Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Thành Duy Thức Luận [成唯識論] »» Bản Việt dịch quyển số 8 »»

Thành Duy Thức Luận [成唯識論] »» Bản Việt dịch quyển số 8

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Việt dịch (1) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.64 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.8 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Luận Thành Duy Thức

Kinh này có 10 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Việt dịch: Thích Tuệ Sỹ

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

2. MƯỜI NHÂN
1. Mười nhân và mười lăm y xứ
Bốn duyên như vậy, y trên mười lăm xứ,[148] do ý nghĩa sai biệt nên lập mười nhân.[149] Như thế nào, y trên mười lăm xứ mà lập?
a. Tùy thuyết nhân và ngữ y xứ
(1) Ngữ y xứ, tính thể của ngôn ngữ được dẫn khởi bởi pháp, danh, tưởng. Y trên cơ sở này mà lập tùy thuyết nhân.[150] Theo đó, y trên ngữ này mà nói lên ý nghĩa của những gì được thấy, được nghe các thứ. Đây là cái nói làm nhân cho cái được nói.[151]
Luận giải khác nói, đó là danh, tưởng và thấy.[152] Tức là tùy theo danh tự, tướng được nắm bắt, được chấp chặt, mà tùy theo đó ngôn thuyết khởi lên. Theo luận giải này, vậy nhân này là y xứ của ngữ.[153]
b. Quan đãi nhân và lãnh thọ y xứ
Lãnh thọ y xứ,[154] đó là tính chất quan hệ tương tác giữa cái lãnh thọ và cái được lãnh thọ. Y trên cơ sở này mà lập quan đãi nhân. Tức là, do quan hệ tương tác với cái này mà các sự vật kia hoặc sinh, hoặc trụ, hoặc thành, hoặc đắc.[155] Cái này là quan đãi nhân của cái kia.[156]
c. Khiên dẫn nhân và tập khí y xứ
Tập khí y xứ,[157] đó là chủng tử, hoặc nội tại hoặc ngoại tại, chưa đến giai đoạn chín muồi; y trên cơ sở này mà lập khiên dẫn nhân.[158] Vì nó lôi kéo dẫn đến kết quả của chính nó.[159]
d. Sinh khởi nhân và hữu nhuận chủng tử y xứ
Hữu nhuận chủng tử y xứ,[160] đó là các loại chủng tử nội hay ngoại tại đã đến giai đoạn chín muồi; y trên cơ sở này mà lập sinh khởi nhân; vì nó sản sinh kết quả gần của chính nó.[161]
e. Nhiếp thọ nhân và tổng thể sáu y xứ
Thứ năm, vô gián diệt y xứ,[162] đó là đẳng vô gián duyên của tâm, tâm sở các thứ.
Thứ sáu, cảnh giới y xứ, đó là sở duyên duyên của tâm, tâm sở các thứ.
Thứ bảy, căn y xứ, đó là sáu căn làm sở y cho tâm, tâm sở.
Thứ tám, tác dụng y xứ, đó là tác dụng công cụ đối với nghiệp được tạo tác.[163] Tức trừ chủng tử, các duyên khác hiên diện trợ lực.
Thứ chín, sĩ dụng y xứ,[164] đó là tác dụng của tác giả đối với nghiệp được tạo tác. Tức trừ chủng tử, các duyên khác hiên diện tác thành.[165]
Thứ mười, chân thật kiến y xứ, đó là kiến vô lậu; trừ việc dẫn sinh chủng tử của chính nó, những gì hỗ trợ, dẫn sinh, chứng đắc pháp vô lậu.
Y trên tổng thể sáu cơ sở này lập nhiếp thọ nhân.[166] Tức là, năm điều kiện nhiếp thọ trợ lực hoàn thành pháp hữu lậu, và đủ cả sáu điều kiện nhiếp thọ trợ lực hoàn thành vô lậu
f. Dẫn phát nhân và tùy thuận y xứ
Thứ mười một, tùy thuận y xứ, đó là các hành, bao gồm cả chủng tử và hiện hành, với các tính chất vô ký, nhiễm, thiện; chúng tùy thuận các pháp đồng loại có ưu thế hơn.[167] Y trên cơ sở này lập dẫn phát nhân.[168]
g. Định dị nhân và sai biệt công năng y xứ
Thứ mười hai, sai biệt công năng y xứ, [169]đó là các pháp hữu vi, mà mỗi thứ, có thế lực khiến phát khời hay chứng đắc quả của chính nó; y trên cơ sở này lập định dị nhân.[170] Tức là, mỗi thứ sản sinh quả trong giới hệ của nó, và khiến đạt được quả trong Thừa của nó.[171]
h. Đồng sự nhân và hòa hiệp y xứ
Thứ mưới ba, hòa hiệp y xứ,[172] lực hòa hiệp của các y xứ, từ lãnh thọ cho đến sai biệt công năng y xứ, trong sự sản sinh, tồn tại, hoàn thành, đạt quả. Y trên cơ sở này lập đồng sự nhân. Tức là, từ quan đãi nhân cho đến định dị nhân, các nhân này đều cùng chung hoạt động như sản sinh, tồn tại, v.v.[173]
i. Tương vi nhân và chướng ngại y xứ
Chướng ngại y xứ, đó là pháp gây chướng ngại trong quá trình sản sinh, tồn tại, hoàn thành, đạt quả. Y trên cơ sở này lập tương vi nhân. Vì nó vi nghịch các sự kiện sinh v.v.[174]
j. Bất tương vi nhân và bất chướng ngại y xứ
Bất chướng ngại y xứ, đó là pháp không gay chướng ngại trong quá trình sinh, trụ, thành, đắc. Y trên cơ sở này lập bất tương vi nhân. Vì nó không vi nghịch sự kiện sinh v.v.[175]
2. Mười nhân và hai nhân
Mười nhân như vậy được bao hàm trong hai nhân: năng sinh nhân và phương tiện nhân. Bồ tát địa[176] nói, chủng tử dẫn khởi và chủng tử sinh khởi, gọi là năng sinh nhân. Ngoài ra, được kể trong phương tiện nhân. Điều này có nghĩa rằng, các chủng tử làm nhân duyên trong các nhân khiên dẫn, sinh khởi, định dị, đồng sự, bất tương vi, trong trạng thái chưa chín muồi, được gọi là chủng tử khiên dẫn. Khi ở trong điều kiện đã chín muồi, nó được gọi là chủng tử sinh khởi. Vì các chùng tử làm nhân duyên trong sáu loại nhân đều thuộc về một trong hai trạng thái này.
Mặc dù cũng có pháp hiện khởi là năng sinh nhân,[177] như trong bốn nhân, nó sản sinh chủng tử của nó, nhưng phần nhiều gián đoạn, vì vậy Luận bỏ qua không đề cập.[178]
Hoặc cái trực tiếp hoàn thành quả, cái đó cũng được gọi là chủng tử. Thí dụ, các thứ hiện hành như thóc lúa cũng được gọi là chủng tử.
Các nhân còn lại, nhân thứ nhất tùy thuyết, thứ hai quan đãi, thứ năm nhiếp thọ, thứ chín tương vi, và các pháp không phải là nhân duyên mà thuộc trong sáu nhân nêu trên, chúng được kể ở ngoài các chủng tử làm nhân duyên trong trạng thái sống hay chín,[179] do đó được kể chung trong phương tiện nhân.
Không phải rằng hai loại chủng tử này duy chỉ thuộc hai nhân kia; vì trong bốn nhân còn lại cũng có chủng tử làm nhân duyên. Không phải rằng tám nhân đó được nói là những nhân còn lại. Vì trong hai nhân ấy cũng có chủng tử không phải là nhân duyên.
Hữu tầm địa[180] nói, sinh khởi nhân là năng sinh nhân, còn lại được kể trong phương tiện. Đại ý đoạn văn này nói, trong sáu nhân, hiện hành hay chủng tử nào làm nhân duyên, nó được gọi là sinh khởi nhân, vì nó trực tiếp sản sinh quả đồng loại của chính nó. Ngoài ra, thảy đều được kể trong phương tiện.
Không phải rằng sinh khởi nhân nói ở đây duy chỉ thuộc (sinh khởi) nhân (trong mười nhân) kia; vì trong năm nhân còn lại cũng có nhân duyên. Cũng không phải rằng chín nhân kia được gọi là những nhân còn lại, vì trong sinh khởi nhân cũng có cái không phải là nhân duyên.
Hoặc chủng tử khiên dẫn và chủng tử sinh khởi được nói trong Bồ tát địa cũng chính là hai nhân kia (trong mười nhân). Các nhân còn lại, tức tám nhân còn lại. Tuy trong hai nhân này cũng có cái không phải là năng sinh nhân, nhưng vì chủng tử làm nhân duyên có ưu thế, điều này được thấy rõ, nên đặc biệt nói riêng. Trong các nhân còn lại tuy cũng có cái không phải là phương tiện nhân, nhưng ảnh hưởng chi phối lớn, điều này được thấy rõ nên đặc biệt nói riêng.
Hữu tầm địa nói, sinh khởi nhân, đó là năng sinh nhân, ngoài ra là phương tiện. Sinh khởi nói ở đây tức là sinh khởi nhân (trong mười nhân) kia. Các nhân còn lại, nên biết đó là chín nhân kia.
Tuy trong sinh khởi cũng có chủng tử không phải là nhân duyên, nhưng các quả rất gần, để nêu rõ điều này này đặc biệt nói riêng. Tuy trong khiên dẫn chũng có chủng tử là nhân duyên nhưng vì cách quá khá xa, ẩn nên không đề cập.
Ngoài ra được kể là phương tiện nhân, cần được biết, chuẩn theo trên đây.
3. Bốn duyên và mười lăm y xứ
Bốn duyên như đã được nói được lập trên cơ sở nào? Vả, chúng bao hàm mười nhân và hai nhân như thế nào?
Luận[181] nói, nhân duyên được lập y trên chủng tử. Y vô gián diệt lập đẳng vô gián duyên. Y cảnh giới lập sở duyên duyên. Y trên những gì còn lại lập tăng thượng duyên.
Trong đó, nói chủng tử, là các chủng làm nhân duyên thuộc trong sáu y xứ: thứ tư (hữu nhuận chủng tử y xứ), thứ mười một (tùy thuận y xứ), thứ mười hai (sai biệt công năng y xứ), thứ mười ba (hòa hiệp y xứ), thứ mười lăm (bất chướng ngại y xứ).
Tuy những thứ hiện hành trong bốn y xứ[182] cũng có thứ làm nhân duyên, nhưng vì phần nhiều gián đoạn nên đây lược qua không đề cập.
Hoặc các hiện hành này cũng có thể trực tiếp hoàn thành quả của nó, như ngoại giới thóc lúa các thứ, nên cũng được gọi là chủng tử.
Hoặc nói chủng tử duy chỉ thuộc thứ tư (hữu nhuận chủng tử y xứ). Các vấn đề, thân và sơ, ẩn và hiển, thủ và xả, y như đã nói trên.
Nói vô gián diệt và cảnh giới y xứ, nên biết, đó là nêu tổng quát y xứ của hai duyên, chứ không phải chỉ có hai y xứ thứ năm và thứ sáu này. Trong các y xứ còn lại cũng có nghĩa của hai duyên trung gian.[183]
Hoặc nói duy chỉ y xứ thứ năm và thứ sáu. Các y xứ còn lại tuy có, nhưng vì ít và ẩn nên lược qua không đề cập.
Luận[184] nói nhân duyên bao hàm năng sinh nhân. Tăng thượng duyên tính tức phương tiện nhân. Hai duyên trung gian bao hàm nhiếp thọ nhân.
Mặc dù trong phương tiện nhân hàm đủ ba duyên sau, nhưng tăng thượng duyên nhiều hơn, do đó được nêu riêng.
Các nhân còn lại[185] cũng có hai duyên trung gian, nhưng trọng nhiếp thọ nhân nó hiển nhiên hơn[186] nên đây đặc biệt nêu riêng.
Duyên thứ nhất bao hàm trong năng sinh nhân, tho các phương diện cộng thông, hay cục bộ, như trước.[187]
3. NĂM QUẢ
Nhân duyên như được nói tất phải có quả. Có bao nhiêu loại quả? Y trên những xứ nào mà có?
a. Định nghĩa
Quả, có năm loại:[188]
1. Dị thục,[189] đó là pháp vô ký, thuộc dị thục sinh,[190] trong tương tục của bản thân[191], được chiêu dẫn bởi các pháp bất thiện và thiện hữu lậu.
2. Đẳng lưu,[192] đó đồng loại được dẫn bới tập tính thiện v.v.; hoặc quả vận chuyển theo sau tương tợ nghiệp đi trước.
3. Ly hệ quả, [193] đó là pháp vô vi, thiện,[194] được chứng đắc do đoạn trừ các chướng bằng Thánh đạo vô lậu.
4. Sĩ dụng quả,[195] đó là các sự nghiệp được hoàn tất bởi các công cụ hành động dựa vào các tác giả.
5. Tăng thượng quả,[196] trừ bốn trương hợp trên, các quả đạt được còn lại.
b. Các y xứ
Các Luận, như Du-già,[197] nói y trên tập khí y xứ mà đạt được quả dị thục. Y tùy thuận y xứ đạt được quả đẳng lưu. Y chân kiên y xứ được quả ly hệ. Y sĩ dụng y xứ được quả sĩ dụng. Y trên các y xứ còn lại đạt được quả tăng thượng.
a. Giải thích 1.[198] Nói tập khí xứ, là chỉ cho các y xứ[199] mà trong đó tất cả các công năng chiêu cảm quả dị thục.
Nói tùy thuận xứ, là chỉ các y xứ[200] mà trong đó tất cả các công năng dẫn đến quả đăng lưu.
Nói chân kiến xứ, là chỉ các y xứ[201] mà trong đó tất cả các công năng chứng quả ly hệ.
Nói sĩ dụng xư, là chỉ các y xứ[202] tất cả công năng trong hoàn tất cảm quả sĩ dụng.
Nói các y xứ còn lại, là chỉ tất các y xứ[203] tất cả công năng trong đạt được quả tăng thượng.
Nếu không như vậy, sẽ phạm lỗi hoặc quá rộng, hoặc quá hẹp.
b. Giải thích 2. Hoặc nói tập khí là duy chỉ nói đến y xứ thứ ba. Tuy dị thục nhân[204] cũng có mặt trong các y xứ khác,[205] và trong y xứ này cũng có mặt dị thục nhân. Nhưng trong dị thục nhân, nhân và quả cách nhau xa.[206] Trong tập khí này cũng vậy. Do đó đặc biệt nêu riêng.
Tùy thuận duy chỉ thuộc y xứ thứ mười một. Tuy quả đẳng lưu cũng đạt được trong các y xứ khác,[207] và trong y xứ (tùy thuận) này quả phi đẳng lưu cũng đạt được. Nhưng ở đây nhân là cái hấp dẫn cái cao hơn, hành tướng này rất hiển nhiên. Tùy thuận y xứ cũng vậy, do đặc biệt nêu riêng.
Nói chân kiến xứ, duy chỉ đề cập xứ thứ mười. Tuy trong các xứ khác[208] cũng có sự chứng quả ly hệ, và trong xứ này quả phi ly hệ cũng đạt được. Nhưng trong đây hình thái của sự chứng quả ly hệ rất rõ ràng, do đó nói riêng.
Nói sĩ dụng xứ, duy chỉ đề cập xứ thứ chín. Tuy các xứ khác[209] cũng dẫn đến hoàn tất quả sĩ dụng, và trong xứ này nó cũng lôi cuôn quả tăng thượng. Nhưng tên gọi của nó đã cho thấy rõ, do đó nói riêng.
Còn lại tức chỉ mười y xứ còn lại. Tuy trong mười một y xứ này các quả khác cũng đạt được, và trong các xứ khác cũng dẫn đến quả tăng thượng, nhưng trong mười một xứ này dẫn đến quả tăng thượng nhiều nhất, do đó đặc biệt nêu riêng.
c. Quả với nhân và duyên
Trong năm quả được nói như vậy, quả dị thục được đạt đến từ các nhân khiên dẫn, sinh khởi, định dị, đồng sự, bất tương vi, và duyên tăng thượng.
Quả đẳng lưu đạt được từ các nhân khiien dẫn, sinh khởi, nhiếp thọ, dẫn phát, định dị, đồng sự, bất tương vi, và duyên thứ nhất.
Qủa ly hệ đạt được từ các nhân nhiếp thọ, dẫn phát, định dị, đồng sự, bất tương vi, và duyên tăng thượng.
Quả sĩ dụng, có hai thuyết, a. đạt được từ các nhân quan đãi, nhiếp thọ, đồng sự, bất tương vi và duyên tăng thượng; b. từ quan đãi, khiến dẫn, sinh khởi, nhiếp thọ, dẫn phát, định dị, đồng sự, bất tương vi, và ba duyên trừ sở duyên.
Quả tăng thượng, từ tất cả mười nhân và bốn duyên. Đã luận xong vấn đề phụ, nay nên trở lại đề tài chính.[210]
TIẾT 4. CHỦNG TỬ VÀ HIỆN HÀNH
a. Chủng tử sinh hiện hành.- Trong bản thức, các chủng tử có thể tạo thành ba duyên, trừ đẳng vô gián, làm phát sinh hiện hành phân biệt.[211] (1) Mỗi thức đều có chủng tử trực tiếp của nó, đó là nhân duyên. (2) Làm sở duyên duyên cho các năng duyên.[212] (3) Nếu đối với các hiện hành mà chủng tử có sự trợ lực hoặc không chướng ngại, đó là tăng thượng duyên.
Sự phát sinh các hiện hành tịnh, nên biết, cũng vậy.
b. Hiện hành sinh hiện hành.- Các pháp hiện hành phân biệt trong quan hệ với nhau[213] có thể làm ba duyên, không kể nhân duyên.
(1) Trong các loại hữu tình, quan hệ tự thân và tha thân[214] có thể có hai duyên, trừ đẳng vô gián.
(2) Tự nội bộ của tám tụ thức,[215] mối quan hệ giữa tụ này với tụ kia tất nhiên có tăng thượng duyên; sở duyên duyên, hoặc có hoặc không. Thức thứ tám đối với bảy thức kia thì có sở duyên duyên;[216] nhưng bảy thức đối với thứ tám thì không. Vì bảy thức kia không phải là chất thể[217] để thức thứ tám dựa vào. Thức thứ bảy đối với sáu thức đầu, năm không, một có. [218] Sáu thức kia đối với thứ bảy, hoàn toàn không.[219] Thức thứ sáu không làm sở duyên duyên cho nắm thức đầu; nhưng năm thức này có thể làm sở duyên duyên cho thứ sáu. Bởi vì năm thức chỉ gá vào tướng phần của thứ tám.[220]
(3) Trong nội bộ mỗi thức, hiện hành trước sau đồng loại, thứ sáu có thể làm ba duyên. Các thức còn lại, ahi duyên, trừ sở duyên. Vì chúng chỉ bắt nắm đối tượng hiện tại.
Nếu cho rằng[221] kiến phần thuộc niệm sau của năm thức có thể duyên đến tương phần thuộc niệm trước của chúng, thế thì niệm trước và niệm sau của năm thức và thứ bảy cũng có ba duyên. Như vậy, bảy thức có thể làm sở duyên cho thứ tám, vì chúng huân tập thành chủng tử tướng và kiến phần của thứ tám.[222]
(4) Đồng một tụ nhưng khác thể[223] mà quan hệ với nhau thì chỉ có tăng thượng duyên. Vì chúng không duyên đến nhau.[224] Chất thể mà các pháp tương ưng gá vào đồng nhất với nhau.[225]
Hoặc căn cứ theo kiến phần mà nói thì chúng không là sở duyên duyên cho nhau. Căn cứ theo tướng phần mà nói thì có duyên đến nhau.[226] Tức các tướng phần làm chất thể cho nhau để hiện khởi;[227] như chủng tử ở trong thức trở thành chất thể của tướng phần cho xúc các thứ. Nếu không như vậy, trong Vô sắc giới chúng không có đối tượng.[228] Giả sử ở đó có sự biến hiện của sắc,[229] nhưng nhất đinh cũng chỉ duyên đến chủng tử. Không nên nói rằng cảnh của kiến phần[230] không đồng một chất thể.
(5) Trong trường hợp đồng thể,[231] tướng phần làm hai duyên cho kiến phần. Kiến phần đối với tướng phần chỉ là tăng thượng duyên.
Kiến phần đối với tự chứng phần cũng vậy.[232] Hai phần còn lại,[233] quan hệ hỗ tương, cả hai đều làm hai duyên cho nhau.
Trong, không căn cứ chủng tử để nói đến tướng phần, mà chỉ nói hiện khởi làm duyên cho nhau.[234]
(6) Tám tụ tịnh thức,[235] tự thân và tha thân đều có sở duyên, vì có thể duyên khắp. Duy chỉ kiến phần không phải là sở duyên của tướng phần; vì theo lý tướng phần không có tác dụng làm chủ thể duyên.
c. Hiện hành sinh chủng tử.- Như trên đã nói, hiện hành phân biệt[236] do duyên vào chủng tử và hiện hành mà phát sinh;[237] vậy, theo lý, chủng tử tất cũng duyên vào hiện hành và chủng tử được sản sinh. Hiện hành và chủng tử đối với chủng tử[238] có thể làm bao nhiêu duyên?
Chủng tử được sản sinh tất không phải do hai duyên giữa[239], vì hai duyên này chỉ có ý nghĩa đối với tâm, tâm sở đang hoạt động.
Hiện hành làm đủ cả hai duyên[240] đối với chủng tử trực tiêp của nó; nếu không phải là chủng tử trực tiêp của nó thì chỉ có tăng thượng duyên.
Chủng tử đối với chủng tử trực tiếp của nó cũng có đủ hai duyên; nếu không phải là chủng tử trực tiếp[241] thì chỉ có tăng thượng duyên.
Căn cứ trên mối quan hệ hỗ tương trong nội thức làm điều kiện cho sự sinh khởi, lý và giáo về nhân quản của phân biệt được chứng minh. Chủ trương rằng cần có các điều kiện ngoại tại, giả sử tồn tại điều kiện như vậy, thì sự tồn tại ấy cũng không có tác dụng gì. Huống nữa quan điểm ấy trái với lý và giáo, vậy sao vẫn cố chấp?
Mặc duy từ “phân biệt” chỉ chung cho tâm và tâm sở của cả ba giới; nhưng trong các Thánh giáo tùy theo sự ưu thắng mà ý nghĩa được hiện thị qua nhiều phương diện khác nhau, hoặc nói có hai, có ba, bốn, năm, v.v. [242] Ý nghĩa phân biệt được phân tích chi tiết trong các luận.
Chú thích:
[148] Du-già 5, tr. 301b4; Hiển dương 18, tr. 570c4, 15 y xứ cho nhân duyên: 1. ngữ, 2. lãnh thọ, 3. tập khí, 4. hữu nhuận chủng tử, 5. vô gián diệt, 6. cảnh giới, 7. căn, 8. tác dụng, 9. sĩ phu dụng, 10. chân thật kiến, 11. tùy thuận, 12. sai biệt công năng, 13. hòa hipệ, 14. chướng ngại, 15. bất chướng ngại.
[149] Du già 5, tr. 301b9; quyển 38, tr. 501a10; Hiển dương 18, tr. 570c8; Tạp tập 4, tr. 713b13: Nhân sai biệt, đó là 10 nhân, 4 duyên và 5 quả. Mười nhân: 1. tùy thuyết nhân (anuvyavahāra-hetu), 2. quan đãi nhân (apekṣā-), 3. khiên dẫn nhân (ākṣepa-), 4. sinh khởi nhân (abhinrvṛtti-), 5. nhiếp thọ nhân (parigraha-), 6. dẫn phát nhân (āvāhaka-), 7. định dị (định biệt) nhân (pratiniyama-), 8. đồng sự nhân (sahakāri-), 9. tương vi nhân (virodha-), 10. bất tương vi nhân (avirodha-).
[150]Tùy thuyết, Skt. anuvyavahāra, ngôn ngữ quy ước được hình thành bởi sinh hoạt quán xã hội. Bodhisattvabhūmi, tr. 69: tatra sarvadharmāṇāṃ yan nāma nāmapūrvikā saṃjñā saṃjñāpūrvikaś cābhilāpaḥ, ayam ucyate teṣām dharmāṇām anuvyavahārahetuḥ:.danh của tất cả các pháp, tưởng dẫn đầu bởi danh, và ngôn thuyết được dẫn đầu tưởng, đây là tùy thuyết nhân của các pháp ấy. Du-già, tr. 301b14: Pháp trong các giới hệ được khái niệm đến, trước hết do danh (nāma) dẫn khởi tưởng (saṃjñā); do tưởng dẫn khởi ngữ (vāk), do ngữ mà tùy theo cái được thấy, được nghe, được cảm, được biết (dṛṣṭa-śruta-mata-vijñāta) ngôn thuyết (abhilāpa) được dẫn khởi. Do đó, y trên ngữ y xứ (vāg-adhiṣṭhāna) mà lập tùy thuyết nhân (anuvyavahāra-hetu).
[151] Cái nói, năng thuyết, tức ngữ hay ngôn ngữ, là nhân cho những cái được nói, tức tất cả các pháp.
[152] Tập luận, tr. 671b, Tạp tập 4, tr. 713b13: “Tùy thuyết năng tác, đó là danh, tưởng, và sự thấy. Do theo danh tự như vậy mà nắm bắt tướng, rồi chấp chặt mà dẫn khởi ngôn thuyết.” Cf. Samuccaya, Gokhale, p. 27, 11; Tatia, p.36, 16: vyavahārakāraṇaṃ tadyathā nāma saṃjñā dṛṣṭiś ca … yathānāmadheyaṃ nimittodgrahaṇenā ‘bhiniviśyānuvyavaharaṇāt, “tác nhân do bởi tập quán ngôn ngữ, đó là tùy theo danh, tưởng và sự thấy … tức là do ngôn ngữ giao hoán thường nhật được tiêm nhiễm thành tập quán do bới năm bắt tín hiệu tùy theo danh tự chuyển tải. Tức là, tùy theo danh tự chuyển tải (nāmadheya) mà tín hiệu (nimitta) về đối tượng được nắm bắt, tức các đặc tính hay các đặc điểm của đối tượng được ghi nhận thành ấn tượng (saṃjñā), tùy theo ấn tượng đã trở thành tập quán ước lệ mà tri giác về đối tượng khởi lên.
[153] Danh, tưởng, kiến, là y xứ của ngữ.
[154] Lãnh thọ, Skt. anubhava, cảm nghiệm, kinh nghiệm. Cf. Kośa, i. 14: vedanā’ nubhavaḥ, thọ là sự cảm nghiệm.Hán (Huyền Trang): 受領納隨觸.
[155] Xem cht. 130.
[156] Bodisattvabhūmi, p. 69: tatra yadapekṣaṁ yaddhetukaṁ yasmin vastunyarthitvamupādānañca bhavaty ayam asyocyate'pekṣāhetuḥ| tadyathā hastāpekṣaṁ hastahetukamādānakarma| pādāpekṣaṁ pādahetukam abhikramapratikramakarma| parvāpekṣaṁ parvahetukaṁ samiñjitaprasāritakarma| jighatsāpipāsāpekṣaṁ jighatsāpipāsāhetukaṁ bhojanapānādānaṁ paryeṣaṇatā ca| ity evaṁ bhāgīyo'pramāṇa-nayānugataḥ apekṣāheturveditavyaḥ| Cái làm quan hệ như là nhân cần, cái mà do có nó nên có sự hy vọng, có có chiếm hữu nơi các sự vật, cái đó được gọi là quan đãi nhân, nguyên nhân quan hệ tương tác. Như do quan hệ với tay mà có hành vi cầm nắm; do quan hệ với chân mà có hành vi đi lại; do quan hệ tứ chi mà có sự co duỗi; quan hệ với đói khát mà có sự mong muốn ăn uống. Vô số trường hợp tương tự, nên biết, đó là quan đãi nhân. Samuccaya, Gokhale p. 27, 11: apekṣākāraṇaṃ yad apekṣya yatrārthitvam utpadyate, tadyathā jighatsām apekṣya bhojane, cái làm nguyên quan hệ tương tác là cái mà do quan hệ tương tác với nó mà sự mong cầu phát sinh, như do quan hệ với sự đói mà có sự mong cầu nơi cơm. Cf. Tạp tập 4, tr. 713b. Du-già 5, ibid.: y trên lãnh thọ nhân y xứ (aubhavahetv-adhiṣṭhāna) mà có khái niệm về quan đãi nhân. Do các hữu tình, hoặc có dục cầu khoái lạc Dục giới hệ, cái này quan hệ với cái kia mà có sự mong cầu, sự thủ đắc, sự tích tập hay sự thọ dụng nơi phương tiện của dục … hoặc để tránh xa (cái không muốn) hay để mong cầu, thủ đắc, thọ dụng (cái mong muốn).
[157] Tập khí y xứ, hay tập khí nhân y xứ , Skt. vāsanāhetvadhiṣṭhāna.
[158] Tập luân, Tạp tập luận: chiêu dẫn nhân.
[159] Bodhisattvabhūmi, ibid.: tatra bījamāvasānikasya svaphalasyākṣepahetuḥ, chủng tử đối với kết quả sau này của chính nó là khiên dẫn nhân. Samuccaya, Gokhale p. 27, 12; Tatia, p. 36, 18: āpekṣakāraṇaṃ vidūraḥ pratyayaḥ tadyathāvidyā jarāmarraṇasya … tadanvayāvasthāntaraparāparabhāvina āvedhakatvāt, khiên dẫn năng tác, đó là duyên cách xa, như vô minh đối già chết …tức là, từ trạng thái này đến trạng thái khác lần lượt dẫn đến hữu đượng lai. Cf. Tạp tập 4, tr. 713b15. Du-già 5, ibid.: Đó là các hành thuộc cả ba giới được huân tập bởi nghiệp tịnh và bất tịnh, dẫn đến tự thể khả ái hay không khả ái trong các cõi đáng muốn hay không đáng muốn. lại nữa, do sự chi phối của nó mà ngoại vật có thịnh có suy. Do đó, y trên tập khi y xứ, là các hành được huân tập bởi nghiệp tịnh và bất tịnhmà thiết lập khiien dẫn nhân.
[160] Hữu nhuận chủng tử, Skt. sābhiniṣyandaṃ bījaṃ, hạt giống đang được ngâm nước.
[161] Bodhisattvabhūmi, ibid.: tadeva bījaṁ svaphalasya nirvṛttihetuḥ, sinh khởi nhân, đó là chủng tử đối với kết quả, tức mầm, của chính nó. Samuccaya, ibid.: abhinirvṛttikāraṇam, āsannaḥ pratyayaḥ, tadyathāvidyā saṃskārāṇām … anatarabhāvino janakatvāt, nguyên nhân sinh khởi hay sản sinh, đó là duyên kế cận, như vô minh đối với hành, vì nó trực tiếp không gián cách sản sinh hữu thể. Du-già 5, ibid.: Do pháp trong các giới hệ Dục, Sắc, Vô sắc, mỗi thứ được sản sinh từ chủng tử của chính nó; ái là nước tẩm ướt, chủng tử là hạt giống được tẩm ướt; do các chủng tử được tẩm ướt này, các tự thể các biệt đã được ủ mầm trước đó sẽ được sản sinh. Như Kinh nói, nghiệp là nhân cảm sinh, ái là nhân sainh khởi.
[162] 無間滅因依處, śliṣṭa-nirodhaṃ hetv-adhiṣṭhānam, diệt liên tục, không đứt đoạn.
[163] Thuật ký: như cái búa đối với sự chặt, chẻ.
[164] Sĩ dụng, Skt. puruṣakāra, thực hiện bởi con người, nhân lực.
[165] Thuật ký: như đối với thóc lúa, người là sĩ dụng; đất nước các thứ là tức dụng (tác cụ). Hoặc theo Du-già, đất, nước các thứ là sĩ dụng; mắt tròi, sự cày bừa, là tác dụng (tác cụ).
[166] Bodhisattvabhūmi, ibid.: bījanirmuktaḥ tadanyaḥ pratyayaḥ parigrahahetuḥ| Nhiếp thọ nhân, nguyên nhân giúp ích, nguyên nhân hỗ trợ, trừ chủng tử của chính nó ra, các điều kiện khác như đất, nước. Samuccaya, ibid.: parigrahakāraṇaṃ tadanyaḥ pratyayaḥ, tadyathā kṣetrodakapāṣyādikaṃ sasyodayasya … svabījotpādina upotdbalavāt. Các duyên khác (trừ chủng tử của nó), như ruộng, nước, phân, đối với sự sinh trượng của hạt lúa, vì là lực hỗ trợ tuy chúng sinh từ hạt giống của chính mình. Du già 5, ibid.: pháp trong các giới hệ, hoạt động của các hành (samskāra) đều nhờ sàu yếu tố này như là nguyên nhân trợ lực.
[167] Thiện hấp dẫn cái thiện cao hơn, bất thiện hấp dẫn cái bất thiện cao hơn.
[168] Dẫn phát, Skt. āvāhaka, sự mời gọi, lôi cuốn, khiến mang cái khác đến với mình; lực hấp dẫn. Bodhisattvabhūmi, ibid.: tatpunarbījanirvṛttaṁ phalamuttarasya bījākṣiptasya phalasyāvāhakahetuḥ| Samuccaya, ibid.: āvāhakakāraṇam anukūlataḥ pratyayaḥ, tadyathā samyagrājāsevā rājārādhanāyāḥ … tadānukūlyenākarṣaṇāt/ tác nhân dẫn phát, hấp dẫn về phía mình, đó là điều kiện phục tùng, như sự phục vụ vua đúng mức dẫn đến (hấp dẫn) sự hài lòng của vua… vì nó hấp dẫn bằng sự phục tùng. Du-già 5, ibid.: vô ký hấp dẫn vô ký cao hơn, như thức ăn đoạn thực khiến cho sự tồn tại, sự an ổn, thế lực tăng trưởng đến với hữu tình thọ sinh.
[169] Sai biệt công năng, Skt. śaktivaicitrya, sự đa dạng, đa biệt của năng lực; năng lực tác thành sự đa dạng.
[170] Định dị, hay định biệt, Skt. pratiniyama, quy luật giới hạn cá biệt, hạn định cái này với cái khác.
[171] Bodhisattvabhūmi, ibid.: nānāvijātīya-vibhinnakāraṇatvaṁ pratiniyamahetuḥ| sự phân hạn, phân định các chủng loại khác nhau, là nguyên nhân định di, hay định biệt; quy định sự sai biệt đa dạng. Samuccaya, ibid.: pratiniyamakāraṇaṃ, pratyayavaicitryaṃ, tadyathā pañcagatỉpatyayāḥ pañcānāṃ gatīnām … bhinnasvabhāvatayānyonyaphalatvāt/ nguyên nhân định biệt, đó là sự đa dạng của các điều kiện, như các điều kiện dẫn đến cõi thọ sinh đối với năm cõi thọ sinh. Do tự thể khác nhau dẫn đến kết quả khác nhau.
[172] Hòa hiệp, sāmagrī, toàn thể tính.
[173] Bodhisattvabhūmi, ibid.: yaś cāpekṣāhetuḥ yaścākṣepahetuḥ yaśca parigrahaheturyaśca nirvṛttihetur yaś cāvāhakaheturyaśca pratiniyamahetur ity etān sarvān hetūn ekadhyam abhisaṁkṣipya sahakārihetur ity ucyate| Các nhân, từ quan đãi nhân cho đến định dị nhân, sự tổng hợp các nhân này thành một, gọi là đồng sự nhân, sự cộng đồng hợp tác của các nhân. Samuccaya, ibid.: sahakārikāraṇaṃ, pratyaya-sāmagrī, tadyathā vijñānasyemdriyam aparibhinnaṃ viṣaya ābhāsagatas tajjaś ca manaskāraḥ pratyutpasthitaḥ … svakāryanirvartane kāraṇāntarāpekṣnāt/ đồng sự nhân, đó là sự tổng hợp các điều kiện, như căn không hủy hoại, cảnh hiện rõ ràng, tác ý hiện tiền, là điều kiện tổng hợp để thức sinh khởi, vì để hoàn tất tác sự của chính nó, nó cần đến các tác nhân khác nữa.
[174] Bodhisattvabhūmi, ibid.: utpattāvāntarāyiko hetuvirodhahetuḥ| Cái gây chướng ngại cho nhân sản sinh, là tương vi nhân. Samuccaya, ibid.: virodhakāraṇam, antarāyaḥ, tadyathā sasyasyāśaniḥ … vighnakaraṇāt/ tắc nhân vi nghịch, đó là cái gây chướng ngại, như mưa đá đối với lúa, vì nó gây tổn hại.
[175] Bodhisattvabhūmi, ibid.: antarāyavaikalyama virodhahetuḥ/ cái không đủ khả năng gây trở ngại, là tương vi nhân. Samuccaya, ibid.: avirodhakāraṇam, anantarāyaḥ, tadyathā tasyaivāntarāyasyābhāvaḥ, tác nhân không vi nghịch, là cái không gây trở ngại, như sự vắng mặt của cái gây trở ngại đối với nó.
[176] Bản địa phần, chương xv Bồ tát địa, phẩm vii. Bồ đề, Du-già 38, tr. 501b10. Bodhisattvabhūmi, ibid.: yad ākṣepakaṃ nirvatakañ ca bījaṃ taj janako hetuḥ/ avaśiṣṭā hetava upāyahetủ veditavyaḥ/
[177] Hiện hành sản sinh chủng tử.
[178] Luận chỉ đề cập khiên dẫn nhân và sinh khởi nhân là năng sinh nhân.
[179] Trạng thái sống (sinh): hạt giống chưa được tẩm ướt để ủ mầm, chỉ chủng tử làm khiên dẫn nhân. Trạng thái chín (thục): hạt giống đã được tẩm ướt đến độ nảy mầm, chỉ chủng tử làm sinh khởi nhân.
[180] Bản địa phần, chương Hữu tầm hữu tứ địa, Du-già 5, tr. 302a29.
[181] Du-già 5, tr. 302a19. Cf. Hiển dương 18, tr. 570c28.
[182] Bốn y xứ: ngữ y xứ, lãnh thọ, vô gián diệt và sĩ dụng y xứ.
[183] Trong liệt kê bốn duyên, đẳng vô gián và sở duyên được kể ở trung gian, nên gọi chúng là hai duyên trung gian.
[184] Du-già 5, các dẫn thượng.
[185] Trong mười nhân, sáu nhân hàm nhân duyên. Còn lại là bốn nhân: lãnh thọ, nhiếp thọ, đồng sự và bất tương vi.
[186] Trong nhiếp thọ nhân có sáu y xứ, trong đó hai xứ hiển nhiên nhất là vô gián diệt làm y xứ cho đẳng vô gián duyên, và cảnh giới y xứ làm y xứ cho sở duyên duyên.
[187] Nhâ duyên trong hai loại nhân,
[188] Tham khảo, Câu-xá 6; Thuận chính lý 18; Du-già 5, 38; Biện trung biên 3; Hiển dương 18; Tạp tập 15.
[189] Dị thục quả, Skt. vipāka-phala. Bodhisattvabhūmi, tr. 72: akuśalānāṁ dharmāṇāmapāyeṣu vipāko vipacyate| kuśalasāsravāṇāṁ sugatau| tadvipākaphalam| sự chín muồi của các pháp bất thiện được nấu chiín trong các ác đạo, các pháp thiện hữu lậu trong các thiện thú, đó là quả dị thục (trái cấy đã chín).
[190] Năm loại mang tính chất vô ký: dị thục sinh (vipākaja), oai nghi lộ (airyāpathika), công xảo xứ (śailpasthānika), biến hóa tâm (nairmāṇika), tự tính.- Du-già 66, tr. 668a8.
[191] Tự tương tục (svasantati), trong tự thân chứ không nới thân người khác, hay nơi phi hữu tình. Câu-xá 6 tr. 35b11: quả dị thục chỉ hiện diện trong pháp vô ký, hạn cuộc trong hữu tình chứ không có trong phi tình.
[192] Đẳng lưu, Skt. niṣyanda, giọit nước, dòng nước chảy ra từ bể nước. Bodhisattvabhūmi, ibid.: yat punar akuśalābhyāsād akuśalārāmatā saṁtiṣṭhate akuśalabahulatā kuśalābhyāsāt kuśalārāmatā kuśalabahulatā pūrvakarmasādṛśyena vā paścātphalānuvartanatā tan niṣyandaphalam| do tập quán bất thiện, khoái lach bất thiện củng cố, pháp bất thiện gia tăng; do tập quán thiện, khoái lạc nơi thiên pháp củng cố, pháp thiện gia tăng; hoặc quả vận hành của theo sau loại tợ hành vi đi trước; đó là quả đẳng lưu. Cf. Du-già 38, tr. 502b4.; Hiển dương 18 tr. 571a.
[193] Ly hệ, visamyoga, dứt khỏi sự trói buộc. Bodhisattvabhūmi, ibid.: āryāṣṭāṅgasya mārgasya kleśanirodho visaṁyogaphalam| yaḥ punar laukikena mārgeṇa kleśanirodhaḥ sa nātyantam anuvartate pṛthagjanānām| tasmāttanna visaṁyogaphalam| sự diệt tận phiền não ô nhiễm của Thánh đạo tám chi, quả ly hệ. Sự diệt trừ phiền não ô nhiễm bằng thế gian đạo của phàm phu, vì nó không tiến hành đến cùng đích nên không phải là quả ly hệ. Du-già 38, ibid.; Hiển dương 18 ibid.
[194] Du-già 3 tr. 293c: vô vi thiên và vô vi vô ký. Du gì luận ký 1: trạch diệt vô vi là thiện vô vi. Hư không vo vi, v.v., là vô ký vô vi.
[195] Sĩ dụng, puruṣakāra, hành vi bởi người, nhân tạo, nhân công. Bodhisattvabhūmi ibid.: yat punar ekatyadṛṣṭe dharme'nyatamānyatamena śilpakarmasthānasanniśritena puruṣakāreṇa yadi vā kṛṣyā yadi vā vaṇijyayā yadi vā rājapauruṣṭeṇa lipi-gaṇana-nyasana-saṁkhyā-mudrayā sasyādikaṁ lābhādikañca phalam abhinirvartayati idam ucyate puruṣakāraphalam| một phần trong pháp hiện tại, bằng hành động bởi con người, y trên kỹ năng như canh nông, thương mại, hoặc quan chức vua làm các việc như chép sách, kế toán, bói toán, thuật số, thủ ấn, mà thu hoạch được thành quả như thóc lúa, tài lợi các thứ; thành quả đạt được ấy gọi là quả sĩ dụng.
[196] Bodhisattvabhūmi ibid.: cakṣuvijñānañ cakṣurindriyasyādhipatiphalam| evaṁ yāvan manovijñānaṁ mana-indriyasya| tathā prāṇair aviyogo jīvitendriyasya| iti sarveṣām indriyasya| iti sarveṣām indriyāṇāṁ dvāviṁśatīnāṁ svena svenādhipatyena yat phalaṁ nirvartate tad adhipatiphalaṁ veditavyam| nhãn thức là quả tăng thượng của nhãn căn. Cũng vậy, cho đến ý thức đối với ý căn. Như sự chưa phân rã của các cảm quan là quả tăng thượng của mạng căn. Như vậy, tất cả đều là quả tăng thương của căn. Trong 22 căn, quả mà tiến hành bằng thế lực chi phối (tăng thượng) cá biệt của chính nó, quả ấy nên biết là quả tăng thượng.
[197] Du-già 5 ibid.; Hiển dưong 18 ibid.
[198] Giải thích đoạn dẫn Du-già trên.
[199] Bao gồm năm y xứ: tập khí, hữu nhuận, sai biệt công năng, hòa hiệp vag bất chướng ngại.
[200] Bao gồm bảy y xứ: tập khí y xứ đối với chủng tử đồng loại; hữu nhuận chủng tử y xứ đối với hiện hành và chủng tử đồng loại; chân thật kiến đối với hiện hành đồng loại; thùy thuận, sai biệt công năng, hòa hiệp, và bất chướng ngại.
[201] Bao gồm năm y xứ: chân kiến, tùy thuận, sai biệt công năng, hòa hiệp, bất chướng ngại.
[202] Bao gồm năm y xứ: lãnh thọ, sĩ dụng, tác dụng, hòa hiệp, bất chướng ngại.
[203] Các y xứ còn lại: ngữ, cảnh giới, căn, chướng ngại.
[204]Câu-xá 6 tr. 33a5: duy chỉ các pháp thiện và bất thiện có nhân dị thục. Samuccaya, Gokhale p.27, 23. Tatia p. 37, 20: kathaṃ parigrahataḥ/ akuśalāḥ kuśalasāsravāś ca dharmāḥ/ ātmabhāvaparigrahāya/ … vipākahetur punar āyatyām ekāntavisadṛśasyaivānivṛtavyākṛtasyātmabhāvasaṃgḥhītasya vipākasyākṣepa-katvāt parigrahārthena vyavasthāpitaḥ…/ Dị thục nhân, đó là các pháp bất thiện, và thiện hữu lậu, mà tự thể của chúng được bảo tồn, vì trong tương lai chúng dẫn đến quả dị thục, đến tình trạng chín muồi, mà tự thể của nó được bảo tồn với tính chất vô ký nhưng hữu phú hoàn toàn khác với nhân.
[205] Các y xứ khác: tức trong năm y xứ có mặt dị thục nhân dẫn đến dị thục quả, như trong giải thích trên. Xem cht. 199.
[206] Dị thục nhân dẫn đến dị thục quả; nhân quả cách biệt nhau bằng các quãng thời gian.
[207] Trong bảy y xứ; xem cht. 200.
[208] Trong năm y xứ, xem cht. 201.
[209] Gồm năm y xứ, xem cht. 202.
[210] Đề tài chính trong tiết này là bốn duyên, tức các điều kiện cho quá trìnhh quan hệ và biến thái của thức. Tức ý nghĩac mà tụng 18 nói: “Bĩ bĩ phân biệt sinh.” Quan hệ này gồm có chủng tử với chủng tử, chủng tử với hiện hành, và hiện hành với hiện hành
[211] Giả thích ý nghĩa của từ “phân biệt” (vikalpa) trong tụng 18. Ở đây nói về các điều kiện để chủng tử sinh hiện hành.
[212] Các năng duyên: các tâm tâm sở hiện hành, Thuật ký: Năng duyên, chỉ kiến phần của các thức. Trừ năm thức đầu và thức thứ bảy, chúng không bao giờ duyên đến chủng tử. Thức thứ sáu, không thường xuyên. Thức thứ tám, thương trực duyên chủng tử.
[213] Các điều kiện để hiện hành sinh hiện hành
[214] Quan hệ của các thức hiện hành nơi bản thân một hữu tình này với thức hiện hành nơi các hữu tình khác, như trường hợp tha tâm trí.
[215] Trong tám thức, mỗi một thức bao gồm cả các pháp tương ưng, cùng kiến và tương phần tạo thành một nhóm gọi là thức tụ.
[216] Thức thứ tám là sở duyên duyên cho bảy chuyển thức. Thức thứ bảy duyên vào kiến phần của trhức thứ tám. Năm thức đầu duyên tương phần của thứ tám. Thức thứ sáu duyên cả kiến phẩn và tướng phần của thứ tám.
[217] Xem cht, 118.
[218] Năm thức đàu chỉ duyên ngoại giới nên thứ bảy không làm sở duyên. Ý thức duyên đến mọi pháp, kể cả thức thứ bảy.
[219] Thức thứ bảy không bao giờ lấy sáu thức làm đối tượng để duyên đến.
[220] Năm thức lấy tướng phần thứ tám làm chất thể để duyên đến.
[221] Trần-na, Quán sở duyên duyên, T31, tr. 888c23: 或前為後緣 引彼功能故.Thuât ký: Trần-na theo quan điểm nhân quả dị thời của Kinh bộ. Kiến phần của thức thuộc sát-na sau lấy tướng phần của thức sát-na trước làm đối tượng. Khi năm thức duyên đối tượng ngoại giới, tướng phần hiện hành của năm thức được huân tập thành chủng tử. Sát-na tiếp theo, chủng tử này xuất hiện thành hiện hành tướng phần làm đối tượng. Đó là điều mà Trần-na nói là thức niệm sau duyên đến thức niệm trước. Cf. Sớ sao 13 tr. 402b2.
[222] Năm thức huân thành chủng tử tướng phần của thứ tám. Thứ bảy huân thành chủng tử kiến phần.
[223] Tâm và các tâm sở trong một tụ thức là những dị thể.
[224] Mối quan hệ không có sở duyên duyên. Tâm và tâm sở cùng duyên đến một đối tượng thì không thể duyên lẫn nhau.
[225] Cùng gá vào một chất thể mà hoạt động, tức chúng cùng chung một đối tượng; tâm và tâm sở đồng nhất sở duyên. Vì thế, chúng không thể làm sở duyên cho nhau. Xem định nghĩa về sở duyên duyên trong mục bốn duyên ở trên. Cf. Tì-bà-sa 9. tr. 42c14, 43c14, bác bỏ quan điểm của Pháp mật bộ (Dharmagupta) theo đó tâm, tâm sở pháp có thể nhận thức các pháp tương ưng. Không nhận thức được. Vì tâm và tấm sở pháp cùng duyên đến một đối tượng chung. Như một đám người tụ tập tại một chỗ, cùng nhìn chung lên trời, họ không thể nhìn thấy mặt nhau.
[226] Tâm và tâm sở tưong ưng của nó khi hoat động đều gồm hai phần bất tương ly: kiến phần (chủ thể) và tướng phần (khách thể). Kiến phần của tâm không thể là đối tượng cho kiến phần của tâm sở. Nhưng tướng phần của chúng thì có thể làm đối tượng cho nhau. Như khi thức xúc chạm đối đối tượng, nó biết xúc; nghĩa là, nó biết nó đang xúc cái gì. Tức là chỉ biết được tướng phần của xúc. KHi thức khởi, tâm sở tương ưng của nó như xúc cũng khởi theo. Xúc khởi do bám vào cái mà thức đang thấy, tức tướng phần của thức, chứ không phải bám vào bản thân thức (kiến phần).
[227] Tướng phần là ảnh chiếu của đối tượng lên thức. Ảnh chiếu ấy xuất phát từ một thực thể, như bóng trong gương là ảnh chiếu của hình chất bên ngoài gương. Như tâm sở xúc tương ưng của thức thứ tám. Nó hoạt động với hai phần bất khả ly. Tướng phần của nó là ảnh chiếu từ chất thể là chủng tử trong thức thứ tám. Thứ tám hoạt động cũng với hai phần, kiến và tướng. Khi thức khởi, xúc biến hành cũng khởi; nó lấy tướng phần của thức thứ tám làm chất thể, bám vào đó, lấy đó làm sở duyên. Như vậy, kiến phần của tấm và tươn sở tương ưng không làm đối tượng (sở duyên duyên) cho nhau, nhưng tướng phần của chúng thì có.
[228] Trong Vô sắc giới tất nhiên thức vẫn tồn tại, và do đó tâm sở tương ưng của nó, như biến hành xúc cũng tồn tại. Nhưng ở đây không có hiện hành sắc làm chất thể để phản chiếu thành tướng phần trên xúc. Vậy chất thể cho tướng phần trên xúc chính là chủng tử.
[229] Thánh giả Bất hoàn sinh Vô sắc giới, khi quán sát hạ giới, do định lực mà sắc xuất hiện, đó không phải do hiện hành sắc của hạ giới là chất thể, mà do chủng tử trong thức thứ tám làm chất thể cho tướng phần.
[230] Kiến phần của thức thứ tám và thứ sáu trong Vô sắc khi Thánh giả Bất hoàn quán sát hạ giới. Chất thể cho tướng phần của cả hai đều đồng nhất.
[231] Thuật ký: như trong tâm sở thọ, tướng và kiến phần là đồng thể. Tổng quát, cả bốn phần là đồng thể.
[232] Tức kiến phần làm hai duyên; tự chứng phần chỉ một.
[233] Tự chứng phần và chứng tự chứng phần.
[234] Đoạn này chỉ căn cứ trên quan hệ hiện hành với hiện hành.
[235] Bàn về hoạt động của thức nơi quả vị Phật.
[236] Ý nghĩa của từ “phân biệt” (vikalpa) trong tụng văn.
[237] Tức chủng tử sinh hiện hành và hiện hành sinh hiện hành.
[238] Tức hiện hành sinh chủng tử, và chủng tử sinh chủng tử.
[239] Tức đẳng vô gián duyên và sở duyên duyên.
[240] Nhân duyên và tăng thượng duyên.
[241] Tức chủng tử khác tính chất.
[242] Các con sô chỉ khoa mục phân loại về ý nghĩa của sự phân biệt, sẽ được giải thích trong chương về ba tính. Lăng-già 5 (545a8-a15), nói đến 10 phân biệt. Du-già 36 (tr. 489c), Hiển dương 16 (tr. 558b16) nói đến 8 loại phân biệt.
CHƯƠNG VI. TIẾN TRÌNH SINH TỬ
Tuy tồn tại thức nội tại, nhưng nếu không có các điều kiện ngoại tại, do đâu mà có dòng tương tục sinh tử cuar các hữu tình?
Tụng:
由諸業習氣
二取習氣俱
前異熟既盡
復生餘異熟 //19//[1]
Do tập khí của các nghiệp, cùng với tập khí của hai thủ, khi dị thục trước đã hết các dị thục khác lại được sản sinh.
TIẾT 1. GIẢI THÍCH VĂN NGHĨA
1. THÍCH TỪ

Luận:
1. Các nghiệp gồm có phước, phi phước và bất động, tức các nghiệp do tư[2] bất thiện và thiện hữu lậu. Các quyến thuộc của nghiệp[3] cũng được gọi là nghiệp, vì cùng dẫn sinh và hoàn mãn quả dị thục.[4]
2. Các nghiệp ấy vừa được thực hiện thì diệt ngay không gián cách,[5] do đó không thể dẫn đến quả dị thục trong tương lai. Nhưng nó huân tập bản thức để sản sinh công năng của chinh nó. Công năng ấy được gọi là tập khí.[6] Đó là cái được tác thành bởi sự huân tập của khí phần của nghiệp. Để gạt ra ngoài nghiệp đã từng hiện hành nên gọi là tập khí.[7] Tập khí tiếp nối vận chuyển cho đến khi chín muồi thì nó sản sinh ra quả dị thục. Điều này nêu rõ nó là tăng thượng duyên có ưu thế của quả dị thục.
3. Tướng và kiến, danh và sắc, tâm và tâm sở, cùng với căn bản và chi mạt;[8] sự chấp thủ của chúng được được bao hàm trong hai thủ.[9] Công năng trên bản thức được huân phát[10] bởi chúng và sản sinh chúng; công năng ấy được gọi là tập khí của hai thủ.[11] Điều này nêu rõ các chủng tử làm nhân duyên cho tâm và các tương ưng của nó như là quả dị thục trong đời sau.
4. Từ “cùng với”[12] chỉ cho chủng tử nghiệp cùng với chủng tử của hai thủ, có nghĩa là chúng hỗ tương trợ lực như là điều kiện xa và gần.[13] Nghiệp dẫn đến sinh được thấy rõ nên tụng nêu lên trước.[14]
5. “Dị thục trước”: quả dị thục của nghiêp từ rất nhiều đời trước. “Dị thục khác”, quả dị thục của nghiêp rất nhiều đời sau. [15]
Tuy chủng tử của hai thủ khi thành quả được lãnh thọ sẽ không cùng tận, nhưng tập khí của nghiệp khi thành quả lãnh thọ thì có cùng tận.[16] Bởi vì, tính chất của quả dị thục vốn đa dạng, và khó chiêu cảm[17]; trong khi tình chất đảng lưu và tăng thượng[18] thì đồng nhất, và dễ chiêu cảm.
Khi mà sự thọ dụng của quả dị thục trước đã hết sạch, bấy giờ chủng tử của nghiệp chiêu cảm đời khác chín muồi, lại sản sinh quả dị thục cho đời khác nữa. Do ý nghĩa này mà sự lưu chuyển của sinh tử không hề cùng tận. Vậy, cần gì phải bám vào các điều kiện ngoại tại mới có thể có tương tục?
Đại ý bài tụng này nói, do nghiệp và hai thủ mà sự luận hối sinh tử đều không diễn ra ngoài thức, và tính thể của nó là tâm, tâm sở pháp.
2. THÍCH VĂN
Lại nữa, sinh tử tương tục do các tập khí. Tổng quát, có ba loại tập khí.[19]
1. Danh ngôn tập khí:[20] chủng tử trực tiếp của từng pháp hữu vi cá biệt.[21] Danh ngôn có hai: Một, danh ngôn biểu nghĩa, đó là sự sai biệt của âm thanh chuyển tải ý nghĩa. Hai, danh ngôn hiển cảnh,[22] tức tâm, tâm sở pháp nhận thức đối tượng cá biệt.[23] Tùy theo hai danh ngôn mà chủng tử được huận tập thành để làm nhân duyên cho từng pháp hữu vi cá biệt.
2. Ngã chấp tập khí,[24] đó là chủng tử của ngã và ngã sở được chấp thủ một cách bất thực. Ngã chấp có hai: Một, câu sinh ngã chấp, loại kiến chấp về ngã và ngã sở bị đoạn trừ bởi tu đạo. Hai, phân biệt ngã chấp, lọai kiến chấp ngã, ngã sở bị đoạn trừ bởi kiến đạo.
Tùy theo chủng tử được huân tập thành hai loại ngã chấp này mà có sự sai biệt ta và nó trong các hữu tình.
3. Hữu chi tập khí,[25] đó là chủng tử của nghiệp dẫn đến dị thục trong ba cõi. Hữu chi có hai: Một, thiên hữu lậu, tức nghiệp dẫn đến quả khả ái. Hai, bất thiện, nghiệp dẫn đến quả không khả ái. Tùy theo chủng tử được huân tập bởi hữu chi mà có sự sai biệt của các cõi do bởi nghiệp dị thục.
Nên biết, tập khí ngã chấp và hữu chi là tăng thượng duyên cho quả sai biệt.
Bài tụng này nói “tập khí của nghiêp”, nên biết, đó là tập khí hữu chi. “Tập khí của hai thủ”, nên biết, đó là hai loại tập khí ngã chấp và danh ngôn. Do bởi khái niệm[26] về ngã và ngã sở, và khái niệm bởi danh ngôn huân tập mà thành nên chúng được gọi là thủ.
Từ “cùng vơi” và các từ còn lại, ý nghĩa như đã giải thích trên.
3. TỔNG THÍCH
Lại nữa, dòng tương tục của sinh tử được tạo thành bởi hoặc, nghiệp, khổ.[27] Hoặc[28], chỉ cho phiền não phát nghiệp[29] và nhuận sinh[30]. Nghiệp ở đây là những loại nghiệp dẫn sinh hậu hữu. Khổ, đó là các loại khổ được dẫn sinh bởi nghiệp.
Chủng tử của hoặc, nghiệp, khổ, đều được gọi là tập khí. Hai loại tập khí đầu làm tăng thượng duyên cho khổ sinh tử, vì chúng trợ lực làm phát sinh khổ. Loại tập khí thứ ba làm nhân duyên cho khổ sinh tử, vì nó trực tiếp sản sinh khổ.
Về ba loại tập khí này, trong bài tụng, theo ý nghĩa thích hợp, nên biết, hoặc-khổ được gọi là thủ, vì là năng thủ, sở thủ. Thủ ở đây có nghĩa là sự nắm chặt.[31]
Từ “cùng vơi” và các từ còn lại, ý nghĩa như đã giải thích trên.
Hoặc-nghiệp-khổ ở đây, nên biết, bao quát cả mười hữu chi, từ vô minh cho đến già-chết, như Luận giải thích chi tiết.
TIẾT 2. MƯỜI HAI HỮU CHI
1. TỔNG QUÁT

Tổng quát, mười hai chi được phân thành bốn nhóm[32]:
1. Chi năng dẫn: vô minh và hành;[33] chúng dẫn phát chủng tử của năm chi quả bắt đầu từ thức[34]. Vô minh trong đây chỉ đề cập đến khía cạnh phát động nghiệp thiện ác dẫn đến đời sau. Cái được phát động bởi nó, gọi là hành. Do ý nghĩa này, tất cả nghiệp đưa đến lãnh thọ hiện tại và nghiệp trợ lực quả cá biệt tương lai,[35] thảy đều không phải là chi hành này.
2. Chi sở dẫn:[36] năm loại chủng tử trong bản thức trực tiếp sản sinh quả dị thục tương lai, bao gồm thức, danh sắc, sáu xứ, xúc và thọ. Chúng là những cái được dẫn phát bởi hai chi trước.
Chủng tử thức được nói ở đây là nhân của bản thức. Trừ nhân của ba chi sau, còn lại đều thuộc về chủng tử của danh sắc.[37] Nhân của ba chi sau, như tên gọi theo thứ tự, chính là chủng tử của ba chi sau. Hoặc chủng tử của danh sắc bao hàm tổng quát nhân của tất cả năm chi; trong đó tùy theo sự ưu thắng mà lập chủng tử của bốn chi. Trường hợp tổng và biệt của sáu xứ và thức cũng vậy[38].
a. Tập luận nói thức cũng là năng dẫn, [39] đó là vì chủng tử của nghiệp trong thức được gọi là thức chi; và vì chủng tử của thức dị thục thuộc về danh sắc.
b. Kinh[40] nói thức chi thông cả năng dẫn, đó là vì chủng tử của nghiệp và chủng tử của thức đều được gọi là thức; và vì thức là sở y của danh sắc, nó không được bao hàm trong danh sắc.
c. Chủng tử của năm chi, bắt dầu từ thức, mặc dù được huân tập và phát khởi bởi nghiệp thật sự đồng thời; nhưng, hoặc do sự khác nhau vể chủ và phụ, tổng và biệt, ưu và liệt, nhân và quả, cho nên Thánh giáo giả thuyết chúng theo thứ tự trước sau.[41] Hoặc căn cứ theo thứ tự của các giai đoạn hiện khởi trong tương lai nên liệt kê chúng trước sau.
d. Do ý nghĩa vừa nêu, năm chi này cũng được nói là thuộc hiện hành.[42] Nhưng trong thời của nhân, tất nhiên chúng không có ý nghĩa hiện hành.[43]
e. Lại nữa, do vậy mà nói rằng sinh khởi và dẫn khởi đồng thời;[44] vì khi được tẩm ướt và khi chưa được tẩm ướt tất không đồng thời.[45]
3. Chi năng sinh: đó là ái, thủ và hữu; vì chúng sản sinh sinh và già-chết trong tương lai gần.[46] Do mê mờ quả dị thục bên trong[47] khiến ngu muội phát động các nghiệp dẫn đến hậu hữu; đó là điều kiện dẫn phát chủng tử của năm quả[48] trong giai đoạn sinh và già-chết trong tương lai.
Lại nữa, do vì sự mê mờ quả tăng thượng bên ngoài khiến ngu muội duyên vào thọ ngoại cảnh[49] mà phát khởi tham ái. Duyên ái lại phát sinh bốn thủ.[50]
Chủng tử của nghiệp năng dẫn,[51] cùng với nhân sở dẫn,[52] khi được tẩm ướt bởi hỗn hợp ái và thủ, bấy giờ chúng đổi tên thành hữu;[53] vì chúng[54] thảy đều tiếp cận quả hậu hữu của hữu.
Có nơi chỉ nói chủng tử của nghiệp là hữu,[55] vì nó mới thực sự chiêu cảm quả dị thục.
Nơi khác lại chỉ nói chủng tử năm chi quả là hữu,[56] vì chúng trực tiếp sản sinh chủng tử của năm chi tương lai kể từ thức.
4. Chi sở sinh: sinh và già-chết; chúng là những cấi được sản sinh gần nhất của ái, thủ, hữu.[57] Tất cả những gì trong khoảng từ trung hữu cho đến bản hữu mà chưa bị suy biên, thảy đều thuộc vê chi sinh. Từ giai đoạn có suy biến về sau được gọi chung là già. Cho đến khi thân hoại mạng chung mới gọi là chết.
2. QUAN HỆ CÁC CHI
Già, không nhất định phải có, nên phụ thuộc nó và chi chết.[58]
a. Vì sao bệnh không là chi? Vì nó không phổ biến, và không tất yếu. Già tùy không tất yếu nhưng là phổ biến, cho nên lập thành chi. Vì trong ba giới, năm thú, bốn sinh, trừ hạng yểu nửa chừng, thảy đều có hiện tượng suy hủ vào lúc cuối đời.
b. Danh sắc cũng không phải là phổ biến,[59] vậy sao lập làm chi? Nhưng nó tất yếu; vì trong các loài tha sinh, noãn sinh, thấp sinh, và trong giai đoạn mà sáu xứ chưa đủ, tất yếu phải có danh sắc.
Vã lại, chi danh sắc cũng tồn tại phổ biến. Vì sự hóa sinh của loài có sắc trong giai đoạn tối sơ thọ sinh tuy đủ năm căn nhưng chưa hoạt động, bấy giờ chưa gọi là chi sáu xứ.
Và vì rằng, tối sơ sinh Vô sắc[60] tuy tất yếu có ý căn nhưng nó không sáng suốt, cũng chưa được gọi là ý xứ.
Do ý nghĩa đó, Luận[61] nói, ở hai giới trên, một phần của tất cả mười hữu chi[62] đều có mặt.
c. Ái không hiện hữu phổ biến đâu có thể lập riêng thành một chi, vì tuy sinh vào cõi dữ nhưng đâu có yêu thích nó?
Vì tất yếu,[63] nên nó được lập riêng thành một chi. Trừ những hạng không mong có hậu hữu; sinh vào thiện thú tất phải có ái.[64] Vị Bất hoàn tuy không hiện khởi ái để tẩm ướt, nhưng nơi vị ấy tất yếu của chủng tử của thủ. [65]
Vã lại, ái cũng phổ biến; vì sinh trong cõi dữ đối với tự ngã và cảnh giới hiện tại cũng có ái.[66]
d. Vì lý do gì trong các chi sở sinh lập sinh và già-chết, trong các chi sở dẫn lại lập riêng năm chi kể từ thức?[67] Trong giai đoạn đang là nhân, khó nhận thức được chúng, vì các đặc tính sai biệt của chúng, do đó căn cứ vào giai đoạn kết quả trong tương lai[68] mà lập riêng thành năm chi. Nghĩa là, trong giai đoạn tục sinh,[69] đặc tính của thức như là nhân được thấy rõ. Tiếp theo, trước khi các căn đầy đủ, các đặc tính của danh sắc phát triển. Tiếp theo, khi các căn đầy đủ, sáu xứ phát triển hiệu lực. Y trên đó mà xúc phát sinh. Nhân xúc, sinh khởi thọ. Bấy giờ được nói là đỉnh điểm của kết quả được lãnh thọ. Căn cứ giai đoạn kết quả này mà lập năm chi cho giai đoạn nhân.[70]
Trong điều kiện là kết quả, các sắc thái sai biệt dễ nhạn biết, do đó tổng quát lập hai chi, để nêu rõ ba đặc tính khổ. [71]
Thế nhưng, đối với quả sở sinh, nếu thuộc về vị lai, vì mục đích sinh nhàm tởm nên nêu sinh và già-chết. Nếu nó đã đến hiện tại, vì để nhận thức rõ sự tương sinh trong các giai đoạn nên nêu năm chi kể từ thức.
e. Vì sao trong điều kiện phát động nghiệp tổng quát lập vô minh? Trong điều kiện tẩm ướ nghiệp lập riêng thành ái và thủ?
Tuy các phiền não đều có thể phát động và tẩm ướt nghiệp, nhưng trong giai đoạn phát động nghiệp ảnh hưởng của vô minh tăng, vì nó có đủ cả mười một điểm đặc sắc, như sở duyên v.v., chi tiết như được nói trong Kinh.[72]
Trong giai đoạn tẩm ướt nghiệp, ảnh hưởng của ái nôit bật; vì ái được nói là như nước tẩm ướt. Nhưng cần phải thường xuyên tưới tẩm hạt mới nảy mầm; căn cứ phần đầu và phần cuối mà có hai chi ái và thủ. Căn cứ theo nghĩa không tái phát động mà lập một chi vô minh. Mặc dù trong chi thủ bao hàm các phiền não, nhưng sự tẩm ướt của ái nổi bật nên nói nó là sự tăng trưởng của ái. [73]
f. Các chi duyên khởi đều căn cứ theo bản địa của nó.[74] Nhưng cũng có hành được phát động mà căn cứ trên vô minh của địa khác[75]; như vô minh thuộc địa dưới phát động hành thuộc địa trên.[76] Nếu không phải vậy, thì khi mới trấn áp tạp nhiểm địa dưới mà khởi sỉnh bậc trên bấy giờ hẵn không phải hành chi, vì vô minh thuộc địa giới đó chưa khởi.[77]
g. Từ địa dưới sinh lên địa trên, hay từ trên sinh xuống dưới, trường hợp đó duyên vào thọ gì mà khởi chi ái? Ái đó cũng duyên vào thọ thuộc địa sẽ sinh,[78] hoặc hiện hành, hoặc chủng tử. Điều này không có gì phi lý.
h. Trong mười hai chi này, mười chi thuộc nhân và hai chi thuộc quả, chúng nhất định không đồng một đời[79]. Trong nhân, bảy chi đầu có thể cùng một đời hoặc khác đời với ái và thủ. Các nhóm chi nhất định đồng một đời là nhóm hai, nhóm ba và nhóm bảy.[80]
Mười hai chi như vậy thành một lớp nhân quả đủ để nêu rõ sự luân chuyển và viễn ly đoạn thường. Sự thi thiết hai lớp nhân quả thật ra vô dụng. Hoặc có thể nhiều lớp hơn nữa, thành ra vô cùng.[81]
3. CÁC VẤN ĐỀ
1. Giả thật
Cề những sắc thái đặc biệt của mười chi, trong đó chín chín là thật hữu, ba chi giả. [82] Hữu là chi tổng hợp của sáu chi[83] đã được tẩm ướt. Sinh và già-chết là các trạng thái khác nhau của ba tướng hữu vi của năm chi kể từ thức.
2. Nhất sự và phi nhất sự
Năm chi, gồm vô minh, thức, xúc, thọ và ái, là nhất sự. Còn lại, phi nhất sự.[84]
3. Nhiễm và bất nhiễm
Ba chi, duy chỉ là nhiễm, vì tính thể của chúng là phiền não. Bảy chi, duy bất nhiễm, vì là quả dị thục.[85] Nhưng bảy chi này trong các trạng thái khác nhau[86] cũng được giả thuyết là thông cả hai.[87] Còn lại, thông cả hai.[88]
4. Độc nhất và phối hợp
Vô minh, ái và thủ được nói là độc nhất tướng, vì chúng không giao tạp với các chi khác. Còn lại là tạp tướng.[89]
5. Sắc và phi sắc
Sáu chi duy chỉ là phi sắc. Đó là vô minh, thức, xúc, thọ, ái và thủ. Còn lại, thông cả hai.
6 & 7. Hữu lậu – Hữu vi
tất cả đều hữu lậu, và duy chỉ thuộc hữu vi. Vô lạu và vô vi không phải là hữu chi.
8. Ba tính
Vô minh, ái, thủ thông cả bất thiện và vô ký hữu phú. Hành duy chỉ thiện và bất thiện. Hữu thông cả thiện, bất thiện và vô ký vô phú. Bảy chi còn lai duy chỉ là vô ký vô phú. Trong bảy phần vị, chúng có khi khởi thiện, có khi khởi nhiễm. [90]
9. Giới hệ
Tất cả đều thông cả ba giới hệ. Nhưng có nơi một phần, có nơi toàn phần.[91]
10. Đối trị
Chi hành thuộc địa trên có có trấn phục địa dưới. Tức bằng sáu hành tướng,[92] do có sự mong cầu sinh lên địa trên mà hành ở đó được phát khởi.
11. Học và vô học
Tất cả đều phi học và vô học. Thánh giả khi phát khởi nghiệp thiện hữu lậu lấy minh làm duyên, chống trái các hữu chi[93]; do đó trong các vị này không bao hàm các hữu chi.
Do ý nghĩa này, nên biết, Thánh giả tất nhiên không tạo nghiệp dẫn đến hậu hữu, vì không mong cầu một cách mê lầm quả khổ đời sau.
Thánh giả Bất Hoàn tạp tu các tĩnh lự,[94] bằng tư trợ nghiệp cũ mà sinh Tịnh cư[95]; điều này không có gì phi lý.
12. Đoạn trừ
a. Có quan điểm cho rằng vô minh duy chỉ thuộc kiến sở đoạn. Cố nhiên vì do mê lý Thánh đế nó mới phát động hành.[96] Và vì Thánh giả tất nhiên không tạo nghiệp dẫn đến hậu hữu.[97]
Hai chi ái và thủ duy chỉ thuộc tu sở đoạn. Do vì tham cầu hữu đương lai mà chúng tẩm ươt mầm tái sinh. Và vì chín loại tâm khi mạng chung cùng hiện diện với ái câu sinh.[98]
Chín chi còn lại thông cả kiến và tu sở đoạn.
b. Quan điểm khác nói, tất cả đều thông cả hai đoạn. Luận nói, quả Dự lưu đã đoạn một phần của tất cả mười hai chi. Nếu chi vô minh duy thuộc kiến sở đoạn, há có thể nói Dự lưu không đoạn toàn phần? [99] Nếu các chi ái và thủ duy chỉ thuộc tu sở đoạn, há có thể nói vị ấy đã đoạn một phần của tất cả mười hai chi?
Luận cũng nói, trong toàn thể giới tất cả phiền não đều có thể kết sinh. [100] Hành dẫn đến ác thú chỉ có thể được phát khởi bởi phiền não do phân biệt. Luận không nói tẩm ướt tái sinh duy chỉ tu sở đoạn, vì các hành dẫn đến hậu hữu đều được phát động bởi kiến sở đoạn.
Do vậy, nên biết, ba chi vô minh, ái và thủ thông cả kiến và tu sở đoạn. Nhưng chính thức phát động hành là vô minh thụộc kiến sở đoạn; nếu là hành hỗ trợ thì bất định. Hai chi ái và thuể, nếu chính thức tẩm ướt tái sinh thì duy chỉ thuộc tu sở đoạn; nều là hỗ trợ thù bất định.
Lại nữa, tự tính của pháp nhiễm ô thuộc loại phải bị đoạn trừ, vì khi đối trị phát khởi[101] chúng vĩnh viễn bị đoạn trừ. Tất cả các pháp hữu lậu không có tính nhiễm ô[102], không thuộc loại phải bị đoạn, vì không trái ngược với đạo.
Tuy nhiên, nói là đoạn, vì nó có hai nghĩa.[103] Một, thoát ly hệ phược,[104] đoạn trừ phiền não duyên vào đó,[105] và các phiền não xen tạp vào đó.[106] Hai, vì không sinh, tức vì sở y của nó bị đoạn[107] nên nó vĩnh viễn không sinh nữa.
Căn cứ theo sự đoạn trừ do bởi thoát ly hệ phược, nói rằng thiện hữu lậu và vô ký vô phú chỉ thuộc tu sở đoạn.[108] Căn cứ sự đoạn từ do không tái sinh, nói rằng các ác thú, [109] vô tưởng định, v.v.,[110] duy chỉ thuộc kiến sở đoạn.
Nói rằng mười hai chi thông cả hai đoạn, nên biết tùy theo sự thích hợp trong các đoạn đã nói trên.
13. Ba thọ
Mười chi cùng có mặt với lạc và xả thọ.[111] Trừ chi thọ, vì nó không tương ưng với thọ.[112] Và trừ chi già chết, vì trong giai đoạn này, đa phần không có lạc thọ và xả thọ khách.[113] Mười một chi cùng có mặt với khổ, trừ chi thọ vì nó không cùng có với thọ.
14. Ba khổ
Một phần nhỏ của mười một chi thuộc hoại khổ. Trừ chi già-chết, vì trong giai đoạn này đa phần không có lạc thọ. Căn cứ lạc thọ mà có quan niệm về hoại khổ, do đó ở đây loại trừ chi này.
Một phần nhỏ của mười hai chi thuộc khổ khổ. Vì khổ có mặt trong trong tất cả chi.
Toàn phần mườihai chi thuộc hành khổ. Vì các pháp hữu lậu đều thuộc hànhkhổ. Căn cứ xả thọ, nói một phần nhỏ của mười một chi, trừ chi già-chết, như được nói trong hoại khổ.
Ý nghĩa chân thật là như vậy. Nhưng trong các Thánh giáo tùy theo tinh chất nổi bật của nó mà nói không nhất định.
15. Bốn đế
Tất cả đều thuộc khổ đế, vì tính thể của chúng là thủ uẩn.[114] Năm chi cũng thuộc tập đế, vì tính thể của chúng là nghiệp, phiền não.[115]
16. Bốn duyên
Các chi quan hệ với nhau tất yếu có tăng thượng duyên. Ba duyên còn lại, có hay không, không nhất định. Khế kinh căn cứ tính tất yếu duy chỉ đề cập một duyên.[116]
Ái trong quan hệ với thủ,[117] hữu quan hệ với sinh,[118] đều mang ý nghĩa nhân duyên.
Nếu nói thức chi là chủng tử của nghiệp, hành quan hệ với thức,[119] nó cũng là nhân duyên.
Các chi còn lại, mối quan hệ giữa chúng không hàm nghĩa nhân duyên.
Nhưng Tập luận nói vô minh trong quan hệ với hành hàn nghĩa nhân duyên.[120] Đây là căn cứ theo sự có mặt của tập khí nghiệp đồng thời với vô minh mà nói. Đó là vô minh được nói theo ước lệ, mà thật sự là chủng tử của hành.
Du-già đề cập sự quan hệ giữa các chi trong đó không nói đến nhân duyên.[121] Đây là chỉ nói về ái và thủ hiện hành,[122] và hữu chỉ là chủng tử của nghiệp.[123]
Vô minh quan hệ với hành, ái quan hệ với thủ; sinh quan hệ với già-chết; hàm hai duyên còn lại.[124]
Hữu quan hệ với sinh, thọ quan hệ với ái, không có đẳng vô gián duyên, nhưng có sở duyên duyên.
Các chi còn lại quan hệ với nhau không có cả hai.
Trong đây vã lại y theo duyên khởi đích thật mà nói, tức quan hệ kế cận, thuận thứ, không tạp loạn.[125] Quan hệ giữa các chi với nhau không như vậy duyên không xác định. Những vị thông tuệ nên theo lý thích hợp mà tư duy.
17. Hoặc – Nghiệp – Khổ
Ba phạm trù hoặc – nghiệp – khổ bao hàm mười hai chi: vô minh, ái, thủ, được bao hàm trong hoặc. Hành và một phần hữu được bao hàm trong nghiệp. Bảy chi còn lai và một phàn hữu được bao hàm trong khổ.[126]
Có nơi nói, nghiệp bao hàm toàn bộ hữu.[127] Nên biết, đó là y theo nghiệp hữu[128] mà nói.
Có nơi nói thức được bao hàm trong nghiệp;[129] đây do căn cứ chủng tử của nghiệp là thức chi mà nói.
Nhừng gì được chiêu cảm bởi hoặc-nghiệp độc nhất được gọi là khổ, vì chúng được báo hàm duy chỉ trong khổ đế, với mục đích khiến phát sinh sự nhàm tởm.
Do bởi hoặc – nghiệp – khổ, tức bao hàm mười hai chi, do đây mà tạo thành dòng sinh tử tương tục.
4. Ý NGHĨA SINH TỬ
1. Hai dạng sinh tử
Lại nữa, sinh tử tương tục do nhân duyên nội tại, không cần đến ngoại duyên, do đó, duy chỉ có thức. Nhân ở đây là hai loại nhgiệp hữu lậu và vô lậu.[130] Vì chúng dẫn đến sinh tử nên nói là nhân. Duyên ở đây là hai phạm trù chướng ngại, phiền não chướng và sở tri chướng. Vì chúng trợ lực để dẫn đến sinh tử nên được gọi là duyên.
Vì sao? Có hai dạng sinh tử.
a. Phần đoạn sinh tử.[131] Đó là quả dị thục thô trọng trong ba giới, được chiêu cảm bởi các nghiệp bất thiện và thiện hữu lậu, với thế lực hỗ trợ của các duyên là phiền não chướng. Sự dài ngắn của thân mạng tùy theo ảnh hưởng của nhân duyên mà có phần hạn nhất định, do đó nói là phần đoạn.
b. Bất tư nghị biến dịch sinh tử.[132] Đó là quả dị thục vi tế thù thắng được chiêu cảm bới nghiệp vô lậu có phân biệt,[133] với thế lực hỗ trợ của các duyên là sở tri chướng. Do lực của bi và nguyện mà thân mạng được cải chuyển[134] không có phần hạn xác định, do đó gọi là biến dịch. Vì diệu dụng được chiêu cảm hoàn toàn được tư trợ bởi nguyện và định vô lậu, nên nói là bất tư nghị[135]. Hoặc cũng được gọi là ý thành thân,[136] vì tùy theo ý nguyện mà được tác thành.
Như Khế kinh nói,[137] cũng như lấy thủ làm duyên, lấy nghiệp hữu lậu làm nhân tiếp nối hậu hữu để sản sinh ba hữu. Cũng vậy, do vô minh tập địa[138] làm duyên, nghiệp vô lậu làm nhân, phát sinh ba loại ý thành thân của A-la-hán, Độc giác, và Bồ-tát đã đắc tự tại.
Hàng vô học trong Thanh văn đã hoàn toàn diệt tận hậu hữu làm sao có thể chứng Vô thượng Bồ-đề? Y biến hóa thân mà chứng Vô thượng giác, chứ không phải y thân do nghiệp báo, cho nên không có gì phi lý.[139]
2. Biện minh
Biện minh 1:
Nạn vấn 1.- Nếu nghiệp vô lậu được trợ lực bởi sở tri chướng dẫn đến sinh tử, hạng định tính thuộc Nhị thừa đáng lẽ không vĩnh viễn nhập vô dư niết-bàn?[140]
Vì cũng như hàng dị sinh bị câu thúc bởi phiền não.[141]
Nhưng đạo đế làm sao cho thể thực sự chiêu cảm khổ?[142]
Ai nói rằng thật sự chiêu cảm?
Nếu không như vậy, thì ý nghĩa như thế nào?
Định và nguyện vô lậu tư trợ nghiệp hữu lậu khiến cho quả đạt được tiếp nối lâu dài, càng lúc càng phát triển thành vi tế thù thắng. Theo ý nghĩa đó mà nói một cách ước lệ là chiêu cảm. Khi có sự chiêu cảm như vậy, là do sở tri chướng làm duyên trợ lực, chứ không phải độc nhất nghiệp vô lậu mà có thể chiêu cảm.[143]
Tuy nhiên, sở tri chướng không chướng ngại giải thoát; vì nó không hiệu lực phát động nghiệp và tẩm ướt mầm tái sinh.
Nạn vấn 2.- Vậy cần gì phải tư trợ để chiêu cảm khổ sinh tử?[144]
Tự chứng bồ-đề, vì sự lợi lạc cho nhiều người. Độc giác và Thanh văn thuộc hạng bất định tính, và hạng Bồ tát đại nguyện và đã đắc tự tại; các hạng này đã vĩnh viễn đoạn trà, trán phục phiền não chướng, do đó sẽ không còn thọ nhận thân phần đoạn trong tương lai. Nhưng vì e rằng phải bỏ dỡ sự tu tập Bồ tát hành, bèn dùng định[145] và nguyện lực vô lậu thù thắng, nhưng phương pháp kéo dài tuổi thọ, tư trợ nhân của thân hiệ hữu jghếin cho nó tồn tại lâu đài cùng với quả không bị cắt đứt, thường xuyên bằng sự tư trợ của định và nguyện lực như vậy cho đến khi chứng đắc Vô thượng bồ đề.
Nạn vấn 3.- Nó[146] sao lại phải cần đến tư trợ của sở tri chướng?
Vì chưa chứng đại bi vô tướng một cách viên toàn, nếu không chấp rằng bồ đề và hữu tình là thật hữu, thì không do đâu mà phát khởi bi nguyện mãnh liệt nhạy bén.
Lại nữa, sở tri chướng chướng ngại bồ-đề. Để vĩnh viễn đoạn trừ nó mà lưu thân tồn tại lâu dài.
Lại nữa, sở tri chướng là sở y cho hữu lậu. Nếu không có nó, nhất định cũng không có hữu lậu. Vì vậy, nó trợ lực rất lớn cho sự tồn tại của thân.
Nếu thân được bảo lưu mà được tư trợ bởi nguyện và định hữu lậu, thân ấy thuộc phần đoạn, là đối tượng sơ tri của Nhị thừa và dị sinh. . Được tư trợ bởi nguyện và định vô lậu, đó là thân thuộc biến dịch; đây không phải là đối tượng của các hạng ấy.[147]
Do ý nghĩa này, nên biết, tính chất của biến dịch sinh tử là hữu lậu, thuộc quả dị thục. Đối với nghiệp vô lậu, nó là tăng thượng quả.
Có nơi Thánh giáo nói rằng nó là vô lậu, siêu xuất tam giới, đó là tùy theo trợ nhân mà nói.
Biện minh 2
Trong tụng nói, “tập khí của các nghiệp” tức chi chủng tử của hai loại nghiệp được nói trên. Nói “tập khí của hai thủ” tức chỉ chủng tử của hai chướng được nói trên. Vì cả hai đều chấp trước. Các từ khác, “cùng với” v.v., ý nghĩa như đã giải thích.
Tuy biến dịch sinh tử không có ý nghĩa như phần đoạn, theo đó, dị thục này hết thì dị thục khác được sản sinh, nối tiếp nhau trước sau; nhưng nó thường xuyên được tư trợ, tiếp nối trước sau cải chuyển, do đó cũng có ý nghĩa là cái trước hết thì cái sau sinh.
Mặc dù dòng tương tục của sinh tử cũng do hiện hành, nhưng chủng tử nhất định phải có, do đó tụng đặc biệt đề cập.
Hoặc để hiển thị rằng quả dị thục chân thật không tồn tại ngoài bản thức, do đó tụng không nói đến hiện hành. Chuyển thức có gián đoạn, vì không phải là dị thục.[148]
Sinh tử luân hồi trong ba tế, tiền, trung và hậu, không cần đợi ngoại duyên, mà đã do nội duyên.
Dòng tương tục của tịnh pháp, nên biết, cũng vậy. Từ vô thủy đến nay, đã tồn tại chủng tử vô lậu y tựa nơi bản thức. Do được các chuyển thức thường xuyên huân tập dần dần nó được tăng trưởng, cho đến khi cữu cánh thành Phật, bấy giờ loại bỏ chủng tử của thức tạp nhiễm từ trước mà chuyển đổi bâtư đầu phát khỏi thức hàm chứa chủng tử thanh tịnh, duy trì chủng tử của thết thảy mọi phẩm tính, do năng lực của bản nguyện, suốt cùng vị lai khởi các diệu dụng, tiếp nối không cùng tận.
Chú thích:
[1] Kārikā 19. karmaṇo vāsanā grāhadvayavāsanayā saha| kṣīṇe pūrvavipāke'nyad vipākaṁ janayanti tat||19||
[2] Sthiramati: puṇyāpuṇyāneñjyacetanā karma. Câu-xá 13, tr. 67b: Khế kinh nói có hai loại nghiêp. Nghiệp do bởi tư và nghiêp được thực hiện sau khi tư.Mādhyamaka, . 17. 2: cetanā cetayitvā ca karmoktaṃ paramarṣiṇā, nghiêp do tư và nghiêp sau khi tư, được nói bởi đức Tối thắng Đại Tiên. Samuccaya, Pradhan p. 53, 3, 6: karma katamat? cetanā karma cetayitvā karma … cetanākarma katamat/ puṇyakarma apuṇyakarma āniṃjyakarma ca/ Nghiệp, đó là nghiệp bởi tư và nghiệp sau khi tư. Nghiệp bởi tư là phước nghiệp, phi phước nghiệp và bất động nghiệp. Cf. Tạp tập 6, tr. 727b8; Câu-xá 15, tr. 81a5; Du-già 9, tr. 319c121: phước nghiệp, là nghiệp thiện chiểu cảm dị thục của cõi thiện, và dẫn đến tái sinh trong năm cõi. Phi phươc nghiệp, nghiệp bất thiện chiêu cảm dị thục của cõi dữ, và dẫn tái sinh trong năm cõi. Bất động nghiệp, nghiệp chiêu cảm dị thục của Sắc và Vô sắc, và dẫn tái sinh trong Sắc và Vô sắc.
[3] Thuật ký: năm uẩn, các luật nghi thiện và bất thiện, là quyến thuộc của nghiệp. Nghĩa uẩn: năm uẩn, khi náo chúng trợ lực cho nghiệp thiên, ác để dẫn đến quả thiện, ác, bấy giờ chúng là quyến thuộc của nghêp.
[4] Samuccaya, Pradhan, p.54, 13; taccākṣepakena karmaṇā paripūrakeṇa ca karmaṇā …ākṣepaṃ karma … yena phalavipāko’bhinirvarttate/ paripūrakaṃ karma … yenopapanna iṣṭāniṣṭaphalaṃ vedayate/ Có dẫn nghiệp và mãn nghiệp. Dẫn nghiệp, do bởi nó mà quá trình xử lý quả được tiến hành. Mãn nghiệp, do bởi nó mà quả, mong muốn hay không mong muốn đã phát sinh, được cảm thọ. Cf Tập luận 4, tr. 679b2; Tạp tập 7, tr. 728b16.
[5] Prasannapada, xvii. 14: pattraṃ yathā’vipraṇāśas tatharṇam iva karma ca … iha kuśalaṃ karma kṛtaṃ sadutpādānantaram eva nirudhyate na ca tasmin niruddhe phalābhāvaprasaṅgaḥ/ yasmād yadaiva tatkarmotpadyate tadaitasya karmaṇo’vipraṇāśo nāma viprayukto dharmaḥ kartuḥ saṃtāne samupajāyate ṛṇapattrasthānīyaḥ/ nghiệp như món nợ; giá trị không bị hủy của nó như chứng khoán… Ở đây, nghiệp thiện khi đã thực hiện xong, nó diệt tức thì không gián cách ngay sau khi vừa phát khởi, và trong điều kiện như vậy sự sai lầm nghiệp quả không tồn tại. Nhưng bất cứ khi nào nghiệp phát sinh nó đều liên hệ với cái được gọi là không mất; cái không bị hủy mất của nghiệp đó phát sinh trong dòng tương tục, tồn tại như một chứng khoán của món nợ được vay. Cf. Trung luận xvvi. 14.
[6] Du-già 6, tr. 305b3: Nghiệp quá khứ tịnh hoặc bất tịnh trong các hành, hoặc hoặc diệt; do nhân duyên này mà dòng tương tục đặc biệt của hành ấy tồn tại; đó được gọi là ttập khí. Cf. Hiển dương 9, tr. 523a22. Sthiramati: ālayavijñāne sāmarthyamāhītaṃ sā karmavāsanā/ công năng được chứa trong thức a-lại-da, đó là tập khí của nghiệp. Samuccaya, Tatia, p.11,9: skandhādīnāṃ samudācāre tadbījaparipuṣṭir vāsanety ucyate/ Sự nuôi lớn các chủng tử trong hiện hành uẩn các thứ; sự nuôi lớn ấy được gọi là tập khí. Tạp tập 2, tr. 701a24.
[7] Nghiệp và quả dị thục của nó không hiện hành đồng thời. Thuật ký: bản mạt, nói về quả dị thục hiện hành. Thức thứ tám là căn bản (gốc rễ) của dị thục; các thức khác là chi mạt (ngọn ngành).
[8] Các cơ sở gây nhận thức sai lầm.
[9] Hai thủ (grāhadvaya): sở thủ (grāhygrāha) và năng thủ (grāhakagrāha). Phân biệt hai thủ này (grāha: sự bắt nắm, nhận thức sai lầm) với thủ trong chi duyên khởi hay thủ uẩn (upādāna: chấp thủ, bám lấy làm sở y, tư hữu hóa làm tự thân). các sớ giải Hán thường nhầm lẫn hai khái niệm này. Sthiramati: tatra vijñānāt pṛthag eva svasaṃtānādhyāsitaṃ grāhyam asty adhyavasāyoḥ grāhyagrāhaḥ/ tac ca vijñānena pratīyate vijñāyate gṛhyata iti yo’yaṃ niṣcayaḥ sa grāhakagrāhaḥ/ sự mê chấp rằng cái được nhận thức, vốn là cái lưu trú trong dòng tương tục bản thân, tồn tại biệt lập ngoài thức; sự mê chấp này là nhận thức sai lầm bởi đối tượng (sở thủ). Sự phán đoán rằng, do bởi thức mà cái đó được đạt đến, được biết đến, được bắt nắm; sự phán đoán ấy là nhận thức sai lầm bởi chủ thể.
[10] Huân phát, paribhāvita, quá trìnhh định dạng được lại lặp nhiều lần, đồng nghĩa với huân tập.
[11] Sthiramati: pūrvotpannagrāhyagrāhakagrāhākṣipatam anāgatatajjātigrāhyagrāhakagrāhotpattibījaṃ grāhadvayavāsanā/ chủng tử của mê chấp bởi sở thủ và năng thủ trong quá khứ được lưu trữ để làm phát sinh sự mê chấp bởi sở thủ vă năng thủ trong tương lai; chủng tử ấy là tập khí của hai thủ.
[12] Thích từ “câu” (saha) trong tụng văn.
[13] Sthiramati: grāhadvayavāsanāyās tu sarvakarmavāsanāṃ yathā svam ākṣiptātmabhāvotpādane pravṛttānāṃ sahakāritvaṃ pratipadyate/ tadyathā aṇvādayo’ṅkurasyotpattāv iti/ Cũng như do có sự cộng đồng hợp tác của hạt giống, nước, v.v., các thứ mà mầm nảy sinh. Cũng vậy do sự cộng động hợp tác với tập khí của hai thủ mà từ tập khí của nghiệp hữu thể tồn tại sản sinh từ bản thân của nó.
[14] Tụng văn đạt từ “tập khí của nghiêp” (karmaṇo vāsanā) làm chủ từ.
[15] Sthiramati: pūrvajannopacitena karmaṇā ya iha vipāko’bhinirvṛttas tasmin kṣīṇe iti/ ākṣepakāle paryantāvasthite yathābalaṃ karmavāsanā grāhadvayavāsanāsahitā upabhuktād vipākād anyadvipākaṃ tad evālayavijñānaṃ janayanti/ Khi mà dị thục ở đây, tức dị thục do bởi nghiệp tích lũy đời trước thành hình trong đời này, khi mà dị thục này, vào giai đoạn cuối cùng của quá trìnhh xử lý, được tiêu thụ hết sạch, bấy giờ tập thí của nghiệp kết hợp với tập khí của hai thủ, tùy theo lực của nó, sản sinh dị thục khác nữa; dị thục này chính là thức a-lại-da.
[16] Nhiếp luận (Vô Tính) 3, tr. 398a22, b7: thức a-lại-da có hai đặc tính, thọ dụng cùng tân, và thọ dụng không cùng tận. Chủng tử thiện và bất thiện khi đã thành quả dị thục, bấy giờ nó cạn sạch. Nhưng không cạn sạch, đó là chủng tử của danh ngôn huân tập, bời vì kể từ thời vô thủy nó là chủng tử lưu chuyển hý luận.
[17] Vì quả dị thục phải đợi thời gian mới thành hình.
[18] Tinh chất của danh ngôn tập khí.
[19] Nhiếp luận 1 tr. 137a28, (Thế Thân) 3, tr. 183c6; (Vô Tính) 3, tr. 336b27: có ba phạm trù khác nhau của huân tập (= tập khí, vāsanā) : danh ngôn huân tập (abhilāpavāsanā), ngã kiến huân tập (ātmadṛṣṭivāsanā), hữu chi huân tập (bhavāṅgavāsanā).
[20] Skt. abhilāpavāsanā, Nhiếp luận (Vô Tính) 3, tr. 397a24: danh ngôn dùng để chỉ cho ngã, pháp, hành động, thì rất nhiều. Các từ liên hệ tự ngã như “người”, “trời” v.v. Các từ liên hệ pháp như “mắt”, “sắc”, v.v. Các từ liên hệ hành động như “đi”, “đến”, v.v. Do ảnh tượng về tự ngã, về pháp, về hành động, được chuyển tải bới danh ngôn này, công năng đặc biệt (vāsanāviśeṣa, tập khí) được sản sinh trong các thức.
[21] Madhyānta v. 16: tajjalpabhāvito jalpamanaskāras tadāśrayaḥ, Huyền Trang: 知彼言熏習言作意彼依, Giải thích bởi Sthiramati: y chỉ trên đối tượng xuất hiện như là kách thể-chủ thể (grāhyagrāhaka: sở thủ-năng thủ), băng vào ngôn từ và ý tưởng (vāṅmanas) mà phát biểu rằng đây là khách thể, đây là chủ thể; sự phát biểu (abhilāpa: danh ngôn, ngôn ngữ chuyển tải) ấy là ngôn thuyết (jalpa: phát ngôn, hội thoại). Bằng ngôn thuyết này mà nuôi dưỡng chủng tử để sản sinh ngôn thuyết loại tợ trong tương lai. Nó đưỡc gọi là tác ý bởi ngôn thuyết (jalpamanaskāra), vì được huân tập bởi ngôn thuyết. Ngôn thuyết được huân tập này tức là danh ngôn tập khí (jalpavāsanā = abhilāpavāsanā).
[22] Hiển cảnh ở đây, Câu-xá gọi là hiển nghĩa. Cf. Kośa ii. 57, vāṅ nāmni pravarttate, nāma arthaṃ dyotayati, ngôn ngữ (=ngữ âm) hoạt động trong danh; danh soi sáng đối tượng (artha: cảnh, hay nghĩa). Huyền Trang (tr. 29b2): 謂語發名,
名能顯義. Trong đó có hái thuyết: ghoṣaviśeṣa iṣyate nāmna utpādakaḥ, sự sai biệt (của các âm tiết trong) âm thanh là cái làm phát sinh danh (thanh sinh luận); ghoṣaviśeṣa iṣyate nāmna prakāśaka, sự sai biệt âm thanh là cái soi sáng danh (thành hiển luận). Cf . Thuận chính lý 14, tr. 414a6: hình thái của ngữ âm (vāk) không sai biệt, nhưng các âm tiết trong đó, như ka, ca, ṭa, ta, pa, liên tiếp nhau tạo thành một từ (=danh, nāma).
[23] Chân Đế, Nhiếp luận thích 4, tr. 180a28: chủng tử danh ngôn huân tập, trước tiên bằng âm thanh mà đặt tên cho các pháp gọi là ngôn. Sau đó, không cần phát ngôn mà tâm duyên trực tiếp đến âm thanh trước đó, gọi là danh. Tự tính của danh là phân biệt các pháp.
[24] Nhiếp luận (Vô Tính) 3, tr. 397a: Ngã kiến tập khí sai biệt (ātmadṛṣṭīvāsanāprabheda): bị chi phối bới hữu thân kiến (satkāyadṛṣṭi), ý bị nhiễm ô bởi bốn phiền não, trong thức a-lại-da có sặ sai biệt huận tập ngã chấp.
[25] Nhiếp luận, ibid.: hữ chi huân tập sai biệt (bhavāṅgavāsanāprabheda), do lực chủ đạo chi phối bởi các hành phước, phi phước và bất động mà có sự sai biêt huân tập của vô minh cho đến già-chết trong các cõi hữu, trời, người các thứ.
[26] Thủ, grāha: nắm bắt: nghĩa rộng: sự thừa nhận, sự lãnh hội. Madhyānta iii. 15, mười phương diện tà chấp ngã thủ - daśavidha ātmāsadgrāhaḥ, Sthiramati giải thích là mười phương diện ngã kiến – daśavidham ātmadarśanam iti.
[27] Hoặc-nghiệp-khổ = phiền não-nghiệp-khổ; Tì-bà-sa 24, tr. 122b2: pháp duyên khởi 12 chi này chính là phiền não-nghiệp-khổ (kleśa-karman-duḥkha) xoay chuyển làm duyên. Phiền não sinh nghiệp; nghiệp sinh khổ, khổ sinh khổ, khổ sinh phiền não, phiền não sinh phiền não, phiền não sinh nghiệp, nghiệp sinh khổ. Du-già 10, tr. 325b25: trong 12 chi, bao nhiêu chi là phiền não đạo (kleśavartman)? bao nhiêu chi là nghiệp đạo (karmavartman)? bao nhiêu chi là khổ đạo (duḥkhavartman)?
[28] Trong Câu-xá, Huyền Trang dùng từ hoặc 感 để dịch một số từ Sanskrit tuy có ngoại diên tương đương nhưng nội hàm không đồng nhất: anuśaya: tùy miên; āsrava: lậu; kāṅkṣā: nghi hoặc; kleśa: phiền não. Từ hoặc trong đoạn này, Skt. kleśa, trong mô hình duyên khởi 12 chi: kleśa-karman-duḥkha; xem cht. 27 trên.
[29] Du-già 59, tr. 627a11: có bao nhiều não phát nghiệp (karmasamuṭṭhāna), bao nhiêu không phát nghiệp? Tấ cả đều phát động nghiệp.
[30] Nhuận sinh, Skt. abhisyanda: tẩm nước cho ướt để nảy mầm. Du-già 18, tr. : Thế nào là nhuận sinh …? Như cây đa (nigrodha) được tưới nước, thế gian được tẩm ướt bởi nước ái (tṛṣṇā); do điều kiện này mà phát sinh các cõi hữu. Thập địa kinh luận 5, tr. 312c5: vì không phải là phiền não nên không thể nhuận sinh.
[31] Phân biệt thủ取dịch từ Skt. grāha có nội hàm là khái nhiệm; và thủ取 dịch từ Skt. upādāna trong 12 chi duyên khởi, trong thủ uẩn.
[32] Tạp tập 4, tr. 711b22. Samuccaya, Tatia p. 31, 10: samasya catvāryaṅgāni bhavanty… ākṣepakāṅgaṃ…ākṣiptāṅgam … abhinirvartakāṅgam … abhinirvṛttyaṅgam…Duyên khởi Thánh đạo sơ thắng pháp môn kinh 1, tr. 838a17.
[33] Tạp tập , Sanuccaya, ibid.: năng dẫn chi (ākṣepakāṅga) gồm vô minh (avidyā), hành (saṃskārā) và thức (vijñāna). Chúng dẫn sinh đời sống tương lai, do bởi nhgiệp dẫn đầu bằng sự vô tri đối với các chân lý, được tích lũy như là tập khí trong tâm (cittavāsanārthena).
[34] Gồm thức, danh sắc, sáu xứ, xúc và thọ.
[35] Trợ nghiệp và biệt nghiêp. Trợ nghiệp, những hành vi phụ hỗ trợ mục đích chính của hành động. Biệt nghiệp, nghiệp cá biệt, cá nhân, dẫn đến kết quả cá biệt cho cá nhân.
[36] Tạp tập 4, Samuccaya, ibid.: sở dẫn chi (ākṣiptāṅga), gồm bốn chi: danh sắc (nāmarūpa), sáu xứ (saḍāyatana), xúc (sparśa)) và thọ (vedanā).
[37] Trong sắc uẩn, trừ săc trong sáu xứ (căn), xúc và thọ, sắc còn lại, cùng với bốn uẩn, tất cả đều thuộc chủng tử danh sắc.
[38] Tổng thể sáu xứ bao gồm cả thức; vì trong sáu xứ bao hàm cả sáu thức giới (vijñānadhātu). Thức là chi cá biệt, vì chỉ cho ý thức.
[39] Xem cht. 23 trên.
[40] Duyên khởi Thánh đạo, dẫn trên, tr. 840b10.
[41] Bốn cặp tương đối: a. Trong năm chi, thức tức bản thức nên là chủ, còn lại là phụ trợ. b. Trong bốn chi tiếp theo, danh sắc là tổng, còn lại là biệt. c. Trong ba chi, sáu xứ là ưu thắng, còn lại thấp kém hơn. d. Hai chi còn lại, thứ tự nhân quả.
[42] Thập địa kinh 4, tr. 553c8; Thập địa luận 8, tr. 170a17 : thức đến thọ, quan đãi thuộc đời này. Năm chi này là qủ báo của nghiệp trong quá khứ.
[43] Duyên khởi thánh đạo, tr. 839b3: Chủng tử của các chi danh sắc, sáu xứ, xúc và thọ đều được dẫn phát đồng thời trong thức dị thục, vì sao nêu thứ tự trước sau? Phật đáp: Vì trong tương lai chúng sinh khởi theo thứ tự trước sau.
[44] Duyên khởi thành đạo, tr. 840b12: Một phần thức, và danh sắc, sáu xứ, xúc, thọ, chúng được gọi là sở dẫn…. Một phần sắc, sáu xá, cùng với xúc, thọ, cũng đựoc gọi là sở sinh. Các chi như vậy, hoặc dẫn, hoặc sinh, chúng khời đồng một thời, hay khởi theo thứ tự? Phất nói: Đồng một thời khởi, nhưng trìnhh bày theo thứ tự. Nếu đồng một thời khở, vì sao nói dẫn trước, nói sinh sau? Phật nói: Trước phải có dẫn, sau đó mới sinh.
[45] Thuật ký: Khi mới được huân tập mà chưa được tẩm ướt bởi ái, dù trải qua 8 vạn kiếp cũng không sinh quả. Nếu khi vừa mới được huân tập mà đã sinh quả hiện hành, đó là ngay trong lúc được huân tập nó cũng được tẩm ướt bởi ái.
[46] Tạp tập, Samuccaya, ibid.: abhinirvartakāṅgaṃ tṛṣṇā upādānaṃ bhavaś ca, năng sinh chi, đo là ái, thủ và hữu. Do lực chi phối bởi dục ái các thứ (kāmāditṛṣṇādivāsena) vốn chưa được đoạn trừ, do bởi dục tham (chandarāgeṇa) trong các dục (kāmādiṣu), mà dẫn đầu là sự khoái lạc trong các hành vi thiện hay bất thiện, trong khi tồn tại thức câu hữu với thủ, trong giai đoạn mạng chung quả dị thục xuất hiện tùy thuận theo hình thái dục tham, vì tùy theo sự hiện diện của một trong các loại tập khí của nghiệp.
[47] Du-già 93, tr. 828a7: lãnh thọ nghiệp quá khứ nhận được hai quả: a. lãnh thọ quả dị thục nội tại; b. lãnh thọ quả tăng thượng của thọ phát sinh từ cảnh giới ngoại tại.
[48] Tức năm chi sở dẫn nói trên.
[49] Cảnh giới thọ, xem cht. 47 trên.
[50] Bốn thủ: dục, giới cấm, kiến, ngã luận.
[51] Hành trong chi năng dẫn.
[52] Chủng tử của năm quả trong chi sở dẫn.
[53] Du-già 100, tr. 878b, mười hữu: dục hữu (kāmabhava), sắc hữu (rūpabhava), vô sắc hữu (ārūpyabhava), na-lạc-ca hữu (narakabhava), bàng sinh hữu (tiryagbhava), quỷ hữu (pretabhava), thiên hữu (devabava), nhân hữu (manuṣyabhava), nghiệp hữu (karmabhava, trung hữu (antarābhava). Tì-bà-sa 60, tr. 309b15, Câu-xá 7, tr. 42a28, bảy hữu, trừ dục, sắc và vô sắc hữu.
[54] Gồm sáu chi: hành và sáu chi sở dẫn.
[55] Du-già 10, tr. 324c18: Hỏi: Vì sao trong các chi quan hệ nhau không nói đến nhân duyên (hetu-pratyaya)? Đáp: Vì chủng tử của tự thể cá biệt được hiển hiện bởi duyên. Nghĩa uẩn 10, tr. 773a24, giải thích: Vì phạm vi của tăng thượng duyên rất rộng, bao gồm cả sinh khởi nhân. Du-già căn cứ chủng tử nghiệp làm tăng thượng duyên, không căn cứ chủng tử làm nhân duyên sinh khởi, nên nói chủng tử của nghiệp là hữu chi, chứ không kể chủng tử của năm chi quả là hữu chi
[56] . Du-già 10 (tr. 326a14): hữu chi có hai: căn cứ phần ưu thắng thì nó là nghiệp được nhiếp thủ bởi thủ; và căn cứ trên toàn phần, nó bao gồm chủng tử của nghiệp và chủng tử của năm chi quả. Du-già luận ký 3, tr. 368c7: Hữu ở đây chỉ bảy hữu, xem cht. 53 trên. Trong đó, hữu của năm cõi thú và trung hữu là sau hữu thụ động. Nghiệp hữu, là hữu chủ động vì nó dẫn dẫn sinh các cõi hữu.
[57] Tạp tập 4, Sanuccaya ibid.: chi sở sinh (abhinirvṛttyaṅgam): sinh và già-chết, do sự hiện diện của các tập khí đa dạng của nghiệp như vậy, vì đó như là kết thúc của quá trìnhh sinh xuất (abhinirvṛtti) của danh sắc các thứ xuất hiện trong giống loài (nikāyasabhāga) tùy theo di truyền (yathākṣipte) thuộc một trong các định hướng tái sinh khác nhau (anyatarasmin gatiyonyādibhedabhinne).
[58] Tạp tập 4, Samuccaya, ibid.: già và chết kết hợp thành một chi vì không có gì mà vẫn có chết.
[59] Danh sắc là giai đoan căn chưa xuất hiện. Vô sắc giới hoàn toàn không có sắc. Sắc giới, các loài hóa sinh ở Dục giới; các trường hợp này đều không có giai đoạn danh sắc.
[60] Du-già 93, tr. 828a1: Tại Vô sắc giới, thức của các loại hữu tình y nơi chủng tử danh và sắc mà tồn tại; do vì trong thức đó có chủng tử của sắc. Sắc bấy giời tuy bị gián đoạn nhưng về sau sẽ tái sinh trở lại.
[61] Du-già 10, tr. 327b16: Hỏi: có bao nhiêu cho hệ thuộc Dục giới ? Tất cả chi; vì chúng hòa hiệp cùng sinh khởi. Hỏi: Sắc giới hệ có mấy chi? Đáp: Một phần của tất cả. Hỏi: Vì sao biết ở đó cũng có sự già? Đáp: Các hành ở đó cũng mang tính chất bại hoại mục nát. Như Sắc giới hệ, Vô sứac giới hệ cũng vậy.
[62] Đủ tất cả 12 chi, nhưng mỗi chi thuộc giới hệ này không hàm đẩy đủ đặc tính của giới hệ khác.
[63] Duyên khởi Thánh đạo 1, tr. 839c6: Sự mong cầu gọi là ái. Không ai mong cầu chốn hiểm ác. Nhưng do bởi hành phi phước đã được làm, tuy cầu mong sinh vào thiện thú nhưng lại phát sinh quả trái ngược. Quả đó không có ái để duyên, nên cần phải có thủ làm duyên. Trong trường hợp phi hữu ái (abhavatṛṣṇā: khát vọng hủy diệt, hư vô, không tái sinh). Trong lúc mong cầu phi hữu, nhưng do đã tạo phước hành hay bất đông hành mà kết quả trái ngược phát sinh.
[64] Xem cht. 64 trên.
[65] Vị Bất hoàn đắc diệt tận định, khi tái sinh vào địa khác, không hiện khởi ái để tẩm ướt mầm tái sinh; vì đã trấn áp tất cả phiền não cho đến Hữu đỉnh nên ái không hiện hành nữa. Trường hợp vị này sự tái sinh được tẩm ướt bằng chủng tử ái. Trường hợp vị Bất hoàn thuộc hạng thượng lưu bát-niết-bàn, khi từ Dục giới chết tái sinh Sơ thiền thiên, lần lượt cho đến Sắc cứu cánh, tất cả đều có ái ái hiện hành để nhuận sinh (tấm ướt mầm tái sinh).
[66] Xu yếu 2, tr. 650c7: Từ hai cõi trên tái sinh vào ác thú, không thấy hình thái ác, nhưng thấy hình ảnh đồng loại bèn phát sinh mong cầu. Nghĩa diễn 6, tr. 947b20: Tái sinh vào giới địa nào, nó được tẩm wots bằng ái thuộc giới địa đó. Từ Dục giới tái sinh vào thú khác trong năm thú cũng được tẩm ướt bằng ái nơi sẽ tái sinh. Nhưng do do nghiệp mà các khổ cụ (nơi sẽ tái sinh) biến thành lạc cụ khiến cho phát sinh ái; tức phát sinh ái đối với lạc cụ đang xuất hiện trước tự thân, đo đó Luận nói là “hiện ngã thân” (tự thân của ta hiện tại), chứ không phải là cảnh hiện tại của ta.
[67] Năm chi sở dẫn thuộc hiện hành, hai chi sở sinh thuộc chủng tử, nhưng cả bảy chi này đều là quả dị thục; tự thể của chúng không dị biệt.
[68] Du-già luận ký 3, tr. 369a13: căn cứ vào giai đoạn hiện khởi của năm chi này trong quá trìnhh sinh và già-chết trong tương lai.
[69] Tục sinh (pratisandhi), cũng dịch là kết sinh tương tục: sát na tối sơ của sinh hữu, nối kết hai đời sống quá khứ và hiện tại. Tì-bà-sa 23: Thức là gì? Là tâm tục sinh và các trợ bạn của nó. op,cit. 72 tr. 371: tục sinh là nghiệp dụng của thức. Du-già 1: Lúc bấy giờ thức đã an trụ thành kết sinh tương tục, giai đoạn này được gọi là kiết-la-lam (kalalama, phôi mới kết). Nhiếp luận (Vô Tính) 3, tr. 392c: Trong thai mẹ, khi thức dị thục và hai chất trắng đỏ kết hợp, chúng hòa hiệp nhau thành phôi bào, gọi là kiết-la-lam. Du-già 93: Trong thai mẹ, thức thuộc nhân làm điều cho thức như là quả tục tính tiếp nối tồn tại không đoạn tuyệt.
[70] Từ kết sinh cho đến đầy đủ năm căn, có năm giai đoan trong thai mẹ (thai nội ngũ vị), Câu-xá 9, tr. 47c23: kiết-lặc-lam (kalalam), át-bộ-đàm (arbudam), bế-thi (oeśin), kiền-nam (ghanam), bát-la-xa-khư (praśākhā). Cf. S. i. 206: paṭhamaṃ kalalaṃ hoti/ kalalā hoti abbudaṃ/ abbudā jayate pesī/ pesī nibbati ghano// ghanā pasākhā jayanti kesā lomā nakhāni ca/ Tối sơ là kalala, phôi mới kết như cặn dầu mè. Từ kalala sinh abbuda, phôi bào như bong bong. Tiếp đến là pesī, giọt lỏng ngưng kết. Từ pesī sinh ghana, khối thịt. Từ ghana phát sinh pasākhā, các chi tiết, như chồi non mới lú, và ssu đó là tóc lông, móng các thứ.
[71] Samuccaya, ibid: các từ sinh-già-chết là do bởi sự khống chế của ba đặc tính của hữu vi (saṃskṛta-lakṣaṇatrayādhikāreṇa). Du-già 10: Những chi nào thuộc hoại khổ (vipariṇāma-duḥkhatā)? Hành câu hữu với lạc thọ, và một phần của hành câu hữu với phi thọ. Những chi nào thuộc khổ khổ (duḥkha-duḥkhatā)? Hành câu hữu với khổ thọ, và một phần của hành câu hữu với phi thọ. Những chi nào thuộc hành khổ (saṃskāra-duḥkhatā)? Những chi nào thuộc hoại khổ và khổ khổ đều là những chi thuộc hành khổ. Duyên khởi Thánh đạo 1, tr.. 839c24: Sinh mang đặc tinh của hành khổ. Già mang đặc tính của hoại khổ. Chết mang đặc tính của khổ khổ.
[72] Duyên khởi Thánh đạo 1, tr. 837c15: Vì sao được gọi là “Phân biệt duyên khởi sơ thắng pháp môn”? Vì có 11 điểm thù thắng, mà trong duyên khởi thứ nhất vô minh được công bố là duyên tính: 1. sở duyên thù thắng (vì phổ biến trong tất cả đối tượng nhiễm và tịnh); 2. hành tướng thù thắng (che lấp chân thật, hiển hiện hư vọng); 3. nhân duyên thù thắng (làm căn bản sở y cho các phiền não, nghiệp, sinh); 4; đẳng khởi thù thắng (nó là động lực cho tất cả năng dẫn, sở dân, năng sinh, sở sinh); 5. chuyển dị thù thắng (bốn phạm trù vô minh chuyển dị, biến thái, theo tùy miên, triền phược, tương ưng, bất công); 6. tà hành thù thắng (nhận thức thêm hay bớt đối với chân lý) ; 7. tướng trạng thù thắng (vi tế, và phổ bếin trong tất cả ái và phi ái); 8. tác nghiệp thù thắng (tạo tác tất cả sở y cho lưư chuyển, hay tịch diệt); 9. chướng ngại thù thắng (nó chướng ngại tháng pháp); 10. tùy phược thù thắng (hoạt động cho đến Hữu đỉnh); 11. đối trị thù thắng (vì là đối trị phần của hai loại diệu trí).
[73] Thập địa luận 8, tr. 169a1: ái phát triển được gọi là thủ.
[74] Du-già 56, tr. 612b5: Sinh tại giới địa nào, các chi duyên khởi thuộc về giới địa đó.
[75] Duyên khởi Thánh đạo 1, tr. 839a10: hai chi ái và thủ thuộc Dục giới không thể làm điều kiện phát động bất động hành thuộc thượng giới, vì không đồng địa giới. Duy chỉ vô mình là thắng duyên cho bất động hành.
[76] Đặt vấn đề để dung hội Du-già và Duyên khởi; xem cht. 74 & 75 trên.
[77] Thuật ký: Thượng định trong Luận được hiểu là vị chí định của định bậc trên. Khi mới bắt đầu trấn áp tạp nhiễm hạ địa, định thuộc thượng địa được phát khởi sẽ không phải là hành, nếu không cho rằng vô minh thuộc địa dưới có thể phát động hành thuộc địa trên, vì lúc bấy giờ vô minh thượng địa chưa khởi thì duyên nào phát động hành? Quan điểm của Du-già là căn cứ theo đa số trường hợp. Kinh Duyên khởi Thánh đạo căn cứ trường hợp đặc biệt. Diễn bí 6, tr. 947c11, nêu một giải thích khác rằng định thượng địa được nói đây là căn bản dịnh chứ không phải vị chí định. Nhưng vị chí hay căn bản đều được phát động bởi vô minh hạ đia.
[78] Ái địa nào duyên vào thọ địa đó. Từ địa này chuyển sinh sang địa khác, ái và thọ cũng đồng một địa giới, không giống như trường hợp vô minh và hành.
[79] Lấy giới hạn từ sinh đến chết làm một đời (thế).
[80] Nhóm hai: sinh và già-chết chung một đời. Nhóm ba: ái, thủ và hữu. Nhóm bảy: từ vô minh trở đi, gồm bảy chi.
[81] Thuật ký: Một lớp, nếu cho là chưa đủ lập thành hai lớp. Nhưng hai lớp cũng có thể chưa đủ, thêm nhiều lớp nữa, hóa thành vô cùng. Ti-bà-sa 23 tr. 117a26; Câu-xá 9, tr. 48a, phân 12 chi làm ba đoạn gọi là tam tế (trīṇi kāṇḍāni); đoạn đầu 2 chi, cuối 2 chi, giữa có 8 chi. 8 chi này cùng hiện hành trong một đời sống (ekajanman). Nêu phân theo nhân quả, thành hai đoạn: đoạn đầu, tiền tế, gồm 7 chi từ vô minh đến thọ, trong đó 2 chi đầu thuộc nhân quá khứ cho 5 chi tiếp theo thuộc quả hiện tại. Đoạn sau, hậu tế, gồm 5 chi từ ái đến già-chết, trong đó 3 chi đầu thuộc nhân hiện tại cho quả vị lại là 2 chi tiếp. Căn cứ theo đây nói là thuyết tam tế lưỡng trùng nhân quả của Hữu bộ. Câu-xá nói là ba tế chứ không phải ba thế. Tì-bà-sa, ibid., thí dụ như một cây thang có 12 bậc, chia làm ba đoạn (trīṇi kāṇḍāni). Do đó, tiền tế ở đây là đoạn đầu cây thang, không phải biên tế tối sơ (pūrvakoṭi). Hữu bộ nói, vì không thể luận hết mọi cá ngã (pudgala) nên dùng 12 chi như một cây thang 12 nấc để giải thích sư lưu chuyển liên tục của chúng sinh. Theo đó, khi cây thang di chuyển, đoạn đầu có thể trở thành giữa hay đoạn cuối. Một số nhà chú giải Thành duy thức Trung hoa vì không phân biệt nghĩa khác nhau của từ Hán tam tế nên có những nhận định sai lầm về thuyết tam tế và nhị tế của Hữu bộ. Tập thành biên 36, tr. 753c, chỉ trích sự sai lầm này: “Nói như thế là nang ngược… Ba thừa đều quán 12 nhân duyên theo hai trùng nhân quả mà đắc đạo không phải là ít… Phật tùy cơ mà thuyết pháp”
[82] Ba chi giả hữu: hữu, sinh và già-chết. Cf. Du-già 10.tr. 327a17.
[83] Sáu chi: hành đã được nhuận bởi ái và thủ, cộng với năm chi tiếp theo.
[84] Nhất sự (ekavastu): một sự thể đơn nhất, không do tổng hợp nhiều sự thể. Du-già 10 tr. 327a18.
[85] Vô minh, ái, thủ: ba chi này, tự thể là phiền não. Năm chi: thức cho đến thọ, sinh và già-chết: quả dị thục thuộc vô ký nên bất nhiễm.
[86] Bảy phần vị (avasthā): bảy trạng thái hay bảy giai đoạn của quả dị thục hiện hành: hiện tại, từ thức làn lượt trải qua cho đến thọ. Vị lai: sinh và già-chết.
[87] Du-già 10 tr. 327b14: Những chi nào nhiễm ô? Những chi nào không nhiễm ô? Ba chi nhiễm, còn lại, thông cả hai.
[88] Hai chi: hành và hữu.
[89] Du-già 10 tr. 325c1: Những chi nào là độc tướng (pratyekalakṣaṇa)? Những chi nào có tạp tướng (saṃsṛṣṭalakṣaṇa)? Ba chi độc tướng. Còn lại, hành v.v., tạp tướng. Vì sao hành, hữu là tạp tướng? Vì có hai loại được nói đến. Tức là, vì dẫn đến quả ái, phi ái (tức thể của nó là hành chi); và vì dẫn sinh các cõi thú sai biệt (tức thể của nó là hữu chi). Vì sao môt phần của thức cũng với danh sắc sáu xứ có tạp tướng? Vì có ba loại được nói đến. Tức là, căn cứ thời gian tạp nhiễm, căn cứ thời gian tẩm ướt, căn cứ thời gian chuyển. Vì sao thức chó đến thọ, cùng với già-chết co tạp tướng? Do có hai loại được nói đến. Tức là, vì để nêu rõ tướng khổ, và vì để nêu rõ sự dẫn sinh các sai biệt.
[90] Du-già 10, tr. 326c15: Bốn chi duy có phẩm tính tạp nhiễm. Cả chi còn lại thông cả tạp nhiễm và thanh tịnh. Sinh thông cả hai; vì nếu sinh vào ác thú hoặc nơi có nguy hiểm, nó chỉ có phẩm tính tạp nhiễm. Nếu sinh làm người, chư thiên, hay nơi không có nguy hiểm, nó thông cả nhiễm và tịnh.
[91] Trong Dục giới, các chi đều toàn vẹn tất cả đặc tính. Sắc giới và Vô sắc giới, cả 12 chi không có nhiễm.Trong Vô sắc, chỉ có xả thọ..
[92] Sáu hành tướng (ākāra) trong tu tập hữu lậu đạo. Quán sát hạ giới với ba hành tướng: thô (audārikatas), khổ (duḥkhilatas), chướng (sthūlabhittikatas); thượng giới với ba hành tướng: tĩnh (śāntatas), diệu (praṇītatas), ly (niḥsaraṇatas). Do quán sát ba phẩm chất của địa trên mà các phiền não thuộc địa dưới bị trấn phục.Cf, Câu-xá 24, tr. 127c19.
[93] 12 chi duyên khởi được gọi là 12 hữu chi, tất yếu dấn đến hậu hữu trong dòng lưu chuyển, nên không có nơi các Thánh giả.
[94] Tạp tu tĩnh lự (dhyāna-vyavakīrṇa), Câu-xá 24 tr. 125c14, Thuận chính lý 65, tr. 6980b20: Vị A-na-hàm y trên đệ tứ thiền tu “xen kẽ” các tĩnh lự. Khi nhập vô lậu đạo, trong nhiều sát na liên tục vô lậu hiện tiền; rồi từ đó dẫn sinh hữu lậu hiện tiền tiền trong nhiều sát-na liên tục; cuối cùng trong nhiều sát na tiếp theo vô lậu hiện tiền. Trong hạng thượng lưu bát-niết-bàn, nếu không có tạp tu tĩnh lự, vị ấy phải lần lượt tái sinh trong tất cả cõi Sắc giới, duy chỉ không đi qua năm Tịnh cư thiên, sau đó sinh lên Hữu đinh mới nhập niết-bàn. Với vị có tạp tu tĩnh lự thứ tư, sau khi sinh lên Sức giới sơ thiền, rồi chết tại đây, vị ấy tái sinh thẳng lên Sắc cứu cánh và nhập niết-bàn tại đây. Du-già 14, tr. 353a14, Tạp tâp 13 tr. 755c7: Vị Bât Hoàn có tạp tu tĩnh lự thứ tư, tùy theo năm trìnhh độ mà tái sinh vào năm tầng Tịnh cư khác nhau. Nghĩa diễn 10: Năm phảm tạp tu tĩnh lự thứ tư của vị Bất Hoàn: 1. Hạ phẩm có ba tâm, niệm đầu vô lậu, niệm trung gian hữu lậu, niệm cuối vô lậu; tái sinh lên Vo phiền thiên. 2. Trung phẩm có sáu tâm, niệm đầu vô lậu, thứ hai hữu hậu, thứ ba vô lậu, thứ tư vô lậu, thứ năm hữu lậu, thứ sáu vô lậu; tái sinh Vô nhiệ thiên. 3. Thượng phẩm, chín tâm, 6 tâm như trước, thứ bày vô lậu, thứ tám hữu lậu, thứ chín vô lậu; tái sinh Thiện hiện thiên. 4. Thượng thắng phẩm, 12 tâm, chuẩn như trên; tái sinh Thiện kiến thiên. 5. Thượng cực phẩm, 15 tâm, tái sinh Sắc cứu cánh.
[95] Thánh giả Bất Hoàn không phải do tạo nghiệp mới để tái sinh trong năm Tịnh cư. Bằng nghiệp cũ là các nghiệp thuộc ba tầng dưới Tịnh cư (Vô vân thiên, Phước sinh thiên, Quảng quả thiên), do tạp tu bằng tĩnh lự thứ tư, các nghiệp này được chuyển sinh lên năm Tịnh cư. Tư trợ nghiệp cũ, chuyển túc tàn nghiệp thành dị thục mới theo ý muốn. Câu-xá 3, tr. 15b9: A-la-hán muốn lưu thọ hành (kéo dài tuổi thọ), trước hết bố thí Tăng một cái gì đó. Sự bố thí này là nghiệp dẫn đến dị thục sung túc. Vị ấy phát nguyện, tức quyết ý chuyển nghiệp này thành dị thục trường thọ, sau đó nhập biên tế tĩnh lự thứ tư. Sau đó xuất định, tâm niêm đồng thời miệng nói: “Nghiệp chiêu càm phú dị thục của ta hãy chuyển thành thọ dị thục.” Hoặc vị ấy có thể y trên một túc tàn nghiệp tương xứng, rồi cũng phát nguyện, nhập đệ thứ biên tế tĩnh lự, và xuất định.
[96] Thuật ký: Đối pháp 7 nói cả hai loại ngu đều thuộc kiến đoạn, vì đã thấy Thánh đế thì không còn ngu về chân thật nghĩa. Cf. Tạp tập 7, tr. 728c9, c17: Vô minh bao gồm hai loại ngu (saṃmūḍha), a. Ngu do dị thục (phalavipākasaṃmūḍha), b. Ngu đối với chân thật nghĩa (tattvārthasaṃmūḍha). Vị đã thấy Thánh đế không còn ngu chân thật nghĩa nữa.
[97] Xem đoạn trên, cht. 95.
[98] Tạp tập 5 tr. 714c27; Samuccaya Tatia p. 39. 9: tâm khởi do lực kết sinh (pratisaṃdhibalena), đó là chín loại tử tâm tương ưng với khát ái về tự thân (nava cittāny ātmabhāvatṛṣṇāsaṃprayuktāni): từ Dục giới chết tái sinh Dục giới, tử tâm tương ưng tự thể ái thuộc Dục giới (kāmāvacaram ātmabhāvatṛṣṇāsaṃprayukaṃ maraṇacittam) được nối kết với đời sống (pratisaṃdhiṃ badhnataḥ) mới trong Dục giới. Nếu từ đó tái sinh Sắc giới, hay Vô sắc giới, tử tâm tương ưng tự thể ái thuộc Sắc giới, hay Vô sắc giới (rūpārūpyāvacaram). Sáu tâm còn lại, theo chuẩn như vậy.
[99] Du-già 10 tr. 327b24: Quả Dự lưu đã đoan bao nhiêu chi? Một phần của tất cả 12 chi, không đoạn toàn vẹn chi.
[100] Du-già 59 tr. 629c9: kết sinh tương tục trong giới hệ này hay giới hệ kia, trong thân này hay kia, nên nói, tất cả phiền não trong toàn bộ giới hệ đều là kết sinh chăng? Hay không toàn bộ? Nên nói, toàn bộ chứ không phải không toàn bộ. Nếu với hạng chưa ly dục chỉ có thể thọ sinh nơi sinh xứ của chính mình. Vã lại, đối với hạng chưa ly dục, các cấp thô trọng của phiền nào luôn luôn trói buộc tự thân, làm nguyên nhân sản sinh thân khác. Lại nữa, khi sắp thọ sinh, trên tự thể của nó tham ái hiện hành, hoặc yêu hoặc ghét đốia với nam giới hay nữ giới.
[101] Tì-bà-sa 53: Cac tâm, tâm sở ô nhiễm đều là tự tính đoạn, trái nghịch Thánh đạo. Tùy theo phẩm loại liên hệ, khi Thánh đạo hiện tiền phẩm loại ấy bị đoạn trừ.
[102] Chỉ các pháp có tính chất thiện, vô ký vô phú.
[103] Thuận chính lý 6 tr. 362c28: Có hai phạm trù đoạn. a. Tự tính đoạn (svabhāva-prahāṇa), bị đoạn trừ do bản chất, khi đến giai đoạn đối trị nó nhất thiết bị đoạn trừ. b. Sở duyên đoạn (ālambanakleśa-prahāṇa), do phiền não bị đoạn mà đối với sự thể làm sở duyên được thoát ly.
[104] Nghĩa diễn 10 tr. 190c: Khi phiền não duyên các căn để khởi bị đoạn, bấy giờ các căn ấy được thoát ly, goi là duyên phược đoạn, tức sở duyên đoạn.
[105] Duyên bĩ phiền não, Thuật ký, phiền não trong bảy thức duyên đến đối tượng hữu lậu thiện hay vô ký vô phú. Các đối tượng này không phải là pháp hệ phược nhưng bị các năng duyên hệ phược. Nếu phiền não năng duyên bị đoạn, đối tượng sở duyên được nói là đoạn. Khi phiền não trong thức thứ bảy bị đoạn, thức thứ tám cũng được gọi là duyên phược đoạn (= sở duyên đoạn).
[106] Tạp bĩ phiền não, Xu yếu 2, có ba loại: câu sinh tạp, dẫn sinh tạp, và gián sinh tạp. Thuật ký: a. Khi thức thứ bảy khởi phiền não, tuy duyên đến các pháp sáu thức các thứ nhưng sáu thức do đó mà thành tính chất hữu lậu; vì nó được gọi là sở ô y, sở y của pháp nhiễm ô. Các phiền não này thường xuyên khởi trong các trạng thái, ba tính, của sáu thức. Khi thức thứ bảy đoạn phiền não, sác thức được thoát ly. b. Khởi xen kẽ nhau (gián sinh tạp), trong sáu thức, các pháp thiện và vô ký, trước sau khởi xen kẽ các phiền não. c. Thiện hữu lậu do phiền não dẫn sinh nên thành hữu lậu tính (dẫn sinh tạp). d. Tâm và các biến hành vốn không phải là nhiễm pháp nhưng cùng khởi với phiền não, chúng được gọi là phiền não phược (tương ưng phược, bị hệ phược do liên hệ). Khi phiền não bị đoạn, do liên bị cẳt đứt, tâm và các biến hành cũng được thoát ly và được nói là đoạn. Đây gọi là đoạn trừ phiền não xen tạp với nó. Nhưng trong bốn giải thích trên (a, b, c, d), Thuật ký bình chọn hai giải thích (b) và ba (c).
[107] Thuật ký: y tức nhân, tức sở y xứ. Liễu nghĩa đăng 5, tr. 754c11, 25, có bốn phạm trừ đoạn: tự tính, tương ưng, duyên phược, và bất sinh. Bất sinh đoạn, tức không tái sinh vào ác thú, dị thục, vô tưởng định, v.v. Tức khi vào kiến đạo, sẽ không tái sinh vào những nơi đó. Phiền não lấy những nơi đó làm sở y được nói là bị đoạn.
[108] Du-già 66 tr. 668a20: Những pháp nào bị đoạn bởi kiến đạo? Năm kiến; tham, ssan, mạn y kiến khởi; vô minh tương ưng, vô minh bất cộng, si đối với các Thánh đế; và nghiệp dẫn đến các ác thú. Những pháp nào bị đoạn bởi tu đạo? Tất cả pháp hữu lậu thuộc tính thiện, tất cả pháp vô ký vô phú; và trừ các pháp nhiễm ô bị đoạn bởi kiến dạo, tất cả các nhiễm ô còn lại.
[109] Du-già 66, xem cht. 108 trên. Tạp tập 4 tr. 711a8, Samuccaya Gokhale p.35. 23, Tatia p. 30.7: Nhừng gì thuộc kiến sở đoạn? Nhừng gì bị ô nmhiễm, kiến (kliṣṭā dṛṣṭi), nghi (vicikitsā), kiến xứ (dṛṣṭisthānaṃ), những gì là tà hành, phiền não và tùy phiền não trong kiến (ye ca dṛṣṭau vipratipannāḥ kleṣopaklṣāḥ), những gì là thân ngữ nghiệp được phát động bởi kiến (dṛṣṭyā samutthāpitaṃ kāyavākkarma), và tất cả uẩn, giới xứ trong các cõi hạ liệt (sarvaṃ cāpāyikaṃ skandhadhātāvāyatanaṃ).
[110] Thuật ký: Luận nói “đẳng” (v.v.) bao hàm Vô tưởng thiên (Vô tượng dị thục), bán-trạch-ca (paṇḍaka), nhị hình (ubhayavyañjana), Bắc Uất-đan-việt (Uttarakuradvīpa). Những nới, khi đã vào kiến đạo, se không bao giớ tái sinh vào.
[111] Thuật ký: căn cứ vào giai đoạn sẽ sinh khởi.
[112] Thuật ký: vì tự thể nó là thọ. ( Tự thể không tương ưng với tự thể).
[113] Khách xả thọ: cảm thọ phi khổ phi lạc.
[114] Tì-bà-sa 23 tr. 118c6: Căn cứ theo 12 trạng thái lập 12 chi. Mỗi một chi đều đủ cả năm uẩn.
[115] Hai chi hành và hữu thuộc nghiêp. Ba chi vô minh, ái và thủ thuộc phiền não.
[116] Duyên khởi Thánh đạo tr. 849b: Phât nói, “Ta căn cứ tổng tướng của các hành mà nói có bốn duyên. Nay, trong ý nghĩa ở đây, Ta chi căn cứ duy nhất một tăng thượng duyên mà nói vô minh duyên hành, lần lượt cho đến già-chết.”
[117] Sự phát triển của ái là thủ. Chủng tử của ái sản sinh thủ: quan hệ nhân duyên.
[118] Thuật ký: Chủng tử của năm chi, kể từ thức, được gọi là hữu; hiện hành sở sinh được gọi là sinh: quan hệ nhân duyên.
[119] Thuật ký: hiện hành của hành là nghiệp. Hành hiện hành huân tập thành chủng tử của hành. Chủng tử của hành được gọi là thức chi.
[120] Tập luận 2, tr. 670c28; Tạp tập 4, tr. 711c11; Samuccaya, Gokhale p. 26.9, Tatia p. 32. 11: vô minh trong quan hệ với hành, làm nhân duyên, do bởi sự tích lũy nghiệp hậu hữu (punarbhavikakarrmopacayāt).
[121] Du-già 10, tr. 324c11: vô minh đối với hành là tăng thượng duyên; đối với vô sắc hành, nó là đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên và tăng thượng duyên. Các chi còn lại, theo đây mà biết.
[122] Vì không phải quan hệ y trên chủng tử nên không hàm nghĩa nhân duyên. Du-già bid.: Vì sao các chi quan hệ với nhau mà không có nhân duyên? Vì nói nhân duyên là nói chủng tử của tự thể làm duyên.
[123] Hữu, chủng tử của nghiệp chứ không phải của năm chi kể từ thức.
[124] Đẳng vô gián và sở duyên. Vì tăng thượng duyên đã được xác định là tất yếu.
[125] Các chi quan hệ làm duyên cho nhau theo thứ tự tiếp nối mật thiết, không nhảy lớp, không cách chi, trước sau không rối loạn.
[126] Tì-bà-sa 24 tr. 122a; Câu-xá 9 tr. 49a23: Vô minh, ái và thủ, tự tính của chúng là phiền nào (kleśávabhāva). Hành và hữu, tự tính là nghiêp (karmasvabhāva). Bảy chi còn lại, tự tính là sự (vastusvabhāva). Cf. Du-già 56 tr. 612b6. Biện trung biên 1 tr. 465b; Madhyānta k. i. 12, có ba tạp nhiễm: a. Phiền não tạp nhiễm (kleśasaṅkleśa) là vô minh, ái và thủ; a. Nghiệp tạp nhiễm (karmasaṅkjeśa) là hành và hữu. c. sinh tạp nhiễm (janmasaṅkleśa) là các chi còn lại.
[127] Xem cht. 126 trên.
[128] Nghiệp hữu: chủng tử nghiệp là hữu.
[129] Tập luận 2 tr. 671a, Tạp tập 4 tr. 712b4, Samuccaya, Gokhale p. 26. 22, Pradhan p. 27. 14, Tatia p. 37. 17, về chi tạp nhiễm (aṅgasaṃkleśa) : a. Vô minh, ái, thủ: phiền não tạp nhiễm. b. Hành, thức, hữu: nghiệp tạp nhiễm. c. Còn lại: sinh tạp nhiễm. Vì sao thức chi được bao hàm trong nghiệp tạp nhiễm? Vi nó được hiển thị bởi tập khí của hành (saṃskāravāsanāprabhāvitatvāt).
[130] Tì-bà-sa 114 tr. 591b22: các nghiệp vô lậu có tự thể bạch tịnh nhưng không có quả dị thục bạch tịnh. Câu-xá 17 tr. 91b2: nghiệp vô lậu không dẫn đến quả dị thục. Đại Bát-nhã 536 tr. 755a28: Nhưng các loại hữu tình do không biết thấu suốt yếu tính của tất cả các pháp là tính không, do đó hoặc tạo các nghiệp thiện, bất thiện, hay nghiệp vô lậu. .. Do gia hành và căn bản của nghiệp vô lậu mà có sự sai biệt chủng tính của các hạng Hiền Thánh.
[131] Thắng man tr. 219c: phần đoạn tử. Kim cang tiên 9, tr.. 864c21.
[132] Thắng man tr. 219c: bất tư nghị biến dịch tử. Lăng già (Ngụy) 2, tr. 252c18: bất khả tư nghị huân tập biến dịch tử; (Đường) 2. tr. 596c9: bất tư nghị biến dịch tử. Laṅkā, N. 63: acintyācyutigata (vipariṇāmakī cyuti).
[133] Vô lậu hữu phân biệt nghiệp, Liễu nghĩa đăng 6: nghiệp có phân biệt, nghiệp được phát động bởi tư (cetanā) cùng khởi với trí duyên sự hậu đắc. Tức trí hậu đắc lấy sự làm đối tượng. Từ “duyên sự trí” không thấy được đề cập trong các kinh luận khác.
[134] Cải chuyển, tức biến chuyển, biến dịch (vipariṇāma).
[135] Phật địa luận 2, tr. 300a: Thanh văn chuyển hướng Bồ-đề, bằng lực của định và nguyện, thường xuyên tư trợ nhân đã có từ trước mà chiêu cảm hiện thân, khiến cho sinh quả tiếp nối liên tục càng lúc càng thù thắng, cho đến khi thành Phật công năng này mới hết. Quả dị thục này tuy được chiêu cảm bởi nhân hữu lậu trực tiếp, nhưng do tư trợ của định và nguyện vô lậu, nên được gọi là bất tư nghị biến dịch tử.
[136] Ý thành thân, hoặc ý sinh thân, Lăng-già (Đường) 4, tr. 607b23; Laṅkā iii, N. 136, ba loại ý thành thân (manomayakāya): Tam-muội lạc ý thành thân (samādhisukhasamāpattimanomaya), thân do ý tác thành đạt được do chứng đắc an lạc của các thiền. b. Giác pháp tự tính ý thành thân (dharmasvabhāvābodha-manomaya), ý thành thần đạt được do giác ngộ tự tính của các pháp. c. Chủng loại câu sinh vô tác hành ý thành thân (nikāyasahasaṃskārakriyāmanomaya), thân ý thành do sự nghiệp tác thành tùy theo bộ loại (chúng sinh). Skt. asaṃskārakriyā, các bản Hán đều đọc là asaṃskārakriyā, do đó dịch là vô tác hành, và các giải thích theo đó, Thuật ký: hành vô tương, vô công dụng. D.T Suzuki dịch theo ý các bản Hán: the will-body which assumed [by a Bodhisattva according to] the class of being [to be saved] and which perfects and achieve [without a thought of its own achievement].
[137] Thắng man tr. 220a16.
[138] Vô minh tập địa, Thắng man: vô minh trụ địa. Laṅkā: avidyāvāsanābhūmi. Thang man hiểu là do gốc động từ vas (vasati): trụ, lưu trú. Duy thức hiểu do gốc vās (vāsayati): xông hương.
[139] Hiển dương 16 tr. a16.
[140] Nạn vấn 1, từ Kinh nói ‘vô lậu là chính nhân’. Các bộ phái Tiểu thừa đều khẳng định các Thánh giả vô học sẽ vĩnh viễn nhập vô dư niết-bàn. Phật địa luận 5 tr. 312c1: Thanh văn, Độc giác, còn có tập khí sở tri chướng chưa bị diệt, làm sao chứng cứu cánh niết-bàn? Tập khí sở tri chướng là vô tri chứ không phải nhiễm ô. Nó chướng ngại quả Bồ-đề, chứ không chướng ngại Niết-bàn. Nếu không có nguyện lực, hồi chuyển tâm về đại bồ-đề cho đến địa vị vô học (Phật), khi vị ấy hết tuổi thọ, sẽ vĩnh viễn nhập niết-bàn.
[141] Văn hàm ẩn, Thuật ký đề nghị 3 giải thích: a. Đồng pháp dụ, theo đó, định tính Nhị thừa bị câu thúc bởi xu hướng tịch diệt nên không thể vĩnh viễn nhập niết-bàn, như phàm phụ bị câu thúc bởi phiền não. Nghĩa uẩn 5 tr. 474a2 cho rằng giải thích này không phù hợp với Du-già. b. Suy luận diễn dịch, tức vấn đề nêu trên, diên dịch bằng loại suy thành nạn vấn. Nạn vấn này không chính xác. c. Đoạn văn này, cùng với đoạn văn trước và cả câu hỏi tiếp theo, họp thành nạn vấn thứ nhất, về ý nghĩa mà Kinh nói ‘vô lâu nghệp là chinh nhân’, sẽ được trả lời trong đoan văn tiếp theo. Đề nghị thứ ba được cho là xác đáng.
[142] Nghiệp vô lậu có phân biệt tức thuộc đạo đế. Nạn vấn về ý nghĩa vô lậu là chính nhân.
[143] Du-già 80 tr. 749a13: Dù chỉ là vị A-la-hán hướng còn không có thêm một đời nữa, vậy vị A-la-hán đã chứng niết bàn giới hữu dư y (sa-upadhiśeṣa) mà hồi chuyển Đại bồ-đề làm sao có thể trải qua nhiều đời để thành Phật? Vị ấy cần phải kéo dài thọ hành để hoàn thành sự nghiệp. Bằng vào bốn như ý túc mà Thế Tôn đã mật ý nói, vi ấy tăng thọ hành (āyuḥsaṃskārān sthāpayati), lưu lại thân hữu căn (sendriyakāya), biến hóa thành một thân khác thị hiện cho các vị đồng pháp (sahadharmka) khác thấy là đã nhập niết bàn-giới vô dư y. Do nhân duyên này, các vị đồng pháp nghĩ rằng ‘Tôn giả kia đã nhập niết-bàn giới vô dư y.’ Nhưng vị kia đã thân hữu căn chân thật, ở ngay trong châu Thiệm-bộ (Jambudvīpa) này, tùy theo nơi nào thích hợp, mà cả đến chư thiên cũng không thể nhìn thấy. Bởi vì vị ấy có xu hướng an trú niết-bàn tịch tĩnh, nhưng vẫn du hành khắp mọi thế giới, cúng dường thân cận Phật Bồ tát, tu tập các Thánh đạo làm tư lưong cho bồ đề, cho đến cuối cùng thành Phật, vĩnh viễn nhập niết-bàn giới vô dư y. Thân hữu căn được lưu ở đây gọi là thân biến dịch tử. Nhưng trong Du-già không có từ ‘biến dịch tử’.
[144] Nạn vấn 2, từ Phật địa luận 2 tr. 299b10: Các Thanh văn đều đã an truh bẫ vô học, khi hết hạn của báo thân dị thục này chắc chắn nhậpdiệt trong niết-bàn giới vô dư, tịch tĩnh an lạc không khác với Phật; vì sao phải thú hướng Đại bồ đề để phái chịu khổ lâu dài?
[145] Thắng định, Thuật ký: Theo cựu phái, biên tế định của thiền thứ tư. Nhưng bản văn không xác định là biên tế của đinh nào, nên bốn định đều có thể. Câu-xá 3 tr. 15b13. Xem cht. 95.
[146] Chỉ nghiệp vô lậu.
[147] Du-già 80: Thân ấy, thiên nhãn cũng không thể nhìn thấy. Xem cht. 143.
[148] Chân dị thục, xem chương II, tiết VIII, về Đại thừa giáo chứng, đoạn 3. Thú và sinh.
CHƯƠNG VII. BA TỰ TÍNH
Nểu duy chỉ có thức, vì sao nhiều nơi trong Kinh đức Thế Tônnói có ba tính?
Nên biết, ba tính cũng không biệt lập ngoài thức. Vì sao?
Tụng:
由彼彼遍計
遍計種種物
此遍計所執
自性無所有 //20//
依他起自性
分別緣所生
圓成實於彼
常遠離前性//21//
故此與依他
非異非不異
如無常等性
非不見此彼//22//
Do sự phân biệt (biến kế) như thế như thế mà sự vật được phân biệt. Tính thể tự hữu của biến kế sở chấp này hoàn toàn không tồn tại./20
Tính thể tự hữu y tha khởi, đó là cái phân biệt xuất hiện do các duyên. Tính thể tự hữu viên thành thật, đó là tính vắng bặt vĩnh viễn sự kiên trước ở nơi y tha./21
Do vậy, nó đối với y tha khởi vừa không phải dị biệt, vừa không phải không dị biệt. Như tính vô thường chẳng hạn. Khi cái này không được nhìn thấy thì cái kia cũng không được nhìn thấy./22
Luận:
1. ĐỊNH NGHĨA
1. Biến kế[1]
i. Giải thích của Nan-đà[2]
Suy tính cùng khắp, gọi là biến kế.[3]
Phẩm loại có rất nhiều, nói là “như thế như thế”[4] Đây chỉ cho cái phân biệt hư vọng biến kế. Nghĩa là, do sự phân biệt hư vọng như thế như thế, mà biến kế thành đa dạng vật được biến kế. Sự đa dạng của vật được biến kế là sự sai biệt của tự tính, hoặc ngã, hoặc pháp, như uẩn, xứ, giới, v.v., bị nhận thức sai lầm.
Sự sai biệt của tự tính bị nhận thức sai lầm này được gọi chung là tự tính bị biến kế chấp. Tự tính như vậy[5] hoàn toàn không tồn tại, vì theo lý và giáo nó là cái không thể bắt nắm được.[6]
ii. Giải thích của Hộ Pháp
Hoặc câu đầu[7] nêu rõ thức biến kế.[8] Câu thứ hai, chỉ rõ cảnh bị biến kế.[9] Nửa sau của bài tụng mới phô diễn tự tính của những cái bị chấp, hoặc ngã, hoặc pháp, không tồn tại, vì đã nêu rõ[10] chi tiết nó là cái không thể bắt nắm.
a. Năng biến kế
Tự tính của cái biến kế là gì?
1. Có giải thích nói, đó là tám thức và các tâm sở, thuộc hữu lậu, thảy đều là cái biến kế.[11] Vì tự tính của nó là sự phân biệt hư vọng. Vì nó xuất hiện như là ảnh tợ của sở thủ và năng thủ.[12] Và vì nói rằng a-lại-da lấy chủng tử của tự tính bị biến kế sở chấp làm đối tượng sở duyên.[13]
2. Giải thích khác nói,[14] các tâm phẩm thứ sáu và thứ bảy, chúng chấp ngã và pháp, là những cái biến kế.[15] Vì chỉ nói ý thức là cái biến kế.[16] Vì ý và ý thức đều được gọi chung là ý thức.[17]Vì cái biến kế là cái phân biệt thẩm tra.[18] Vì cái chấp ngã và pháp tất nhiên là huệ.[19] Vì cả hai thứ chấp đều phải câu hữu với vô minh.[20] Vì không nói rằng vô minh có thiện tính.[21] Vì si và vô si, v.v. không tương ưng[22]. Không thấy đâu nói tâm có chấp lại dẫn đạo Không trí[23]. Vì chấp hữu và đạt vô[24] không cùng khởi. Vì chưa hề có sự kiện có chấp mà không phải là năng huân.[25]
Vì tâm hữu lậu v.v. không chứng thật lý,[26] tất cả đều được gọi là phân biệt hư vọng.[27] Mặc dù xuất hiện với ảnh tợ như là sở thủ, năng thủ,[28] nhưng không phải tất cả được được kể là năng biến kế. Không nên nói rằng tâm vô lậu cũng có chấp.[29] Vì nếu thừa nhận như vậy thì trí hậu đắc của Như Lai cũng có chấp.[30] Vì Kinh nói, Phất trí hiện thân và độ với nhiều hình thái khác nhau, như tấm gương.[31] Nếu không có tác dụng như là duyên,[32] đó có thể không phải là trí.
Mặc dù nói rằng tàng thức duyên đến chủng tử biến kế,[33] nhưng không nói duy chỉ duyên đến biến kế, do đó biện minh này không vững.
Do ý nghĩa như vậy, duy chỉ các tâm phẩm thứ sáu và thứ bảy là có năng biến kế. Phẩm loại thức tuy chỉ có hai, nhưng các loại biến kế bất đồng, hoặc hai, hoặc, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám, chín, mười.[34]
b. Sở biến kế
Tự tính của cái bị biến kế là gì? Nhiếp Đại thừa[35] nói, đó là y tha khởi, vì là sở duyên duyên của tâm biến kế các thứ.
Tính viên thành thật há không phải là đối tượng của nó? Vì tính ấy là chân thật, không phái là cảnh sở duyên cho chấp thủ hư vọng. Nếu căn cứ theo tính cách bắc cầu[36], thì cũng có thể nói chân như cái bị biến kế. Cái bị biến kế chấp tuy là mối trường của tâm biến kế kia, nhưng không phải là sở duyên duyên[37] của nó, nên cái đó không phải là cái bị biến kế.
c. Biến kế và y tha
Đặc tính của biến kế là thế nào? Nó có những điểm khác biệt gì đối với y tha?
1. Có giải thích nói,[38] tâm và tâm sở thuộc cả ba giới, do bị huân tập từ vô thủy, tự thể của chúng tuy là một nhưng xuất hiện tợ như là hai, là kiến phần và tướng phần, tức năng thủ và sở thủ. Hai phần như vậy, về tình thì có nhưng về lý thì không. Tính chất ấy được nói là biến kế sở chấp. Tự thể làm sở y cho cả hai,về thực chất, được sản sinh do quan hệ các duyên. Tự tính của cái đó không phải không tồn tại, nó được gọi là y tha khởi. Vì nó được sản sinh bởi các yếu tố phân biệt hư vọng. Do đâu mà biết? Các Thánh giáo nói, cái phân biệt hư vọng là y tha khởi; hai thủ được gọi là biến kế sở chấp. [39]
2. Giải thích khác nói,[40] hết thảy tâm và tâm sở, do bị chi phối bởi sự huân tập, biến thái thành hai phần. Hai phần như vậy được sản sinh do bởi các duyên, và do đó cũng là y tha khởi. Biến kế chấp y vào phán đoán lệch lạc này mà xác định thực hữu hay không thực hữu, đồng nhất hay dị biệt, câu hữu hay không câu hữu. Do tính nhị nguyên như vậy nó mới được gọi là biến kế sở chấp.
Các Thánh giáo nói, duy chỉ là lượng, là hai, là đa thù,[41] đều chỉ cho y tha khởi.
Lại nữa, bốn pháp,[42] và mười một thức,[43] các Luận[44] đều nói là được bao hàm trong y tha khởi.
a. Nếu không phải như vậy, hai phần của phẩm trí hậu đắc vô lậu[45] đáng lẽ được gọi là biến kế sở chấp. Thừa nhận điều này,[46] hẵn Thánh trí hoạt động mà không duyên đến cái đó[47]; hoặc có duyên đến, thế thì phẩm trí đó không thuộc về đạo đế. Nếu không thừa nhận điều này, nên biết, hữu lậu cũng vậy.[48]
b. Lại nữa, nếu hai phần là biến kế sở chấp, ắt hẵn như sừng thỏ các thứ, [49] không phải là sở duyên duyên. Vì thể của biến kế sở chấp không tồn tại.
c. Lại nữa, hai phần hẵn không được huân tập thành chủng tử,[50] thức sát-na sau[51] khi xuất hiện ắt sẽ không có hai phần.[52]
d. Lại nữa, các tập khí đều được bao hàm trong tướng phần,[53] há rằng pháp không tồn tại mà có thể làm nhân duyên?
e. Lại nữa, kiến và tướng phần nội tại được sản sinh bởi các duyên, nếu không phải là y tha khởi, thế thì thể sở y của cả hai phần cũng vậy,[54] vì không có nhân dị biệt.[55]
Do nghĩa lý như vậy, tự thể của tâm và các tâm sở, cùng tướng và kiến phần, thuộc hữu lậu và vô lậu, được sản sinh bởi các duyên, thảy đều là y tha khởi. Vì chúng sinh khởi do lệ thuộc các điều kiện, tức những cái khác với chính nó.
2. Y tha khởi
Tụng nói, sự phân biệt phát sinh do bởi các duyên,[56] nên biết, đó là đề cập y tha về phần nhiễm. Vì y tha phần tịnh cũng chính là viên thành thật.[57]
Hoặc các tâm, tâm sở nhiễm hay tịnh đều được nói là phân biệt, vì chúng duyên lự.[58] Thế thì tất cả y tha hoặc nhiễm hoặc tịnh đều được bao hàm trong y tha khởi này.
3. Viên thành thật
1. Thật tính của các pháp thành tựu viên mãn được hiển thị bởi hai Không, đó gọi là viên thành thật.[59] Nó được hiển thị như là phổ biến, thường hằng, tự thể không hư dối; loại ra ngoài tự tướng, cộng tướng, hư không, ngã các thứ.
Hữu vi hữu lậu mà loại bỏ điên đảo, đạt cứu cánh, thắng dụng phổ biến, cũng được gọi với danh từ này. Thế nhưng, ở đây trong tụng chỉ được đề cập ý nghĩa đầu chứ không phải ý nghĩa sau[60].
2. Tính thể của nó chính là chân như được hiển thị bởi hai Không, tuyệt đối loại trừ tính đầu tiên là biến kế sở chấp nơi y tha khởi kia.
Từ ngữ “ở nơi cái kia”[61], nêu rõ rằng viên thành thật và y tha khởi không tương tức cũng không tương ly.
Cụm từ “vĩnh viễn vắng bặt”[62] nêu rõ sự không tồn tại vĩnh viễn của năng thủ và sở thủ bị nhận thức một cách lệch lạc.
Từ ngữ “sự kiện trước”[63] nhắm nêu rõ y tha không phải là trống không.
Vĩ thanh “tính”[64] nêu rõ hai Không không phải là viên thành thật, vì chân như vượt ngoài tính hữu và tính vô.
3. Do lý được nêu trước đó, viên thành thật này cùng với y tha khởi vừa không phải di biệt, vừa không phải không dị biệt.[65] Nếu dị biệt, chân như không phải là thật tính của nó. Nếu không phải dị biệt, tính thể (chân như) này là vô thường.[66] Cái này và cái kia, ắt hẵn thảy đều là đối tượng tịnh và không phải tịnh,[67] như vậy tác dụng của căn bản và hậu đắc trí sẽ không khác biệt.
Vì hai hai tính thể ây không phải khác biệt hay không khác biệt? Như tính thể vô thường, vô ngã kia, v.v. Nếu vô thường tính mà khác biệt đối với pháp, như các hành chẳng hạn, pháp ấy tất không phải là vô thường. Nếu không phải khác, vô thường sẽ không phải là yếu tính phổ quát của các pháp. Bằng thí dụ này để nêu rõ viên thành thật này cũng với y tha kia không phải đồng nhất, không phải dị biệt. Pháp đối với pháp tính, theo lý, tất phải vậy. Vì thắng nghĩa và thế tục tồn tại theo quan hệ đối đãi.
4. Không phải rằng không chứng kiến viên thành thật này mà có thể thấy được y tha khởi tính kia.[68] Vì nếu chưa thấu triệt tính thể của biến kế sở chấp là không, thì không thể biết một cách như thật về sự tồn tại của y tha.[69] Sau khi trí vô phân biệt chứn chân như, bấy giờ ở trong trí hậu đắc mới có sự thấu triệt sự thể như huyễn[70] v.v. nơi y tha.
Tuy từ vô thủy tâm và tâm sở có thể duyên đến tướng và kiến phần[71] các thứ của chính nó, nhưng vì sự chấp ngã và chấp pháp luôn luôn cùng hiện hành, cho nên không nhận thức được một cách như thật đó là những biến hiện hư vọng của tâm và tâm sở được dẫn khởi bởi các duyên. Cũng như huyễn sự, quáng nắng, cảnh chiêm bao, ảnh tượng trong gương, bóng sáng, tiếng dội, trăng dưới nước, vật biến hóa thành;[72] những thứ đó tuy không có nhưng tợ như là có.
Că cứ theo ý nghĩa đó, cho nên tụng nói “nếu không thấy chân như, không thể rõ các hành, là huyễn sự các thứ, tuy có nhưng không chân thật.”[73] Đại ý bài tụng nói ba loai tự tính đều không xa lìa tâm, tâm sở pháp. Nghĩa là, tâm, tâm sở và những cái được biến hiện[74] đều xuất hiện do các duyên, như huyễn sự các thứ, không phái có mà tợ hồ như có, dối gạt kẻ ngu; tất cả đều được gọi là tính y tha khởi. Kẻ ngu ở nơi đó mag chấp ngang ngã và pháp, hoặc có hoặc không, hoặc nhất hoặc dị, hoặc cả hai hay không cả hai, v.v., như hư không chẳng hạn, tính và tướng đều hoàn toàn không; hết thảy đều được gọi là biến kế sở chấp.
Ngã pháp bị chấp trước sai lầm căn cứ trên y tha thày đều không. Chân tính của thức các thứ được hiển thị bởi cái Không này được gọi là viên thành thật.
Cho nên, cả ba tính này đều không tách biệt ngoài tâm.
2. CÁC VẤN ĐỀ
1. Sáu vô vi
Sáu vô vi, như hư không vô vi, trạch diệt vô vi, phi trạch diệt vô vi, v.v., chúng được bao hàm trong tự tính nào? Được bao hàm trong cả ba.
Hư không tướng các thứ là ảnh tợ biến thái của tâm, tùy tâm mà sinh, do đó, được bao hàm trong y tha khởi.
Kẻ ngu quan niệm sai lầm cho là có thật, do đó nó thuộc về tính biến kế sở chấp.
Nếu ở nơi chân như mà giả thi thiết là có nghĩa hư không các thứ, nó được bao hàm trong viên thành thật.[75]
Tâm hữu lậu các thứ[76] tất nhiên thuộc y tha. Tâm vô lậu các thứ[77] được bao hàm bởi hai tính. Vì được sản sinh bởi các duyên nên chúng thuộc y tha. Vì không điên đảo nên chúng thuộc viên thành thật.
2. Bảy chân như
Ba tính như vậy, trong bảy chân như, bao hàm những chân như nào?
Bảy chân như[78]:
1. Lưu chuyển chân như, thật tính của sự lưu chuyển của các pháp hữu vi.
2. Thật tướng chân như, thật tính được hiển thị bởi hai vô ngã.
3. Duy thức chân như, thật tính duy thức của pháp nhiễm và tịnh.
4. An lập chân như, thật tính của khổ.
5. Tà hành chân như, thật tính của tập.
6. Thanh tịnh chân như, thật tính của diệt.
7. Chính hành chân như, thật tính của đạo.
Bảy thật tính này được bao hàm trong viên thành thật, vì là đối tượng của hai trí căn bản và hậu đắc.
Nếu theo các đặc tính thứ yếu,.ba chan như lưu chuyển, khổ và tập được bao hàm trong hai tính đầu, vì là tạp nhiiễm vọng chấp. Bốn còn lại đều thuộc về viên thành thật.
3. Sáu phạm trù
Trong sáu pháp,[79] ba tính bào hàm những pháp nào?
Cả sáu pháp đều đủ cả ba tính. Sắc, thọ, tưởng, hành thức và vô vi đều có ý nghĩa vọng chấp và duyên sinh.
4. Năm sự
Ba tính bao hàm năm sự như thế nào?
i. Năm pháp[80]
Các Thánh giáo nói sự bao hàm không nhất định.
1. Hoặc có trường hợp nói y tha khởi bao hàm tướng, danh, phân biệt và chính trí; viên thành thật bao hàm chân như. Biến kế sở chấp không bao hàm pháp nào trong năm pháp.[81] Theo đó,[82] các ảnh tợ biến thái của tâm, tâm sở, được mô tả bởi danh, được gọi là tướng. Ảnh tợ như là sự mô tả chuyển tải các khái niệm, được gọi là danh. Tâm, chủ thể biến thái, được lập làm phân biệt. Tâm vô lậu vượt ngoài các hý luận được gọi chung là chính trí, không nói là cái mô tả hay cái được mô tả. Cả bốn pháp đều phát sinh từ các duyên, thảy đều được bao hàm bởi y tha.
2. Cũng có trường hợp nói y tha khởi bao hàm tướng và phân biệt. Biến kế chỉ bao hàm danh. Chính trí và chân như được bao hàm bởi viên thành thật.[83] Theo đó, tướng phần của tâm, tâm sở hữu lậu được gọi là tướng. Các phần còn lại, được gọi là phân biệt. Biến kế sở chấp, vì hoàn toàn vô thể, để hiển thị tính phi hữu, được khái niệm là danh. Cả hai, chính trí và chân như, vì là không điên đảo, đều được bao hàm trong viên thành thật.
3. Trường hợp khác nói y tha khởi tính chỉ bao hàm phân biệt. Biến kế sở chấp bao hàm tướng và danh. Chính trí và chân như được bao hàm trong viên thành thật.[84] Theo đó, tướng và kiến phần các thứ của tâm và tâm sở hữu lậu được gọi chung là phân biệt, vì tự tính của chúng là phân biệt không hiện thực. Biến kế sở chấp, bao gồm sự mô tả và cái được mô tả, tùy thích hợp, bao hàm hai sự danh và tướng.
4. Lại có trường hợp nói danh thuộc y tha khởi tính; nghĩa[85] thuộc biến kế sở chấp. Theo đó, tướng và kiến phần các thứ của tâm và tâm sở pháp hữu lậu do thế lực của danh mà trở thành cái bị biến kế, do đó chúng được gọi là danh. Biến kế sở chấp tùy theo danh mà bị nhận thức lệch lạc, tự thể không phải thật hữu, theo quy ước mô tả, gọi nó là nghĩa.[86]
Văn nói về năm sự trong các Thánh giáo tuy có những bất đồng, nhưng ý nghĩa không mâu thuẫn nhau. Song, trong trường hợp đầu, văn diễn tả không rối loạn, chi tiết rộng rãi, nên biết, như được nói trong luận Du-già.
ii. Năm tướng
Trong Thánh giáo, có nói đến năm tướng.[87] Chúng được bao hàm như thế nào trong ba tính?
Sở thuyên và năng thuyên, mỗi tướng đều đủ cả ba tính. Tức là, nếu là cái bị nhận thức lệch lạc thì thuộc về tính biến kế sở chấp. Tương quan với danh, tướng, phân biệt,[88] tùy theo sự thích hợp, sở thuyên và năng thuyên thuộc y tha khởi. Đối với chân như và chính trí,[89] tùy theo sự thích hợp, sở thuyên và năng thuyên thuộc viên thành thật, vì hậu đắc biến tợ tướng năng thuyên.
Hai tướng tương thuộc duy chỉ được bao hàm trong tự tính đầu, vì nhận thức lệch lạc về nghĩa và danh nhất định do sự lệ thuộc lẫn nhau.
Tướng chấp trước duy thuộc y tha khởi, vì tự tính của nó là phân biệt hư vọng.
Không chấp trước duy chỉ là viên thành thật, vì tự tính của nó là trí vô lậu.[90]
5. Bốn chân thật
Lại nữa, trong Thánh giáo nói đến bốn chân thật.[91] Chúng quan hệ như thế nào với ba tính?
Chân thật được cực thành bởi thế giàn đạo lý thuộc về y tha khởi, vì nó bao hàm ba sự[92]. Hai sự thật, là cảnh giới sở hành của hai trí thanh tịnh, thuộc về viên thành thật, vì bao hàm hai sự[93].
Biện trung biên nói chân thật thứ nhất chỉ được bao hàm trong tự tính đầu, vì là điều được thừa nhận một cách phổ thông.[94] Chân thật thứ hai thuộc chung cả ba tính,[95] vì lý thông cả chấp và vô chấp, tạp nhiễm và thanh tịnh. Hai chân thật cuối chỉ thuộc tự tính thứ ba.[96]
6. Bốn Thánh đế
Ba tính bao hàm bốn Thánh đế như thế nào?
Trong bốn đế, mỗi một đế đều đủ cả ba tính.
i. Khổ đế
a. Vô thường.- Vã, bốn hành tướng trong khổ đế,[97] vô thường có ba: 1. Vô tính vô thường, vì tính thể vĩnh viễn không tồn tại. 2. Khởi tận vô thường, vi có sinh và có diệt. 3. Cấu tịnh vô thường, vì chuyển biến trạng thái.[98]
b. Khổ.- Khổ có ba: 1. Sở thủ khổ, vì bị chấp thủ bởi hai chấp ngã và pháp. 2. Sự tướng khổ, do ba khổ tướng. 3. Hòa hiệp khổ, vì sự kết hợp với đặc tính khổ.[99]
c. Không.- Không có ba: 1. Vô tính không, vi thính thể không thực hữu. 2. Dị tính không, vị khác biệt với tự tính bị nhận thức lệch lạc. 3. Tự tính không, vì là tự tính được hiển thị bởi hai không.[100]
d. Vô ngã.- Vô ngã có ba: 1. Vô tướng vô ngã, vì ngã không có tướng. 2. Dị tướng vô ngã, vì khá biệt với tướng của ngã bị nhận thức lệch lạc. 3. Tự tướng vô ngã, tự tướng được hiển thị bằng vô ngã.[101]
ii. Tập đế
Tập đế có ba:[102] 1. Tập khí tập khởi; tập khí của tự tính biến kế sở chấp; sự chấp chặt tập khí ấy được khái niệm quy ước với tên gọi ấy.[103] 2. Đẳng khởi tập,[104] đó là nghiệp và phiền não.[105] 3. Vị ly hệ tập, vì chưa thoát ly sự chướng ngại chân như.[106]
iii. Diệt đế
Diệt đế có ba:[107] 1. Tự tính diệt, vì tự tính bất sinh.[108] 2. Hai thủ diệt, do trạch diệt, hai thủ không phát sinh.[109] 3. Bản tính diệt, vì là chân như.[110]
iv. Đạo đế
Đạo đế có ba:[111] 1. Biến tri đạo, vì biến tri biến kế sở chấp. 2. Vĩnh đoạn đạo, vì đoạn trừ y tha khởi. 3. Tác chứng đạo, vì chứng viên thành thật.[112] Tuy nhiên, biến tri đạo cũng thông cả hai tính sau.
Tổng kết: ba lần bảy,[113] theo thứ tự thích hợp, phổi trí với ba tính. Nay, ba tính được phối trí trong đây hoặc giả, hoặc thật, cần được nhận thức theo lý.
7. Ba giải thoát
Cảnh giới sở hành của ba giải thoát môn cùng với ba tính này được bao hàm như thế nào?
Lý thật, tất cả đều thông. Tùy đặc tính của mỗi thứ, không, vô nguyện, vô tướng, theo thứ tự, nên biết.[114]
Duyên vào đây lại phát sinh ba vô sinh nhẫn: 1. bản tính vô sinh nhẫn, 2. tự nhiên vô sinh nhẫn, 3. cảm khổ vô sinh nhẫn.[115] Vì, theo như thứ tự, ba nhẫn này cũng là cảnh của ba giải thoát.
8. Hai pháp tướng
Ba tự tính này bao hàm hai đế[116] kia như thế nào?
Nên biết, thế tục đủ cả ba. Thắng nghĩa duy chỉ là viên thành thật tính.
Thế tục có ba:[117] 1. giả thế tục, 2. hành thế tục, 3. hiển liễu thế tục. Theo thứ tự, nên biết, cũng chính là ba tính này.
Thắng nghĩa có ba:[118] 1. nghĩa thắng nghĩa, tức chân như, vì nghĩa của cái tối thắng[119]; 2. đắc thắng nghĩa, tức niết-bàn, vì nghĩa tức tối thắng;[120] 3. hành thắng nghĩa, chỉ Thánh đạo, vì lấy tối thắng làm nghĩa.[121] Không biến dị, không điên đảo, tùy theo sự thích hợp,[122] do đó đều được bao hàm trong viên thành thật.
9. Trí phàm thánh
Ba tính như vậy bao hàm trí sở hành như thế nào? Biến kế sở chấp hoàn toàn không phải là sở hành của trí; vì không có tự thể, không phải là sở duyên duyên. Ngu phu chấp là tồn tại, Thánh giả thấu triệt là không tồn tại, cho nên nó cũng là đối tượng của cả phàm và Thánh trí. Y tha khởi tính là sở hành của hai trí. Viên thành thật duy chỉ là đối tượng của Thánh trí.[123]
10. Giả thật
Trong ba tính này, bao nhiêu giả? bao nhiêu thật? Biến kế sở chấp, do quy định lệch lạc nên có thể nói là giả. Nhưng vì nó không có thể tướng nên không phait giả cũng không phải thật.[124]
Y tha khởi tính có giả mà cũng có thật. Do tụ tập, do tiếp nối liên tục, và do tính phần vị[125], nên nói là giả hữu. Tâm, tâm sở, sắc, được sản sinh từ các duyên, nên nói là thật hữu. Nếu pháp thật không tồn tại, thì pháp giả cũng không, vì giả y trên thật mà thi thiết.[126]
Viên thành thật tính duy chỉ là thật hữu, vì được thi thiết mà không y nơi các duyên khác.
11. Dị và bất dị
Bá tính này, dị biệt hay không dị biệt? Cả hai đều không phải. Chúng không có tự thể biệt lập đối với nhau, nên không phải dị biệt nhau. Nhưng chúng cũng khác biệt nhau, vì thứ nhất do quan niệm sai lầm, thứ hai do duyên mà khởi, thứ ba, nghĩa chân thật.
Ý nghĩa của ba tự tính như vậy thật không cùng tận, nhưng e rằng văn tự rườm ra, cho nên cho lược thuật những điểm chính yếu.


Chú thích:
[1] Triṃś. k. 20: yena yena vikalpena yad yad vastu vikalpyate| parikalpita evāsau svabhāvo na sa vidyate||20| |Sự vật được phân bố bằng sự phân bố đa dạng. Tự thể của những cái bị phân bố toàn diện ấy không tồn tại.
[2] Theo Thuật ký.
[3] Châu biến kế độ周遍計度, định nghĩa y theo nội hàm của từ Hán, không hoàn toàn theo nguyên ngữ Skt. parikalpita: cái được cấu trúc toàn diện. Cf. Tạp tập12 tr. 751b2: 諸愚夫於色等相。周遍計度起增益執; Samuccaya, Tatia p.12.27: parikalpitaḥ svabhāvao … yad bālā rūpādilakṣaṇasamāropataḥ parikalpayanti: tự tính bị phân bố cấu trúc, đó là sự gán ghép (samāropata, Hán: tăng ích chấp) yếu tính của sắc v.v. mà những hạng ngu si phân bố thành cấu trúc (parikalpayati, Hán: châu biến kế độ). Sthiramati: ādhyātmabāhyavikalpyavastubhedena vikalpyānām ānantyaṃ pradarśayann āha/ Do sự đa dạng của sự vật được phân bố chi tiết bên trong và bên ngoài, mà hiển thị tính vô cùng tận của những cái được phân bố (cấu trúc).
[4] Hán: bĩ bĩ彼彼. Skt. yena yena, đại từ liên hệ, chỉ định danh từ vikalpena; tức là phương thức phân bố có đa dạng, chứ không chỉ cho số lượng của vật được phân bố (Hán: phân biệt, hay biến kế), như được giải thích trong Luận.
[5] Giải thích cụm từ: “thử biến kế sở chấp tự tính.” Skt. parikalpita evāsau svabhāvaḥ/
[6] Giải thích cụm từ “vô sở hữu”. Skt. na vidyate.
[7] Tức cụm từ đầu trong Skt. yena yena vikalpena.
[8] Thứ như là chủ thể biến kế, chủ thể của sự cấu trúc phân bố thành thế giới đa dạng (vikalpana = parikalpana).
[9] Cụm từ thứ hai trong Skt.: yad yad vastu vikalpyate. Sthiramati: yad vastu vikalpaviṣaya yasmāt sattābhāvān na vidyate: sự vật nào là đối tượng của sự phân bố cấu trúc, sự vật ấy không tồn tại, vì nó không có thực.
[10] Thuật ký: chi tiết được nêu rõ trong quyển 7 bản Hán. Giải thích này không đúng, xét theo cú pháp trong bản Skt. Bài tụng Skt. gồm hai mệnh đề. Vế đầu của bài tụng, tức 2 câu đầu Hán dịch, là mềnh đề liên hệ với các từ liên hệ yena yena (Hán: bĩ bĩ) liên hệ với từ asau trong về sau của bài tụng là mênh đề chính. Quan hệ nhân quả được nói trong cú pháp của hai mẹnh đề này, chứ không phải trong quyể 7 Hán dịch như Khuy Cơ chỉ điểm. Sthirmati: parikalpita evāsau svabhāva hy atra kāraṇam, cụm từ “tự tính bị phân bố này”, chủ ngữ của mệnh đề chính, là nhân, thuyết minh ý nghĩa của cụm từ vị ngữ na vidyate “(nó) không được tìm thấy (không tồn tại).”
[11] Thuật ký: quan điểm của An Huệ.
[12] Xem chương V, giải thích tụng 17.
[13] Giải thâm mật 1 tr. 692b13, Du-già 76 tr. 719a9: Thức thứ tám chấp thọ tập khí của danh, tướng, phân biệt danh ngôn hý luận. Du-già 51 tr. 580a5, Hiển dương 17 tr. 566a2: Thức thứ tám nhận thức tập khí bị nhận thức sai lầm như là tự tính của những cái bị bị kế sở chấp.
[14] Thuật ký: giải thích của Hộ Pháp, với 10 lý do.
[15] Phật địa luận 7, tr. 323c5: “Nhiếp luận nói (xem cht. 403 dưới) tâm năng biến kế duy chỉ ở tại ý thức, do đó biết rằng năm thức không duyên đến tự tính biến kế sở chấp.”
[16] Nhiếp luận (Vô Tính) 4, tr. 403c2, c15: Trong đây, cái gì là năng biến kế? Cái gì là sở biến kế? Cái gì là tự tính biến kế sở chấp? Nên biết, ý thức là năng biến kế, vì nó có phân biệt. Ý thức dùng danh ngôn huân tập của nó và của tất cả các thức làm chủng tử; do đó ý thức hoạt động phân biệt với vô biên hình thái. Vì nó phân bố (kế độ) khắp tất cả mọi nơi nên được nói là biến kế.
[17] Nhiếp luận chỉ nói ý thức là biến kế. Ở đây biện minh ý thức được nói đó bao gồm cả thức thứ bảy.
[18] Loại bỏ năm thức và thứ tám. Hán: kế độ phân biệt. Thuật ký: kế độ tức hiển thị. Câu-xá 1 tr. 8b:2. có 3 phạm trù phân biệt: tự tính phân biệt (svabhāva-vikalpa: phân bố cấu trúc do bản chất), kế độ phân biệt (abhinirūpaṇa-vikalpa: phân bố cấu trúc bằng sự thẩm tra và định dạng), tùy niệm phân biệt (anusmaraṇa-vikalpa: phân bố cấu trúc do hồi tưởng). Câu-xá ibid.: năm thức không phải là cái phân biệt (vikalpa), vì chúng không có khả năng thẩm sát (nirūpaṇa: kế độ phân biệt), cũng không có hồi ức (anusmaraṇa: tùy niệm). Duy thức kể thêm thức thứ tám. Do đó, năm thức và thứ tám không phải là năng phân biệt.
[19] Bác bỏ năm thức và thứ tám là năng biến kế; chúng không thường xuyên tương ưng với huệ (tâm sở biệt cảnh). Câu-xá ibid.: bản chất của phân biệt (kế độ) là huệ (prajñā).
[20] An Huệ: thứ tám không có huệ thô, nhưng có huệ vi tế. Liễu nghĩa đăng 6 tr. 785c22: Giả thiết có huệ vi tế; nếu thứ tám có chấp ngã, vậy nó có vô minh bất cộng hằng hiện hành? Vì phải do vô minh mới có chấp ngã. Thức bảy chấp ngã, do hằng hành bất cộng vô minh.
[21] Hộ Pháp: loại bỏ các tâm và tâm sơt tương ưng có tính thiện và vô ký vô phú, vì chúng không tương ưng với vô minh. Du-già nói, vô minh là bất thiện và vô ký hữu phú. Cf. Phật địa luận 7 tr. 323b11: “Có giải thích nói rằng (chấp pháp và vô minh) chỉ có mặt trong các tâm phẩm hữu lậu, bất thiện và vô ký. Du-già sư địa nói, chỉ có hai loại vô minh: bất thiện và vô ký. Hoặc hai loại: nhiễm ô và không nhiễm ô. Không nói là có tính thiện.”
[22] Nghĩa diễn 11 tr. 807b11: An Huệ nói tất cả tâm hữu lậu với ba tính đều là bất thiện; nhưng tâm hữu lậu mà được nói la thiện vì hành tướng bất thiện quá nhẹ, vi tế.
[23] Không trí, bao gồm nhân không và pháp không. Quan điểm vô lậu tâm vẫn có chấp ngã và pháp. Thuật ký: tâm hữu lậu tất có pháp chấp. Gia hành trí có pháp chấp làm sao dẫn đạo Không trí hiện tiền? Liễu nghĩa đăng tr. 786a4: An Huệ có cho rằng tâm vô lậu có biến kế hay không? Chuẩn theo văn ở đây chỉ nói đến tám thức hữu lậu. Nếu theo Phật địa luận 7, biến kế có mặt trong tâm vô lậu của Nhị thừa. Nếu theo An Huệ, trong Nhị thập duy thức luận thích, vô lậu trong Bồ tát địa thứ mười vẫn có biến kế. Cf. Phật địa luận 7, tr. 323b9: “Có giải thích nói rằng pháp chấp và vô minh có mặt khắp trong tất cả thiện, ác, vô ký; trong tâm phẩm hữu lậu, trong tâm phẩm vô lậu của Nhị thừa. Vì không thấu triệt pháp vô ngã.”
[24] Đạt vô, Thuật ký: Tâm gia hành tùy thuận Thánh giáo khởi quán không về ngã pháp, gọi là “đạt vô”.
[25] Thuật ký: Tâm chấp pháp, tất có thế lực đủ để là năng huân. Thứ tám, dị thục thức không phải là năng huân. Xem ch. II tiết II đoạn iv. các điều kiện huân tập.
[26] Nghĩa diễn 11, tr. 807c17: Trong gia hành vị, khởi hai không quán về sinh và pháp vẫn còn mang ấn tượng về không tướng, chưa chứng thật lý, nên gọi là giả tướng
[27] Giải thích ý nghĩa “hư vọng phân biệt” trong các kinh luận: Lăng-già (Đường) 1, tr. 593b22: “Khi tập khí của hư vọng phân biệt của a-lại-da thức diệt…” Laṅkā N. 38: yaduta ālayavijñānasya abhūtaparikalpa-vāsanāvaicitryanirodhaḥ…Kinh không nhất thiết khẳng định thứ tám là năng phân biệt. Biện trung biên thượng tr. 464b16. Hiển dương 16, tr. 558b10, Biện trung biên,.tr. 464b16, c18; Madhyānta, k. i. 9: abhūtaparikalpas tu cittacaittās tridhātukāḥ, sự cấu trúcbất thực ấy là tâm và tâm sở hệ thuộc tam giới; Huyền Trang:三界心心所 是虛妄分別.
[28] Biện trung biên, ibid.: hư vọng phân biệt hữu; Madhyānta k. i. 2: abhūtaparikalpo’sti, cái tồn tại là cái phân bố cấu trúc một cách không hiện thực. Hư vọng phân biệt (abhūtaparikalpa) ở đây là khách thể bị nhận thức, sở thủ (grāhya) và chủ thể nhận thức, năng thủ (grāhaka).
[29] Thuật k ý: trí vô lậu hậu đắc của tất cả Bồ tát và Nhị thừa đều tương ưng hai thủ. Nghĩa diễn 11 tr. 806b2: trí hậu đắc vô lậu hoạt động với kiến và tướng phần, nên có chấp.
[30] Nghĩa diến 11 tr. 806a: theo An Huệ, trí hậu đắc của Phật cũng hoạt động với hai thủ.
[31] Tức chỉ trí đại viên kính của Phật, hóa hiện bản thân và quốc độ, cùng thiên long bát bộ Thanh văn, đạo tràng trang nhiêm các thứ. Trí này được gọi là hậu đắc trí. Bình đằng tính trí hóa hiện thân và độ với 10 tính bình gẳng cũng là hậu đắc trí. Thành sở tác trí cũng hóa hifnj thiện độ đó là căn bản trí chứ không phải hậu đắc trí. Diệu quán sát trí cũng là hậu đắc trí. Bốn trí này hoạt động cũng với hai phần. Phật địa luận 3, tr. 302a12.
[32] Thuật ký: nếu Như Lai không có kiến phần, tức không có hoạt động như là duyên đến đối tượng..
[33] Du-già 51 tr. 580a5: a-lại-da lấy tập khí của biến kế sở chấp tự tính làm đối tượng để duyên đến. Xem cht. 13 trên.
[34] Các phân loại biến kế (parikalpa): (1). Hai loại biến kế, Nhiếp luận (Thế Thân) 4, tr. 341c29; (Vô Tính) 4, tr. 494b13: tự tính biến kế chấp (svabhāvaparikalpa), như nói, đây là mắt, và mắt tồn tại như một thực thể; sai biệt biến kế chấp (viśeṣaparikalpa) nơi con mắt, có quan niệm về vô thường vv. Du-già 73 tr. 703c5: không sai biệt và có sai biệt; ibid. tr. 704a7: gia hành chấp, thi thiết chấp; Du-già 74 tr. 705b12: tùy giác biến kế, quán tập tập khí tùy miên. Hiển dưong 16, tr. 558a17: biến kế bởi văn tự, bởi phi văn tự. (2). Ba loại biến kế: Câu-xá 2 tr. 8b2; Tạp tập 2 tr. 703a15: tự tính phân biệt (svabhāva), tùy niệm phân biệt (anusmaraṇa), kế độ phân biệt (abhinirūpaṇa). (3). Bốn loại biến kế, Nhiếp luận (Thế Thân) 4 tr. 342a5: tự tính biến kế (svabhāva), sai biệt biến kế (viśeṣa), hữu giác biến kế (niṣṇāta) thiện xảo danh ngôn, vô giác biến kế (aniṣṇāta) không thiện xảo danh ngôn. Du-già 73 tr. 703b16: biến kế tự tướng, biến kế sai biệt tướng, biến kế năng thủ tướng, biến kế sở thủ tướng. (4). Năm loại, Nhiếp luận (Vô Tính) 4, tr. 404b29. Hiển dương 16 tr. 558a23, Du-già 73 tr. 703c19: y danh biến kế nghĩa, y nghĩa biến kế danh, y danh danh biến kế danh, y nghĩa biến kế nghĩa, y cả hai biến kế cả hai; Du-già ibid.: tham ái gia hành, sân nhuế gia hành, hiệp hội gia hành, biệt ly gia hành, xả tùy dữ gia hành. (5) Sáu loại, Hiển dương 16 tr. 558a19: tự tính, sai biệt, giác ngộ, tùy miên. gia hành, danh biến kế. (6) Bảy loại, Du-già 1 tr. 280c2. bảy phân biệt: hứu tướng phân biệt, vô tướng phân biệt, nhiệm vận phân biệt, tầm cầu phân biệt, tư sát phân biệt, nhiễm ô phân biệt, bất nhiễm ô phân biệt. (7) Tám loại, Hiển dương 16 tr. 558b14, tám phân biệt (sinh ba sự: phân biệt hý luận sở y duyên sự, kiến ngã mạn sự, tham ái đẳng sự): tự tính phân biệt, sai biệt phân biệt, tổng chấp phân biệt, ngã phân biệt, ngã sở phân biệt, ái phân biệt, bất ái phân biệt, aia bất ái câu tướng phân biệt. (8) Chín loại, Thuật ký: theo lý, đay là biến kế theo chín phẩm phiền não, chấp theo chín địa. (9) Mười loại, Nhiếp luận (Thế Thân) 4 tr. 342a28, (Vô Tính) 4 tr. 404c11: căn bản phân biệt (mūlavikalpa), duyên tướng phân biệt (nimittavikalpa), hiển tướng phân biệt (nimittābhāsavikalpa), duyên tướng biến dị phân biệt (nimittapariṇāmavikalpa), hiển tướng biến dị phân biệt (nimittābhāsapariṇāmavikalpa), y tha dẫn phân biệt (parānvayavikalpa), bất như lý phân biệt (ayoniśovikalpa), như lý phân biệt (yoniśovikalpa), chấp trước phân biệt (abhiniveśavikalpa), tán động phân biệt (vikṣepavikalpa). Thuật ký dẫn đến con số 28, và cuối cùng là 62 kiến được gọi là 62 loại biến kế.
[35] Nhiếp luận 2 tr. 139b16, (Thế Thân) 4, tr. 341b, (Vô Tính) 4 tr. 403c.
[36] Hán: triển chuyển. Nhiếp luận, ibid., Viên thành thật (pariniṣpanna) là ở nơi y tha mà không hiện khởi ảnh tượng hư vọng. Vì thế, khi y tha bị biến kế, thì gián tiếp viên thành thật cũng bị biến kế.
[37] Tức không phải đối tượng trực tiếp, mà qua trung gian bắc cầu.
[38] Thuật ký: thuyết của An Huệ. Nghĩa diễn 11, tr. 813c7, quan điểm của Án Huệ, tự chứng phần có thực thể; kiến và tướng phần vốn vô thể.
[39] Madhyānta i. 6, Thế Thân: arthaḥ parikalpitaḥ svabhāvaḥ, abhūtaparikalpaḥ paratantraḥ svabhāvaḥ, đối tượng của nhận thức, đó là hữu thể được phân bố cấu trúc. Cái (tác viên) phân bố cấu trúc mà không hiện thực, đó là hữu thể tương y. Sthiramati giải thích: grāhyaṃ grāhakaṃ ca svabhāvaśūnyatvād abhūtam api astitvena parikalpyata iti parikalpita ucyate, khách thể (sở thủ) và chủ thể nhận thức (năng thủ) tuy không thực hữu vì tự tính của chúng là không nhưng chúng vẫn được phân bố cấu trúc như là đang tồn tại, vì vậy cái đó được gọi là cái bị biến kế. ibid. k. i. 9ab: abhūtaparikalpaś ca cittacaittās trsidhātukāḥ, cái (tác viên) phân bố cấu trúc mà không hiện thực ấy chính là tâm và các tâm sở hệ thuộc ba giới. Huyền Trang: 三界心心所 是虛妄分別. Hiển dương 16, tr. 558b13: thể tính của sự phân biệt, nên biết, là tâm, tâm sở hệ thuộc ba giới分別體應知 二界心心法.
[40] Quan điểm của Hộ Pháp.
[41] Nhiếp luận (Thế Thân) 4, tr. 339b; (Vô Tính) 4 tr. 401c: 唯識二種種 觀者意能入: hành giả nỗ lực thâm nhập tính chất duy chỉ là thức (tanmātratva), tính nhị nguyên (dvayatva) và tính đa thù (nānātva). Thế Thân: tanmātra: duy lượng, duy chỉ là cái đó, tức duy chỉ là thức, vì đối tượng của thức không tồn tại. dvayatva: tính nhị nguyên, vì một thức xuất hiện như là hai phần, chủ thể (kiến phần) và khách thể (tướng phần). nānātva: tính đa thù, mỗi phần biến thái thành nhiều hình thái ảnh tượng khác nhau.
[42] Năm pháp trong Lăng-già trừ chân như: Laṅkā, N. 224: nāma danh, nimittaṃ tướng, vikalpaḥ phân biệt, samyagjñānaṃ chính trí, tathatā chân như.
[43] Mười một thức, Nhiếp luận (bản) 2 tr. 138a1, (Thế Thân) 4 tr. 338b14, (Vô Tính) 4 tr. 399a1: Thế nào là y tha khởi tướng (paratantralakṣaṇa)? Đó là các thức được kể là những tác viên phân biệt hư vọng lấy a-lại-da thức làm chủng tử. Đó là những gì? Đó là, 1. thân thức (dehaviuñapti), 2. thân giả thức (dehivijñapti), 3. thọ giả thức (bhotṛviuñapti), 4. bĩ sở thọ thức (tadupabhukta-vijñapti), 5. bĩ năng thọ thức (tadupabhoktṛ-vijñapti), 6. thế thức (kāla-vijñapti), 7. số thức (saṃkhyā-vijñapti), 8. xứ thức (deśa-vijñapti), 9. ngôn thuyết thức (vyavahāra-vijñapti), 10. tự tha sai biệt thức (svaparaviśeṣa-vijñapti), 11. thiện thú ác thú tử sinh thức (sugatidurgati-cyutyupapatti-vijñapti).
[44] Du-già 72 tr. 696a1, Hiển dương 16, tr. 557b27: năm sự (năm pháp, pañcadharma, như Lăng-già).
[45] Hai phần trong hoạt động của trí hậu đắc nơi Phật.
[46] Thuật ký: thừa nhận rằng hai phần, kiến và tướng vô lậu, cũng như trong Nhị thừa, vẫn có biến kế chấp. Bác bỏ An Huệ, theo đó, vô lậu trong Bồ tát địa thứ mười vẫn có biến kế chấp; xem cht. 23.
[47] Duyên tướng phần của chính nó làm đối tượng.
[48] Lập luận phản đề: tâm hữu lậu có hai phần, hẵn sẽ như vô lậu, không có biến kế chấp.
[49] An Huệ không thừa nhận tính thực hữu của hai phần.
[50] Vì không thữ hữu thì không thể huân tập. Nghĩa diễn 11, tr. 813a: Hộ Pháp đem quan điểm riêng của mình áp đặt cho An Huệ. Theo An Huệ, sự huân tập thành chủng tử không nhất thiết phải có thực thể.
[51] Kiến phần của thức thuộc sát-na sau lấy tướng phần của thức sát-na trước làm đối tượng. Xem Ch.v, tiết 3, đoạn 3 cht. 221.
[52] Không có hiện hành của hai phần vì không có chủng tử.
[53] Thuật ký: các tập khí hữu lậu đều là tướng phần của thức.
[54] An Huệ: tướng và kiến phần đều là biến kế sở chấp, không có thực thể; chúng là biến thái của tự thể thức.
[55] Nhân, tức chủng tử. An Huệ: cả hai phần và thức thể đều có chung một chủng tử.
[56] Triṃś. k. 21ab: paratantrasvabhāvas tu vikalpaḥ pratyayodbhavaḥ| tính thể tự hữu của y tha, đó là sự (tác viên) phân bố cấu trúc (Hán: phân biệt) được thực hiện thông qua các điều kiện. Madhyānta, i. 6, Sthiramati giải thích: parair hetupratyayais tantrayate janyate na tu svayam bhavatīti paratantraḥ, cái được sản sinh bởi và tùy thuộc theo các nhân và duyên khác với chính nó, chứ không tồn tại bởi tự thân, cái đó là y tha.
[57] Nhiếp luận bản. tr. 138a15: viên thành thật, đó là sự tuyết đối không tồn tại của đối tượng như là ảnh tượng tương tợ nơi y tha khởi.
[58] Duyên lự, Skt. √ālabh: bám vào, vin vào; hoặc ālambanī-√kṛ: hoạt động bằng cách vin vào, bám vào các khác; thức hoật động theo ý hướng tính. Định nghĩa y tha khởi, Nhiếp luận, xem cht. 43 trên.
[59] Tṛṃś k. 21cd: niṣpannas tasya pūrveṇa sadā rahitatā tu yā ||21|| cái được hoàn chỉnh, viên thành thật, là cái mà tình thể của nó loại bỏ sự phân bố cấu trúc nơi mối quan hệ tương y. Madhyānta, k.i. 6, Thế Thân: grāhyagrāhakābhāvaḥ pariniṣpannaḥ svabhāvaḥ, cái mà nơi đó không tồn tại khách thể (sở thủ) và chủ thể (năng thủ), đó là tự tính viên thành thật. Sthiramati: nirvikārapariniśpattyā’ viparītapariniśpattyā ca pariniṣpannatvāt parinṣpanna ucyate/ Do bởi tính hoàn chỉnh, với sự hoàn chỉnh không biến dạng, và sự hoàn chỉnh không đảo lộn, nó được gọi là cái hoàn chỉnh, viên thành thật.
[60] Nói đến chân như, chứ không đề cập phần tịnh.
[61] Hán: ư bĩ, trong tụng văn. Skt. tasya, đại từ , sở hữu cách, làm chủ ngữ cho từ rahitatā (sự loại trừ, viễn ly). Theo ngữ pháp, nguyên Skt. tasya, biến cách thứ sáu (ṣaṣṭhī, sở hữu cách), quan hệ với rahitatā, Huyền Trang dịch thành cách thứ bảy (saptamī, sở y cách), theo ngữ pháp Pāṇini 2.3.39, áp dụng: gavāṃ svāmī (chủ nhân của/sở hữu những con bò) = goṣu svamī (chủ nhân nơi/ sở y những con bò), trong quan hệ chủ-nô (svasvāmi-sambandha), mà ở đây là quan hệ bất khả phân. Cf. Sthiramati: tasyeti paratantrasya, đại từ tasya (của cái đó) thay thế từ paratantrassya (của y tha). Xem cht. 59.
[62] Hán: thường viễn ly. Skr. sadā rahitatā. Sthiramati: sadā sarvakālaṃ atyantarahitatā, sự vắng mặt một cách tuyệt đối, vĩnh viễn, trong tất cả mọi thời.
[63] Hán: tiền. Skt. pūrveṇa; Sthiramati: pūrveṇeti parikalpitena, sự kiện trước, chỉ cho cái được phân bố cấu trúc (biến kế sở chấp, được nói trước đó).
[64] Đuôi –tā trong từ Skt. rahitatā, lập thành danh từ trừu tượng cho phân từ thụ động rahita (bị tách rời) để chỉ bản thể của tồn tại.
[65] Giải thích vế đầu và nửa vế sau tụng 22. Skt. ata eva sa naivānyo nānyaḥ paratantrrātaḥ/ anityātādivad vācyo//22abc/ Sthiramati giải thích: rahitatā ca dharmatā dharmān nānyā nānanyā yujyate/ pariniṣpannaś ca paratantradharrmatety ataḥ paratantrāt pariniṣpanno nānyo nānanya iti boddhavyaḥ/ Tính vắng bặt (viễn ly) là pháp tính (của cái bị thoát ly). Không thể nói pháp tinh là khác biệt hay không khác biệt đối với pháp. Viên thành thật là pháp tính của y tha. Do vậy, nên biết rằng viên thành thật không phải khác biệt, cũng không phải không khác biệt, đối với y tha.
[66] Sthiramati: yadi hi pariniṣpannaḥ paratantrād anyaḥ syād evaṃ na parikalpitena paratantraḥ śūnya syāt/ athānanya evam api pariniṣpanno na viśuddhālambanaḥ syāt paratantravāt saṃkleśātmakatvāt/ Nếu, thật vậy, viên thành thật khác biệt với y tha, ắt hẵn y tha không phải là không đối với cái bị phân bố cấu trúc.Vã lại, nếu không khác biệt, thế thì viên thành thật không phải là sở duyên tịnh, vì cũng như y tha tự thể của nó là ô nhiễm.
[67] Y tha là phần nhiễm, viên thành thật là phần tịnh. Cả hai nêu không khác biệt, y tha có thể tịnh, viên thành có thể nhiễm.
[68] Giải thích nửa vế sau tụng 22. Skt. nādṛṣṭe’smin sa dṛśyate//22d/ Sthiramati: nirvikalpalokottara-jñānadṛśye pariniṣpanne svabhāve adṛṣṭe apratividdhe asākṣatkṛte tatpṛalabdhaśuddhalaukikajñāna-gamyatvāt paratantro’nyena jñānena na gṛhyate/ Khi mà tự tính viên thành thật, vốn được thấy bởi trí xuất thế vô phân biệt, không được hiện kiến, không được quyết trạch, không được thân chứng, thì khi ấy không có trí nào khác thấy được y tha, vốn là cái có thể được tiếp cận bởi trí thế gian thanh tịnh hậu đắc.
[69] Thuật ký: theo đây, không thể nói y tha là cảnh giới của phàm trí.
[70] Có 8 sự kiện bất thực được nêu ở đoạn sau.
[71] Quan điêm của Hộ Pháp: tướng và kiến phần thuộc y tha khởi.
[72] Sthiramati, dẫn kinh Nhập vô phan biệt đà-la-ni (Nirvikalpapraveśāyāṃ dhāraṇyām): tatpṛṣṭalabdhena jñānena māya-marīci-svapna-pratiśrutkaudakacandra-nirmitasamān sarvadharmān pratyetīti/ Bằng trí hậu đắc mà nhận các pháp như là trò huyễn thuật, ảo tượng, chiêm bao, tiếng dội, trăng dưới nước, vật hóa hiện.
[73] Thuật ký: bài tụng dẫn từ kinh Hậu nghiêm tức Đại thừa Mật nghiêm kinh, nhưng chưa tìm thấy nguyên văn chính xác.
[74] Thuật ký: tâm và tâm sở chỉ tự chứng phần. Những cái được biến hiện chỉ tướng và kiến phần.
[75] Sthiramati: pariniṣpannaś cākāśavad ekarasaḥ jñānaṃ ca yathoktaṃ nirvikalpena jñānenākāśa-samatāyāṃ sarvadharmān paśyatīti/ viên thanh thật là trí thuần nhất vị như hư không; như nói, bằng trí vô phân biệt mà quán chiếu các pháp trong tính bình đẳng như hư không.
[76] Thuật ký: tâm hữu lậu, và những biến thái của nó, như hư không v.v.
[77] Thuật ký: tâm vô lậu và những biến thái của nó, như hư không v.v.
[78] Giải thâm mật 3, tr. 699c19, bảy chân như: 1. Lưu chuyển chân như (pravṛtti-tathatā), thật tính không có trước sau của hết thảy các hành. 2. Thật tướng chân như (lakṣaṇa-tathatā), thật tính bổ-đặc-già-la vô ngã và pháp vô ngã của hết thảy các pháp. 3. Liễu biệt chân như (vijñapti-tathatā), thật tính duy chỉ là thức của tất cả các hành. 4. An lập chân như (saṃniveśa-tathatā), Thánh đế về các khổ mà Phật nói. 5. Tà hành chân như (mithyāprratipatti-tathatā), Thánh đế về các tập khởi. 6. Thanh tịnh chân như (viśuddhi-tathatā), diệt Thánh đế. 7. Chính hành chân như (samyakpratipatti-tathatā), đạo Thánh đế. Cf. Phật địa luận 7, tr. 323a12; Du-già 77, tr. 725c18; Hiển dương 3, tr. 493b10.
[79] Sáu phạm trù phân loại các pháp của Duy thức: 5 uẩn hữu vi, và 1 vô vi. Du-già 3, tr. 293c20, pháp giới phân loại thành sáu phạm trù: thọ, tưởng, hành tương ưng, hành không tương ưng, sắc, vô vi.
[80] Lăng-già, xem cht. 42.
[81] Du-già 74, tr.704c23; Hiển dương 6, tr. 508c8; ibid. 16 tr. 557b27.
[82] Du-già 72 tr. 696a1, Hiển dương 6, tr. 507a17: tướng (nimitta), nếu nói vắn tắt, là y xứ của tất cả mọi ngôn thuyết (abhilāpa). Danh (nāma), từ mô tả (Hán: tăng ngữ, adhivacana) y cứ nơi các tướng. Phân biệt (vikalpa), là tâm và tâm sở hệ thuộc ba giới. Chân như (tathatā), sở hành của Thánh trí (āryajñānagocara) được hiển thị bởi pháp vô ngã, không phải là y xứ của tất cả ngôn thuyết. Chính trí (samyagjñāna), tóm tắt có hai: thế gian và xuất thế gian.
[83] Biện trung biên trung tr. 469c29.
[84] Lăng-già (Đường) 5, tr. 620b27, ba tính: vọng kế tính, duyên khởi tính và viên thành tính; bản Ngụy 7, tr. 577c25, văn không rõ. Lṅkā, N.227.
[85] Nghĩa, ở đây nên hiểu là vật thể (artha) mà danh (nāma) trỏ vào. Thế Thân, Nhiếp luận 5, tr. 343a5: Nếu không có quan hệ với danh (nāma), sẽ không có giác tri (bodhi) về vật thể (artha, Hán: nghĩa) như cái ghè (ghaṭa) chẳng hạn. Bỏ ra ngoài danh ghè (bình danh, ghaṭanāma), sẽ không không có sự giác tri về vật thể ghè (Hán: bình nghĩ, ghaṭārtha).
[86] Thuật ký hiểu nghĩa ở đây là ý nghĩa, nên diễn giải thêm: đây chỉ có cái nghĩa bị chấp trước chứ không có cái danh tùy y tha, nêu rõ rằng viên thành thật lìa danh lìa nghĩa.
[87] Du-già 81, tr. 751a21, năm tướng: a. Tướng sở thuyên, đồng với tướng trong năm pháp. b. Tướng năng thuyê, tức danh y chỉ trên tướng ấy; nó thuộc biến kế sở chấp. c. Tướng tương ưng của hai tướng trên, sự hỗ tương liên hệ giữa sở thuyên và năng thuyên. Nó là sở y chỉ của biến kế sở chấp. d. Tướng chấp trước, biến kế sở chấp và tùy miên của nó trong dòng lưu chuyển tương tục từ vô thủy của phàm ngu. c. Tướng không chấp trước, do dã thấy Thánh đế mà như thật thấu rõ biến kế sở chấp và giải thoát khỏi tập khí của nó.
[88] Thuật ký: liên hệ năm sự, toàn phần phân biệt, một phần danh và tướng, là sở thuyên. Một phần khác của tướng và danh là năng thuyên.
[89] Toàn phần chân như, một phần chính trí, là sở thuyên
[90] Hiển dương 16, tr. 559b25: tướng đầu và thứ hai, y trên cả ba tự tính. Tướng thứ ba, y biến biến kế sở chấp. Tướng thứ tư, y chỉ y tha khởi. Tướng thứ năm, y chỉ viên thành thật.
[91] Du-già 36, tr. 486b9, Hiển dương 6, tr. 507b9, Biện trung biên 2, tr. 469b12, bốn chân thật nghĩa (tattvārtha): a. thế gian cực thành chân thật (lokaprasiddha), sự thật được nhận thức theo tập quán và quy ước của thế gian; b. đạo lý cực thành chân thật (yuktiprasiddha), sự thật được nhận thứ theo lý tính; c. phiền não chướng tịnh trí sở hành chân thật (kleśāvaraṇaviśuddhijñānagocara), sự thật được nhận thức bởi trí thanh tịnh của Thanh văn và Độc giác, dã diệt trừ phiền não chướng; d. sở tri chướng tịnh trí sở hành chân thật (jñeyāvaraṇa-viśuddhijñānagocara), sự thật được nhận thức bởi trí thanh tịnh không còn sở tri chướng.
[92] Bao hàm tướng, danh và phân biệt trong năm sự.
[93] Bao hàm chính trí và chân như trong năm sự.
[94] Biện trung biên, ibid.: những sự kiện mà cả cộng đồng thế gian thừa nhận, tán thưởng. Madhyānta, k. v.12a: lokaprasiddham ekasmāt/
[95] Madhyānta k.v.12b: trayād yuktiprasiddham/ đạo lý cực thành từ cả ba tính. Sự thật được thừa nhận căn cứ trên ba nguồn nhận thức: hiện lượng (pratyakṣa), tỷ lượng (anumāna) và Thánh giáo lượng (āgama)
[96] Madhyānta k. v. 12cd: viśuddhgocaraṃ dvedhā ekasmād eva kīrtitam/
[97] Bốn đặc tính trong khổ đế: vô thường, khổ, không, vô ngã. Hiển dương 14, tr. 547c29: biến tri khổ do vô thường, khổ không, vô ngã. Tạp tập 6, tr. 720a3: quán sát khổ Thánh đế bắng bốn hành tướng. Biện trung biên 2 tr. 469a12; Madhyānta, k. v. 5 aviparyāsatattvam, chân thật vô đảo.
[98] Biện trung biên ibid. Madhyānata k. v. 5cd, ba vô thường: asadartha, vô thường vì bất thực (Hán: vô tính); utpādavyayārtha, vì xuất hiện rồi biến mất (Hán: khởi tận); samalāmalārtha, có cấu nhiêm và không cấu nhiễm (Hán: cấu tịnh). Sthiramati giải thích: thứ nhất thuộc biến kế (parikalpitasvabhāva), thứ hai thuộc y tha khởi (paratantra), thứ ba thuộc viên thành thật (pariniṣpanna) vì cấu hay tịnh chỉ là những đặc tịnh tạm thời như khách trần (samalāmalārthalakṣaṇeāgantukena). Hiển dương 14, tr. 548a13, sáu vô thường: vô tính, thất hoại, chuyển dị, biệt ly, đắc, đương hữu. Hoặc quan sát từ tám phương diện: sát-na, tương tục, bịnh, già, chết, tâm, khí cụ, thọ dụng.
[99] Biện trung biên, ibid.; Madhyānta, k. v. 6cd: duḥkham ādānalakṣmākhyaṃ sambandhenāparaṃ matam/ Sthiramati: 1. khổ do thủ (ādāna= upādāna) vì bám chặt lấy ngã và pháp (pudgaladharmābhiniveśa), thuộc biến kế sở chấp. 2. Khổ do dấu hiệu (lakṣman = lakṣaṇa) , thuộc y tha khởi; tức do ba khổ tính: khổ khổ tính (duḥkhaduḥkhatā), hoại khổ tính (vipariṇāmaduḥkhatā), hành khổ tính (saṃskāraduḥkhatā). 3. Khổ do liên kết hay kết hợp (sambandha). Pháp viên thành thật do kết hợp bởi khổ được nói là khổ (taddharmasya pariniṣpannasyāpi duḥkhasambandhād duḥkham ucyate).
[100] Madhyānta v. 7ab: abhāvaś cāpy atadbhāvaḥ prakṛtiḥ śūnyatā matā/ Sthiramati: 1. vô thể không, vì tự thân bất thực như sừng thỏ (śaśaviṣāṇādisvarūpavad), thuộc biến kế sở chấp; 2. bất như, tự phủ định, nó không như là nó, thuộc y tha khởi, không tồn tại do bởi vọng tưởng của những kẻ phàm ngu, chứ không phải hoàn toàn không tồn tại; 3. không, do bản chất, do bản tính nguyên thủy, thuộc viên thành thật.
[101] Madhyānta v. 7cd-8a: alakṣaṇañca nairātmyaṃ tadvilakṣaṇam eva ca// svalakṣaṇañca nirdiṣṭam/ 1. vô tướng, vì không có yếu tính (lakṣaṇābhāvāt), thuộc biến kế sở chấp; 2. phi tướng, yếu tình mà từ đó ngã được nhận thức không phải là yếu tính trung thực của chính tự ngã, mà chỉ là do gán ghép tưởng tương của phàm ngu (na tu tad yathā bālaiḥ parikaplyate dvayatvena/ tadvilakṣaṇam iti parikalpitalakṣaṇenā’ sadṛśam), thuộc y tha khởi; 3. yếu tính tự hữu, tức yếu tính tự thân không tồn tại tính nhị nguyên chủ-khách thể (grāhyagrāhakābhāvảūpatvāt), thuộc viên thành thật.
[102] Madhyānta, v. 8cd: vāsanātha samutthānam avisaṃyoga eva ca//
[103] Tên gọi ấy: chỉ danh từ tập, hay tập khới: samudaya. Khuy Cơ hiểu tên gọi chỉ cho biến kế sở chấp, vì tập khí tức chủng tử có thực, y tha tính, nhưng do chấp trước sai lầm thành biến kế. Giải thích này không chính xác. Sthiramati: do có sự bám chặt (abhiniveśam upādāya) trên hữu thể tự hữu bị phân bố cấu trúc mà các pháp hệ thuộc thế gian duy trì sự tồn tại của tập khí phiền não, chúng là tác viên phân biệt cấu trúc. Do đó, tự tính biến kế sở chấp được gọi là sự tập khởi do tập khí (vāsanāsamudaya).
[104] Thuật ký: đẳng khởi, bình đẳng mà khởi; thiếu chính xác. Skt. samutthāna, động lực thúc đấy cho một tự thể hay tự ngã thực sự xuất hiện (Sthiramati: samutthāna ātmalābhaḥ, đẳng khởi đắc tự thể).
[105] Sthiramati: cái mà do bởi đó tự ngã hay tự thể xuất hiện, cái đó là sự tập khởi do đẳng khởi hay động lực phát khởi; động lực đó là nghiệp và phiền não, thuộc tự tính y tha khởi.
[106] Sthiramati: do chân như chưa thoát ly khỏi những chướng ngại, mà có sự tập khởi của khổ, do đó nói là tập khởi do bởi sự chưa thoát ly hệ phược (avisaṃyoga).
[107] Madhyānta, v. 9ab: svabhāvadvyanotpattir malaśāntidvayaṃ matam//
[108] Sthiramati: tự tính bất sinh (svabhāvānutpatti), biến kế sở chấp. Do không có tự tính (niḥsvabhāvatvād), nó tuyệt không không hiện khởi, như con trai của thạch nữ (vandhyāputravat).
[109] Sthiramati: sự không hiện khởi của sở thủ và năng thủ (grāhyagrāhakayor anutpattiḥ), thuộc y tha. Do y tha hoàn toàn không mang hình thái sở thủ năng thủ, tự thể của hai sự mê lầm không hiện hkởi.
[110] Madhyānta: diệt do đình chỉ cáu bẩn, có hai (malaśāntidvayam). Sthiramati: cấu nhiễm (mala) là hai chướng, tham và vô minh (rāgāvidyāvaraṇa), là cái bị biến kế. Tịch tĩnh (śānti: đinh chỉ), tức trạch diệt vô vi (pratisaṃkhyānirodha). Bằng trí vô lậu mà chủng tử bị nhổ trốc khỏi sở y, khi ấy do bởi cấu nhiễm tham các thứ tuyệt đối không hiên khởi, tự thân trở thành tịch tĩnh. Thứ nữa, tịch tĩnh là chân như (śāntitathatā). Do trì bất nhị có sở hành cảnh giới là chân như (tathatāgocara), nên cấu nhiễm bởi biến kế sở chấp không hiên khởi, tự thể trở nên tịch tĩnh. Giải thích của Hộ Pháp trong Luận, bất đồng với An Huệ trong giải thích Madhyānta.
[111] Madhyānta, v. 9cc-10a: parijñāyāṃ prahāṇe ca prāptisākṣātkṛtāv api// mārgasyaṃ samākhyātam/
[112] Biện trung biên, Thế Thân giải: biến kế sở chấp chu biến tri đạo. Y tha khởi có cả biến tri và vĩnh đoạn. Viên thành thật có biến tri và chứng đắc. Sthiramati giải: biến kế sở chấp là bất thực do đó không có vĩnh đoạn (na astaḥ praḥāṇaṃ yujyate). Biến tri (parijñā) có hai: trí biến tri (jñānaparijñā) và đoạn biến tri (prahāṇaparijñā). Trí biến tri cóa trong biến kế chấp và viên thành thật. Y tha có cả hai biến tri. Thân chứng (sākṣātkriyā) cũng có hai: trí thân chứng (jñānasākṣātkriyā) và đắc thân chứng (prāptasākśātkriyā). Trí thân chứng có trong ca ba tự tính. Đắc thân chứng chỉ có trong viên thành thật. Về hai biến tri, xem Câu-xá 21 tr. 112a19.
[113] Khổ đế có 4 hành tướng. Các đế còn lại, chỉ đề cập một. Như vây, tất cả có 7. Trong 7 hành tướng, mỗi cái có 3 tính chất.
[114] Du-già 74 tr. 705a20, H iển dương 6 tr. 508b24: do tự thể biến kế sở chấp thiết lập không giải thoát môn; do tự thể y tha lập vô nguyện giải thoát môn; do tự thể viên thành thật lập vô tướng giải thoát môn.
[115] Du-già 74 tr. 705a14, Hiển dương 6 tr. 508b27: do tự thể biến kế sở chấp mả nói bản lai vô sinh nhẫn; do tự thể y tha khởi mà nói tự nhiên vô sinh nhẫn; do tự thể viên thành thật mà nói phiền não khổ cấu vô sinh nhẫn. Ba loại nhẫn này thuộc địa bất thối chuyển.
[116] Hai đế: 1. thằng nghĩa đế (paramārtha-satya), cũng gọi là đệ nhất nghĩa đế hay chân đế; chân lý thuộc phạm trù siêu nghiệm, tuyệt đối; tức chân lý tuyệt đối. 2. Thế tục đế (saṃvṛti-satya), chân lý theo quy ước hay tập quán; chân lý tương đối.
[117] Madhyānta, v. 10bc: prajñaptipratipattitaḥ/ tathodbhāvanayaudāram, Sthiramati: 1. prajñaptisaṃvṛti, giả thi thiết thế tục: sự quy định tên gọi như ghè (ghaṭa), vải vóc (paṭa) hay sắc (rūpa) cho các đối tượng hay sự vật bất thực (asato’rthasya), và những loại danh ngôn (nāmābhilāpa) như sắc-thọ-tưởng v.v., là những sự thật được quy ước theo khái niệm hay tập quán (saṃvṛti = vyavahāra). Sự thật này thuộc tự tính biến kế. 2. pratipattisaṃvṛti, hành thế tục, sự thật quy ước theo sự lý giải: bằng sự cấu trúc phân biệt mà tùy theo trường hợp chấp chặt ngoại đại chủng hay nội đại chủng như là sắc, hay cái ghè các thứ, sự phân biệt ấy là sự thật quy ước theo sự lý giải. Thức chấp chặt lấy đối tượng mà trong khi đối tượng ấy không hiện thực 3. udbhāvanāsaṃvṛti, hiển thế tục: sự hiển thị (sandarśana) chân như, tính không, thuộc viên thành thật, siêu việt phân biêt danh ngôn, đó là quy ước theo sự hiển thị.
[118] Madhyānta, v. 10d-11ab: paramārthantu ekataḥ// arthaprāptiprapattyā hi paramārthastridhā mataḥ/ Thắng nghĩa có ba, va chỉ thuộc tự tính.
[119] Thế Thân, phân tích hợp từ (samāsa) theo y chủ (tatpuruṣa): paramārthaḥ = paramasya jñānasyārtha ity kṛtvā. Sthiramati giải thích: từ thắng hay đệ nhất ở đây chỉ cho trí xuất thế gian (paramo hi lokottaraṃ jñānam). Chân như là cảnh giới đối tượng của trí ấy nên được gọi là thắng nghĩa hay đệ nhất nghĩa (tasyārtho viṣaya iti kṛtvā tathatā paramārtha ity ucyate).
[120] Thế Thân, phân tích hợp từ theo karmadhāra (hợp từ mô tả, trì nghiệp thích): paramo’rtha iti kṛtvā. Sthiramati giải thích: parama, vì nó là đỉnh tối thượng của các pháp hữu vi và vô vi (tatra saṃsakṛtā’ saṃskṛtadharmāgratvāt paramaḥ). artha, vì nó là mục tiêu của đạo ( mārgaprayojanatvād arthaḥ). Đạo là mục tiêu hướng đến chứng đắc niết-bàn. Artha ở đây như vậy đồng nghĩa với prāpti chứng đắc; parama tức chỉ cho niết-bàn.
[121] Hợp từ theo hữu tài thích (bahuvṛhī), Thế Thân: paramo’syārtha (mārgasya) ity kṛtvā, Thánh đạo mà đối tượng của nó là tối thắng. Sthiramati: artha ở đay là cảnh vực (viṣaya) hay mục tiêu (prayojna). Cành vực là chân như; mục tiêu là niết-bàn. Ngang qua một cảnh vực (viṣyadvāreṇa) không có hai tối thắng như trong một khu rừng không có hai sư tử (siṃhavanavat).
[122] Thuật ký: không biến dị là hai nghĩa đầu; không điên đảo là nghĩa thứ ba.
[123] Du-già 74, tr. 705a24: Tự tính biến kế sở chấp hoàn toàn không phải là sở hành của trí, vì không tồn tịa yếu tính. Y tha khởi sở hành cả cảe phàm và Thánh trí. Nhưng không phải là Thánh trí xuất thế gian. Viên thành duy chỉ sở hành của Thánh trí.
[124] Tập luận 2, tr. 667a16, Tạp tập 3, tr. 704c22; Samuccaya, Pradhan p. 16.2: sở hành, hay môi trường hoạt động, của căn (indriyagocara), mà không lệ thuộc danh ngôn hay những thứ khác, nó tồn tại có thực thể (drvyamat). Tại lại, là tồn tại theo khái niệm quy ước (prajñaptimat).
[125] Thuật ký: ba phạm trù giả. 1. Tụ tập giả, như lu hũ các thứ, nhiều pháp tụ tập mà thành. 2. Tương tục giả, do nhân quả tiếp nối liên tục trong nhiều giai đoạn thời gian, tức như năm uẩn sinh diệt liên tục từng sát na. 3. Phần vị giả, như các bất tương ưng hành, một pháp được nhận thức tồn tại trong một thời điểm nhất định.
[126] Hiển dương 16, tr. 558c27: Không nên tuyên bố các pháp duy chỉ là giả hữu. Vì pháp giả tất phái có nhân làm sở y. Không thể không có thật vật mà có thể quan niệm pháp giả.

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 10 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Dưới bóng đa chùa Viên Giác


Cẩm nang phóng sinh


Phù trợ người lâm chung


Vua Là Phật, Phật Là Vua

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.22.241.21 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập