Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Cảnh Đức Truyền Đăng Lục [景德傳燈錄] »» Bản Việt dịch quyển số 1 »»

Cảnh Đức Truyền Đăng Lục [景德傳燈錄] »» Bản Việt dịch quyển số 1

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.62 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.73 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Cảnh Đức Truyền Đăng

Kinh này có 30 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 |
Việt dịch: Minh Tuệ Dương Thanh Khải

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

TỰA
Hàn lâm học sĩ, Triều tán đại phu, Hành tả ti gián tri chế cáo và Tu quốc sử, Phán sử quán, Sự trụ quốc Nam Dương quận, Khai quốc Hầu Thực.
Ấp nhất thiên bá hộ, Tứ tử Kim ngư đại, Thần Dương Ức soạn.
Xưa Đức Phật Nhiên Đăng thọ kí Đức Thích Ca Văn sẽ tiếp nối Ngài. Vào hiền kiếp Đức Thích Ca giáng thần giáo hóa bốn mươi chín năm, bày phương tiện quyền thật đốn tiệm, ban lời dạy gồm bán mãn thiên viên tùy theo căn cơ để người học ngộ lí. Do đó có sự sai biệt của ba thừa tiếp vật lợi sanh mà độ chúng tới vô biên, lòng bi cứu độ ấy rộng lớn và phép tắc ấy đầy đủ vậy. Rồi Ngài nhập diệt ở Song Lâm, chỉ trông cậy đến Ẩm Quang (Ma ha Ca diếp) tiếp nhận tương truyền.
Bắt đầu từ Đạt Ma chẳng lập văn tự mà chỉ thẳng nguồn tâm, chẳng bước qua thứ bậc mà lên thẳng Phật địa. Đến khi năm nhà hình thành thì Tông này mới bắt đầu thịnh, mồi thêm nghìn ngọn đèn và càng đông dần. Những người đạt bảo sở khá
nhiều, số người chuyển pháp luân chẳng phải có một. Cái ý chỉ Đấng Đại Hùng (Phật) phó chúc là con đường để chánh nhãn lưu thông, hành riêng ngồi giáo điển chẳng thể nghĩ bàn.
Các vua Tống mở vận hội cổ xúy sự linh u của con người. Thái Tổ đem võ công như thần dẹp yên loạn lạc mà chuộng đất Phật mở cửa hóa duyên. Thái Tông anh minh tự biện luận và soạn thuật bí thuyên(1), thỏa thích đến chơn đế. Hồng thượng có khiếu văn tài noi chí (cha ông) mà viết lời tựa Thánh Giáo Dịch Tông Phong. (Các vua Tống góp phần) Soi sáng rừng chữ nghĩa cho đến nghĩa thiên(2), khua tiếng vàng vang đến giác uyển, lời thầm khế với Liên hoa tạng thế giới (làm cho) dòng dõi hàng tôn túc Tây Thiên thịnh lên, những người tài sinh sôi nảy nở càng nhiều, người truyền liễu nghĩa luân phiên ra đời và dòng giáo hóa viên đốn đến tận từng địa phương.
Ngài Đạo Nguyên là vị tăng ở xứ Đông Ngô. Với tâm thiền duyệt sâu xa, Ngài tầm nghĩa lý ẩn mật trong Không tông vạch ra Tổ đồ tiếp nối. Khi lời và câu của các nhà có sự lẫn lộn với nhau, Ngài chọn lựa ngữ lục củõa họ mà sắp xếp theo tông phái riêng. Từ bảy Đức Phật cho đến con cháu của Tông Đại Pháp Nhãn có khoảng năm mươi hai đời, gồm 1701 người, tập thành 30 quyển, đặt tên là Cảnh Đức Truyền Đăng Lục, rồi đến cửa Khuyết dâng lên vua mong được truyền bá. Hồng thượng là người ngoại hộ cho Phật pháp, khen việc làm cần cù hết lòng thận trọng của con nhà họ Thích và mong sách còn dài lâu. Rồi ban chiếu cho thần là Dương Ức, giữ chức Hàn Lâm Học Sĩ Tả ti Gián tri chế cáo; thần Lý Duy, giữ chức Binh bộ viên ngoại lang Tri chế cáo; và thần Vương Thự, giữ chức Thái thường thừa đồng tham gia sửa chữa xem xét và quyết định cho in.
Chúng thần mù mờ ý chỉ tam học(3) và mê muội phương tiện về ngũ tánh(4), thiếu tài năng phiên dịch của Lâm Xuyên, mờ mịt yếu chỉ lặng thinh của Tỳ-da. Kính vâng nghiêm mệnh chẳng dám ngại khó, trộm mượn chỗ yên tĩnh mà thong thả tìm kiếm khảo cứu ý nghĩa biên soạn của sách. Vì lấy chơn không làm gốc để thuật lại cái nhân nhập đạo của chư thánh đời trước, nêu lời nói khế lý của người xưa nên cơ duyên giao kích cũng như chống đỡ trước mũi tên, như (ngựa) trông bóng roi (biết đường đi) mà trí tạng phát quang ngõ hầu dẫn dắt kẻ hậu học. Mở thông thủ đoạn vào huyền học để người sau nhặt lấy, trưng dẫn chỗ xuất xứ dù nhiều cặn bã khả dĩ tìm ra chất dầu. Nếu có bậc đại sĩ dạy chúng dùng một âm thanh khai diễn mà hàm linh nghe rợn người điếc tai mới là sự chứng minh cho ngàn thánh. Đúng lúc đó nêu lên với tư chất đó nắm ít phâàn mà nên việc ấy. Nếu như (chúng thần) tự ý nhuận sắc thêm văn vẻ thì hỏng mất đường về theo ý chỉ đó, đã chẳng phải vì ngôn ngữ khác nhau giữa Hoa Ấn mà hầu như do khắc lầm để ngọc hư đi, hơn nữa việc ghi chép sự thật qua tư liệu ắt sự lầm lẫn vẫn tồn tại. Vì vậy nhờ có bài tựa viết minh bạch.
Lời nói và hành động vốn xa nhau nhưng không thể không dùng văn tự. Thế nên cần có sự duyên về ngữ lục để làm tiêu chuẩn rõ ràng với từng thứù vết tích, muốn cho văn được nhất quán nên đoạn văn nào lộn xộn hoặc lời dạy thô lỗ đều lược bỏ đi. Đến cư sĩ Nho thần có hỏi đáp thì chức vụ tên họ được chép rõ ràng, tra xét lịch năm nếu có sai khác thì quy theo sách sử mà bỏ đi chỗ sai lầm. Để cho truyện thêm phần xác tín, chẳng phải (chúng thần) tự vạch bày huyền thú vì rất khó như ném hạt cải chạm đầu kim. Đuổi theo cơ nhanh như điện xẹt, khai thị diệu minh chơn tâm, noi theo thâm lý về khổ không thì lấy gì làm khế hợp với sự chỉ dạy (bằng văn tự) trong Truyền Đăng?
Tốn công khoét thịt gây thương tích, nếu như chỉ tường thuật sự cảm ứng giữa hai bên bằng cách dẫn chứng hay chỉ kể lại về sự tích du phương tham vấn. Đây đã là tiêu chuẩn cho lịch sử về tăng mà đối với việc lý giải về thiền có gì để nắm? Tạm còn để lại danh mục của các thế hệ, chỉ mong chép lại sự truyền thừa tự nhiên mà bản cổ có ghi, hoặc giả bỏ đi cái thô thiển và giữ cái tinh hoa, góp nhặt những cái khác nhau hiện đang còn đủ, phải tìm manh mối trong văn học thiền mà bổ khuyết. Đại khái có thêm thắt chọn lựa, do vậy đến khi viết tựa luận này thì sách có phần tăng thêm, có chỗ chẳng phải văn của cổ đức. (Có người đặt) câu hỏi: “Phần ghi thêm bên những môn đồ nối tiếp mạng mạch thiền tông chỉ gây thêm rườm rà (hai chữ “tuyên nhưỡng” lấy từ tập công văn của Trương Yến đời Đường, nghĩa là nhũng trường – rườm rà), cũng nên cắt bớt đi nhiều vị để được đơn giản?”.
Gần hết năm đó mới duyệt xong thiên cuối. Chúng thần ý thức tự thấy thẹn đối với nội dung khó khăn sâu xa này, tủi hổ vì học vấn sơ sài thiên cơ vốn thiển cận và văn lực còn nghèo. Diệu đạo ở nơi người (chúng thần) tuy vạch tâm mà chờ đợi lời huyền tuyệt tục, mặt nhìn vách mà sống đã lâu, lạm đem ý riêng tư chọn lựa không phát huy hiệu quả. Cuối cùng gỡ xong đầu mối đem kính dâng lên làm sách vở, thật không đáng để bậc đế vương uổng công duyệt lãm.
Kính dâng đức vua.
BÀI TƯỜNG TRÌNH VỀ SỰ TRÙNG SAN
CẢNH ĐỨC TRUYỀN ĐĂNG LỤC

Hy Vị là tăng kỳ cựu ở thiền tự Hộ Thánh Vạn Tuế, núi Đạo Tràng, lộ Hồ Châu. Vốn người châu Xương Quốc, lộ Khánh Nguyên, họ Đổng.
Còn nhỏ đến lễ Hòa thượng Tuyệt Chiếu, ở thiền tự Quán Âm tại thành thuộc lộ nhà, làm thầy. Đến khi có pháp danh đến lễ Hòa thượng Long Nguyên, ở thiền tự Phổ Quang thuộc Khai Thọ huyện Từ Khê, thế phát làm tăng. Rồi lễ Hòa thượng Tuyết Nhai chùa Luật ở Ngũ Đài, thọ giới cụ túc.
Nhận mệnh Tây du dạo khắp vùng núi Linh Ẩn, sau gặp tiên sư Hòa thượng Long Nguyên. Về ở núi này theo thầy tham thỉnh, đến nay trọn đủ mà chưa thể báo đáp mỗi khi nhớ đến ân sư.
Kính xem.
Phật Tổ từ trước gồm 30 quyển Cảnh Đức Truyền Đăng Lục, từ bảy Phật đến pháp tự của dòng Pháp Nhãn có 52 đời. Từ năm Cảnh Đức(5) (Tống Chơn Tông, 1004 – 1007), đến năm bính thìn 1316, niên hiệu Diên Hựu (Nguyên Nhân Tông, 1314 – 1320), có khoảng 317 năm, bản xưa tiêu mất đâu còn, hậu học mến mộ không được gì vì vậy phát tâm in lại. Tình cờ gặp được bản xưa ở Ổn Am Lư Sơn, do Hòa thượng Tùng Lư ở chùa Thiên Thánh thuộc lộ nhà cất giữ, là bản còn tốt nhất. Thật là đẹp lòng thỏa chí. Đến ngày 10 tháng giêng năm bính thìn (1316) đem y bát rao bán được hơn một vạn hai ngàn quan tiền, cũng ngày này gọi thợ cho in lưu hành ở đời mà lưu thông Tổ đạo.
Lục này tính hết có 36 vạn 7917 chữ (367917). Đến mùng một tháng chạp năm đó công việc thợ hồn tất, cho in liền. Phân phát 300 bộ ở vùng Lưỡng Chiết để ở các danh sơn, phương trượng thư viện các liêu mỗi nơi một bộ, làm phương tiện cho nạp tăng (thiền sinh) khắp nơi biện đạo tham cứu, góp điều tốt lợi để đền đáp tứ ân và làm tư lương cho tam giới.
Đại Nguyên năm Diên Hựu thứ ba (1316) ngày mùng một tháng chạp.
Tăng Kỳ Cựu Hy Vị Kính cẩn giãi bày
Tiểu tỳ kheo Văn Nhã Đốc suất
Tỳ kheo nối pháp trụ trì núi Sĩ Tuân Chủ động
TÂY LAI NIÊN BIỂU
Nam Tề (Nam Triều) Hậu Ngụy (Bắc Triều)
Thái Tổ Cao hoàng đế họ Tiêu, tên Đạo Thành, nhận ngôi từ nhà Tiền Tống. Đóng đô ở Kim Lăng (479-501) Cao Tổ Hiếu Văn hoàng đế, tên Hoành, họ Thác Bạt. Đời vua thứ 6 lên ngôi đổi niên hiệu Duyên Hưng, nhằm thời Tiền Tống Minh Đế năm Thái Thủy thứ 7, năm tân hợi 471. Đến năm Thái Hòa(6) thứ 18 494, dời đô về Lạc Dương; thứ hai mươi 496, họ Thác Bạt đổi tên là Nguyên. (386-534)
Kỷ Mùi 479 Kiến Nguyên năm đầu Thái Hòa thứ 3
Canh Thân 480 Kiến Nguyên thứ 2 Thái Hòa thứ 4
Tân Dậu 481 Kiến Nguyên thứ 3 Thái Hòa thứ 5
Nhâm Tuất 482 Kiến Nguyên thứ 4 vua băng
Thế Tổ Vũ đế, tên Trách lên ngôi
Thái Hòa thứ 6
Quý Hợi 483
Giáp Tý 484
Ất Sửu 485
Bính Dần 486
Đinh Mão 487
Mậu Thìn 488
Kỷ Tỵ 489
Canh Ngọ 490
Tân Mùi 491
Vĩnh Minh năm đầu
Vĩnh Minh thứ 2
Vĩnh Minh thứ 3
Vĩnh Minh thứ 4
Vĩnh Minh thứ 5
Vĩnh Minh thứ 6
Vĩnh Minh thứ 7
Vĩnh Minh thứ 8
Vĩnh Minh thứ 9
Thái Hòa thứ 7
Thái Hòa thứ 8
Thái Hòa thứ 9
Thái Hòa thứ 10
Thái Hòa thứ 11
Thái Hòa thứ 12
Thái Hòa thứ 13
Thái Hòa thứ 14
Thái Hòa thứ 15
Nhâm Thân 492 Vĩnh Minh thứ 10
Dự Chương vương
tên là Nghi hoăng (chết)
Thái Hòa thứ 16
Quý Dậu 493 Vĩnh Minh thứ 11. Tháng giêng, thái tử Văn Huệ hoăng (chết).
Tháng 7, vua băng (chết)
Uất Lâm Vương, tên là Chiêu Nghiệp lên ngôi
Thái Hòa thứ 17
Giáp Tuất 494 Long Xương năm đầu. Tháng 7 phế vua.
Hải Lăng vương, tên là Chiêu Văn lên ngôi,
đổi niên hiệu là Duyên Hưng, tháng 11
phế vua. Cao Tông Minh đế, tên là Loan
tháng 11 lên ngôi, đổi niên hiệu là Kiến Vũ nguyên niên
Thái Hòa thứ 18
Dời đô về Lạc Dương
Ất Hợi 495
Bính Tý 496
Kiến Vũ thứ 2
Kiến Vũ thứ 3
Thái Hòa thứ 19
Thái Hòa thứ 20
Đổi họ là Nguyên
Đinh Sửu 497 Kiến Vũ thứ 4
Năm sinh Phó Đại Sĩ
Thái Hòa thứ 21
Mậu Dần 498 Cao Tông Minh đế đổi niên hiệu là Vĩnh Thái
nguyên niên, vua băng.
Đông Hôn hầu, tên Bảo Quyển lên ngôi,
đổi niên hiệu Vĩnh Nguyên
nguyên niên
Thái Hòa thứ 22
Kỷ Mão 499 Vĩnh Nguyên năm đầu Thái Hòa thứ 23
Vua Hiếu Văn đế băng.
Thế Tông Tuyên Vũ Hoàng đế,
tên là Khác lên ngôi
đổi niên hiệu Cảnh Minh
nguyên niên.
Canh Thìn 500 Vĩnh Nguyên thứ 2 Cảnh Minh năm đầu
Tân Tỵ 501 Vĩnh Nguyên thứ 3.
Phế vua. Hòa đế tên là Bảo Dung lên ngôi,
đổi niên hiệu là Trung Hưng nguyên niên.
Cảnh Minh thứ 2
Nhâm Ngọ 502 Trung Hưng thứ 2.
Nhường ngôi cho họ Lương.
Họ Tiêu làm chủ Nam Tề, có bảy vua gồm
24 năm, rồi nhường ngôi cho họ Lương.
Nhà Lương, đóng đô ở Kim Lăng.
Cao Tổ Vũ Hoàng đế, tên Diễn họ Tiêu,
nhận ngôi từ Tề. Đổi niên hiệu Thiên Giám nguyên niên.
Cảnh Minh thứ 3
Quý Mùi 503 Thiên Giám thứ 2 Cảnh Minh thứ 4
Giáp Thân 504 Thiên Giám thứ 3 Chánh Thủy nguyên niên
Ất Dậu 505
Bính Tuất 506
Đinh Hợi 507
Mậu Tý 508
Kỷ Sửu 509
Canh Dần 510
Tân Mão 511
Thiên Giám thứ 4
Thiên Giám thứ 5
Thiên Giám thứ 6
Thiên Giám thứ 7
Thiên Giám thứ 8
Thiên Giám thứ 9
Thiên Giám thứ 10
Chánh Thủy thứ 2
Chánh Thủy thứ 3
Chánh Thủy thứ 4
Vĩnh Bình nguyên niên.
Vĩnh Bình thứ 2
Vĩnh Bình thứ 3
Vĩnh Bình thứ 4
Nhâm Thìn 512 Thiên Giám thứ 11
Phó Đại Sĩ lấy vợ
Duyên Xương nguyên niên.
Quý Tỵ 513 Thiên Giám thứ 12 Duyên Xương thứ 2.
Giáp Ngọ 514 Thiên Giám thứ 13
Chí Công nhập diệt
Duyên Xương thứ 3
Ất Mùi 515 Thiên Giám thứ 14 Duyên Xương thứ 4. Vua băng.
Bính Thân 516 Thiên Giám thứ 15 Túc Tông Hiếu Minh
Hoàng đế, tên Dực lên ngôi,
đổi niên hiệu là Hi Bình
nguyên niên
Đinh Dậu 517
Mậu Tuất 518
Kỷ Hợi 519
Thiên Giám thứ 16
Thiên Giám thứ 17
Thiên Giám thứ 18
Hi Bình thứ 2
Thần Quy nguyên niên
Thần Quy thứ 2
Canh Tý 520 Phổ Thông nguyên niên. Đạt ma đến Lương,
Phó Đại Sĩ gặp Tung Đầu đà (Đạt ma).
Chánh Quang nguyên niên.
Căn cứ sách Tục Pháp Kí của Bảo Xướng,
tăng nhà Lương, Chánh
Tông Kí ghi: "Năm này Đạt ma đến nước Lương rồi
qua nước Ngụy". Lý này tin được.
Tân Sửu 521 Phổ Thông thứ 2.
Phó Đại Sĩ rao bán vợ con
Chánh Quang thứ 2
Nhâm Dần 522
Quý Mão 523
Giáp Thìn 524
Ất Tỵ 525
Phổ Thông thứ 3.
Phổ Thông thứ 4.
Phổ Thông thứ 5.
Phổ Thông thứ 6.
Chiếu rước Phó Đại Sĩ
Chánh Quang thứ 3
Chánh Quang thứ 4
Chánh Quang thứ 5
Hiếu Xương nguyên niên.
Bính Ngọ 526 Phổ Thông thứ 7. Hiếu Xương thứ 2
Đinh Mùi 527 Tháng 3 đổi niên hiệu là
Đại Thông nguyên niên.
Bản cũ Truyền Đăng chép:
"Mùng 1 tháng 10 Đạt ma đến
Kim Lăng" là lầm.
Hiếu Xương thứ 3
Truyền Đăng Cựu chép:
"Ngày 23 tháng 11, Đạt ma
đến Lạc Dương" là lầm.
Mậu Thân 528 Đại Thông thứ 2 Vũ Thái nguyên niên, tháng 2 vua băng. Lập ấu chúa là Thuyên tháng 4 băng, lập Trang đế. Ngũ Tông Kí dẫn chứng Tục Pháp Kí của Bảo Xướng, chép: “Năm này Đạt ma thị hiện nhập diệt”. Lý này tin được. Kính Tông Hiếu Trang Hoàng đế tên là Tử Du, tháng 4 lên ngôi đổi niên hiệu là Kiến Nghĩa. Tháng 9 Kiến Nghĩa nguyên niên lại đổi niên hiệu là Vĩnh An. Vĩnh An nguyên niên.
Kỷ Dậu 529 Trung Đại Thông nguyên niên Vĩnh An thứ 2
Canh Tuất 530 Trung Đại Thông thứ 2 Vĩnh An thứ 3 Tháng 12 vua (Hiếu Trang) băng. Nếu căn cứ Tục Pháp Truyện của Bảo Xướng thì sứ giả của Ngụy (Hiếu Minh đế) trở về Lạc Dương tâu gặp Đạt ma về Tây, vì trong năm này Minh Đế đã băng nhưng Hiếu Trang hãy còn tại vị.
Tân Hợi 531 Trung Đại Thông thứ 3 Thái tử Thống hoăng (chết). Tiền phế đế tên Cung, tháng 2 lên ngôi đổi niên hiệu là Phổ Thái. Phổ Thái nguyên niên.
Nhâm Tý 532 Trung Đại Thông thứ 4 Phổ Thái thứ hai. Tiền phế đế bị truất ngôi. Hậu phế đế tên Lãng. Phổ Thái năm đầu tháng 6 tướng Cao Hoàn lập vua (Hậu phế đế) ở Tín Đô, đổi niên hiệu là Trung Hưng nguyên niên, đến tháng 4 Phổ Thái thứ 2 phế vua. Xuất đế tên Tu Quảng. Tháng 4 Phổ Thái thứ 2 lên ngôi, đổi niên hiệu là Thái Xương. Tháng 12 Thái Xương nguyên niên lại đổi là Vĩnh Hi nguyên niên.
Quý Sửu 533 Trung Đại Thông thứ 5 Vĩnh Hi thứ 2
Giáp Dần 534 Trung Đại Thông thứ 6 Vĩnh Hi thứ 3. Tháng 10, đế bị tướng ông là Cao Hoàn ép đi ở Quan Trung. Hoàn lập Thanh Hà vương là Thái tử Thiện Kiến làm vua, đóng đô đất Nghiệp (Hà Nam), đó là Đông Ngụy. Từ đó Ngụy chia làm Đông, Tây. Tháng 12 vua bị đầu độc chết. Nhà Hậu Ngụy có 12 vua, gồm 149 năm chia ra Đông Ngụy và Tây Ngụy. Tây Ngụy đóng đô ở Trường An, Đông Ngụy đóng đô đất Nghiệp (Lạc Dương). Tây Ngụy, Văn Hoàng đế tên Bảo Cự con của Kinh Triệu vương Du, Vũ Văn Thái đưa lên ngôi. Đông Ngụy, Hiếu Tĩnh đế tên Thiện Kiến, Cao Hoàn đưa lên ngôi, năm Vĩnh Hi thứ ba đổi niên hiệu là Thiên Bình. Thiên Bình nguyên niên.
Ất Mão 535 Đại Đồng nguyên niên. (Niên hiệu của Lương Vũ Đế) Đại Thống nguyên niên (Niên hiệu của Văn đế, Tây Ngụy) Thiên Bình thứ 2 (Đông Ngụy)
Bính Thìn 536 Đại Đồng thứ 2 Đại Thống thứ 2 Thiên Bình thứ 3 Cựu bản Truyền Đăng chép: "Ngày 5 tháng 10 Đạt Ma tịch, tháng 12 táng ở núi Hùng Nhĩ Lạc Dương". Bấy giờ Lạc Dương thuộc Đông Ngụy. Lầm
Đinh Tỵ 537 Đại Đồng thứ 3 Đại Thống thứ 3 Thiên Bình thứ 4
Mậu Ngọ 538 Đại Đồng thứ 4 Đại Thống thứ 4 Nguyên Tượng nguyên niên
Kỷ Mùi 539 Đại Đồng thứ 5 Đại Thống thứ 5 Hưng Hòa nguyên niên. Cựu Truyền Đăng chép: "Sứ giả phụng mệnh vua đi sứ Tây vực trở về, tâu quật mồ Đạt ma thấy áo quan trống với một chiếc giày". Lầm
Canh Thân 540 Đại Đồng thứ 6 Đại Thống thứ 6 Hưng Hòa thứ 2
Tân Dậu 541 Đại Đồng thứ 7 Đại Thống thứ 7 Hưng Hòa thứ 3
Nhâm Tuất 542 Đại Đồng thứ 8 Đại Thống thứ 8 Hưng Hòa thứ 4
Quý Hợi 543 Đại Đồng thứ 9 Đại Thống thứ 9 Vũ Định nguyên niên
Giáp Tý 544 Đại Đồng thứ 10 Đại Thống thứ 10 Vũ Định thứ 2
Ất Sửu 545 Đại Đồng thứ 11 Đại Thống thứ 11 Vũ Định thứ 3
Bính Dần 546 Trung Đại Đồng nguyên niên Đại Thống thứ 12 Vũ Định thứ 4
Đinh Mão 547 Thái Thanh nguyên niên (Lương Vũ Đế) Đại Thống thứ 13 Vũ Định thứ 5
Mậu Thìn 548 Thái Thanh thứ 2. Hầu Cảnh phản vua Đại Thống thứ 14 Vũ Định thứ 6
Kỷ Tỵ 549 Thái Thanh thứ 3 Tháng 5 Lương Vũ Đế băng. Giản Văn đế tên Cương lên ngôi, đổi niên hiệu. Đại Thống thứ 15 Vũ Định thứ 7
Canh Ngọ 550 Thái Bảo nguyên niên Đại Thống thứ 16 Vũ Định thứ 8 Tháng 5 nhường ngôi cho Bắc Tề. Nhà Đông Ngụy có một vua trị vì 17 năm. Bắc Tề đóng đô ở đất Nghiệp. Văn Tuyên đế tên Dương họ Cao, con thứ ba của Cao Hoàn, tháng 5 nhận ngôi vua, lập niên hiệu là Thiên Bảo. Thiên Bảo nguyên niên
Tân Mùi 551 Thái Bảo thứ 2 Hầu Cảnh phế vua (Giản Văn đế), rồi lập Dự Chương vương tên Luyện, chẳng bao lâu rồi giết vua. Tháng 11 Cảnh lại phế Luyện, tự lập tiếm hiệu. Nguyên đế đánh dẹp và chém Cảnh. Hiếu Nguyên đế tên Dịch, tháng 11 lên ngôi ở Giang Lăng, đổi niên hiệu là Thừa Thánh nguyên niên. Đại Thống thứ 17 Phế đế tên Khâm, con trưởng của Văn đế lên ngôi không đổi niên hiệu. Thiên Bảo thứ 2. Tam Tổ gặp Nhị Tổ
Nhâm Thân 552 Thừa Thánh nguyên niên. Đại Thống nguyên niên Thiên Bảo thứ 3
Quý Dậu 553 Thừa Thánh thứ 2 Đại Thống thứ 2 Thiên Bảo thứ 4
Giáp Tuất 554 Thừa Thánh thứ 3 Tháng 11 vua bị quân Ngụy bắt rồi giết đi. Kính đế tên Phương Trí, Nguyên đế đã bị bắt, ở bên trong tự lập nhà Hậu Lương đóng đô ở Giang Lăng. Vương Tăng Biện, Trần Bá Tiên thờ vua làm Lương chủ. Tháng 9 năm Thừa Thánh thứ 4 lên ngôi, đổi niên hiệu là Thiệu Thái nguyên niên. Đại Thống thứ 3 Tháng giêng Vũ Văn Thái phế vua rồi lập Tề vương tên Khuếch. Cung đế tên Khuếch, con của Văn đế. Vũ Văn Thái lập lên, không đổi niên hiệu chỉ gọi nguyên niên. Nguyên niên Thiên Bảo thứ 5. Hòa thượng Tư Đại (Huệ Tư) ở núi Đại Tô.
Ất Hợi 555 Thiệu Thái nguyên niên Năm thứ 2 Thiên Bảo thứ 6
Bính Tý 556 Đại Bình nguyên niên Năm thứ 3 Tháng 12 vua nhường ngôi cho nhà Chu. Tây Ngụy có ba vua trị vì 23 năm. (Bắc) Hậu Chu đóng đô Trường An. Mẫn đế tên Giác, họ Vũ Văn, con của Văn đế Thái. Nhận ngôi từ nhà Tây Ngụy, lên ngôi chỉ xưng Nguyên niên. Nam sử lấy năm sau 557 là Nguyên niên. Thiên Bảo thứ 7
Đinh Sửu 557 Đại bình thứ 2 Tháng 10 phong tước thừa tướng cho Trần Bá Tiên, làm Trần vương. Vua nhường ngôi cho Trần. Nhà Lương có 4 vua trị vì 56 năm. Nhà Trần đóng đô ở Kim Lăng. Cao Tổ Vũ đế tên là Bá Tiên họ Trần nhận ngôi từ Lương, lên ngôi lập niên hiệu là Vĩnh Định. Vĩnh Định nguyên niên. Năm thứ 2 Tháng 9 Vũ Văn Hộ biếm vua còn tước công, đày đi Lạc Dương, rồi giết vua. Minh đế tên Dục, là con trưởng của Văn đế Thái. Vũ Văn Hộ lập nên, lên ngôi đổi niên hiệu là Vũ Định. Vũ Định nguyên niên. Nam sử cũng ghi là Nguyên niên, không đổi niên hiệu Thiên Bảo thứ 8
Mậu Dần 558 Vĩnh Định thứ 2. Trí Giả thọ giới cụ túc. Năm thứ 2 Thiên Bảo thứ 9
Kỷ Mão 559 Vĩnh Định thứ 3. Tháng 6 vua băng. Văn đế tên Cựu con trưởng của Thủy Hưng vương lên ngôi. Vũ Thành nguyên niên. Trần ghi là Phương Kiến niên hiệu Thiên Bảo thứ 10 Tháng 10 vua băng. Phế đế tên Ân, con trưởng của Văn Tuyên đế lên ngôi.
Canh Thìn 560 Thiên Gia nguyên niên. Trí Giả yết Kiến Hòa thượng Tư Đại ở núi Đại Tô Vũ Thành thứ 2. Vũ đế tên Ung, con thứ 4 của Văn đế, theo di chiếu lên ngôi Càn Minh nguyên niên. Thái hậu ra lệnh phế vua. Chiêu đế tên Diễn, con thứ 6 của Hoàn, tháng 8 lên ngôi. Đổi niên hiệu là Hoàng Kiến. Hoàng Kiến nguyên niên.
Tân Tỵ 561 Thiên Gia thứ 2 Bảo Định nguyên niên. Tuyên đế của Hậu Lương(7) băng, Tử Khuy lên. Đó là Minh đế, đổi năm Thiên Bảo Hoàng Kiến thứ 2 Vua băng. Vũ Thành đế tên Trạm, con thứ 9 của Hoàn lên ngôi, đổi niên hiệu là Đại
Nhâm Ngọ 562 Thiên Gia thứ 3 Bảo Định thứ 2 Thanh Hà nguyên niên.
Quý Mùi 563 Thiên Gia thứ 4 Bảo Định thứ 3 Thanh Hà thứ 2.
Giáp Thân 564 Thiên Gia thứ 5 Bảo Định thứ 4 Thanh Hà thứ 3.
Ất Dậu 565 Thiên Gia thứ 6 Bảo Định thứ 5 Thanh Hà thứ 4 Vua nhường ngôi cho thái tử, tự xưng Thái Thượng Hoàng. Hậu chúa tên Vĩ, nhận ngôi vua đổi niên hiệu là Thiên Thống. Thiên Thống nguyên niên.
Bính Tuất 566 Thiên Khang nguyên niên. Tháng 4 vua băng. Phế đế tên Bá Tông, con trưởng của Văn đế lên ngôi. Thiên Hòa nguyên niên Thiên Thống thứ 2
Đinh Hợi 567 Quang Đại nguyên niên. Hòa thượng Tư Đại (Huệ Tư) dời về Nam Nhạc. Thiên Hòa thứ 2 Thiên Thống thứ 3
Mậu Tý 568 Quang Đại thứ 2. Phế vua. Tuyên đế tên Húc, con của Chiêu Liệt vương lên ngôi theo lệnh của Thái Hậu. Thiên Hòa thứ 3 Thiên Thống thứ 4
Kỷ Sửu 569 Thiên Kiến nguyên niên Phó Đại Sĩ tịch, Trí Giả về Kim Lăng. Thiên Hòa thứ 4 Thiên Thống thứ 5
Canh Dần 570 Thiên Kiến thứ 2 Thiên Hòa thứ 5 Vũ Bình nguyên niên
Tân Mão 571 Thiên Kiến thứ 3 Thiên Hòa thứ 6 Vũ Bình thứ 2
Nhâm Thìn 572 Thiên Kiến thứ 4 Kiến Đức nguyên niên Vũ Bình thứ 3
Quý Tỵ 573 Thiên Kiến thứ 5 Kiến Đức thứ 2 Vũ Bình thứ 4
Giáp Ngọ 574 Thiên Kiến thứ 6 Kiến Đức thứ 3 Phế hai tôn giáo: Phật và Đạo giáo(8) Vũ Bình thứ 5
Ất Mùi 575 Thiên Kiến thứ 7 Trí Giả ẩn ở núi Thiên Thai Kiến Đức thứ 4 Vũ Bình thứ 6
Bính Thân 576 Thiên Kiến thứ 8 Kiến Đức thứ 5 Vũ Bình thứ 7 Tháng 12 bị Chu Vũ đánh bại, đổi niên hiệu là Long Hóa, Long Hóa nguyên niên. Đức An vương là Duyên Tông lên ngôi ở Tấn Dương, đổi niên hiệu là Đức Xương, sau bị Chu bắt. Ấu chúa tên Hằng. Hậu chúa nghe người xem khí vận nói là phải có sự thay đổi, nên truyền ngôi cho ấu chúa, tự xưng Thái Thượng hoàng.
Đinh Dậu 577 Thiên Kiến thứ 9 Hòa thượng Tư Đại tịch Kiến Đức thứ 6 Thừa Quang nguyên niên. Tháng giêng Ấu chúa lên ngôi, tại vị 18 ngày, cùng Hậu chúa đều bị Chu bắt. Mất nước. Bắc Tề có 6 vua, trị vì 28 năm. Bị Chu diệt
Mậu Tuất 578 Thiên Kiến thứ 10 Tuyên Chánh nguyên niên. Vũ đế cầm binh bắc phạt. Tháng 6 băng ở Thừa Hưng. Tuyên đế tên Bân, con trưởng Vũ đế lên ngôi.
Kỷ Hợi 579 Thiên Kiến thứ 11 Đại Thành nguyên niên. Tháng giêng lập Lỗ vương Diễn làm Hoàng thái tử, tháng 2 truyền ngôi cho thái tử rồi tự xưng Thiên Nguyên Hoàng Đế. Tĩnh đế tên Diễn, sau đổi tên là Xiển, con trưởng của Tuyên đế. Tuyên đế truyền ngôi ở Nghiệp cung, đổi niên hiệu là Đại Tượng. Đại Tượng nguyên niên.
Canh Tý 580 Thiên Kiến thứ 12 Đại Tượng thứ 2 Tuyên đế băng. Phục hồi hai tôn giáo Phật và Đạo giáo. Ban đại thừa tướng Dương Kiên làm tướng quốc, lên tước vương, đủ cửu tích (vua ban 9 loại vật quý)
Tân Sửu 581 Thiên Kiến thứ 13 Tháng giêng đổi niên hiệu là Đại Định nguyên niên. Tháng 2 nhà Hậu Chu hay Bắc Chu nhường ngôi cho nhà Tùy. Nhà Hậu Chu có 5 vua, trị vì 26 năm, nhường ngôi cho Tùy. Tùy đóng đô ở Trường An. Cao Tổ Văn Hoàng đế tên Kiên, họ Dương. Đại Định nguyên niên tháng 2 nhà Hậu Chu nhường ngôi, Cao Tổ lên ngôi lập niên hiệu Khai Hoàng. Khai Hoàng nguyên niên.
Nhâm Dần 582 Thiên Kiến thứ 14 Tháng giêng đế băng, Hậu chúa tên Thúc Bảo, con trưởng của Tuyên đế, lên ngôi. Khai Hoàng thứ 2
Quý Mão 583 Chí Đức nguyên niên Khai Hoàng thứ 3
Giáp Thìn 584 Chí Đức thứ 2 Khai Hoàng thứ 4
Ất Tỵ 585 Chí Đức thứ 3 Khai Hoàng thứ 5 Nhà Hậu Lương, Tiêu Tông lên ngôi.
Bính Ngọ 586 Chí Đức thứ 4 Khai Hoàng thứ 6 Hậu Lương đổi niên hiệu Quảng Vận.
Đinh Mùi 587 Trinh Minh nguyên niên Khai Hoàng thứ 7 Hậu Lương có 3 vua, trị vì 33 năm. Năm này nhà Tùy phế nhà Hậu Lương.
Mậu Thân 588 Trinh Minh thứ 2 Khai Hoàng thứ 8
Kỷ Dậu 589 Trinh Minh thứ 3 Tháng giêng tướng của Tùy là Hàn Cầm vào Kiến Nghiệp bắt Hậu chúa, mất nước. Khai Hoàng thứ 9 Tùy dẹp yên nhà Trần thống nhất thiên hạ Nhà Trần có 5 vua, trị vì 33 năm, bị Tùy diệt.
Canh Tuất 590 Khai Hoàng thứ 10
Tân Hợi 591 Khai Hoàng thứ 11
Nhâm Tý 592 Khai Hoàng thứ 12 Tứ Tổ gặp Tam Tổ
Quý Sửu 593 Khai Hoàng thứ 13 Nhị Tổ tịch
Giáp Dần 594 Khai Hoàng thứ 14
Ất Mão 595 Khai Hoàng thứ 15
Bính Thìn 596 Khai Hoàng thứ 16
Đinh Tỵ 597 Khai Hoàng thứ 17 Trí Giả tịch
Mậu Ngọ 598 Khai Hoàng thứ 18
Kỷ Mùi 599 Khai Hoàng thứ 19
Canh Thân 600 Khai Hoàng thứ 20
Tân Dậu 601 Nhân Thọ nguyên niên
Nhâm Tuất 602 Nhân Thọ thứ 2
Quý Hợi 603 Nhân Thọ thứ 3
Giáp Tý 604 Nhân Thọ thứ 4 Tháng 7 vua băng. Dạng đế tên Quảng, con thứ hai của Cao Tổ (Văn đế) lên ngôi.
Ất Sửu 605 Đại Nghiệp nguyên niên
Bính Dần 606 Đại Nghiệp thứ 2 Tam Tổ tịch
Đinh Mão 607 Đại Nghiệp thứ 3
Mậu Thìn 608 Đại Nghiệp thứ 4
Kỷ Tỵ 609 Đại Nghiệp thứ 5
Canh Ngọ 610 Đại Nghiệp thứ 6
Tân Mùi 611 Đại Nghiệp thứ 7
Nhâm Thân 612 Đại Nghiệp thứ 8
Quý Dậu 613 Đại Nghiệp thứ 9
Giáp Tuất 614 Đại Nghiệp thứ 10
Ất Hợi 615 Đại Nghiệp thứ 11
Bính Tý 616 Đại Nghiệp thứ 12
Đinh Sửu 617 Đại Nghiệp thứ 13 Dạng đế thích Giang Đô (phương Nam), ở xa (Trường An) được tôn làm Thái Thượng hoàng.
Cung đế tên Hựu, cháu của Dạng đế, con của thái tử Nguyên Đức tên Chiêu. Tháng 11 Đường công (Lý Uyên) vào kinh thành Trường An lập làm vua, đổi niên hiệu là Nghĩa Ninh. Nghĩa Ninh nguyên niên.
Mậu Dần 618 Nghĩa Ninh thứ 2
Tháng 2 Dạng đế băng. Tháng 5 Cung đế nhường ngôi cho Đường.
Nhà Tùy có ba vị vua trị vì 38 năm, nhường ngôi cho Đường.

Về việc Đạt ma đến Trung Quốc nay căn cứ theo Chánh Tông Ký làm quyết định. Vì y cứ Tục Pháp Kí của tăng nhà Lương là Bảo Xướng thì trước đó Nã Liên Da Xá và Vạn Thiên Ý đã dịch sách "Sự kiện truyền pháp từ bảy vị Phật đến hăm tám vị Tổ". Đời Lương, nhân sứ thần Lưu Huyền Vận đi sứ Bắc Tề được sách ấy, Giản Văn đế xuống chiếu sai Bảo Xướng viết thêm vào Tục Pháp Kí.
QUYỂN I
THẤT PHẬT VÀ TỔ SƯ THIÊN TRÚC
THẤT PHẬT

1. Phật Tỳ-bà-thi, 2. Phật Thi-khí,
3. Phật Tỳ- xá- phù, 4. Phật Câu-lưu-tôn,
5. Phật Câu-na-hàm Mâu-ni, 6. Phật Ca-diếp,
7. Phật Thích-ca Mâu-ni.
MƯỜI LĂM TỔ THIÊN TRÚC
(Trong đây một Tổ bàng xuất không ghi)
1. Tổ Ma-ha Ca-diếp, 2. Tổ A-nan (Bàng xuất Mạt-điền Để-ca, nối pháp A-nan), 3. Tổ Thương-na Hòa-tu, 4. Tổ Ưu-ba-cúc-đa, 5. Tổ Đề-đa-ca, 6. Tổ Di-già-ca, 7. Tổ Bà-tu-mật, 8. Tổ Phật-đà Nan-đề, 9. Tổ Phục-đà Mật-đa, 10. Tổ Hiếp Tôn giả, 11. Tổ Phú-na Dạ-xa, 12. Tổ Mã Minh Đại sĩ, 13. Tổ Ca-tỳ-ma-la, 14. Tổ Long Thọ Đại sĩ.
TỰA THẤT PHẬT.
Cổ Phật ra đời trải dài đến vô cùng chẳng thể biết rõ hết số lượng. Thế nên bàn về Hiền kiếp gần đây có khoảng ngàn Như Lai, cho đến Thích ca chỉ
ghi lại bảy Phật. Kinh Trường A-hàm ghi: “Sức tinh tấn của bảy Phật phóng quang diệt mê tối, mỗi vị đều ngồi dưới gốc cây, nơi đây thành chánh giác”.
Lại nữa Mạn-thù Thất lợi (Văn-thù Sư-lợi) là thầy của bảy Phật. Và Kim Hoa Thiện Huệ Đại sĩ (9) lên đỉnh Tùng Sơn hành đạo, cảm nhận bảy Phật dẫn đằng trước, Duy ma tiếp đằng sau.
Nay soạn thuật quyết định chọn từ bảy Phật về sau thôi.
THẤT PHẬT
1. Phật Tỳ-bà-thi.
(Vị Phật thứ 998 thuộc Kiếp Trang nghiêm quá khứ)
Kệ rằng:
Thân tòng vô tướng trung thọ sanh,
Do như huyễn xuất chư hình tượng.
Huyễn nhân tâm thức bổn lai vô,
Tội phước giai không vô sở trụ.
Dịch:
Từ trong vô tướng thọ sanh thân,
Giống như huyễn hiện các hình tượng.
Người huyễn tâm thức vốn rỗng không,
Tội phước rỗng không không chỗ trụ.
Kinh Trường A-hàm ghi: Khi tuổi người thọ tám vạn tuổi thì Phật này ra đời, dòng sát lợi, họ Câu-lợi-nhã, cha là Bàn-đầu, mẹ là Bàn-đầu Bà-đề. Sống trong thành Bàn-đầu Bà-đề, ngồi dưới cây Ba-ba-la. Thuyết pháp ba hội, độ người ba mươi bốn vạn tám ngàn người. Thần túc (biến hóa thị hiện) có hai: một là Khiên-trà, hai là Đề-xá. Thị giả là Vô Ưu, đệ tử (10) là Phương Ưng.
2. Phật Thi-khí.
(Vị Phật thứ 999 thuộc Kiếp Trang nghiêm)
Kệ rằng:
Khởi chư thiện pháp bổn thị huyễn,
Tạo chư ác nghiệp diệc thị huyễn.
Thân như tụ mạt tâm như phong,
Huyễn xuất vô căn vô thực tánh.
Dịch:
Các pháp lành làm nên vốn huyễn,
Các nghiệp ác gây ra cũng huyễn.
Thân như bọt tụ tâm như gió,
Huyễn hiện không căn không thật tánh.
Kinh Trường A-hàm ghi: Khi tuổi người thọ bảy vạn tuổi thì Phật này ra đời, dòng sát lợi, họ Câu-lợi-nhã, cha là Minh Tướng, mẹ là Quang Diệu. Sống trong thành Quang Tướng, ngồi dưới cây Phân-đà-lợi. Thuyết pháp ba hội, độ người hai mươi lăm vạn. Thần túc có hai: một là A-tì-phù, hai là Bà-bà. Thị giả là Nhâãn Hạnh, đệ tử là Vô Lượng.
3. Phật Tỳ- xá- phù.
(Vị Phật thứ 1000 thuộc Kiếp Trang nghiêm)
Kệ rằng:
Giả tá tứ đại dĩ vi thân,
Tâm bổn vô sanh nhân cảnh hữu.
Tiền cảnh nhược vô tâm diệc vô,
Tội phước như huyễn khởi diệc diệt.
Dịch:
Tạm vay tứ đại để làm thân,
Tâm vốn không sanh do cảnh có.
Tiền cảnh nếu không tâm cũng không,
Tội phước diệt sanh như huyễn thôi.
Kinh Trường A-hàm ghi: Khi tuổi người thọ sáu vạn tuổi thì Phật này ra đời, dòng sát lợi, họ Câu-lợi-nhã, cha là Thiện Đăng, mẹ là Xứng Giới. Sống trong thành Vô Dụ, ngồi dưới cây Bà-la. Thuyết pháp hai hội, độ người mười ba vạn. Thần túc có hai: một là Phù du, hai là Uất đa ma. Thị giả là Tịch Diệt, đệ tử là Diệu Giác.
4. Phật Câu-lưu-tôn.
(Vị Phật thứ nhất của Hiền kiếp hiện tại).
Kệ rằng:
Kiến thân vô thực thị Phật thân,
Liễu tâm như huyễn thị Phật huyễn.
Liễu đắc thân tâm bổn tánh không,
Tư nhân dữ Phật hà thù biệt?
Dịch:
Thấy thân không thật là thân Phật,
Biết tâm như huyễn Phật là huyễn.
Rõ được thân tâm bổn tánh không,
Người ấy cùng Phật nào sai khác?
Kinh Trường A-hàm ghi: Khi tuổi người thọ bốn vạn tuổi thì Phật này ra đời, dòng Bà la môn, họ Ca diếp, cha là Lễ Đắc, mẹ là Thiện Chi. Sống trong thành An Hòa, ngồi dưới cây Thi lợi sa. Thuyết pháp một hội, độ người bốn vạn. Thần túc có hai: một là Tát ni, hai là Tỳ lâu. Thị giả là Thiện Giác, đệ tử là Thượng Thắng.
5. Phật Câu-na-hàm Mâu-ni.
(Vị Phật thứ hai của Hiền kiếp).
Kệ rằng:
Phật bất kiến thân tri thị Phật,
Nhược thực hữu tri biệt vô Phật.
Trí giả năng tri tội tánh không,
Thản nhiên bất bố ư sanh tử.
Dịch:
Phật chẳng thấy thân, tri (11) tức Phật,
Nếu thật có tri, không Phật khác.
Ngưới trí hay tri tội tánh không,
Thản nhiên chẳng sợ nơi sanh tử
Kinh Trường A-hàm ghi: Khi tuổi người thọ ba vạn tuổi thì Phật này ra đời, dòng Bà la môn, họ Ca diếp, cha là Đại Đức, mẹ là Thiện Thắng. Sống trong thành Thanh Tịnh, ngồi dưới cây Ô-tạm Bà-la-môn. Thuyết pháp một hội, độ người ba vạn. Thần túc có hai: một là Thư-bàn-na, hai là Uất-đa-lâu. Thị giả là An Hòa, đệ tử là Đạo Sư.
6. Phật Ca-diếp.
(Vị Phật thứ ba của Hiền kiếp).
Kệ rằng:
Nhất thiết chúng sanh tánh thanh tịnh,
Tòng bổn vô sanh vô khả diệt.
Tức thử thân tâm thị huyễn sanh,
Huyễn hóa chi trung vô tội phước.
Dịch:
Tánh chúng sanh đều sẵn sạch trong,
Vốn dĩ không sanh, không thể diệt.
Từ đó thân tâm mới huyễn sanh,
Huyễn hóa trong đây không tội phước.
Kinh Trường A-hàm ghi: Khi tuổi người thọ hai vạn tuổi thì Phật này ra đời, dòng Bà la môn, họ Ca diếp, cha là Phạm Đức, mẹ là Tài Chủ. Sống trong thành Ba la nại, ngồi dưới cây Ni câu luật. Thuyết pháp một hội, độ người hai vạn. Thần túc có hai: một là Đề-xá, hai là Bà-la-bà. Thị giả là Thiện Hữu, đệ tử là Tập Quân.
7. Phật Thích-ca Mâu-ni.
(Vị Phật thứ tư của Hiền kiếp).
Dòng họ Sát lợi, cha là Tịnh Phạn thiên, mẹ là Đại Thanh Tịnh Diệu. Địa vị Đăng Bổ Xứ sanh lên Đâu Suất Thiên, tên là Thắng Thiện Thiên Nhân còn tên là Hộ Minh Đại Sĩ. Hành bổ xứ, thuyết pháp độ chúng chư thiên, cũng hiện thân thuyết pháp trong thế giới mười phương.
Kinh Phổ Diệu ghi: Phật mới sanh trong vương gia, dòng sát lợi. Ngài phóng đại trí quang minh chiếu soi thế giới mười phương, đông tây và nam
bắc mỗi phương Ngài bước đi bảy bước, từ đất vọt lên hoa sen vàng tự nhiên nâng hai chân, tay chỉ trời và tay chỉ đất phát âm thanh như tiếng sư tử rống rằng: “Trên trời dưới đất và bốn phương không có ai tôn quý bằng ta”. Nhằm nhà Chu Chiêu Vương năm thứ 24, ngày mùng 8 tháng 4 năm Giáp Dần (12).
Đến Chiêu Vương năm 42, ngày mùng 8 tháng 2, Thái tử 19 tuổi ý muốn xuất gia và tự nghĩ rằng: “Xem thấy bốn sự kiện con người (già, bệnh, chết, tu sĩ) lúc đi chơi qua bốn cửa thành, ta sẽ gặp lại việc nào ?” Lòng Thái tử với buồn vui lẫn lộn mà suy nghĩ: “Già, bệnh, chết này rốt cuộc nên xa lìa”. Do đó nửa đêm giờ tý có một thiên nhân tên Tịnh Cư ở trong cửa sổ, chắp tay bạch thái tử: “Giờ xuất gia đã đến, Ngài nên đi vậy.” Thái tử nghe qua sanh tâm hoan hỉ liền vượt thành mà đi, đến trong núi Đàn đặc tu đạo. Ban đầu đến thầy A-lam Ca-lam, học định bất dụng xứ ba năm, biết chẳng phải liền bỏ đi; sau lại đến thầy Uất-đầu Lam-phất, học định phi phi tưởng ba năm, biết chẳng phải rồi cũng bỏ đi.
Rồi đến núi Tượng Đầu cùng tu học với các ngoại đạo, ngày ăn vừng (mè) mạch trải qua 6 năm. Cho nên Kinh nói: “Với không tâm ý, không thọ hành mà bẻ gãy hết các ngoại đạo. Ban đầu thử trải qua các tà pháp mà các nơi dạy, nó chỉ làm phát sanh các dị kiến, khiến cho (người tu) thẳng đến bồ đề”. Cho nên Kinh Phổ Tập nói: “Ngày mùng 8 tháng 2, khi sao mai mọc Bồ Tát thành Phật hiệu Thiên Nhân Sư”. Bấy giờ Ngài 30 tuổi nhằm năm Mục Vương thứ 3 nhà Chu, năm quý mùi (518 trước công nguyên). Sau đó đến vườn Lộc Dã vì nhóm Kiều Trần Như năm người chuyển pháp luân tứ đế và luận đạo quả.
Trụ thế thuyết pháp 49 năm. Sau bảo với đệ tử Ma-ha-Ca-diếp: “Ta đem thanh tịnh pháp nhãn, niết bàn diệu tâm, thật tướng vô tướng, vi diệu chánh pháp mà giao phó cho ông. Ông nên giữ gìn”. Và dặn truyền cho A-Nan giáo hóa đời thứ hai, không cho đứt mất.
Rồi nói kệ rằng:
Pháp bổn pháp vô pháp,
Vô pháp pháp diệc pháp.
Kim phó vô pháp thời,
Pháp pháp hà tằng pháp?
Dịch:
Pháp vốn pháp không pháp,
Pháp không pháp cũng pháp.
Hiện nay trao không pháp,
Các pháp đâu từng pháp?
Khi Thế Tôn nói kệ này xong, lại bảo Ca-diếp: “Ta đem y tăng già lê tơ vàng (Kim lũ) trao cho ông rồi chuyển giao cho (Bồ tát) bổ xứ, đến Phật Từ Thị (Di Lặc) ra đời, chớ cho hư hoại”. Ca-diếp nghe kệ, đầu lễ sát đất, thưa: “Lành thay! Lành thay! Con sẽ y mệnh, kính vâng Phật dạy”.
Bấy giờ Thế Tôn đến thành Câu thi na bảo cùng đại chúng: “Nay ta đau lưng, muốn nhập niết bàn”. Rồi đến bờ sông Hi Liên, dưới hai cây Sa la nằm theo thế cát tường (hữu hiếp luy túc) yên lặng mà tịch. Và từ trong áo quan trổi dậy thuyết pháp cho mẹ nghe; đặc biệt đưa hai chân ra ngồi quan giáo hóa Bà kì xá, xong nói kệ vô thường rằng:
Chư hành vô thường,
Thị sanh diệt pháp.
Sanh diệt diệt dĩ,
Tịch diệt vi lạc.
Dịch:
Các hành (13) vô thường,
Là pháp sanh diệt.
Sanh diệt diệt rồi,
Tịch diệt là vui.
Bấy giờ các đệ tử đem củi thơm cùng trà tỳ, lửa tàn rồi mà kim quan còn nguyên. Khi ấy đại chúng đến trước Phật nói kệ tán thán rằng:
Phàm tục chư mãnh sí,
Hà năng trí hỏa nhiệt?
Thỉnh Tôn tam muội hỏa,
Xà duy kim sắc thân.
Dịch:
Những ngọn lửa phàm tục,
Sao đủ sức đốt cháy?
Thỉnh lửa tam muội Ngài,
Hỏa táng thân kim sắc.
Bấy giờ kim quan đang từ giá tòa tự cất lên, cao bảy lần cây Sa-la, qua lại trên không trung hóa lửa tam muội chốc lát ra tro. Thu được xá lợi 8 hộc 4 đấu (một hộc là mười đấu), nhằm năm Mục Vương thứ 52, ngày 15 tháng 02 năm Nhâm Thân (469 trước công nguyên).
Từ sau Thế Tôn nhập diệt, 1017 năm Kinh Phật đến Trung Quốc(14), nhằm năm Vĩnh Bình thứ 10 nhà Hậu Hán (năm 67 sau công nguyên), năm mậu thìn (năm 68 sau công nguyên).
MƯỜI LĂM TỔ THIÊN TRÚC
1. Tổ Ma-ha Ca-diếp (Mahakasyapa).

Người nước Ma-kiệt-đà, dòng dõi Bà-la-môn, cha tên Ẩm Trạch, mẹ là Hương Chí. Xưa kia là thợ bạc hàn kim loại, khéo hiểu về tính chất kim loại làm cho nó nhu phục.
Phó Pháp Truyện ghi: “Từng ở trong kiếp lâu xa, sau khi Phật Tỳ-bà-thi nhập niết bàn. Tứ chúng xây tháp thờ, màu vàng trên mặt tượng trong tháp có hư hao chút ít, bấy giờ có cô gái nghèo đem kim châu
đến cửa hiệu Ngài nhờ sơn sửa mặt Phật. Xong rồi nhân đó cùng phát nguyện: “Hai ta kết làm vợ chồng không ân ái”. Do nhân duyên đó mà thân họ có màu vàng 91 kiếp. Về sau sanh lên Phạm Thiên, ở cõi trời mãn tuổi thọ rồi sanh ở nước Ma-kiệt-đà vùng trung Thiên Trúc, thuộc nhà Bà-la-môn, tên là Ca-diếp-ba, đó là Ẩm Quang Thắng Tôn, vì căn cứ màu vàng mà đặt danh hiệu. Do đó chí Ngài mong xuất gia cầu độ các cõi. Phật nói: “Thiện lai*, tỳ kheo” thì râu tóc tự rụng mất, ca sa đắp thân thể, ở trong chúng Phật thường khen ngợi là đệ nhất. Phật nói: “Ta đem thanh tịnh pháp nhãn trao cho ông, ông nên truyền rộng cho mọi người đừng cho đứt mất”.
Kinh Niết bàn ghi: Lúc Thế Tôn sắp niết bàn, Ca-diếp không có mặt trong chúng hội. Phật bảo các đại đệ tử: “Khi Ca-diếp tới nên mời tuyên dương chánh pháp nhãn tạng”. Bấy giờ Ca-diếp đang ở núi Kì-xà-quật, trong hang Tân-bát-la, thấy quang minh thù thắng liền nhập tam muội, dùng tịnh thiên nhãn xem thấy Thế Tôn nhập bát niết bàn ở bờ sông Hi Liên. Bèn bảo đồ chúng: “Như Lai niết bàn, sao mà nhanh thế!”. Rồi liền đi đến dưới song thọ thương
tiếc khóc than, Phật trong kim quan đưa hai bàn chân ra.
Bấy giờ Ca-diếp bảo các tỳ kheo:
- Phật đã trà tỳ, xá lợi kim cang chẳng phải việc chúng ta. Chúng ta phải kết tập pháp nhãn không cho đứt mất.
Bèn nói kệ rằng:
Như Lai đệ tử,
Thả mạc niết bàn.
Đắc thần thông giả,
Đương phó kết tập.
Dịch:
Đệ tử Như Lai,
Đừng vội niết bàn.
Ai đắc thần thông,
Sẽ dự kết tập.
Do đó những người đắc thần thông đều phải tụ tập ở hang Tân-bát-la, núi Kì-xà-quật, thành Vương Xá. Bấy giờ A-nan vì lậu hoặc chưa sạch không được nhập hội, về sau chứng quả A-la-hán rồi mới được vào.
Ca-diếp bèn thông báo chúng:
- A-nan đây, là tỳ kheo đa văn tổng trì, có đại trí tuệ, từng thân cận Như Lai phạm hạnh thanh tịnh, nhớ được lời Phật thuyết pháp như nước rót bình không chút bỏ sót, được Phật khen ngợi thông minh mẫn tiệp đệ nhất, nên đáng mời ông ấy kết tập tạng Tu-đa-la (tạng Kinh).
Đại chúng lặng thinh vâng lời. Ca-diếp bảo A-nan:
- Ông nay nên tuyên thuyết pháp nhãn.
A-nan nghe nói vâng lời, xem xét tâm của chúng rồi nói kệ rằng:
Tỳ kheo chư quyến thuộc,
Ly Phật bất trang nghiêm.
Do như hư không trung,
Chúng tinh chi vô nguyệt.
Dịch:
Những quyến thuộc tỳ kheo,
Xa Phật chẳng trang nghiêm.
Khác nào trong không trung,
Nhiều sao mà không trăng.
Nói xong kệ ấy, A-nan lễ chúng tăng rồi lên pháp tòa mà nói thế này:
Tôi nghe như vầy, một lúc Phật ở mỗ xứ nói mỗ kinh giáo … cho đến Người trời tất cả đều làm lễ vâng làm theo.
Bấy giờ Ngài Ca-diếp hỏi các tỳ kheo:
- Lời A-nan vừa nói chẳng sai lệch ư?
Chúng đồng đáp:
- Chẳng khác lời Thế Tôn đã nói.
Ca-diếp bèn bảo A-nan:
- Tuổi ta giờ chẳng còn lâu, nay đem chánh pháp phó chúc cho ông. Ông hãy khéo giữ gìn, nghe ta nói kệ:
Pháp pháp bổn lai pháp,
Vô pháp vô phi pháp.
Hà ư nhất pháp trung
Hữu pháp hữu bất pháp?
Dịch:
Các pháp pháp xưa nay,
Không pháp không phi pháp.
Sao cùng trong một pháp,
Có pháp có chẳng pháp?
Nói kệ xong, Ngài Ca-diếp cầm y tăng già lê vào núi Kê Túc chờ Ngài Từ Thị (Di Lặc) hạ sanh. Nhằm năm Chu Hiếu Vương thứ 5, năm bính thìn (425 trước công nguyên). (Năm thứ 5 đúng ra là thứ tư, từ đây đến Tổ thứ 13 là Ca-tì-ma-la có sự sai khác về số năm, nay đều y theo lục giáp trong niên biểu sử ký mà cải chánh).
2. Tổ A-nan (Ananda).
(Sanh sau Phật 30 năm)
Người ở thành Vương Xá, dòng họ Sát lợi đế, cha là Hộc Phạn vương, em cô cậu ruột của Phật.
Phạn ngữ A-nan-đà, Hán dịch Khánh Hỉ cũng là Hoan Hỉ, Ngài sanh vào đêm Như Lai thành đạo nhân đó đặt tên. Đa văn bác học trí tuệ vô ngại, Thế Tôn cho là đứng thứ nhất về tổng trì (Ngài có trí nhớ lạ lùng, nhớ hết kinh giáo của chư Phật), thường được Phật khen ngợi. Hơn nữa đời quá khứ Ngài có đại công đức thọ trì tạng kinh không sót như nước rót bình, Phật bèn cho làm thị giả.
Về sau vua A-xà-thế thưa:
- Nhân giả! Hai vị thầy tôn kính là Như Lai và Ca-diếp đều đã niết bàn mà con vì nhiều việc không được gặp thầy. Thưa nhân giả, khi Ngài bát niết bàn mong rủ lòng báo con biết.
A-nan hứa nhận. Sau tự nghĩ: “Thân ta giòn bở như bọt tụ, hơn nữa tuổi già suy đâu còn dài lâu”. Lại nghĩ: “Ta có hứa với vua A-xà-thế”. Rồi Ngài đến cung vua báo:
- Ta sắp nhập niết bàn đến để từ giã.
Người giữ cửa nói:
- Vua đang ngủ không thể truyền đạt.
A-nan nói:
- Chờ khi vua thức dậy ngươi sẽ nói giúp ta.
Bấy giờ vua A-xà-thế đang mộng thấy một cái lộng báu trang sức bằng bảy báu, có ngàn vạn ức chúng vây quanh chiêm ngưỡng, chốc lát bỗng có mưa to gió mạnh thổi gãy cán, trân bảo anh lạc đều rơi xuống đất, lòng vua rất hoang mang kinh sợ. Rồi thức dậy, người giữ cửa tâu đầy đủ việc trước, vua nghe nói gào khóc thất thanh cảm động đến đất trời. Vua liền đến thành Tỳ-xá-ly, thấy A-nan ngồi kết già trên thuyền thả trôi giữa dòng sông Hằng. Vua bèn làm lễ và nói kệ:
Khể thủ tam giới tôn,
Khí ngã nhi chí thử.
Tạm bằng bi nguyện lực,
Thả mạc bát niết bàn.
Dịch:
Lạy đấng tam giới tôn,
Bỏ con mà đến đây.
Tạm xin sức bi nguyện,
Chớ vội bát niết bàn.
Bấy giờ vua Tỳ-xá-ly cũng có mặt ở bờ sông, lại nói kệ:
Tôn giả nhất hà tốc,
Nhi quy tịch diệt trường?
Nguyện trụ tu du gian,
Nhi thọ ư cúng dường.
Dịch:
Tôn giả sao quá vội,
Mà vào nơi tịch diệt?
Xin dừng trong chốc lát,
Để con được cúng dường.
Bấy giờ A-nan thấy hai quốc vương đều đến mời thỉnh, bèn nói kệ:
Nhị vương thiện nghiêm trụ,
Vật vị khổ bi luyến.
Niết bàn đương ngã tịnh, (Bản cựu chép là tĩnh, đây y cứ Bảo Lâm Truyện Chính Tông Ký, sửa một chữ này).
Nhi vô chư hữu cố.
Dịch:
Hai vua khéo điềm tĩnh,
Chớ vì khổ mến thương.
Niết bàn ta nên tịnh,
Vì không còn các hữu (nghiệp).
A-nan lại nghĩ nếu ta đến riêng một nước mà bát niết bàn thì các nước sẽ tranh giành. Không nên có việc đó mà lấy bình đẳng độ các hữu tình, bèn trên giữa dòng sông Hằng sắp vào tịch diệt. Bấy giờ sơn hà đại địa phát sáu loại rung động, có 500 tiên nhân trong núi Tuyết thấy điềm lành ấy nên bay trong
không trung mà đến, lễ dưới chân A-nan quỳ xuống bạch:
- Chúng con đến trưởng lão, sẽ chứng Phật pháp, nguyện Ngài rủ lòng đại từ độ thốt chúng con.
A-nan lặng thinh nhận lời, liền biến hết sông Hằng thành đất vàng và vì tiên chúng đó thuyết đại pháp. A-nan lại nghĩ: “Những đệ tử ta độ thốt trước đây cần phải đến có mặt”. Chốc lát có 500 la hán từ trên không trung xuống vì những tiên nhân cho họ xuất gia thọ giới cụ túc.
Ở trong tiên chúng đó có hai vị La hán: một là Thương-na Hòa-tu, hai là Mạt-điền Để-ca. A-nan biết hai người này là pháp khí, bảo họ:
- Trước kia Như Lai đem đại pháp nhãn giao cho Đại Ca-diếp, Ca-diếp giao cho ta rồi vào định. Nay ta sắp nhập diệt nên truyền cho hai ông, hai ông nhận ta dạy hãy nghe ta nói kệ:
Bổn lai phó hữu pháp,
Phó liễu ngôn vô pháp.
Các các tu tự ngộ,
Ngộ liễu vô vô pháp.
Dịch:
Xưa nay truyền có pháp,
Truyền rồi nói không pháp.
Mỗi người nên tự ngộ,
Ngộ rồi không không pháp.
A-nan truyền pháp nhãn tạng xong, thân vọt lên không trung làm 18 phép biến hóa, nhập vào phong phấn tấn tam muội phân thân làm bốn phần: một phần cho Trời Đao-lợi, một phần cho long cung Sa-kiệt-la, một phần cho vua Tỳ-xá-ly (Bản cựu chép Tỳ-xá-ly Long vương, nay y cứ Bảo Lâm Truyện Chánh Tông Ký bỏ chữ long), một phần cho vua A-xà-thế. Mỗi chỗ xây bảo tháp cúng dường, nhằm năm Lệ Vương thứ 12, năm quý tỵ (388 trước công nguyên) (Đúng là năm Lệ Vương thứ 10, 390 trước công nguyên).
3. Tổ Thương-na Hòa-tu.
(Sanakavasa)
(Chánh Tông Ký chép: Phạn ngữ Thương-nặc-ca (Sanaka), Hán dịch “tự nhiên phục” nghĩa là áo mặc tự nhiên có, vì lúc mới sanh thân tự có áo mặc rồi. Hồng Giác Phạm Chí Lâm chép: Y tăng già lê đồng
nghĩa với vân nham. Và Truyền Đăng dịch “tự nhiên phục” là lồi cỏ đẹp tên là vị tường thuộc vùng Cửu Chi, Tây vực).
Tổ là người nước Ma-đột-la, còn có tên là Xá-na Bà-tư, dòng họ Tỳ-xá-đa, cha tên Lâm Thắng, mẹ là Kiêu-xa-da. Ngài ở trong thai mẹ sáu năm mới sanh. Chữ Phạn “Thương-nặc-ca”, Trung Hoa dịch là “Tự nhiên phục”, tức là tên lồi cỏ đẹp ở vùng Cửu Chi thuộc Tây vực. Nếu có thánh nhân La hán giáng sanh thì cỏ này mới mọc ra nơi đất tịnh khiết, lúc Hòa tu sanh cỏ báo điềm lành này cũng mọc theo.
Xưa Đức Như Lai đi giáo hóa đến nước Ma-đột-la thấy một khu rừng xanh tươi cành lá sum sê, Ngài nói với A-nan:
- Đất rừng này tên Ưu-lưu-trà, ta diệt độ 100 năm sau có tỳ kheo Thương-na Hòa-tu chuyển diệu pháp luân ở đất này.
Trăm năm sau quả thật đản sanh Hòa-tu, Hòa-tu xuất gia chứng đạo thọ nhận pháp nhãn của Tôn giả Khánh Hỉ (A-nan), giáo hóa hữu tình và dừng trụ ở rừng này. Hàng phục hai rồng lửa quy thuận Phật giáo, nhân đó rồng cúng đất nó để xây phạm cung.
Tôn giả hóa duyên đã lâu muốn trao truyền chánh pháp, tìm đến nước Trá lợi gặp Ưu-ba-cúc-đa chọn làm thị giả. Nhân gặp Ngài hỏi Cúc-đa:
- Tuổi ông bao nhiêu?
Đáp:
- Tuổi con mười bảy.
Sư hỏi:
- Thân ông mười bảy hay tánh ông mười bảy?
Hỏi lại:
- Tóc thầy đã bạc, là tóc bạc hay tâm bạc?
Sư đáp:
- Ta chỉ bạc tóc, chẳng phải bạc tâm đâu.
Cúc-đa nói:
- Thân con mười bảy, chẳng phải tánh mười bảy.
Hòa-tu biết đây là pháp khí. Ba năm sau cho xuống tóc và thọ cụ túc giới. Rồi báo cho chúng biết:
- Xưa Như Lai đem vô thượng pháp nhãn tạng trao cho Ca-diếp, lần lượt truyền nhau rồi tới ta, nay ta truyền cho ông chớ để đứt mất. Ông nhận ta dạy, hãy nghe ta nói kệ:
Phi pháp diệc phi tâm, (Bản cựu chép là Phi pháp diệc phi pháp, nay y cứ Bảo Lâm Truyện Chánh Tông Ký sửa là phi pháp diệc phi tâm).
Vô tâm diệc vô pháp.
Thuyết thị tâm pháp thời,
Thị pháp phi tâm pháp.
Dịch:
Phi pháp cũng phi tâm,
Không tâm cũng không pháp.
Khi nói tâm pháp ấy,
Pháp ấy phi tâm pháp.
Nói kệ xong Tôn giả đi ẩn ở trong núi Tượng Bạch, thuộc miền Nam nước Kế Tân. Về sau trong tam muội Tôn giả thấy năm trăm đồ chúng đệ tử của Cúc-đa giải đãi ngã mạn. Tôn giả bèn đến đó, hiện long phấn tấn tam muội để điều phục họ và nói kệ:
Thông đạt phi bỉ thử,
Chí thánh vô trường đoản.
Nhữ trừ khinh mạn ý,
Tật đắc A-la-hán.
Dịch:
Thông đạt chẳng đây kia,
Chí thánh không hay dở.
Các ông trừ khinh mạn,
Mau đắc A-la-hán.
Năm trăm tỳ kheo nghe kệ xong, y theo lời dạy vâng làm đều được vô lậu. Rồi Tôn giả thi triển 18 phép biến hóa hỏa quang tam muội để tự thiêu thân.
Cúc-đa thâu xá lợi đem táng trong núi Phạm-ca-la, năm trăm tỳ kheo người cầm một cây phướn đưa đến đó xây tháp cúng dường. Nhằm năm Tuyên Vương thứ 23 năm ất mùi (325 trước công nguyên) (Đúng là năm Tuyên Vương thứ 22).
4. Tổ Ưu-ba-cúc-đa.
(Upagupta)
Người nước Trá-lợi, còn gọi là Ưu-ba-quật-đa hay Ổ-ba-cúc-đa, dòng họ Thủ-đà-la, cha tên là Thiện Ý.
Mười bảy tuổi xuất gia hai mươi tuổi chứng quả. Tùy duyên đi giáo hóa, đến nước Ma-đột-la thì số người được Ngài độ rất đông do đó cung ma chấn động. Ma Ba Tuần lo sợ bèn dùng hết ma lực để phá
chánh pháp. Tôn giả liền nhập tam muội để xem biết lý do đó. Ba Tuần lợi dụng cơ hội lén lấy xâu anh lạc quàng vào cổ Ngài, kịp Tôn giả xuất định làm cho ba thây chết – người, chó, rắn – hóa thành hoa man (tràng hoa).
Ngài dùng lời êm dịu vỗ về Ba Tuần:
- Ông cho ta xâu anh lạc thật là quý báu, ta có tràng hoa đẹp để dâng đáp lại.
Ba Tuần rất mừng đưa cổ đeo vào, tràng hoa liền biến thành ba loại thây thúi đang phân rã với giòi tửa. Ba Tuần ghê tởm rất đổi âu sầu, dùng hết thần lực mình mà chuyển đổi không được, bèn lên trời lục dục báo với các thiên vương, lại đến chỗ Phạm vương cầu giúp cho thốt khỏi.
Các vua trời đều nói:
- Thần biến ấy do đệ tử của Đấng thập lực (Phật) làm ra, chúng tôi phàm lậu sao trừ được?
Ba Tuần hỏi:
- Thế thì làm sao bây giờ?
Phạm vương nói:
- Ông nên quy phục Tôn giả mới trừ hết được.
Rồi nói kệ khiến cho Ba Tuần hồi tâm hướng về:
Nhược nhân địa đảo,
Hồn nhân địa khởi.
Ly địa cầu khởi,
Chung vô kỳ lý.
Dịch:
Nếu nhân đất té,
Phải nhờ đất dậy.
Lìa đất muốn dậy,
Trọn không lý ấy.
Ma Ba Tuần nghe dạy xong liền rời thiên cung đến lễ Tôn giả chí thành phát lồ sám hối.
Cúc-đa hỏi:
- Từ nay trở đi, đối với chánh pháp của Như Lai ông không làm quấy hại nữa chăng?
Ba Tuần thưa:
- Con thề hồi tâm hướng về Phật đạo, lìa hẳn việc bất thiện.
Cúc-đa bảo:
- Nếu như thế ông nên tự miệng xướng ngôn quy y tam bảo đi.
Ma vương chắp tay xướng lên ba lần. Tràng thây thúi hết sạch, Ba Tuần vui mừng nhảy nhót, làm lễ Tôn giả và nói kệ:
Khể thủ tam muội tôn,
Thập lực thánh đệ tử.
Ngã kim nguyện hồi hướng,
Vật linh hữu liệt nhược.
Dịch:
Cúi lạy Đấng tam muội,
Đệ tử Thánh thập lực.
Con nguyện hồi hướng tâm,
Đừng giữ cái yếu hèn.
Tôn giả ở tại thế hóa đạo, người chứng được quả rất đông. Khi một người được độ, Tôn giả lấy một thẻ tre bỏ trong thạch thất, thất ấy cao 18 khuỷu tay rộng 12 khuỷu tay (trửu), đến đầy không gian ấy.
Sau cùng có người tên Hương Chúng, con trai của một trưởng giả, đến lễ Tôn giả chí thành cầu xuất gia.
Tôn giả hỏi:
- Thân ông xuất gia hay tâm ông xuất gia?
Đáp:
- Con đến xuất gia, chẳng phải là thân hay tâm.
Tôn giả hỏi:
- Chẳng phải là thân tâm thì còn ai nữa xuất gia?
Đáp:
- Kẻ xuất gia không có ngã và ngã cố (15) không có ngã và ngã cố thì tâm chẳng sanh diệt, tâm chẳng sanh diệt tức là đạo thường hằng. Chư Phật cũng thường hằng, tâm không hình tướng thể nó cũng vậy.
Tôn giả nói:
- Ông đang đại ngộ, tâm tự thông đạt, nên quy y Phật pháp tăng để tiếp nối và làm hưng thạnh dòng giống Thánh.
Liền xuống tóc cho thọ giới cụ túc. Tôn giả lại bảo:
- Cha ông từng mộng thấy mặt trời vàng mà sanh ông nên đặt tên là Đề-đa-ca (Thông chơn lượng).
Lại nói:
- Như Lai đem đại pháp nhãn tạng lần lượt truyền trao đến ta, nay lại trao cho ông.
Hãy nghe ta nói kệ:
Tự tâm bổn lai tâm,
Bổn tâm phi hữu pháp.
Hữu pháp hữu bổn tâm,
Phi tâm phi bổn pháp.
Dịch:
Tâm vốn tâm xưa nay,
Bổn tâm chẳng có pháp.
Có pháp có bổn tâm,
Chẳng tâm chẳng bổn pháp (16).
Truyền pháp xong, Tôn giả bèn vọt lên hư không trình hiện 18 phép biến hóa, xong trở lại tòa cũ ngồi kiết già mà tịch. Đề-đa-ca lấy thẻ tre trong thất để đốt thân Ngài, thu xá lợi xây tháp cúng dường.
Nhằm năm Bình Vương thứ 31, năm canh tý (320 trước công nguyên) (Đúng là năm Bình Vương thứ 30).
5. Tổ Đề-đa-ca.
(Dhitika)
Người nước Ma-già-đà. Lúc Ngài mới sanh, cha Ngài mộng thấy mặt trời vàng từ trong nhà mọc ra chiếu sáng đất trời. Phía trước có núi lớn với đồ bảy báu nghiêm sức, suối phun trên đỉnh núi tràn đầy thành bốn dòng nước.
Sau gặp Tôn giả Cúc-đa giải thích: Núi báu là thân ta, suối phun là pháp vô tận; mặt trời mọc từ trong nhà ra là tướng ông hôm nay vào đạo, chiếu sáng đất trời là trí tuệ siêu việt của ông.
Hương Chúng là tên cũ của Tôn giả, Sư nhân đó đổi thành tên hiện nay. Tiếng Phạn, âm Đề-đa-ca, Trung Hoa dịch nghĩa là Thông chơn lượng.
Nghe Sư nói xong, Đa-ca vui mừng hớn hở và nói kệ:
Nguy nguy thất bảo sơn,
Thường xuất trí tuệ tuyền.
Hồi vi chơn pháp vị,
Năng độ chư hữu duyên.
Dịch:
Núi bảy báu cao vút,
Thường tuôn suối trí tuệ.
Chuyển thành chơn pháp vị,
Hay độ người hữu duyên.
Tôn giả Cúc-đa cũng nói kệ:
Ngã pháp truyền ư nhữ,
Đương hiện đại trí huệ.
Kim nhật tòng ốc xuất,
Chiếu diệu ư thiên địa.
Dịch:
Pháp ta truyền cho ông,
Đang hiện đại trí huệ.
Mặt trời mọc từ nhà,
Chiếu sáng khắp đất trời.
Đề-đa-ca nghe diệu kệ của Sư rồi làm lễ vâng theo. Sau Đa-ca đến miền Trung Ấn độ, nước đó có tám ngàn đại tiên mà Di-già-ca đứng đầu. Già-ca
nghe Tôn giả đến bèn dẫn chúng tới chiêm lễ, thưa với Tôn giả:
- Xưa thầy với tôi cùng sanh cõi trời Phạm Thiên. Tôi gặp tiên nhân A-tư-đà truyền cho pháp tiên, thầy gặp đệ tử của Đấng thập lực (Phật) tu tập thiền định. Từ đó quả báo phân chia khác đường đã trải qua sáu kiếp.
Tôn giả nói:
- Chia lìa nhiều kiếp, quả thật bất hư. Nay ông nên bỏ tà quy chánh để vào Phật thừa.
Di-già-ca nói:
- Xưa tiên nhân A-tư-đà thọ ký cho tôi: “Sáu kiếp về sau ông sẽ gặp bạn đồng học và được chứng quả vô lậu”. Nay gặp nhau đây đâu chẳng phải là duyên xưa ư? Mong thầy từ bi giúp tôi giải thốt.
Tôn giả liền độ Già-ca cho xuất gia và sai truyền giới thánh (Phật) cho tiên chúng còn lại. Ban đầu những người này sanh ngã mạn, Tôn giả bèn thị hiện đại thần thông, do đó họ đều phát tâm bồ đề và đồng thời xuất gia.
Sư bèn bảo Di-già-ca:
- Xưa Như Lai đem đại pháp nhãn tạng thầm giao cho Ca-diếp, lần lượt trao nhau rồi đến ta. Nay ta trao cho ông, hãy nhớ giữ gìn. Rồi nói kệ:
Thông đạt bổn pháp tâm,
Vô pháp vô phi pháp.
Ngộ liễu đồng vị ngộ,
Vô tâm diệc vô pháp.
Dịch:
Thông đạt tâm bổn pháp,
Không pháp không phi pháp.
Ngộ rồi đồng chưa ngộ,
Không tâm cũng không pháp.
Nói kệ xong thân Tôn giả vọt lên không trung làm 18 phép biến, hóa hỏa quang tam muội tự thiêu thân thể.
Di-già-ca cùng 8000 tỳ kheo cùng thu xá lợi, xây tháp cúng dường trong núi Ban-trà. Nhằm năm Trang Vương thứ 7, năm kỷ sửu (năm 271 trước công nguyên) (Đúng là năm Trang Vương thứ 5).
6. Tổ Di-già-ca.
(Misaka)
Người miền Trung Ấn độ. Sau khi được Đề-đa-ca truyền pháp, Ngài du hóa đến miền Bắc Ấn độ, thấy phía trên bức tường ngắn trên thành có mây lành sắc vàng, khen rằng:
- Đây là khí tượng của đạo nhân, ắt có bậc đại sĩ nối pháp ta.
Ngài đi vào thành. Trong chốn thị tứ có một người tay cầm bình rượu dốc xuống và hỏi:
- Thầy từ phương nào đến đây, rồi định đi đâu?
Sư đáp:
- Từ tự tâm đến, định đến chỗ không.
Hỏi:
- Biết cái gì trong tay tôi không?
Sư nói:
- Đó là đồ đựng vật làm cho mất thanh tịnh.
Hỏi:
- Thầy biết tôi chăng?
Sư nói:
- Tôi thì chẳng biết, biết thì chẳng phải tôi.
Rồi lại bảo:
- Ông hãy thử tự xưng tên họ, ta sẽ chỉ cho nhân đời trước của ông.
Người kia nói kệ đáp:
Ngã tòng vô lượng kiếp,
Chí vu sanh thử quốc.
Bổn tánh Phả-la-đọa,
Danh tự Bà-tu-mật.
Dịch:
Tôi từ vô lượng kiếp,
Đến nay sanh nước nầy.
Dòng họ Phả-la-đọa,
Tên là Bà-tu-mật.
Sư nói:
- Thầy ta là Đề-đa-ca nói: Xưa Đức Thế Tôn du hóa Ấn độ, có nói với A-nan “Trong nước này ta diệt độ 300 năm sau có một thánh nhân, dòng họ Phả-la-đọa, tên Bà-tu-mật và sẽ được đời thứ bảy trong các tổ sư thiền”. Thế Tôn đã thọ ký cho ông, vậy ông nên xuất gia.
Người kia liền để bầu rượu xuống mà đảnh lễ Sư. Rồi đứng qua một bên, thưa:
- Con nhớ lại kiếp xa xưa thường làm đàn na, cúng dường bảo tòa cho một Như Lai. Phật đó thọ ký cho con: “Ngươi vào hiền kiếp trong thời pháp của Phật Thích ca, sẽ tuyên truyền giáo pháp tối thượng”. Nay phù hợp với lời nói của thầy, con mong được độ thốt hơn nữa.
Sư liền vì Bà-tu-mật cho cạo tóc xuất gia và thọ đầy đủ giới tướng. Rồi bảo: “Nay ta trao cho ông chánh pháp nhãn tạng, chớ để đứt mất”. Sư bèn nói kệ:
Vô tâm vô khả đắc,
Thuyết đắc bất danh pháp.
Nhược liễu tâm phi tâm,
Thủy giải tâm tâm pháp.
Dịch:
Không tâm không thể được,
Nói được chẳng gọi pháp.
Nếu rõ tâm phi tâm,
Mới hiểu tâm tâm pháp (17).
Nếu thật thấy phi tâm (pháp) và tâm vốn không hai thì mới hiểu được tâm và tâm pháp (pháp của tâm) vốn huyễn hiện ở phi tâm.
Sư nói kệ xong nhập sư tử phấn tấn tam muội, vọt thân lên không trung cao gấp bảy cây Sa-la rồi trở lại tòa cũ hóa lửa tự thiêu thân.
Bà-tu-mật thu linh cốt đựng trong hộp bằng thất bảo, xây tháp thờ và đặt hộp ở tầng cao.
Nhằm năm Tương Vương thứ 17, năm giáp thân (năm 216 trước công nguyên) (Đúng là năm Tương Vương thứ 15).
7. Tổ Bà-tu-mật.
(Vasumitra cũng gọi là Thế Hữu).
Người nước Bắc Thiên Trúc, dòng họ Phả-la-đọa. Ngài thường ăn mặc sạch sẽ, tay cầm bầu rượu đi chơi ở cổng làng khi ngâm kệ khi thổi sáo, người đời cho là ông ngông cuồng. Đến khi gặp Tôn giả Di-già-ca nhắc lại lời huyền ký trước kia của Như Lai thì Ngài tự tỉnh nhớ duyên xưa mà quẳng bầu rượu xin xuất gia.
Nhận pháp xong đi giáo hóa, đến nước Ca-ma-la quảng bá làm hưng thạnh Phật sự. Trước pháp tòa bỗng có một trí giả tự xưng: “Tôi tên là Phật-đà Nan-đề, đề nghị hôm nay cùng Sư luận nghĩa lý”.
Sư nói:
- Này nhân giả! Nếu luận thì chẳng phải (thật) nghĩa, nghĩa thì chẳng phải luận. Nếu nghĩ về nghĩa để luận thì rốt cuộc chẳng phải nghĩa luận (đó).
Nan-đề biết nghĩa Sư nói là đúng, tâm liền kính phục, nói:
- Tôi muốn cầu đạo thấm nhuần vị cam lồ.
Tôn giả liền cho xuất gia và truyền giới cụ túc. Lại bảo ông:
- Chánh pháp nhãn tạng của Như Lai, nay ta trao cho ông, ông phải giữ gìn.
Rồi Tôn giả nói kệ:
Tâm đồng hư không giới,
Thị đẳng hư không pháp.
Chứng đắc hư không thời,
Vô thị vô phi pháp.
Dịch:
Tâm đồng cõi hư không,
Dạy pháp bằng hư không.
Khi chứng được hư không
Pháp không phải không quấy.
Tôn giả liền nhập từ tâm tam muôi. Bấy giờ trời Phạm vương Đế Thích và chư thiên chúng đều đến làm lễ và nói kệ:
Hiền kiếp chúng thánh Tổ,
Nhi đương đệ thất vị.
Tôn giả ai niệm ngã,
Thỉnh vị tuyên Phật địa.
Dịch:
Các thánh Tổ Hiền kiếp,
Ngài là vị thứ bảy.
Tôn giả thương xót con,
Xin cho nghe Phật địa.
Tôn giả từ tam muội xuất định, dạy chúng:
- Pháp ta đã được và chẳng phải cái có, muốn biết Phật địa phải lìa cái có và không.
Nói xong lời này, Tôn giả nhập tam muôi thị hiện tướng niết bàn. Nan-đề liền cho xây tháp thất bảo táng tồn thân ngay chỗ ngồi của Tôn giả.
Nhằm năm Định Vương thứ 19, năm tân mùi (169 trước công nguyên) (Đúng là năm Định Vương thứ 17).
8. Tổ Phật-đà Nan-đề.
(Buddhanandi)
Người nước Ca-ma-la, dòng họ Cồ Đàm. Trên đỉnh đầu có nhục kế, biện tài vô ngại. Ban đầu gặp Tôn giả Bà-tu-mật xuất gia thọ giáo, sau lãnh đạo đồ chúng đi giáo hóa đến quốc thành Đề-già, thấy trên nóc nhà họ Tỳ-xá-la có hào quang trắng xông lên. Ngài nói với đồ chúng:
- Nhà này hiện đang có thánh nhân, tuy miệng không nói một lời mà thật là bậc chơn pháp khí đại thừa. Tuy không ra ngồi đường mà biết chạm đến vật bẩn.
Nói xong có trưởng giả trong nhà bước ra làm lễ, hỏi:
- Ngài cần việc gì?
Tôn giả đáp:
- Ta cần thị giả.
Đáp:
- Tôi có một đứa con trai tên Phục-đà Mật-đa, tuổi đã 50 mà miệng chưa từng nói chân chưa từng bước.
Tôn giả nói:
- Như điều ông nói, đó đúng là đệ tử ta.
Tôn giả vào nhà, vừa gặp Phục-đà Mật-đa vội vàng đứng dậy lễ bái và nói kệ:
Phụ mẫu phi ngã thân,
Thùy thị tối thân giả?
Chư Phật phi ngã đạo,
Thùy vi tối đạo giả?
Dịch:
Cha mẹ chẳng gần ta,
Cái gì là gần nhất?
Chư Phật chẳng đạo ta,
Cái gì là tột đạo?
Tôn giả nói kệ đáp:
Nhữ ngôn dữ tâm thân,
Phụ mẫu phi khả tỉ.
Nhữ hạnh dữ đạo hợp,
Chư Phật tâm tức thị.
Ngoại cầu hữu tướng Phật,
Dữ nhữ bất tương tự.
Dục thức nhữ bổn tâm,
Phi hợp diệc phi ly.
Dịch:
Lời ông, gần với tâm,
Cha mẹ đâu thể sánh.
Hạnh ông, hợp với đạo,
Chư Phật chính là tâm.
Cầu Phật ngồi có tướng,
Cùng ông không giống nhau.
Muốn biết bổn tâm ông,
Chẳng hợp cũng chẳng ly.
Phục-đà Mật-đa nghe diệu kệ của Sư liền bước đi bảy bước. Sư nói:
- Thầy này xưa đã từng gặp Phật, với bi nguyện rộng lớn nghĩ tình yêu cha mẹ khó bỏ cho nên không nói không đi.
Lúc đó trưởng giả xả bỏ hết tình cha con, cho xuất gia. Chẳng bao lâu Tôn giả truyền giới cụ túc, rồi bảo:
- Nay ta đem chánh pháp nhãn tạng của Như Lai giao phó cho ông, chớ để đứt mất.
Bèn nói kệ:
Hư không vô nội ngoại,
Tâm pháp diệc như thử.
Nhược liễu hư không cố,
Thị đạt chơn như lý.
Dịch;
Hư không không trong ngồi,
Tâm pháp cũng như thế.
Nếu biết rõ hư không,
Thì đạt lý chơn như.
Phục-đà Mật-đa vâng lời Sư phó chúc, dùng kệ khen ngợi:
Ngã sư thiền Tổ trung,
Đương đắc vi đệ bát.
Pháp hóa chúng vô lượng,
Tất hoạch A-la-hán.
Dịch:
Thầy tôi trong Tổ thiền,
Đang là vị thứ tám.
Giáo hóa đông vô lượng,
Đều đạt A-la-hán.
Bấy giờ Tôn giả Phật-đà Nan-đề liền hiện thần biến, rồi trở lại tồ cũ nghiêm trang tịch diệt. Chúng xây tháp báu táng tồn thân.
Nhằm năm Cảnh Vương thứ 12, năm bính dần (114 trước công nguyên) (Đúng là năm Cảnh Vương thứ 10).
9. Tổ Phục-đà Mật-đa.
(Buddhamitra)
Người nước Đề-già, dòng họ Tỳ-xá-la. Ngài đã được Tôn giả Phật-đà Nan-đề phó chúc, về sau đến miền Trung Ấn độ giáo hóa.
Bấy giờ có trưởng giả tên Hương Cái dẫn người con trai đến chiêm lễ Tôn giả. Trưởng giả nói:
- Đứa con nầy ở bào thai 60 năm, do đó gọi là Nan Sanh. Lại thường gặp một tiên nhân bảo thằng
bé này phi phàm và sẽ là pháp khí. Nay gặp Tôn giả xin cho xuất gia.
Tôn giả liền cho xuống tóc truyền giới. Trong buổi lễ thọ giới thấy ánh sáng lành chiếu khắp chỗ ngồi (của Nan Sanh), lại còn cảm sanh 30 hột xá lợi (có chỗ ghi là 7) trước mặt. Từ đó Nan Sanh tinh tấn quên mệt nhọc.
Về sau Sư bảo:
- Đại pháp nhãn tạng của Như Lai nay ta trao cho ông, ông nhớ giữ gìn. Rồi nói kệ:
Chơn lý bổn vô danh,
Nhân danh hiển chơn lý.
Thọ đắc chơn thật pháp,
Phi chơn diệc phi ngụy.
Dịch:
Chơn lý vốn không tên,
Nhờ tên hiển chơn lý.
Nhận được pháp chơn thật,
Chẳng thật cũng chẳng giả.
Tôn giả truyền pháp xong liền nhập diệt tận tam muội mà bát niết bàn. Chúng đem dầu thơm gỗ
chiên đàn hỏa thiêu chơn thể Ngài, thu xá lợi xây tháp ở chùa Na-lan-đà.
Nhằm năm Kính Vương thứ 35, năm giáp dần (66 trước công nguyên) (Đúng ra năm Kính Vương thứ 33).
10. Tổ Hiếp Tôn giả.
(Parsva)

Người miền Trung Ấn độ, tục danh là Nan Sanh. Lúc sắp đản sanh, cha Ngài nằm mộng thấy một con bạch tượng, trên lưng có chở một bảo tòa trên đó có để một hạt minh châu, từ ngồi cửa vào nhà chiếu sáng bốn chúng. Thức dậy thì Sư sanh ra đời.
Sau gặp Tôn giả Phục-đà, Sư theo hầu bên cạnh cần cù quên ngủ, ý nói hông Ngài không chạm đến cái chiếu. Do đó có tên là Hiếp Tôn Giả.
Ban đầu Ngài đến nước Hoa Thị, tạm nghỉ dưới một cây đại thọ. Tay phải Ngài chỉ xuống đất, bảo chúng:
- Đất này biến thành màu vàng thì sẽ có một thánh nhân vào pháp hội ta.
Ngài nói xong đất biến thành màu vàng. Bây giờ có con nhà trưởng giả tên là Phú-na Dạ-xa đứng chắp tay trước Ngài.
Tôn giả hỏi:
- Ông từ đâu đến?
Dạ-xa đáp:
- Tâm con chẳng đến.
Tôn giả hỏi:
- Ông ở đâu?
Đáp:
- Tâm con chẳng ở đâu.
Tôn giả hỏi:
- Ông bất định ư?
Đáp:
- Chư Phật cũng như thế.
Tôn giả nói:
- Ông chẳng phải chư Phật.
Đáp:
- Chư Phật cũng chẳng phải Tôn giả.
Tôn giả nói kệ:
Thử địa biến kim sắc,
Dự tri ư thánh chí.
Đương tọa bồ đề thọ,
Giác hoa nhi thành dĩ.
Dịch:
Đất này hóa màu vàng,
Biết có thánh nhân đến.
Ngồi dưới cây bồ đề,
Hoa giác đã nở rồi.
Dạ-xa đáp kệ lại:
Sư tọa kim sắc địa,
Thường thuyết chơn thật nghĩa.
Hồi quang nhi chiếu ngã,
Linh nhập tam ma đề.
Dịch:
Thầy ngồi đất màu vàng,
Thường thuyết nghĩa chơn thật.
Xoay ánh sáng chiếu con,
Khiến con vào chánh định.
Tôn giả biết ý Dạ-xa, liền độ cho xuất gia với đầy đủ giới phẩm. Rồi bảo Dạ-xa:
- Đại pháp nhãn tạng của Như Lai nay trao cho ông, ông hãy giữ gìn đó.
Tôn giả nói kệ:
Chơn thể tự nhiên chơn,
Nhơn chơn thuyết hữu lý.
Lĩnh đắc chơn chơn pháp,
Vô hành diệc vô chỉ.
Dịch:
Chơn thể vốn sẵn chơn,
Nhơn chơn nói đúng lý.
Hội được pháp chơn chơn,
Không đi cũng không ở.
Tôn giả trao pháp xong liền thị hiện thần biến mà nhập niết bàn, hóa lửa tự thiêu. Tứ chúng dùng vạt áo đựng xá lợi, tùy địa phương xây tháp cúng dường.
Nhằm năm Trinh Vương thứ 22, năm kỷ hợi (năm 21 trước công nguyên) (Đúng ra năm Trinh Vương thứ 27).
11. Tổ Phú-na Dạ-xa.
(Punyayasa)
Dòng họ Cồ Đàm, người xứ Hoa Thị, cha là Bảo Thân. Sau khi đắc pháp nơi Hiếp Tôn Giả, chẳng bao lâu Ngài đến nước Ba-la-nại. Có Mã Minh Đại sĩ đón tiếp và lễ bái. Nhân đó Mã Minh hỏi:
- Tôi muốn biết Phật, cái gì là phải?
Sư đáp:
- Ông muốn biết Phật, cái chẳng biết là phải.
Hỏi:
- Phật đã chẳng biết, sao biết là phải ư?
Sư hỏi lại:
- Đã chẳng biết Phật, sao biết chẳng phải?
Đáp:
- Cái này là nghĩa kéo cưa.
Sư nói:
- Cái kia là nghĩa cây. Lại hỏi: Nghĩa kéo cưa là thế nào?
Đáp:
- Cùng với thầy đối đáp ngang nhau. Lại hỏi: Nghĩa cây là thế nào?
Sư đáp:
- Ông bị ta cưa đứt.
Mã Minh tỉnh ngộ thông suốt, rập đầu quy ngưỡng xin xuất gia.
Sư dạy chúng:
- Vị đại sĩ này, xưa là vua nước Tỳ-xá-ly. Nước ấy có một giống người tợ như ngựa thân thể lõa lồ, vua vận chuyển thần lực phân thân làm con tằm nhả tơ, nhờ đó họ mới có y phục che thân. Về sau vua tái sanh vào miền Trung Ấn, giống người tợ ngựa thương tiếc kêu tiếng bi ai. Do đó có tên là Mã Minh.
Xưa Như Lai huyền ký rằng: “Sau khi ta diệt độ khoảng 600 năm, sẽ có hiền giả Mã Minh bẻ gãy ngoại đạo ở trong nước Ba-la-nại, độ người vô số”.
Nối tiếp ta truyền thừa giáo hóa là vị này, nay chính phải lúc. Rồi Sư bảo Mã Minh: “Đại pháp nhãn tạng của Như Lai nay trao cho ông”.
Rồi nói kệ:
Mê ngộ như ẩn hiển,
Minh ám bất tương ly.
Kim phó ẩn hiển pháp,
Phi nhất diệc phi nhị.
Dịch;
Mê ngộ như ẩn hiện,
Sáng tối chẳng rời nhau.
Nay trao pháp ẩn hiện,
Chẳng một cũng chẳng hai (18).
Tôn giả trao pháp xong, liền hiện thần biến lặng lẽ viên tịch. Chúng xây bảo tháp để giấu kín tồn thân.
Nhằm năm An Vương thứ 14, năm mậu tuất (năm 38 công nguyên) (Đúng ra năm An Vương thứ 19).
12. Tổ Mã Minh Đại sĩ.
(Asvagosa)
Người nước Ba-la-nại. Còn có tên là Công Thắng, vì Ngài đã tạo những công đức vô tác rất thù thắng nên đặt tên này.
Thọ pháp nơi Tôn giả Dạ-xa, sau Ngài chuyển diệu pháp luân ở nước Hoa Thị. Trong hội chúng nghe pháp chợt thấy ông lão ngồi phía trước ngã lăn ra đất. Sư bảo chúng:
- Đây chẳng phải bọn tầm thường, sẽ có chuyện lạ.
Sư nói xong ông già biến mất. Giây lát từ dưới đất vọt lên một người tồn màu vàng, rồi lại hóa thành người con gái đưa tay phải lên chỉ Sư và nói kệ:
Khể thủ trưởng lão tôn,
Đương thọ Như Lai ký.
Kim ư thử địa thướng,
Tuyên thông đệ nhất nghĩa.
Dịch:
Cúi lạy đấng trưởng lão,
Đang nhận Phật thọ ký.
Nay ở trong xứ này,
Nói thông đệ nhất nghĩa.
Nói kệ xong, trong nháy mắt người đó biến mất.
Sư nói:
- Sẽ có ma (ngoại đạo) đến đấu sức với ta.
Bỗng chốc mưa gió ầm ầm kéo đến khiến trời đất mù mịt. Sư nói:
- Đó là điềm báo ma (ngoại đạo) đến, ta sẽ trừ chúng.
Ngài chỉ tay lên không trung, hiện một con rồng vàng thật lớn phấn phát oai thần làm rung động núi rừng. Sư ngồi trang nghiêm trên tồ, ma sự dần dần tan biến. Qua bảy ngày có một con sâu nhỏ, cỡ con tiêu minh (lồi sâu), dấu mình dưới tòa của Ngài. Ngài dùng tay nắm con sâu đưa lên cho chúng xem và nói:
- Con sâu này do ma (ngoại đạo) biến hóa ra, ẩn núp ở đây để nghe trộm pháp ta.
Nói xong Ngài ném con sâu ra, bảo “Đi ngay”. Nhưng con sâu vẫn nằm im.
Sư bảo nó:
- Ngươi chỉ cần quy y tam bảo thì được thần thông.
Sau đó ma sâu hồn trở lại nguyên hình làm lễ sám hối. Sư hỏi:
- Ngươi tên gì nhỉ, quyến thuộc bao nhiêu?
Đáp:
- Tôi tên là Ca-tỳ-ma-la, có đến ba ngàn quyến thuộc.
Sư hỏi:
- Dụng hết thần lực thì ngươi biến hóa thế nào?
Đáp:
- Tôi hóa ra biển lớn rất dễ dàng.
Sư hỏi:
- Ngươi hóa tánh hải (biển) được chăng?
Hỏi:
- Tánh hải nghĩa là gì tôi chưa từng biết.
Sư bèn nói cho nghe về tánh hải:
- Sơn hà đại địa đều nương theo đó mà thành lập, tam muội lục thông (bản cựu ghi là “Lục thần thông”, căn cứ Chánh Tông Ký bỏ đi chữ thần) từ đó phát sanh.
Ca-tỳ-ma-la nghe nói liền phát tín tâm, cùng 3000 đồ chúng xin xuất gia. Sư bèn gọi 500 vị La-hán truyền giới cụ túc cho họ. Rồi bảo Ca-tỳ-ma-la: “Đại pháp nhãn tạng của Như Lai nay trao cho ông”.
Hãy nghe ta nói kệ:
Ẩn hiển tức bổn pháp,
Minh ám nguyên bất nhị.
Kim phó ngộ liễu pháp,
Phi thủ diệc phi ly.
Dịch:
Ẩn hiện tức bổn pháp,
Sáng tối vốn không hai.
Nay trao pháp ngộ xong,
Chẳng lấy cũng chẳng bỏ.
Truyền pháp rồi, Mã Minh Đại sĩ liền nhập long phấn tấn tam muội, đứng thẳng người trong không
trung giống như mặt trời tròn hình bánh xe, sau đó hiện tướng nhập diệt. Tứ chúng đem chơn thể cất trong khám rồng.
Nhằm năm Hiển Vương thứ 37, năm giáp ngọ (năm 94 công nguyên) (Đúng ra là năm Hiển Vương thứ 42).
13. Tổ Ca-tỳ-ma-la.
(Kapimala)
Người nước Hoa Thị. Lúc đầu là ngoại đạo có 3000 đồ chúng, thông hiểu các luận của ngoại đạo. Về sau đắc pháp nơi Tôn giả Mã Minh, lãnh đạo đồ chúng đến miền Tây Ấn độ.
Xứ này có thái tử tên là Vân Tự Tại, ngưỡng mộ danh tiếng Tôn giả, mời Tôn giả vào cung để cúng dường. Tôn giả nói:
- Như Lai có dạy rằng sa môn chẳng được thân cận những nhà quyền thế như quốc vương đại thần.
Thái tử nói:
- Hiện nay phía bắc kinh thành nước tôi có một ngọn núi lớn, trong núi có một hang đá. Thầy có thể thiền định ở đó được không?
Tôn giả đáp:
- Được.
Rồi Tôn giả đi một số dặm vào núi đó, gặp một con rắn lớn. Tôn giả thản nhiên cứ đi chẳng ngó tới, nó bèn quấn vòng quanh thân Ngài, nhân đó Ngài cho thọ tam quy y. Rắn nghe xong rồi bỏ đi.
Tôn giả sắp đến hang đá, lại có một ông già mặc đồ trắng bước ra chắp tay thăm hỏi.
Tôn giả hỏi:
- Ngươi ở đâu?
Đáp:
- Xưa tôi từng là tỳ kheo rất thích tịch tĩnh (vắng lặng). Có một số tỳ kheo sơ học đến thỉnh ích nhưng tôi chán nản đối với việc hỏi đáp và sinh ý tưởng bực mình, mạng sống hết tôi đọa làm thân rắn lớn ở trong hang đá này đến nay đã ngàn năm. Vừa mới gặp Tôn giả nghe được giới pháp nên đến để tạ ơn.
Tôn giả hỏi:
- Núi này còn có người nào ở nữa chăng?
Đáp:
- Ở phía bắc cách đây mười dặm có một tàng cây đại thọ, che bóng cho năm trăm vị đại long (bậc hiền tài) ở dưới. Người làm lãnh tụ cây đó tên là
Long Thọ, thường vì long chúng nói pháp, tôi cũng đến nghe.
Tôn giả bèn dẫn đồ chúng đến đó. Long Thọ ra đón tiếp Tôn giả, hỏi:
- Núi sâu vắng vẻ, nơi hang ổ của lồi rắn dữ, đại đức chí tôn sao hạ mình đối tưởng mà đến đây?
Sư nói:
- Ta chẳng phải là chí tôn, chỉ đến để thăm hỏi hiền giả.
Long Thọ thầm nghĩ: “Sư này quyết định đắc tánh và đạo nhãn sáng chưa? Có phải là bậc đại thánh, thừa kế chơn thừa chăng?”
Sư nói:
- Tuy ông nghĩ trong lòng, ta đã biết ý ông rồi. Chỉ cần xuất gia, lo chi ta chẳng phải thánh?
Long Thọ nghe qua tạ lỗi sám hối. Tôn giả liền độ cho xuất gia và 500 long chúng đều thọ giới cụ túc.
Sư bảo Long Thọ:
- Nay đem đại pháp nhãn tạng của Như Lai phó chúc cho ông. Hãy lắng nghe ta nói kệ:
Phi ẩn phi hiển pháp,
Thuyết thị chơn thực tế.
Ngộ thử ẩn hiển pháp,
Phi ngu diệc phi trí.
Dịch:
Pháp chẳng ẩn chẳng hiện,
Gọi là chơn thật tế.
Ngộ pháp ẩn hiện này,
Chẳng ngu cũng chẳng trí (19).
Trao pháp rồi Tôn giả liền hiện thần biến hóa lửa đốt thân. Long Thọ thu xá lợi ngũ sắc xây tháp cất giữ.
Nhằm năm Noản Vương thứ 41, năm nhâm thìn (152 công nguyên) (Đúng ra là năm Noản Vương thứ 46).
14. Tổ Long Thọ Tôn Giả.
(Nagarjuna)
Người miền Tây nước Thiên Trúc, còn tên là Long Thắng. Ban đầu đắc pháp nơi Tôn giả Ca-tỳ-ma-la, sau đó đến miền Nam Ấn độ. Người vùng nầy rất tin phước nghiệp, nghe Tôn giả thuyết cho diệu pháp, họ truyền bảo với nhau: “Người có phước nghiệp là đứng hạng nhất trên đời, nói suông tin Phật ai thấy được gì đâu?”.
Tôn giả nói:
- Các ngươi muốn thấy Phật tánh trước hết hãy bỏ tâm ngã mạn đi.
Họ hỏi:
- Phật tánh lớn hay nhỏ?
Tôn giả đáp:
- Chẳng lớn chẳng nhỏ, chẳng rộng chẳng hẹp, không phước không báo, chẳng tử chẳng sanh.
Họ nghe qua lý tột đều chuyển tâm ban đầu. Tôn giả ở trên pháp tòa lại biểu hiện thân tự tại như vầng trăng đầy, tất cả chúng chỉ nghe pháp âm mà chẳng thấy tướng (thân) của Sư.
Trong chúng đó có con nhà trưởng giả tên Ca-na Đề-bà (Thánh Thiên), bảo với chúng:
- Biết tướng đó không?
Chúng đáp:
- Mắt chưa từng thấy cái đó, làm sao nhận biết được?
Đề-bà nói:
- Đó là Tôn giả biểu hiện thể tướng Phật tánh để chỉ dạy chúng ta. Lấy gì để biết nó? Lấy vô tướng tam muội biểu hiện giống như trăng tròn đầy để biết nghĩa Phật tánh rỗng không mà sáng suốt.
Nói xong tướng vành trăng liền ẩn mất, lại thấy Tôn giả vẫn ngồi tòa cũ và nói kệ:
Thân hiện viên nguyệt tướng,
Dĩ biểu chư Phật thể.
Thuyết pháp vô kỳ hình,
Dụng biện phi thanh sắc.
Dịch:
Thân hiện tướng trăng tròn,
Để trình thể chư Phật.
Nói pháp không thân hình,
Để rõ chẳng thanh sắc.
Chúng đó nghe kệ đốn ngộ vô sanh, đều nguyện xuất gia để cầu giải thốt. Tôn giả liền cho xuống tóc, lệnh chư thánh truyền giới cụ túc.
Trước kia nước đó có ngoại đạo trên 5000 người, làm đại huyễn thuật dân chúng đều quy ngưỡng theo. Nhờ Tôn giả giáo hóa khiến họ đều quy y tam bảo.
Tôn giả tạo Đại Trí Độ Luận, Trung Luận, Thập Nhị Môn Luận để lại cho đời.
Sau Tôn giả bảo đệ tử thượng thủ là Ca-na Đề-bà:
- Đại pháp nhãn tạng của Như Lai nay trao cho ông.
Hãy nghe ta nói kệ:
Vị minh ẩn hiển pháp,
Phương thuyết giải thốt lý.
Ư pháp tâm bất chứng,
Vô sân diệc vô hỉ.
Dịch:
Vì rõ pháp ẩn hiện,
Mới nói lý giải thốt.
Nơi pháp tâm chẳng nhận,
Không giận cũng không mừng.
Truyền pháp xong Tôn giả nhập nguyệt luân tam muội quảng hiện thần biến. Về lại tòa cũ mải miết vào thiền tịch (niết bàn).
Ca-na Đề-bà và các tứ chúng cùng xây bảo tháp để mai táng.
Nhằm năm Tần Thủy Hồng thứ 35, năm kỷ sửu (năm 209 công nguyên)(20).
HẾT QUYỂN I



Chú thích:
(1) Bí thuyên: Dùng phương tiện ngôn ngữ để giảng bày chỗ tuyệt đối sâu kín.
(2) Nghĩa thiên: Chỉ chư Bồ tát từ Thập Trụ trở lên, vì họ khéo hiểu và giải nghĩa các pháp, thấy tất cả các pháp rỗng không nên gọi là nghĩa thiên.
(3) Tam học: Ba môn tu học: Giới, định, huệ. Giới, phòng thân khẩu ý tạo ác nghiệp; Định, nhiếp tâm tán loạn trừ tạp niệm; Huệ, trí tuệ hay phát hiện bổn tánh các pháp, trừ phiền não và thấy Phật tánh.
(4) Ngũ tánh hay ngũ chủng tánh: Tùy theo chủng tử vô lậu đã có của chúng sanh mà chia họ thành năm loại chủng tánh (theo Pháp tướng tông).
1. Định tánh thanh văn: Chủng tử vô lậu của họ hợp với quả vị thanh văn;
2. Định tánh duyên giác: Chủng tử vô lậu của họ hợp với quả vị duyên giác;
3. Định tánh Bồ tát: Chủng tử vô lậu của họ hợp với quả vị Bồ tát, Phật;
4. Bất định tánh: Chủng tử vô lậu gồm đủ ba thừa trên, quả vị bất định;
5. Vô tánh: Không có chủng tử vô lậu của ba thừa;
(5) Năm 1004, bộ Cảnh Đức Truyền Đăng Lục gồm 30 quyển ra đời lần đầu vào niên hiệu Cảnh Đức, vua Chơn Tông nhà Tống.
(6) Thái Hòa: Niên hiệu Hiếu Văn đế Bắc Ngụy, 477 – 499.
(7) Hậu Lương: Chánh quyền do họ Tiêu kiến lập ở Giang Lăng (554 – 587), là nước phụ dung của Tây Ngụy, Bắc Chu.
(8) Pháp nạn lần nhì ở đời Bắc Chu, triều Võ đế.
(9) Là Phó Đại sĩ (497-569): Hàng Tôn túc nổi tiếng của thiền tông đời Lương, thuộc Nam Triều thời Nam Bắc Triều.
(10) Đệ tử nối pháp, như Ma-ha Ca-diếp là đệ tử nối pháp của Phật Thích ca.
(11) Tri: Tánh biết hay biết vọng, sẵn có thường hằng nơi các căn nói chung và ý căn nói riêng (Kinh Thủ Lăng Nghiêm)
(12) Giáp Dần: 547 trước Công Nguyên. Theo các học giả hiện đại, năm đản sanh của Đức Phật là 563 trước Công Nguyên (nhằm năm Mậu Tuất).
(13) Hành: Biến hóa đổi dời, chính là nghĩa hữu vi. Tất cả pháp hữu vi do nhân duyên tạo cho nên vô thường biến đổi. Chữ hành trong ngũ uẩn cùng nghĩa này.
(14) Nguyên là “Nhất thiên nhất thập thất niên”. Sao không chép là: 469 + 68 = 537 năm?
* Thiện lai: Hãy đến đây
(15) Ngã cố: Tất cả sự kiện, nguyên nhân có liên hệ đến ngã, ví dụ ngã sở.
(16) Tâm xưa nay là tâm như như, vốn như vậy,
Bổn tâm này không có pháp, rỗng không vô tướng.
Bổn tâm với tất cả pháp (tâm và sắc pháp) vốn không hai, bất nhất bất dị như nước với sữa.
Gọi bổn tâm hay bổn pháp chỉ là giả danh. Nói không tánh, nêu giả tướng nhằm hiển thị trung đạo, thật tướng vô tướng như như.
(17) Pháp (chánh pháp nhãn tạng) thì vô tâm, vô khả đắc. Vì trong đó không có mảy bụi, không gì làm ô nhiễm và không nói về nó được.
(18) Chơn với vọng như sữa với nước hòa hợp, ngộ thì sữa hiện mê thì sữa ẩn. Sáng tối đều là nước chẳng rời sữa, không hai với sữa.
Nay trao pháp đối đãi sáng tối. Sáng tối đoạt nhau, nghĩa là tướng nó chẳng một, nhưng sáng tối cùng một thể (một sữa) nghĩa là tánh nó chẳng hai.
(19) Pháp (đại pháp nhãn tạng) chẳng phải ẩn, chẳng phải hiện.
Gọi đó là chơn thật vì nó là thể của hai tướng ẩn hiện.
Muốn ngộ pháp này thì ngay nơi ẩn hiện mà ngộ.
Pháp này là thể của ngu trí cho nên nó không ngồi tướng ngu, tướng trí mà chẳng phải là tướng ngu, tướng trí.
(20) Năm Tần Thủy Hồng thứ 35, là năm 212 trước công nguyên, năm mậu tý. Sai lệch khoảng 400 năm! Theo Phật Quang Đại Từ Điển, Tổ Long Thọ sống khoảng thế kỷ thứ 2-3 sau công nguyên.

« Kinh này có tổng cộng 30 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Sống thiền


Đừng đánh mất tình yêu


Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1


Chuyển họa thành phúc

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 52.15.35.129 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập