Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt,
luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi.
Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại;
giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to!
(Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
XX. PHÁP HỘI VÔ TẬN PHỤC TẠNG THỨ HAI MƯƠI
Như vậy tôi nghe một lúc Ðức Phật ở thành Vương Xá tại núi Kỳ Xà Quật cùng chúng đại Tỳ Kheo ngàn hai trăm người câu hội, chúng này đều thành tựu công đức thù thắng hay sư tử hống. Đại Bồ Tát năm trăm người, tất cả đều được môn đà la ni biện tài vô ngại chứng vô sanh pháp nhẫn trụ bực bất thối đủ các tam muội du hí thần thông khéo biết tâm hành xu hướng của chúng sanh, danh hiệu của các Ðại Bồ Tát ấy là:
Nhựt Tràng Bồ Tát, Nguyệt Tràng Bồ Tát, Phổ Quang Bồ Tát, Nguyệt Vương Bồ Tát, Chiếu Cao Phong Bồ Tát, Tì Lô Giá Na Bồ Tát, Sư Tử Huệ Bồ Tát, Công Đức Bửu Quang Bồ Tát, Nhứt Thiết Nghĩa Thành Bồ Tát, Thành Tựu Túc Duyên Bồ Tát, Không Huệ Bồ Tát, Đẳng Tâm Bồ Tát, Hỉ Ái Bồ Tát, Lạc Chúng Bồ Tát, Chiến Thắng Bồ Tát, Huệ Hành Bồ Tát, Điện Đắc
Bồ Tát, Thắng Biện Bồ Tát, Sư Tử Hống Bồ Tát, Diệu Ngôn Âm Bồ Tát, Năng Cảnh Giác Bồ Tát, Xảo Chuyển Hành Bồ Tát, Tịch Diệt Hành Bồ Tát, chư Ðại Bồ Tát như vậy làm thượng thủ.
Lại có Thiên Đế Thích Đề Hoàn Nhơn, Tứ Đại Thiên Vương, Ta Bà Thế Giới Chủ Phạm Thiên Vương và chư đại oai đức Trời, Rồng, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Câu La Na, Khẩn Na La, Ma Hầu La Già, vô lượng đại chúng câu hội.
Bấy giờ, Điện Đắc Bồ Tát thấy đại chúng thanh tịnh lặng lẽ, các bực đại long tượng đều vân tập, liền rời chỗ ngồi trịch y vai hữu gối hữu chấm đất chắp tay bạch Ðức Phật rằng: "Bạch Ðức Thế Tôn! Tôi có chút nghi muốn thưa hỏi, mong Ðức Như Lai thương hứa cho".
Đức Phật dạy: "Này Thiện nam tử! Như Lai Ứng Đẳng Chánh Giác cho phép ông hỏi sẽ giải nói cho ông".
Điện Đắc Bồ Tát bạch rằng: "Bạch Ðức Thế Tôn! Đại Bồ Tát thành tựu pháp gì có thể làm thỏa mãn sở dục của tất cả chúng sanh chẳng bị ô nhiễm bởi các lỗi lầm, tùy theo căn tánh của chúng sanh dùng phương tiện dẫn đạo khiến các chúng sanh sau khi chết chẳng sa đọa ác đạo, quyết định sẽ chứng được pháp bình đẳng, ở đời chẳng nhiễm như hoa sen, chẳng động pháp giới đi các cõi Phật thường chẳng rời Phật, chẳng thấy sắc thân, an trụ ba giải thoát chẳng nhập vào chánh vị, tùy sở dục chúng sanh mà nghiêm tịnh Phật độ, trong khoảng sát na hay chứng Vô Thượng Bồ Ðề?".
Điện Đắc Bồ Tát ở trước Ðức Phật nói kệ bạch hỏi:
"Pháp Vương Vô Thượng Tôn
Đấng vô biên tri kiến
An trụ nơi cộng pháp
Lợi ích các thế gian
Bình đẳng xem chúng sanh
Làm chỗ dựa cho đời
Dạy các đạo tà chánh
Khiến cứu cánh an lạc
Chứa họp thắng công đức
Dường như khối châu báu
Mặt nhựt huệ trong đời
Đấng Ứng Cúng ba cõi
Mong nói tối thượng thừa
Thành tựu Bồ Tát đạo
Mặt như trăng tròn sáng
Đầy đủ xa ma tha
Khai thị pháp tịch tịnh
Hay diệt các phiền não
Xin nói Bồ Tát hạnh
Lợi ích các chúng sanh
Cõi Phật và thọ mạng
Sắc thân cùng quyến thuộc
Ba nghiệp cùng các pháp
Tất cả đều thanh tịnh
Xin Ðức Như Lai dạy
Hạnh Bồ Tát thanh tịnh
Hàng phục ma thế nào
Thuyết pháp như thế nào
Thế nào chẳng quên mất
Xin thương tuyên nói cho
Thế nào người dũng tiến
Vào khắp các sanh tử
An trụ trong nhứt tướng
Với pháp thường vô động
Thế nào nơi chư Phật
Hầu gần để cúng dường
Thường quán sắc thân Phật
Cứu cánh rời các tướng
Dầu chứng ba giải thoát
Như chim bay không gian
Chưa đủ các công đức
Trọn chẳng nhập Niết Bàn
Biết các căn tánh dục
Tùy thuận vô sở úy
Cũng chẳng sanh nhiễm trước
Thành thục các chúng sanh
Trước ban vui thế gian
Sau khiến phát đạo tâm
Đầy đủ trí thù thắng
Chứng Vô Thượng Bồ Ðề
Nghĩa thâm diệu như vậy
Xin Ðức Như Lai nói".
Đức Phật bảo Điện Đắc Bồ Tát rằng: "Lành thay, lành thay, thiện nam tử hay hỏi Phật các nghĩa như vậy làm lợi ích an lạc vô lượng chúng sanh nhiếp thọ thế gian Trời Người hiện tại và chư Bồ Tát đời vị lai. Ông nên lắng nghe khéo suy nghĩ sẽ vì ông mà nói".
Điện Đắc Bồ Tát bạch rằng: "Vâng, thưa Ðức Thế Tôn xin ưa muốn nghe".
Đức Phật dạy: "Này Điện Đắc! Đại Bồ Tát có năm thứ phục tạng, vô biên phục tạng, đại phục tạng, vô tận phục tạng, biến vô tận phục tạng, vô biên phục tạng.
Đầy đủ các phục tạng ấy, Bồ Tát xa rời bần cùng hay thành tựu các công đức như đã nói ở trên, do ít công lực mau được Vô Thượng Bồ Ðề.
Đây là năm phục tạng: tham hành phục tạng, sân hành phục tạng, si hành phục tạng, đẳng phần hành phục tạng và chư pháp phục tạng.
- Nầy Điện Đắc! Gì là Đại Bồ Tát tham hành phục tạng? Đó là các chúng sanh tương ưng với tham hành điên đảo hệ phược đi theo các tướng nhiều thứ phân biệt chấp trước kiên cố trong các cảnh sắc thanh hương vị xúc pháp say ưa hôn mê. Nơi những thứ tâm hành ấy của chúng sanh Bồ Tát phải biết rõ như thiệt: các chúng sanh ấy ưa muốn những gì? Với cảnh giới nào họ quen nhiễm vững mạnh? Họ đầy đủ thành tựu những tín giải nào? Thuở trước họ có trồng thiện căn nào ? Họ sẽ được phát xu nơi thừa nào? Thiện căn của họ có bao lâu sẽ thành thục? Vì dứt tất cả dục nhiễm của các chúng sanh, vì khiến thiện tâm họ thường tương tục nên Bồ Tát quan sát rõ chắc để trị liệu.
- Nầy Điện Đắc! Căn lành sai biệt của chúng sanh khó biết, tất cả Thanh Văn và Bích Chi Phật chẳng biết được huống là phàm phu và các ngoại đạo.
- Nầy Điện Đắc! Hoặc có chúng sanh dầu tham trước các dục lạc nhưng cũng có thể thành thục Vô Thượng Bồ Ðề.
Hoặc có chúng sanh vừa chạm cảnh dục hoặc từ tâm nhiễm phát ra lời nói bèn được thành thục vô thượng minh thoát.
Hoặc có chúng sanh xem các sắc đẹp lòng sanh dục nhiễm đến lúc sắc ấy biến hoại liền giác tri dứt lòng dục niệm sâu vô thường thì hay thành thục vô thượng minh thoát.
Hoặc có chúng sanh dầu thấy nữ nhơn chẳng sanh tham trước sau đó nghĩ nhớ mới sanh tâm nhiễm tưởng hình dung ấy mà sanh ái luyến.
Hoặc có chúng sanh chiêm bao thấy nữ sắc vừa ý lòng sanh tham trước nhớ tìm cầu mãi.
Hoặc có chúng sanh nghe âm thanh nữ nhơn bèn sanh tham ái, có lúc tạm thấy lìa tâm tham nhiễm bèn được thành thục vô thượng minh thoát.
Vì thế nên Bồ Tát ở nơi các thứ bịnh tham và các thứ thuốc tham biết rõ khéo tốt mà đối với pháp giới không thấy hai tướng. Nơi chúng sanh mê hoặc pháp giới ấy sanh lòng đại bi.
- Nầy Điện Đắc! Hoặc tham sân si hoặc pháp giới trí, không có chút pháp để được.
Bồ Tát quan niệm rằng: các chúng sanh mà tôi thấy ấy, họ ở trong pháp giả danh an lập hòa hiệp vô tướng tự tánh không tịch nầy sanh lòng tham dục sân khuể ngu si, tôi phải quan sát đúng thiệt biết rõ rồi vì họ mà an trụ đại bi thành mãn sở nguyện xưa, chẳng động pháp giới dùng trí vô công dụng để thành thục họ.
Nếu có đàn ông nơi nữ nhơn vọng sanh ý tưởng trong sạch khởi tham nhiễm nặng, Bồ Tát liền hiện thân nữ nhơn xinh đẹp trang nghiêm như thiên nữ theo họ cho tham trước, họ đã tột ái luyến rồi lượng phương tiện mà họ có thể chấp nhận để nhổ tên độc tham dục cho họ, Bồ Tát dùng sức tự tại lại biến thân nữ hiện ra trước họ thuyết pháp cho họ thông đạt pháp giới xong rồi ẩn mất.
Nếu có nữ nhơn ở nơi đàn ông sanh lòng ái nhiễm, Bồ Tát vì họ mà hiện thân đàn ông cho đến dứt bỏ tên độc tham dục cho họ, vì họ thuyết pháp khiến họ nhập pháp giới rồi ẩn mất.
- Nầy Điện Đắc! Các tham hành ấy có hai vạn một ngàn, cộng chung các hành kia thì có tám vạn bốn ngàn, Bồ Tát dùng trí vô công dụng xuất sanh vô lượng ức ngàn pháp môn khai tỏ chúng sanh làm cho họ được giải thoát, mà Bồ Tát cũng chẳng quan niệm tôi vì chúng sanh mà thuyết pháp như vậy, cũng không quan niệm có chúng sanh được giải thoát.
- Nầy Điện Đắc! Ví như Long Vương Vô Nhiệt Não do nghiệp lực ở trong cung của Long Vương ấy phát xuất nguồn bốn sông lớn để cho các chúng sanh thủy lục an ở, mùa hạ nóng bức thì làm cho mát mẻ, thấm nhuần hoa quả, giúp trổ ngũ cốc, khiến các chúng sanh an ổn khoái lạc, mà Long Vương ấy chẳng quan niệm nay tôi khiến nguồn nước bốn sông đã chảy sẽ chảy đương chảy, nhưng nước bốn sông thường đầy làm chỗ cần dùng cho chúng sanh.
Cũng vậy, Bồ Tát thành tựu nguyện xưa dùng trí vô công dụng vì chúng sanh nói bốn thánh đế diệt trừ tất cả sanh tử nóng bức, ban vui thánh giải thoát cho Nhơn Thiên, mà Bồ Tát không quan niệm nay tôi thuyết pháp đã thuyết sẽ thuyết, Bồ Tát nhậm vận an trụ tâm đại bi quan sát chúng sanh tùy theo chỗ đáng được mà vì họ thuyết pháp.
- Lại này Điện Đắc! Ví như Thiên Đế có mưòi hai na do tha thiên nữ, do sức tự tại Thiên Đế hiện ra nhiều thân khiến các thiên nữ đều được thỏa mãn dục lạc, các thiên nữ ấy đều tự cho rằng nay tôi riêng mình cùng Tiên Đế vui vầy, mà thiệt ra Thiên Đế không dục nhiễm.
Cũng vậy, đối với các chúng sanh đáng được độ, Bồ Tát tùy theo ý lạc của họ mà làm cho họ được thành thục, mà thiệt ra Bồ Tát không nhiễm trước.
- Lại này Điện Đắc! Ví như mặt nhựt lúc mọc lên khỏi ngọn núi tỏa ánh sáng chiếu khắp Diêm Phù Đề, chỗ ánh sáng mặt nhựt chiếu đến tất cả hình sắc đều hiện rõ, mà mặt nhựt ấy vẫn một sắc một ánh sáng không có tướng sai biệt.
Cũng vậy, Bồ Tát trí huệ chiếu khắp pháp giới phát hiện chúng sanh chấp trước, tùy theo ý lạc của họ mà thuyết pháp, nhưng nơi pháp giới không có hai tướng.
Đây gọi là Ðại Bồ Tát tham hành phục tạng. Bồ Tát chứng nhập phục tạng này rồi hoặc một kiếp hoặc hơn một kiếp tùy theo các loại ý lạc của tất cả chúng sanh hiện vô lượng thân dùng các thứ ngôn từ mà vì họ thuyết pháp, nhưng nơi pháp giới cũng không hai tướng.
- Lại này Điện Đắc! Ví như chơn kim do sức thợ khéo tùy ý làm ra các thứ anh lạc trang nghiêm hình tướng đều sai khác mà tánh chơn kim ấy không hề sai khác. Cũng vậy, Bồ Tát khéo quan sát pháp giới tùy theo các loại ý lạc của các chúng sanh hiện vô lượng thân dùng các thứ ngôn từ mà thuyết pháp cho họ mà ở nơi pháp giới cũng không hai tướng.
Đây là thường nhập pháp giới nhứt tướng. Bồ Tát được phục tạng như vậy có thể vì chúng sanh mà thuyết pháp. Họ nghe pháp rồi giàu có đầy đủ thánh tài vô tận dứt hẳn tất cả sanh tử bần cùng.
Thế nào gọi là Ðại Bồ Tát sân hành phục tạng. Này Điện Đắc! Các chúng sanh tương ưng với kiêu mạn chấp ngã ngã sở ở trong tướng tự tha từ lâu xa đến nay chẳng tu từ nhẫn, giận thù nhiệt não tự phá hoại tâm họ, chẳng nhớ tưởng đến Phật Pháp và Tăng, sân độc che mờ nên họ mê hoặc nơi chánh pháp. Đối với các chúng sanh nhiều sân hận ấy chẳng hề sanh khỏi tổn hại chỉ quan niệm rằng: chúng sanh rất lạ, họ ngu si mê hoặc bèn ở nơi các pháp bổn tánh tịch tịnh không cấu trược không hòa hiệp không vi tránh trong pháp viễn ly mà tương ưng với điên đảo vọng sanh sân hận. Quan niệm như vậy rồi, Bồ Tát an trụ tâm đại bi luôn thương xót chúng sanh, dầu cho bị họ chặt đứt thân thể cũng an trụ nhẫn nhục để điều phục sân hành chúng sanh ấy.
Nếu vô lượng chúng sanh sân hành ấy lẫn chống trái nhau, lòng họ giận hờn, nghiệp sân thành rồi sẽ đọa trong các loài rắn độc ác thú. Bồ Tát an trụ nhẫn nhục, dùng sức từ niệm hóa độ chúng sanh ấy có thể làm cho họ chẳng thọ ác báo quyết định chứng đưọc bình đẳng.
Đây gọi là Bồ Tát phương tiện thiện xảo diệt trừ sân hành cho chúng sanh.
- Lại này Điện Đắc! Nếu thấy chúng sanh sân não, Bồ Tát quan niệm rằng: tất cả pháp bổn tánh thanh tịnh, các chúng sanh ấy theo tướng mà hành vọng sanh phân biệt, ở trong pháp bình đẳng không vi tránh mà họ khởi lòng sân hận, các chúng sanh ấy chẳng rõ biết được pháp giới tánh. Nều họ thấy được pháp giới tánh thì họ trọn chẳng sanh giận hại nơi người khác. Vì chẳng rõ biết bổn tánh pháp giới nên họ sanh sân hận. Với các chúng sanh nhiều sân ấy, Bồ Tát sanh lòng từ bi gấp bội, an trụ đại bi hoàn thành nguyện xưa, Bồ Tát dùng trí vô công dụng khai thị diễn thuyết nhiều pháp môn để phá hoại sân hành cho chúng sanh, mà Bồ Tát chẳng hề quan niệm tôi vì chúng sanh thuyết pháp trừ sân. Tại sao, vì Bồ Tát khéo quan sát pháp giới tướng vậy. Đây là Bồ Tát an trụ pháp giới vô sai biệt tướng diệt trừ sân phiền não.
- Nầy Điện Đắc! Ví như chẳng trừ đen tối mà được ánh sáng hiện ra cũng chẳng phải không cái hay trừ đen tối. Đen tối và ánh sáng ấy tánh như hư không không có sai khác. Cũng vậy, Bồ Tát y cứ nơi trí pháp giới vô sai biệt thiện xảo thuyết pháp dứt diệt các thứ sân hành chúng sanh, nơi pháp giới chẳng quan niệm sai biệt.
- Nầy Điện Đắc! Ví như mặt nhựt phóng ra ánh sáng, chiếu đến đâu thì chỗ ấy đều nhiếp thuộc mặt nhựt. Cũng vậy, vì muốn điều phục diệt trừ sân hành nên lời nói của Bồ Tát đều là pháp luân mà ở nơi pháp giới chảng quan niệm sai biệt.
Sân hành như vậy có hai vạn một ngàn và các hành kia tám vạn bốn ngàn, Bồ Tát thành tựu trí vô công dụng tùy theo các thứ sân hành của chúng sanh mà thuyết pháp cho họ, Bồ Tát chẳng quan niệm tôi vì chúng sanh hiện nay thuyết pháp đã thuyết sẽ thuyết.
Đây gọi là Ðại Bồ Tát sân hành phục tạng. Bồ Tát chứng được phục tạng này rồi hoặc trong một kiếp hoặc quá một kiếp tùy theo các thứ ý lạc của các chúng sanh dùng các loại văn tự ngữ ngôn phương tiện thuyết pháp. Sân hành biên tế ấy bất khả đắc, trí huệ biện tài của Bồ Tát cũng bất khả tận.
Đây gọi là Bồ Tát khéo nói pháp giới vô sai biệt tướng được sân hành phục tạng như vậy.
Thế nào là Ðại Bồ Tát si hành phục tạng?
- Nầy Điện Đắc! Công hạnh như vậy của chư Bồ Tát là sự việc rất khó. Nghĩa là các chúng sanh là kẻ theo phiền não hoặc hành, là kẻ não hại người, là kẻ bị thai trứng vô minh bao gói, là kẻ như tằm nằm trong kén tự quấn trói, là kẻ trong pháp giới không có phương tiện, là kẻ chẳng khéo quan sát chỗ nên làm, là kẻ chấp ngã kiến, là kẻ hành tà đạo, là kẻ an trụ độn hành, là kẻ khó xuất ly, Bồ Tát vì các chúngsanh mê hoặc như vậy, từ lúc sơ phát tâm khởi đại gia hành chẳng biết mỏi nhọc chẳng hề giải đãi suy nghĩ rằng phải dùng những duyên những thắng giải nào, phải thuyết pháp thế nào để cho các chúng sanh ấy nhập Bồ Tát hạnh mà được giải thoát.
Thuở trước Bồ Tát khéo quán pháp giới dùng trí vô công dụng an trụ đại bi biết rõ chỗ mê hoặc pháp giới của các chúng sanh tùy theo sức lực kham được của họ mà thuyết pháp đều khiến điều phục, Bồ Tát cũng chẳng quan niệm tôi nay thuyết pháp đã thuyết sẽ thuyết, do Bồ Tát thuở xưa có sức thệ nguyện khéo quán duyên khởi tự nhiên diễn nói trăm ngàn pháp môn dứt trừ vô minh nghiệp hành cho các chúng thuyết trăm ngàn pháp môn đều khiến họ khai ngộ.
Đây gọi là Ðại Bồ Tát si hành phục tạng. Bồ Tát chứng được phục tạng này rồi khéo quán duyên khởi, vì các chúng sanh si hành như vậy, hoặc trong một kiếp hoặc quá một kiếp, tùy theo tánh dục của họ, dùng các loại văn tự ngữ ngôn thiện xảo thuyết pháp. Si hành biên tế ấy bất khả đắc, trí huệ biện tài của Bồ Tát cũng bất khả tận.
Đây gọi là Ðại Bồ Tát ở nơi tất cả pháp vô sai biệt tướng thiện xảo tuyên nói được si hành phục tạng như vậy.
Si hành ấy có hai vạn một ngàn và các hành khác tám vạn bốn ngàn, vì dứt trừ các hành ấy, Bồ Tát diễn nói trăm ngàn pháp môn. Ðây gọI là Ðại Bồ Tát si hành phục tạng.
Thế nào gọi là Ðại Bồ Tát đẳng phần hành phục tạng?
- Nầy Điện Đắc! Ví như gương soi bốn mặt trong suốt sáng sạch không lấm bụi dơ đem treo nơi ngã tư, bao nhiêu sắc tượng đối với gương đều hiện rõ trong ấy không tăng không giảm, gương ấy cũng chẳng nghĩ rằng tôi hay hiện rõ các thứ sắc tượng, nhưng gương ấy được khéo mài sáng rồi thì tất cả sắc tượng tự nhiên hiện rõ. Cũng vậy, Bồ Tát pháp giới khéo mài sáng rồi an trụ trong tam muội vô công dụng tùy theo tâm hành sai biệt của các chúng sanh mà khai thị diễn thuyết trăm ngàn pháp môn đều khiến tỏ rõ đều được giải thoát, mà Bồ Tát chẳng quan niệm pháp tướng và chúng sanh tướng. Tại sao, vì Bồ Tát khéo quán pháp giới tướng và chúng sanh tướng, với các chúng sanh tương ưng bốn hành ấy biết rõ như thiệt rồi tùy theo căn tánh họ mà thuyết pháp, nhưng ở nơi pháp giới và chúng sanh giới, Bồ Tát quan sát như thiệt không có hai tướng, bao nhiêu pháp giới và chúng sanh giới đều thấy rõ như thiệt không hai, vì là không sai biệt vậy.
Điện Đắc! Ví như hư không không có các thứ tướng sai biệt cũng không kiến lập. Cũng vậy, Bồ Tát khéo quan sát pháp giới rõ thấu tất cả pháp nhập vào nhứt tướng, cũng do sức thệ nguyện thuở trước nên tùy theo tâm hành của các chúng sanh mà nói nhiều thứ pháp môn, mà ở nơi pháp giới không sai biệt.
- Nầy Điện Đắc! Đẳng phần hành ấy có hai vạn một ngàn và các hành kia tám vạn bốn ngàn, Bồ Tát quan sát đều rõ ràng cả. Như lương y biết bịnh cho thuốc, Bồ Tát dùng trí vô công dụng thuyết các pháp môn. Đây gọi là đại Bồ Tát đẳng phần hành phục tạng.
Bồ Tát chứng được phục tạng này rồi vì chúng sanh hoặc một kiếp hoặc quá một kiếp, tùy theo chí lạc của họ, dùng các loại ngôn từ thiện xảo tuyên nói. Biên tế các hành bất khả đắc, Bồ Tát trí huệ biện tài cũng bất khả tận.
Đây gọi là Ðại Bồ Tát khéo nói pháp giới vô sai biệt tướng chứng được đẳng phần hành phục tạng như vậy.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.16.212.0 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.