Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Nghe như vầy, một thời Phật tại vườn Kì Thọ Cấp Cô Độc nước Xá Vệ, cùng với một ngàn hai trăm năm mươi Tỳ Kheo câu hội.
Lúc đó có vua danh hiệu là Chiên Đà Việt, tín phụng đạo Bà la môn. Vua Trị Nước đó thường hay sử dụng các Bà La Môn.
Tiểu phu nhân của vua được thương trọng đặc biệt, lúc mang bầu, các phu nhân khác ganh tị, lấy vàng cho Bà La Môn. Nói đâm thọc với vua rằng: người này hung ác, nếu phu nhân đó sanh con, chắc sẽ gây hoạn cho nước nhà
Vua nghe rồi rất là lo sầu không vui, hỏi Bà la môn rằng: Phải làm thế nào? Bà la môn nói rằng: Chỉ nên giết luôn họ à.
Vua nói: nhân mạng rất nặng, đâu có thể giết được.
Báo rằng: Nếu không giết họ thì phải lo lắng cho mất nước vong mạng, họa không nhỏ đó.
Vua nghe và làm theo lời nói đó, rồi điên loạn giết bỏ và đem chôn.
Sau đó đứa bé sanh trong mồ mả, mẹ đứa bé bị bán thân bất toại, bé được uống sữa mẹ. Nhẫn đến ba năm sau, mồ mả đó bị sụp bể, sau đó đứa bé ra được. cùng vui chơi với chim thú, ban đêm thì về ngủ trong mồ mã.
Lúc bấy giờ đứa bé được sáu tuổi, Đức Phật dùng tấm lòng Từ Bi rộng rải. nghỉ đến sự siêng năng cực nhọc của đứa bé này, cùng đồng bọn với chim thú, liền hóa thành Sa Môn. Bị phục[1] đến kêu hỏi rằng: Con là con nhà ai, ở tại nơi nào?
Đứa bé hoan hỉ báo rằng : Con không nhà ở, chỉ tá túc trong mồ mã này. nay con cầu xin được đi theo với đạo nhân.
Đức Phật nói, con theo ta đi là vì sao vậy?
Đứa bé báo rằng: Thiện ác của con hôm nay. sau cùng là phải đi theo Đạo nhân,
Phật đem đứa bé đi đến trong vườn Kì Hoàn, thấy giới Pháp oai nghi của chư Tỳ Kheo, trong lòng rất là vui vẽ. Liền bạch Phật rằng: Con muốn xin làm Tỳ Kheo.
Phật liền nghe theo. Lấy tay giờ đầu đứa bé, tóc rụng áo Cà sa tự nhiên mặt trên mình rồi đặt tên là Tu Đà. Thọ Tôn giới từ đức Phật, siêng cần tinh tấn, tâm không giải đãi, bảy ngày thì chứng được đạo La Hán.
Phật bảo Tu Đà: Thọ Tôn giới từ đức Phật, là căn bản nhổ bạt dục tánh, sanh tử được tự tại. Giờ Nay thích nghi đến độ vua Chiên Đà Việt ấy.
Tu Đà thừa lời dạy của Phật, đầu diện sát đất đảnh lễ đức Phật rồi đi đến nước đó, ở tại trước cửa hoàng cung, xin được gặp vua. Thần hạ bạch với vua rằng: Ở ngoài có vị đạo nhân xin muốn gặp vua.
Vua nghe rồi liền ra gặp gỡ rồi hỏi rằng? Tôi có việc rất lo lắng, chẳng biết làm sao?
Đạo nhân nói: lo lắng gì vậy?
Vua nói: Tôi đã tuổi già, cũng sắp qua thời, trong nước không ai thừa kế, vì đó mà tôi lo lắng
Đạo nhân nghe lời nói của vua, trước đó không trả lời mà lại cười một mình,
Vua tức nói rằng: Tôi nói chuyện với đạo nhân, trước không trả lời tôi, mà lại còn cười một mình, liền muốn trị tội xử giết.
Tu Đà hiểu ý đó, liền nhẹ nhàng bay bỏng, ở lại trên không gian, chia thân rời thể, ra vào không gì ngăn cách.
Vua thấy sự biến hóa oai thần đó liền sợ hải hối hận mà nói rằng: Tôi thật ngu si, không phân biệt đúng hay sai, chỉ mong đại thần, một trả báo để tôi được tự quy mệnh.
Tu Đà liền xuống từ trên không đến trước mặt vua, nói vua rằng: Thật lành nếu có thể tự quy, nên tự quy y Phật. Phật là Đại Sư của tôi. Là Tôn của ba giới, độ thoát chúng sanh.
Vua liền ra sắc lệnh quần thần nghiêm chỉnh giá lâm nơi chổ Phật, Tu Đà rồi dùng sức đạo, trong khoảng thời gian giản tay, đưa vua và nhân dân cùng đến nơi Phật, đầu diện sát đất, đảnh lễ đức Phật, quy mệnh ba Tôn, xin thọ năm giới, làm Ưu Bà Tắc,
Phật Bảo vua rằng: Muốn biết Tỳ Kheo Tu Đà là ai, đó là đứa con mà xưa kia vua theo lời đâm thọc của Bà La Môn mà giết người mang bầu đó. Sau khi mẹ chết, đứa bé sanh trong mồ mã mẹ bán thân bất toại trong mã, con được uống sữa mẹ cho đến saú tuổi, nay theo tôi học Đạo, cho đến giờ nầy.
Vua nghe lời nói của Phật. càng sợ hải không thể tự kềm chế.
Đức Phật nói rằng: Xưa kia đời Câu Tiên Ni Phật. Có vua hiệu là Phật Xá Đạt, vua và ba ức dân trong nước, đều theo vua cúng dường ba Tôn. Lúc ấy có một phàm phu, nhà nghèo không sự nghiệp, hay làm thuê cho nhà họ Phú trong nước. chăn nuôi vài trăm con bò, thấy vua và dân cúng dường Tỳ Kheo Tăng . liền hỏi rằng: Các Khanh làm thế cho gì?
Nhân dân đáp rằng: chúng tôi cúng dường ba Tôn sau này sẽ được Phước báo đó.
Liền lại hỏi rằng: được phước báo nào vậy?
Nhân dân báo rằng: Người có tâm thanh tịnh, bố thí ba Tôn, sau này những nơi ở, đều an lạc tôn quý, không có cực khổ siêng cần,
Liền nghỉ rằng: tôi ở nghèo cùng chỉ làm thuê chăn nuôi, tự mình không đủ ăn uống, nên lấy gì để thí, liền suy nghỉ rằng: chỉ còn là về lấy sữa bò chiên thành lạc tô[2]. Tịnh tâm dâng cúng Tỳ Kheo.
Tỳ Kheo Tăng chú nguyện rằng: Cầu cho ngươi đời đời đều được phước báo đó ở bất cứ nơi nào. Sau đó xoay chuyển thay đổi sanh tử, luôn được phước đó. Hoặc cao làm chư Thiên, hoặc thấp làm vương hầu.
Đến sau này lúc làm vua đi săn thấy trong nước có con bò cái tốt đang mang thai, vua sai người bắt bò đó giết. Phu nhân bảo vua rằng: Đừng để người ta giết con của đó à.
Lúc bấy giờ chủ của con bò đến lấy bò con về, mổ bụng đấy bò con ra rồi nuôi dưởng bảo vệ, chủ bò tức nói rằng. Nên để vua như con bò nầy vậy.
Sau đó thần hồn đến đây làm con của vua, lúc chưa ra đời, mẹ bị vua giết, muốn biết Tu Đà là ai tức là người này, mẹ Tu Đà thấy kẻ giết cuồng loạn này tức là phu nhân của vua thời xưa, Bà La Môn chính là chủ bò, sở dỉ Tu Đà sanh trong mồ mã, được uống sữa người mẹ bán thân bất toại, tự nuôi lớn lên là do túc mệnh (kiếp xưa) lấy lạc tô cúng dường Tỳ Kheo Tăng.
Đức Phật nói: Tội phước hưởng ứng với nhau như bóng theo hình, chưa có khi nào làm việc lành mà không được phước báo. Làm việc ác mà không bị ương nạn.
Vua nghe Phật nói Kinh này, hiểu rỏ ý nghĩa liền chứng được đạo Tu Đà Hoàn, nhân dân trong nước, đều theo vua phụng trì năm giới.,hành mười thiện, quy mệnh ba Tôn hoặc có người đắc đạo Tu Đà Hoàn,Tư Đà Hàm, A La Hán. Tứ bối Đệ Tử [3],Thiên Long quỷ thần nghe Kinh xong, đều hoan hỉ tiến đến trước Phật đảnh lễ rồi đi.
Phật Nói Kinh Chiên Đà Việt Quốc Vương Chú Thích:
[1] Bị phục : Y phục trang hoàng như thường xuyên. Y phục có qui tắc.
[2] lạc tô : Đồ ăn chiên dòn làm bằng chất sữa.
[3] Tứ bối Đệ Tử : dân chúng, những người ở khắp bốn phương
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.188.218.219 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.