Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Đại Phương Quảng Bồ Tát Tạng Văn Thù Sư Lợi Căn Bổn Nghi Quỹ Kinh [大方廣菩薩藏文殊師利根本儀軌經] »» Bản Việt dịch quyển số 4 »»

Đại Phương Quảng Bồ Tát Tạng Văn Thù Sư Lợi Căn Bổn Nghi Quỹ Kinh [大方廣菩薩藏文殊師利根本儀軌經] »» Bản Việt dịch quyển số 4

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.39 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.46 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Nghi Quỹ Căn Bổn Đại Phương Quảng Bồ Tát Tạng Văn Thù Sư Lợi

Kinh này có 20 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 |
Việt dịch: Huyền Thanh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

BỒ TÁT BIẾN HÓA NGHI QUỸ _PHẨM THỨ HAI_ CHI MỘT_
_Bấy giờ, Diệu Cát Tường Đồng Tử quán sát tất cả Đại Chúng trong Hội. Lúc đó, Diệu Cát Tường Đồng Tử nhập vào Quán Chiếu Tam Ma Địa (Avalokini-samādhi). Vào Định này xong, từ vành rốn của Ngài tuôn ra ánh sáng lớn, lại có vô số trăm ngàn na do tha câu chi ánh sáng dùng làm quyến thuộc chiếu tràn khắp tất cả chúng sinh giới với Trời Tịnh Quang
Khi ấy, Kim Cương Thủ Bồ Tát Ma Ha Tát bảo Diệu Cát Tường Đồng Tử rằng: “Nay ông tuyên nói Mạn Noa La Pháp Phẩm Nghi Quỹ khiến cho tất cả Bồ Tát với tất cả chúng sinh được vào Tam Muội (Samādhi). Lại khiến cho tất cả chúng sinh hiểu biết rõ Chân Ngôn Cú (Mantra-pada), đều được thành tựu tất cả Chân Ngôn Hạnh (Mantra-caryā) thuộc hết thảy Thế Gian (Laukika), Xuất Thế Gian (Lokottara)”
Kim Cương Thủ Bí Mật Chủ (Vajra-pāṇi-guhyādhipati) nói như vậy xong. Lúc đó, Diệu Cát Tường Đồng Tử muốn nói Tối Thượng Bí Mật Mạn Noa La Nghi Quỹ chiếu sáng tất cả, dùng sức Thần Biến (Vikuraṇa) ở trên đầu ngón tay phải của Ngài thảy đều hiện khởi tất cả Đại Chúng. Lại tuôn ra vô số trăm ngàn na do tha câu chi ánh sáng chiếu tất cả Chúng Hội trên Trời Tịnh Quang.
Bấy giờ, Diệu Cát Tường Đồng Tử lược nói Diệm Mạn Đức Ca Phẫn Nộ Minh Vương Tâm Chân Ngôn, đủ đại vô úy, tất cả chỗ làm, Thỉnh Triệu, Phát Khiển, dứt trừ tai hại, tăng trưởng cát tường, giáng phục các Ma, ẩn mất thân hình, đi ngồi trên hư không, hoặc đi trên đất nhưng bàn chân chẳng chạm đất, khiến cho nhóm yêu kính khác đều được thành tựu, phá tất cả ám tối nhưđèn sáng rộng lớn. Đại Vô Úy Tam Tự Chân Ngôn này thích hợp thực hành Pháp Lực rất ư bậc nhất… Sự mong cầu, chỗ làm, nghĩa của tất cả Chân Ngôn đều được thành tựu.
Liền nói Đại Phẫn Nộ Minh Vương Tâm Chân Ngôn:
“Án, ác, hồng”
*) Oṃ_ Āḥ Hūṃ
(Bản Phạn ghi là: OṂ_ ĀḤ HRŪṂ)
Đại Phẫn Nộ Minh Vương Tâm Chân Ngôn này. Đại Bồ Tát Diệu Cát Tường khéo nói Mạn Noa La Chân Ngôn Hạnh hay làm tất cả việc, phá tất cả chướng ngại.
_Lúc đó, Diệu Cát Tường Đồng Tử nhấc bàn tay phải của mình xoa đầu Phẫn Nộ Minh Vương rồi xưng lời như vầy: “Nẵng ma nhất thiết Phật” (Namaste sarva¬buddhānāṃ: Quy mệnh tất cả Phật)
Nói như vậy xong thời chư Phật Thế Tôn, vô lượng Bồ Tát đủ Phước Đức Tam Muội trong hết thảy mười phương Thế Giới đi đến trụ trong Hội. Lúc đó, Phẫn Nộ Minh Vương lại hiện tướng Đại Phẫn Nộ liền đến tìm hết thảy chúng sinh đại lực có Tâm ác trong cõi nước của tất cả Thế Giới, khiến đi đến tập hội trong Đại Chúng trên Trời Tịnh Quang, y theo vị trí an trụ. Lại trên đỉnh đầu của chúng sinh này đều tuôn ra đám lửa sáng rực rỡ.
Bấy giờ, Diệu Cát Tường Đồng Tử quán Tâm tịnh của Đại Chúng ấy, chiêm ngưỡng rồi bảo rằng: “Này các Đại Chúng! Ông nên nghe cho kỹ! Tam Muội này của Ta, nếu chẳng y theo thực hành, như có vi phạm sẽ khiến cho Phẫn Nộ Minh Vương này hiện Uy Lực lớn mà tựđiều phục. Thế nào là chẳng được vi phạm? Là duyên theo Bí Mật Tam Muội Chân Ngôn Hạnh Nghĩa Chư Phật Bồ Tát Đại Đức Bình Đẳng Pháp Môn. Nay ông nghe cho kỹ! Hãy khéo nghĩ nhớ! Ta sẽ vì ông mà nói.
“Nẵng mô tam mãn đá một đà nam. Án, la la, tam-ma la, a bát-la để hạđa xá sa nẵng, câu ma la lỗ ba đà lý nê, hồng hồng, phát tra phát tra, tát-phộc hạ”
*)Namo samanta-buddhānāṃ_ Oṃ_ Ra ra, smara apratihataśāsana kumāra-rūpa-dhāriṇa, hūṃ hūṃ phaṭ phaṭ svāhā
Thánh Giả! Đây là Căn Bản Chân Ngôn Thánh Diệu Cát Tường Ấn tên là Ngũ Kế Đại Ấn (Pañca-śikhā-mahā-mudra). Nếu dùng Ấn này trì tụng Căn Bản Chân Ngôn (Mūla-mantra) thì tất cả chỗ mong cầu đều được thành tựu.
_Lại nói Tâm Chân Ngôn (Hṛdaya-mantra) làm tất cả việc tốt lành, khiến cho Tâm vắng lặng
“Án, phộc chỉ-dã nại, nẵng mạc”
*) Oṃ_ Vākye nai namaḥ
(Bản Phạn ghi nhận là: OṂ_ DHĀNYADA NAMAḤ)
Nói Ấn Pháp này tên là Tam Kế (Tri-śikha) tăng trưởng tất cả Phước Đức
_Lại nói Ngoại Tâm Chân Ngôn (Upahṛdaya-mantra):
“Phộc chỉ-dã, hồng”
*) Vākye hūṃ
(Bản Phạn ghi nhận là: BĀHYE HŪṂ)
Nói Ấn Pháp này cũng tên là Tam Kế (Tri-śikha) hay giáng phục tất cả chúng sinh
_Lại nói Nội Tâm Vi Diệu Chân Ngôn (Parama-hṛdaya-mantra):
“Nẵng mô tam mãn đá một đà nam_ Mạn”
*)Namaḥ samanta-buddhānāṃ_ Maṃ
(Bản Phạn ghi nhận là: NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ MUṂ)
Nói Ấn Pháp này tên là Khổng Tước Tòa (Mayūrāsana) kính yêu tất cả chúng sinh
_Lại có Nhất Thiết Phật Tâm Đại Vô Úy Bát Tự Chân Ngôn tên là Tối Thượng Tăng Ích Đại Cát Tường chặt đứt sinh tử trong ba cõi, tiêu trừ tất cả nẻo ác, hay diệt tất cả tai hại, làm tất cả việc đều được an vui, vắng lặng như hiện tại nhìn thấy Phật. Diệu Cát Tường Bồ Tát này tuyên bố tướng Chân Ngôn bí mật tối thượng vì tất cả chúng sinh. Nếu có người nghĩ nhớ đến thì tất cả ước nguyện đều được viên mãn. Nếu có người trì tụng thì hết thảy tội nặng năm Nghịch đều được thanh tịnh
Liền nói Chân Ngôn là:
“Án, A vĩ ra hồng khư tả lạc”
*)Oṃ_ Aḥ vīra hūṃ khacaraḥ
(Bản Phạn ghi nhận là: OṂ _ ĀḤ DHĪRA HŪṂ KHACARAḤ)
Thánh Giả! Có Bát Tự Đại Vô Úy Tối Thượng Bí Mật Tâm Chân Ngôn này cùng với Đức Phật trụ ở đời không có khác, hay làm tất cả việc cát tường. Đại Công Đức này, nay Ta vì ông lược tuyên nói. Nếu muốn trình bày rộng thì trải qua vô số trăm ngàn na do tha câu chi kiếp tra xét lượng Công Đức ắt nói chẳng thể hết. Nếu nói thì Ấn Pháp này tên là Đại Tinh Tiến Năng Viên Mãn Nhất Thiết Nguyện
_Lại nói Triệu Thỉnh Chúng Thánh Chân Ngôn:
“Án, hứ hứ, câu ma la vĩ thấp-phộc lỗ bế ni, tát lý-phộc phộc la bà sửđá, bát-la mạo đà nễ, a dã hứ, bà nga vãn nẵng dã hứ, câu ma la cát-lý noa đát-bà la, đà lý ni, mạn noa la, mạt địa-dã, để sắt-xá, để sắt-xá, tam ma dã ma noa sa-ma la, a bát-la để hạ đá xá sa nẵng, hồng, ma, vĩ la phộc, lỗ lỗ, phả tra, sa-phộc hạ”
*)Oṃ_ he he kumāra-rūpisvara-rūpiṇe, sarva bāla-bhāṣita- prabodhane āyāhi bhagavaṃāyāhi, kumāra-krīḍotpala-dhāriṇe maṇḍala-madhye tiṣṭha tiṣṭha, samayam-anusmara, apratihataśāsana hūṃ, māvilamba, ru ru, phaṭ svāhā
Chân Ngôn này là Diệu Cát Tường Bồ Tát thỉnh triệu tất cả chư Phật, tất cả Bồ Tát, tất cả Bích Chi Phật, Thanh Văn, Trời, Rồng, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Nga Lỗ Noa, Khẩn Na La, Ma Hầu La Già, Tỳ Xá Tả, La Sát Sa, tất cả BộĐa…
Phàm muốn triệu thỉnh, trước tiên dùng nước thơm gia trì bảy biến, rưới vảy sạch sẽ, tất cả rộng khắn trên dưới, bốn góc thì tất cả chư Phật, Bồ Tát, Diệu Cát Tường kèm với quyến thuộc, tất cả Chân Ngôn Thế Gian Xuất Thế Gian, tất cả chúng BộĐa, tất cả chúng sinh đều đến Đạo Trường.
_“Nẵng mô tam mãn đá một đà nam_ A bát-la để hạđá xá sa nẵng nam_ Án, độ, độ la độ la, độ ba, phộc tất nễ, độ ba lý-tức sử, hồng, để sắt-xá, tam ma dã ma nỗ sa-ma la, sa-phộc hạ”
*) Namaḥ samanta-budhānāṃ Apratihataśāsanānāṃ
Oṃ_ Dhu dhura dhura dhūpa-vāsini dhūpārciṣi hūṃ tiṣṭha samayam¬anusmara svāhā
Đây là Hiến Hương Chân Ngôn. Nếu lấy Bạch Chiên Đàn (Candana), Long Não (Karpūra), Cung Câu Ma Hương (Kuṅkuma) hòa hợp với nhau. Khi đốt hương thời tụng Chân Ngôn này thì tất cả Như Lai với các Bồ Tát, tất cả Thánh Chúng đều nhận cúng dường. Triệu Thỉnh Ấn lúc trước tên là Tối Thượng Liên Hoa Man hay cùng với tất cả chúng sinh làm việc đại cát tường
_Nếu đối với chư Phật Như Lai, tất cả Bồ Tát với hàng Thánh Chúng… hiến nước Át Già (Ārgha) thì lấy nhóm hương Long Não, Bạch Đàn, Cung Câu Ma đã dùng, lại dùng thêm hoa Nhạ Đế (Jātī), hoa Thích Ý (Sumana), hoa Ma Lê Ca (Mālika), hoa Mạt Lý Sư (Vārṣi), Hoa Long (Nāga), hoa Mạt Câu La (Vakula), hoa Bảo Ni Đá Nga La (Piṇḍitagara). Đem nhóm hương hoa như vậy dìm bên trong nước. Đây gọi là Hiến Át Già Thủy.
Hiến Thủy Chân Ngôn:
“Nẵng mô tam mãn đá một đà nam, ma bát-la để hạđá xá sa nẵng nam. Đát nễ-dã tha: Hứ hứ, ma hạ ca lỗ ni ca, vĩ thấp-phộc lỗ ba đà lý ni, a lý ngưng-già, bát-la để tha, bát-la để tha ba dã, tam ma dã ma nỗ sa-ma la, để sắt-xá, để sắt-xá, mạn noa la, mạt địa-dã, bát-la phệ xá dã, tát lý-phộc bộđá nỗ ba ca, ngật-lý hận noa, hồng, a tô la, vĩ tả lý ni, sa-phộc hạ”
*)Namaḥ samanta-buddhānāṃ apratihataśāsanānāṃ
Tadyathā: He he, mahā-kāruṇika viśva-rūpa-dhāriṇi arghyaṃ pratīccha pratīcchāpaya samayam-anusmara, tiṣṭha tiṣṭha, maṇḍala-madhye, praveśeya sarva-bhūta- anupaka, gṛhṇa hūṃ, asura-vicāriṇe svāhā
(Bản Phạn ghi nhận là: NAMAḤ SARVA-BUDDHĀNĀM APRATIHATAŚĀSĀNĀṂ TADYATHĀ: HE HE, MAHĀ-KĀRUṆIKA VIŚVA-RŪPA-DHĀRIṆI
ARGHYAṂ PRATĪCCHA PRATĪCCHĀPAYA SAMAM-ANUSMARA , TIṢṬHA TIṢṬHA, MAṆḌALA-MADHYE, PRAVEŚAYA PRAVIŚA SARVA¬BHŪTĀNUKAMPAKA, GṚHṆA GṚHṆA HŪM, AMBARA-VICĀRIṆE SVĀHĀ)
Ấn này tên là Viên Mãn Ấn, hay vì tất cả chúng sinh làm việc viên mãn
_Lại nói Phần Hương Chân Ngôn (Gandha-mantra). Nếu hiến hương ấy, như Chân Ngôn lúc trước
“Nẵng mô tam mãn đá một đà nam, nẵng mô tam mãn đá hiến đà phộc sa sa, thất¬lý dạ dã, đát tha nga đá dã. Đát nễ-dã: Hiến đệ, hiến đệ, hiến đệ, hiến đà, hiến đà ma noa la nhĩ, bát-la để tha, bát-la để thế nan, hiến đạm, tam mãn đá nỗ tả lý ni, sa-phộc hạ”
*)Namaḥ samanta-buddhānāṃ Namaḥ samanta-gandhāvabhāsa-śriyāya-tathāgatāya Tadyathā: Gandhe gandhe gandhe, gandha gandha-manorame pratīccha
pratīcchenaṃ gandhaṃ samata-anucāriṇe svāhā
(Bản Phạn ghi nhận là: NAMAḤ SARVA-BUDDHĀNĀM NAMAḤ SAMANTA-GANDHĀVABHĀSA-ŚRIYA-TATHĀGATĀYA TADYATHĀ: GANDHE GANDHE GANDHĀḌHYE GANDHA¬
MANORAME PRATĪCCHA PRATĪCHEYAṂ GANDHAṂ SAMANTĀNUSĀRIṆE SVĀHĀ) Ấn này tên là Ba La Phộc (Pallava) viên mãn tất cả Nguyện
_Lại nói Hiến Hoa Chân Ngôn (Puṣpa-mantra):
“Nẵng mô tam mãn đá một đà nam, ma bát-la để hạđá xá sa nẵng nam. Nẵng mô tam câu tô nhĩđá la nhạ tả, đát tha nga đá tả. Đát nễ-dã tha: câu tô nhĩ, câu tô ma nễ¬duệ, câu tô ma bố la phộc tất nễ, câu tô ma phộc để, sa-phộc hạ”
*) Namaḥ samanta-budhānāṃ Apratihataśāsanānāṃ Namaḥ saṅkusumita-rājasya- tathāgatasya Tadyathā: Kusume kusumāḍhye kusuma-pura-vāsini kusuma-vatī svāhā
(Bản Phạn ghi nhận là: NAMAḤ SARVA-BUDDHĀNĀM APRATIHATAŚĀSĀNĀṂ NAMAḤ SAṄKUSUMI-RĀJASYA TATHĀGATASYA TADYATHĀ: KUSUME KUSUME KUSUMAḌHYE KUSUMA¬
PURAVĀSINI KUSUMĀVATĪ SVĀHĀ)
_Phàm muốn hiến thức ăn. Trước tiên đỉnh lễ tất cả Phật Hiền Thánh, sinh tưởng chẳng thể nghĩ bàn chưa từng có. Nay Chân Ngôn này, Chính Giác chính thuyết. Trước sau hết thảy cúng hiến đều y theo Nghi này, niệm Chân Ngôn này
“Nẵng mô tam mãn đá một đà nam, ma bát-la để hạđá xá sa nẵng nam. Đát nễ-dã tha: Hứ hứ, bà nga phộc, ma hạ tát lý-phộc một đà phộc lộ cát đá, ma vĩ lặng phộc, y nan phộc lệ, nga-lý hận-noa bá dã, nga-lý hận-noa, nga-lý hồng, tát lý-phộc vĩ thấp¬phộc, la la, tra tra, tát-phả tra, sa-phộc hạ”
*)Namaḥ samanta-buddhānāṃ Apratihataśāsanānāṃ
Tadyathā: He he bhagavaṃ mahā-satva buddhāvalokita mā vilamba, idaṃ baliṃ gṛhṇāpaya gṛhṇa hūṃ, sarva-viśva, ra ra, ṭa ṭa, sphaṭ svāhā
(Bản Phạn ghi nhận là:
NAMAḤ SARVA-BUDDHA BODHISATTVĀNAM APRATIHATAŚĀSANĀNĀṂ
TADYATHĀ: HE HE BHAGAVAṂ MAHĀ-SATTVA BUDDHĀVALOKITA MĀ VILAMBA, IDAṂ BALIṂ GṚHṆĀPAYA GṚHṆA HŪṂ HŪṂ, SARVA¬VŚVA, RA RA, ṬA ṬA, PHAṬ SVĀHĀ
Nay Ấn Chân Ngôn này tên là Đại Lực (Mahā-bala), tiêu trừ tất cả các ác
_Nhiên Đăng Chân Ngôn (Pradīpa-mantra)
“Nẵng mô tam mãn đá một đà nam, ma bát-la để hạđá xá sa nẵng nam, tát lý¬phộc đát mộng đà ca la, vĩ đặc-tông tất nam, nẵng mô tam mãn đá tổ để hiến đà phộc bà sa, thất-lý dạ dã, đát tha nga đá dã. Đát nễ-dã tha: hứ hứ, bà nga tông, tổ để la xá¬nhĩ, thiết đá, sa hạ sa-la bát-la để mạn ni đá, xá lý la, vĩ câu lý-phộc, ma hạ mạo địa tát đát-phộc, tam mãn đá nhập-phộc la nễ-dụ để đá, một lý-để, cụ lý-na, cụ lý-na, a phộc lộ ca dã, a phộc lộ ca dã, mạn noa la, tát lý-phộc tát đát-phộc nan tả”
*)Namaḥ samanta-buddhānāṃ apratihataśāsanānāṃ sarva-tamo'ndhakāra vidhvaṃsināṃ
Namaḥ samanta-jyoti-gandhāvabhāsa-śriyāya tathāgatāya
Tadyathā: He he, bhagavaṃ jyoti-raśmi-śata-sahasra-pratimaṇḍita-śarīra vikurva mahā-bodhisatva samanta-jvālodyotita-mūrti, khurda khurda, avalokaya avalokaya- maṇḍala sarva-satvānāṃca
(Bản Phạn ghi nhận là:
NAMAḤ SARVA-BUDDHĀNĀM- APRATIHATAŚĀSANĀNĀṂ SARVATAMO’NDHAKĀRA-VIDHVAṂSINĀṂ
NAMAḤ SAMANTA-JYOTI-GANDHĀVABHĀSA-ŚRIYĀYA TATHĀGATĀYA
TADYATHĀ: HE HE BHAGAVAṂ JYOTI-RAŚMI-ŚATA-SAHASRA¬PRATIMA/N/DITA-ŚARĪRA, VIKURVA VIKURVA, MAHĀ-BODHISATTVA¬SAMANTA-JVĀLODYOTITA-MŪRTI, KHURDA KHURDA, AVALOKAYA AVALOKAYA, SARVA-SATTVĀNĀṂ SVĀHĀ)
Đây là Nhiên Đăng Chân Ngôn Ấn (Pradīpa-mantra-mudra) tên là Quảng Khai (Vikāsanī), quán chiếu tất cả chúng sinh
_“Nẵng mô tam mãn đá một đà nam, ma bát-la để hạđá xá sa nẵng nam. Đát nễ¬dã tha: Nhập-phộc, nhập-phộc la, nhập-phộc la, nhập-phộc la dã, nhập-phộc la dã, hồng, vĩ mạo đà ca, hạ lý, cật-lý sắt-noa, tân nga la”
.)Namaḥ samanta-buddhānāṃ apratihataśāsanānāṃ
Tadyathā: Jvala jvala jvālaya jvālaya, hūṃ, vivodhaka hari-kṛṣṇa-piṅgala
(Bản Phạn thêm SVĀHĀ vào cuối câu)
Đây là Nhiên Hỏa Chân Ngôn Ấn (Agni-kārikā-mantra-mudra) tên là Hợp Chưởng Quang (Saṃpuṭa) chiếu tất cả chúng sinh, là điều mà chư Phật Bồ Tát quá khứđã nói.
_Bấy giờ Diệu Cát Tường Đồng Tử bảo Bí Mật Chủ Kim Cương Thủ Bồ Tát rằng: “Chân Ngôn bí mật vi diệu này. Minh Vương Tộc Bộ của các ông, bên ngoài hiện phẫn nộ, bên trong hàm chứa Từ Nhẫn. Hết thảy bậc Trí cầu tất cả Chân Ngôn đều được thành tựu. Nếu hàng Kim Cương Liên Hoa Tộc gây chướng ngại thời liền nói Minh (Vidya) này khiến kẻấy bị giáng phục.
“Nẵng mô tát lý-phộc một đà nam, ma bát-la để hạđá xá sa nẵng nam. Đát nễ-dã tha: Án, ca la ca la, câu lỗ câu lỗ, ma ma ca lý-diệm, bạn nhạ bạn nhạ, tát lý-phộc vĩ cận-nan, na hạ na hạ, tát lý-phộc phộc nhật-la vĩ na dã kiếm, bố lý-phộc trá ca, nhĩ vĩ đán đá ca la, ma hạ vĩ cật-lý đá, lỗ ba, đà lý ni, bát tả bát tả, tát lý-phộc nỗ sắt-trá, ma hạ nga noa bát để, nhĩ vĩđán đá ca la, mãn đà mãn đà, tát lý-phộc nga-la hạ, sa mục khư, sa bộ nhạ, sa tả la noa, lỗ nại-la, ma nẵng dã, vĩ sắt-noa ma nẵng dã, một-la hám¬ma nễ-dã, nỉ phộc nẵng nẵng dã, ma vĩ lăng phộc, vĩ lăng phộc, la hộ la hộ, mạn noa la mạt tha-dã, bát-la phệ xá dã, tam ma dã ma nỗ sa-ma la, hồng hồng hồng hồng hồng hồng, phả tra phả tra”
*)Namaḥ sarva-buddhānāṃ apratihataśāsanānāṃ
Tadyathā: Oṃ_ kara kara, kuru kuru, mama kāryaṃ, bhañja bhañja, sarva-vighnāṃ, daha daha, sarva-vajra-vināyakaṃ, mūrdhaṭaka-jīvitānta-kara mahā-vikṛta-rūpa-dhāriṇe, paca paca, sarva-duṣṭāṃ, mahā-gaṇapati-jīvitānta¬kara bandha bandha, sarva-grahāṃ ṣaṇ-mukha ṣaḍ-bhuja ṣaṭ-caraṇa rudra¬mānaya, viṣṇu-mānaya, brahmādyāṃ devānānaya, mā vilamba vilamba, lahu lahu, maṇḍala-madhye praveśaya, samayam-anusmara, hūṃ hūṃ hūṃ hūṃ hūṃ hūṃ, phaṭ phaṭ
(Bản Phạn ghi nhận là:
NAMAḤ SARVA-BUDDHĀNĀM- APRATIHATAŚĀSANĀNĀṂ
OṂ_ KARA KARA, KURU KURU, MAMA KĀRYAM, BHAÑJA BHAÑJA SARVA-VIGHNĀṂ, DAHA DAHA, SARVA-VAJRA-VINĀYAKAM, MŪRDHA¬ṬAKA-JĪVITĀNTA-KARA MAHĀ-VIKṚTA-RŪ[IṆE, PACA PACA SARVA¬DUṢṬĀṂ, MAHĀ-GAṆAPATI-JĪVITĀNTA-KARA, BANDHA BANDHA SARVA-GRAHĀṂ, SAṆ-MUKHA ṢAḌ-BHUJA ṢAṬ-CARAṆA RUDRAMĀNAYA, VIṢṆUMĀNAYA, BRAHMĀDYĀṂ DEVĀNĀNAYA, MĀVILAMBA MĀ VILAMBA, JHAL JHAL, MAṆḌALA-MADHYE PRAVEŚAYA, SAMAYAMANUSMARA, HŪṂ HŪṂ HŪṂ HŪṂ HŪṂ HŪṂ , PHAṬ PHAṬ SVĀHĀ)
Nói Chân Ngôn này xong, bảo Bí Mật Chủ rằng: “Đây là Đại Tinh Tiến Tối Thượng Bí Mật tên là Lục Diện Đại Phẫn Nộ Minh Vương (Ṣaṇ-mukha-mahā¬krodha-rāja) hay phá chướng ngại. Nếu trì tụng Minh này được tự tại, Bồ Tát mười Địa còn có thể bị giáng phục, huống chi là các chướng ngại ác. Nếu có trì tụng cúng dường thì đại tác ủng hộ. Nói Ấn Pháp này tên là Đại Xoa (Mahā-śūla) phá diệt tất cả chướng ngại.
_Lại nói Phẫn Nộ Minh Vương Tâm Chân Ngôn:
“Án, ngật-lý sắt trí-lý đá nẵng nẵng, hồng, tát lý-phộc thiết đát-lỗ, nẵng xá dã, tát¬đán bà dã, phả tra phả tra”
*)Oṃ_ Hrīḥ vikṛtānana hūṃ, sarva-śatrūṃ nāśaya stambhaya phaṭ phaṭ
(Bản Phạn ghi nhận là:
OṂ_ HRĪḤṂ JÑĪḤ VIKṚTĀNANA HUṂ, SARVA-ŚATRUṂ NĀŚAYA STAMBHAYA PHAṬ PHAṬ SVĀHĀ)
Nếu có tất cả Oan Gia bức hại, gây não loạn thời y theo Pháp, niệm Chân Ngôn này khiến cho oan gia ấy nhận lấy bệnh sốt rét cách 4 ngày phát một lần, chịu khổ não lớn.
Nếu người luôn thường trì tụng mà không có Tâm Từ Bi thì việc mong cầu chẳng được thành tựu.
Nếu người chẳng tin Tam Bảo. Tụng Chú này khiến cho kẻấy sinh niềm tin, quyết định được thành tựu.
Ấn tên Đại Xoa (Mahā-śūla) cùng với Chú đồng dụng, nghiệm ấy ắt thành
_Lại nói Ngoại Tâm Chân Ngôn (Upahṛdaya-mantra)
“Án, ngật-lý, ca la lỗ ba, hồng, khiếm”
*)Oṃ_Hrīḥ kāla-rūpa Hūṃ Khaṃ
(Bản Phạn ghi nhận là:
OṂ_ HRĪḤṂ KĀLA-RŪPA HUṂ KHAṂ SVĀHĀ)
Ấn tên Đại Xoa (Mahā-śūla). Nếu đồng dụng với Minh này thì hay điều phục tất cả kẻ ác
_Lại nói Nội Tâm Chân Ngôn (Parama-hṛdaya-mantra) tên là Nhất Tự (Ekākṣara) tất cả Phật nói. Ấn tên là Đại Xoa (Mahā-śūla) cùng với Minh đồng dụng, hay tiêu trừ tất cả việc ác, giáng phục tất cả BộĐa (Bhūta). Khi thành tựu Chú Pháp ở trong Mạn Noa La thì quyết định thấy sự linh nghiệm của Phẫn Nộ Minh Vương
_Lại nói Phát Khiển Hiền Thánh Đẳng Chân Ngôn (Visarjana-mantra):
“Nẵng mô tát lý phộc một đà nam, ma bát-la để hạđá xá sa nẵng nam. Đát nễ-dã tha: Nhạ diệm, nhạ dã, tô nhạ dã, ma hạ ca lỗ ni ca, vĩ thất-tả lỗ bế ni, nga tha nga tha, sa-phộc bà phộc nam, tát lý-phộc một đạm thất-tả, vĩ sa lý-nhạ dã, tát ba lý-phộc la, sa¬phộc bà phộc nam, tảđát-la, bát-la phệ xá dã, mãn đát-la sa-ma la, tát lý-phộc thất-tả nhĩ, tất điện đổ mãn đát-la bá na, ma nỗ la đạm tả nhĩ, ba lý bố la dã”
*)Namaḥ sarva-buddhānāṃ apratihataśāsanānāṃ
Tadyathā: Jayaṃ jaya sujaya, mahā-kāruṇika viśva-rūpiṇe, gaccha gaccha svabhāvanaṃ sarva-buddhāṃśca visarjaya, saparivārāṃ svabhāvanaṃ catur-praveśaya, samayam-anusmara, sarvārthāśca me siddhyantu mantra-padāḥ manorathaṃ ca me paripūraya
(Bản Phạn ghi nhận là:
NAMAḤ SARVA-BUDDHĀNĀM- APRATIHATAŚĀSANĀNĀṂ
TADYATHĀ: JAYAṂ JAYA SUJAYA, MAHĀ-KĀRUṆIKA VIŚVA¬RŪPIṆE, GACCHA GACCHA, SVABHAVANAṂ SARVA-BUDDHĀṂŚCA VISARJAYA, SAPARIVĀRĀṂ SVABHAVANAṂ CĀNUPRAVEŚAYA, SAMAYAMANUSMARA, SARVĀRTHAŚCA ME SIDDHYANTU MANTRAPADĀḤ MANORATHAṂ CA ME PARIPŪRAYA SVĀHĀ)
Phát Khiển Ấn Chân Ngôn này tên là Bảo Tọa cũng gọi là Hiến Tọa. Nếu muốn Phát Khiển hàng Hiền Thánh. Chuyên Tâm chí, ý niệm bảy biến y theo Pháp gia trì thì hết thảy tất cả Mạn Noa La Chân Ngôn Hạnh thuộc Thế Gian Xuất Thế Gian đều được Tam Muội thành tựu, các hàng Thánh Chúng vui vẻ mà lui về.
_Bấy giờ Diệu Cát Tường Đồng Tử lại quán tất cả Đại Chúng bên trong Trời Tịnh Quang, nói Tự Kỷ Minh Vương Chân Ngôn
“Nẵng mô tát lý phộc một đà nam, ma bát-la để hạđá nga để nam. Án, nễ lý trí”
*)Namaḥ sarva-buddhānāṃ apratihata-gatīnām Oṃ_ Dṛṭi
(Bản Phạn ghi nhận là:
NAMAḤ SARVA-BUDDHĀNĀM- APRATIHATAŚĀSANĀNĀṂ_ OṂ RIṬI SVĀHĀ)
Diệu Cát Tường nói Chân Ngôn này xong thời hóa làm Minh Vương tên là Chỉ Thế Nễ (Keśinī) hay làm tất cả việc. Ấn tên là Đại Ngũ Kế (Mahā-pañca-śikha). Nếu dùng Ấn Pháp này thì tất cả việc khó làm đều được thành tựu.
_“Nẵng mô tam mãn đá một đà nam, ma bát-la để hạđá xá sa nẵng nam. Án, nễ trí”
*)Namaḥ samanta-buddhānāṃ apratihataśāsanānāṃ_Oṃ Niṭi
Chân Ngôn này tên là Ổ Ba Chỉ Thế Nễ (Upakeśinī). Ấn tên là Quảng Khai(Vikāsanī). Tất cả việc, chỗ mong cầu đều thành. Nếu có tất cả Tú Diệu hung ác thì tự nhiên lui tan.
_ “Nẵng mô tam mãn đá một đà nam, ma bát-la để hạđá nga để nam. Án, nễ”
*)Namaḥ samanta-buddhānāṃ apratihata-gatīnāṃ_ Oṃ Niḥ
Chân Ngôn này tên là Nẵng Lệ Nễ (Balinī), Ấn tên là Bảo Tọa hay thành tất cả việc, hết thảy chúng Dạ Xoa cũng hay khiến đến.
_“Nẵng mô tam mãn đá một đà nam, ma tiến bộđá, lỗ bế noản. Án, sảo tráo-lỗ”
*)Namaḥ samanta-buddhānāṃ acintyādbhuta-rūpiṇāṃ_ OṃŚatrū
(Bản Phạn ghi nhận là: OṂ_ JÑAIḤ SVĀHĀ)
Chân Ngôn này tên là Ba Lệ Nễ (Kāpatalinī), Ấn tên là Đại Lực (Mahā-bala) hay điều phục tất cả Quỷ Noa Chỉ Nễ (Ḍākiṇī) là điều mà Diệu Cát Tường đã nói và tất cả chư Phật đồng nói
_“Nẵng mô tam mãn đá một đà nam, ma bát-la để hạđá nga để bát-la tả lý noản. Đát nễ-dã tha: Án, phộc la nỉ””
*)Namaḥ samanta-buddhānāṃ apratihata-gati-pracāriṇāṃ
Tadyathā: Oṃ_ Varade
(Bản Phạn thêm SVĀHĀ vào cuối câu)
Minh này tên là Tăng Trưởng Hóa Tướng (Śreyasātmaka), Ấn tên là Tam Kế (Triśikha), trì tụng đồng dùng, mau được phú quý
_“Nẵng mô tam mãn đá một đà nam, ma tiến để-dã, bộđá, lỗ bế noa. Án, bộ lý”
*)Namaḥ samanta-buddhānāṃ acintyādbhuta-rūpiṇāṃ _ Oṃ Bhūri
(Bản Phạn thêm SVĀHĀ vào cuối câu)
Ấn tên là Xoa (Śula), đồng dùng thì tiêu trừ tất cả bệnh sốt rét
_ “Nẵng mô tam mãn đá một đà nam, ma tiến để-dã, bộđá, lỗ bế noa. Án, đát-la lý”
*)Namaḥ samanta-buddhānāṃ acintyādbhuta-rūpiṇāṃ _ Oṃ Tra-ri
(Bản Phạn ghi nhận là:
NAMAḤ SARVA-BUDDHĀNĀM- ACINTYĀDBHUTA-RŪPIṆĀṂ_ OṂ NU RE SVĀHĀ)
Minh này tên là Đá La (Tārāvatī), Ấn tên là Đại Lực (Mahā-bala) hay thành tất cả việc, lại hay diệt trừ chướng ngại
_“Nẵng mô tam mãn đá một đà nam, ma tiến để-dã, bộđá, lỗ bế noa. Đát nễ-dã tha: Án, vĩ lộ chỉ nễ”
*)Namaḥ samanta-buddhānāṃ acintyādbhuta-rūpiṇāṃ
Tadyathā: Oṃ vilokini
(Bản Phạn thêm SVĀHĀ vào cuối câu)
Minh này tên là Đại Thế (Lokavatī), Ấn tên là Phộc Cật Đát La (Vaktra), giáng phục tất cả Thế Gian đều được khoái lạc
_“Nẵng mô tam mãn đá một đà nam, ma tiến để-dã, bộđá, lỗ bế noa. Đát nễ-dã tha: Án, vĩ thấp-phệ, vĩ thấp-phộc, tam bà phệ, vĩ thấp-phộc lỗ bế ni, ca hạ ca hạ, a vĩ xá vĩ xá, tam ma dã ma nỗ [sa-ma la, lỗ lỗ, để sắt-xá, sa-phộc hạ]”
*)Namaḥ samanta-buddhānāṃ acintyādbhuta-rūpiṇāṃ
Tadyathā: Oṃ_ viśve viśva-saṃbhave viśva-rūpiṇi, kaha kaha, āviśāviśa samayam- anusmara, ru ru, tiṣṭha svāhā
Minh này tên là Đại Tinh Tiến (Mahā-vīrya), Ấn tên là Năng Sắt Tra La (Daṃṣṭra), cũng tên là Biến Hóa, hay khiến cho tất cả chúng sinh khởi Đại Thí Nguyện ban bố cho tất cả hữu tình
_“Nẵng mô tam mãn đá một đà nam, ma tiến để-dã, bộđá, lỗ bế noa. Đát nễ-dã tha: Án, thấp-phệđế, thất-lý, phộc bố”
*)Namaḥ samanta-buddhānāṃ acintyādbhuta-rūpiṇāṃ
Tadyathā: Oṃ_Śveta-śrī vapuḥ
(Bản Phạn thêm SVĀHĀ vào cuối câu)
Minh này tên là Đại Hóa, Ấn tên là Khổng Tước Tọa (Mayūrāsana) đầy đủ tướng chưa từng có chẳng thể nghĩ bàn, làm tất cả việc mong muốn, không có gì chẳng thành tựu, hay giáng phục Thế Gian, Đồng Nam Đồng Nữ sinh Tâm yêu kính.
_“Nẵng mô tam mãn đá một đà nam, ma tiến để-dã, bộđá, lỗ bế noa. Đát nễ-dã tha: Án, khế khế lý, bà ngu lý, tát lý-phộc thiết đát-lỗ, tát-đán bà dã, cữu bà dã, mô hạ dã, phộc xá ma nẵng dược”
*)Namaḥ samanta-buddhānāṃ acintyādbhuta-rūpiṇāṃ
Tadyathā: Oṃ_Khikhiri khiri bhaṅguri, sarva-śatrūṃ stambhaya jambhaya mohaya vaśamānaya
(Bản Phạn thêm SVĀHĀ vào cuối câu)
Minh này tên là Tương Ứng Đại Minh (Mahā-vidya-yogini), Ấn tên là Phộc Cật Đát La (Vaktra) hay điều phục chúng sinh làm điều ác
_“Nẵng mô tam mãn đá một đà nam, ma bát-la để hạđá nga để bát-la tả lý noa. Đát nễ-dã tha: Án, thất-lý”
*)Namaḥ samanta-buddhānāṃ apratihata-gati-pracāriṇāṃ Tadyathā: Oṃ_ Śrīḥ Minh này tên là Đại Phước Đức (Mahā-lakṣmi), Ấn tên là Hợp Chưởng
(Saṃpuṭaya). Đức Phật tự nói, hay khiến cho hữu tình được địa vị của quốc vương.
_“Nẵng mô tam mãn đá một đà nam, tát lý-phộc tát đát-phộc bà dã, bát-la nại duệ nam. Đát nễ-dã tha: Án, a nhĩ đế, câu ma lý, lỗ bế ni, nhất hứ, a nga tha, ma ma, ca lý¬diệm, câu lỗ”
*)Namaḥ samanta-buddhānāṃ sarva-satvābhaya-pradāyināṃ
Tadyathā: Oṃ_ Ajite kumāra-rūpiṇe, ehi āgaccha mama kāryaṃ kuru
(Bản Phạn thêm SVĀHĀ vào cuối câu)
Đây tên là Vô Năng Thắng Hiện Đồng Nữ Thân Thuyết Cam Lộ Cú (Ajiteti vikhyātā kumārī amṛtodbhavā), Ấn tên là Hợp Chưởng (Saṃpuṭaya) cùng với Chân Ngôn này đồng dùng thì xa lìa tất cả oan gia.
_“Nẵng mô tam mãn đá một đà nam, ma tiến để-dã, bộđá, lỗ bế noa. Đát nễ-dã tha: Án, nhạ duệ, án vĩ nhạ duệ, án a nhĩđế, án a ba la nhĩđế”
*)Namaḥ samanta-buddhānāṃ acintyādbhuta-rūpiṇāṃ
Tadyathā: Oṃ Jaye_ Oṃ Vijaye_ Oṃ Ajite_ Oṃ Aparājite
(Bản Phạn ghi nhận là:
NAMAḤ SARVA-BUDDHĀNĀM- ACINTYĀDBHUTA-RŪPIṆĀṂ_ OṂ JAYE SVĀHĀ _ OṂ VIJAYE SVĀHĀ_ OṂ AJITE SVĀHĀ_ OṂ APARĀJITE SVĀHĀ)
Bên trong Chân Ngôn này có bốn Tỷ Muội Thân Cận Bồ Tát (Catur-bhaginya¬bodhisatva) kinh hành Đại Địa, cứu độ chúng sinh, khiến cho các hữu tình y theo thực hành Chân Ngôn Hạnh, như vượt sông được chiếc thuyền, viên mãn việc đã làm. Ấn tên là Bí Mật
_“Nẵng mô tam mãn đá một đà nam, lộ ca nga-la địa bát để nam. Đát nễ-dã tha: Án, câu ma la, ma hạ câu ma la, cát-lý noa, sam ma khư, mạo địa tát đát-phộc đổ nhạ¬noa đá, ma bố la, ma bố la sa nẵng, thiết cát-duệ đổ nễ-dã đá, ba ni, la cật-đán nga, la cật-đá hiến đà đổ lệ, bát nẵng, tất-lý dã, khư khư, khư hứ khư hứ, hồng hồng, niết-lý đát-dã, niết-lý đát-dã, la cật-đá, bổ sắt-ba tức đá, một lý-để, sa ma dã, ma noa, sa-ma la, bộ-la ma, bộ-la ma, bộ-la ma dã, bộ-la ma dã, la hộ la hộ, ma vĩ lãm ma, tát lý-phộc ca lý-dã ni, nhĩ, câu lỗ, vĩ tức đát-la, lỗ ba, đà lý ni, để sắt-tra, để sắt-tra, hồng hồng, tát lý-phộc một đà nỗ nhạ-noa đế, sa-phộc hạ”
*)Namaḥ samanta-buddhānāṃ lokāgrādhipatīnāṃ
Tadyathā: Oṃ_ kumāra mahā-kumāra, krīḍa ṣaṇ-mukha¬bodhisattvānujñāta mayūra mayūrāsana-saṅghodyata-pāṇi raktāṅga rakta¬gandhānulepana-priya kha kha khāhi khāhi, hūṃ hūṃ, nṛtya nṛtya, raktāpuṣpārcita-mūrti samayam-anusmara, bhrama bhrama, bhrāmaya bhrāmaya, lahu lahu, māvilamba sarva-kāryāṇi me kuru, citra-rūpa-dhāriṇe, tiṣṭha tiṣṭha, hūṃ hūṃ sarva-buddhānujñāta svāhā
(Bản Phạn ghi nhận là:
NAMAḤ SARVA-BUDDHĀNĀM- LOKĀGRĀDHIPATĪNĀM
TADYATHĀ: OṂ_ KUMĀRA MAHĀ-KUMĀRA KRĪḌA ṢAṆ-MUKHA-BODHISATTVĀNUJÑĀTA MAYŪRASANA-SAṄGHODYATA-PĀṆI RAKTAṄGA RAKTA-GANDHĀNULEPANA-PRIYA, KHA KHA, KHĀHI KHĀHI KHĀHI, HUṂ NṚTYA NṚTYA, RAKTĀ-PUṢPĀRCITA-MŪRTI SAMAYAMANUSMARA, BHRAMA BHRAMA BHRĀMAYA BHRĀMAYA BHRĀMAYA, LAHU LAHU, MĀVILAMBA SARVA-KĀRYĀṆI ME KURU KURU, CITRA-RŪPA-DHĀRIṆE, TIṢṬHA TIṢṬHA, HUṂ HUṂ, SARVA¬BUDDHĀNUJÑĀTA DVĀHĀ)
_Bấy giờ Diệu Cát Tường Bồ Tát nói Chân Ngôn này thời Đại Địa chấn động theo sáu cách, Đại Tự Tại Thiên hiện tước cực ác, Đồng Tử Thiên đầy đủ Tiêu Xí Hỏa Diệu cùng đến giáo hóa điều phục tất cả chúng sinh có nghiệp ác. Diệu Cát Tường đã nói Đại Quyền Bồ Tát khởi Tâm Từ Mẫn thực hành Bồ Tát Hạnh lợi lạc tất cả chúng sinh ngu si. Ấn tên là Đại Lực cùng với Chân Ngôn đồng dùng sẽ khiến được quả Phước Đức lớn của hàng Phạm Thiên, huống chi là thân người.
Khi ấy, Diệu Cát Tường Bồ Tát lại nói Chân Ngôn tên là Tam Tự, vì thương xót chúng sinh. Ấn tên là Đại Lực cùng với Chân Ngôn đồng dùng sẽ khiến cho tất cả chúng sinh được Phước Đức lớn
“Án, hồng, nhược”
*)Oṃ Hūṃ Jaḥ
Đây là Tam Tự Chân Ngôn, y theo Pháp trì tụng thời việc mong cầu đều thành.
_Lại nói Ngoại Tâm Chân Ngôn:
“Nẵng mô tam mãn đá một đà nam, tam mãn đổ nễ-dụ để đá một lý để nam. Án, vĩ cật-lý đá, nga-la hạ, hồng, phả tra”
*)Namaḥ samanta-buddhānāṃ samantodyotina-mūrtināṃ
Oṃ_ vikṛta-graha hūṃ phaṭ
(Bản Phạn thêm SVĀHĀ vào cuối câu)
Diệu Cát Tường Bồ Tát vì vị thân cận là Đồng Tử Thiên, nói Chân Ngôn này hay giáng phục tất cả hàng BộĐa (Bhūta), Ma Đa La (Mātara) với tất cả Tinh Diệu ác. Nếu bị hàng BộĐa làm cho mê muội với sao Diệu (Grahā) ác chiếu đến… y theo Pháp trì tụng thì nhóm ấy thảy đều hoảng sợ mà tự nhiên lui tan, liền được giải thoát, cho đến cầu sinh lên cõi Trời, tất cả đều được. Ấn tên là Đại Lực đồng dùng với Chân Ngôn ấy.
_“Nẵng mô tam mãn đá một đà nam, ma bát-la để hạđá xá sa nẵng nam. Đát nễ¬dã tha: Án, một-la hám-ma, tô một-la hám-ma, một-la hám-ma phộc lý-tả, phiến để, câu lỗ”
.)Namaḥ samanta-buddhānāṃ apratihataśāsanānāṃ
Tadyathā: Oṃ_ brahma subrahma brahma-varcase śātiṃ kuru
(Bản Phạn thêm SVĀHĀ vào cuối câu)
Chân Ngôn này là điều mà Đại Phạm Thiên Bồ Tát đã nói, khiến ngưng dứt tai hại. Nếu bị BộĐa gây não loạn thời tụng Chân Ngôn này, trong khoảng sát na liền lui tan, mau được an vui. Ấn tên là Ngũ Kế (Pañca-śikha) như nói Đại Phạm Thiên Điều Phục Nghi Quỹ, như bốn Vi Đà Luận
_“Nẵng mô tam mãn đá một đà nam, ma bát-la để hạđá xá sa nẵng nam. Đát nễ¬dã tha: Án, nga lỗ noa, phộc hạ nẵng, tác yết-la ba ni, tả đổ lý-bộ nhạ, hồng hồng, tam ma nỗ sa-ma la, mạo địa tát đát-phộc, a nhạ-noa ba dã đế”
.)Namaḥ samanta-buddhānāṃ apratihataśāsanānāṃ
Tadyathā: Oṃ_ Garuḍa-vāhana cakra-pāṇi caturbhuja hūṃ hūṃ samayam-ansmara bodhisatvojñāpayati
(Bản Phạn thêm SVĀHĀ vào cuối câu)
Diệu Cát Tường nói Chân Ngôn này, mau hay làm việc cát tường. Ấn tên là Tam Kế cũng hay phá hoại BộĐa với Na La Diên (Nārāyaṇa). Đây tức đều là phương tiện nhiếp hóa chúng sinh
_“Nẵng mô tam mãn đá một đà nam, ma bát-la để hạđá xá sa nẵng nam. Đát nễ¬dã tha: Án, ma hạ ma hứ tất-tả la, bộđá địa ba để, một-lý sa đặc-phộc nhạ, bát-la lãm phộc nhạ tra ma câu tra, đà lý ni, tất đá bà sa ma độ, sa lý đá một lý-để, hồng, phả tra phả tra, mạo địa tát đát-mạo, nhạ-noa ba dã để”
.)Namaḥ samanta-buddhānāṃ apratihataśāsanānāṃ
Tadyathā: Oṃ_ Mahā-maheśvara bhūtādhipati- vṛṣa-dhvaja pralamba-jaṭāmakuṭa-dhāriṇe sita-bhasmadhū-sarita-mūrti hūṃ phaṭ phaṭ bodhisatvo jñāpayati
(Bản Phạn thêm SVĀHĀ vào cuối câu)
Chân Ngôn này, Ta tự tuyên nói, vì thương xót chúng sinh. Ấn tên là Đại Xoa (Mahā-śula) cùng với Minh đồng dùng, cũng phá chúng BộĐa
KINH ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG BỒ TÁT TẠNG VĂN THÙ SƯ LỢI CĂN BẢN NGHI QUỸ _QUYỂN THỨ TƯ (Hết)_

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 20 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Vầng sáng từ phương Đông


Kinh Đại Bát Niết bàn Tập 1


Giải thích Kinh Địa Tạng


Sống và chết theo quan niệm Phật giáo

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.133.146.94 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập