Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Chánh Pháp Hoa Kinh [正法華經] »» Bản Việt dịch quyển số 10 »»

Chánh Pháp Hoa Kinh [正法華經] »» Bản Việt dịch quyển số 10

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.57 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.68 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Hoa Chánh Pháp

Kinh này có 10 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | Quyển cuối
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Phẩm 23: QUANG THẾ ÂM PHỔ MÔN
Khi ấy Bồ-tát Vô Tận Ý liền từ chỗ ngồi đứng dậy, để trần vai hữu, quỳ thẳng chắp tay, thưa với Đức Phật:
- Kính bạch Thế Tôn! Vì sao gọi là Quang Thế Âm? Ý nghĩa như thế nào?
Phật bảo Vô Tận Ý:
- Vị Tộc tánh tử ấy, nếu có chúng sinh gặp trăm ngàn muôn ức khổn ách, hoạn nạn, khổ não vô cùng, vừa nghe danh hiệu Bồ-tát Quang Thế Âm thì liền được giải thoát, không còn các khổ, nên gọi là Quang Thế Âm.
Nếu có người tâm luôn trì danh hiệu ngài, giả sử gặp lửa lớnthiêu đất núi rừng, thiêu cháy cỏ cây, rừng rậm, nhà cửa, thân ở trong lửa mà được nghe tên Quang Thế Âm, lửa liền tắt. Nếu vào sông nước lớn, dòng nước chảy xiết, trong lòng sợ hãi, mà xưng tênBồ-tát Quang Thế Âm, nhất tâm hướng về thì do oai thần gia hộ khiến không bị chìm, làm cho an ổn. Nếu có trăm ngàn muôn ức chúng sinh sang hèn vào trong biển cả, ở trong biển thăm thẳm mênh mông không bờ bến, dò tìm vàng, bạc, các loại ngọc minh nguyệt, như ý, bảo châu, thủy tinh , lưu ly, xa cừ, mã não, san hô, hổ phách; thuyền chở đầy châu báu, giả sử gió thổi thuyền ấy trôi dạt vào dòng xoáy hắc sơn, hoặc tấp vào cõi quỷ, gặp cá kình, có một người trong chúng nhất tâm thầm nghĩ công đức oai thần của Bồ-tát Quang Thế Âm rồi xưng danh hiệu ngài thì đều được giải thoát tất cả các hoạn nạn và chúng bạn cũng được cứu độ, không gặp các ách nạn tà ma quỷ quái. Vì thế nên gọi là Quang Thế Âm.
Phật dạy:
- Này Tộc tánh tử! Nếu thấy oán tặc muốn đến làm nguy hại, liền xưng danh hiệu Bồ-tát Quang Thế Âm và hướng về ngài thì dao gậy của giặc liền gãy từng đoạn, tay không đưa lên được, tâm họ tự nhiên hiền lành.
Này Tộc tánh tử! Giả sử các quỷ thần tà nghịch, yêu mị đầy cả thế giới tam thiên đại thiên này muốn đến quấy nhiễu người mà nhất tâm xưng danh Quang Thế Âm thì tự nhiên bị hàng phục, chẳng thể xâm phạm, tâm ác chẳng sinh, chẳng nhìn bằng con mắt tà vạy.
Nếu người phạm tội, hoặc không có tội mà bị người ác, quan huyện bắt, trói thân, cùm chân, hoặc bỏ trong lao ngục nhất lại tra khảo tàn khốc mà nhất tâm hướng về xưng danh hiệu Quang Thế Âm thì nhanh chóng được giải thoát, mở cửa ngục đi ra, không ai có thể giữ lại, cho nên gọi là Quang Thế Âm.
Phật dạy:
- Này Tộc tánh tử! Cảnh giới Quang Thế Âm oai thần công đức sáng ngời khó có thể hạn lượng như vậy, nên gọi là Quang Thế Âm.
Phật bảo Vô Tận Ý:
- Này Tộc tánh tử! Giả sử bọn giặc cướp oán tặc đầy cả tam thiên đại thiên thế giới này cầm binh khí dao, gậy mác, mâu, kích muốn giết hại vạn dân, có một đoàn khách buôn đi ngang qua con đường có đạo tặc ấy mang theo bảo vật quý giá; vị dẫn đường sợ hãi thầm nghĩ: “Nơi này nhiều giặc, để không bị nguy hại và bị cướp đoạt tài bảo thì ta nên bày quyền kế thoát khỏi nạn này, chẳng gặp nguy hại”, bèn bảo các khách buôn”
- Không nên sợ sệt, hãy cùng nhau nhất tâm đồng cất tiếng xưng niệm oai thần Bồ-tát Quang Thế Âm. Bồ-tát sẽ liền tới ủng hộ khiến chúng ta không còn sợ hãi. Hãy đồng tâm hướng về để thoát các nạn, không gặp oán. Đoàn khách buôn nghe lời làm theo, đồng thanh xưng hiệu Quang Thế Âm, thân mạng hướng về nguyện xin thoát nạn sợ hãi này. Vừa xưng danh hiệu, giặc liền thoái lui không dám xúc phạm. Đoàn khách buôn thoát nạn, không còn sợ hãi. Cảnh giới oai đức của Bồ-tát Quang Thế Âm sáng ngời như thế, cho nên gọi là Quang Thế Âm.
Phật lại bảo Bồ-tát Vô Tận Ý:
- Nếu người tu học mà dâm, nộ, si còn mạnh, hãy hướng về lễ bái Bồ-tát Quang Thế Âm, thì dâm, nộ, si sẽ dừng; và quán vô thường, khổ, không, phi thân (vô ngã) thì nhất tâm đắc định.
Nếu có người nữ không có con, muốn cầu con trai, con gái, hãy hướng về Bồ-tát Quang Thế Âm, nhất tâm tinh tấn hướng về ngài thì liền được con trai hay con gái. Là con gái thì mãi mãi đoan chánh, tướng mạo vô song, ai thấy cũng vui; nếu là con trai thì có tướng oai phong, mọi người yêu mến, mong mỏi muốn thấy, trồng các cội đức, không gây nghiệp tội. Oai thần, công đức, trí tuệ, cảnh giới của Quang Thế Âm cao vời như thế, người nào nghe danh hiệu thì mục đích đạt được không bao giờ hư vọng, không bị tà hại, đạt đến quả đạo đức vô thượng, thường gặp chư Phật, Chân nhân, Bồ-tát, Chánh sĩ có đức cao, không gặp lại người nghịch. Nếu nghe danh hiệu mà chấp trì nhớ tưởng thì công đức vô lượng chẳng thể tính kể. Nếu có người cúng dường sáu mươi hai ức hằng hà sa các Bồ-tát thì các Bồ-tát ấy đều khiến hiện tại hành tâm Từ.
Nếu Tộc tánh tử, Tộc tánh nữ trọn đời cúng dường áo mền, ẩm thực, giường, ngọa cụ, thuốc thang chữa bệnh, tất cả đều đầy đủ thì phước ấy nhiều chăng?
Vô Tận Ý thưa:
- Bạch Thế Tôn, nhiều chẳng thể hạn lượng! Vì sao? Vì các Bồ-tát ấy nhiều vô số ức chẳng thể thí dụ.
Phật dạy:
- Tuy cúng dường số Bồ-tát vô hạn ấy nhưng không bằng một lần hướng về Quang Thế Âm cúi đầu làm lễ, chấp trì danh hiệu, vì phước này hơn hẳn phước người kia, huống lại cúng dường, tuy cúng dường sáu mươi hai ức hằng hà sa số chư Bồ-tát so với sự chấp trì danh hiệu, kể hai phước này cả ức trăm ngàn kiếp cũng không thể hết được, nhưng rốt cuộc chẳng so sánh nhau được, cho nên gọi là Quang Thế Âm.
Khi ấy Bồ-tát Vô Tận Ý bạch Đức Phật:
- Quang Thế Âm vì nhân duyên gì dạo đi trong thế giới Kham nhẫn? Thuyết pháp như thế nào? Chí nguyện ra sao? Việc hành trì chánh pháp, phương tiện khéo léo cảnh giới thế nào?
Phật dạy:
- Này Tộc tánh tử! Bồ-tát Quang Thế Âm đã đi dạo trong thế giới, hoặc hiện thân Phật để ban bố tuyên dương giáo pháp, hoặc hiện dung mạo, hình tượng Bồ-tát để giảng kinh khai hóa, hoặc hiện thân Duyên giác, hoặc hiện thân Thanh văn, hoặc hiện thân vua trời Phạm thiên để giảng đạo kinh, hoặc hiện thân Kiền-đạp-hòa, muốn độ quỷ thần nên hiện thân hình quỷ thần; muốn độ bậc tôn quý hiện thân tướng tôn quý; hoặc lại thị hiện thân trời ở cõi Đại thần diệu, hoặc thân hình Chuyển luân thánh vương hóa độ bốn cõi, hoặc thân hình kỳ lạ, hoặc thân hình La-sát Phản túc, hoặc thân Tướng quân, hoặc hiện thân Sa-môn, Phạm chí, hoặc thân thần Kim cang, ẩn sĩ ở một mình, Tiên nhân, trẻ nít... Bồ-tát Quang Thế Âm dạo đi các cõi Phật đều hiện khắp biết bao nhiêu than hình, tại chỗ biến hóa khai độ tất cả.
Vì vậy, này Tộc tánh tử! Tất cả chúng sinh đều nên cúng dường Bồ-tát Quang Thế Âm. Vị Tộc tánh tử ấy, nơi nào mà chung quanh có sự sợ hãi liền khiến không sợ hãi; đã được không sợ hãi rồi, khiến đều an ổn, ai nấy vui mừng. Vì vậy nên Bồ-tát dạo đi trong thế giới Kham nhẫn.
Khi ấy, Bồ-tát Vô Tận Ý liền cởi trăm ngàn anh lạc báu nơi thân dâng lên Bồ-tát Quang Thế Âm, thưa:
- Cúi xin Chánh sĩ nhận pháp cúng dường này, là anh lạc báu đặc biệt đeo ở thân tôi.
Bồ-tát Quang Thế Âm không chịu nhận. Vô Tận Ý lại thưa:
- Đã đến lúc, xin ngài thương xót nhận cho, đừng từ chối.
Khi ấy Bồ-tát Quang Thế Âm tự nghĩ: “Ta không dùng vật báu ấy”.
Vô Tận Ý thưa:
- Xin hãy thương xót các Trời, Rồng, Thần, Kiền-đạp-hòa, A-tu-luân, Ca-lưu-1a, Chân-đà-la, Ma-hầu-1ặc, Nhân phi nhân mà thọ nhận.
Bồ-tát Quang Thế Âm thọ nhận anh lạc báu, liền chia làm hai phần: một phần dâng cúng Đức Như Lai Năng Nhân, một phần đặt lên tháp báu để cúng dường Đức Như Lai Chí Chân Đẳng Chánh Giác Đa Bảo.
Vị Tộc tánh tử ấy vì tất cả chúng sinh nên dùng thần túc biến hóa dạo đi trong thế giới Kham nhẫn, cứu tế khắp nơi.
Bấy giờ Bồ-tát Trì Địa liền từ chỗ ngồi đứng dậy, tới trước bạch Đức Phật:
- Giả sử có người nghe công đức tu hành của Bồ-tát Quang Thế Âm trọn không hư dối, thì đời đời an ổn đạt đến tuệ vô cực. Bồ-tát Quang Thế Âm ấy thần túc biến hóa đến khắp cửa đạo, oai thần hiển hiện không cùng tột.
Phật nói phẩm Phổ Môn Đạo xong có tám vạn bốn ngàn người trong hội khi ấy đạt đến Vô đẳng luân, liền phát tâm đạo Vô thượng chánh chân.
Phẩm 24: TỔNG TRÌ
Khi ấy Bồ-tát Dược Vương liền từ chỗ ngồi đứng dạy, quỳ thẳng, chắp tay, bạch Đức Phật:
- Nếu Tộc tánh tử! Tộc tánh nữ nghe kinh Chánh Pháp Hoa này, thọ trì, tư duy, sao chép kinh quyển thì được phước như thế nào?
Phật dạy:
- Nếu Tộc tánh tử, Tộc tánh nữ thọ trì kinh này, tụng đọc, suy tư, sao chép kinh quyển, phước đức chẳng thể lường được, không lấy gì dụ được. Nếu Tộc tánh tử cúng dường tám mươi ức trăm ngàn vạn hằng hà sa các Đức Như Lai và nếu lại thọ trì tư duy sao chép kinh Chánh Pháp Hoa này và giảng thuyết cúng dường thì phước nào nhiều hơn? Theo ý ông thì sao? Nên nhất tâm phụng trì kinh điển hay là dùng y thực cúng dường chư Phật?
Bồ-tát Dược Vương bạch Phật:
- Nếu Tộc tánh tử, Tộc tánh nữ thọ trì những điều cốt yếu của kinh Chánh Pháp Hoa, giữ gìn sao chép một bài tụng bốn câu, giảng thuyết, tụng đọc, hoặc phụng hành thành tựu đầy đủ thì phước ấy rất nhiều, hơn sự cúng dường vô số hằng hà sa chư Phật Thế Tôn.
Phật dạy:
- Rất đúng, cúng dường pháp là hơn hết!
Bồ-tát Dược Vương bạch Phật:
- Con sẽ ủng hộ những người như thế. Các Tộc tánh tử, Tộc tánh nữ thọ trì kinh này thì đó là những Pháp sư, dùng nghĩa để hộ vệ khiến mãi mãi không bị họa hoạn.
Lại liền tụng chú rằng: “Suy tư kỳ dị, ý niệm vô ý, thực hành vĩnh cửu, tịnh tu đạm bạc. Ý chí thầm lặng giải thoát. Tế độ bình đẳng không tà vạy. Yên ổn hòa hợp khắp cả đồng đều. Diệt hết vô tận không gì hơn. Huyền mặc đạm nhiên Tổng trì. Ánh sáng chiếu soi có chỗ nương tựa bên trong. Rốt ráo thanh tịnh, không sa đọa, không cao thấp, không quay vòng không giáp vòng. Mắt thanh tịnh không gì bằng. Giác ngộ rồi độ thoát. Quan sát các pháp hợp với âm thanh nói ra. Hiểu rõ thì dừng lại, dẹp bỏ mọi giới hạn, giảng nói bằng các âm thanh mà hiểu được ý nghĩa khô ug cùng tận của văn tự, không thế lực nào hơn được.”
Bồ-tát Dược Vương bạch Phật:
- Kính bạch Thế Tôn! Đó là câu chú mà sáu mươi hai hằng hà sa Đức Phật đã thuyết. Giả sử có ai phạm vào người trì chú này, hoặc lại chống đối hủy báng các vị Pháp sư chính là làm mất đạo giáo của chư Phật Thế Tôn.
Phật khen ngợi Bồ-tát Đại sĩ Dược Vương:
- Hay thay, hay thay! Nếu Tộc tánh tử nói câu chú ấy là vì chúng sinh thì nên thương tưởng ủng hộ chúng được nhiều an ổn.
Bấy giờ Bồ-tát Diệu Dũng bạch Phật:
- Kính bạch Thế Tôn! Con đây cũng vì chúng sinh nên muốn khiến được vĩnh viễn an ổn. Nếu có người phụng trì kinh điển này, con trao câu chú này sẽ giúp những Phá p sư ấy khiến không ai rình tìm được chỗ sơ hở. Các loại quỷ mị như quỷ thần ở hầm xí, quỷ ống khói quỷ chán nản, quỷ đói, phản túc, tuy muốn quấy nhiễu, không được dễ dàng.
Bồ-tát Diệu Dũng chuyên tâm tư duy, rồi nói chú: “Ánh sáng lớn soi đến tràn trề hân hoan, mãi mãi kết tụ nơi đây, không hội không hợp.”
Đó là câu chú mà hằng hà sa chư Phật đã nói và đều cùng khuyến trợ. Như thế, nếu chống lại các Pháp sư thì giống như làm trái lời dạy của Như Lai, trở lại làm nguy hại mình.
Khi ấy Tỳ-sa-môn Thiên vương bạch Phật:
- Con cũng sẽ nói câu chú này để tăng thêm lòng Từ, vì chúng sinh nên ủng hộ Pháp sư: “Giàu có sinh hý lộng. Không hý rộng thì có vô lượng. Không giàu thì làm sao giàu.” Dùng nó ủng hộ các Pháp sư, trong vòng trăm do-tuần, không có gì dám xúc phạm, sự bảo vệ được thuận lợi.
Này các Tộc tánh tử! Được như thế thì những người đến học với Pháp sư mới có thể thọ trì. Vì vậy, sự ủng hộ thường được tốt đẹp.
Khi ấy Thiên vương Thuận Oán và ức trăm ngàn vạn hương âm và quỷ, quyến thuộc vây quanh ngồi trong pháp hội cùng đi đến trước, bạch Phậ t:
- Kính bạch Thế Tôn! Con cũng sẽ nói câu chú này: “Không số lượng có số lượng sáng tối mang hương. Chúc dữ đại thể bằng lời thô bạo.”
Kính bạch Thế Tôn! Câu chú này do bốn ngàn hai trăm ức Đức Phật đã nói, vì vậy chú này ủng hộ cúng dường những người học kinh, khiến không ai rình tìm chỗ sơ hở.
Lúc bấy giờ có một quỷ mỵ tên Hữu Kết Phược, lại có quỷ tên Ly Kết, lại có quỷ tên Thi Tích, lại có quỷ tên Thi Hoa, lại có quỷ tên Thi Hắc, lại có quỷ tên Bị Phát, lại có quỷ tên Vô Trước, lại có quỷ tên Trì Hoa, lại có quỷ tên Hà Sở, lại có quỷ tên Thủ Nhất Thiết Tinh cùng mẹ con các quỷ, đi đến chỗ Phật, đồng thanh bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Chúng con sẽ thường ủng hộ các bậc Pháp sư ấy, làm gia tăng sự an ổn, khiến không ai tìm được chỗ dở của Pháp sư.
Khi ấy, các quỷ mỵ đồng cất tiếng đọc chú này ủng hộ Pháp sư: “Nay ngươi rất mực không ngã, không chấp ngã, không than, không chỗ chung cùng. Đã khởi, đã sinh, đã thành mà trụ mà kiến lập thì cũng trụ ở nơi ta thán, cũng chẳng tiêu hết đại tật không được xâm hại.” Đồng loại quyến thuộc của chúng con ủng hộ Pháp sư khiến không bị xâm phạm, tiêu trừ quỷ thần vọng mị, ngạ quỷ, quỷ ở chuồng xí, quỷ ống khói, cô đạo, phù chú, quỷ si cuồng điên giả dạng đi đến, hoặc hình quỷ thần và hình phi nhân, hoặc hai ngày ba ngày, hoặc đến bốn ngày, hoặc bị bệnh nhiệt luôn, lại nằm ngủ thấy ác mộng, hoặc hiện hình các nam nữ lớn nhỏ. Chúng con sẽ ủng hộ khiến không có loài nào rình tìm được chỗ sơ hở.
Khi ấy các quỷ mỵ ở trước Phật cùng nói bài tụng:
Xúc phạm đầu vỡ bảy
Giống như chẻ hoa rau
Sẽ như tội giết mẹ
Cùng giống họa hại cha
Có ai phạm Pháp sư
Đều sẽ bị tội này
Đời đời chẳng được an
Không gặp được chư Phật
Tội phá hoại chùa Phật
Tội quấy rối Thánh chúng
Như trộn các dầu mè
Dầu mè tụ một chỗ
Phóng lửa thiêu đốt hết
Tiêu rụi chẳng còn gì
Có người phạm Pháp sư
Sẽ bị tội như vậy
Giống như dãy núi lớn
Nhóm tội cấu dồn lại
Nếu ai phạm Pháp sư
Sẽ bị trọng tội này.
Các quỷ thần Quân Đầu… nói bài tụng ấy xong, liền bạch Phật:
- Chúng con đều ủng hộ các Pháp sư giống như thế, làm cho cá c vị thường an ổn, trừ bỏ oán địch, bảo vệ chung quanh để các vị không bị tổn hại. Nếu có người bỏ thuốc độc, thuốc độc không tá c dụng.
Khi ấy Phật khen ngợi các quỷ mị đã nói chú:
- Hay thay, hay thay! Các ngươi muốn hộ vệ các Pháp sư, nếu nghe kinh này tuyên trì danh hiệu, đức chẳng thể lường, huống là tùy thời thọ trì giảng nói, sao chép đầy đủ quyển kinh. Nếu dung đồ cúng dường như hoa hương, tràng phan, lọng, hương tạp, hương đảo, thắp đèn, treo tranh, thì chọn loại vừa ý, hoa sen xanh, hoa sen hồng, hoa sen vàng, hoa sen trắng, đựng dầu tô dùng thắp đèn, cúng dường kinh này siêng tu không biếng trễ, thì phước gấp trăm ngàn ức không có giới hạn. Các ngươi nên hộ trì người học kinh tinh tấn như thế.
Khi Phật thuyết phẩm Tổng Trì này, sáu vạn tám ngàn người đạt được pháp Nhẫn vô sở tùng sinh.
Phẩm 25: TỊNH PHỤC TỊNH VƯƠNG
Phật dạy:
- Này Tộc tánh tử! Vào thuở quá khứ cách vô số kiếp, lâu xa khó lường, chẳng thể nghĩ bàn, bấy giờ có Phật hiệu là Tổng Thủy Lôi Âm Tú Hoa Tuệ Vương Như Lai, Chí Chân Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn, thế giới tên là Chiếu minh nghiêm sức, kiếp tên là Ái kiến.
Lại nữa, Tộc tánh tử! Vào đời Phật ấy, có vị vua tên là Tịnh Phục Tịnh. Bấy giờ, nhà vua có một chánh hậu tên là Ly Cấu Thi; hoàng hậu có hai người con, một tên là Ly Cấu Tạng, hai tên là Ly Cấu Mục; hai người con này đều đã đắc thần túc, cử động nhẹ nhàng có thể bay được; đầy đủ trí tuệ, công đức hoàn bị, quả Thánh cao vời, hành hạnh Bồ-tát, ngày đêm tinh tấn chưa từng biếng lười bỏ phế, hết lòng chuyên tinh tu sáu pháp Ba-la-mật, khéo dùng bốn Đẳng tâm: Từ, Bi, Hỷ, Xả, cứu tế vô cùng, đều tuân hành và thong đạt ba mươi bảy pháp đạo phẩm, thông suốt đạo nghĩa, việc làm đã xong; định Tam-muội Tấn đãi ly cấu, Tam-muội Độ túc nhật quang, Tam-muội Ly cấu hiển diệu, Tam-muội Tịnh trang nghiêm, Tam-muội Đại oai tạng đều được thông đạt; nhờ những định Tam-muội này mà vượt qua bờ kia.
Bấy giờ Đức Phật tập hợp bốn chúng, Thích Phạm, Tứ Thiên vương, chư Thiên, nhân dân ban tuyên nói phân biệt kinh Chánh Pháp Hoa. Khi ấy Phật thương tưởng tất cả chúng sinh xót thương quốc độ, muốn cho hóa độ tất cả chúng sinh đi vào đại đạo.
Lại nữa, Tộc tánh tử, hai vị thái tử ấy đi đến chỗ mẹ chắp tay thưa:
- Cúi xin mẹ rủ lòng nghĩ tưởng xót thương, chúng con một long muốn đến chỗ Phật, tham kiến thân Như Lai, cũng muốn lễ bái quy y. Vì sao? Nay Đức Như Lai vì tất cả chúng sinh cõi trời, cõi người rộng tuyên yếu điển là kinh Chánh Phá p Hoa, chúng con phải kính cẩn nghe Chánh Pháp Hoa.
Hoàng hậu Ly Cấu Thi bảo hai thái tử:
- Phụ vương các con, chí sùng ngoại đạo, tin ưa Phạm chí, thường ôm sân hận, vì vậy các con chẳng thể đi được.
Khi ấy hai thái tử lại đồng tâm chắp tay, thưa mẹ:
- Chúng con bạc số sinh nhằm nhà tà kiến vô nghĩa. Hơn nữa, chúng con vốn là con Đấng Pháp Vương sẽ dùng kinh đạo giáo hóa phàm tục uế trược bỏ ngụy hướng chân; như vậy mới là Phật tử.
Khi ấy hoàng hậu Ly Cấu Thi bảo hai thái tử:
- Hay thay, hãy thực hiện đi, các con là con chí hiếu! Vì cha mẹ mà tu đại từ mẫn, hiển hiện thần túc. Cha các con thấy xong, trong lòng vui vẻ cởi mở, mới nghe các con, cùng đến chỗ Phật, đảnh lễ thọ giáo.
Khi ấy hai thái tử liền nghe lời mẹ dạy, thân vọt lên đứng trên hư không, cách đất bảy nhẫn, nghĩ thương cha mẹ, hiện oai thần biến, ở trên hư không, hai người cùng lúc ngồi, nằm, kinh hành, trên thân phóng lửa, dưới thân phun nước; trên thân phun nước, dưới thân phóng lửa, tỏa ánh sáng lớn chiếu khắp xa gần, hiện thân to lớn rồi lại thu nhỏ; từ hư không hạ xuống đi vào trong đất; hoặc vào trong nước, từ đất vọt lên, ở trên hư không giống như đạp đất. Hai thái tử ấy hiện bao nhiêu biến hóa, hiển hiện thần túc dùng để khai hóa cha mẹ. Khi ấy vua cha thấy hai con thần túc biến hóa oai đức như thế, mừng vui tột độ, tâm thiện phát sinh, cúi thân chắp tay hướng về hai con, nói:
- Thầy của các con là ai mà các con thọ nhận được việc ấy?
Khi ấy hai Thái tử tâu với vua cha:
- Đại vương muốn biết Thầy của chúng con chăng? Đức Như Lai Chí Chân Tổng Thủy Lôi Âm Tú Hoa Tuệ Vương là Thầy của chúng con, hiện nay đang ở dưới cây báu, ngồi trên pháp tòa vì bốn bộ chúng, chư Thiên, nhân dân quảng diễn tuyên bố kinh Chánh Pháp Hoa. Đức Phật Thế Tôn ấy chính là Thầy của chúng con.
Vua bả o hai con:
- Ta muốn đi đến chỗ Thầy của các con để đích thân kính cẩn nhận lãnh lời giáo huấn của Bậc Đại Thánh Vô Thượng Chánh Chân.
Khi ấy hai người con từ hư không hạ xuống đến chỗ mẹ, chắp tay thưa:
- Nhờ oai đức của mẹ nên cảm hóa được phụ vương; để vua cha tạo lập tâm Vô thượng chánh chân, nhờ đó mà thành tựu đạo nghiệp Thánh Tôn đã dạy. Xin mẹ thương tưởng cho chúng con đến chỗ Phật xuất gia tu đạo, được làm Sa-môn.
Khi ấy hai thái tử vì mẹ nói kệ:
Xin mẹ cho chúng con
Xuất gia làm Sa-môn
Như Lai rất khó gặp
Thời gian dài chuyên học
Đều gọi là khó gặp
Giống như hoa Linh thụy
Càng khó gặp hơn kia
Nhàn tịnh chẳng thể được.
Khi ấy hoàng hậu Ly Cấu Thi dùng tụng bảo:
Mẹ đồng ý các con
Lành thay, con chóng đi
Bậc Thánh rất khó gặp
Mẹ cũng cùng xuất gia.
Bấy giờ, hai thái tử tán thán bằng bài pháp tụng ấy để báo đáp cha mẹ xong, lại thưa với phụ vương và mẫu hậu:
- Cúi xin cha mẹ đồng nhất tâm cùng đi đến chỗ Phật Tổng Thủy Lôi Âm Tú Hoa Tuệ Vương và cũng để kính yết lễ bái quy y Đức Thế Tôn. Vì sao? Cha mẹ nên biết, gặp Phật ra đời rất khó; giống như hoa tình thụy, cũng như minh châu như ý tối thượng, Phật cũng như vậy, chẳng thể gặp lại. Vì vậy chúng con sinh lại chốn này, tâm niệm xuất gia công đức đệ nhất. Vì thế cho nên, cha mẹ chẳng nên ngăn cản mà nên chấp thuận, và bảo rằng: “Tốt lắm! Cho phép các con được xuất gia tu học, vứt bỏ ái dục, xả nghiệp thế tục. Vì sao? Vì được gặp Như Lai, là phước may vô lượng. Mạng người khó được, đời có Phật khó gặp; xa lìa tám nạn, được nhàn tịnh là khó, như chết sống lại.”
Phụ vương và hoàng hậu đáp lời Thái tử:
- Được, nên biết đã đúng lúc!
Phật dạy:
- Này Tộc tánh tử! Bấy giờ trong cung của vua Tịnh Phục Tịnh có tám vạn bốn ngàn công nhân thể nữ, do cội đức đời trước được lãnh thọ kinh Chánh Pháp Hoa này, nên vốn là bậc đạo khí. Thái tử Ly Cấu Mục đời trước vốn tu hành tích chứa công đức từ lâu xa vô hạn. Thái tử Ly Cấu Tạng vào thuở đời trước xa xưa trong vô số trăm ngàn ức kiếp đã từng tu hành chánh định Tam-muội Khí ư chúng sinh nhất thiết ác thú . Sao gọi là chánh định Tam-muội Khí ư chúng sinh nhất thiết ác thú? Chánh hậu của vua, bà Ly Cấu Thi, mẹ của hai thái tử, hiểu rõ tất cả các pháp của chư Phật trong mười phương, các pháp yếu của chư Phật, tạng bí mật và Thánh tuệ vô cực của chư Phật, dùng quyền phương tiện hiện làm thân nữ vậy.
Phật dạy:
- Này Tộc tánh tử! Khi ấy vua Tịnh Phục Tịnh thấy hai thái tử hiện thần túc giáo hóa dẫn vào pháp chí chân của Như Lai, đã đạt đến siêu việt, lần lượt nhiều người đều được độ thoát; tất cả hạng mù tối đều vào đạo sáng, liền tự phát tâm cùng với bốn vạn hai ngàn quyến thuộc, hoàng hậu Ly Cấu Thi cùng với bè bạn, thể nữ ở trong cung quần thần, bách quan theo hai thái tử đồng thời đi đến chỗ Phật, cúi đầu lễ sát chân, lui về chỗ ngồi, theo vị trí đã có sẵn.
Khi ấy Đức Phật thấy vua Tịnh Phục Tịnh cùng với đông đảo quyến thuộc tự đến quy y, Ngài dựa vào bản hạnh, quán nhân duyên xưa, mà nói pháp cho họ, theo bệnh cho thuốc, ai cũng hiểu rõ, tâm thiện phát sinh, mừng vui phấn chấn. Ngay khi đó, quốc vương cùng chánh hậu Ly Cấu Thi và hai thái tử, cung nhân, thể nữ, tất cả người trong cung bỏ nước, bỏ cung vua làm Sa-môn. Sau khi làm Sa-môn rồi, trải qua tám vạn bốn ngàn năm tất cả để vâng giữ tu tập đạo nghiệp, tư duy quán sát yếu nghĩa của kinh Chánh Pháp Hoa, tụng đọc, làm theo như lời Phật dạy, không hề sai trái.
Vua Tịnh Phục Tịnh cùng quyến thuộc cung kính tuân hành siêng tu kinh Chánh Pháp Hoa trong tám vạn bốn ngàn năm xong liền đạt các cội đức và Tam-muội chánh định nghiêm tịnh. Vừa đạt định này, Vua tức thời vọt lên hư không, cách đất bốn trượng chin thước, đứng trên hư không, từ xa bạch với Đức Như Lai Chí Chân Tổng Thủy Lôi Âm Tú Hoa Tuệ Vương:
- Hai người con ấy chính là Thánh sư đã hóa đạo chúng con. Nhờ ân đức ấy, biểu hiện thần túc, hiển dương biến hóa, con nhờ chứng kiến sự hóa hiện thần biến ấy mà tâm được khai mở, bỏ tục vào đạo làm theo lời Phật dạy, vượt qua ách uế trược, thuận theo pháp luật trụ vững vô cực, được phụng sự Như Lai, nhận lãnh kinh pháp, là bậc Chí thánh không còn thiện sư nào trên nữa. Hai người con ấy thị hiện làm con sinh vào nhà con, đều là do công đức sang suốt đời trước, nương vào tâm nhân từ của Phật, chẳng phải là chỗ nghĩ bàn của kẻ phàm phu.
Phật bảo vua:
- Đúng vậy, đúng vậy, đại vương! Như lời đại vương đã nói, hai vị thái tử ấy, vì trước đã gieo trồng phước đức nên mới thị hiện, vì muốn khai hóa vua, quyến thuộc và tất cả chúng sinh.
Phật dạy:
- Nếu Tộc tánh tử và Tộc tánh nữ học kinh điển ấy thì sinh ra chỗ nào, xoay vần sau trước dễ gặp thầy giỏi tuyên nói lời dạy của Thế Tôn, được vững vàng nơi đạo Vô thượng chánh chân, khai hóa chỉ dẫn, độ thoát tất cả; đó là việc làm vô cực vi diệu, lần lượt dạy nhau, lần lượt thành tựu cho nhau, đạt đến chỗ Thánh đế vô cực, gặp Phật là bậc Pháp Vương; do gặp Thầy giỏi nên được gặp Như Lai thọ nhận kinh pháp; nhờ ân khuyến trợ nên nay vua gặp được hai vị thái tử ấy. Các Tộc tánh tử ấy đời trước đã từng cúng dường phụng sự sáu mươi lăm ức trăm ngàn triệu vạn hằng hà sa Đức Như Lai Chí Chân và lại thọ trì kinh Chánh Pháp Hoa ấy, thương xót chúng sinh, chìm trong chín mươi sáu loại tà kiến chẳng có thể tự cứu, nên khai hóa họ khiến trụ chánh kiến, tu hành tinh tấn cầu đạo lớn của Phật.
Khi ấy Phật dạy:
- Này Tộc tánh tử! Vua Tịnh Phục Tịnh vào đời ấy khen ngợi các công đức, từ trên hư không hạ xuống liền đến trước Phật chắp tay bạch với Đức Phật: “Xin Phật nói rõ Đức Như Lai Chí Chân vào đời trước hành công đức gì mà Thánh tuệ cao vời, tướng giữa đôi mày phát ra ánh sáng chiếu vô số nước và con mắt sáng đẹp thấy khắp mười phương; tướng giữa đôi mày trắng như kha tuyết, mềm mại mịn đẹp rực rỡ nhuận sáng, bằng phẳng không vẹo, chỗ nào cũng chiếu sáng. Khuôn mặt Thế Tôn đầy đặn như mặt trời, đạo mục an trú như trăng mới mọc, tất cả chiêm ngưỡng không biết chán?”
Khi ấy quốc vương nói tụng:
Công huân Ngài thù dị
Nhiều ức trăm ngàn muôn
Hư không còn thể dụ
Tuệ Ngài chẳng thể lường.
Phật dùng tụng đáp:
Đời trước hành trung chánh
Bình đẳng thí cho người
Cho nên tướng giữa mày
Chiếu khắp không hạn lượng
Khai thị cho đèn tuệ
Mắt sáng hơn trời trăng
Mắt như trăng vừa m ọ c
Thấy khắp mười phương cõi.
Khi ấy vua khen ngợi rồi chắp tay bạch Phật:
- Thật chưa từng có, lời giáo huấn của Như Lai Chí Chân từ bi rộng lớn vô hạn, công đức đầy đủ chẳng thể nghĩ bàn, diễn bày đạo nghĩa, ban dạy pháp cấm, khiến không tội lỗi, hoạn nạn đường dài đều không còn nữa.
Kính bạch Thế Tôn! Như con hôm nay, tâm chẳng phóng dật, do được tự tại chẳng rơi đường tà, từ bỏ tự đại, không theo hư ngụy, cũng không ân hận, chẳng khởi tâm ác và các nghiệp tà hại. Việc nước rất nhiều nhưng con muốn xuất gia tu học, chẳng trở về cung; con muốn quy y và dâng phẩm vật cúng dường.
Phật dạy:
- Rất tốt!
Khi ấy, vua liền đứng dậy đảnh lễ chân Phật. Chánh hậu của vua, bà Ly Cấu Thi cởi trăm ngàn anh lạc báu đeo trên thân để rải trên Phật. Do oai thần của Phật hóa thành tấm màn bảy báu đan xen, trong tấm màn đẹp đẽ lạ thường ấy tự nhiên có giường, trải bằng vô số tọa cụ khác lạ, Như Lai ngồi trên đó. Khi ấy quốc vương tâm tự nghĩ: “Thật chưa từng có. Thế Tôn Chí đức ở trong tấm màn đan xen, trông thấy Như Lai thật đoan chánh, oai thần rực rỡ, màu sáng đệ nhất, dung mạo đầy đặn sạch đẹp không gì sánh bằng. Nguyện khiến cho tất cả đều nhờ phước này.
Bấy giờ Thế Tôn bảo bốn bộ chúng:
- Các ông có thấy vua Tịnh Phục Tịnh nhất tâm chắp tay đứng trước Phật chăng?
Đều đáp:
- Đã thấy.
Phật bảo:
- Này Tỳ-kheo! Vua ấy trong đời hiện tại này là học trò của ta hiện thân làm Tỳ-kheo. Vào đời tương lai sẽ được làm Phật hiệu là Chủng Đế Vương Như Lai Chí Chân Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành, Thiên Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Cõi nước của Phật ấy tên là Quang phổ, kiếp tên là Siêu vương. Vào thời Phật ấy, các chúng Bồ-tát chẳng thể tính đếm, các chúng Thanh văn cũng vô số. Thế giới của Phật ấy bằng phẳng như bàn tay, không có lồi lõm, không có cát sỏi đá. Khi được làm Phật, oai thần của vị ấy vời vợi, to lớn vô cùng, sáng chói như thế.
Như Lai Năng Nhân bảo:
- Này Tộc tánh tử! Các vị muốn biết vua Tịnh Phục Tịnh phát đạo tâm lúc ấy chăng? Đâu phải người nào lạ. Chớ tưởng như thế. Vì sao? Vì đó chính là Bồ-tát Liên Hoa Thủ hiện nay. Muốn biết hoàng hậu Ly Cấu lúc đó chăng? Nay chính là Bồ-tát Quang Chiếu Nghiêm Sức; ngài thường nghĩ đến các Bồ-tát, thương xót chúng sinh nên sinh vào nước ấy khai hóa độ thoát họ. Muốn biết hai thái tử lúc ấy chăng? Nay chính là Bồ-tát Dược Vương, Bồ-tát Siêu Dược. Lại nữa, này Tộc tánh tử, Bồ-tát Dược Vương Bồ-tát Siêu Dược, công đức cao vời vô hạn như thế đã ở chỗ vô số ức trăm ngàn vạn Đức Chư Như Lai vị trồng các cội đức. Hai vị Chánh sĩ Bồ-tát ấy, đạo đức hoàn bị, chẳng thể nghĩ bàn. Nếu có ai nghe danh hai vị Chánh sĩ này thì nên luôn chấp trì, tất cả mọi người đều nên lễ kính. Học sĩ như thế, cõi trời, nhân gian đều quy ngưỡng.
Khi Phật nói về sở hành ở đời quá khứ, tám vạn bốn ngàn người xa lìa trần cấu, chứng Pháp nhãn tịnh.
Phẩm 26: PHỔ HIỀN
Khi ấy Bồ-tát Phổ Hiền và chư Bồ-tát vượt qua hằng hà sa các cõi Phật ở phương Đông đi đến, làm chấn động các cõi Phật, rải các hoa sen, trổi trăm ngàn muôn ức kỹ nhạc, ca ngợi công Đức Như Lai. Nương vào đại thần túc biến hóa vô cùng của vị Khai sĩ Bồ-tát ấy, thân của vị Đại Bồ-tát oai thần chói lọi, Thánh chỉ huyền diệu, chiếu khắp mười phương, cùng các Trời, Rồng, Thần, Kiền-đạp-hòa, A-tu-luân, Ca-lưu-la, Chân-đà-la, Ma-hưu-lặc, Nhân phi nhân, tất cả đều dẫn theo quyến thuộc, đều hiển bày thần túc chẳng thể nghĩ bàn, đến núi Linh thứu, đi tới chỗ Phật, đảnh lễ sát chân, nhiễu Phật bảy vòng và bạch với Đức Phật:
- Chúng con từ cõi Phật Bảo Siêu Oai Vương Như Lai đến. Nhân nay Thế Tôn đang diễn kinh Chánh Pháp Hoa, cho nên chúng con đến thế giới nhẫn này muốn được nghe và thọ trì, cùng vô số trăm ngàn các Bồ-tát cũng ưa nghe diễn bày đạo nghĩa. Hay thay, Thế Tôn! Cúi xin thương xót, đúng thời ban nói tuyên giảng kinh Chánh Pháp Hoa. Nếu là thân người nữ, tu hành pháp gì mà được phụng trì kinh này.
Phật liền bảo Bồ-tát Phổ Hiền:
- Này Tộc tánh tử! Người nữ có bốn Pháp sự nên được kinh này. Những gì là bốn?
1. Thường kiến lập, hộ trì sở kiến của chư Phật.
2. Tích lũy công đức, chẳng hề biếng trễ.
3. Có thể phân biệt giảng hóa chỗ quy tụ những điều cốt yếu một cách rốt ráo.
4. Ủng hộ khắp chúng sinh phát khởi điều chưa phát khởi.
Đó là bốn điều để được kinh này.
Khi ấy Bồ-tát Phổ Hiền bạch Phật:
- Sau này vào thời kỳ cuối của đời mạt pháp năm trược, nếu có Tỳ-kheo thọ trì kinh này, con sẽ luôn ủng hộ khiến vị ấy được an ổn, trừ các cuồng loạn, các độc không hoành hành, khiến không ai rình tìm chỗ sơ hở. Có người thọ kinh này đều được hộ vệ, khiến ma Ba-tuần không thể nhiễu loạn và khiến các thuộc hạ, các quỷ, thần, rồng, quỷ bên song, quỷ chuồng xí, trùng độc, phù chú không hoành hành được, cúi mình lánh đi; thường nhất tâm ủng hộ Pháp sư, khiến luôn an ổn. Nếu có Tỳ-kheo học kinh điển này, ngồi, đứng, kinh hành, tinh tấn tu tập, con sẽ cùng với các Bồ-tát quyến thuộc vây quanh, cỡi voi ngựa, xe cộ cùng đi đến chỗ vị Tỳ-kheo Pháp sư ấy để hộ trì kinh này. Người nào thọ trì tư duy kinh Chánh Pháp Hoa này, khiến không quên mất ý nghĩa một câu thì con sẽ cỡi xe đến chỗ vị học sĩ ấy, để vị ấy tự mắt trông thấy.Vì người học kinh thấy con sẽ vui mừng lại càng siêng học. Con sẽ giúp Pháp sư đạt được Tam-muội, lại đạt được pháp Tổng trì hồi chuyển, lại sẽ thành tựu bao nhiêu trăm ngàn ức Tổng trì châu toàn, hiểu rõ tất cả âm Tổng trì.
Kính bạch Thế Tôn! Vào thời kỳ sau cùng của thời mạt pháp trong đời năm trược trên năm mươi năm, nếu Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, thanh tín sĩ, thanh tín nữ thọ kinh điển này, chỉ nói cho đồng học thọ trì, sao chép, mến mộ,vì người khác nói và vào thời sau cùng của đời mạt pháp hơn năm mươi năm nếu ai có thể thọ trì kinh Chánh Pháp Hoa này mà tâm vẫn hiểu nghĩa, tinh tấn không bỏ phế, đến hai mươi mốt ngày sự tu hành gần đầy đủ, đạt đến các hạnh; trong hai mươi mốt ngày chuyên cần, tâm gắn liền với pháp, tự hiện đức sáng rỡ khả kính thì con cùng với các quyến thuộc lớn, nhỏ tùy tùng nương sáu thần thông hiện đến chỗ Pháp sư khuyến trợ Pháp sư trong hai mươi mốt ngày chuyên tu pháp này, khiến tâm vị ấy khai mở, đạt được pháp tổng trì. Nhưng nếu Phá p sư không giáo hóa chúng sinh, hoặc không khuyến trợ, chẳng khai hóa, phi nhân được thuận tiện thì dù là Pháp sư cũng không được ủng hộ, không đạt an ổn. Vì vậy người học thường hành tinh tấn, con nương oai thần Phật hộ vệ Pháp sư. Nếu có Pháp sư giữ gìn chánh pháp của Phật siêng năng tinh tấn thì nên nghe Tổng trì này: “Vô ngã trừ ngã. Nhân ngã phương tiện. Tân nhân hòa trừ. Rất nhu nhuyễn. Câu nhu nhược thấy chư Phật. Nhân các Tổng trì thực hành các thuyết. Khéo hồi chuyển, tập họp tất cả trừ các thú. Vô số các câu các số trong ba đời, vượt hữu vi, nêu các pháp hiểu rõ tiếng chúng sinh. Sư tử vui thú.”
Kính bạch Thế Tôn! Đó là câu Tổng trì. Nếu có Bồ-tát tai nghe câu Tổng trì này, lọt vào tai thì phải biết ấy là chỗ kiến lập công đức của Bồ-tát Phổ Hiền là kinh Chánh Pháp Hoa nầy. Nếu lưu bố khắp thiên hạ trong cõi Diêm-phù-lợi gặp kinh này mà tâm thường nhớ nghĩ, thì phải biết đó là do oai thần của Bồ-tát Phổ Hiền, khiến cho mọi người đến với kinh này. Những chúng sinh ấy ở chỗ vô số Đức Phật chứa các cội đức, Như Lai Chí Chân dùng tay xoa đầu. Nếu có người sao chép, bưng trên tay thì đó là tôn thờ thân Phật, kính mến đạo pháp, kính chép kinh này. Sao chép kinh rồi muốn hiểu nghĩa lý thì khi mạng chung được sinh lên cõi trời Đao-lợi; vừa sinh lên cõi trời, liền có tám vạn bốn ngàn vương nữ cõi trời đánh đàn, ca tụng cúng dường và được làm Thiên tử, ngồi giữa vương nữ cùng chung vui. Nếu Tộc tánh tử chỉ sao chép kinh ấy mà công đức như thế, huống là tụng đọc tư duy ý nghĩa trong đó. Vì vậy, bạch Thế Tôn! Người nào nhất tâm siêng tu kinh Chánh Pháp Hoa, sao chép, thọ trì kinh quyển, thường tư duy tất cả chẳng quên, thì nên lễ bái người ấy, vì sao chép kinh này nên được phước đức ấy, sẽ được thấy ngàn Đức Phật đưa tay, khi lâm chung cũng được diện kiến ngàn Đức Phật, dạo chơi chốn an lành, không đoạ cõi ác. Sau khi mạng chung, được sinh lên cõi trời Đâu-suất.
Vừa sinh lên trời, có tám vạn bốn ngàn chúng ngọc nữ đến nơi, trổi các kỹ nhạc ca tụng phước đức, ở bên ngọc nữ cùng vui bằng chánh pháp; vị Tộc tánh tử ấy sao chép kinh này công đức còn như thế, huống là tụng đọc, tuyên thuyết, tư duy ý nghĩa. Vì vậy, siêng năng tu tập đầy đủ, sao chép, tuyên truyền, tư duy phụng hành kinh Chánh Pháp Hoa chuyên cần nhất tâm, chí chưa từng loạn, vào lúc lâm chung, ngàn Phật đưa tay, diện kiến ngàn Phật, chẳng đọa cõi ác. Vào lúc mạng chung sẽ sinh đến cõi trời Đâu-suất ở chỗ Phật Di-lặc, thành Bồ-tát, có ba mươi hai tướng trang nghiêm thân, ức ngàn ngọc nữ quyến thuộc vây quanh. Vì vậy kẻ trí thường nên siêng tu, sao chép, diễn nói, tư duy kinh điển này.
Kính bạch Thế Tôn! Nếu có người sao chép, tư duy, tụng đọc kinh này thì phước đức vô lượng, chẳng thể đo lường, cao vời như thế. Vì vậy người trí sao chép, thọ trì kinh này sẽ đạt được biết bao công đức. Vì thế, con kiến lập kinh này với dụng ý rộng lớn của con là siêng niệm đạo pháp lưu bố khắp nơi trong cõi Diêm-phù-lợi.
Bấy giờ Đức Như Lai Năng Nhân Chí Chân bảo Phổ Hiền:
- Hay thay, hay thay! Ông đã phát tâm thương tưởng đến nhiều chứng sinh, tinh tấn siêng năng hộ trì Bồ-tát ở tương lai, khuyến dẫn họ pháp chẳng nghĩ chẳng bàn này, tâm sẵn lòng thương bao la, trong khoảng phát tâm thâu nhiếp vô lượng hạnh; tay cầm quyển kinh, kiến lập ủng hộ. Nếu có người thọ trì, niệm danh hiệu Bồ-tát Phổ Hiền thì nên biết, người ấy thấy Đức Phật Năng Nhân, trước đó đã từng nghe pháp giống như vậy, cúng dường phụng sự, thấy Phật Năng Nhân tuyên giảng kinh đạo, khen rằng “Hay thay!” và được Như Lai xoa đầu thì nên biế là công đức của Phổ Hiền. Người ấy được oai lực của Phật hộ trì; Phật dùng y phục che chở cho; người đó thọ nhận lời dạy của Như Lai, chẳng ưa sự nghiệp thế tục, chẳng ưa chơi đùa, cùng bọn ton hót, chẳng thích ca vũ, chẳng đi ra ngoài, chẳng vào chỗ sát sinh, nuôi heo gà vịt, chẳng theo nữ nhân làm việc tà quấy. Nếu nghe kinh này mà sao chép, thọ trì, phúng tụng, tuyên thuyết, tư duy, phụng hành pháp tự nhiên như thế, bên trong tinh chuyên, tự khởi phước lực thì tất cả chúng sinh nếu thấy cũng đều ái kính.
Nếu có Tỳ-kheo thọ trì kinh này thì chẳng bị dâm, nộ, si trói buộc, chẳng bị tham lam, tật đố, tự đại buộc ràng, chẳng ôm long kiêu mạn, ương bướng tự chuyên, ương ngạnh, tà kiến, tư lợi, mà tự biết đủ. Nếu có Pháp sư tu hành đạt đến bậc hiền và hơn năm mươi năm, vào khoảng cuối cùng của thời mạt pháp trong đời năm trược, nếu có Tỳ-kheo thọ trì kinh này, tư duy, hiểu nhớ thì nên biết các Tộc tánh tử ấy chắc chắn đến đạo tràng hàng phục ma quân, chuyển pháp luân, đánh trống pháp, thổi loa pháp, tuôn mưa pháp, ngồi trên pháp tòa Sư tử. Vào thời kỳ cuối cùng của thời mạt thế, thọ trì kinh này, công đức như thế.
Lại nữa, Tỳ-kheo chẳng dựa vào lợi dưỡng, chẳng tham y bát, thì những Pháp sư ấy tâm tánh chất trực, không dua nịnh, chẳng rơi vào si ám; hiện tại những vị ấy tự nhiên như thế. Nếu có Tỳ-kheo thọ trì kinh này, đời đời chẳng quên, sinh ra thông minh trí tuệ, chưa từng bị đui điếc, hiện tại an ổn, không có hoạn nạn. Nếu hủy bang kinh này, chê bai người học, thọ trì, lại còn phỉ báng thì người ấy hiện tại bị bệnh hủi, thấy người sao chép kinh này, chẳng phải là việc mình có thể làm, mà đùa cợt thì khi sinh ra ở chỗ nào, thân thể cũng khuyết tật, bị lửa thiêu đốt, thường bị tranh tụng, mặt mũi sinh ghẻ lở, chân tay cong queo, miệng mắt chẳng ngay thẳng, thân thể hôi hám, sinh ghẻ lở, thuốc men chẳng lành, khốn khổ khó nói. Nếu nói kinh này mà có người nghe thấy lại nói lỗi người nói thì tăng thêm ác bất thiện, điều nói ra không phải là lời thành thật, tin theo thì phạm tội ác, bị tai ương vô lượng, chỗ ở bất an.
Phật dạy:
- Vì vậy, này Phổ Hiền! Nếu thấy Tỳ-kheo thọ trì kinh này thì từ xa đứng lên cung kính nghênh đón, phụng sự như phụng sự Như Lai. Quy mạng Phật hiện tại thế nào thì quy mạng Pháp sư ấy cũng như vậy không khác, mới đúng với lời Phật dạy.
Khi Phật nói phẩm Phổ Hiền này, có hằng hà sa số ức trăm ngàn vạn các chúng Bồ-tát đều chửng đắc Tổng trì.
Phẩm 27: CHÚC LỤY
Bấy giờ Thế Tôn Năng Nhân từ pháp tòa đứng dậy, biến chư Bồ-tát cùng một sắc tướng và thị hiện thần túc nhấc toàn đại hội đặt trên bàn tay phải, tán thán:
- Này các Tộc tánh tử! Phật từ vô số ức trăm ngàn kiếp chẳng thể tính kể, tích lũy tu hành mới thành đạo Vô thượng chánh chân, đã đạt đến vô cực nên đặt chư Hiền yên trên bàn tay phải, giở lên và hạ xuống chỉ do nghĩ biết. Chư vị phải nhận lãnh kinh này, thọ trì, phúng tụng, tuyên đọc, nên vì chúng hội phân biệt diễn thuyết, khiến cho khắp quần sinh được nghe thấy.
Lại nữa, Tộc tánh tử! Tâm không chấp trước, không được giấu giếm kinh Chánh Pháp Hoa này, ý chí không sợ hãi, bố thí trí tuệ Phật, trí tuệ Như Lai, trí tuệ tự tại, đó là pháp thí giải thoát tối thượng. Nên họe hạnh Phật, nên khiến cho mọi người được nghe dù tới hay chẳng tới đều đến được chỗ chẳng đến, nên siêng năng nghe thọ kinh điển quan trọng này; đối với người chẳng tin, nên khiến cho tin; nên khuyên quần sinh thâm nhập tôn pháp. Này các Tộc tánh tử! Người có thể làm như vậy thì nê n biết, đó là sự kiến lập của Như Lai.
Khi ấy các Bồ-tát được Thế Tôn Năng Nhân khen ngợi đều vui mừng hớn hở, càng thêm kính trọng, cúi mình đứng một bên; chắp tay cúi đầu đảnh lễ, hướng về Đức Phật Năng Nhân đồng thanh thưa:
- Xin làm theo lời dạy của Thế Tôn, không dám trái nghịch, thuận theo điều Phật đã nói một cách đầy đủ. Xin Thế Tôn chớ lo nghĩ.
Các Bồ-tát thưa bạch ba lần như vậy, rồi đi đến khắp nơi trong mười phương ban tuyên Thánh chỉ.
Bấy giờ Đức Năng Nhân Chánh giác khiến tất cả chư Thế Tôn từ mười phương thế giới đến, đều tùy nghi trở về chỗ cũ. Khi ấy mười phương Phật đều đáp:
- Như Lai cũng nên tùy nghi trở về chốn cũ. Đức Thế Tôn Như Lai Chánh Giác Đa Bảo ở trong giảng đường của tháp bảy báu liền trở về chỗ cũ. Các Đức Như Lai cũng đều về chỗ cũ.
Khi Phật thuyết kinh này, chư Phật ở vô lượng cõi Phật khác trong mười phương đến đây, ngồi trên tòa Sư tử, dưới cây Bồ-đề, Như Lai Đa Bảo và các Bồ-tát, các vị học hạnh khác đang ở trước Phật vô số vô lượng chẳng thể tính kể, cùng với các Bồ-tát từ dưới đất vọt lên, và chúng đại Thanh văn, bốn bộ chúng, các Trời, Rồng, Thần, A-tu-luân, Kiền-đạp-hòa, Nhân dân ở thế gian nghe lời Phật dạy, ai cũng hoan hỷ.

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 10 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Cẩm nang phóng sinh


Cho là nhận


Đường Không Biên Giới


Có và Không

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.129.69.134 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập