Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại;
giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to!
(Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Như thế vua Phước Lực thông lãnh trị vì cho đến tận cùng cõi Diêm-phù-đề oai lực cao vời, đất nước phú cường tự do. Vua Phước Lực chu cấp châu báu, của cải cho tất cả nhân dân và dùng pháp Thập thiện giáo hóa dẫn dắt họ. Lúc ấy nhân dân ở Diêm-phù-đề thịnh vượng, an vui và hạnh phúc, không có sự đấu tranh và oán thù với quân địch, không có trộm cắp, đói khát và tật bệnh, cũng không có người bần cùng thiếu thốn, ai cũng có kho tàng quý giá đầy đủ, có nhiều bà con, như ý tự tại. Lại ở tất cả mọi nơi, tự nhiên gai gốc, đá sỏi đều tiêu hết, không có thời tiết xấu làm cho mưa móc thấm nhuần. Hoa quả sum suê, lúa má ngập đồng.
Nhân dân đều biết tăng trưởng phước lực, thực hành bố thí và các phước sự, tâm ý trong sạch, tu trì giới hạnh. Nhân dân ở Diêm- phù-đề mạng chung đều sinh lên Tứ đại Thiên vương. Vua Phước Lực khai phát thiện căn cho tất cả mọi người đời nay và đời sau, làm lợi ích lớn, có vô số ngàn người sau khi qua đời được sinh lên trời Đâu- suất.
Đức Phật dạy các thầy Bí-sô:
-Các ông nên biết, vua Phước Lực kia đâu phải người nào lạ, nay tức là Ta. Lúc Ta còn là vị Bồ-tát là vua Phước Lực, vua cha Nhãn Lực nay là vua Tịnh Phạn, hoàng hậu Quảng Chiếu tức hoàng hậu Ma-da. Đồng tử có sắc tướng cụ túc nay là thầy Bí-sô A-nan, đồng tử có tinh tấn cụ túc nay là thầy Bí-sô Văn Nhị Bách Ức, đồng tử có công xảo cụ túc nay là thầy Bí-sô A-nê-lâu-đà, đồng tử có trí tuệ cụ túc nay là thầy Bí-sô Xá-lợi-phất, Thiên chủ Đế Thích khi đó nay là thầy Bí-sô Mục-kiền-liên, quốc vương sắp mạng chung ở nước kia nay là Ma vương, người nghèo kia nay là thầy Bí-sô La-hầu-la,
Ông thầy thuốc bị vua trị phạt nay là thầy Bí-sô Kiều-trần-như.
Này các thầy Bí-sô, vì lý do đó nên biết, trong mọi thời mọi lúc, các chúng hữu tình phải nên tu tập hạnh nghiệp phước lực thù thắng này. Thế nên đầu tiên Ta thuyết về phước lực, vì Ta không thấy một pháp nhỏ nào tu tập được nhiều lợi ích như thế.
Lúc ấy các thầy Bí-sô đều sinh nghi ngờ nên bạch Phật:
-Bạch Đức Thế Tôn, vua Phước Lực kia kiếp trước tu hạnh nghiệp gì mà được cảm thọ báo ứng này, được làm vua thống trị các nước, có đủ tiếng khen, oai đức thù thắng, hưởng phước trời người? Các vật cần dùng chỉ nghĩ đến là đã có tất cả như ý muốn, từ trời rơi xuống; khi đản sinh trái đất chán động, trên không trung đồ quý báu rơi xuống tòa sư tử, trời Đế Thích dâng lọng, kho tàng châu báu hiện ra... Những việc ấy thế nào xin Đức Phật giảng giải cho chúng con.
Đức Phật dạy:
-Này các thầy Bí-sô, vua Phước Lực tu nghiệp phước tích tụ trong nhiều đời, hạnh nguyện rộng lớn hợp các duyên lực, chắc chắn sẽ thọ phước báo thù thắng.
Này các thầy Bí-sô, các thầy nên biết, tất cả hạnh nghiệp mà loài hữu tình đã làm đều không ngoài các duyên thành tựu, cũng chẳng ngoài địa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới được kết thành, hoặc các thiện và bất thiện đều tùy theo uẩn, xứ, giới khởi ra các hạnh nghiệp.
Đức Phật thuyết kệ:
Giả sử trải trăm kiếp
Không hoại các nghiệp nhân
Khi nhân duyên hòa hợp
Hữu tình tùy thọ quả.
Này các thầy Bí-sô, Ta nhớ kiếp quá khứ lâu xa, khi ấy có Đức Phật ra đời hiệu là Vô Năng Thắng Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn. Đức Phật đối với khắp thế gian làm Phật sự rồi, cuối cùng ở trong một nước nọ, vào cõi Vô dư y đại Niết-bàn, như củi hết lửa tắt. Vị quốc vương nước đó thâu xá-lợi cửa Ngài tạo lập bảo tháp to lớn để cúng dường.
Sau đó các chúng Bí-sô đánh trống, gõ kiền chùy, phát loa báo cáo khắp đại chúng. Trăm ngàn vô số các thầy Bí-sô tập họp lại một nơi, có một vị đại pháp sư nhân ngày thuận duyên khắp vì tất cả mà tuyến thuyết pháp yếu.
Khi ấy trong nước có một người đánh bạc tên Đắc Thắng, ông ta rất ghiền các trò chơi cờ bạc, vợ ông ta tên Quảng Thắng, con cũng cùng tên. Ban đầu người này gom góp gia tài đem chơi cờ bạc nên của cải, tài sản dần dần về tay người khác, cuối cùng gia tài tiêu tán hết, chỉ còn hai chiếc áo khoác, cây dù, đôi giày da thường dùng và năm đồng tiền vàng.
Một hôm, người này bỗng nói:
-Ta vì không tạo nhân phước cho nên mới bị nghèo khổ thế này.
Nói xong, ông ta kêu than và đem các vật đó ra khỏi nhà, lần lượt hỏi những người chơi đánh bạc, đường đi đến chỗ thuyết pháp.
Đắc Thắng thấy vị đại pháp sư ngồi trên tòa sư tử, có nhiều người ngồi chung quanh, cung kính chắp tay nghe pháp. Ông ta trông thấy hình ảnh tốt đẹp này sinh tâm thanh tịnh, suy nghĩ: “Bây giờ ta cũng nghe pháp như vậy”. Đắc Thắng liền đặt các vật mang theo ở một chỗ rồi chắp tay chí thành lắng nghe thuyết pháp. Khi ấy vị pháp sư thuyết kệ:
Người nên tu tập các nhân phước
Như thế hành trì chớ gián đoạn
Tùy việc ưa thích theo thời làm
Do nhờ chứa phước được an vui.
Đắc Thắng nghe kệ và suy ngẫm câu Do nhờ chứa phước được an vui: “Từ lâu ta đã không tạo nhân phước cho nên bị nghèo khổ, bây giờ ta nên tùy khả năng mà thực hành chút ít việc phước”. Nhưng lại nghĩ: “Gia tài của cải chẳng còn gì ngoài các vật tùy thân, trong đó ta lấy năm đồng tiền vàng và một tấm áo choàng, hoặc đem bố thí phải nghĩ đến người rất nghèo đến nỗi muốn tự vẫn. Nếu ta không bố thí sẽ vĩnh viễn hủy hoại nhân phước, ở trong đời khác sẽ không có chỗ mong nhờ. Bây giờ ta có thể dùng phương tiện nào có thể lìa sự nghèo khổ, bảo tồn thân mạng trong đời sống, tu theo phước sự không mất nhân thù thắng. Bây giờ ta thà chịu sự đói nghèo ắt được nhiều phước đức, vì thế đem tiền vàng và áo choàng để bố thí”.
Khi Đắc Thắng suy nghĩ như thế, vị pháp sư kia lại nói kệ:
Thiện pháp phải nên mau chóng tu
Tức hay dứt trừ bao nghiệp tội
Như thế nên tu nhân thắng phước
Tất cả nghiệp tội chẳng an vui.
Đắc Thắng lại nghe câu kệ này, suy ngẫm lời nói ấy: “Mau tu thiện pháp” và quyết định làm việc này. Do đó ông ta phát khởi tâm bố thí thanh tịnh, đem cây dù che trên đầu vị pháp sư, lấy đôi giày đặt dưới chân vị pháp sư, trải năm đồng tiền vàng bên cạnh tòa ngồi, đem chiếc áo choàng khoác lên mình vị pháp sư. Trong lòng Đắc Thắng vô cùng hoan hỷ, cảm thấy lâng lâng, ông đảnh lễ dưới chân thầy, càng sinh thêm lòng tin thanh tịnh, phát nguyện:
-Con nguyện đem căn lành bố thí tối thượng, trong đời này và mãi mãi về sau, đời đời đều có đại phước lực thù thắng, có đủ đại danh xưng, thọ phước trời, người, oai đức cao vời, làm vua các nước. Nếu cần điều gì, thì theo ý nghĩ vật ấy liền hiện ra, tốt đẹp tràn đầy vô tận.
Khi Đắc Thắng phát nguyện rộng lớn như vậy, vị pháp sư liền hồi hướng công đức cho ông ta.
Lúc đó người chơi cờ bạc rời khỏi hội chúng. Chỉ còn lại chiếc áo che thân trở về nhà. Vợ và con trông thấy kinh dị, nghĩ rằng: “Trước đây, ông ta đã đem các vật dụng ra đi, có lẽ đánh bạc hết rồi”, nên người vợ hỏi: “Này chàng, trong nhà bây giờ chỉ còn có tôi và đứa con nhỏ, ngoài ra không còn vật gì cả, chẳng lẽ chúng ta cũng sắp chết hay sao?”
Người chồng càng thêm bị các sự nghèo cùng khốn khổ bức bách, mới định thần vì nhân duyên này, nói kệ:
Thế gian khổ nào hơn khổ nghèo
Khổ nghèo cũng đồng như khổ chết
Ta thà cam tâm chịu khổ chết
Chứ không thích sống với khổ nghèo.
Nói kệ xong Đắc Thắng đứng đó than thở. Sau đó người vợ ông ôm bình ra giếng nước, tuy múc được nước nhưng bà dùng hết sức vẫn không kéo lên được. Bà vợ gọi chồng đến xem thử, cả hai vợ chồng cùng sức kéo cũng không lên được, lại gọi thằng con. Cả ba người dồn hết sức lực mới kéo lên được chút ít, họ vô cùng kinh ngạc khi thấy dưới bình nước có ba ống bằng sắt đựng đầy tiền vàng xếp chồng lên nhau. Người chồng mới thấy kinh dị, suy nghĩ: “Chẳng lẽ trước đây ta bố thí bây giờ được quả này”. Ông ta vui vẻ nhìn những đồng tiền vàng, nói kệ:
Lạ thay, công đức hiện nơi này
Tất cả tội lỗi đều dứt sạch
Những gì nay được, do trước trồng
Nên biết quả báo là như vậy.
Người vợ của Đắc Thắng vui mừng hỏi:
-Này chàng, những điều tốt đẹp như thế này ra sao, xin hãy nói cho tôi rõ.
Đắc Thắng kể hết cho vợ nghe. Sau đó ông ta đánh bạc luôn được thắng, phước lực khai phát hiện tại được quả báo này. Do đó tiếng đồn vang khắp mọi nơi, mọi người trong nước cùng nói với nhau:
-Thật là hy hữu thay đại phước đặc thù này, bỗng nhiên ông ta trở thành giàu có, thong dong.
Đắc Thắng từ đó về sau hướng về Phật, Pháp, Tăng sinh lòng tin thanh tịnh càng hơn trước, ngày ngày ở nơi tháp Phật, rộng lớn cúng dường, lại tu tập thọ trì chánh pháp. Mỗi ngày Đắc Thắng đều đem món ăn thượng vị dâng cúng dường chúng Tăng. Ngoài ra các Sa-môn, Bà-la-môn, những người hành khất bên đường cũng được Đắc Thắng cung cấp đầy đủ các món cần dùng. Lại lập tinh xá rộng lớn, thỉnh các thầy Bí-sô khắp nơi về ở để ông ta thừa sự cúng dường. Vì thế danh tiếng Đắc Thắng vang xa đến mọi nơi. Sau đó quốc vương nước kia bỗng qua đời và không có người kế vị. Các quan cận thần, hàng quyến thuộc biết người kia có phước lực lớn, tiếng tăm lớn họ bàn với nhau rồi ân cần mời thỉnh người đó lên kế thừa vương vị. Thế là tên gọi người đánh bạc không còn nữa, mà được mọi người tôn xưng là Đắc Thắng đại vương.
Vua Đắc Thắng đạt được thành quả như vậy, lòng hân hoan phát tâm mãnh liệt càng làm việc phước và bố thí nhiều hơn trước. Ông tu trì giới hạnh, khắp vì quan quân, quyến thuộc và tất cả mọi người mở mang nhân phước xong, đến lúc mạng chung liền sinh lên cõi trời Tha hóa tự tại, làm con của Thiên vương kia. Khi sinh lên trời, vua Đắc Thắng có các châu báu như ý thượng diệu và các y phục từ trên không rơi xuống, thân chiếu ánh sáng làm át cả ánh sáng của các vị trời khác. Các vị trời thấy hiện tượng này đều ngạc nhiên và khen ngợi là ít có quả thắng phước như thế.
Đức Phật dạy các Bí-sô:
-Các thầy nên biết, vua Đắc Thắng đâu phải người nào lạ, tức là vua Phước Lực Ta đã nói lúc trước. Người ấy ban đầu là kẻ chơi cờ bạc, lại có thể phát tâm hoan hỷ ưa thích nghe pháp, đã dốc hết những gì mình có cho pháp sư. Vì thế hiện tại được quả báo thù thắng, kế tục ngôi vua, khai phát nhân phước. Do nhân duyên này, hai mươi sáu đời làm Thiên vương cõi Tha hóa tự tại, ba mươi sáu đời làm Thiên vương cõi Hóa lạc, ba mươi sáu đời làm Thiên vương cõi Đâu-suất, ba mươi sáu đời làm Thiên vương cõi Dạ-ma, ba mươi sáu đời làm Thiên vương cõi Đao-lợi, ba mươi sáu đời làm Tứ đại vương Thiên vương, vô số trăm đời làm Kim luân vương, dùng chánh pháp trị hóa khắp bốn thiên hạ, bảy báu đầy đủ, đó là xe báu, voi báu, ngựa báu, châu báu, nữ báu, thần chủ tàng báu, thần chủ binh báu. Bảy báu như thế tùy ý thọ dụng.
Nhà vua có ngàn người con, hình tướng rất đẹp đẽ, dũng kiện, tinh tấn, có thể hàng phục các quân khác. Từ chân trời góc bể đến khắp cõi nước đều không có các sự khủng bố, trộm cắp, dao gậy... Mọi người đều tu tập chánh pháp, vui sống an lành.
Lúc bấy giờ Thế Tôn thuyết kệ cho các Bí-sô:
Các thắng nhân đại sĩ như thế
Nhiều đời làm chủ tể hơn hết
Do Phật phổ nhiếp nơi thế gian
Điều này chư Phật thường đã dạy.
Nếu được nghe là việc hy hữu
Nhân duyên rộng lớn thần thông này
Người tạo nghiệp xấu còn sinh tín
Những ai có trí chưa khai ngộ.
Cho nên như thế rất hy hữu
Bậc oai đức lớn tùy mong cầu
Hãy nên tôn trọng môn chánh pháp
Những lời Phật dạy nhớ nghĩ luôn.
Đức Phật dạy các thầy Bí-sô:
-Những điều Ta dạy, các thầy hãy tu học như vậy. Thế nên thường tinh cần ưa thích chánh pháp, tôn trọng, cung kính, tín thờ, cúng dường. Làm bất cứ điều gì, hãy lấy làm y chỉ. Người học tập như vậy được lợi ích lớn.
Đức Phật nói kinh này xong, các thầy Bí-sô và mọi người nghe lời Phật dạy đều rất hoan hỷ, tín thọ phụng hành.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.220.110.45 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.