Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn,
ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần,
ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Sau đó, thái tử Phước Lực cùng với bốn người anh đến khu ngự uyển dạo chơi, nhưng giữa đường có hàng ngàn ngạ quỷ miệng nhỏ như lỗ kim, ở lưng chừng núi. Dung mạo của quỷ gầy xấu giống như bộ xương, khắp thân lửa cháy. Các quỷ vây quanh con người nhưng họ không thấy, chỉ có thái tử Phước Lực thấy tướng trạng họ đầu tiên. Các quỷ chắp tay tiến đến bạch thái tử:
-Ngài là bậc đại phước đức, có danh tiếng lớn, là người bi mẫn. Chúng tôi đói khát, bị khổ não bức bách, xin ngài cấp cho chúng tôi chút ít phần ăn uống. Chúng tôi đời trước tạo nhân keo kiệt nên trong đời này đọa vào cõi ngạ quỷ, vô số ngàn năm không được uống nước, huống gì là trông thấy thức ăn.
Khi ấy, thái tử Phước Lực ngước nhìn hư không, liền khởi tâm Từ bi: “Vui thay cho ta, nếu bây giờ trời giáng ít thực phẩm, ta sẽ cấp cho các ngạ quỷ đói này”. Khi ấy bỗng nhiên có nhiều thức ăn từ trời rơi xuống. Thái tử Phước Lực liền đem các thức ăn này đến cho quỷ đói. Do các nghiệp lực đời trước nên chúng không thấy thức ăn, đều nói:
-Chúng tôi từng nghe thái tử là bậc từ bi, tại sao hôm nay không đem thức ăn cho chúng tôi?
Thái tử đáp:
-Ta đem thức ăn của trời giáng xuống trao cho các ngươi, tại sao các ngươi không lấy?
Ngạ quỷ thưa:
-Thưa thái tử, chúng tôi vì nghiệp lực đời trước nên không thấy được thức ăn.
Thái Tử Phước Lực lại suy nghĩ: “Xót thay sự keo kiệt! Thật đáng ghét!”. Ngài nói:
-Nếu các phước báo có năng lực lớn, vì ta như vậy nên nói lời chân thật, thì khiến cho các ngạ quỷ này được thấy thức ăn, thích ứng cho tất cả đều có thể lấy thức ăn.
Thái tử nói xong, các ngạ quỷ đó đều thấy được thức ăn, tức thì ngạ quỷ được biến hóa vẻ mặt như người. Thái tử Phước Lực sinh tâm hoan hỷ, liền đem thức ăn ban cho các loài ngạ quỷ, chúng được thức ăn rồi, hết sự đói khát, thân thể thật đầy đủ, không còn hình xấu ác. Đối với thái tử Phước Lực, các loài ngạ quỷ khởi ý thanh tịnh hoan hỷ, nên mạng chung ngay lúc ấy, chúng được sinh lên trời Đâu-suất, xoay quanh nơi không trung, bạch với thái tử:
-Thưa thái tử, chúng tôi được sinh lên trời Đâu-suất đều nhờ oai thần của ngài tạo nên.
Thái tử Phước Lực nghe những lời nói tốt đẹp này, rất vui vẻ. Ngài đi về phía vườn cây có các người anh ở đó, cùng nhau bàn bạc: -Mọi người trong thế gian tu tập thế nào để đạt nhiều lợi ích? Người anh có sắc đẹp hoàn hảo nhất nói:
-Trong thế gian này, nếu ai tu tập hạnh nghiệp sắc tướng sẽ đạt nhiều lợi ích. Vì sao biết? Vì nếu người nào trước đây chưa từng trông thấy, bây giờ trông thấy, liền sinh hoan hỷ. Người nào trước đây chưa từng tín trọng, thấy rồi sinh tín trọng. Như ta trước đây nghe bậc thầy Tiên nhân cũng nói như thế. Nếu có người đầy đủ sắc tướng xinh đẹp, được mọi người vui thích nhìn thấy sắc đẹp, chiêm ngưỡng, ưa vui, giống như người trí ưa pháp tối thượng, bày các sự cúng dường.
Tiếp đến, người anh có đầy đủ sự tinh tấn, nói:
-Chẳng phải tu sắc tướng sẽ đạt được nhiều lợi ích đâu, ở đây nên biết, nếu người tu tập hạnh nghiệp tinh tấn sẽ đạt nhiều lợi ích. Vì sao? Vì nếu tu sắc tướng mà không tinh tấn thì làm sao trong đời này và đời khác có thể đạt kết quả như ý! Hoặc cho rằng người tu tập sắc tướng đạt nhiều lợi ích, đó là người ngu, bị si kiến che phủ. Như ta nói: hành nghiệp tinh tấn, trong hiện đời được kết quả như ý mong muốn. Cũng như người nông phu trồng trọt đem bán thu lợi, kẻ sĩ thọ lộc, người học thông giáo nghĩa, tu tập thiền định, được khinh an, là nhờ hiện đời tinh tấn nên được kết quả như ý. Lại nữa, người tinh tấn ở trong đời khác được thành tựu kết quả như ý, sinh vào nẻo thiện và sinh lên cõi trời, giàu có an vui, hiện chứng giải thoát, đều do đời khác tinh tấn nên thành tựu như ý. Tất cả công đức này đều lấy tinh tấn làm điểm tựa. Lại nữa, người tinh tấn có thể đối trị sự khiếp nhược. Nếu vận dụng tinh tấn thì không một pháp nhỏ nào mà không thành tựu.
Người có đầy đủ phương tiện khéo léo, nói:
-Này các nhân giả, tuy nói nhiều ý kiến nhưng thật ra không có ý kiến nào ta công nhận. Vì sao? Vì nếu người tinh tấn mà không có khéo léo thì cuối cùng không đạt được kết quả thiết thực. Nếu thực hành cả tinh tấn và phương tiện khéo léo mới có thể thành tựu kết quả. Vì thế nên biết, người tu tập hạnh nghiệp khéo léo sẽ được nhiều lợi ích. Lại nữa, người có đầy đủ khéo léo, hoặc là vua, quan, hoặc là Sa-môn, Bà-la-môn, Trưởng giả... cho đến người thuộc dòng họ thấp và các người khéo léo đều đến hiến cúng.
Tiếp theo, người có trí tuệ đầy đủ nói:
-Các người nên biết, người tu tập đạt nhiều lợi ích chẳng phải là sắc tướng, cũng chẳng phải tinh tấn, chẳng phải khéo léo. Vì sao? Khi xem sắc tướng nếu không có trí tuệ, thì tuy cũng tương tự nhưng không thực chất. Khi khởi tinh tấn, nếu không có trí tuệ, tuy được lợi ích nhưng không thành công. Khi làm khéo léo nếu không có trí tuệ, thì tuy có tu tập nhưng không thể thu nhiếp hộ trì. Vì thế nên biết, trí tuệ có khả năng thành tựu tất cả sự nghiệp, nếu người tu tập sẽ đạt nhiều lợi ích. Lại nữa, trí tuệ này có thể được sắc tướng, có thể thành tựu những sự khéo léo, có thể phát khởi tinh tấn, có thể đạt được tất cả sự tuyệt diệu trong cõi người.
Lúc ấy, thái tử Phước Lực vui vẻ nhìn người có đủ trí tuệ mà nói:
-Đúng thế, đúng thế! Những lời ngài nói rất đúng. Bởi vì có sắc tướng, khéo léo, tinh tấn mà không có trí tuệ thì không thể đạt nhiều lợi ích. Thế nên biết rằng, trí tuệ có công năng bao quát tất cả các quả như thật... Thưa nhân giả, trí tuệ này nếu không có phước lực thì thực hành các việc cũng không thành tựu. Thế nên biết chính xác rằng: Nếu người tu phước, được nhiều lợi ích. Vì sao? Vì phước là quả vị thuần nhất, phước là quả vị sáng chói, phước là quả khả ý, phước là quả hoan hỷ. Quả phước như vậy, công đức của nó ta không thể nói hết được. Nay vì các ngài muốn khiến được mở bày đối với phước môn, nói một phần nhỏ. Các ngài khéo nghe, do vì có phước nên được sắc tướng, phước đầy đủ tinh tấn, phước được cát tường và giàu có lớn, phước đầy đủ trí tuệ, phước có thể ca vịnh công đức chánh pháp, phước có đủ thông lợi, phước đưa đến chánh đạo, phước sinh dòng họ tôn quý, phước được túc niệm, phước đủ tiếng khen, phước viên mãn giới hạnh, phước hay bố thí, phước thường được các căn không hư hoại, phước thường vui vẻ, có phước thường nhận bậc trí cúng dường, phước đầy đủ các lực, phước thường hội ngộ thiện hữu tri thức, phước lực có thể làm tất cả sự nghiệp. Nghĩa là nếu cày cấy ruộng đồng hoặc buôn bán cầu lợi, công đức bố thí chút ít sẽ đạt nhiều tích tập, được giàu sang tự tại. Người có phước có thể trong khoảng một niệm, trên hư không tự nhiên mưa xuống y phục, thực phẩm và trân bảo, tất cả được đầy đủ, tùy theo đó được an vui. Phước được nhà cửa vừa ý tốt đẹp, phước ở trong đời hiện tại và sinh vào đời khác thường được vợ con, quyến thuộc xinh đẹp và tài sản, thực phẩm.
Vùng đất nào người có phước đi, tự nhiên không có gai gốc, đá sỏi, đi đứng bình an. Người phước cũng được thân tướng cao lớn. Nếu có người bệnh hoạn, khi người phước sờ tay vào, bệnh theo đó giảm dần. Lại nếu người phước xúc chạm vào người nào, liền có thể nơi người ấy tuôn ra thực phẩm, y phục, trân bảo, của cải, lúa gạo... cấp dùng không hết. Người phước thường được Trời, Rồng, Dạ-xoa, La-sát, quỷ... theo hộ vệ. Giống như khi mưa có thần che chở cây cỏ mới mọc, sự thủ hộ cũng như vậy. Người phước thường được nhiều người tôn trọng, yêu thích. Phước có tiếng khen, phước làm cho người ca ngợi, phước thường hay đầy đủ các phần thiện pháp. Người phước nói năng ai cũng tin thuận, người phước thường được rạng rỡ đáng yêu, người phước thường phát ra phạm âm vi diệu, người phước thân thể tự nhiên mềm mại, người phước thường phát ra lời nói hiền thiện đẹp đẽ. Người phước thường gặp bạn lành, người trí, không phá hoại bà con, người phước không bệnh, người phước được mọi người yêu mến, người phước được tài lợi, người phước mạnh khỏe.
Người có phước lớn được làm nhân vương đầy đủ tất cả, lìa các tật bệnh, người phước thường được giàu có không hư hại, người phước gặp được kho tàng lưu động, đầy đủ bảy báu, người phước có thể đi trong hư không, người phước oai quang bằng nhật nguyệt, người phước được thành Nguyệt thiên, người phước được thành Nhật thiên, người phước được thành Phạm vương, người phước được thành Đế Thích, người phước có thể sống trong lầu gác Thiên cung, giống như Thiên tử. Người có thế lực lớn như A-tu-la vương, người phước thường sinh nẻo thiện, người phước xa lìa đường ác, người phước thường được diệu hoa cao tột khó có vừa ý, người phước làm việc gì cũng thành tựu, người phước có thể làm các ánh sáng soi chiếu thế gian, người phước thường được trời, người, A-tu-la... chánh tín cúng dường.
Khi thái tử nói về các việc phước này, bốn người anh theo quan điểm khác, tu tập bất đồng, do đó thái tử lại nói:
-Bây giờ em muốn cùng các anh đi dần đến nước khác, tùy theo chỗ ở để chứng nghiệm vấn đề này, là nên tu tập nhiều về sắc tướng tinh tấn, công xảo, trí tuệ hay phước lực?
Bốn người anh nghe thái tử nói, đều thực hành theo mà không tâu cho phụ vương biết, họ qua đến nước khác, vào nước kia rồi, họ thay đổi trang sức, mỗi người đi tìm chỗ nghỉ ngơi.
-Khi ấy người có sắc tướng đầy đủ, vì có sắc đẹp nên mọi người ngắm nhìn đều sinh hoan hỷ, do đó đạt được sự giàu có sung mãn, thọ dụng của cải lợi dưỡng.
Người tinh tấn đầy đủ vì có sức mạnh nên có thể lấy những gì cần có. Bỗng nhiên ông ta thấy trong một con sông lớn, dòng nước chảy xiết, sông vừa sâu vừa rộng đáng sợ, có cây gỗ thơm Chiên-đàn rất lớn. Người tinh tấn lấy được cây gỗ này, đem bán được tiền, trở thành giàu có, thọ dụng của cải, lợi dưỡng.
Người khéo léo đầy đủ dùng sức khéo léo làm được các việc, do đó được giàu có, thọ dụng của cải lợi dưỡng.
Người trí tuệ đầy đủ, vì có trí tuệ tinh xảo có khả năng cởi mở những thù oán sâu nặng, lại thường thân cận người có tài lực làm vui lòng họ khiến sinh hoan hỷ, theo đó nhận được y phục, thực phẩm và của cải quý giá... như thế thọ dụng khoái lạc của cải lợi dưỡng.
Thái tử Phước Lực tùy theo thắng phước và sức đại oai đức của mình đi khắp nơi ban bố phước sự lợi ích. Một hôm, tình cờ đi ngang nhà người nghèo, thái tử đi vào trong nhà, do oai lực phước đức của thái tử nên căn nhà nghèo ấy bỗng có tướng tốt đẹp an lành to lớn xuất hiện đó là vàng, bạc, châu báu, gạo thóc đầy khắp chung quanh. Người nghèo trong nhà đó thấy thế rất lấy làm lạ và hoan hỷ, suy nghĩ: “Việc này từ xưa chưa từng có, do đâu sinh ra, từ đâu mà đến? Chẳng lẽ người này vào trong nhà ta và do oai lực của ông ấy mà đưa đến sự việc này chăng? Xưa nay ta chịu rất nhiều sự nghèo khổ, nay được lợi lớn, tất cả đều đầy đủ, ắt là do người này đem đến đây, làm cho trong nhà ta hiện tướng tốt đẹp. Người này có đại phước, có danh tiếng lớn, phải nên tôn trọng, cúng dường người này.”
Vì thế, người nghèo này tôn kính, thờ phụng liên tục không gián đoạn. Thái tử ở trong nhà người nghèo này rất giàu sang và được khoái lạc, mãi đến một thời gian sau, tiếng lành đồn xa, mọi người bảo nhau: “Có một nhà kia trước đây rất nghèo khổ, có một người khác vào trong nhà này, vì nhờ oai lực của ông ta, nhà đó bỗng nhiên hiện tướng tốt đẹp”. Mọi người nghe xong đối với thái tử Phước Lực sinh lòng tin tôn trọng, cùng nhau ca ngợi:
-Lạ thay thắng phước, có năng lực lớn, lại do phước đức oai lực của thái tử nên ở nơi đó cây cối trổ hoa kết trái, không có tội lỗi, mưa lành rưới khắp, hạt giống sinh trưởng sum suê tươi tốt.
Khi ấy mọi người đối với thái tử Phước Lực sinh lòng kính yêu, đều đến chiêm ngưỡng ngài. Thái tử vì những người này thu nhiếp tâm họ và suy nghĩ: “Vui thay, hôm nay ta ở trong nhà này có thể có được tất cả trân bảo và các loại nhạc cụ. Ta có được những vật tinh xảo vừa ý, ta hãy đem cho những người đến đây, khiến cho họ được đầy đủ”.
Lúc thái tử phát tâm như thế, theo ý nghĩ tức thì những vật trân bảo... đều hiện ra tràn đầy. Mọi người trông thấy kinh dị, khen ngợi.
-Lạ thay! Đại phước là quả thơm ngon!
Đối với thái tử mọi người đều sinh lòng tôn trọng. Khi ấy thái tử vì mọi người, đúng theo nhu cầu, dùng Tứ nhiếp pháp bình đẳng nhiếp trì, khiến cho tất cả đều hòa hợp, gọi là đồng nhất về bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự. Vì thế tiếng tốt của ngài vang khắp đất nước, từ thành thị đến thôn quê, làng xóm.
Cho đến một hôm, thái tử đi dần đến một nước kia, thấy nhà vua nước này trị phạt một người, đó là một thầy thuốc giỏi. Nhà vua ra lệnh quan cai ngục hủy hoại thân thể, chặt hết chân tay, tội nhân máu ra lênh láng, đau đớn khổ não. Lúc ấy người bị trị phạt kia trông thấy thái tử, cất tiếng kêu la thật lớn, khóc lóc nói:
-Nhân giả cứu tôi! Nhân giả cứu tôi!
Trước sự kiện này thái tử rất xót xa, ngài suy nghĩ: “Bây giờ ta phải tìm cách nào để cứu khổ người này”. Giữa lúc suy nghĩ thái tử bỗng sinh trí giải: Ta đã có phước lực về bố thí như thế gian hiện thấy.”
Suy nghĩ như thế, trong lòng thái tử đầy xúc động xót thương, liền hủy thân mình, máu ra rất nhiều, đưa cho người kia uống, khỏi hẳn sự đau đớn khổ não, thái tử lại thấy tay chân ông ta bị chặt rất là khổ não, Ngài dùng dao bén chặt tay chân mình ráp vào chỗ tay chân của người kia đã bị chặt.
Khi ấy, thái tử quan sát hư không và khắp tất cả loài hữu tình, theo đó khởi Từ tâm, liền phát nguyện chân thật rộng lớn:
-Ta ở đời này đã gặp rất nhiều phần nghiệp bất thiện, nếu những lời ta nói là chân thật thì nguyện cho chỗ bị chặt tay chân của người này, ngay bây giờ các chi tiết dính lại với nhau, bình phục như cũ.
Thái tử phát nguyện xong, các chi phần người kia liền liên kết lại với nhau, thân thể đầy đủ hoàn toàn, bình phục như trước. Thái tử thấy vậy lấy làm mãn nguyện, ngài suy nghĩ: “Ta tinh cần dũng mãnh, việc làm được thành tựu, chích máu nơi thân, cứu khổ người này, chặt cả tay chân mình nối lại các chi phần cho người ấy. Lại dùng sức đại nguyện chân thật, khiến cho thân mạng người kia hoàn toàn bình phục như cũ. Ta nguyện đem căn lành tối thượng này thành tựu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, sẽ đem pháp vị trao cho người kia, cứu cánh được trụ nơi Niết-bàn an lạc.
Khi thái tử phát nguyện, tất cả đại địa chấn động sáu cách. Cung trời Đế Thích cũng chấn động như vậy. Lúc ấy Thiên chủ Đế Thích suy nghĩ: “Hiện tượng gì đây?”. Thiên tử quán sát mới thấy thái tử Phước Lực làm cái việc vô cùng cao tột và khó khăn, ông hoan hỷ ca ngợi. Lại nghĩ: “Con người đại oai đức này thể hiện việc làm khó khăn này để mong cầu điều chi? Ta nên đến đó để chứng nghiệm thái tử”.
Thiên chủ Đế Thích biến làm người Bà-la-môn từ trên trời hạ xuống, đứng trước thái tử bảo:
-Ta trông thấy thái tử tự chặt tay chân mình. Vì sao ngài làm như thế?
-Thưa Nhân giả, người khác khổ não tức là ta khổ não. Nếu người kia an vui tức là ta an vui. Cho nên vừa rồi ta thấy một người bị nhà vua trị phạt rất là khổ não, khi ấy ta mới dùng sức chân thật tự cắt bỏ tay, chân, chi phần của mình để ráp lại những chỗ bị cắt chặt của người kia. Nhớ nguyện lực chân thành, người đó được trở lại như cũ.
Thiên chủ Đế Thích càng thêm thán phục, liền trở lại nguyên hình, nói với thái tử:
-Ngài há chẳng phải vì không thật tâm hoặc mong cầu điều gì khác, hoặc vì thoái chuyển cho nên tự xả thân chăng?
-Thưa Thiên chủ, tôi đã xả bỏ tay chân của mình với tâm chân thật, không mong cầu điều gì khác, cũng chẳng phải thoái chuyển.
-Nếu như thế, thái tử làm thế nào để tôi chứng tri việc này?
-Thưa Thiên chủ, ngài há không nghe những điều tôi làm đều do sức chân thật hay sao?
Thái tử liền đối với tất cả loài hữu tình khởi lên tâm Từ, quán sát bốn phương bằng nguyện lực chân thật và thuyết kệ:
Nếu lời ta nói là chân thật
Tham ái tự thân lắm buộc ràng
Hôm nay chân thật Bất thoái chuyển
Thì nguyện thân này vẫn như xưa.
Khi nói kệ này xong, thân thể thái tử trở lại như cũ. Trên không trung trời mưa hoa khắp nơi, nhạc trời tấu khúc thánh thót vi diệu, gió mát từ từ thổi nhẹ, hiện ra các tướng tốt đẹp.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.15.25.34 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.