Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó. Kinh Pháp cú
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Cảnh Đức Truyền Đăng Lục [景德傳燈錄] »» Bản Việt dịch quyển số 6 »»

Cảnh Đức Truyền Đăng Lục [景德傳燈錄] »» Bản Việt dịch quyển số 6

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.61 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.76 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Cảnh Đức Truyền Đăng

Kinh này có 30 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 |
Việt dịch: Minh Tuệ Dương Thanh Khải

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

PHÁP TỰ THIỀN SƯ
HỒI NHƯỢNG NAM NHẠC

CHÍN NGƯỜI ĐỜI THỨ NHẤT
1. Thiền sư Đạo Nhất ở Giang Tây;
(Một người được ghi, Sư họ Mã thời nhân gọi là Mã Tổ)
2. Thiền sư Thường Hạo Nam Nhạc; 3. Thiền sư Trí Đạt; 4. Thiền sư Thản Nhiên; 5. Thiền sư Thần Chiếu Triều Châu; 6. Thiền sư Nghiêm Tuấn chùa Đại Minh, Dương Châu; 7. Thiền sư Bổn Như nước Tân La; 8. Thiền sư Huyền Thịnh; 9. Thiền sư Pháp Không núi Đông Vụ
(Tám người trên đây không có cơ duyên ngữ cú, không ghi).
BA MƯƠI SÁU NGƯỜI ĐỜI THỨ HAI
(PHÁP TỰ MÃ TỔ)
1. Thiền sư Huệ Hải Đại Châu, Việt Châu; 2. Thiền sư Pháp Hội núi Lặc Đàm, Hồng Châu; 3. Thiền sư Trí Kiên Sam Sơn, Trì Châu; 4. Thiền sư Duy Kiến núi Lặc Đàm, Hồng Châu; 5. Thiền sư Đạo Hạnh Minh Khê, Lễ Châu; 6. Thiền sư Huệ Tạng Thạch Củng, Phủ Châu; 7. Thiền sư Đạo Thông núi Tử Ngọc, Đường Châu; 8. Thiền sư Lan Nhượng Giang Tây Bắc; 9. Thiền sư Như Mãn Phật Quang, Lạc Kinh; 10, Thiền sư Đạo Minh Nam Nguyên, Viên Châu; 11. Thiền sư Tự Mãn Ly Thôn, Hân Châu; 12. Thiền sư Hồng Ân Trung Ấp, Lãng Châu; 13. Thiền sư Hồi Hải núi Bá Trượng, Hồng Châu;
(13 người trên đây được ghi có bổ sung từ Thiền Môn Quy Thức)
14. Thiền sư Cảo Anh; 15. Thiền sư Sùng Thái; 16. Thiền sư Tiêu Nhiên núi Vương Mỗ; 17. Thiền sư Sách chùa Phục Thê, Hoa Châu; 18. Thiền sư Trí Thông tháp Tùng Tư, Lễ Châu; 19. Thiền sư Thần Giám núi Vân Tú, Đường Châu; 20. Thiền sư Trí Thông chùa Thê Linh, Dương Châu; 21. Thiền sư Trí Tạng, Khanh Châu; 22. Thiền sư Hồi Thao, Kinh Triệu; 23. Thiền sư Pháp Tạng, Xứ Châu; 24. Thiền sư Hồi Tắc phủ Hà Trung; 25. Thiền sư
Minh Cán, Thường Châu; 26. Thiền sư Hồng Đàm, Ngạïc Châu; 27. Thiền sư Hồi Thản Tượng Nguyên; 28. Thiền sư Nguyên Lễ Thanh Liên, Lộ Phủ; 29. Thiền sư Bảo Khánh phủ Hà Trung; 30. Thiền sư Chí Hiền Cam Tuyền; 31. Thiền sư Đạo Ngộ núi Đại Cối; 32. Thiền sư Pháp Nhu Lộ Phủ; 33. Thiền sư Giác Bình chùa Hàm Thông, Kinh Triệu; 34. Thiền sư Thắng Biện Nghĩa Hưng; 35. Thiền sư Khánh Vân Hải Lăng; 36. Thiền sư Huyền Hư chùa Khai Nguyên, Hồng Châu.
(23 người trên đây không có cơ duyên ngữ cú, không ghi).
ĐỜI THỨ NHẤT
SAU THIỀN SƯ HỒI NHƯỢNG

THIỀN SƯ ĐẠO NHẤT GIANG TÂY.
Người huyện Thập Phương Hán Châu, họ Mã. Dung mạo kỳ dị, dáng đi vững chãi như trâu, mắt nhìn sắc như cọp, lưỡi thè quá mũi, dưới bàn chân có hai hoa văn hình bánh xe. Tuổi nhỏ nương Hòa
thượng Đường ở Tư Châu xuất gia, thọ cụ túc giới nơi luật sư Viên ở Du Châu.
Trong khoảng năm Khai Nguyên (713 – 741, Đường Huyền Tông), Sư thực tập thiền định ở viện Truyền Pháp Hành Nhạc, gặp Hòa thượng Hồi Nhượng. Sáu người đồng tham học (nhập thất), chỉ mình Sư thầm nhận tâm ấn. (Đạo Nhất tiếp nối Hồi Nhượng còn Hy Thiên tiếp nối Hành Tư, cùng nguồn khác phái, thế nên thiền pháp bắt đầu hưng thạnh từ hai Sư. Lưu Kha nói “Đại Tịch (Mã Tổ) pháp chủ Giang Tây, Thạch Đầu pháp chủ Hồ Nam. Qua lại lăng xăng mà không biết hai vị đại sĩ, thật là ngốc”. Ở Tây Thiên Tổ Bát nhã Đa la sấm ký với Đạt ma “Nước Chấn Đán (Trung Hoa) tuy xa mà không khác đường, cần đến bàn chân cháu trai tiếp bước, gà vàng há miệng một hạt gạo, cúng dường mười phương La hán tăng”. Lại nữa Hòa thượng Huệ Năng Lục Tổ nói với Hồi Nhượng “Về sau Phật pháp hướng về ông, con ngựa tợ ông đạp chết người trong thiên hạ”, về sau pháp tự Mã Tổ Giang Tây truyền khắp thiên hạ nên thời nhân gọi Sư là Mã Tổ).
Mới đầu Sư từ núi Phật Tích ở Kiến Dương, kế dời đến Lâm Xuyên, rồi sau đó đến núi Cung Công
ở Nam Khang. Trong năm Đại Lịch (766 – 779, Đường Đại Tông), tên Sư gắn liền với chùa Khai Nguyên ở Chung Lăng, Giang Tây. Bấy giờ liên sối Lộ Từ Cung nghe đạo phong mà kính mộ, đích thân đến Sư thọ tông chỉ. Từ đó học giả bốn phương vân tập dưới tòa.
Một hôm Sư dạy chúng:
Những người các ông, mỗi người tin tâm mình là Phật, tâm mình đó chính là tâm Phật. Đạt ma Đại sư từ nước Nam Thiên Trúc đến đây, đích thân tới Trung Hoa để truyền pháp thượng thừa nhất tâm(96), khiến các ông khai ngộ. Lại dẫn văn kinh Lăng Già để ấn chứng tâm địa chúng sanh, sợ các ông điên đảo chẳng tự tin pháp nơi tâm này, mỗi người đều có, nên kinh Lăng Già nói “Phật nói tâm là tông, vô môn là pháp môn”, lại nói “Phàm cầu pháp nên không có sở cầu”. Ngồi tâm không có Phật khác, ngồi Phật không có tâm khác, chẳng lấy thiện chẳng bỏ ác, hai bên sạch dơ đều chẳng nương cậy, đạt đến tánh tội rỗng không niệm niệm bất khả đắc, vì vô tự tánh cho nên tam giới duy tâm, sum la vạn tượng là sở ấn của nhất pháp. Phàm là sắc được thấy đều là tâm hay thấy, tâm chẳng tự là tâm nhân sắc mới có tâm, các ông chỉ cần tùy lúc nói năng, ngay sự là lý đều không chỗ ngại, đạo quả bồ đề cũng lại như thế. Cái được sanh nơi tâm thì gọi là sắc, biết sắc rỗng không nên sanh tức chẳng sanh, liễu ngộ tâm này như thế thì có thể tùy lúc mặc áo ăn cơm, trưởng dưỡng thánh thai tùy duyên qua ngày tháng, còn có việc gì nữa?
Các ông nhận ta dạy, hãy nghe ta nói kệ:
Tâm địa tùy thời thuyết,
Bồ đề diệc chỉ ninh.
Sự lý câu vô ngại,
Đương sanh tức bất sanh.
Dịch:
Tâm địa tùy thời nói,
Bồ đề cũng vậy thôi.
Sự lý đều vô ngại,
Đương sanh tức bất sanh.
*
* *
Tăng hỏi:
- Hòa thượng vì cái gì nói tức tâm là Phật (tức tâm tức Phật)?
Sư đáp:
- Vì vỗ con nít khóc.
Tăng hỏi:
- Hết khóc rồi làm gì?
Sư đáp:
- Chẳng phải tâm chẳng phải Phật (phi tâm phi Phật).
Tăng hỏi:
- Trừ hai hạng người đó ra, chỉ dạy thế nào?
Sư đáp:
- Nói với y chẳng phải vật (bất thị vật).
Tăng hỏi:
- Chợt gặp người trong ấy đến thì thế nào?
Sư đáp:
- Cứ bảo y thể hội đại đạo.
*
* *
Tăng hỏi:
- Thế nào là ý Tây Lai?
Sư hỏi:
- Ngay bây giờ là ý gì?
*
* *
Bàng cư sĩ hỏi:
- Như nước không có gân xương hay nâng nổi chiếc thuyền muôn hộc, lý đó thế nào?
Sư đáp:
- Ở đây không có nước cũng không có thuyền, nói gân xương nào?
*
* *
Một hôm Sư thượng đường. Một lát Bá Trượng cuốn chiếu lui ra trước mặt. Sư bèn hạ đường. Bá Trượng hỏi:
- Thế nào là chỉ thú Phật pháp?
Sư đáp:
- Đang là chỗ ông buông bỏ thân mạng.
Sư hỏi Bá Trượng:
- Ông dùng pháp gì dạy người?
Bá Trượng đưa cây phất tử lên. Sư hỏi:
- Chỉ có cái này hay còn cái nào khác?
Bá Trượng buông cây phất tử xuống.
*
* *
Tăng hỏi:
- Làm sao được hợp đạo?
Sư đáp:
- Ta từ lâu chẳng hợp đạo?
*
* *
Tăng hỏi:
- Thế nào là ý Tây Lai?
Sư liền đánh, bảo:
- Nếu ta không đánh ông, các nơi sẽ cười ta.
*
* *
Có tiểu sư đi hành cước trở về, vẽ một vòng tròn trước mặt Sư, bước lên lễ bái rồi đứng gần Sư. Sư hỏi:
- Chắc ông muốn làm Phật chứ gì?
Đáp:
- Con giụi mắt chẳng biết(97).
Sư nói:
- Ta chẳng bằng ông.
Tiểu sư không đáp được.
*
* *
Đặng Ẩn Phong đến từ giã Sư. Sư hỏi:
- Đi đâu?
Đáp:
- Đi Thạch Đầu.
Sư nói:
- Đường Thạch Đầu trơn.
Đáp:
- Có mang theo gậy, gặp đâu vui đó.
Rồi ra đi. Mới tới Thạch Đầu liền nhiễu giường thiền một vòng, dộng tích trượng một tiếng, hỏi:
- Là tông chỉ gì?
Thạch Đầu kêu:
- Trời xanh, trời xanh!
Ẩn Phong không đáp được, trở về thuật lại cùng Sư. Sư nói:
- Ông hãy trở lại, gặp ông ấy kêu “Trời xanh, trời xanh” thì ông liền “Hư, hư”.
Ẩn Phong lại đi Thạch Đầu, lặp lại y như trước, hỏi:
- Là tông chỉ gì?
Thạch Đầu bèn “Hư, hư”. Ẩn Phong lại không đáp được.
Phong về thuật lại, Sư nói:
- Đã nói với ông đường Thạch Đầu trơn mà.
*
* *
Có vị tăng vẽ bốn vạch trước mặt Sư, ở trên một vạch dài ở dưới ba vạch ngắn, rồi hỏi:
- Không được nói “một dài ba ngắn”, ngoại trừ bốn chữ đó, mời Hòa thượng đáp.
Sư liền vẽ trên đất một vạch, đáp:
- Không được nói “dài ngắn”, đáp ông rồi.
(Quốc sư Huệ Trung nghe, nói riêng một mình “Sao chẳng hỏi lão tăng”)
*
* *
Có một tăng giảng kinh đến hỏi:
- Chưa biết thiền tông truyền thừa pháp gì?
Sư hỏi lại:
- Tòa chủ truyền thừa pháp gì?
Kia đáp:
- Tạm giảng được hơn hai mươi cuốn kinh luận.
Sư nói:
- Đâu không phải là sư tử con?
Đáp:
- Chẳng dám.
Sư cất tiếng “Hư, hư”. Kia nói:
- Đó là pháp.
Sư hỏi:
- Là pháp gì?
Đáp:
- Pháp sư tử ra khỏi hang.
Sư bèn lặng thinh. Kia nói:
- Đó cũng là pháp.
Sư hỏi:
- Là pháp gì?
Đáp:
- Pháp sư tử ở trong hang.
Sư hỏi:
- (Sư tử) chẳng ra chẳng vô là pháp gì?
Kia không đáp được bèn từ giã ra ngồi cửa.
(Bá Trượng thay nói “Thấy gì?”). Sư gọi “Tòa chủ!”. Kia xoay đầu, Sư hỏi”Là gì?”, cũng không đáp được.
Sư nói “Ông thầy độn căn này!”
*
* *
Liêm sứ ở Hồng Châu hỏi:
- Đệ tử ăn thịt uống rượu là phải hay không ăn thịt uống rượu là phải?
Sư đáp:
- Ăn thịt uống rượu như thế là lộc của Ngài, không ăn là phước của Ngài.
*
* *
Đệ tử nhập thất của Sư gồm 139 người, mỗi người đi làm tông chủ một nơi giáo hóa vô cùng. Năm Trinh Nguyên thứ tư (788 - Đường Đức Tông), rằm tháng giêng Sư lên núi Thạch Môn ở Kiến Xương, đi kinh hành trong rừng cây, thấy chỗ đất bằng phẳng với hang động trống không. Sư bảo thị giả:
- Thân hư mục ta tháng tới sẽ về chỗ đó.
Nói xong rồi ra về. Đến ngày mùng bốn tháng hai 788, quả thật có bệnh nhẹ, Sư tắm gội xong ngồi kiết già nhập diệt. Trong khoảng năm Nguyên Hòa (806 – 820, Đường Hiến Tông), truy tặng thụy hiệu Đại Tịch Thiền Sư, tháp tên Đại Trang Nghiêm. Hiện nay (1004) còn đền thờ ở huyện Hải Hôn (Cao Tăng Truyện chép: “Thiền sư Đại Giác căn cứ vào bài minh ở tháp Sư do Quyền Đức Dư soạn thì Mã Tổ mất ở chùa Khai Nguyên, trà tỳ và xây tháp ở Thạch Môn. Đến năm Hội Xương (841 – 846) bỏ phế*, sau đến tháng bảy năm Đại Trung thứ tư (850 – Đường Tuyên Tông), vua Tuyên Tông ban lệnh Quán sát sứ Giang Tây là Bùi Hưu xây dựng lại tháp và chùa, ban biển ngạch là Bảo Phong”).
ĐỜI THỨ HAI SAU THIỀN SƯ
HỒI NHƯỢNG
PHÁP TỰ CỦA MÃ TỔ.

1. THIỀN SƯ HUỆ HẢI ĐẠI CHÂU, VIỆT CHÂU.
Người ở Kiến Châu (Phước Kiến), họ Châu. Sư thọ nghiệp nơi Hòa thượng Đạo Trí, chùa Đại Vân Việt Châu.
Ban đầu đến tham kiến Mã Tổ ở Giang Tây. Tổ hỏi:
- Từ đâu đến?
Đáp:
- Từ chùa Đại Vân ở Việt Châu đến.
Tổ hỏi:
- Đến đây muốn cầu việc gì?
Đáp:
- Đến cầu Phật pháp.
Tổ nói:
- Kho báu nhà mình chẳng đối nghĩ, bỏ nhà chạy rông làm gì? Ta trong đây một vật cũng không, cầu Phật pháp nào?
Sư bèn lễ bái, hỏi:
- Cái gì là “kho báu nhà mình” của Huệ Hải?
Tổ đáp:
- Chính là cái hiện đang hỏi ta. Đó là kho báu của ông, đầy đủ tất cả hồn tồn không có thiếu thốn, tự do sử dụng, cần gì hướng ngoại tìm cầu?
Sư ngay lời nói tự biết bổn tâm, không do hiểu biết, hớn hở vui mừng lễ tạ.
Sư ở hầu Tổ sáu năm, sau vì thầy thọ nghiệp tuổi già, Sư vội trở về phụng dưỡng. Sư ẩn vết tích giấu công dụng, bên ngồi thị hiện như ngây dại; Sư tự soạn một quyển Luận “Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn”, bị Huyền Yến là cháu trong pháp môn lén lấy đem ra khỏi Chiết Giang (Thiệu Hưng), trình Mã Tổ. Tổ xem xong bảo chúng:
- Việt Châu có đại châu (viên ngọc lớn), tròn sáng thấu suốt tự tại, không chướng ngại.
*
* *
Khi ấy ở trong chúng có người biết Sư họ Châu, lần lượt rồi nhiều người biết. Họ rủ nhau đến xứ Việt tìm hỏi và nương tựa Sư (Nhân lời Mã Tổ nói, người bấy giờ gọi Sư là Hòa thượng Đại Châu).
Sư nói:
- Chư thiền khách, tôi chẳng hội thiền, hồn tồn không có một pháp để dạy người. Không nên phiền các ông đứng lâu, hãy tự thôi dứt đi.
Bấy giờ học lữ đông dần, ngày đêm thưa hỏi. Việc bất đắc dĩ phải vừa hỏi vừa đáp, Sư biện tài vô ngại (Có quyển chép riêng trong Quảng Ngữ).
*
* *
Bấy giờ có một số pháp sư đến yết kiến, hỏi:
- Muốn nêu một câu hỏi, biết thầy có đáp không?
Sư nói:
- Bóng trăng dưới đầm sâu mặc tình rút lấy.
Hỏi:
- Thế nào là Phật?
Sư đáp:
- Đầm nước trong trước mặt chẳng là Phật thì là gì?
Chúng đều mờ mịt (Pháp Nhãn nói “Thế thì không giao thiệp”. Hồi lâu vị tăng ấy lại hỏi:
- Thầy nói pháp gì độ người?
Sư đáp:
- Bần đạo chưa từng có một pháp độ người.
Hỏi:
- Nhà thiền sư chất phác như thế à?
Sư hỏi lại:
- Đại đức nói pháp gì độ người?
Đáp:
- Giảng kinh Kim Cang Bát Nhã.
Sư hỏi:
- Giảng mấy lần rồi?
Đáp:
- Hơn hai mươi lần.
Sư hỏi:
- Ai nói kinh đó?
Tăng lên tiếng gắt gỏng:
- Thiền sư khéo đùa nhau, đâu không biết Phật nói sao?
Sư nói:
- Nếu nói Như Lai có nói pháp là chê bai Phật, người ấy chẳng hiểu nghĩa ta nói, nếu nói kinh này không phải Phật nói là chê bai kinh. Mời đại đức nói xem.
Tăng yên lặng không đáp được.
Chốc lát Sư lại hỏi:
- Kinh nói “Nếu lấy sắc thấy ta, lấy âm thanh cầu ta, người ấy hành tà đạo, không thể thấy Như Lai”. Đại đức hãy nói cái gì là Như Lai?
Đáp:
- Đến chỗ này tôi vẫn còn mê.
Sư nói:
- Từ nào đến giờ chưa ngộ, nói gì còn mê?
Tăng nói:
- Thỉnh thiền sư nói cho tôi nghe.
Sư nói:
- Đại đức giảng kinh trên hai mươi lần, còn chưa biết Như Lai.
Tăng ấy lại lễ bái cầu xin chỉ dạy.
Sư nói:
- Như Lai đó, là nghĩa như của các pháp, đâu thể quên được?
Đáp:
- Phải, là nghĩa như của các pháp.
Sư nói:
- Đại đức nói “phải” cũng chưa phải.
Đáp:
- Văn kinh rõ ràng đâu thể chưa phải.
Sư hỏi:
- Đại đức như chăng?
Đáp:
- Như.
Sư hỏi:
- Gỗ đá như chăng?
Đáp:
- Như.
Sư hỏi:
- Đại đức như đồng gỗ đá như chăng?
Đáp:
- Không hai.
Sư nói:
- Đại đức cùng gỗ đá đâu khác?
Tăng không đáp được. Hồi lâu lại hỏi:
- Thế nào được đại niết bàn?
Sư đáp:
- Chẳng tạo nghiệp sanh tử?
Hỏi:
- Thế nào là nghiệp sanh tử?
Sư đáp:
- Cầu đại niết bàn là nghiệp sanh tử, bỏ dơ lấy sạch là nghiệp sanh tử, có đắc có chứng là nghiệp sanh tử, không vượt khỏi môn đối trị là nghiệp sanh tử.
Hỏi:
- Làm sao mới được giải thốt.
Sư đáp:
- Vốn tự không trói buộc chẳng cần giải thốt, dùng thẳng hành thẳng là vô đẳng đẳng(98).
Tăng nói:
- Như Hòa thượng thiền sư đây thật là hiếm có.
Tăng lễ tạ rút lui.
*
* *
Có hành giả (cư sĩ) hỏi:
- Tức tâm tức Phật, cái nào là Phật?
Sư bảo:
- Ông nghi cái nào chẳng phải là Phật, chỉ ra xem.
Cư sĩ không đáp được. Sư nói:
- Đạt thì khắp cảnh là Phật, chẳng ngộ hằng trái xa.
*
* *
Có luật sư hiệu Pháp Minh, nói với Sư:
- Các thiền sư phần nhiều rơi vào không.
Sư nói:
- Trái lại các tòa chủ phần nhiều rơi vào không.
Pháp Minh giật mình, hỏi:
- Tại sao rơi vào không?
Sư nói:
- Kinh luận là giấy mực văn tự, giấy mực văn tự đều là không. Mượn ở âm thanh mà kiến lập các pháp, danh cú văn thân … đều là không. Tòa chủ chấp chặt hình thể giáo, đâu chẳng rơi vào không?
Pháp Minh hỏi:
- Thiền sư rơi vào không chăng?
Sư đáp:
- Chẳng rơi vào không.
Hỏi:
- Sao lại chẳng rơi vào không?
Sư đáp:
- Văn tự … đều từ trí tuệ mà sanh, đại dụng hiện tiền đâu thể rơi vào không?
Pháp Minh nói:
- Thế nên biết chẳng thành tựu nhất pháp**, không gọi là tất đạt(99).
Sư nói:
- Luật sư không những rơi vào không mà còn dùng lầm danh ngôn.
Pháp Minh lộ vẻ giận, hỏi:
- Lầm ở chỗ nào?
Sư nói:
- Luật sư chưa rành phiên âm Hoa Phạn, làm sao giảng thuyết.
- Thỉnh thiền sư chỉ ra chỗ lầm của Pháp Minh.
Sư nói:
- Há chẳng biết “tất đạt” là tiếng Phạn sao?
Luật sư tuy biết lỗi, nhưng lòng vẫn còn giận.
(Âm đầy đủ tiếng Phạn “Tát bà hạt thích tha tất đà”, Trung Quốc dịch nghĩa là “Nhất thiết nghĩa thành”. Xưa dịch là “Tất đạt đa” còn sai sót, lược mất Phạn âm).
Lại hỏi:
- Phàm kinh luật luận là lời Phật, đọc tụng y giáo phụng hành, sao chẳng kiến tánh?
Sư đáp:
- Như chó điên đuổi mồi, sư tử cắn người. Kinh luật luận là dụng của tự tánh, việc đọc tụng là pháp của tự tánh.
Pháp Minh hỏi:
- Phật A-di-đà có cha mẹ và họ không?
Sư đáp:
- Họ của A-di-đà là Kiều-thi-ca, cha tên Nguyệt Thượng mẹ tên là Thùø Thắng Diệu Nhan.
Hỏi:
- Xuất xứ từ kinh điển nào?
Sư đáp:
- Từ tập Đà la ni.
Pháp Minh lễ tạ, khen ngợi rồi lui.
*
* *
Có vị pháp sư thông tam tạng, hỏi:
- Chơn như có biến đổi không?
Sư đáp:
- Có biến đổi.
Tam Tạng nói:
- Thiền sư lầm rồi!
Sư lại hỏi Tam Tạng:
- Có chơn như chăng?
Đáp:
- Có.
Sư nói:
- Nếu không biến đổi nhất định là phàm tăng. Đâu chẳng nghe “thiện tri thức hay chuyển ba độc thành ba tụ tịnh giới, chuyển sáu thức thành sáu thần thông, chuyển phiền não thành bồ đề, chuyển vô minh thành chơn như đại trí”. Nếu không biến đổi thì đại đức đúng là ngoại đạo chủ trương tự nhiên.
Tam Tạng hỏi:
- Như vậy, chơn như tức có biến đổi?
Sư đáp:
- Nếu chấp chơn như có biến đổi cũng là ngoại đạo.
Hỏi:
- Thiền sư vừa nói chơn như có biến đổi, giờ lại nói không biến đổi. Thế nào mới là thật đúng?
Sư đáp:
- Nếu là người kiến tánh rõ ràng, như châu ma ni hiện sắc thì nói biến đổi cũng được, nói không biến đổi cũng được. Nếu là người không kiến tánh nghe nói chơn như biến đổi bèn hiểu là biến đổi, nghe nói không biến đổi bèn hiểu là không biến đổi.
Tam Tạng khen:
- Thế nên biết Nam Tông thật không thể lường.
*
* *
Có đạo lưu*** hỏi:
- Thế gian có pháp nào vượt hơn tự nhiên không?
Sư đáp:
- Có.
Hỏi:
- Pháp nào hơn được?
Sư đáp:
- Pháp hay biết được tự nhiên.
Hỏi:
- Nguyên khí là đạo chăng?
Sư đáp:
- Nguyên khí tự nguyên khí, đạo tự đạo.
Kia nói:
- Nếu như thế thì phải có hai.
Sư nói:
- Biết, không có hai người.
Lại hỏi:
- Thế nào là tà, thế nào là chánh?
Sư đáp:
- Tâm theo vật là tà, vật theo tâm là chánh.
*
* *
Có luật sư Nguyên đến hỏi:
- Hòa thượng tu đạo, có dụng công không?
Sư đáp:
- Dụng công.
Hỏi:
- Dụng công thế nào?
Sư đáp:
- Đói ăn cơm mệt thì ngủ.
Hỏi:
- Mọi người đều như thế, dụng công có đồng với Sư không?
Sư đáp:
- Không đồng.
Hỏi:
- Vì sao chẳng đồng?
Đáp:
- Khi ăn kia chẳng nhất định ăn, trăm thứ yêu sách; khi ngủ chẳng nhất định ngủ, ngàn thứ lo toan. Vì thế chẳng đồng.
Luật sư im miệng.
*
* *
Đại đức Uẩn Quang đến hỏi:
- Thiền sư tự biết chỗ sanh chăng?
Sư đáp:
- Chưa từng tử cần gì luận sanh? Biết sanh tức là pháp vô sanh, nói pháp vô sanh không lìa pháp sanh. Tổ sư nói “Đương sanh tức bất sanh”.
Hỏi:
- Người không kiến tánh cũng được như vậy chăng?
Sư đáp:
- Tự chẳng thấy tánh, chẳng phải không có tánh. Tại sao vậy? Thấy tức là tánh, không tánh thì không thể thấy. Thức tức là tánh nên gọi là thức tánh, liễu tức là tánh nên gọi là liễu tánh. Hay sanh muôn pháp gọi là pháp tánh cũng gọi là pháp thân.
Tổ sư Mã Minh nói “Cái gọi là pháp, nghĩa là tâm chúng sanh. Vì tâm sanh nên tất cả pháp sanh, nếu tâm không sanh thì pháp không do đâu sanh cũng không có danh tự”. Người mê không biết pháp thân không hình tượng mà hay ứng vật hiện hình, mới nói “Trúc biếc xanh xanh đều là pháp thân, hoa vàng rậm rậm đều là bát nhã”. Nếu hoa vàng là bát nhã, bát nhã tức đồng vô tình; nếu trúc biếc là pháp thân, pháp thân tức đồng cỏ cây, như người ăn măng nên nhất định ăn pháp thân. Những lối nói như thế đâu thể ghi hết được. Mê Phật trước mặt nhiều kiếp mong cầu, mê cái trong tồn thể các pháp mà tìm cầu bên ngồi, thế nên người hiểu đạo đi đứng nằm ngồi đều là đạo, người ngộ pháp ngang dọc tự tại đều là pháp.
 Thanh thanh thúy trúc tổng thị pháp thân, uất uất hồng hoa vô phi bát nhã.
Đại đức lại hỏi:
Thái hư hay sanh linh tri không?
Chơn tâm duyên nơi thiện ác không?
Người tham dục là đạo không?
Người chấp phải chấp quấy, về sau tâm thông không?
Người xúc cảnh sanh tâm, có định không?
Người trụ vắng lặng, có huệ không?
Người trong lòng ngạo vật, có ngã không?
Người chấp không chấp có, có trí không?
Người tầm văn thủ chứng, người khổ hạnh cầu Phật, người bỏ tâm cầu Phật, người chấp tâm là Phật. Các hiểu biết đó hợp đạo không?
Thỉnh thiền sư mỗi mỗi đáp cho.
Sư đáp:
Thái hư chẳng sanh linh tri.
Chơn tâm chẳng duyên thiện ác.
Người tham dục nhiều căn cơ cạn.
Người phải quấy lăng xăng tâm chưa thông.
Người xúc cảnh sanh tâm thiếu định.
Người yên lặng quên cơ (động dụng) là huệ chìm.
Người khinh người hợm mình là ngã lớn
Người chấp không chấp có đều ngu.
Người tầm văn thủ chứng thêm kẹt, người khổ hạnh cầu Phật đều mê, người bỏ tâm cầu Phật là ngoại đạo, người chấp tâm là Phật là ma.
Đại đức nói:
- Nếu như thế rốt cuộc phải không tất cả?
Sư đáp:
- Rốt cuộc là đại đức, đâu phải rốt cuộc không tất cả.
Đại đức hớn hở lễ tạ rút lui. (Tiếp theo đây, Cựu bản chép truyện Thiền sư Duy Chánh núi Bá Trượng Hồng Châu, nay dời đến quyển thứ chín tiếp sau Hòa thượng Hồi Hải núi Bá Trượng).
2. THIỀN SƯ PHÁP HỘI NÚI LẶC ĐÀM, HỒNG CHÂU.
Sư hỏi Mã Tổ:
- Thế nào là ý Tổ sư từ Tây đến?
Tổ bảo:
- Nói nhỏ thôi. Lại gần đây.
Sư lại gần. Tổ tát cho một bạt tai, bảo:
- Sáu tai không đồng mưu, khi khác đến.
Hôm sau Sư đến còn vào pháp đường, nói:
- Thỉnh Hòa thượng nói:
Tổ bảo:
- Đi đi. Đợi khi lão già này thượng đường hãy ra, sẽ chứng minh cho ông.
Sư bèn ngộ, nói:
- Cảm tạ đại chúng chứng minh.
Rồi đi nhiễu quanh pháp đường một vòng, bỏ đi.
3. THIỀN SƯ TRÍ KIÊN SAM SƠN, TRÌ CHÂU.
Lúc đầu khi Sư cùng Quy Tông và Nam Tuyền hành cước, dọc đường gặp một con cọp, mỗi người đi qua tránh phía cọp. Qua rồi, Nam Tuyền hỏi Quy Tông:
- Vừa rồi thấy cọp giống con gì?
Tông đáp:
- Giống con mèo.
Tông lại hỏi Sư, Sư đáp:
- Giống con chó.
Tông lại hỏi Nam Tuyền, Tuyền đáp:
- Tôi thấy đó là đại trùng****.
*
* *
Trong lúc Sư ăn cơm, Nam Tuyền thu dọn cơm sống nói là “sống”, Sư nói “không sống”. Nam Tuyền nói:
- “Không sống” còn là ngọn.
Nam Tuyền đi ít bước. Sư gọi lại:
- Trưởng lão, trưởng lão!
Nam Tuyền xoay đầu hỏi “Gì thế?”. Sư nói:
- Chớ nói là ngọn.
*
* *
Một hôm tồn chúng lặt rau quyết (lồi dương xỉ). Nam Tuyền đưa lên một cọng, nói:
- Cái này cúng dường rất tốt.
Sư nói:
- Không những cái đó mà món ngon trăm vị y cũng chẳng màng.
Nam Tuyền nói:
- Tuy nhiên như thế, mỗi thứ phải nếm nó mới được.
(Huyền Giác hỏi: “Là lời thấy nhau hay chẳng là lời thấy nhau?”)
*
* *
Tăng hỏi;
- Thế nào là thân xưa nay?
Sư đáp:
- Cả thế gian không cái gì tương tợ.
4. THIỀN SƯ DUY KIẾN NÚI LẶC ĐÀM, HỒNG CHÂU.
Một hôm Sư tọa thiền ở sau pháp đường Mã Tổ, Tổ thấy bèn thổi tai Sư, thổi hai lần Sư xuất định, thấy đó là Hòa thượng lại nhập định. Tổ về phương trượng, sai thị giả đem một chén trà cho Sư, Sư không để mắt đến trà và tự về pháp đường.
5. THIỀN SƯ ĐẠO HẠNH Ở MINH KHÊ, LỄ CHÂU.
Có lúc Sư nói:
- Ta có bệnh nặng chẳng phải thế gian trị được.
Sau, có tăng hỏi Tiên Tào Sơn*****:
- Nhân người xưa nói “Ta có bệnh nặng chẳng phải thế gian trị được”. Chưa biết gọi là bệnh gì?
Tào Sơn đáp:
- Bệnh mà cả đám đông không (bệnh) được.
Hỏi:
- Tất cả chúng sanh đều có bệnh đó không?
Tào đáp:
- Mọi người đều có.
Hỏi:
- Mọi người đều có, Hòa thượng có bệnh đó không?
Tào đáp:
- Đang tìm chỗ sanh khởi không thể được.
Hỏi:
- Tất cả chúng sanh vì sao không bệnh (như Hòa thượng)?
Tào đáp:
- Chúng sanh nếu bệnh như thế tức chẳng phải chúng sanh.
Hỏi:
- Chưa biết chư Phật có bệnh thế không?
Tào đáp:
- Có.
Hỏi:
- Đã có, tại sao (nói) không bệnh?
Tào đáp:
- Vì y tỉnh táo.
*
* *
Tăng hỏi:
- Tu hành thế nào?
Sư đáp:
- Phải, ông thầy đó không làm khách.
Tăng hỏi:
- Rốt cuộc thế nào?
Sư đáp:
- Để yên một chỗ thì không được.
Tăng lại hỏi:
- Thế nào là đường tu hành đúng đắn?
Sư đáp:
- Có sau niết bàn.
Tăng hỏi:
- Thế nào là có sau niết bàn?
Sư đáp:
- Không rửa mặt.
Tăng nói:
- Học nhân chẳng hội.
Sư nói:
- Không có cái mặt để rửa.
*
* *
6. THIỀN SƯ HUỆ TẠNG THẠCH CỦNG, PHỦ CHÂU.
Vốn chuyên nghề săn bắn, không ưa thầy chùa. Nhân lúc đuổi theo bầy nai chạy qua trước am Mã Tổ, Tổ ra đón Sư.
Tạng hỏi:
- Hòa thượng thấy con nai chạy qua không?
Tổ hỏi:
- Ông là người nào?
Đáp:
- Thợ săn.
Tổ hỏi:
- Ông biết bắn không?
Đáp:
- Biết bắn.
Tổ hỏi:
- Một mũi tên ông bắn mấy con?
Đáp:
- Một mũi tên bắn một con.
Tổ nói:
- Ông không biết bắn!
Hỏi:
- Hòa thượng biết bắn không?
Tổ đáp:
- Biết bắn.
Hỏi:
- Một mũi tên Hòa thượng bắn mấy con?
Tổ đáp:
- Một mũi tên bắn một bầy(100).
Tạng nói:
- Đây kia đều là sanh mạng, cần gì bắn chúng một bầy?
Tổ bảo:
- Ông đã biết như vậy, sao không tự bắn đi.
Đáp:
- Nếu bảo tôi tự bắn thì không có chỗ hạ thủ.
Tổ nói:
- Gã này vô minh phiền não nhiều kiếp, hôm nay chóng dứt.
Bấy giờ Tạng bẻ bỏ cung tên, tự lấy dao cạo tóc, đầu Tổ xuất gia.
*
* *
Một hôm Sư đang chấp tác trong nhà trù. Tổ hỏi:
- Làm gì?
Đáp:
- Chăn trâu.
Tổ hỏi:
- Chăn thế nào?
Đáp:
- Mỗi khi đi vào cỏ liền nắm lỗ mũi kéo lại(101).
Tổ nói:
- Ông chăn trâu đúng.
Sư bèn thôi.
*
* *
Về sau trụ trì, Sư thường dùng cung tên tiếp căn cơ (Như chương Hòa thượng Tam Bình thuật rõ việc đó)
Sư hỏi Tây Đường:
- Ông biết bắt hư không chăng?
Tây Đường đáp:
- Biết bắt.
Sư hỏi:
- Làm sao bắt?
Đường dùng tay tóm hư không. Sư nói:
- Như thế làm sao bắt được hư không?
Đường lại hỏi:
- Sư huynh bắt thế nào?
Sư nắm kéo cái lỗ mũi Tây Đường. Tây Đường bị đau la lớn, nói:
- Kéo cái lỗ mũi người ta đau muốn chết, buông ra đi!
Sư nói:
- Phải như thế, bắt hư không mới được.
*
* *
Trong buổi chúng tăng tham vấn. Sư hỏi:
- Cái mới đây đâu rồi.
Có tăng đáp:
- Vẫn còn.
Sư hỏi:
- Còn ở đâu?
Tăng ấy khảy ngón tay một tiếng.
*
* *
Có tăng đến lễ bái. Sư hỏi:
- Đem được cái ấy đến không?
Tăng đáp:
- Đem được.
Sư hỏi:
- Ở đâu?
Tăng khảy ngón tay ba tiếng, hỏi:
- Làm sao khỏi sanh tử được?
Sư đáp:
- Cần khỏi làm gì?
Tăng hỏi:
- Làm sao khỏi được?
Sư đáp:
- Cái ấy không sanh tử.
7. THIỀN SƯ ĐẠO THÔNG NÚI TỬ NGỌC, ĐƯỜNG CHÂU.
Người Lư Giang, họ Hà. Hồi nhỏ theo cha làm quan ở huyện Nam An Tuyền Châu, nhân đó xuất gia.
Năm đầu Đường Thiên Bảo 742 (Đường Huyền Tông), Mã Tổ xiển hóa Kiến Dương ở hang núi Phật Tích, Sư đến tham yết Tổ. Sau Tổ dời đến núi Cung Công ở Nam Khang, Sư cũng đi theo. Năm Trinh Nguyên thứ tư 788 (Đường Đức Tông), đầu tháng hai Mã Tổ sắp quy tịch, bảo Sư:
- Phàm ngọc thạch nhuận sơn xinh đẹp* giúp ích cho đạo nghiệp ông, gặp cảnh đó nên ở.
Sư không hiểu lời nói đó. Mùa thu năm ấy, Sư cùng thiền sư Tự Tại núi Phục Ngưu, đi Lạc Dương; khi đến Đường Châu trông thấy một hòn núi phía tây, ngọn núi nhọn đặc biệt kỳ dị, khác xa với những dải núi xung quanh. Nhân hỏi người địa phương, đáp là núi Tử Ngọc, Sư bèn leo lên đỉnh núi thấy đá vuông vức ngay ngắn óng ánh màu tía. Sư mừng, cảm thán:
- Tử Ngọc kia rồi!
Nhớ lại lời tiên sư đã huyền ký, Sư cắt tranh làm nhà và ở đó. Sau học đồ bốn phương tụ tập.
Tăng hỏi:
- Làm sao ra được tam giới?
Sư hỏi:
- Ông ở trong đó khoảng bao lâu rồi?
Tăng hỏi:
- Làm sao ra khỏi?
Sư đáp:
- Núi xanh chẳng ngại mây trắng bay.
*
* *
Vu Địch tướng công hỏi:
- Thế nào là hắc phong thổi thuyền bè trôi giạt vào cõi nước quỹ La sát?
Sư nói:
- Gã ở đợ Vu Địch này, muốn biết chuyện ấy ra sao hả?
Vu công thất sắc. Sư bèn chỉ công nói:
- Cái đó là trôi giạt vào nước quỹ La sát.
Vu lại hỏi:
- Thế nào là Phật?
Sư gọi “Vu Địch”, Địch ứng “Dạ”. Sư nói:
- Chớ cầu thêm cái nào khác.
(Có tăng nêu hỏi Dược Sơn, Dược Sơn đáp “Gã đó kẹt chết đi!”. Tăng hỏi “Hòa thượng thế nào?”. Dược Sơn cũng gọi tên ông tăng như thế, Tăng ứng “Dạ”. Dược Sơn hỏi “Là gì?”).
Năm Nguyên Hòa thứ tám (813 – Đường Hiến Tông), đệ tử Kim Tạng đã tham kiến Bá Trượng trở về, lễ ra mắt Sư.
Sư nói:
- Ông còn về đó, núi này có chủ.
Do đó giao phó Kim Tạng xong, Sư chống gậy đi thẳng đến Tương Châu, người đạo kẻ tục nghênh đón Sư. Đến ngày rằm tháng 7 năm 813, Sư không bệnh mà mất. Thọ 83 tuổi.
8. THIỀN SƯ LAN NHƯỢNG, GIANG TÂY BẮC.
Trưởng lão Lượng ở Hồ Đường hỏi:
- Kính dâng sư huynh bức họa chơn tướng của Tiên sư, xin tạm mời chiêm lễ.
Sư dùng hai tay vạch ngực khai thị, Lượng liền lễ bái.
Sư nói:
- Đừng lễ, đừng lễ.
Lượng nói:
- Sư huynh lầm rồi, tôi không lễ sư huynh.
Sư hỏi:
- Ông lễ chơn tướng tiên sư?
Lượng hỏi:
- Tại sao bảo tôi đừng lễ?
Sư đáp:
- Có bao giờ lầm đâu?
*
* *
9. THIỀN SƯ NHƯ MÃN CHÙA PHẬT QUANG, LẠC KINH.
(Từng trụ chùa Kim Các ở Ngũ Đài Sơn).
Vua Đường Thuận Tông (805) hỏi:
- Phật từ đâu đến, chết rồi về đâu? Đã nói thường trụ thế gian, Phật nay ở đâu?
Sư đáp:
- Phật từ vô vi đến, chết rồi về vô vi. Pháp thân đồng hư không, thường còn ở chỗ vô tâm, có niệm thì quy về vô niệm, có trụ thì quy về vô trụ, đến vì chúng sanh đến, đi vì chúng sanh mà đi. Biển chơn như thanh tịnh, thể trạm nhiên thường trụ, người trí khéo suy lường, lại chớ sanh lo nghĩ ngờ vực.
Vua lại hỏi:
- Phật đãn sanh ở cung vua, chết dưới cây song lâm, trụ thế 49 năm, lại nói không có pháp để
thuyết. Núi sông và đại hải, trời đất cùng nhật nguyệt đến lúc đều trở lại không thì nói cái gì chẳng sanh diệt? Nghi tình còn như thế, mong bậc trí giả khéo vì phân biệt cho.
Sư đáp:
- Phật thể vốn vô vi, theo mê tình mà vọng phân biệt, pháp thân đồng hư không chưa từng có sanh diệt. Hữu duyên Phật xuất thế hết duyên Phật nhập diệt, giáo hóa chúng sanh khắp mọi nơi như trăng trong nước, chẳng phải thường cũng chẳng phải đoạn, chẳng phải sanh cũng chẳng phải diệt, sanh cũng chưa từng sanh, diệt cũng chưa từng diệt. Thấy rõ ràng chỗ vô tâm thì tự nhiên không có pháp để nói.
Vua nghe xong rất vui mừng, càng kính trọng thiền tông.
10. THIỀN SƯ ĐẠO MINH NAM NGUYÊN, VIÊN CHÂU.
Sư thượng đường:
- Ngựa mau chóng một roi, người lanh lợi một lời (nhất ngôn). Hữu sự sao chẳng lộ đầu? Mỗi người tự vô sự. Trân trọng!
Sư bèn xuống tòa.
Có tăng hỏi:
- Một lời đó, ra sao?
Sư ngập ngừng đáp:
- Đợi ta có tướng lưỡi rộng dài (quảng trường thiệt) sẽ nói với ông.
*
* *
Động Sơn đến tham kiến, vừa lên pháp đường. Sư nói:
- Đã thấy nhau rồi.
Động Sơn liền đi xuống. Hôm sau Sơn lại lên, hỏi:
- Hôm qua nhờ ơn Hòa thượng từ bi, đại khái biết chỗ nào là giúp cho, đâu là chỗ đã thấy nhau của con?
Sư đáp:
- Tâm tâm không gián đoạn, hòa nhập vào tánh hải.
Động Sơn nói:
- Mấy lần bỏ qua.
Động Sơn từ giã ra đi. Sư nói:
- Học nhiều Phật pháp, làm rộng việc lợi ích.
Động Sơn hỏi:
- Học nhiều Phật pháp thì không hỏi, thế nào là làm rộng việc lợi ích?
Sư đáp:
- Chớ lìa một vật thì phải.
*
* *
Tăng hỏi:
- Thế nào là Phật?
Sư đáp:
- Không nên nói “như thế là đúng”.
11. THIỀN SƯ TỰ MÃN LI THÔN, HÀN CHÂU.
Sư thượng đường dạy:
- Pháp nhĩ như thế, xưa nay không khác, lại còn gì nữa? Tuy nhiên cái việc lớn này vẫn có người không thực hiện được.
Bấy giờ có tăng hỏi:
- Chẳng rơi vào xưa nay, mời Sư nói thẳng.
Sư đáp:
- Rõ biết ông không thực hiện được.
Tăng định nói thêm. Sư bảo:
- Tưởng là lão tăng rơi vào cái xưa nay ấy.
Tăng hỏi:
- Thế nào mới phải?
Sư đáp:
- Cá khó bay vượt qua cấp bậc của Lão mắt biếc 
Tăng hỏi:
- Làm sao mới tránh được lỗi đó?
Sư nói:
- Nếu là hình tướng con rồng còn bàn luận gì cao thấp?
Tăng ấy lễ bái. Sư nói:
- Khổ thay, nhục thay! Ai giống như ta?
*
* *
Một hôm Sư bảo chúng:
- Dù được trân trọng, dẹp hết trời sáng đêm tối còn nói cái gì?
Lúc đó có vị tăng hỏi:
- Thế nào là câu vô tránh?
Sư đáp:
- Vang động trời đất.
12. THIỀN SƯ HỒNG ÂN TRUNG ẤP, LÃNG CHÂU.
Ngưỡng Sơn mới lãnh thọ giới sa di, đến lễ tạ Sư truyền giới. Thấy Ngưỡng Sơn đến, Sư đang ngồi trên giường thiền vỗ tay, nói:
- Hòa hòa.
Ngưỡng Sơn qua bên đông đứng, lại qua bên tây đứng, rồi vào giữa đứng. Sau khi lễ tạ xong lại lui đằng sau đứng.
Sư hỏi:
- Được tam muội đó ở đâu vậy?
Ngưỡng Sơn đáp:
- Học được con dấu cởi trói ở Tào Khê.
Sư hỏi:
- Ông thử nói xem, Tào Khê dùng tam muội đó tiếp người nào?
Ngưỡng đáp:
- Dùng tam muội đó tiếp Nhất Túc Giác.
Ngưỡng hỏi:
- Hòa thượng được tam muội đó ở đâu?
Sư đáp:
- Ta học tam muội đó ở Mã Đại sư.
Hỏi:
- Thế nào được kiến tánh?
Sư đáp:
- Thí dụ có cái nhà, nhà có sáu cửa sổ. Trong đó có một con khỉ, phía cửa đông nó kêu sơn sơn, ở ngồi cửa liền đáp sơn sơn. Sáu cửa đều kêu, đều đáp nhau như thế.
Ngưỡng Sơn lễ tạ, đứng dậy hỏi:
- Nhờ ơn Hòa thượng cho thí dụ con hiểu rõ rồi. Nhưng còn một việc, giả như con khỉ ở trong mệt ngủ con khỉ ngồi muốn gặp nó thì làm sao?
Sư bước xuống giường thiền nắm tay Ngưỡng Sơn, vừa múa vừa nói:
- Sơn, sơn ta cùng ông gặp nhau rồi! Ví như lồi sâu tiêu minh làm tổ trên lông my mắt con muỗi, hướng ra đầu ngã tư đường kêu to “Đất rộng người thưa hiếm người gặp nhau”.
(Vân Cư Tích nói:
- Lúc đó nếu Trung Ấp không xong với một câu nói đó của Ngưỡng Sơn thì ở đâu có Trung Ấp?
Sùng Thọ Trù hỏi:
- Có ai xác định được đạo lý đó không? Nếu xác định không được thì (Trung Ấp) chỉ là kẻ dùng tay chân để huyễn hoặc người, nghĩa Phật tánh ở chỗ nào?
Huyền Giác nói:
- Nếu không phải Ngưỡng Sơn, sao thấy được Trung Ấp? Hãy nói “Đâu là chỗ Ngưỡng Sơn thấy được Trung Ấp?”)
13. THIỀN SƯ HỒI HẢI NÚI BÁ TRƯỢNG, HỒNG CHÂU.
Người Trường Lạc, Phước Châu. Tuổi nhỏ xuất gia, tam học đều biết kỹ và có nhiều kinh nghiệm.
Gặp lúc ngày Đại Tịch (Mã Tổ) xiển hóa ở Nam Khang, Sư hết lòng nương tựa, cùng thiền sư Tây Đường Trí Tạng đồng hiệu nhập thất. Bấy giờ hai vị đại sĩ nầy làm trụ cột ở đó.
Một buổi tối, hai vị đại sĩ theo hầu Mã Tổ ngắm trăng. Tổ hỏi:
- Chính khi ấy nên làm gì?
Tây Đường đáp:
- Nên cúng dường.
Sư đáp:
- Nên tu hành.
Tổ nói:
- Kinh vào Tạng (Trí Trạng), thiền về Hải.
*
* *
Mã Tổ thượng đường, đại chúng vân tập. Tổ vừa thăng tòa một lát, Sư cuốn chiếu rồi lễ bái trước chúng. Tổ liền xuống tòa.
*
* *
Một hôm Sư đến Mã Tổ tái tham. Tổ lấy cây phất tử treo ở góc giường thiền dạy Sư. Sư nói:
- Chỉ là cái đó, đâu có chi khác.
Tổ lại để cây phất tử y chỗ cũ, hỏi:
- Thế ấy, về sau lấy gì vì người, làm sao vì người?
Sư lại lấy cây phất tử đưa lên. Tổ nói:
- Chỉ là cái đó, đâu có chi khác.
Sư cầm cây phất tử treo vào chỗ cũ. Vừa đứng hầu, Tổ hét Sư. Từ đó tiếng tăm Sư vang lừng, sau cùng đàn na tín thí thỉnh Sư đến vùng ranh giới Hồng Châu, Tân Ngô. Sư trụ ở núi Đại Hùng, vì nơi cư trú non cao hiểm trở nên thời nhân gọi Sư là Bá Trượng. Sư ở đây chưa đầy tháng mà khách tham học huyền môn bốn phương kéo đến, đứng đầu có Quy Sơn, Hồng Bá.
*
* *
Một hôm Sư bảo chúng:
- Phật pháp không phải là chuyện nhỏ. Lúc trước, lão tăng tái tham, được một tiếng hét của Mã Đại sư đến nỗi ba ngày điếc tai mờ mắt.
Hồng Bá nghe kể bất giác le lưỡi, thưa:
- Con chẳng biết Mã Tổ, nhưng lại chẳng gặp Mã Tổ.
Sư nói:
- Ông về sau sẽ nối pháp Mã Tổ.
Hồng Bá nói:
- Con chẳng nối pháp Mã Tổ.
Sư hỏi:
- Vì sao?
Đáp:
- (Nếu con nối pháp Mã Tổ) Về sau sẽ mất hết con cháu của con.
Sư nói:
- Như thế, như thế.
*
* *
Một hôm có tăng vào pháp đường, khóc.
Sư hỏi:
- Sao vậy?
Tăng thưa:
- Cha mẹ đều mất, xin thầy chọn ngày cho.
Sư nói:
- Ngày mai chôn luôn một lượt.
*
* *
Sư thượng đường dạy:
- Dẹp hết cổ họng môi mép, hãy nói ra mau.
Quy Sơn thưa;
- Con nói không được, thỉnh Hòa thượng nói.
Sư bảo:
- Chẳng từ chối nói với ông, chỉ e về sau mất hết con cháu ta.
Cửu Phong nói:
- Hòa thượng cũng nên dẹp hết đi.
Sư bảo:
- Chỗ không có ai, ta bửa cái trán mà trông ông.
Vân Nham nói:
- Con có chỗ để nói, thỉnh Hòa thượng nêu.
Sư nêu:
- Dẹp hết cổ họng môi mép, hãy nói ra mau.
Vân Nham nói:
- Thầy hiện nay có rồi.
Sư nói:
- Mất hết con cháu ta!
*
* *
Sư bảo chúng:
- Ta cần một người chuyển lời đến Hòa thượng Tây Đường, ai đi được?
Ngũ Phong thưa:
- Con đi.
Sư hỏi:
- Ông làm sao chuyển lời?
Ngũ Phong đáp:
- Đợi khi gặp Tây Đường mới nói.
Sư hỏi:
- Nói gì?
Ngũ Phong đáp:
- Vẫn nói giống như Hòa thượng.
*
* *
Sư và Quy Sơn đang công việc, Sư hỏi:
- Có lửa không?
Quy Sơn đáp:
- Có.
Sư hỏi:
- Ở đâu?
Quy Sơn cầm một cành cây thổi vài hơi rồi đưa qua Sư.
Sư nói:
- Như lồi trùng ăn cây.
 Trùng: Mọt, mối.
*
* *
Hỏi:
- Thế nào là Phật?
Sư hỏi:
- Ông là ai?
Tăng đáp:
- Con.
Sư hỏi:
- Ông biết “con” không?
Tăng đáp:
- Cái rỡ ràng.
Sư đưa cây phất tử lên, hỏi:
- Ông thấy chăng?
Tăng đáp:
- Thấy.
Sư không nói nữa.
*
* *
Nhân có lần tất cả chúng đang cuốc đất, nghe tiếng trống báo cơm chợt có một vị tăng giơ cái cuốc lên, cười to rồi trở về. Sư nói:
- Hay thay! Đây là cửa quán âm nhập lý.
Về viện rồi, Sư gọi vị tăng ấy đến, hỏi:
- Vừa rồi thấy đạo lý gì mà như thế hả?
Đáp:
- Vừa rồi chỉ nghe tiếng trống động, trở về ăn cơm thôi.
Sư cười.
*
* *
Hỏi:
- Y kinh giải nghĩa oan cho Phật ba đời, lìa kinh một chữ như đồng ma nói, là sao?
Sư đáp:
- Cố chấp cái động dụng oan cho Phật ba đời, ngồi cái đó cầu Phật chỗ khác tức đồng ma nói.
*
* *
Nhân ông tăng hỏi Tây Đường.
- Có hỏi có đáp tạm gác qua, không hỏi không đáp lúc đó thế nào?
Tây Đường đáp:
- E rằng nát bét sao?
Sư nghe thuật lại, bèn nói:
- Trước giờ ta vẫn nghi Lão huynh đó.
Tăng thưa:
- Thỉnh Hòa thượng nói.
Sư đáp:
- Nhất hợp tướng(102) không thể nắm bắt được (bất khả đắc).
*
* *
Sư dạy chúng:
“Có một người lâu rồi không ăn cơm mà chẳng kêu đói, có một người ăn cơm suốt ngày mà chẳng nói no”.
Chúng đều không đáp được.
*
* *
Vân Nham hỏi:
- Hòa thượng mỗi ngày bận rộn vì ai?
Sư đáp:
- Có một người yêu cầu.
Nham hỏi:
- Sao chẳng bảo y tự làm lấy?
Sư đáp:
- Y không có việc nhà.
*
* *
Tăng hỏi:
- Thế nào là pháp môn đại thừa đốn ngộ?
Sư đáp:
- Trước hết các ông ngưng các duyên, ngừng nghỉ muôn việc thiện và bất thiện, thế gian và xuất thế gian. Đừng ghi nhớ, đừng nghĩ đến tất cả các pháp, buông xả thân tâm cho nó tự tại; tâm như gỗ đá không có chỗ để biện biệt, tâm không có chỗ để hành, tâm địa rỗng không như thế thì mặt trời trí tuệ tự hiện, như mây vẹt mặt trời lộ. Cái tương tợ đều ngưng, hết sạch cái tình tham sân ái, cái chấp cấu tịnh và tất cả phan duyên; đối với ngũ dục bát
phong(103) mà không bị kiến văn giác tri trói buộc. Chẳng bị các cảnh giới làm mê hoặc thì tự nhiên đầy đủ thần thông diệu dụng. Đó là người giải thốt.
Đối với tất cả cảnh tâm không có tịnh loạn, không giữ không buông, thấu suốt tất cả thanh sắc … không còn vướng ngại, gọi là đạo nhân.
Chỉ cần không bị tất cả việc thiện ác, dơ sạch, phước trí hữu vi thế gian bó buộc thì gọi là huệ Phật.
Các tri kiến về thị phi, tốt xấu, lý đúng lý sai đều sạch, tâm tự tại không có chỗ bị ràng buộc, đó gọi là Bồ tát sơ phát tâm liền lên Phật địa.
Tất cả chư pháp vốn chẳng tự nói mình không, chẳng tự nói sắc, cũng không nói phải quấy dơ sạch, cũng không có tâm ràng buộc người. Chỉ tự người
chấp trước hư vọng suy tính, tạo ra biết bao thứ hiểu biết, sanh ra biết bao thứ tri kiến.
Tâm cấu tịnh như thế hết sạch, chẳng trụ ràng buộc chẳng trụ giải thốt, không tất cả tâm lượng hữu vi vô vi, ràng buộc giải thốt bình đẳng, ở nơi sanh tử mà tâm ấy tự tại, rốt cuộc chẳng hòa hợp với các nhập sanh tử, uẩn giới trần lao hư huyễn(104). Xa hẳn, chẳng nương chẳng tựa tất cả, đi ở không ngại, việc sanh tử vãng lai giống như cửa mở.
Nếu gặp cảnh đủ thứ khổ vui chẳng xứng ý, mà tâm không thối lui, không nghĩ đến danh vọng y thực, không tham tất cả công đức lợi ích, thì không bị kẹt trong pháp thế gian. Tâm tuy tự thọ khổ vui mà trong lòng chẳng can hệ, ăn đơn sơ nuôi mạng sống, áo vá phòng nóng lạnh, ngây ngây như ngu như điếc mới có chút phần gần gũi. Ở trong sanh tử, học rộng tri giải, cầu phước cầu trí với lý đều vô ích,
trái lại bị gió cảnh tri giải thổi, lại trở về trong biển sanh tử.
Phật là người vô cầu, cầu đó liền trái lý, lý vô cầu thế đó, cầu đó tức hỏng. Nếu chấp nơi vô cầu lại đồng với hữu cầu. Pháp đó vô thực vô hư, nếu hay một đời tâm như gỗ đá, không bị ấm giới ngũ dục bát phong lôi cuốn chìm nổi lênh đênh thì nhân sanh tử đứt đoạn, đi ở tự do, chẳng bị tất cả nhân quả hữu vi ràng buộc. Mai sau với thân không ràng buộc mà đồng trần lợi vật, đem tâm vô phược ứng hóa tất cả tâm, đem huệ vô phược giải thốt tất cả phược, mà cũng hay tùy bệnh cho thuốc.
*
* *
Tăng hỏi:
- Như hiện nay thọ trì giới, thân khẩu thanh tịnh rồi, đầy đủ các pháp thiện, được giải thốt không?
Đáp:
- Giải thốt ít phần, chưa được giải thốt tâm, chưa được giải thốt tất cả.
Hỏi:
- Thế nào là giải thốt tâm?
Đáp:
- Chẳng cầu Phật, chẳng cầu tri giải, thôi hết tình cảm dơ sạch cũng chẳng chấp đó là vô cầu. Đó cũng là chẳng trụ chỗ thôi hết, cũng chẳng sợ mắc địa ngục, chẳng ham cái vui thiên đường, chẳng vướng tất cả pháp mới gọi là giải thốt, vô ngại ngay thân tâm và tất cả thì đều gọi là giải thốt.
Ông đừng nói có ít phần giữ giới và pháp thiện, tưởng là được rồi, có hằng sa pháp môn giới định tuệ vô lậu đều chưa trải qua mộït hào ly. Hãy nỗ lực dũng mãnh thực hiện sớm vậy, chớ đợi tai điếc mắt mờ, đầu bạc mặt nhăn, già khổ đến thân, trong mắt ướt lệ mà lòng hốt hoảng chưa có chỗ đi, đến lúc ấy muốn điều chỉnh tay chân nào được đâu. Giá có phước đức, trí thức, đa văn đều không cứu nhau được vì mắt tâm chưa mở. Chỉ có niệm duyên theo các cảnh mà không biết phản chiếu và không thấy Phật đạo, các nghiệp thiện ác tạo một đời mình đều hiện ra trước mắt, hoặc hân hoan hoặc sợ hãi, thấy đầy đủ lục đạo ngũ uẩn trước mặt rất đẹp, nhà cửa ghe thuyền xe cộ sáng chói rực rỡ, tạo ra từ tâm tham ái. Cảnh thấy (sở kiến) đều biến làm cảnh đẹp, tùy theo cảnh thấy nào nặng phần tham ái mà
thọ sanh, đều không có phần tự do, rồng súc sanh sang hèn cũng đều chưa quyết định được.
Hỏi:
- Thế nào được tự do?
Đáp:
- Như hiện nay đối với ngũ dục bát phong, không có cái tình lấy bỏ, cấu tịnh đều mất như vầng nhật nguyệt trên không chiếu soi không duyên cớ. Tâm như gỗ đá, giống như con hương tượng rẽ dòng nước qua sông hồn tồn không ngừng trệ, người đó thiên đường địa ngục không thể bắt giữ.
Có phải đọc kinh xem giáo nói năng suông đâu, mà phải uyển chuyển quy về chính mình, nhưng tất cả ngôn giáo nhằm soi sáng tánh giác chính mình ngay bây giờ, tánh giác mình đều không bị tất cả các pháp cảnh hữu vô chuyển dời. Vị đạo sư đó (tánh giác) hay chiếu phá tất cả cảnh pháp hữu vô, kim cang đó mới có phần độc lập tự do. Nếu không được như thế, dù tụng được 12 bộ kinh, chỉ thành tăng thượng mạn, lại là hủy báng Phật chẳng phải tu hành. Đọc kinh xem giáo theo tiêu chuẩn thế gian là việc tốt lành, nhưng đối với người sáng lý thì kể như người đó còn tắc nghẽn. Người thập địa giải thốt,
mà chẳng bỏ dòng (thánh) vào sông sanh tử, chỉ là không cần tìm cầu hiểu biết câu văn qua ngữ nghĩa, hiểu biết thuộc về tham, tham chuyển thành bệnh.
Ngay bây giờ chỉ cần lìa tất cả pháp hữu vô thấu ra ngồi tam cú(105), tự nhiên cùng Phật không khác. Tự đã là Phật rồi lo gì Phật không biết nói pháp? Chỉ sợ chẳng phải Phật, bị các pháp hữu vô chuyển dời, chẳng được tự do. Vì vậy có phước trí* trước mà chưa đứng vững trên lý thì phước trí lôi đi như kẻ hèn sai khiến người sang, chi bằng đứng vững nơi lý trước rồi sau mới có phước trí. Gặp thời làm nên, nắm đất thành vàng, biến nước biển thành tô lạc, phá núi Tu di làm vi trần, từ một nghĩa làm nên vô lượng nghĩa, nơi vô lượng nghĩa làm nên một nghĩa.
*
* *
Có lần Sư thuyết pháp xong. Đại chúng lui xuống, Sư bèn gọi lại. Đại chúng quay đầu, Sư hỏi: “là gì?”
(Dược Sơn gọi đó là Bá Trượng Hạ Đường Cú**)
*
* *
Năm Đường Nguyên Hòa thứ chín 814 (Đường Hiến Tông), ngày 17 tháng giêng, Sư quy tịch. Thọ 95 tuổi.
Năm Trường Khánh nguyên niên (821- Đường Mục Tông), vua ban thụy hiệu là Đại Trí Thiền Sư, tháp tên Đại Bảo Thắng Luân.
THIỀN MÔN QUY THỨC
BÁ TRƯỢNG ĐẠI TRÍ THIỀN SƯ

Khi Thiền Tông bắt đầu từ Thiếu Thất tới Tào Khê cho đến nay, phần đông theo chùa Luật. Tuy ở thiền viện riêng, nhưng với việc thuyết pháp trụ trì thì pháp tắc chùa Luật chưa thích hợp, trong lòng có điều chưa thỏa mãn là thường vậy. Thế nên nói “Đạo Tổ muốn được giáo hóa rộng rãi, vốn hy vọng vẫn còn đến bờ mé vị lai, há phải chỉ đi theo các bộ giáo A cấp ma đâu?”
(Phạn ngữ, cựu dịch là A-hàm, tân dịch là A cấp ma, tức là giáo điển tiểu thừa).
Có người nói “Luận Du-già, kinh Anh Lạc là giới luật đại thừa, cớ sao không y theo vậy?”. Sư đáp “Tông ta chẳng phải cục bộ trong tiểu thừa, đại thừa mà chẳng phải khác tiểu thừa, đại thừa”. Cần phải chiết trung tóm lược đại cương, thiết lập với khuôn phép sao cho thích nghi cả hai thừa. Từ đó, mới có ý lập riêng chỗ ở cho Thiền Tông.
Phàm người đủ đạo nhãn, có đức độ đáng kính thì gọi là trưởng lão, như ở Tây Vực những người đạo cao tuổi đạo lớn, chẳng hạn Tu bồ đề…, đều gọi thế. Đã là hóa chủ một nơi thì phải ở phương trượng, đồng với thất của ngài Tịnh Danh, chẳng phải là phòng để ngủ nghỉ riêng tư. Trong đó không lập điện thờ Phật mà chỉ được dựng pháp đường, tiêu biểu cho việc Phật Tổ đích thân giao phó làm bậc cao quý đương thời, là chỗ tụ họp học chúng không nhiều ít, không cao thấp.
Chúng vào hết trong tăng đường, căn cứ theo thứ tự tuổi hạ mà sắp đặt. Tạo cái trường liên sàng, phụ thêm cái giá để mắc áo và treo các đạo cụ. Nằm ắt phải gối xiên và theo thứ tự tuổi đạo, khi ngủ nằm nghiêng bên hông phải theo tư thế kiết tường, để tạm thời nghỉ ngơi sau khi đã tọa thiền lâu mà thôi.
Chúng phải thực tập đủ bốn oai nghi. Trừ khi vào thất để thỉnh ích, bất luận người học siêng hoặc lười, hoặc cao thấp đều chẳng câu nệ theo tiêu chuẩn nhất định.
Tồn thể chúng của thiền viện sáng tối hai thời tụ tập tham kiến. Trưởng lão thượng đường thăng tòa, thầy chủ sự sắp xếp chúng thành hàng hai bên lắng nghe, chủ khách hỏi đáp qua lại mà kích dương tông yếu.
Thể hiện tinh thần y theo pháp mà ăn ở. Cơm cháo tùy nghi hai thời, chia đều khắp cốt để tiết kiệm, biểu hiện pháp, thực song hành.
Thực hiện pháp phổ thỉnh, trên dưới đều lao động. Đặt ra mười nhiệm vụ chuyên gọi là liêu xá, mỗi liêu xá dùng một người làm thủ lãnh quản lý nhiều người cùng lo liệu công việc, khiến cho mỗi liêu trông coi bộ phận mình (Người coi việc cơm gọi là phạn đầu, coi việc rau gọi là thái đầu…, những việc khác đều phỏng theo đó gọi tên).
Có người nói “Mượn danh hiệu, trộm hình hài để hòa lẫn trong thanh chúng, và đặc biệt đảm trách việc ồn tạp, tức là đường”.
Vị Duy na kiểm tra đề cử việc ra đi, rút bản vị, hay xin đến ở thiền viện của vị tăng, hay đuổi vị tăng ra khỏi thiền viện nhằm tạo sự yên ổn cho thanh chúng. Hoặc có người phạm lỗi thì dùng trụ trượng (gậy) đánh phạt họ, nhóm họp chúng thiêu y bát đạo cụ của họ, rồi đuổi đi ra khỏi thiền viện từ cửa hẹp cho họ cảm thấy sỉ nhục.
Hiểu rõ hết điều lệ này, có bốn lợi ích:
1. Không làm nhơ thanh chúng, nên sanh lòng kính tin (Ba nghiệp bất thiện, không nên ở chung. Y
theo luật phải dùng pháp Phạm đàn để sửa trị họ, phải đuổi ra khỏi thiền viện thì thanh chúng có an, mới sanh lòng kính tin).
2. Theo pháp Phật thì không hủy nhục hình hài tăng.
(Tùy nghi trừng phạt, được giữ áo pháp, sau phải hối lỗi).
3. Chẳng phiền đến công môn, để giảm bớt việc thưa kiện.
4. Không tiết lộ ra ngồi, vì bảo vệ kỷ cương tông môn.
(Ai xét rõ bốn điều vừa nêu để phàm thánh đồng cư. Vả Như Lai ứng thế còn có đảng lục quần, huống chi nay là thời tượng mạt pháp, đâu thể được hồn tồn không sai. Nếu thấy một vị tăng có lỗi liền hay nổi lên chê cười, thật chẳng ngờ vì khinh chúng mà hoại pháp, tổn hại đó rất lớn.
Nay muốn cho Thiền môn càng ít phương hại thì nên y theo cách thức tùng lâm của Bá Trượng. Xét việc phân công, vẫn lập pháp tắc phòng gian, đâu phải ai cũng là hiền sĩ, thà có pháp tắc mà không phạm đâu thể có phạm mà không dạy bảo, chính
nhờ sự lợi ích hộ pháp của thiền sư Bá Trượng, nó quan trọng vậy thay!).
Thiền môn độc hành do Bá Trượng khởi xướng. Nay tóm lược phần đại cương, để học giả đời sau xem qua cho biết, những quĩ độ (phép tắc phải theo) sơn môn sẵn đủ trong đó, đừng để cho mất gốc.
HẾT QUYỂN VI


Chú thích:
(96) Nhất tâm: Chơn tâm, chỉ có một, còn gọi là diệu minh chơn tâm, từ hồi nào tới giờ vốn như vậy, bất sanh bất diệt nơi sanh diệt và hằng hiện hữu ở các căn mà ứng dụng cùng khắp.
(97) Giụi mắt sanh hoa đóm trong hư không. Vòng tròn dụ cho tánh giác như hư không, hoa đóm dụ pháp trần sanh diệt. Thật biết hoa đóm sanh diệt trong tánh giác bất sanh bất diệt thì có thể nói biết hay chẳng biết đều phải.
* Vua Đường Võ Tông, pháp nạn lần thứ ba.
(98) Vô đẳng đẳng: Ngôn ngữ của Phật thừa, riêng để tôn xưng Phật. Quả vị chư thanh văn bồ tát không thể bằng Phật, gọi là vô đẳng; chỉ có Phật với Phật quả vị bình đẳng, gọi là vô đẳng đẳng.
** Nhất pháp: Nghĩa như nhất tâm, xem chú thích(1).
(99) Tất đạt: Âm Phạn, nghĩa là thành tựu giả. Nhất pháp: Thể như như của các pháp, là tướng không của các pháp.
*** Môn đồ đạo Lão Trang.
**** Đại trùng: Cách gọi khác tên con cọp.
***** Tiên: Nghĩa là trước, người đã chết rồi. Không biết có phải là Tào Sơn Bổn Tịch chăng?
(100) Tổ không dùng tên mà dùng trí bát nhã, trí dụng hay trí thể, nên bắn một phát “sắc tức thị không”.
101 Nhận biết trí thể như như ngay nơi tướng hữu vi (sắc không, động tịnh, xúc ly, sanh diệt …), rồi sau bén nhạy khéo nhớ giữ nó, gọi là chăn trâu. Quên thể như như đó thì rơi vào tâm thức, năng sở liền lập, gọi là đi vào cỏ.
* Núi có nhiều cây cối, đá ngậm ngọc, cảnh sắc xinh đẹp, lạ lùng hiếm có.
 Trạm nhiên: Sáng suốt trong trẻo mà vắng lặng: Thường trụ: Hằng có mặt, không bao giờ thiếu vắng.
 Bích hán: Lão mắt biết, ám chỉ Tổ Bồ đề Đạt ma.
102 Nhất hợp tướng: Các pháp do nhân duyên hợp thành gọi là nhất hợp tướng . Vì do nhân duyên hợp thành nên không có tự tánh (vô ngã), nghĩa là rỗng không, bất khả đắc.
103 Ngũ dục: Năm thứ tham muốn do năm cảnh phát sanh. 1. Sắc dục: Tham sắc trần, 2. Thanh dục: Tham thanh trần, 3. Hương dục: Tham mùi hương, 4.Vị dục: Tham vị trần, 5. Xúc: Tham cảm xúc. Hoặc là 1. Tài dục: Tham tiền của, 2. Sắc dục: Tham sắc đẹp, 3. Danh dục: Tham danh vọng, 4. Thực dục: Tham ăn uống, 5. Thùy dục: Tham ngủ nghỉ.
Bát phong: Tám gió lay chuyển lòng người. 1.2- Lợi: được, Suy: mất, thua; 3.4- Hủy: chê, Dự: khen; 5.6. Xưng: vinh, Cơ: nhục; 7.8- Khổ: khổ; Lạc: vui.
104 Nhập: Còn gọi Lục nhập, lục xứ, lục trần, lục cảnh. Sáu đối tượng của sáu căn (giác quan): Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.
Uẩn: Ngũ uẩn hay ngũ ấm. Năm yếu tố tạo thành con người đầy đủ thân tâm: Sắc, thọ, tưởng, hành, thức.
Giới: 1. Là một yếu tố (nhất đại) trong tứ đại, lục đại và thất đại. 2. Cảnh giới hay thế giới, như tam giới: Dục giới, sắc giới và vô sắc giới. 3. Thập bát giới, 18 yếu tố sanh ra tâm thức, gồm sáu căn, sáu trần và sáu thức.
 Phược: Trói buộc, vướng mắc.
105 Tam cú: Chư gia thiền tông vì muốn biểu hiện tông chỉ thiền nên dùng ngôn ngữ để khai thị tiếp dẫn học nhân. Chẳng hạn, tam cú của Vân Môn: “Hàm cái càn khôn, Mục cơ thù lạng, Bất thiệp vạn duyên”. Nghĩa là: Chơn lý tuyệt đối đầy khắp trời đất (Nhất tâm môn); Siêu việt ngôn ngữ văn tự, phải đốn ngộ nơi tự tâm (chơn như môn); Tùy duyên giáo hóa chúng sanh hồn tồn vô ngại (sanh diệt môn) (Từ trong ngoặc đơn nhằm đối chiếu Đại Thừa Khởi Tín Luận).
*Phước trí: Phước đức và trí thức. Trí thức: Những hiểu biết do kinh nghiệm hoặc học tập, hay vì cảm xúc hoặc lý trí tức là khả năng suy luận mà biết, gọi chung là vọng tri.
** Câu Bá Trượng hạ đường.

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 30 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.22.68.228 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập