. Đây là chân như mà từ đó giáo pháp tuôn chảy. Vì nó cực tôn thắng đối với các giáo pháp khác.[204]
4. Vô nhiếp thọ chân như. Đây là chân như không hệ thuộc bất cứ cái gì. Vì nó không phải là thủ làm sở y cho ngã chấp.[205]
5. Loại vô biệt chân như. Đây là chân như không có sai biệt về loại. Vì không có dị biệt loại như mắt v.v.[206]
6. Vô nhiễm tịnh chân như. Đây là chân như mà bản tính là vô nhiễm. Vì không thể nói về sau mới trở thành tịnh.[207]
7. Pháp vô biệt chân như. Đây là chân tuy có nhiều giáo pháp, được an lập qua nhiều phương diện khác nhau, nhưng không có sự dị biệt.[208]
8. Bất tăng giảm chân như. Đây là chân như lìa ngoài tăng giảm chấp, vì không tùy theo nhiễm tịnh mà có tăng giảm.[209] Đây cũng gọi là tướng độ tự tại sở y chân như – chân như làm sở cho tự tại thân tướng và quốc độ.[210] Tức là nếu chứng đắc chân như này thì tùy ý mà tự tại hiện thân tướng và hiện quốc độ.
9. Trí tự tại sở y chân như – chân như làm sở y cho sự tự tại của trí. Nếu chứng chân như này thì tùy ý mà tự tại đạt được vô ngại giải.[211]
10. Nghiệp tự tại đẳng sở y chân như – chân như làm sở y cho sự tự tại của nghiệp, v.v. Nếu chứng đắc chân như này thì có thể tự tại khắp tất cả đối với thần thông, tác nghiệp, tổng trì, định môn.[212]
Tuy chân như tính thật sự không có sự sai biệt nhưng tùy theo phẩm đức ưu thắng mà lập thành mười loại.
Mặc dù trong sơ địa đã đạt được tất cả nhưng sự chứng hành chưa được viên mãn, do được thành lập cho được viên mãn trong mỗi mỗi địa về sau.
6. Quá trình chuyển y
Như vậy, Bồ tát ở trong mười địa dũng mãnh tu hành mười thắng hành, đoạn mười chướng, chứng mười chân như, và do đó chứng đắc hai sự chuyển y.
a. Giai vị chuyển y.
Sự sai biệt của các giai đoạn chuyển y, một cách tóm tắt, có sáu:[213]
1. Chuyển bởi tăng lực ích năng. Trong hai địa đầu, do thắng giải và tàm quý làm tổn giảm thế lực của chủng tử nhiêm ô trong bản thức, tăng cường công năng của chủng tử tịnh trong bản thức.[214] Tuy chủng tử của chướng chưa bị đoạn để thật sự chứng chuyển y nhưng hiện hành dần dần bị trấn áp, do đó cũng được nói là chuyển.
2. Chuyển bởi thông đạt. Trong thông đạt vị, do lực của kiến đạo mà thông đạt chân như, đoạn thô trọng của hai chướng do phân biệt sinh, chứng đắc một phần chuyển y, chân thật chuyển y.[215]
3. Chuyển bởi tu tập. Trong tu tập vị, do thường xuyên tu tập các thắng hành của mười địa, lần lượt đoạn trừ thô trọng của hai chướng thuộc loại câu sinh, lần lượt chứng đắc chân thật mà đạt được chuyển y.[216]
Nhiếp Đại thừa nói, chuyển bởi thông đạt thuộc sáu địa đầu, quán hữu tướng và quán vô tướng thông đạt chân như, xen kẽ nhau hiện tiền, khiến cho có sự hiển hiện của chân và phi chân. Chuyển bởi tu tập thuộc bốn địa sau, thuần vô tướng quán hiện tiền trong thời gian lâu dài, dũng mãnh tu tập đoạn trừ thô trọng còn lại, phần lớn khiên cho phi chân không hiện tiền.
4. Chuyển bởi quả viên mãn. Trong cứu cánh vị, do trải qua ba đại kiếp a-tăng-xí-da[217] tu tập vô biên các thắng hành khó hành, khi Kim cang dụ định hiện tiền, vĩnh viễn đoạn trừ tất cả thô trong từ trước đến nay, đốn chứng Phật quả viên mẫn, đạt được chuyển y, suốt đên tận cùng vi lai lợi lạc vô tận.
5. Chuyển y hạ liệt. Trong giai vị Nhị thừa, chuyên cầu tự lợi, chán ghét khổ, mong cầu tịch tdiệt, chỉ có thể thông đạt sinh không chân như, doạn phiền não, chứng chân trạch diệt, không có sự thích ứng thù thắng, do đó nói là hạ liệt.
6. Chuyển y quảng đại. Trong giai vị Đại thừa. Vì lợi tha hướng đến đại bồ-đề, không có sự ghét ưa đối với sinh tử và niết-bàn, có thể thông đật đầy đủ cả hai không chân như, cùng lúc đoạn chủng tử của cả sở tri chướng và phiền não chướng, đốn chứng Vô thượng Bồ-đề Niết-bàn, có khả năng thích ứng lớn, nên được gọi là quảng đại. Trong đây ý nói sự chuyển y quảng đại do loại bỏ hai thô trọng mà được chứng đắc.
b. Nghĩa chuyển y.
Về sự sai biệt của nghĩa chuyển y, tóm tắt có bốn:
1. Năng chuyển đạo. Ở đây lại có hai: (1) Năng phục đạo: thế lực trấn phục tùy miên của hai chướng khiến không dẫn khởi hiện hành của hai chướng. Ở đây thông cả hai đạo hữu lậu[218] và vô lậu,[219] ba trí là gia hành, căn bản và hậu đắc, tùy sự thích hợp mà trấn phục hoặc tiệm hoặc đốn. (2) Năng đoạn đạo: Vĩnh viễn đoạn trừ tùy miên của hai chướng, đạo ở đây nhất định không phải là gia hành hữu lậu. Vì hữu lậu thuộc loại đã từng tập, được dẫn bới tướng chấp, [220] và chưa xóa sạch hành tướng. Và già hành thì hướng đến mong cầu sở chứng, sở dẫn[221] mà chưa được hoàn thành.
Co giải thích nói, căn bản vô phân biệt trí thân chứng chân lý được hiển thị bởi hai không, vì không có tướng của cảnh, nên có thể đoạn tùy miên. Hậu đắc trí không phải vậy, do đó không phải là đoạn đạo.
Giải thích khác nói, hậu đắc vô phân biệt trí tuy không thân chứng chân lý bởi hai không, không có năng lực đoạn tùy miên loại mê lý, nhưng nó nhận thức rõ ràng tướng an lập và phi an lập hiện tiền, chứng nghiêm không điên đảo, do đó cũng có thể đoạn trừ hoàn toàn tùy miên thuộc loại mê sự. Vì vậy Du-già nói, trong tu đạo vị có đoạn đạo xuất thế, đoạn đạo thế và xuất thế, không có thuần thế gian đạo nào có thể hoàn tàn huy hoại tùy miên, vì nó thuộc loại đã từng tập, vì vì được dẫn bởi tướng chấp.[222]
Do lý thú này, các tùy miên mê lý thuộc kiến sở đoạn và tu sở đoạn đều chính xác bị đoạn bởi căn bản vô phân biệt trí do trí này thân chứng chân lý. Các tùy miên mê sự thuộc tu sở đoạn khác đều có thể bị đoạn bởi cả căn bản và hậu đắc.
2. Sở chuyển y.[223] Ở đây có hai: (1) Trì chủng y – sở y là cái duy trì chủng tử, đó là căn bản thức. Do bởi nó duy trì chủng tử của pháp nhiễm và tịnh, đồng thời cũng là sở y cho pháp niễm và tịnh, bằng Thánh đạo nó bị chuyển thể để loại bỏ nhiễm, trở thành tịnh. Ngoài ra, y tha khởi tính tuy cũng làm sở y nhưng vì không duy trì chủng tử nên đây không đề cập. (2) Mê ngộ y – cái làm sở y cho mê và ngộ, đó là chân như. Do bởi chân như là gốc rễ, các pháp nhiễm tịnh y trên đó mà sản sinh. Bằng Thánh đạo, chân như được loại bỏ nhiểm để thành thanh tịnh. Nhừng cái khác, tuy cũng có thể làm sở y cho pháp mê và ngộ, nhưng vi chúng không phải là gốc rễ nên không được đề cập.
3. Sở chuyển xả. Ở đây lại có hai: (1) Sở đoạn xả - loại bỏ cái cần đoạn trừ, đó là chủng tử của hai chướng. Khi chân vô gián đạo hiện tiền, nó trái nghịch với phần đối trị chướng do đó bị đoạn diệt, hoàn toàn không thành tựu[224], do đó được nói là xả. Do chủng tử của nó đã bị đoạn, không còn hiện hành chấp trước lệch lạc ngã pháp. Khi đối cảnh là sở chấp ngã pháp không có, nhận thức sai lầm cũng được nói là bị loại, do đây nói là xả biến kế sở chấp. (2) Sở khí xả, đó là các chủng tử hữu lậu còn lại[225] và chủng tử vô lậu yếu kém,[226] khi Kim cang dụ định hiện tiền dẫn sinh bản thức thuần tịnh cực ký tròn sáng không còn là sở y cho chúng nữa do đó hoàn toàn bị vất bỏ.
Sau khi chủng tử của nó đã bị loại bỏ, các pháp vô lậu yếu kém[227] và các pháp hữu lậu hiện hành rốt ráo không sinh. Đã vĩnh viễn không sinh nên cũng nói là xả. Do đây mà nói là xả sinh tử và pháp yếu kém.
Có giải thích nói, các pháp hữu lậu[228] còn lại và pháp vô lậu yếu kém, khi Kim cang dụ định hiện tiền,[229] thảy đều bị loại bỏ, vì chúng bị xả bỏ cùng lúc với chủng tử của hai chướng.
Giai thích khác nói, lúc bấy giờ chúng vẫn chưa bị loại, vì không trái nghịch với vô gián đạo,[230] vì Bồ tát hẵn không có pháp sinh tử,[231] vì giai đoạn này hẵn không có thức được huân,[232] vì trụ nơi vô gián đạo hẵn có thể được gọi là Phật.[233]
Do ý nghĩa này, nên biết, các hữu lậu còn lại cho đến giải thoát đạo mới bị xả bỏ, vì bấy giờ tịnh thức thứ tám không còn là sở y của chúng.
4. Sở chuyển đắc.[234] Ở đây lại có hai:1. Sở hiển đắc, tức đại niết-bàn. 2. Sở sinh đắc, tức đại bồ đề.
7. Hai quả chuyển y
a. Đại Niết-bàn
Quả đạt do hiển lộ, đó là Đại Niết-bàn. Tuy tự tính của Đại Niết-bàn bản lai vốn thanh tịnh nhưng do bị che phủ bởi phiền não khách trần nên không được hiển lộ. Khi chân Thánh đạo phát sinh, chướng ấy bị đoạn, khiến cho tướng thanh tịnh hiển hiện nên nói là chứng đắc Niết-bàn. Đây căn cứ theo sự ly chướng của chân như mà có khái niệm, thể của nó tức là pháp giới thanh tịnh.
Tóm tắt mà nói, ý nghĩa sai biệt của Niết-bàn có bốn:
1. Niết-bàn mà tự tính bản lai thanh tịnh, đó là lý chân như của hết thảy pháp tướng. Tuy có khách trần nhưng bản tính vốn tịnh, đầy đủ vô lượng công đức vi diệu, không sinh không diệt, trong suốt như hư không, mà hết thảy hữu tình đều có chung một cách bình đẳng, cùng với hết thảy pháp không phải đồng nhất cũng không phải dị biệt, xa lìa hết thảy tướng, hết thảy phân biệt, con đương bởi tầm từ bị dứt, con đường bởi ngôn ngữ bị cắt, duy chỉ được chứng nghiệm nội tại bởi bậc Chân Thánh giả. Vì tính thể của nó bản lai vắng lặng nên được gọi là Niết-bàn.
2. Niết-bàn hữu dư y, tức chân như đã xuất ly phiền não chướng, tuy còn có sở y của khổ mờ nhạt chưa bị diệt nhưng chướng thì đã vĩnh viễn bị dập tắt, do đó nói là Niết-bàn.
3. Niết-bàn vô dư y, tức chân như đã xuất ly khổ sinh tử, phiền nào đã hoàn bị diệt tận không còn, dư y cũng diệt, mọi thứ khổ bị dập tắt, nên được gọi là Niết-bàn.
4. Niết-bàn vô trụ xứ, tức chân như đã xúat ly sở tri chướng, luôn luôn được chắp cánh bởi đại bi và bát-nhã, do đay mà không trụ sinh tử hay Niết-bàn, lợi lạc hữu tình suốt cùng vị lai, dụng thường tịch nên nói là Niết-bàn.
Hết thảy hữu tình đều có Niết-bàn thứ nhất. Hang Nhị thừa vô học có ba Niết-bàn đầu. Duy chỉ nơi đức Phật Thế Tôn mới có thể nói đầy đủ cả bốn.
Vì sao chỉ nơi đức Thiện Thệ Thế Tôn mới có đủ, nơi khác thì không?
Tuy không có sở y thật của khổ nhưng tợ như là có.[235] Hoặc sở y của khổ đã diệt tận nên nói là vô dư y; không phải sở y của khổ còn hiện tại mà nói hữu dư y.[236] Do đó Thế Tôn có đủ cả bốn.
Nếu Thanh văn cũng có vô dư y, sao có nơi nói là vị ấy không có?[237]
Có nơi nói vị ấy thảy đều không hoàn toàn có Niết-bàn, nhưng đâu có nói vị ấy cũng không có cả hữu dư y?[238] Nhưng vì nơi Thanh văn Nhị thừa, khi thân trí còn tồn tại, còn có sở y của khôt là sở tri chướng chưa diệt tận, ý nghĩa viên tịch bị ẩn khuất, do đó nói là không có Niết-bàn. Không phải nơi các vị ấy phiền não chướng không thật sự diệt tận, chân lý được hiển hiện, là Niết-bàn hữu dư. Vì lúc bấy giờ chưa chứng viên tịch vô dư nên cũng nói là vị ấy kông có vô dư y. Không phải rằng vị ấy về sau khi thân trí đã diệt sở y của khổ cũng diệt tận mà không có Niết-bàn vô dư.
Hoặc nói Nhị thừa không có Niết-bàn là căn cứ theo vô trụ xứ chứ không phải căn cứ ba Niết-bàn đầu.
Lại nói vị ấy không có vô dư y, đó là căn cứ nơi hàn Nhị thừa bất định tính mà nói. Vị ấy vừa mới chứng đắc Niết-bàn hữu dư liền quyết định hồi tâm hướng đến cầu Vô thượng giác, do lực của định và nguyện, vị ấy lưu thân tồn tại lâu dài không phải như một loại nhập vô dư y.[239] Nghĩa là, có hàng Nhị thừa cực kỳ ái lạc viên tịch, khi đạt được sinh không quán, chứng chân như, hoàn toàn diệt tận phiền não chướng vốn dẫn đến thọ sinh, hiển lộ Niêt-bàn hữu dư vốn y nơi lý chân như. Nơi vị ấy vì phiền não dẫn đến tái sinh đã diệt tận, nên dị thục của hậu hữu không do đau mà tái sinh, sở y của khổ hiện hữu diệt một cách tự nhiên, các pháp hữu vi còn lại đã không còn sở y, nên đồng loạt bị xả đồng thời với sở y khổ kia, hiển lộ Niết-bàn vô dư y vốn y trên lý chân như. Lúc bấy giờ nơi vị Nhị thừa tuy thân trí không tồn tại nhưng do sự chứng đắc của vị ấy nên có thể nói vị ấy cungx có vô dư y. Trong giai đoạn này duy chỉ có chân như thanh tịnh, ly tướng, trong suốt, tịch nhiên, an lạc. Y theo ý nghĩa này mà nói vị ấy không có gì khác với Phật. Nhưng do bởi bồ-đè, và sự nghiệp lợi tha nên nói vị ấy khác với Phật.
Các sở tri chướng không dẫn đến tái sinh, vì sao khi đoạn trừ chúng lại đạt được vô trụ xứ?
Chúng che lấp pháp không chân như khiến không phát sinh đại bi và bát nhã để suốt cùng vị lai lợi lạc hữu tình, do đó khi đoạn trừ chúng lý pháp không hiển lộ. Lý ấy chính là Niết-bàn vô trụ xứ, vì khiến cho không trụ vào bất cứ biên tế nào.
Nếu sở tri chướng cũng chướng Niết-bàn, vì sao đoạn trừ chúng mà không đạt được trạch diệt?
Trạch diệt là thoát ly hệ phược.[240] Chúng không phải là hệ phược.
Đã vậy, đoạn trừ chúng há không đắc Niết-bàn?
Không phải các Niết-bàn đều thuộc trạch diệt. Nếu không vậy, tự tính thanh tịnh hẵn không phải là Niết-bàn. Những gì hệ phược hữu tình trụ trong sinh tử, khi đoạn trừ chúng, nói là đạt được trạch diệt vô vi. Các sở tri chướng không dẫn đến sinh tử, không phải như phiền não mà có thể hệ phược hữu tình, do đó khi đoạn trừ chúng mà không đạt được trạch diệt. Nhưng đoạn trừ chúng, lý pháp không hiển lộ. Tương của lý ấy tịch tĩnh nên nói là Niết-bàn; chứ không phải tính thể của Niết-bàn này là trạch diệt. Do đó, với bốn viên tịch, trong các vô vi, hai loại đầu và cuối là chân như; hai loại giữa thuộc trạch diệt.
Nếu duy chỉ đoạn trừ hệ phược mà chứng đắc trạch diệt, vậy hai vô vi – bất động và tượng thọ diệt – thuộc vào đâu trong bốn vô vi?[241]
Thuộc phi trạch diệt[242] vì được nói là tạm thời thoát ly hệ phược.Trạch diệt vô vi duy chỉ cứu cánh diệt. Vì có trường hợp phi trạch diệt không vĩnh viễn diệt tận. [243]
Hoặc vô trụ xứ cũng thuộc trạch diệt, vì đạt được do lực giản trạch chân chính mà diệt trừ các chướng. Trạch diệt có hai: (1) Diệt đạt được do diệt trừ hệ phược, tức là đoạn các phiền não dẫn tái sinh. (2) Diệt đạt được do diệt trừ chướng, tức đoạn trừ các chướng còn lại mà chứng đắc. Do đó, với bốn viên tịch, trong các vô vi, một viên tịch đầu tức chân như, ba còn lại đều là trạch diệt. Hai vô vi – bất động và tưởng thọ diệt – co chỉ tạm thời phục diệt nên thuộc phi trạch diệt. Những gì bị diệt trừ rốt ráo thì thuộc trạch diệt.
Sở tri chướng cũng chướng Niết-bàn, vì sao đậy chỉ nói chướng bồ-đề?
Nói phiền não chướng chướng niết-bàn, há rằng như vậy nó không chướng bồ-đề? Nên biết, Tháng giáo căn cứ công dụng ưu thắng mà nói, lý thật thảy đều chướng cả hai quả.
Như vậy, trong bốn Niết-bàn được nói ở đây, ba loại sau chứng đắc do bởi được hiển lộ.
b. Đại Bồ-đề
Thứ đến, quả chuyển y đạt được do sở sinh, đó là Đại Bồ-đề. Bản lai tuy có chủng tử để phát sinh Đại Bồ-đề, nhưng vì bị cản trở bởi sở tri chướng nên nên không sinh. Do lực Thánh đạo mà sở tri chướng bị đoạn, khiến cho từ chủng tử xuất hiện, và được gọi là chứng đắc bồ-đề. Sau khi khởi, nó tiếp nối liên tục cho đến suốt cùng vị lai. Đây là tâm phẩm tương ưng với bốn trí.[244]
i. Tâm phẩm tương ưng với bốn trí là những gì?
(1) Tâm phẩm tương ưng trí đại viên kính. Tâm phẩm này thoát ly các phân biệt.[245] Sở duyên và hành tướng của nó vi tế khó biết. Nó không quên sót, không ngu mê đối với tướng của tẩt cả cảnh. Tính và tướng thanh tịnh, thoát ly các tạp nhiễm,[246] phâm đức thuần tịnh, tròn đầy, là sở y và duy trì hiện hành và chủng tử. Nó làm hiển hiện và xuất sinh thân tướng, quốc độ, trí và các ảnh tượng,[247] không gián cách, không gián đoạn, suốt cùng vị lai. Như tấm gương lớn tròn đầy trong đó hiện đủ mọi sắc tượng. [248]
(2) Tâm phẩm tương ưng với trí bình đẳng tính. Tâm phẩm này quán chiếu hết thảy pháp, tự và tha, hết thảy hữu tình, thảy đều bình đẳng, luôn luôn cùng tương ưng với đại từ bi v.v. Tùy theo thị hiếu của các hữu tình mà thị hiện những ảnh tượng sai biệt, thọ dụng thân và độ. Nó là sở y bất cộng của trí diệu quán sát, và do bởi nó mà Niết-bàn vô trụ được thiết lập, tương tục một vị suốt cùng vị lai.[249]
(3) Tâm phẩm tương ưng trí diệu quán sát. Tâm phẩm này một cách thiện xảo quán sát tự tướng và cộng tướng của các pháp, hoạt động không hề bị chướng ngại; [250] hàm chứa quán sát vô lương tổng trì, định môn, và công đức trân bảo phát sinh từ đo. Ở trong các tập hội đại chúng, nó tự tại thị hiện vô biên tác dụng sai biệt, làm mưa cơn mưa lớn chính pháp, dứt trừ mọi nghi hoặc, khiến cho hữu tình thảy đều được lợi lạc.[251]
(4). Tâm phẩm tương ưng với trí thành sở tác. Tâm phẩm này, vì muốn lợi lạc hữu tình, nên khắp trong cả mười phương thị hiện ba nghiệp được biến hóa qua nhiều hình thái, hoàn thành những điều cần làm theo lực của bản nguyện.[252]
Tâm phẩm tương ưng bốn trí như vậy, tuy mỗi tâm phẩm tất yếu có hai mươi hai pháp,[253] chủng tử và hiện hành của năng biến và sở biến[254] cùng sinh, nhưng do tác dụng tăng thượng của trí nên theo đó mà gọi tên.
Bốn phẩm như vậy là tổng thể bao hàm trọn vẹn tất cả công đức hữu vi của Phật địa.
ii. Đấy là do chuyển các tấm phẩm tương ưng với các thức hữu lậu thứ tám, thứ bảy, thứ sáu và năm thức, theo thứ tự, mà đạt được. Trí không phải là thức, nhưng y nơi thức mà hoạt động. Thức làm chủ, do đó nó do chuyển thức mà đạt được.
Vã lại, trong giai vị hữu lậu, trí yếu mà thức mạnh. Trong giai vị vô lậu, trí mạnh mà thức kém. Vớ mục đích khuyến khích hữu tình y trí, xả thức, do đó nói chuyển tám thức mà đạt được bốn trí này.
iii. Về tâm phẩm tương ưng với trí đại viên kính, có giải thích nói, Bồ-tát, khi Kim cang dụ định hiện tiền trí này bắt đầu hiện khởi; vì chủng tử dị thục thức và chủng tử sở tri chướng cực vi tế cùng một lúc bị xả bỏ. Và vì lúc bấy giờ nếu trí viên kính chưa khởi thì không có cái gì để duy trì chủng tử tịnh.
Giải thích khác nói, tâm phẩm này chỉ bắt đầu hiện khởi trong sát-na giải thoát đạo khi mới thành Phật. Chủng tử của dị thục thức khiKim cang dụ định hiện tiền vẫn chưa được xả ngay, vì nó không mâu thuẫn với vô gián đạo.
Pháp hữulậu không thuộc loại chướng ngại, và pháp vô vi yếu kiém, chúng tất yếu chỉ mẫu thuẫn với Phật quả thôi. Trong Kim cang dụ định, không có thức được huân tập,[255] thế thì không có sự tăng trưởng của vô lậu mà lại có thể thành Phật. Do vậy, tâm phẩm này từ khởi so thành Phật cho đến suốt cùng vị lai hằng tương tục không gián đoạn, vì duy trì chủng tử vôlậu không để rơi mất.
Về tâm phẩm tương ưng trí bình đẳng tính, Bồ tát, khi kiến đạo sơ khởi hiện tiền, vì trái nghịch với hai thứ chấp nến trí này mới có thể khởi.[256] Về sau, trong mười địa, do bởi chấp chưa bị dứt,[257] trong trạng thái hữu lậu,[258] nó có gián đoạn. Sau Pháp vân địa, cùng với tịnh thức thứ tám hỗ tương y chỉ, tương tục suốt cùng vị lai.
Về tâm phẩm tương ưng trí diệu quán sát, với phẩm loại sinh không quán, nó có thể bắt đầu hiện khởi trong giai đoạn kiến đạo của Nhị thừa. Về sau, lần lượt cho đến địa vị vô học, hoặc đến cuối cùng giải hành địa của Bồ tát, hoặc đến các giai vị trên, [259] nếu khi không phải là tâm hữu lậu, hay vô tâm, bấy giờ nó đều có thể hiện khởi.
Với phầm loại pháp không quán, trong giai đoạn kiến đạo của Bồ tát nó mới có thể hiện khởi. Về sau, lần lượt cho đến các giai vị trên, nếu không phải là tâm hữu lậu, nếu khi không phải là trí và quả của sinh không, hoặc vô tâm, bấy giờ nó đều có thể hiện khởi.
Vê tâm phẩm tương ưng trí thành sở tác, có giải thích nói, Bồ tát trong tu đạo vị do được dẫn bởi hậu đắc[260] cũng có thể bắt đầu hiện khởi.
Giải thích khác nói, cho đến thành Phật nó mới có thể khởi. Vì trong mười địa, thức y trên mắt v.v. là sở biến của thức dị thục vốn không phải vô lậu. Vì không thể hợp lý để nói rằng các căn hữu lậu, bất cọng và câu hữu,[261] cùng chung cảnh,[262] mà có thể phát vô lậu thức. Vì hai loại thức này đối với cảnh có sáng có mờ khác nhau.[263] Do vậy, vớiphẩm loại này, phải đợiđến khi thành Phật, y trên căn vô lậu, nó mới có thể hiện khởi. Nhưng thường xuyên gián đoạn, vì phải có tác ý mới khởi.
iv. Chủng tính của bốn tuy thảy đều thuộc bản hữu, nhưng cần phải được huân tập mới có thể phát hiện hành. Trong giai vị tu nhân, nó tiệm tăng, cho đến Phật quả mới viên mãn, không tăng không giảm cho đến suốt cùng vị lai;[264] song ở đây, từ chủng tử sinh thì không huân tập thành chủng tử, vì không nên nói phẩm đức của Phật trước hơn phẩm đức của Phật sau.
v. Về sở duyên, có giải thích nói tâm phẩm tương ưng trí đại viên kính chỉ duyên đến chân như làm đối tượng. Nó là vô phân biệt trí chứ không phải hậu đắc trí, vì không thể biết được hành tướng và sở duyên của nó.[265]
Giải thích khác nói, nó duyên đến hết thảy pháp. Vì luân Trang nghiêm[266] nói trí đại viên kính không ngu mê đối với hết thảy cảnh. Vì Kinh Phật địa nói gương trí của Như lai trong đó hiện lên ảnh tượng của các xứ, cảnh, các thức.[267] Lại nữa, chắc chắn nó duyên đến chủng tử vô lậu và các ảnh tượng của thân, độ v.v. Và vì hành tướng và sở duyên vi tế nên nói là không thể biết, như a-lại-da, nó cũng duyên đến thế tục.[268]
Duyên đến chân như nên nó là vô phân biệt. Do duyên đến các đối tượng khác nên nó thuộc hậu đắc trí. Thể chỉ là một, nhưng tùy theo dụng ma phân thành hai. Nhân thức tục là do chứng chân, cho nên nói là hậu đắc.[269]
Với các trí khác, một phân thành hai, chuẩn theo đây, nên biết.
Về tâm phẩm tương ưng trí bình đẳng tính, có giải thích nói nó chỉ duyên đến tịnh thức thứ tám, vì cũng như nhiễm ô thứ bảy duyên đến tàng thức vậy.[270] Giải thích khác nói, nó chỉ duyên đến đối tượng là chân như, vì lấy tính bình đẳng của hêt thảy pháp làm đối tượng. Lại giải thích khác nói, nó duyên đến khắp đối tượng chân và tục. Vì Kinh Phật địa nói trí bình đẳng tính chứng đắc mười tính bình đẳng. Vì luận Trang nghiêm nói, duyên đến các hữu tình, tự tha bình đẳng; tùy theo sự tin hiểu của hữu tình mà thị hiện vô biên ảnh tượng Phật.[271] Do vậy, tâm phẩm này duyến đấn cả chân và tục, thuộc cả hai trí – vô phân biệt và hậu đắc.
Về tâm phẩm tương ưng trí diệu quán sát, duyên đến tự ướng và cộng tướng của hết thảy pháp, hàon toàn không bị chướng ngại, thuộc về cả hai trí.[272]
Về tâm phẩm thành sở tác, có giải thích nói nó chỉe duyên đến năm loại đối tượng hiện hành.[273] Vì luận Trang nghiêm nói, năm căn của Như Lai, bất cứ căn nào cùng hoạt động trên cả năm cảnh.[274] Giải thích khác nói, tâm phẩm này cũng duyên đến khắp các pháp thuộc ba đời; điều này không mâu thuẫn với chính lý. Kinh Phật địa nói trí thành sở tác phát khởi hoạt động ba nghiệp và các sự thể được biến hóa, quyết trạch sự sai biệt tâm hành của hữu tình,[275] lãnh thọ các đối tượng quá khứ, vị lai, hiện tại v.v.. Nếu không đuyên đến phổ biến không thể có công năng như vậy.[276]
Tuy nhiêm, tâm phẩm này này theo ảnh hưởng của ý lạc mà duyên đến một pháp, hoặc hai, hoặc nhiều. Vã lại, nói rằng năm căn hoật động nơi năm cảnh, chứ không nói duy chỉ. Do đó không có gì mâu thuẫn. Nó phát sinh tùy theo tác ý, duyên đến các đối tượng sự thể, yếu tính, phát khởi các nghiệp biến hóa,[277] do đó thuộc hậu đắc trí.
vi. Bốn tâm phảm này tuy phổ biến thẩy đều đến hết thảy pháp, nhưng dụng có khác nhau. Phẩm trí viên kính hiện Tự thọ dụng thân, hình thái tịnh độ, duy trì chủng tử vô lậu. Phẩm trí bình đẳng hiện Tha thọ dụng thân, hình thái tịnh độ. Phẩm trí thành sở tác hiện Biến hóa thân và hình thái quốc độ. Phẩm trí diệu quán sát quán sát các ưu khuyết điểm nơi công năng của tự và tha, mưa con mưa đại pháp, dứt trừ lưới nghi, lợi lạc hữu tình.
Nhiều phương diện khác nhau như vậy được đề cập.
Bốn tâm phẩm này được gọi là sở sinh đắc – quả chuyển y đạt được bởi xuất sinh. Sở sinh đắc này được gọi chung là Bồ-đề, và Niết-bàn được nói trên là sở chuyển đắc. Tuy ý nghĩa chuyển y tổng quát có bốn, nhưng ở đây chỉ chọn lấy hai sở chuyển đắc.[278] Vì tụng nói “chứng đắc chuyển y.”
Trong tu tập vị này nói đến khả năng chứng đắc, chứ không phải đã chứng đắc, vì nó thuộc giai đoạn tu nhân. V. CỨU CÁNH VỊ
Cuối cùng là cứu cánh vị, đặc tính như thế nào?
Tụng:
此即無漏界
不思議善常
安樂解脫身
大牟尼名法 //30/
Đó chính là vô lậu giới, là bất tự nghị, thiện thường, là an lạc, giải thoát thân. Vị Đại Mâu-ni ấy được gọi là Pháp. [279]
Sự chuyển y đạt được trong tu tập vị trước đây, nên biết, chính là các dấu hiệu của cứu cánh vị. Điều nầy có nghiã là hai quả chuyển nói trước đó chính là thuộc về cứu cánh vô lậu giới. 1. VÔ LẬU GIỚI
Những gì mà các lậu đã hoàn toàn dứt sạch, không còn tùy tăng bởi lậu, tự tính thanh tịnh, tròn đầy, trong sáng, do đó, được gọi là vô lậu.[280]
Giới có nghĩa là (hàm) tàng, trong dó hàm chưa vô biên đại công đức hy hữu. Hoặc nó có nghĩa nhân, vì từ đó phát sinh các sự nghiệp lợi lạc thế gian và xuất thế gian.
Pháp giới thanh tịnh có thể được nói là duy vô lậu, nhưng tâm phẩm bốn trí vì sao nói duy vô lậu?
Thuộc đạo đế nên nói duy vô lậu. Tức là, các công đức của Phật cùn với thân và độ v.v. thảy đều là nhừng gì được xuất sinh bởi chủng tử vô lậu, vì chủng tử hữu lậu đã vĩnh viễn bị loại bỏ. Tuy Phật có thị hiện những loại tợ khổ đế, tập đế, như nghiệp, phiền não vơi thân sinh tử, nhưng thực sự thuộc về đạo đế vô lậu.
Tập luận nói,[281] mười lăm giới duy chỉ hữu lậu. Như Lai há không có năm căn, năm thức, và năm ngoại giới?
Có giải thích nói, công đức, thân và độ của Như Lai thật sâu thẳm, vi diệu, không phải có không phải không, thóat ly các phân biệt, dứt bặt các hý luận, không phải là những gì có thể được bao hàm trong giới, xứ các thứ. Do đó, điều mà Luận ấy nói không có gì mâu thuẫn chính lý.
Giải thích khác nói, năm căn, năm cảnh của Như Lai được phát sinh từ diệu định do đó thuộc sắc trong pháp giới.[282] Năm thức của các hàng không phải là Phật tuy cũng y chỉ trên sự biến hóa này,[283] nhưng sự thô và tế khác nhau nên không được kể trong năm cảnh; năm thức của Như Lai không phải là năm thức giới. Vì kinh nói tâm Phật hằng ở trong định.[284] Và vì Luận nói tình của năm thức là tán loạn.[285]
Trí thành sở tác tương ưng thức nào?
Thức thứ sáu. Vì phát khởi tác dụng biến hóa.
Nó có gì khác với trí diệu quán sát?
Nó quan tự tướng, cộng tướng của các pháp, và duy chỉ khởi tác dụngbiến hóa. Do đó có sự khác biệt.
Nếu vậy hai phẩm trí này hẵn không thể cúng sinh. Vì trong một loại,[286] hai thức không cùng khởi?
Cho rằng không cùng khởi cũng không có gì phi lý.[287] Đồng một thể mà dụng phân hai cũng không phải là điều sai lầm.[288]
Hoặc thành sở tác tương ưng với tịnh thức thứ bảy. Y nơi các căn, con mắt v.v., duyền đến đối tượng như sắc v.v., đó là tác dụng sai biệt của trí bình đẳng. Nghĩa là, tịnh thức thứ bảy khi khởi tha thọ dụng thân và hình thái quốc đô bấy giờ nó thuộc phẩm trí bình đẳng; khi khởi biến hóa, nó thuộc phẩm trí thành sở tác.
Há không phải rằng phẩm trí này do chuyển năm thức mà đạt được?
Không phải do chuyển năm thức mà đạt được thì thể của nó là năm thức. Như chuyển sinh tử, nói rằng đạt được Niết-bàn, không thể nói Niết-bàn cũng được bao hàm đồng với sinh tử. Do đó, ở đây không nên có nạn vấn này.
Giải thích khác nói, công đức của Như Lai, cùng với thân tướng và quốc đọ, tùy theo sự thích hợp, được bao hàm trong uẩn, xứ, giới. Ba khoa này đều thông cả hữu lậu và vô lậu.
Các luận, như Tập luận, nói mười lăm giới duy chỉ là hữu lậu, đó là căn cứ nơi đối tượng thô và cạn của Nhị thừa mà nói, không phải là tất cả. Theo đó, các giới còn lại để họp thành mười tám giới,[289] trong đó, ba giới cuối thông cả vô lậu. Sự thành tựu của Phật mặc dù thảy đều vô lậu, nhưng không thuộc về đối tượng sở tri của Nhị thừa.
Tuy nhiên, nơi khác nói công đức của Phật được kể là phi giới – không được xếp vào trong giới, xứ v.v.,[290] vì không đồng với các đặc tính của giới, xứ vốn là đối tượng sở tri của trí thấp kém của Nhị thừa. Tất nhiên lý phải như vậy.[291] Vì sao? Nói rằng pháp hữu vi thảy đều được xếp trong uẩn, nói rằng hết thảy pháp được bao hàn trong giới, xứ. Giới thứ mười chín các thứ là điều Thánh bác bỏ.[292] Nếu nói tuyệt hý luận tức phi giới – không phải giới, xứ các thứ, thế thì cũng không nên nói vô lậu giới là thiện, thường, an lạc, giải thoát thân.
Vã lại, nhiều nơi Kinh nói chuyển uẩn vô thương mà đạt được uẩn thường hằng.[293] Giới, xứ cũng vậy. Đâu có thể nói rằng Như Lai phi uẩn, xứ, giới. Do đó, Kinh nói phi, là nói bởi mật ý.
Lại nói, tính của năm thức là tán loạn,[294] đó là nói thành tựu nơi khác,[295] chứ không phải được thành tựu nơi Phật. Cho nên, trong thân Phật, mười tám giới v.v. thảy đều đầy đủ nhừn thuần vô lậu.
Quả chuyển y này lại là bất tư nghị,[296] vì siêu việt con đường tầm tư, ngôn luận; và vì là vi diệu thậm thâm, được chứng nghiệm nội tại, không phải thể thí dụ bằng những thí dụ của thế gian.
Lại nói là thiện,[297] vì là pháp bạch tịnh; và vì là pháp giới thanh tịnh, viễn ly sinh diệt, cực kỳ an ổn; vì diệu dụng của tâm phẩm bốn trí không thể mô phỏng, cực kỳ thiện xảo phương tiện; vì cả hai loại – hữu vi và vô vi, đều có đặc tính thuận ích; vì trái nghịch với bất thiện. Vì vậy, thảy đều nói là thiện.
Luận nói, trong các xứ, gới, tám duy chỉ là vô ký;[298] vậy Như Lai há không có năm căn, ba cảnh? Trong đây có ba giải thích, mà chi tiết cũng như trên.
Tất cả các pháp nơi Như Lai, như thân tướng, quốc độ,v.v., đều được bao hàm trong diệt và đạo đế, do đó duy chỉ là thiện. Vì Thánh nói diệt và đạo duy chỉ có tính chất thiện. Vì quốc độ của Phật v.v. không phải là khổ và tập.[299] Những sở biến bởi thức của Phật mà mang đặc tính hữu lậu, bất thiện, vô ký, thảy đều được sản sinh từ chủng tử thiện vô lậu, được bao hàm trong thiện vô lậu.
Lại nữa, đấy là thường,[300] vì không có kỳ gian cùng tận. Pháp giới thành tịnh không sinh,không diệt, tính thể không biến dịch, do đó nóilà thường.
Tâm phẩm bốn trí, vì sở y là thường hằng, và vì không có sự đoạn tận, nên cũng được nói là thường; chứ không phải tự tính của các tâm phẩm này là thường hằng. Vì phát sinh từ nhân, vì cái gì có sinh tất có diệt, đó là phán đoán khẳng định, và vì không đâu được thấy sắc tâm không phải là vô thường. Tuy nhiên, phẩm bốn trí, do naqưng lực của bản nguyện, mà hữu tình cần được hóa độ thì không có kỳ hạn tận cùng, cho nên, suốt cùng vị lai, không hề đoạn tận.
Lại nữa, đấy la an lạc,[301] vì không có sự bức não. Pháp giới thanh tịnh, vì các tướng thảy đều tịch tĩnh, do đó nói là an lạc.
Tâm phẩm bốn trí, do hoàn toàn thoát ly mọi sự não hại, nên cũng đượcnói là an lạc.
Tự tính của hai quả này không có sự bức não, và khiến hết thảy hữu tình an lạc, do đó cả hai chuyển y – Niết-bàn và Bồ đề, đều được gọi là an lạc. 2. GIẢI THOÁT THÂN
Hai quả chuyên y đạt được bởi Nhị thừa duy chỉ vĩnh viễn thoát ly sự hệ phược của phiền não chướng chứ không có pháp gì đặc sắc, do đó chỉ được gọi là giải thoát thân.[302] 3. MÂU-NI DANH PHÁP
Sự thành tựu nơi Thế Tôn Đại giác là pháp tịch mặc vô thượng, do đó được gọi là Đại Mâu-ni. Hai quả đạt được bởi đức Đại Mau-ni vĩnh viễn thoát ly hai chướng cũng được gọi là pháp thân.[303] Vì được trang nghiêm bằng vô lượng vô biên pháp đại công đức như lực, vô úy, v.v.
Là tự thể, là y chỉ, là tu tập, được gọi chung là thân.[304] Do đó tính thể của Pháp thân này là năm pháp, không phải duy chỉ tịnh pháp giới độc nhất được gọi là Pháp thân. Vì cả hai quả chuyển y đều được bao hàm trong đây.
1. Biệt tướng của ba thân
Pháp thân như vậy có ba biệt tướng:
1. Tự tính thân.
Đó là pháp giới chân tịnh của các Như Lai, sở y bình đẳng của Thọ dụng thân và Biến hóa thân, ly tướng, tịch nhiên, dứt tuyệt các hý luận, đầy đủ công đức chân thường không biên tế. Đó là thật tính bình đẳng của hết thảy pháp. Chính tự tính này cũng được gọi là Pháp thân, vì là sở y chỉ cho pháp đại công đức.
2. Thọ dụng thân.
Thân này có hai:
(1) Tự thọ dụng. Đó là vô biên công dức chân thật của các Như Laihiện khởi do bởi tư lương vô lượng phước trí được tu tập qua ba vô số kiếp và sắc thân biến mãn, thường hằng, tuyệt đối tròn đầy, thanh tịnh. tương tục một cách trong suốt cho đến suốt cùng vị lai, hằng tjư thọ dụng pháp lạc quảng đại.
(2) Tha thọ dụng thân. Đó là thân công đức vi diệu của các Như Lai được thị hiện bởi trí bình đẳng ở trong cõi thuần tịnh độ, vì các chúng Bồ tát an trụ trong mười địa mà hiện đại thần thông, chuyển chính pháp luân, quyết đoán các lưới nghi, khiên cho các vị ấy thọ dụng pháp lạc Đại thừa. Hiệp cả hai thân này lại gọi là Thọ dụng thân.
3. Biến hóa thân
Đó là vô lượng Hóa thân tùy loại của các Như Lai được biến hiện bởi trí thành sở tác ở trong cõi uế độ, vì các chúng Bồ tát chưa bước vào mười địa, hàng Nhị thừa và dị sinh, tùy theo cơ nghi thích hợp của các chúng mà hiện thần thông thuyết pháp, khiến cho mỗi mỗi đều được sự thể lợi ích an lạc.
2. Năm pháp
Bằng năm pháp[305] tính mà bao hàm ba thân, có giải thích nói, hai tính đầu bao hàm Tự tính thân. Vì Kinh nói chân như là Pháp thân.[306] Vì Luận nói chuyển đổi thức a-lại-da đạt được Tự tính thân;[307] hay chuyển đổi tàng thức mà đạt được trí viên kính.[308]
Hai trí giữa bao hàm Thọ dụng thân. Vì được nói là trí bình đẳng hiện Phật thân trong quốc độ thuần tịnh cho các Bồ tát.[309] Trí diệu quán sát tự tại xuất hiện trong các đại chúng tập hội thuyết pháp đoạn trừ các nghi. Chuyển các chuyển thức mà đạt được Thọ dụng thân.
Một phẩm trí sau cùng bao hàm Biến hóa thân, vì được nói rằng trí thành sở tác hiện vô lượng biến hóa bất khả tư nghị trong mười phương quốc độ.[310]
Lại nữa, trí thù thắng đầy đủ bao hàm cả ba thân. Do đó, nên biết, ba thân đều có thật trí.
Giải thích khác nói, một pháp đầu bào hàm Tự tính thân. Vì được nói rằng bản tính của Tự tính thân là thường trụ.[311] Và vì được nói rằng Pháp thân của Phật không có sinh diêt.[312] Và vì được nói rằng đạt được bởi chứng nhân, chứ không phải bởi sinh nhân.[313] Lại nói, Pháp thân là pháp cộng hữu của chư Phật, phổ biến khắp hết thảy pháp như hư không, vô tướng, vô vi, không phải sắc tâm.
Nhưng nói rằng chuyển đổi tàng thức mà đạt được, đó là chuyển diệt phần thô trọng của hai chướng trong thức thứ tám mà Pháp thẩn hiển hiện. Nói trí thù thắng trong Phap thân, vì đó là y chỉ của trí, và thật tính của trí.
Tự tính Pháp thân tuy có vô biên công đức chân thật nhưng là vô vi, do đó không thể nói là sắc hay là tâm, hay bất cứ vật gì.
Công đức chân thật trong bốn phâm trí, và sắc thân thường hằng, biến mãn được hiện khởi bởi trí viên kính bao hàm Tự thọ dụng. Phật thân được thị hiện bởi trí bình đẳng bao hàm Tha thọ dụng. vô số thân tương tùy loai được thị hiện bởi trí thành sở tác bao hàm Biến hóa thân.
Nói răng trí viên kính là Thọ dung Phật,[314] vì chuyển các chuyển thức mà được thọ dụng. Tuy chuyển tàng thức cũng đạt được Thọ dụng,[315] nhưng nói chuyển thức ấy mà hiển hiện Pháp thân, do đó lược qua không đề cập sự đạt được Thọ dụng.
Lại nói Pháp thân không sinh không diệt, duy đạt được bởi chứng nhân, không phải là sắc tâm, v.v., phẩm trí viên kính mâu thuẫn với những điều này, nếu không phải Thọ dụng, thì nó thuộc vào thân nào?
Lại nữa, Thọ dụng thân bao hàm thật đức hữu vi bất cộng của Phật, do đó bốn phẩm trí thật có sắc tâm, đều thuộc vào Thọ dụng.
Lại nữa, Tha thọ dụng và Biến hóa thân thảy đều là phương tiện thị hiện để giáo hóa thân nhân, do đó không thể nói thật trí là thể.
Tuy nói rằng Hóa thân được bao hàm bởi trí thù thắng nhưng thân ấy được thị hiện như là tợ trí, hoặc được phát khởi bởi trí, giả thuyết là trí, mà tự thể thất sự không phải là trí.
Ở đó chỉ nói rằng trí bình đẳng và trí thành sở tác thị hiện Thọ dụng thân và Hoa thân của ba nghiêp, không nói rằng hai thân này chính là hai trí. Do đó, hai trí này được bao hàm trong Thọ dụng thân.
Tuy nhiên, Biến hóa thân và Tha thọ dụng tuy không có tâm tâm sở chân thật, nhưng có tâm và tâm sở pháp được hóa hiện. Thần lực của đấng Vô thượng giác thật khó mà nghĩ bàn, do đó có thể hóa hiện pháp mà không có hình chất.
Nếu không như thế,[316] làm sao Như Lai hiện tham, sân các thứ, vì vốn đã bị đoạn từ lâu rồi? Làm sao Thanh văn, và bàng sinh các thứ biết được tâm của Như Lai,[317] vì tâm thật của Như lai cho đến Bồ tát hàng đẳng giác còn chưa thể biết?[318]
Do đây mà Kinh nói, Như Lai biên hóa ra vô lượng loài, khiến cho thảy đều có tâm. Lại nói, trí thành sở tác của Như Lai biến hóa thành ba nghiệp.[319] Lại nói Biến hóa thân có tâm y tha. Y trên tâm thật của tha thể mà hóa hiện thành tướng phần.[320]
Tuy nói biến hóa không xảy ra với căn, tâm các thứ,[321] nhưng đó là căn cứ nơi những hàng khác chứ không phải căn cứ nơi Như Lai. Vã lại, sắc căn, tâm, tâm sở pháp, nhưng thứ được biến hóa này không có tác dụng như là căn thật các thứ, do đó Luận nói là không có biến hóa.
3. Phẩm chất của ba thân
Ba thân như vậy tuy thảy đều có đầy đủ vô biên công đức nhưng mỗi thân có khác nhau.
Tự tính thân duy chỉ có công đức vô vi vố là sở y cho các pháp thiện thoát ly tạp nhiễm, chân thật thường, lạc, ngã, tịnh; không có tướng và dụng sai biệt của sắc tâm các thứ.
Tự thọ dụng thân có đầy đủ công đức chân thật của vô lượng sắc tâm vi diệu
Nếu Tha thọ dụng va Biến hóa thân duy chỉ có đầy đủ vô biên công đức với các đặc tính được hóa hiện và tác dụng, với vô biên tợ sắc, tợ tâm các thứ, vì mục đích lợi lạc tha nhân.
4. Ba thân và hai lợi
Tự tính thân chính xác thuộc về tự lợi, vì là sự tịch tĩnh, an lạc, không dao động, nhưng cũng kiêm cả lợi tha vì làm tăng thượng duyên vì khiến cho các hữu tình được lợi lạc. Lại nữa, thân này làm y chỉ cho Thọ dụng và Biến hóa thân, do đó thuộc về cả hai lợi.
Tự thọ dụng thân duy chỉ thuộc tự lợi.
Nếu là Tha thọ dụng và Biến hóa thân thì duy chỉ thuộc lợi tha, vì hóa hiện do vị tha.
5. Ba thân và quốc độ sở y
Lại nữa, tự tính thân y chỉ Tự tính độ. Tuy thể của thân và quôsc độ này không sai biệt, nhưng khác nhau về tướng và tính thuộc Phật và pháp. Phật thân và Phật độ ở đây thuộc về phi sắc. Tuy không thể nói hình lượng lớn hay nhỏ, nhưng tùy sự tướng mà lượng ấy vô biên, như hư không biến mãn khắp mọi nơi.
Tự thọ dụng thân lại y chỉ trên quốc độ của bản thân. Nghĩa là, tịnh thức tương ưng vớ trí viên kính, do nhân duyên của Phật độ thuần tịnh, vô lậu, tự lợi, vốn đưỡ tu tập từ xa xưa bày đã thành thục, từ khởi sơ thành Phật cho đến suốt cùng vị lai tương tục biên thành Phật độ thuần tịnh, châu biến, tròn đầy, không biên tế, được trang nghiêm vô lương trân bảo. Thân Tự thọ dụng luôn luôn y trên đây mà an trú. Nhưng lượng của tịnh đọ, lượng của thân cũng vậy. Tương hảo của các căn, mỗi mỗi vô biên, vì được dẫn sinh bởi vô hạn thiện căn. Công đức trí tuệ đã không phải là sắc pháp, tuy khong thể nói hình lượng lớn hay nhỏ, nhưng y nơi sở chứng và thân sở y mà nói là phổ biến khắp mọi nơi.
Tha thọ dụng thân cũng y chỉ trên quốc độ của bản thân. Tức là nhân duyên của Phật độ thuần tịnh, vô lậu, lợi tha, đã được tu tập từ xa xưa, nay đã thành thục, tùy theo sự thích nghi cho Bồ tát dã trụ trong mười địa mà biến làm tịnh độ, hoặc lớn joặc nhỏ, hoặc hạ liệt, hoặc thù thắng, và có biến chuyển thay đổi tùy theo thời gian. Tha thọ dụng thân y nơi đó mà an trú. Lương của than năng y cũng không hạn đinh.
Nếu là Biến hóa thân thì y chỉ Biến hóa độ. Tức là, do bởi năng lực của đại từ bi, do bởi nhân duyên của Phật đọ tịnh hay uế, vô lậu, lợi tha, được tu tập từ xa xưa nay đã thành thụ, trí thành sở tác biến hòa làm Phật độ thích hợp cho các hữu tình chưa cào hàng mười địa; Phật độ ấy có thể tịnh, có thể nhiễm, hoặc lớn, hoặc nhỏ, có thể thay đổi biên chuyển theo thời gian.
6. Phật thân Phật độ đồng dị
Tự tính thân và đô, vì hết thảy Như Lai đồng chứng, nên thể không có sai biệt.
Tự thọ dụng thân và quốc độ sở y, tuy hết thảy chư Phật đều biến hóa với những cá biệt bất đồng nhưng thảy đều là vô biên, không chướng ngại lẫn nhau.
Hai thân và độ còn lại, tùy theo các hữu tình cần được Như Lai giáo hóa, có cộng và bất cộng. Nếu hữu tình cấn hóa độ là chung, thì đồng thời và đồng xứ chư Phật cá biệt biến làm thân và độ, hình trạng tương tọ mà không chướng ngại lẫn nhau, lần lượt đan xen nhau làm tăng thượng duyên, khiến cho hàng được hóa độ xuất sinh sự biến hiện từ thức của chính mình, và cho rằng có một quốc đọ, có một Phật thân hiện thần thông thuyết pháp mang lại lợi ích. Nếu hang thọ hóa mà không chung, duy một Phật biến hiện. Chủng tính của các loài hữu tình kể từ vô thủy, theo pháp nhĩ tự nhiên, hệ thuộc lẫn nhau, hoặc nhiều thuộc về một, hoặc một thuộc về nhiều. Do đó các loài thọ hóa có cộng, có bất cộng. Nếu không vậy, nhiều Phật trụ lâu ở đời, mỗi mỗi tốn công nhọc sức mà vô ích. Vì một vị Phật vốn đã làm lợi cho tất cả chúng sinh rồi.
7. Thân và độ năng biên và sở biến
Các thân và độ này, hoặc tịnh hoặc uế, nếu là những sở biến trên thức vô lậu, cùng với thức năng biến đồng là vô lậu. Vì được sản sinh bởi nhân duyên vô lậu, thuộc về đạo đế, chứ không phải khổ, tập. Tướng phần của thức, và uẩn các thứ, bất tất thảy đều đồng nhất, bởi vì ba pháp này[322] được dẫn sinh một cách gián tạp bởi nhân duyên.
Nếu là những sở biên trên thức hữu lậu, chúng là hữu lậu đồng với thức năng biến. Vì thuần nhất được sản sinh từ nhân duyên hữu lậu, thuộc về khổ, tập, chứ không phải diệt, đạo. Tướng phần của thức, thiện các thứ, bất tất thảy đều đồng nhất, vì chúng được dẫn sinh một cách gián tạp bởi nhân duyên thuộc ba tính. Đồng hay dị của uẩn các thứ, suy theo đây, nên biết. Nếu không vậy, hẵn không có năm uẩn, mười hai xứ, mười tám giới.
8. Nghĩa duy thức
a. Tuy nhiên, tướng phần các thứ[323] y thức biến hiện không phải là thật trong y tha như tính thể của thức. Nếu không vậy, lý duy thức không được chứng minh. Vì cho rằng nội thức và cảnh đều thật hữu.
b. Hoặc kiến và tướng của thức phát sinh từ các duyên, thảy đều là y tha mà khởi, hư thật như thức.
Từ “duy” chỉ loại bỏ ngoại giới chứ không bác bỏ nội cảnh. Nếu không vậy chân như hẵn không phải là thật.
Nếu nội cảnh và thức thảy đều không phải hư giả, làm sao chỉ nói là duy thức chứ không phải cảnh?
Thức tồn tại bên trong, cảnh thông cả bên ngoài. Vì e nhầm lần với bên ngoài nên nói duy chỉ là thức.
Hoặc các hạng phàm ngu mê chấp nơi cảnh, khởi nghiệp phiền não mà trầm luân sinh tử, không biết quán sát tâm cần cầu xuất ly. Vì thương xót chúng nên nói duy chỉ là thức, để khiến cho biết quán sát tâm minh mà giải thoát sinh tử, chứ không phải rằng nội cảnh cũng hoàn toàn không tồn tại như ngoại cảnh.
c. Hoặc tính thể của tướng phần các thứ đều là thức,[324] do chịu ảnh hưởng của huân tập mà phát sinh thành tương tợ nhiều phần. Chân như cũng là thật tính của thức, cho nên trừ thức tính đi thì không còn có pháp nào nữa. Trong đây từ “thức” cũng chỉ cho tâm sơt. Vì tâm và tâm sở tất yếu cùng tương ưng.
Luận này gồm có ba phần để thành lập duy thức, do đó nói là luận Thành duy thức. Luận này cũng được nói là có tên Tịnh duy thức, vì sự diễn giải lý duy thức cực kỳ trong sáng.[325]
Luận gốc của nó gọi là Duy thức tam thập, do ba mươi bài tụng trình bày lý duy thức đến mức hoàn hảo, không nhiều hơn hay ít hơn.
Đã y trên Thánh giáo và chính lý phân biệt ý nghĩa tính và tướng của duy thức. Công đức có được này xin rải đến mọi loài, nguyện cùng nhanh chóng bước lên Vô thượng giác. Chú thích:
[192] Tức hết thảy phương ngữ và thổ âm trong một phương ngữ, thổ âm.
[193] Tức tâm vô phân biết trí, và quả diệt tận định.
[194] Thức thứ sáu, bắng thắng vô lậu đọa, trấp áp khiến hai loại chướng không hiện hành.
[195] Du-già 48 tr. 562b1: trong thời lượng ba vô số đại kiếp, đoạn trừ phần thô trọng trong tất cả phiền não chướng và sở trị chướng. 1. Cực hoan hỷ trụ, đoạn trừ hoàn toàn phần tho trọng của tất cả phiền não dẫn đến ác thú; tất cả phiền não thượng và trung phẩm không hiện hành. 2. Vô gia hành vô công dụng vô tướng trụ, hoàn toàn đoạn trừ thô trọng của tất cả phiền não chướng ngại vô sinh pháp nhẫn tuyệt đối thuần tịnh; tất cả phiền não đều không hiện tiền. 3. Tối thượng thành mãn Bồ tát trụ, hoàn toàn đoạn trừ tất cả tập khí phiền não và tùy miên chướng ngại, nhập Như Lai trụ. Tất cả thô trong thuộc sở tri chướng có ba loại: 1. Thô trọng lớp da ngoài, đoạn trừ trong cực hoan hỷ trụ. 2. Thô trọng lớp da trong, đoạn trừ trong vô tướng trụ. 3. Thô trọng phần thịt, đoạn trừ trong Như Lai trụ.
[196] Du-già 53, tr. 628c15: phiền não kiến sở đoạn thuộc đốn đoạn. Do hiện quá trí đế hiện quán đoạn trừ nhất loạt tất cả phiền não thuộc kiến đoạn. Tu đoạn phiền não do tiệm thứ đoạn.
[197] Chín địa: Dục giới, 4 Sắc và 4 Vô sắc; mỗi địa gồm 9 phẩm, do đó có tất cả 81 phẩm phiền não thuộc tu đoạn. Cf. Câu-xá 23, tr. 122b25: Đoan Dục giới phẩm 1 đến phẩm 5 phiền não tu đoạn, chứng sơ quả Dự lưu. Đoạn dục giới phẩm 6, hoặc 7, 8, chứng Nhất lai. Đoạn tất cả 9 phẩm Dục giới, chứng Bất hoàn; op. cit. tr. 126b21: Bất hoàn tiến tu, đoạn Sắc và Vô sắc giới tu sở đoạn, từ phẩm 1 thuộc sơ thiền cho đến phẩm 8 trong Hữu đỉnh, bấy giờ chứng A-la-hán hướng. Bằng Kim cang dụ định, trong vô gián đạo thứ 9, đoạn trừ phẩm 9 tu hoặc thuộc Hữu đỉnh, tiếp theo giải thoát đạo, tận trí xuất hiện, đắc quả Vô học A-la-hán.
[198] Cf. Tạp tập 13, tr. 756b9: Hạng đốn xuất ly, sau khi nhất đế hiện quán, y chỉ trên vị chí định phát khởi xuất thế đạo đoạn trừ nhất loạt tất cra phiền nào thuộc tam giới (đốn đoạn), lần lượt từng phẩm một, thành hai quả: Dự lưu và A-la-hán. Tức hàng Dự lưu lợi căn, vượt qua hai quả trung gian, lên thẳng A-la-hán.
[199] Tạp tập 9, tr. 737c17, c21, c25, 738a1, trong tu đạo, có bốn đạo: phương tiện đạo tức gia hành đạo, vô gian đạo, giải thoát đạo, thắng tiến đạo. Bốn đạo tuần tự diễn ra thành một chu kỳ đoạn và chứng. Liên tiếp nhiêu chu kỳ cho đến cứu cánh. Trong vô gián đạo, phiền não bị đoạn trừ. Trong giải thoát đạo, chứng đắc giải thoát do đoạn phiền não. Hai đạo tuần tự khởi, không cùng một lúc. Gia hành, vô gián, giải thoát thuộc chu kỳ sau được xem là thắng tiến dối vơi chu kỳ trước. Trong hàng độn căn, 4 đạo tuần tự đoạn trừ một phẩm, cho đến phẩm chư chín là cứu cánh. Trong hang hàng lợi căn, sau giải thoát đạo, xuất quán, không cần thăng tiến, mà nhi nhập quán sang phẩm 2 với gia hành, và tiếp theo là vô gián, giải thoát. Tức là, ở đây, thăng tiến phẩm trước và gia hành phẩm sau hợ thành một.
[200] Có chín phẩm để lần lượt đoạn trừ. Bắt đầu từ phẩm 1. Trong phẩm 1, sát-na thứ nhất vô gián, tiếp theo thứ hai giải thoát. Trong đó, sát-na 1 nó là vô gián nhưng đối với sát na 2 nó là gia hành. Qua sát-na 2: trong phẩm 1nó là giải thoát đạo, nhưng đối với phầm 2 nó là vô gián. Tiến lên đọan phẩm 2, sát-na 1 là vô gián nhưng đối với phẩm 1 nó là giải thoát, đối với phẩm 3 nó là gia hành. Sang phẩm 3, sát-na 1 là vô gián, đối với phẩm 2 nó là giải thoát, đối với phẩm 1 nó là thắng tiến, đối với phẩm nó là gia hành. Như vậy, mỗi đạo trong mỗi phẩm, tùy quan hệ nội trước sau, và các phẩm trước sau, bản thân nó là vô gián, nhưng đồng thời cũng là giải thoát, thắng tiến và gia hành.
[201] Nhiếp luận (bản) 3, tr. 145b27, (Thế Thân) 7 tr. 357c28; (Vô Tính) 7, tr. 423a19: Mười tướng pháp giới sở tri, trong sơ địa do nghĩa biến hành (sarvatragārha), nhị địa do nghĩa tối thắng (agrārtha), tam địa do nghĩa thắng lưu (niṣyandārtha), từ địa do nghĩa không nhiếp thọ (aparigrahārtha), ngũ địa do nghĩa tương tục vô sai biệt (saṃtānābhinnārtha), lục địa không tạp nhiễm thanh tịnh (niḥsaṃkleśaviśuddhyārtha), thất địa chủng chủng pháp vô sai biệt (anānātvārtha), bát địa do nghĩa bất tăng bất giảm, tướng tự tại y chỉ, độ tự tại y chỉ (ahītānadhikārtha, nimittavaśitāśrayārtha, kṣetravaśitārāryārtha), cửu địa trí tự tại y chỉ, thập địa do nghĩa nghiệp tự tại y chỉ, đà-la-ni môn tam-ma-địa môn tự tại y chỉ (karmavaśitāśrayārtha, dhāraṇīsamādhimukhavaśitāśrayārtha). Nguỗn dẫn, Madhyānta, ii. 14-16: sartragārtha agrārtha niṣyandāgrārtha eva ca/ niṣparigrahatārthe ca santānābheda eva ca// nissaṃkleśaviśuddhyarthe ’nānātvārtha eva ca/ ahītānadhikārthe ca caturdhāvaśitāśraye/ dharmadhātāvavidyeyam akliṣṭā daś-adhāvṛtiḥ/ daśabhūmivipakṣeṇa pratipakṣās tu bhūmayaḥ//
[202] Thế Thân, op,cit. 358a29: pháp giới này biến hành khắp tất cả, vì không một pháp nào mà không phải là vô ngã. Vô Tính, op, cit. 423b18: không một pháp nào không phải la không.
[203] Thế Thân, ibid.: pháp giới này tối thắng trong tất cả pháp giới. Vô Tính, ibid.: Không lý này tối thắng trong tất cả pháp.
[204] Thế Thân, ibid.: Thắng lưu, chỉ giáo pháp Đại thừa; nhưng gì lưu xuất từ đó đều là tối thắng.
[205] Thế Thân, ibid.: ở trong đó không có ngã, không ôm giữ ngã sở, như người Bắc châu không hệ thuộc bất cứ gì. Vô Tính, ibid.: vì doạn trừ pháp ái đối với khế kinh v.v., không chấp chứa ngã sở, quán sát đó không hàm chứa tự hay tha.
[206] Thế Thân: tương tục không sai biệt (santānābhinnārtha), ở trong đó không có thể dị biệt. Không như mắt các thứ mỗi mối khác nhau tùy theo sự sai biệt của tương tục (thân) của các hứu tình.
[207] Thế Thân: trong đó bản lai không có tạp nhiễm. Đa không có sự tạp nhiễm thì cũng không có sự thanh tịnh. Vo Tính: biết tự bản tính không có sự tạp nhiêm cũng không có sự thanh tịnh. Vì trước phải tạp nhiễm rồi sau mới có thể thanh tịnh.
[208] Thế Thân: chủng chủng pháp vô sai biệt nghĩa, trong đó các pháp như Khế kinh v.v. tuy được an lập một cách sai biệt đa dạng nhưng không có sự khác nhau.
[209] Thế Thân: trong đây khi tạp nhiêm giản, nó không giảm; khi thanh tịnh tăng, nó cũng không tăng.
[210] Thế Thân: tướng tự tạâi, được tự tại trong các tướng (nimitta), tùy theo ý muốn mà chúng hiện tiền. Pháp giới này cũng là sở y chỉ cho sự tự tại đối với quốc độ. Ở trong quốc độ thị hiện mà được tự tại, như muốn cho quốc đọ trở thành vàng, bạc, bảo vật các thứ, tức thì tùy ý mà được thành. Vô Tính: trong đây có hai sự tự tại, tướng tự tại và quốc độ tự tại. Nó là sở y chỉ mà nơi đó tùy theo tướng (nimitta: dấu hiệu, chỉ thân tướng) được mong muốn cho hiện tiền, bằng thắng giả tức thì hiện tiền. Tùy theo quốc độ trân bảo, vàng bạc thứ được mong cầu, bằng thắng giải tức thì hiện tiền. Trong các địa trước tuy cũng đạt được nhứng điều kiện sai biệt như vậy, nhưng phải có dụng công mới thành; trong địa này, không cần đến dụng công, mà tùy theo y muốn liền được thành, do đó nói là tự tại.
[211] Thế Thân: pháp giới này là sở y chỉ cho sự tự tại của trí vô ngại biện. Vô Tính: trong địa này đạt được sự y chỉ của trí vô ngại biện. Chứng đắc một phần trí ba-la-mật-đa. Ở trong tất cả pháp không cần dựa theo lời mà có thể thấu rõ các nghĩa ý thú, một cách như thật thành thục tất cả hữu tình được cảm thọ pháp lạc thù thắng.
[212] Thế Thân: pháp giới này là sở y cho sự tự tại của thân nghiệp các thứ, và cũng là sở y cho sự tự tại đối với đà-la-ni tam-ma-địa môn. Vô Tính: tùy theo ý muốn mà có thể tự tại vận dụng thân, ngữ, ý nghiệp, y năm thần thông mà hành sự tất cả đều hoàn thành. Do đạt được sự tự tại đối với các đà-la-ni tổng trì các âm vân, cú nghĩa, nghi nhớ hết thảy âm vận, cú nghĩa mà Phật đã nói. Do đạt được lực tự tại trong tam-ma-địa mà đối với các đẳng chí (samāpatti) có thể duy trì, có thể cắt đứt; tùy theo ý muốn mà các tam-ma-địa tam-ma-bát-để (samādhi-samāpātti: sự chứng nhập các thiền định) như hư không tạng (gaganagañja-samādhi) v.v. có thể hiện tiền.
[213] Nhiếp luận (bản) 3 tr. 148c19; (Thế Thân) 9, tr. 369b19; (Vô Tính) 9, tr. 435a29.
[214] Thế Thân, ibid.: xác lập trong giải hành địa, bằng lực của huân tập bởi văn mà đạt được chuyển y. Và cũng do tàm quý, tức ở trong địa này khi phiền não hiện hành tức thì sinh tâm hỗ thẹn sâu sắc.
[215] Thế Thân: sự chuyển y đạt được khi nhập địa. Cho đến địa thứ sáu, sự chuyển y này có khi nag nhân cho sự hiển hiện của chân thật, hoặc khi xuất quán là nhân cho sự hiển hiện của phi chân thật. Vô Tính: khi nhập quán thì chân thật hiện, khi xuất quán thì phi chân hiện, do sự có gián cách và không gián cách của trí vô phân biệt mà hiện hành. Sự hiển hiện và không hiển hiện của chân và phi chân lần lượt như vậy cho đến địa thứ sáu.
[216] op. cit.: do bởi sở tri chướng, cho đến địa thứ mười, tất cả hữu tướng không còn hiển hiện, duy chỉ vô tướng chân thật hiển hiện.
[217] A-tăng-xí-da, Skt. asaṅhyeya, vô số. Cũng phiên âm là a-tăng-kỳ.
[218] Hữu lậu đạo, quán sáu hành tướng; hạ địa với thô, khổ, chướng; thượng địa với tĩnh, diệu, ly.
[219] Thuật ký: vô lậu đạo, y nơi trí vô phân biệt của tam địa cắt đứt thế lực của sở tri chướng loại câu hành với định ái và pháp ái.
[220] Tằng tập, ký ức bởi thức thứ sáu. Tướng chấp, ảnh hưởng bởi thức thứ bảy. Xem cht. 222 dưới.
[221] Thuật ký: sở chứng, chân như cần được chứng đắc. Sở dẫn, trí vô phân biệt cần được dẫn phát.
[222] Du-già 55 tr. 606a18: Thuần thế gian đạo không thể hoàn toàn hủy hoại tùy miên. Vì thế gian đạo vốn đã từng tập (thuộc loại thường nghiệm), được dẫn bởi tướng chấp. Và nó cũng chưa thể xóa sạch dấu vết của tướng.
[223] Sở chuyển y: sở (āśraya) được chuyển thể (parivṛtta). Sở y của các pháp nhiễm là căn bản thức hay a-lại-da. Sở y của pháp tịnh là chân như. Tạp tập 10, tr. 8, Samuccaya, Tatia p. 93. 15: trong vô học đạo (aśaikṣamārga) đạt được ba loại vô gián chuyển y (nirantarrāśrayaparivṛtti): 1. Tâm chuyển y (cittāśrayaparivṛtti): sự chuyển y của tâm chứng đắc pháp tính (dharmatācittasya), đạt được tự tính bản lai cực kỳ minh tịnh (prakṛtiprabhāsvarasya) do bởi loại trừ hoàn toàn tất cả khách trần phiền não (aśeṣāgantukopakleśāpagamādyā), tức là sự chuyển y của chân như (tathatāparivṛtti). 2. Đạo chuyển y (mārgāśrayaparivṛtti): thế gian đạo trước kia nay trong khi hiện quán trở thành xuất thế, được nói là chuyển y hữu học (parivṛttiḥ śaikṣaḥ) vì còn những điều cần phải làm. Thế nhưng khi phần được đối trị (vipakṣa) đã diệt hết không còn do ly tham đối với ba giới, lúc bấy giờ thiết lập sự chuyển thể toàn vẹn của sở y mà tự tính là đạo (mārgasvabhāvasyāśrayasya paripūrṇā parivṛttiḥ). 3. Thô trọng chuyển y (dauṣthulyāśrayaparivṛtti): đó là sự chuyển thể của a-lại-da thức do bởi loại trừ hết thảy phiền não tùy miên.
[224] Bất thành tựu: không còn thường xuyên bám chặt theo (asamanvāgata).
[225] Thuật ký: đó là các thiện hữu lậu, toàn bộ 3 loại vì trừ một phần pháp chấp. vô ký, và một phần dị thục sinh
[226] Thuật ký: đó là các hiện hành được sản sinh trong mười địa.
[227] Liệt vô lậu. Tạp tập 14, tr. 763c2, Samuccaya Tatia p. 135.3, trong giai đoạn hiện quán, khi đạt được phẩm đạo sau đặc sắc hơn sau thì xả bỏ phẩm đạo trước trước thấp kém hơn (viśiṣṭamārgalābhe hīnamārgavihānis). Liễu nghĩa đăng 7 tr. 808b14: vô lậu của Nhị thừa, đối vơi Bồ tát là yếu kém (liệt). Bồ tát giai đoạn tu nhân chưa viên mãn, vô lậu cũng được nói là yếu kém.
[228] Hữu lậu thiện.
[229] Câu-xá 24, 12620, Kim cang dụ định thuộc vô gián đạo thứ chín, đoạn phiền não Hữu đỉnh. Vị này được gọi là A-la-hán hướng.
[230] Vô lậu trong vô gián đạo, đối viới giải thoát đạo, vẫn thuộc loại yếu kém.
[231] Liễu nghĩa đăng 7 tr. 808b7: Bồ tát vẫn còn biến dịch sinh tử.
[232] Sở huân thức, chỉ thức thứ tám. Chỉ sau Kim cang đao, chức năng chấp tàng mới bị xả. Ở đây, nếu không còn chủng tử gì để chấp tang, nó cũng không thể tồn tại.
[233] Trong Thanh văn, vo gián đạo thứ chín là A-la-hán hướng. Cũng vậy, trong Đại thừa, khi vào giải thoát đạo mới đắc Phật quả, gọi là Phật.
[234] Quả đạt được bỏi chuyển y.
[235] Sở y khổ chưa diệt hẵn, niết-bàn hữu dư y.
[236] Chính xác mà nói, hữu dư y là do bởi nơi Phật còn tồn tại uẩn sở y vô lậu.
[237] Thắng man, tr. 219c1: “...A-la-hàn và Bích-phật còn có sinh pháp hữu dư chư diệt tận nên còn có sự sinh, còn có phạm hạnh hữu dư chưa hoàn thành nên tác sự chưa thuần, vì chưa đạt cứu cánh nên còn có những việc cần làm, vì chưa vượt qua bên kia nên còn có những cái cần đoạn trừ, Vì không đoạn trừ nên cách Niết-bàn giới còn xa.”
[238] Thắng-man y trên địa vị cứu cành là Phật quả mà nói, theo đó thì Nhị thừa chưa phải là quạ vị cứu cánh, do đó Niết-bàn cũng không cứu cánh..
[239] Chỉ hàng định tính Nhị thừa.
[240] Câu-xá i. 3: trạch diệt là sự thoát ly hệ phược (Kośa. i. 3: pratisaṃkhyānirodho yo visaṃyogaḥ).
[241] Về các vô vi, theo Ngũ uẩn luận, có bốn: hư không vô vi, trạch diệt vô vi, phi trạch diệt vô vi, chân như vô vị. Theo các luận Bách pháp, Du-già, thêm bất động vô vi, tưởng thọ diệt vô vi, thành sáu. Du-già 3: hư không, phi trạch diệt, trạch diệt, thiện bất thiện, vô ký pháp, chân như, bất động, tưởng thọ diệt; như vậy có tám vô vi, nhưng tổng lược thành sáu. Tám háy sáu đều bình đẳng bình đẳng.
[242] Phi trạch diệt (apratisaṃkhyānirodha), Du-già 53 tr. 593a19: khi điều kiện cho các pháp sinh khởi đủ, mà những pháp đã xuất hiện thì pháp khác không xuất hiện được, ở tropng trạng thái tịch diệt, tịch tĩnh, đó gọi là phi trạch diệt. Tham chiếu Câu-xá, k. i. 3: 畢竟礙當生別得非擇滅 các pháp do khuyết duyên mà tương lai vĩnh viễn không xuất hiện được gọi phi trạch diệt – diệt không do tư trạch. Kośa. i. 3: utpādātyantavighno’nyo nirodho’praisíaṃkhyayā. Tạp tập 2, tr. 702c3: phi trạch diệt, diệt không do thoát ly hệ phược, vì tùy miên vĩnh viễn bị hại không do bởi nó.
[243] Phật địa luận 2 tr. 299b28: các duyên không hội đủ, lúc bấy giờ nó hoàn toàn không xuất hiện, chứ không phải vĩnh viễn không xuất hiện. Hiển dương 18 tr. 572a29, có bốn ly hệ: do duyên sai thoát mà được hhoàn toàn ly hệ (phi trạch diệt vô vi), do giản trạch phiền não mà hoàn toàn ly hệ (trạch diệt vô vi), do khổ lạc tạm thời ly hệ (bất động vô vi), tâm tâm pháp tạm thời ly hệ (tưởng thọ diệt vô vi). Theo đó, bất động và tưởng thọ diệt vì tạm thời ly hệ nên được baom hàm trong phi trạch diệt.
[244] Nhiêp luận (Thế Thân) 9 tr. 372a12, (Vô Tính) 9 tr. 438a13.
[245] Phật địa luận 3 tr. 302a12.: xả ly tất cả ngã và ngã sở chấp, phân biệt sở thủ và năng thủ.
[246] Phậtđịa luận, ibid.: vĩnh viễn thoát ly cáu bẩn của hết thảy phiền não chướng, chủng tử hữu lậu.
[247] Sự xuất hiện của tha thân, các cõi thú trên nó, được gọi là ảnh tượng. Phậtđịa luận, ibid. làm xuất hiện và xuất sinh tất cả cảnh giới, ảnh tượng của các trí, sở y của ảnh tượng thân và độ, nhiệm trì hết thảy công đức của Phất địa.
[248] Nhiếp luận (Vô Tính) ibid.: Chuyển a-lạida thức thành trí đại viên kính (ādarśajñāna). Tuy đối tượng của các thức không hiện tiền, nó vẫn không quên sót chúng. Nó bị hạn chế bới thời gian, không gian. Luôn luôn không bao giờ nó ngu mê đối với hết thảy cảnh. Nó hiện hành vô phân biệt, khởi thọ dụng ảnh tượng của Phật trí.
[249] Vô Tính, ibid.: Chuyển thức mạt-na ô nhiễm thành trí bình đẳng tính (samatājñāna). Nó đã được chứng đắc vào lúc đầu hiện quán. Trong tu đạo vị, nó càng lúc càng thanh tịnh. Do đây mà an trú nơi Niết-bàn vô trụ (apratiṣṭhitanirvāṇa). Hằng tương ưng với đại từ đại bi. Tùy theo sở thích mà hiện ảnh tương Phật
[250] Phật địa luận ibid.: quán sát một cách không chướng ngại sự sai biệt của hêt thảy cảnh giới.
[251] Vô Tính: Chuyển ý thức thành trí diệu quán sát (pratyavekṣaṇajñāna). Đầy đủ tất cả đà-la-ni môn, tam-ma-địa môn, như kho tàng trân bảo. Trong đại chúng hội, tự tại thị hiện mọi thứ tác dụng; đoạn trừ hết rhảy nghi hoặc; làm mưa cơn mưa lớn chính pháp.
[252] Vô Tính: Chuyển năm thức thành trí thành sở tác (kṛtyānuṣṭhānajñāna). Khắp trong mười phương hết thảy thế giơi, có thể biến hóa từ khi rời khỏi thiên cung Đổ-sử-đa (tuṣitabhavana: Đâu-suất thiên chung) cho đến khi nhập Niết-bàn; hóa hiện và đảm trì sự nghiệp lợi lạc cho tất cả hữu tình.
[253] Chỉ các tâm sở 5 biến hành, 5 biệt cảnh , 11 thiện, cùng với tâm..
[254] Thuật ký: năng biến, kiến phần; sở biến, tướng phần. Hoặc tự thể của thức gọi là năng biến; kiến và tướng phần gọi là sở biến. Hoặc năng biến là chủng tử; sở biến là hiện hành.
[255] Thức thứ tám khả huân, vẫn tồn tại trong vô gián đạo, với Kim cang dụ định.
[256] Khi vào chân kiến đạo, thức thứ sáu khởi sinh và pháp không quán, dẫn khởi trí bình đẳng tính.
[257] Câu sinh ngã pháp chấp trong thức thứ bảy chưa bị đoạn.
[258] Trạng thái hữu lậu khi thức thứ sáu xuất quán.
[259] Thuật ký: hạng tiệm ngộ đến cuối giải hành địa; hạng đốn ngộ, đến vô học vị. Các giai vị trên, trong mườ địa của Bồ tát.
[260] Hậu đắc trí trong thức thứ sáu.
[261] Các căn làm bất cộng y và câu hữu y cho thức. Xem ch. vi, đoạn bốn duyên.
[262] Căn và thức cùng chung một đối tượng.
[263] Thức vô lậu tháy cảnh sáng hơn. Thức hữu lậu, thấy mờ hơn.
[264] Thuật ký: địa tiền, chủng tử tăng; nhập địa, cả hai, hiện và chủng, đều tăng. Địa tiền, dụng tăng; nhập địa, thể tăng, vì hiện khởi di biệt. Đây là giải thích duy nhất của Hộ Pháp.
[265] Dẫn Phật địa luận 3 tr. 302c12. Nói nhất tướng là như thế. Nói theo cụ tướng, nó duyên đến hết thảy pháp.
[266] Dẫn bởi Phật địa luận, ibid.
[267] Phật địa luận, ibid.. dẫn Kinh và giải: các xứ, chí sáu nội xứ; các cảnh tức sáu ngoại cảnh. Các thức, sáu thức.
[268] Nghĩa diễn 11, tr. 824b12: trí vô lậu hậu đắc cũng gọi là thế gian trí, nó duyên đến pháp thế tục.
[269] Phật địa luận 3, tr. 302c25, 303a1: Trước hết phải thông đạt chân lý, sau đó mới thấu rõ thế tục. Tuy một tâm nhưng nói có có trước có sau (hậu đắc)> Hoặc tương tợ hậu đắc nên gọi là hậu đắc trí.
[270] op. cit. tr.. 303a4.
[271] Dẫn bởi Phật địa luận 3, tr. 303a7..
[272] op. cit. tr. 303a13.
[273] ibid.
[274] Dẫn bởi Phật địa luận, ibid.
[275] Phật địa luận, ibid.: quyết đoán 8 van bốn nghin sai biệt tâm hành của hữu tình, tuyên thuyết đối trí bốn ký luận.
[276] op. cit. tr. 303a23.
[277] Ba hóa nghiệp, Phật địa luận 3, tr. 318b17: nói Hóa thân của Như lai, ba nghiệp biến hóa: thân hóa, ngữ hóa, ý hóa.
[278] Hai sở chuyển đắc tức Đại bồ-đề và Đại niết-bàn. Thuật ký: vì ba nghĩa chuyển y kia thì không thể chứng. Giả sử có nói đến chân như, vô lậu đạo, nưhng đó không có nghĩa chứng đắc.
[279] Tṛṃś. 30: sa evānāsravo dhātur acintyaḥ kuśalo dhruvaḥ| sukho vimuktikāyo'sau dharmākhyo'yaṁ mahāmuneḥ||30||
[280] Định nghĩa vô lậu giới (anāsravo dhātuḥ) Sthiramati: nirdauṣṭhulyatvāt sa tv āsravavigata ity anāsravaḥ/ āryadharmahetutvād dhātuḥ/ do dứt trừ hai thô trọng, nó thoát ly các lậu nên nói là vô lậu. Do bởi là nhân của Thánh pháp, nên gọi là giới.
[281] Tập luận 2, tr. 667c25, Tạp tập 3, tr. 706c15.
[282] Pháp giới sắc, hay pháp xứ sở nhiếp sắc (dharmāyatanāntargata-rūpa), loại sắc không thuộc sắc pháp, mà thuộc pháp xứ hay pháp giới, vì không phải là hiển cũng không phải là hình.
[283] Thuật ký: y trên sở biên của Phật mà biên Phật thân, Phật độ.
[284] Đại bảo tích 38 (Hội Bồ tát tạng) tr. 216c17: “Chư Phật Thế Tôn tâm hằng tại định.” Dẫn bới Câu-xá 13, tr. 72a9: 那伽行在定那伽住在定 那伽坐在定那伽臥在定. Bhāṣyā, i. 12c: caran samāhito nāgas tiṣṭhan nāgaḥ samāhitaḥ/ svapan samāhito nāgo niṣaṇṇo’pi samāhita iti/ Đấng Đại Long đi trong định, đứng trong định, ngủ trong định, ngồi trong định. Cf. Pāli, A. iii. 346, Theragātha 696: gacchaṃ samāhito nāgo ṭhito nāgo samāhito/ sayaṃ samāhito nāgo nisinno pi samāhito/
[285] Tập luận 1 tr. 665b9; Tạp tâp 1 tr. 699b17: Thế nào là tự tính tán loạn? Đó là năm thức thân.
[286] Thuật ký: đồng thân, đông loại, một thân.
[287] Thuật ký: đồng khởi, nhưng sát-na trước và sau, khác nhau. Vì vận hành quá nhanh nên tợ hồ hai tác dụng đồng thời.
[288] Thuật ký: như một ý thức trong khi thấy sắc, và nghe tiếng.
[289] Tập luận 2 tr. 667c27: Ba giới cuối (pháp giới, ý giới và ý thức giới) và hai xứ (ý xứ và pháp xứ), một phần thuộc vô lậu (phần kia thuộc hữu lậu).
[290] Phật địa luận 1, tr. 293c17: Thân tướng và quốc độ của Như Lai thậm thâm vi diệu, không phải hữu, không phải vô, không phải hữu lậu, không phải vô lậu, không thể xếp vào trong các pháp môn như uẩn, xứ, v. v...
[291] Theo lý, công đức của Phật các thứ cũng được bao hàm trong uẩn, xứ, giới.
[292] Duy-ma-cật sở thuyết 2 tr. 547b; Vô Cấu Xưng 4, tr. 572: Bồ tát quán hữu tình, như huyễn sư nhìn thấy người huyễn, như người trí nhìn thấy trăng dưới nước ... như đại thứ năm, uẩn thứ sáu, căn thứ bảy, xứ thứ mười ba, giới thứ mười chín (nhưng thứ không hề có).”
[293] Thuật ký: như kinh Niết-bàn, luận Trang nghiêm, v.v.
[294] Xem cht. 285.
[295] Năm thức được thành tựu nơi các thừa khác.
[296] Giaỉe thích từ “bất tư nghị” trong tụng văn. Sthiramati: acintyas tarkāgocaratvāt pratyātmavedyatvāt dṛṣṭāntābhāvāc ca/ Bất tư nghị, vì không phảilà môi trường cho các triết gia suylý, vì được chứng nghiệm nội tại, vì không có gì loại tợ.
[297] Giải thích từ “thiện” trong tụng văn. Sthiramati: kuśalo viśuddhālambanatvāt kṣematvāt anāsrava-dharmamayatvāc ca/ Thiện, vì sở duyên thanh ftịnh, vì có sự an ổn, vì được tác thành bởi pháp vô lậu.
[298] Tạp tập 4, tr. 709c6, 10: toàn bộ tám giới và xứ, ... đều là vô ký. Tám giới là 5 sắc căn, và 3 giới hương, vị, xúc. Xứ cũng vậy.
[299] Tạp tập 6 tr. 719c3: Lại có pháp giới thanh tịnh không thuộc khổ đế, vì không được sản sinh bởi nghiệp và phiền não.
[300] Giải thích từ “thường” trong tụng văn. Skt. dhruva: kiên cố, thường trụ bất biến. Sthiramati: dhruvo nityatvāt akṣayatayā/ kiên cố, vì thướng hằng, vì không cùng tận.
[301] Giải thích “an lạc” trong tụng văn. Sthiramati: sukho nityatvād eva yad anityaṃ tad duḥkham ayaṃ ca nitya iti/ asmāt sukhaḥ/ An lạc, vì thường hằng. Cái gì không thường hằng, cấi đó là khổ. Cái này là thường hằng, do đó an lạc.
[302] Sthiramati: kleśāvaraṇaprahāṇāt śrāvakāṇāṃ vimuktikāya/Do đoạn trừ phiền não chướng, các Thanh văn có giải thoát thân.
[303] Sthiramati: sa evāśrayaparāvṛttilakṣaṇo dharmākhyo ’py ucyate mahāmuneḥ/ bhūmipāramitādi-bhāvanayā kleśajñeyāvaraṇaprahāṇāt āśrayaparāvṛttisamudāgamāt mahāmuner dharmakāya ity ucyate/ Chính đặc tính chuyển y này đức Đại Mâu-ni có danh hiệu là Pháp. Do sự tu tập các ba-la-mật, các địa, đo đoạn trừ phiền não và sở tri chướng, do chân chính đạt đến chuyển y, đó được gọi là Pháp thân của Đại Mâu-ni.
[304] Ba từ đồng nghĩa với từ thân, kāya: ātmabhāva (tự thể), āśraya (sở y), rāśi (tụ). Cf. Phậtđịa luận 7 tr. 325a10.
[305] Năm pháp: pháp giới thanh tịnh và bốn trí. Cf. Phật địa luận 7 tr. 325a27.
[306] Kinh Phật địa dân bởi Phật địa luận 7 tr. 325c29.
[307] Nhiếp luận (Thế Thân) 10, tr. 378c20; (Vô Tính) 10, tr. 448a12.
[308] Vô Tính, op, cit., dẫn bởi Phật địa luận 7 ibid.
[309] Phật địa luận 7 tr. 325c.
[310] ibid.
[311] Luận Trang nghiêm, dẫn bởi Phật địa luận 7 ibid.
[312] ibid.
[313] Thế Thân, Kim cang bát nhã luận1, tr. 785a19: “Bồ-đề được gọi là Pháp thân. Tự thể ấy thật sự là vô vi. Cho nên, cả hai pháp này chỉ thể là liễu nhân (jñāpakahetu) chứ không thể là sinh nhân (janakahetu).”
[314] Dẫn chứng luận Trang nghiêm.
[315] Dẫn chứng Nhiếp luận.
[316] Nếu không phải chỉ là biến hiện.
[317] Chư thiên, Phạm thiện, các tỳ kheo, v.v., nhiều khi biết được ý nghĩ của Phật nên mà thưa thỉnh.
[318] Phật địa luận 7.
[319] Dẫn chứng kinh Niết-bàn.
[320] Giải thâm mật 5, tr. 710c14: Bồ tát Mạn-thù-thất-lị hỏi Phật, Hóa thân của Như Lai là hữu tâm hay vô tâm? Phật đáp: không phải hữu tâm, cũng không phải vô tâm. Không có tâm y trên tự thân, mà có tâm y trên tha nhân.
[321] Du-già 98, tr. 862c28: Thần thông biến hóa của các Thánh giả, có bốn sjư không thể biên hóa: căn, tâm, tâm sở pháp, nghiệp và dị thục của nghiệp.
[322] Ba pháp, hay ba khoa: uẩn, xứ, giới.
[323] Tướng phần và kiến phần.
[324] Thuyết này không thừa nhận tướng và kiến –phần, mà chỉ có thức thể.
[325] Hán: minh tịnh, Skt. prasanna, prasāda. Theo giải thích này, tên Sanskrit có thể được đề nghị: Vijñaptimātraprasāda-śāstra?
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.15.142.42 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.