Người Cư Sĩ [ Trở Về ] [Home Page]
Ký Sự : Phái-đoàn Phật-giáo Việt-Nam đi Ấn-Ðộ và Tích-Lan
Hội-Nghị Phật Giáo Thế-Giới tại COLOMBO - 1950
Hội Phật-giáo Ấn Ðộ
đối với Phái-Ðoàn Phật-giáo Việt-NamKý-giả còn đương muốn kể thêm chuyện Tây-Du để khuyến-khích Ðại-đức Thạch-Bích thì bỗng nghe xì-xào tiếng người nói, tầu sắp xuống. Mọi người lại quàng giây da vào mình như lúc tầu mới lên. Tiếng động cơ tắt, máy bay đã ở mặt đất, chúng tôi xuống. Ông Phạm-Chữ trình giấy tờ và thu nhận hành lý. Một người đàn bà Pháp trạc độ 50 tuổi, với nét mặt tươi tỉnh, vui vẻ, chắp tay vái chào tôi và bắt tay ông Phạm-Chữ, tự giới-thiệu: "Tôi trông nom về ngành văn-hóa của tòa Tổng lãnh-sự Pháp ở Calcutta này được Ông Tổng lãnh-sự cử ra đón Phái-đoàn Phật-giáo Việt-Nam". Ký-giả cảm ơn rồi cùng lên xe. Chừng 20 phút, ô-tô đỗ, người đàn bà Pháp xuống trước, vào chùa Hội Ðại-Bồ-Ðề, chư Tăng trong đó ra đón vào phòng khách, đã có Thượng-Tọa Jiranatana là thư ký thường-trực tiếp đón chúng tôi một lúc, rồi cho người đưa đến phòng khách. Sao mà khéo thế nhỉ ? Phái-đoàn Phật-giáo có ba người, thì căn phòng cũng chỉ có ba cái giường. Mặc dầu đương mùa nóng nực mà vẫn rải đệm cỏ, trên phủ vải trắng; có đồng hồ, đủ bàn ghế. Tôi lại ra cửa, ý muốn đi tìm nơi xuất-sử, thấy bên kia buồng khách có sẵn nhà tắm và nhà xuất-sử đều bằng máy, quy-củ sắp đặt rất tiện cho viễn-khách.
Ngay chiều hôm ấy, tôi ủy Ông Phạm-Chữ ra cảm ơn Ông Tổng-lãnh-sự Pháp đã cho Ðại-diện ra đón và trình giấy thông-hành với các nhà chức-trách địa-phương. Tôi ở nhà, lên chùa làm lễ rồi ra cửa chùa ngắm phong cảnh. Trước cửa chùa Bồ-Ðề có một cái hồ rộng độ hai mẫu ta, nước hồ lúc nào cũng trong veo, với ánh bóng cây buổi chiều trong đẹp mắt lắm. Tôi thấy có mấy ngàn người đang bơi lội, liền hỏi thì người ta cho biết rằng: Phong-tục của Ấn-Ðộ hễ được tắm gội nơi ao hồ của đền chùa là phước lắm. Thế nên, mỗi buổi chiều chung quanh hồ này, lúc nào cũng đầy lớp sóng người giải-trí với cơn nóng nực.Chùa này của Hội Ðại-Bồ-Ðề làm nên từ khi chấn-hưng Phật-giáo, tuy cất theo với dẫy nhà hàng phố, nhưng thoạt trông đã biết ngay là cảnh Phật, vì lối kiến-trúc đều theo mỹ-thuật Phật-giáo, ý giả vì đất hẹp, nên chùa làm hai từng, đắp vẽ theo lịch-sử Phật Thích-Ca. Từng gác trên thờ Phật, chính giữa thờ tượng Phật Thích Ca, bốn góc có tượng Văn-Thù, Phả-Hiền v.v... Sau tượng Phật, một tòa tháp tròn cao độ một thước rưỡi, có thờ xá-lợi Phật ở trong, có thêm mấy chiếc tủ ki.nh rất đẹp, bên trong đựng nhiều đồ pháp-khí và pháp-bảo, có hạng trạm, trổ, có hạng để chơn. Mỗi thứ bảo vật, đều tượng-trưng một ý nghĩa về Phật-giáo. Từng dưới Phật-điện là nhà giảng, cũng đắp vẽ theo lịch-sử Phật-giáo, khiến ai mới vào, thoạt trông đã phải khởi lòng tôn-kính. Khắp nhà giảng đều có đèn, quạt điện với rất nhiều ghế để thập-phương ngồi nghe giảng. Phía sau nhà giảng là tòa nhà ba từng, có đủ Tăng-đường, trai-đường, khách-đường, văn-phòng, thư-viện v.v... Tôi có vịnh tức cảnh:
Chùa hội Bồ-Ðề nức tiếng lâu,Thượng-tọa thư-ký tiếp chúng tôi ban nãy, với chư Tăng Tích-Lan sang đảm-nhiệm việc Hội, ngoài tiếng bản xứ, các vị còn thông-thạo nhiều tiếng ngoại-quốc, nhất là tiếng Anh, tiếng Ấn và tiếng Ba-Ly. Vị nào cũng có tinh-thần linh lợi về học-vấn, lại rất ưa hoạt-động về Phật sự; tất cả các sự cung cấp chư Tăng đều do Hội Ðại-Bồ-Ðề đảm nhiệm.
Tới, lui Phật-tử khắp năm châu.
Phạm Tăng (1) niệm kệ (2), chim hòa vận,
Viễn khách đàm kinh, cá lắng câu.
Với đám sóng người khai giác ngạb,
Cùng nơi đất Phật dẫn quan đầu (3).
Hỡi ai có chí cầu kinh Phạm.
Này cảnh Bồ-Ðề mách bảo nhau.Còn chư Tăng chỉ chủ-trương về việc tu-hành và truyền giáo, chứ không phải lý gì về sự sinh hoạt cả. Trong chùa lại có các vị Cư-sĩ Madanlalanan rất giỏi về triết-học, ông chuyên trông nom về bài vở cho tờ tạp-chí của Hội Ðại-Bồ-Ðề. Tôi rất phục tinh-thần kính-trọng chư Tăng của ông. Vì nhiều bữa ngọ ông săn-sóc đến cơm nước của chư Tăng. Không thấy một chú tiểu nào cả. Tôi có hỏi thì chư Tăng cho biết rằng: "Các tiểu đều được đi học ở các trường Phật-học xa cả".
Ngoạn cảnh xong, Ông Phạm-Chữ cũng vừa về cho biết là giấy tờ phải ba ngày nữa mới xong.
- "Cũng vừa. Vì theo như lời Thượng-tọa thư-ký thường-trực nói, thì còn phải chờ Ông Tổng-thư-ký của Hội Ðại-Bồ-Ðề về, thì chương trình làm việc của chúng ta mới được định đoạt, là vì các việc còn phải nhờ Ông giúp đỡ. Vả lại tôi cũng còn phải an-tĩnh để lễ bái ba ngày cầu nguyện Phật-tổ điểm hóa cho mọi việc, thì mới mong có kết-quả. Ngoài ra tôi còn phải sửa lại hai bài diễn-văn mới viết phác ra, sẽ đưa Ông dịch ra Anh-văn, nếu được đủ phương-tiện diễn giảng, thì tôi giảng bằng tiếng Việt, còn Ông sẽ dịch luôn ra tiếng Anh. Nó là phận sự chính của Phái-đoàn Phật-giáo Việt-Nam chúng ta, đem ra cống hiến cho người ngoài: "Ðem chuông đi đấm nước người". Ông nên cố gắng dịch bài diễn-văn này".
Tối mịt hôm mồng 6, Ông Tổng-thư-ký của Hội Ðại-Bồ-Ðề đi rước xá-lợi của hai Ðức Xá-Lợi-Phất và Mục-Kiền-Liên về, có đến thăm chúng tôi, nói chuyện qua loa rồi hứa đến 8 giờ sáng mai sẽ chính-thức tiếp Phái-đoàn. Tuy tôi với Ông mới được gặp nhau trong khoảnh khắc về những câu chuyện trao đổi ý-kiến, đã nhận được ở Ông là một nhà Cư-sĩ có đủ nghị-lực cả về phần lý-tưởng lẫn thực-hành.
Ông ra khỏi phòng, tôi bàn với Ông Phạm-Chữ, lẽ tôi phải biên thành thư để Ông dịch ra Anh-văn, sáng-mai, sau khi đàm-đạo sẽ đưa. Tất cả Phái-đoàn đều hoan-nghênh ý-kiến ấy, tôi liền lấy bút viết:Ngày 7 tháng 5 năm 1950
Trưởng Phái-đoàn Phật-giáo Việt Nam
Kính gửi Ngài Hội-Trưởng
Hội Maha Boddhi - CalcuttaThưa Ngài,
Chúng tôi vốn biết Phật-tử bốn bể dù đến đâu cũng đều coi nhau là con Ðức Từ Phụ Thích-Ca Mâu-Ni.
Vì lễ nghi giữa giới Phật-tử ở mỗi địa phương một khác, chúng tôi tới Quý-quốc, mặc dầu được Quý-Hội ưu-đãi, khiến thâm tâm chúng tôi cảm khích vô cùng; nhưng chỉ vì các điều bỡ ngỡ, nên chúng tôi không tránh khỏi các sự thất thố đối với Ngài cũng như đối với Quý-Hội, mong Ngài hoan hỷ lượng thứ.
Thưa Ngài, chúng tôi cũng như dân Việt-Nam, đều được sống trên nền tảng luân-lý Phật-giáo với bầu không khí thuần-túy. Cả 18 triệu dân Việt-Nam theo Phật-giáo, rất thành kính tôn thờ Ðức Giáo-Chủ Thích-Ca và chư Vị Thánh-Tăng của Quý-quốc đã sớm truyền-bá Phật-giáo sang Việt-Nam trước đây gần 2000 năm. Uống nước nhớ nguồn, nên dân Việt-Nam theo Phật giáo đều có sẵn mối thiện cảm sâu xa thầm kín đối với Quý-Quốc và Quý-Hội.
Ðể tỏ lòng kính mến Phật-sự của Quý-Hội, Ðức Bảo-Ðại, Quốc-Trưởng Việt-Nam, có giao cho chúng tôi 1000 roupies (4000$00 Ðông-Dương) để dâng cúng vào Phật-sự của Quý-Hội, xin Ngài nhận cho.
Lại xin Ngài nhận của Hội Việt-Nam Phật-Giáo kính biếu Quý-Hội một số kinh sách Phật do tay bút của các Cao-Tăng Việt-Nam chú giải đã lâu đời, thêm với một số kinh, sách Phật bằng Việt-Văn của Hội Việt-Nam Phật-Giáo chúng tôi xuất bản.
Ngoài ra, yêu cầu Ngài cũng như Quý-Hội giúp đỡ cho các việc sau này :
1) Hội Việt-Nam Phật-Giáo kính biếu Chính-phủ Quý-quốc một hòm kinh Phật và một hòm để kính biếu Hội Nghiên-cứu Phật-học cùng ở Quý-quốc, dám mong giúp chúng tôi được thân đến nơi để chuyển giao.
2) Giúp chúng tôi đi chiêm-bái các nơi Phật-tích ở Quý-quốc.
3) Giúp cho, thỉnh hoặc mua các kinh sách Phật do Quý-hội xuất-bản, hoặc nơi nào có, xin mách bảo cho chúng tôi thỉnh.
4) Giúp cho mua những tranh ảnh về lịch-sử, mỹ-thuật Phật-giáo ở Quý-quốc.
5) Chúng tôi được chụp ảnh các Tôn-Tượng và các pháp-bảo ở Chùa Hội-quán đây và các nơi Phật-tích.
6) Chúng tôi được biết Quý-hội có những cuốn phim về Phật-giáo, nếu có thể được, xin mua giúp.
7) Giúp chúng tôi mọi phương-tiện để đi tới dự Hội-nghị Phật-giáo thế-giới tại Tích-Lan.
8) Tôi có 10 điều đề-nghị với Phật-giáo Quốc-tế, xin phiền Ngài chuyển giao đến ban Tổ-chức của Hội-nghị đó trước khi chúng tôi đến dự.
9) Giúp chúng tôi đến New Delhi (Nưu Ðen li) là thủ đô mới của Quý-quốc để viếng thăm các Phật-tử ở đó và cho được gặp Bác-sĩ Prasad là Tổng-Thống của Quý-quốc để sẽ dâng biếu lên Ngài hòm kinh Phật.Tố-Liên
Dưới đây là bản dịch bức thư trả lời của Hội Ðại Bồ-Ðề:Calcutta, ngày 10 tháng 5 năm 1950
Kính gửi Thượng-tọa Tố-Liên
Trưởng Phái-Ðoàn Phật-Giáo Việt-Nam
CalcuttaKính bạch Thượng-tọa,
Chúng tôi rất lấy làm cảm ơn những mỹ ý của Thượng-tọa viết trong thư ngày 7 vừa rồi. Chúng tôi rất lấy làm hân hạnh được dịp đón tiếp Thượng-tọa và các nhân viên Phái-đoàn và chúng tôi mong rằng Thượng-tọa hoan-hỷ cho nếu có điều gì không được vừa ý, trong khi lưu lại ở đây.Xin Thượng-tọa nhận lời trân-trọng cảm ơn của chúng tôi về những sách mà Quý-hội đã có nhã ý tặng Hội chúng tôi. Các kinh sách đó sẽ được liệt vào hạng bộ sách có giá-trị trong thư-viện của chúng tôi.
Trước khi Thượng-tọa lên đường về Việt-Nam chúng tôi mong rằng có thể kính tặng Quý-hội toàn bộ những sách do Hội chúng tôi xuất-bản.
Chúng tôi rất lấy làm cảm ơn Quốc-Trưởng Bảo-Ðại về số tiền 1000 roupies, mà Ngài đã nhã ý gửi Thượng-tọa tặng Hội chúng tôi. Xin nhờ Thượng-tọa chuyển lời cảm ơn của Hội chúng tôi lên Quốc Trưởng về mỹ ý của Ngài.
Chúng tôi rất lấy làm tiếc là quý vị không thể đến kịp để dự lễ ngày đản-sinh Ðức Phật-Tổ. Nhưng chúng tôi chắc rằng quý-vị sẽ có dịp nhận xét những công việc chúng tôi đang tiến hành để chấn-hưng nền Phật-giáo chốn này. Sau 50 năm gắng sức của Hội chúng tôi ngày nay đã thấy được đôi phần kết quả và được sự cộng tác và giúp đỡ của các nước theo Phật-giáo , như nước Việt-Nam, chúng tôi hy vọng rằng có thể thu lượm được kết quả mỹ mãn trong nhiệm vụ đó. Sự đến dự này của Quý Phái-đoàn sẽ giúp thêm năng lực cho việc tiến hành đó, và tôi tha thiết mong rằng : Tình giao hảo giữa Quý hội và Hội chúng tôi mỗi ngày thêm chặt chẽ, cho đến khi chúng ta đạt được đến mục-đích cao cả, là chấn-hưng nền Phật-giáo ở ngay trên xứ đã phát sinh ra Tôn-giáo ấy.
Chúng tôi xin chúc quý vị được nhiều sự như ý trong khi lưu lại ở xứ này, và rất lấy làm hân hạnh được tiếp quý vị, chúng tôi hy vọng rằng : về sau này còn được tiếp thêm nhiều Phật-tử của Quý-quốc sang bên này cùng theo một mục đích như trên.
Xin kính chúc Quốc-Trưởng Bảo-Ðại an khang trường cửu và tất cả dân chúng Việt-Nam đều được thái bình thịnh vượng.
Nay kính,
D. Valisinha
Tổng-thư-ký Hội Maha Boddhi Calcutta
[Trở Về ] [Trang sau ] [Trang trước ]
A - Chuẩn bị
1 - Duyên khởi - Từ Bắc vào Nam để vạch rõ nhiệm-vụ
B - Thời gian tại Ấn Ðộ
2 - Hội Phật-giáo Ấn Ðộ đối với Phái-Ðoàn Phật-giáo Việt-Nam
3 - Trao đổi về tình hình Phật giáo tại Ấn-Ðộ và tại Việt Nam
C - Thời gian tại Tích Lan
4 - Lễ Tuyên thệ
5 - Lễ Khai Mạc
6 - Kết quả và tình hình tổng quát của Hội-nghị Phật-giáo Thế-giới
D - Hành trình chiêm bái Phật tích tại Ấn Ðộ
7 - Chiêm bái Xá Lợi hai vị Thánh Tăng
8 - Chiêm bái Song Lâm - Thứu Lĩnh
(còn tiếp)