|
Chương
XVI
-ooOoo-
Phẩm Hai Mươi
Kệ
(CCXLVIII) Adhimutta
(Thera. 71)
Trong thời đức Phật
hiện tại, ngài sanh là con người chị
của Trưởng lão Sankicca. Ngài xuất
gia dưới sự hướng dẫn của cậu
ngài, và khi còn là Sa-di, đã
chứng quả A-la-hán. Sống hưởng an lạc
giải thoát, ngài muốn thọ Ðại giới
và đi về nhà để xin phép bà mẹ.
Khi ngài đi, ngài bị các kẻ cướp
bắt ngài và muốn dâng ngài để
tế thần. Các tên cướp tấn công
ngài nhưng ngài đứng, không khuất
phục. Tên tướng cướp lấy làm
ngạc nhiên, tán thán ngài và nói:
705. Vì mục đích
tế đàn,
Hoặc vì đích tài
sản,
Những người chúng
tôi giết,
Từ trước cho đến
nay,
Không ai không sợ hãi,
Họ run sợ, rên xiết.
706. Nhưng ngài không khiếp
sợ,
Dung sắc càng hòa duyệt,
Vì sao ngài không than,
Trong đại nạn như
vậy.
Adhimutta trả lời:
707. Chủ cướp! Tâm
không khổ,
Với người không kỳ
vọng,
Mọi sợ hãi vượt qua,
Với người kiết sử đoạn.
708. Nhờ đoạn nhân
sanh hữu,
Pháp được thấy
như thật,
Ðối chết, không sợ
hãi,
Nhờ gánh nặng đặt
xuống.
709. Phạm hạnh ta khéo
hành,
Con đường khéo tu
tập,
Ta không có sợ chết,
Khi bệnh hoạn được
diệt.
710. Phạm hạnh ta khéo
hành,
Con đường khéo tu
tập,
Hũu được thấy
không ngọt,
Như bỏ độc dược
uống.
711. Bờ kia đến, không thủ,
Việc làm xong, vô lậu,
Bằng lòng, thọ mạng diệt,
Như thoát lò sát
sinh.
712. Pháp tánh đạt,
tối thượng,
Ở đời, tuyệt sở hữu.
Như thoát ngôi nhà
cháy,
Trong chết không sầu muộn.
713. Phàm có vật tụ
họp,
Ðược sanh hữu chỗ nào,
Tuyệt đường mọi xuất
ly,
Ðại ẩn sĩ nói
vậy.
714. Ai hiểu rõ như vậy,
Như đức Phật đã
thuyết,
Không còn nắm sanh hữu,
Như hòn sắt cháy
đỏ.
715. Quá khứ ta không
có,
Tương lai, hiện tại không,
Các hành không thực
hữu,
Ở đây, than khóc gì?
716. Thanh tịnh pháp sanh khởi,
Thanh tịnh hành tiếp tục,
Bậc thấy được
như thật,
Không sợ hãi, thưa
ngài.
717. Với tuệ, thấy thế giới,
Giống như cỏ, thân
cây,
Không có tánh ngã
sở,
Không sầu muộn, không
ngã.
718. Ta nhàm chán thân
sắc,
Không ham có sanh hữu,
Khi thân này hoại diệt,
Sẽ không có thân
khác.
719. Với thân ta, ngươi
làm,
Hãy làm như ý muốn,
Ta không vì duyên ấy,
Sẽ khởi lên sân, ái.
720. Kẻ ấy nghe nói vậy,
Hy hữu, lông dựng ngược,
Quăng bỏ cả đao
kiếm,
Thanh niên nói với ta.
721. Tôn giả hành hạnh
gì,
Ai Ðạo Sư Tôn giả,
Ngài theo lời ai dạy,
Ðược tánh không
sầu não?
Adhimutta:
722. Bậc toàn trí,
toàn kiến,
Thắng giả, giáo sư
ta,
Ðại từ bi Ðạo
Sư,
Y vương toàn thế giới.
723. Pháp này vị ấy
giảng,
Ðưa đến đạt
vô thượng,
Theo lời dạy vị ấy,
Ðược tánh không
sầu não.
724. Kẻ cướp nghe đại
sĩ,
Khéo thuyết giảng như vậy,
Chúng liền quăng vất
bỏ,
Ðao gươm và vũ
khí,
Một số bỏ nghề chúng,
Một số xin xuất gia.
725. Sau khi chúng xuất gia,
Trong giáo pháp Thiện Thệ,
Họ tu tập Giác Chi,
Năm lực, thành bậc
trí.
Tâm hân hoan, ý mãn,
Các căn cảm xúc
được,
Niết-bàn đạo, vô
vi.
(CCXLIX) Pàràpariya
(Thera. 72)
Trong thời đức Phật
tại thế, ngài sanh ở Sàvatthi, làm
một con Bà-la-môn nổi tiếng, và khi lớn
lên ngài được gọi theo tên gia tộc
Pàrapara là Pàràpariya. Ðược
khéo giáo dục về văn hệ Bà-la-môn,
một hôm ngài đi đến tịnh xá
Jetavana trong khi Thế Tôn đang thuyết pháp,
và đến ngồi nghe, gần phía bên
ngoài hội chúng. Bậc Ðạo Sư,
nhận xét tâm tánh ngài, dạy kinh
'Căn tu tập Indriyabhàvanà', nghe xong,
ngài khởi lòng tin, xin xuất gia. Sau khi học
kinh này thuộc lòng, ngài suy tư trên
ý nghĩa, nghĩ rằng: 'Trong những bài kệ, ý
nghĩa được xuất hiện như thế này,
thế này'. Sau khi suy tư về vấn đề các
căn cảm thọ, ngài phát triển thiền quán
và sau một thời gian, ngài chứng quả
A-la-hán. Về sau, ngài nói lên thiền định
của ngài với những bài kệ như sau:
726. Khi Tỷ-kheo tên là,
Pàràpariya,
Ngồi độc cư một
mình,
Viễn ly, tu thiền định,
Những tâm tư như sau,
Ðược khởi lên
nơi ngài:
727. Có gì là thứ
lớp,
Là giới cấm, động
tác?
Con người làm phận
mình,
Không làm hại một
ai?
728. Các căn của loài
Người,
Làm lợi ích, làm
hại,
Không hộ trì, làm
hại,
Có hộ trì, làm
lợi.
729. Người chế ngự các
căn,
Nguời phòng hộ các
căn,
Người làm bổn phận
mình,
Không làm hại một
ai.
730. Con mắt đi đến sắc,
Không chế ngự ngăn chận,
Không thấy các nguy hiểm,
Vị ấy không thoát
khổ.
731. Lỗ tai đi đến tiếng,
Không chế ngự ngăn chặn,
Không thấy sự nguy hiểm,
Vị ấy không thoát
khổ.
732. Không thấy sự xuất
ly,
Thọ hưởng các mùi
hương,
Vị ấy không thoát
khổ,
Vì tham đắm các
hương.
733. Nhớ chua ngọt tối thượng,
Nhớ vị đắng tối
thượng,
Bị ái vị nô lệ,
Tâm không thể giác tỉnh.
734. Tưởng nhớ các cảm
xúc,
Ðẹp đẽ và
khoái cảm,
Ðam mê, duyên tham ái,
Gặp nhiều loại đau khổ.
735. Ý đối các
pháp này
Tất cả là năm pháp,
Không có thể phòng hộ,
Khổ đi theo vị ấy.
736. Phần lớn các thân
xác,
Ðầy tràn mủ và
máu,
Do người thù thắng
làm,
Thành hộp đẹp tô
màu.
737. Cay đắng như vị
ngọt,
Khổ do khả ái buộc,
Như dao bén dính mật,
Kẻ tham đâu có
biết.
738. Ai tham đắm nữ sắc,
Nữ vị, nữ xúc chạm,
Ai mê say nữ hương,
Gặp nhiều loại đau khổ.
739. Mọi dòng từ nữ nhân,
Năm loại tràn năm
xứ,
Người có tinh tấn
lực,
Có thể ngăn chận chúng.
740. Người có đích,
trú pháp,
Người thiện xảo, sáng
suốt,
Hoan hỷ làm nghĩa vụ,
Liên hệ đến pháp, nghĩa.
741. Chìm trong việc lợi tạm,
Hãy bỏ việc không lợi,
Nếu nó nghĩ việc ấy,
Không phải việc nên làm,
Vị ấy không phóng
dật,
Sáng suốt thấy rõ
vậy.
742. Nếu là việc làm tốt,
Hân hoan hành đúng
pháp,
Hãy nắm việc làm ngay,
Ðấy thật lạc tối
thượng.
743. Với phương tiện cao thấp,
Lừa dối các người
khác,
Ðánh giết, làm sầu
khổ,
Hung bạo, áp đảo
người.
743. Như người mạnh đẽo
gỗ,
Dùng nêm đánh
bật nêm,
Cũng vậy là kẻ
thiện,
Dùng căn đánh
bật căn.
745. Tu tập tín, tấn,
định,
Huấn luyện niệm, trí tuệ,
Dùng năm đánh
đổ năm,
Không tỳ vết bước tới.
746. Là vị Bà-la-môn,
Người có đích,
trú pháp,
Làm theo giáo huấn Phật,
Làm toàn diện, toàn
lực,
Người ấy hưởng
an lạc.
(CCL) Kelakàni
(Thera. 298)
Trong thời đức Phật
hiện tại, ngài sanh trước đức Phật
ở Sàvatthi trong một gia đình Bà-la-môn
và đặt tên là Kelakàni. Quá
kinh nghiệm về những vấn đề quá khứ,
ngài chán nản dục vọng và xuất
gia làm người du sĩ ngoại đạo.Tìm
sự giải thoát tinh thần, ngài giao du
nhiều chỗ, nghĩ rằng ai ở đời này đã
đến được bờ bên kia. Ngài hỏi
rất nhiều Sa-môn và Bà-la-môn nhưng
không được trả lời thỏa đáng.
Lúc bấy giờ, Thế Tôn đã ra đời,
đang chuyển Pháp Luân, đem lại hạnh
phúc cho chúng sanh. Một hôm, Kelakàni
nghe đức Phật thuyết pháp, khởi lòng
tin, được xuất gia và không bao lâu
chứng quả A-la-hán. Một hôm, ngồi
với các Tỷ-kheo, nhớ đến sự khó nhọc
tìm đạo và chứng đạo của
mình, ngài tuyên bố với chúng Tỷ-kheo
như sau:
747. Lâu ngày, đầy
nhiệt tình,
Ta suy tư Chánh pháp,
Hỏi Sa-môn, Phạm chí,
Nhưng tâm không an tịnh.
748. Ở đời, ai đã
đến,
Ðến được bờ bên
kia,
Ai đã chứng đạt
được,
Lặn sâu vào bất tử,
Pháp ai ta chấp nhận,
Pháp thông đệ nhất
nghĩa.
749. Mắc lưỡi câu bên
trong,
Như cá ăn mồi tục,
Ta bị bắt, bị trói,
Chẳng khác A-tu-la,
Tên Vê-pa-xi-li,
Bị lưới Ðế Thích
trói.
750. Ta kéo lê xiềng xích,
Không sao thoát sầu bi,
Ai cởi trói cho ta,
Giúp ta chứng Chánh
giác.
751. Sa-môn, Phạm chí nào,
Nói cách hủy hoại
chúng,
Pháp ai ta chấp nhận,
Giúp từ bỏ già
chết,
752. Bị nghi hoặc trói buộc,
Bị hăng say chi phối,
Khiến tánh tình phẫn
nộ,
Khiến tâm tư cứng rắn,
Bị xâu xé cắt đứt,
Bởi lòng tham mạnh mẽ.
753. Bị cung ái bắn trúng,
Ba mươi kiến trói buộc,
Xem sức mạnh ngực ta,
Bị áp đè, vẫn
vững,
754. Các tùy kiến không
đoạn,
Các tư niệm dao động,
Bị chúng đâm, ta
run,
Như lá bị gió thổi,
755. Khởi lên từ nội
tâm,
Ðốt cháy nhanh ngã
sở,
Thân với sáu xúc
xứ,
Ngã hữu từ đấy
sanh.
756. Ta không thấy lương
y,
Rút mũi tên cho ta,
Dùng cách khác dò
tìm,
Không dùng dao thăm dò.
757. Có vị lương y
nào,
Không dao, không vết thương,
Không hại đến tay chân,
Rút mũi tên cho ta,
Mũi tên đã đâm
vào,
Trong nội tâm của ta,
578. Bậc Pháp chủ tối
tôn,
Loại trừ thuốc độc
hại,
Khi ta rơi vực sâu,
Ðưa tay giúp đỡ
ta,
Tới đất liền an toàn.
759. Ta lặn sâu trong hồ,
Ðầy bụi bùn không
thoát,
Ðầy man trá, tật
đố,
Căng thẳng và hôn
ám.
760. Sấm trạo cử nổ
vang,
Mây kiết sử bao phủ,
Thác nước tà tư
duy,
Liên hệ đến tham dục,
Chúng lôi cuốn trôi
ta,
Vào đại dương
tà kiến.
761. Khắp nơi, dòng suối
chảy,
Cây leo đứng, đâm
chồi,
Ai chận đứng dòng
ấy?
Ai chặt đứt cây leo?
762. Tôn giả hãy làm
đê,
Ngăn chận những dòng
suối,
Chớ có để dòng
nước,
Do ý sanh cuốn ngài,
Như dòng nước cuốn
gấp,
Trôi cây chảy theo dòng.
763. Cũng vậy ta sợ hãi,
Bờ này tìm bờ kia,
Khi ấy bậc Ðạo
Sư,
Có Thánh chúng hầu
hạ,
Với binh khí trí tuệ,
Chờ y chỉ cho người.
764. Ðưa ta, đang chìm
đắm,
Chiếc cầu thang, khéo làm,
Phật thanh tịnh, vững chắc,
Làm bằng lõi Chánh
pháp,
Rồi ngài nói với
ta,
Chớ có sợ hãi gì!.
765. Leo lên lầu niệm xứ,
Từ đấy ta quán
sát,
Loài Người ưa thân
kiến,
Trước đây, ta tự
hào.
766. Khi ta thấy con đường,
Con thuyền cần leo lên,
Ta không trú tự ngã,
Vì thấy bến tối thượng.
767. Mũi tên khởi tự
ngã,
Sanh do nhân sanh hữu
Ngài dạy đường
tối thượng,
Chấm dứt các pháp
ấy.
768. Cột gút đã
lâu ngày,
ẩn nằm, trú trong da,
Ðức Phật cởi, quăng
đi,
Loại bỏ mọi độc
hại.
(CCLI) Ratthapàla
(Thera. 75)
Trong thời Ðức Phật
hiện tại, ngài sanh ra ở nước Kuru,
trong thành phố Thullakotthita, con của một
hội viên hội đồng thành phố
tên Ratthapàla và được gọi theo
tên gia tộc, ngài được sống trong
nhung lụa, lớn lên được gả vợ
và sống như một thiên thần. Khi đức
Phật đến thuyết pháp ở Thullakotthila, Ratthapàla
đến nghe giảng, khởi lòng tin, xin cha mẹ
được xuất gia rất khó khăn.
Ði đến bậc Ðạo Sư, ngài được
thọ giới với một Tỷ-kheo theo lời giới thiệu của
đức Phật, tu học rất tinh tấn, phát
triển thiền quán và chứng quả A-la-hán.
Rồi ngài được phép về thăm cha
mẹ, đi đến Thullakotthita và đi
khất thực từng nhà. Ðến nhà cha
mẹ, ngài nhận được cơm chua đã
lâu ngày nhưng ngài vẫn ăn như
là đồ ăn bất tử. Ngày sau,
theo lời mời của người cha, ngài đến
thăm nhà và các người vợ trước
của ngài, ăn mặc rất đẹp đẽ,
hỏi ngài, vì những thiên nữ nào,
ngài đã xuất gia. Ngài thuyết pháp
cho họ về vô thường v.v... từ khước những
hành vi cám dỗ của họ:
769. Hãy xem bóng trang
sức,
Nhóm vết thương tích
tụ,
Bệnh hoạn, nhiều tham tưởng,
Nhưng không gì trường
cửu.
770. Hãy nhìn sắc trang
sức,
Với châu báu, vòng
tai,
Bộ xương, da bảo phủ,
Sáng chói nhờ y phục.
771. Chân sơn với son, sáp,
Mặt thoa với phấn bột,
Chỉ mê hoặc kẻ ngu,
Không mẹ bậc cầu
giác.
772. Tóc được uốn
tám vòng,
Mắt xoa với thuốc son,
Chỉ mê hoặc kẻ ngu,
Không mê bậc cầu
giác.
773. Như hộp thuốc mới
sơn,
Uế thân được trang
điểm,
Chỉ mê hoặc kẻ ngu,
Không mẹ bậc cầu
giác.
774. Thợ săn bày lưới
sập,
Nai khôn không chạm lưới,
Ăn mồi xong, ta đi,
Mặc kẻ bắt nai khóc.
775. Bẫy thợ săn bị
cắt,
Nai khôn không chạm lưới,
Ăn mồi xong, ta đi,
Mặc kẻ săn nai sầu.
Rồi Ratthapàla đi ngang
qua hư không đến vườn nai của vua Koravya
và ngồi trên một phiến đá. Người
cha của ngài cho đóng chốt then cài
cả bảy cái cửa, và cắt người
giữ ngài không cho đi, lại lấy chiếc
y vàng của ngài và choàng vào
ngài y trắng của người cư sĩ. Do
vậy ngài phải đi ngang qua hư không.
Rồi vua Koravya, nghe ngài đã đến
vườn nai, liền chào ngài và hỏi:
'Thưa Tôn giả, ở đời người ta
xuất gia vì một vài tai họa, như bệnh hoạn,
như tai họa từ nhà vua, về tài sản, về gia
đình. Ngài không có một tai họa
gì, sao ngài lại xuất gia?'. Vị trưởng
lão trả lời: 'Thế giới là vô thường,
không có gì trường cửu. Thế giới
không có nơi nương tựa, thiếu thốn,
không có thỏa mãn, làm nô lệ cho
khát ái'. Rồi ngài nói lên những
bài kệ như sau:
776. Ta thấy người
đời giàu,
Ðược tiền, si không
cho,
Vì tham, cất chứa tiền,
Chạy theo dục càng nhiều.
777. Vua dùng lực chiếm đất,
Chiếm ở đến bờ biên,
Biên bên này chưa
thỏa,
Còn muốn biên bờ
kia.
778. Vua và rất nhiều người,
Ai chưa chết, đã chết,
Tái sanh, bị thiếu thốn,
Chúng từ bỏ thân
này,
Nhưng ở đời lòng
dục,
Không bao giờ thỏa mãn.
779. Bà con than khóc nó,
Tóc xỏa, rối tơ
vò,
Chúng nói: Ôi chúng
ta,
Không có được
bất tử,
Thân trùm vải, chúng
mang,
Dựng giàn hỏa, chúng
thiêu.
780. Bị cây đâm,
cây thọc,
Nó bị thiêu bị cháy,
Chỉ với một tấm vải,
Từ bỏ mọi tài sản,
Kẻ chết không nương
tựa,
Bà con, bạn láng giềng.
781. Kẻ thừa tự mang
đi,
Tài sản gia nghiệp nó.
Riêng con người phải
đi,
Theo chỗ, nghiệp nó tạo,
Tài sản không có
đi,
Ði theo người đã
chết,
Không con trai, không vợ,
Không tài sản, quốc
độ.
782. Tài sản không làm
sao,
Mua được tuổi trường
thọ;
Phú quý nào có thể,
Tránh khỏi được
già suy.
Bậc có trí nói
rằng:
Mạng sống này ít
ỏi,
Thật sự là vô thường,
Luôn luôn bị biến hoại.
783. Giàu, nghèo đều
cảm xúc,
Ngu, trí đồng cảm
thọ,
Kẻ ngu bị ngu đánh,
Ngã quỵ, nằm dài xuống.
Còn bậc trí không
sợ,
Ðối với mọi cảm xúc.
784. Do vậy tuệ thắng tài,
Nhờ tuệ đạt viên
mãn,
Chưa đạt được
cứu cánh,
Ðối với hữu, phi
hữu,
Kẻ ngu làm các nghiệp,
Ác độc và bất
thiện.
785. Nhập thai, sanh đời
khác,
Luân hồi, tiếp tục sanh,
Kẻ ít trí, tin tưởng,
Nhập thai, sanh đời khác.
786. Như kẻ trộm bị
bắt,
Quả tang, khi ăn trộm,
Do nghiệp tự chính nó,
Bị hại theo ác tội,
Cũng vậy sau khi chết,
Quần chúng trong đời
sau,
Do nghiệp tự chính nó,
Bị hại theo ác tội.
787. Các dục thật đẹp
đẽ,
Vị ngọt và khả ái,
Chúng làm tâm đắm
say,
Với sắc và phi sắc,
Do thấy sự nguy hiểm,
Trong các dục công đức,
Do vậy tôi xuất gia,
Như vậy thưa Ðại
vương,
788. Như trái cây rụng
xuống,
Cũng vậy tuổi thanh niên,
Lớn lên và già yếu,
Rồi thân hoại mạng
chung,
Thấy vậy tôi xuất
gia,
Như vậy thưa Ðại
vương,
Ðời sống Sa-môn
hạnh,
Chơn thật, tốt đẹp
hơn.
789. Tín tâm tôi xuất
gia,
Vào giáo hội bậc
thánh,
Tôi xuất gia không tội,
Không nợ, tôi thọ thực.
790. Thấy dục như lửa
hừng,
Thấy vàng như dao đâm,
Xem nhập thai là khổ,
Họa lớn trong địa ngục.
791. Thấy nguy hiểm như vậy,
Ta cảm thấy hoảng sợ,
Khi bị đâm, bị thương,
Ta đạt được
tịch tịnh,
Và ta tận diệt được,
Cả ba loại lậu hoặc.
792. Ðạo Sư, ta hầu
hạ,
Lời Phật dạy, làm
xong,
Gánh nặng, đặt xuống
thấp,
Gốc sanh hữu, nhổ sạch.
793. Vì đích gì
xuất gia,
Bỏ nhà, sống không
nhà,
Mục đích ấy ta
đạt,
Mọi kiết sử tận diệt.
(CCLII) Màlunkyaputta
(Thera. 77).
Ðời sống của ngài
được ghi trong chương VI (CCXIV) khi bậc
Trưởng lão đã chứng quả A-la-hán,
nói lên bài kệ để dạy cho các bà
con về con đường. Nhưng trong những bài
kệ này, bậc Trưởng lão chưa chứng
quả A-la-hán, hỏi Thế Tôn về giáo lý vắn
tắt, và được Thế Tôn trả lời:
- Này Màlunkyaputta, Ông
nghĩ thế nào? Những pháp mà Ông chưa
bao giờ thấy nghe, ngửi, nếm, cảm xúc, và
nhận thức, hiện tại Ông không có
lãnh thọ và đối với chúng, Ông
cũng không muốn có cảm thọ và suy
tưởng, vậy Ông có ước muốn,
tha thiết được chúng hay không?'.
- Thưa không, bạch Thế Tôn.
- Ở đây, này Màlunkyaputta,
khi Ông không có cảm thọ, cảm tưởng
chúng,Ông chỉ có thọ và tưởng
thuần túy. Nếu là như vậy, thời Ông
không có tham, sân, si. Do vậy, ở đây
hay tại chỗ nào, hay đời sau chính như
vậy, như vậy là sự chấm dứt
đau khổ. Rồi Màlunkyaputta, nêu rõ
ngài đã thâu nhận giáo lý được
giảng dạy này, ngài nói lên trong
những bài kệ như sau:
794. Thấy sắc, niệm
say mê,
Nếu tác ý ái tưởng,
Tâm tham đắm cảm
thọ,
Tâm nhập và an trú.
795. Thọ người ấy tăng
trưởng,
Nhiều loại, do sắc sanh,
Tham, hại tâm lớn mạnh,
Chúng gia hại tâm nó,
Khổ chất chứa như
vậy,
Rất xa vời Niết-bàn.
796. Nghe tiếng, niệm say mê,
Nếu tác ý ái tưởng,
Tâm tham đắm cảm
thọ,
Xâm nhập và an trú.
797. Thọ người ấy tăng
trưởng,
Nhiều loại, do tiếng sanh,
Tham, hại tâm lớn mạnh,
Chúng gia hại tâm nó,
Khổ chất chứa như
vậy,
Rất xa vời Niết-bàn.
798. Ngửi hương, niệm say mê,
Nếu tác ý ái tưởng,
Tâm tham đắm cảm
thọ,
Xâm nhập và an trú.
799. Thọ người ấy tăng
trưởng,
Nhiều loại do hương sanh,
Tham, hại tâm lớn mạnh,
Chúng gia hại tâm nó.
Khổ chất chứa như
vậy,
Rất xa vời Niết-bàn.
800. Nếm vị, niệm say mê,
Nếu tác ý ái tưởng,
Tâm tham đắm cảm
thọ,
Xâm nhập và an trú.
801. Thọ người ấy tăng
trưởng,
Nhiều loại do vị sanh,
Tham, hại tâm lớn mạnh,
Chúng gia hại tâm nó,
Khổ chất chứa như
vậy,
Rất xa vời Niết-bàn.
802. Cảm xúc, niệm say mê,
Nếu tác ý ái tưởng,
Tâm tham đắm cảm
thọ,
Xâm nhập và an trú.
803. Thọ người ấy tăng
trưởng,
Nhiều loại, do xúc sanh,
Tham, hại tâm lớn mạnh,
Chúng gia hại tâm nó,
Khổ chất chứa như
vậy,
Rất xa vời Niết-bàn.
804. Biết pháp, niệm say mê,
Nếu tác ý ái tưởng,
Tâm tham đắm cảm
thọ,
Xâm nhập và an trú.
805. Thọ người ấy tăng
trưởng,
Nhiều loại do ý sanh,
Tham, hại tâm lớn mạnh,
Chúng gia hại tâm nó,
Khổ chất chứa như
vậy,
Rất xa vời Niết-bàn.
806. Không tham nhiễm các
sắc,
Thấy sắc, giữ chánh
niệm,
Tâm không tham cảm thọ,
Không xâm nhập, an trú.
807. Thấy sắc như thế nào,
Như vậy có cảm thọ,
Từ bỏ không tích
lũy,
Chánh niệm, hành trì
vậy.
808. Như vậy, không chứa
khổ,
Ðược gọi gần Niết-bàn,
Không tham nhiễm các
tiếng,
Nghe tiếng, giữ chánh niệm,
Tâm không tham cảm thọ,
Không xâm nhập an trú.
809. Nghe tiếng như thế nào,
Như vậy có cảm thọ,
Từ bỏ không tích
lũy,
Chánh niệm, hành trì
vậy.
Như vậy không chứa
khổ,
Ðược gọi gần Niết-bàn.
810. Không tham nhiễm các
hương,
Ngửi hương, giữ chánh
niệm,
Tâm không tham cảm thọ,
Không xâm nhập an trú.
811. Ngửi hương như thế
nào,
Như vậy, có cảm thọ,
Từ bỏ, không tích
lũy,
Chánh niệm, hành trì
vậy,
Như vậy, không chứa
khổ,
Ðược gọi, gần Niết-bàn.
812. Không tham nhiễm các
vị,
Nếm vị, giữ chánh niệm,
Tâm không tham cảm thọ,
Không xâm nhập, an trú.
813. Nếm vị như thế nào,
Như vậy, có cảm thọ,
Từ bỏ, không tích
lũy,
Chánh niệm, hành trì
vậy.
Như vậy không chứa
khổ,
Ðược gọi, gần Niết-bàn.
814. Không tham nhiễm các
xúc,
Cảm xúc giữ chánh
niệm,
Tâm không tham cảm thọ,
Không xâm nhập, an trú.
815. Cảm xúc như thế nào,
Như vậy, có cảm thọ,
Từ bỏ, không tích
lũy,
Chánh niệm, hành trì
vậy.
Như vậy không chứa
khổ,
Ðược gọi, gần Niết-bàn.
816. Không tham nhiễm các
pháp,
Biết pháp, giữ chánh
niệm,
Tâm không tham cảm thọ,
Không xâm nhập, an trú.
817. Cảm xúc như thế nào,
Như vậy, có cảm thọ,
Từ bỏ, không tích
lũy,
Chánh niệm, hành trì
vậy.
Như vậy, không chứa
khổ,
Ðược gọi, gần Niết-bàn.
Rồi vị Trưởng lão
đứng dậy, đảnh lễ bậc Ðạo
Sư, rồi ra đi không bao lâu sau đó,
phát triển thiền quán, ngài chứng quả
A-la-hán.
(CCLIII) Sela
(Thera. 78)
Ðược sanh trong thời đức
Phật hiện tại ở Anguttaràpa, trong một
gia đình Bà-la-môn, tại một làng
Bà-la-môn ở Apana, ngài được
đặt tên là Sela. Khi đến tuổi
trưởng thành, ngài sống ở đấy,
rất giỏi về ba tập Vệ-đà và về
nghệ thuật Bà-la-môn, dạy các Mantrà
(thần chú) cho ba trăm thanh niên Bà-la-môn.
Trong khi ấy Thế Tôn rời bỏ Sàvatthi,
đang du hành ở Anguttaràpa với một
ngàn hai trăm năm mươi vị Tỷ-kheo. Biết
được tám tánh thuần thục của
Sela và các đệ tử của ngài,
đức Phật dừng lại tại một khu
rừng. Rồi ẩn sĩ Keniya, sau khi mời
bậc Ðạo Sư với chúng Tỷ-kheo dùng
cơm vào ngày sau, đang sửa soạn rất
nhiều món đồ ăn. Rồi Sela với
ba trăm đệ tử đến thăm am thất và
hỏi có phải Keniya đang sửa soạn
để đón mừng vị Ðại thần
của vua. Khi Keniya trả lời là sửa soạn
thức ăn để mời đức Phật, Sela
cảm thấy hết sức xúc cảm với chữ
đức Phật, đi đến gặp ngay đức
Phật với các thanh niên đệ tử của
mình. Sau khi nói lên những lời chào
đón hỏi thăm, ngài chiêm ngưỡng
các tướng tốt đức Phật và
nghĩ rằng: 'Một vị có những tướng
tốt như vậy, một là sẽ thành
vị Chuyển luân Thánh vương, hai là
sẽ thành Phật'. Một vị Phật khi nghe
tán thán về mình sẽ lộ rõ chân
tướng Phật của mình. Còn nếu chưa
thành Phật, khi nghe tán thán về đức
Phật sẽ cảm thấy khó chịu và
bất mãn. Ngài quyết định nói lên
lời tán thán đức Phật như sau:
818. Thân trọn đủ,
chói sáng,
Khéo sanh và đẹp
đẽ,
Thế Tôn sắc vàng chói,
Răng trơn láng, tinh cần.
819. Ðối với người
khéo sanh,
Những tướng tốt trang
trọng,
Ðều có trên thân
Ngài,
Tất cả Ðại nhân
tướng.
820. Mắt sáng, mặt tràn
đầy,
Cân đối, thẳng,
hoàn mỹ,
Giữa chúng Sa-môn Tăng,
Ngài chói như mặt
trời.
821. Vị Tỷ-kheo đẹp mắt,
Da sáng như vàng chói,
Với hạnh Sa-môn Ngài,
Cần gì sắc tối
thượng.
822. Ngài xứng bậc Ðại
vương,
Chuyển luân, xa luân chủ,
Chiến thắng khắp bốn phương,
Bậc chúa tể Diêm phù.
823. Vương tộc, hào
phú vương,
Là chư hầu của Ngài,
Là vua giữa các vua,
Là giáo chủ loài
Người,
Hãy trị vì quốc
độ,
Tôn giả Gotama!
Thế Tôn vâng theo ý muốn của
Sela, trả lời:
824. Sela, Ta là vua!
Bậc Pháp vương, Vô
thượng,
Ta chuyển bánh xe pháp,
Bánh xe chưa từng chuyển.
Phạm chí Sela nói:
825. Ngài tự nhận
giác ngộ.
Bậc Pháp vương, Vô
thượng,
Ta chuyển bánh xe pháp,
Gotama nói vậy.
826. Ai sẽ là tướng
quân?
Là đệ tử Tôn giả?
Ai theo giữ truyền thống,
Xứng đáng bậc
Ðạo Sư?
Sau Ngài ai sẽ chuyển,
Pháp luân Ngài đã
chuyển?
Tôn giả Sàriputta đang
ngồi bên phải Thế Tôn, đầu chói
sáng đẹp đẽ như một đống
vàng. Thế Tôn chỉ Sàriputta và
nói:
827. Thế Tôn: Này Sela,
Ta chuyển bánh xe pháp,
Bánh xe pháp vô thượng,
Chính Sàriputta,
Chuyển bánh xe Chánh pháp,
Thừa tự Như Lai vị.
828. Cần biết, Ta đã
biết,
Cần tu, Ta đã tu,
Cần đoạn, Ta đã
đoạn,
Do vậy, Ta là Phật,
Hỡi này Bà-la-môn.
829. Còn gì nghi ở Ta,
Hãy gác bỏ một
bên,
Hãy giải thoát khỏi
chúng.,
Hỡi này Bà-la-môn.
830. Thấy được bậc
Chánh Giác,
Thật thiên nan vạn nan,
Bậc Chánh Giác ra đời,
Thật thiên nan vạn nan,
Ta là bậc Chánh Giác,
Bậc Y vương Vô thượng,
Hỡi này Bà-la-môn.
831. Là Phạm thiên khó
sánh,
Nhiếp phục các Ma quân,
Hàng phục mọi đối
nghịch,
Ta hân hoan không sợ.
Bà-la-môn Sela hoàn toàn
tin tưởng vào Thế Tôn, muốn xuất gia
và thưa rằng:
832. Chư Tôn giả
hãy nghe!
Như bậc có mắt giảng,
Bậc Y vương Ðại
hùng,
Sư rử rống trong rừng!
833. Thấy Phạm thiên vô
tỷ,
Nhiếp phục các Ma quân,
Ai lại không tín thành,
Cho đến kẻ hạ tiện.
834. Ai muốn, hãy theo ta,
Không muốn hãy đi
ra,
Ở đây ta xuất gia,
Với bậc Tuệ tối thượng.
Các thanh niên Bà-la-môn,
vì đã đạt được những
điều kiện cần thiết, trả lời:
835. Nếu Tôn giả tín
thành,
Giáo pháp bậc Chánh
Giác,
Chúng con cũng xuất gia,
Với bậc Tuệ tối thắng!
Sela hoan hỷ thấy các thanh
niên Bà-la-môn san sẻ chí nguyện của
mình, đưa chúng đến trước mặt
Thế Tôn và xin được xuất gia:
836. Ba trăm Phạm chí
ấy,
Chấp tay xin được
phép,
Chúng con sống Phạm hạnh,
Do Thế Tôn lãnh đạo.
Rồi Thế Tôn, thấy được
Sela trong các đời quá khứ, Sela
cũng đã dạy cho ba trăm đệ tử
này trông các giống phước và
nay trong đời cuối cùng, đã tạo
được tuệ quán cho mình và cho các
đệ tử, thấy rằng chúng đã
thuần thục để xuất gia:
837. Thế Tôn đáp:
Sela,
Phạm hạnh được
khéo giảng,
Thiết thực ngay hiện tại,
Vượt khỏi thời gian
tính,
Ở đây sự xuất
gia,
Không uổng công, hoang phí,
Với ai không phóng dật,
Tinh tấn chuyên tu học.
Thế Tôn nói: 'Hãy đến,
Tỷ-kheo!' Rồi với thần lực của Bổn
sư, tất cả đều có y và bình
bát, đảnh lễ đức Phật, bắt
đầu học thiền quán và chứng quả
A-la-hán vào ngày thứ bảy.
Rồi các vị ấy đến
đức Phật, nói lên trí giác
của mình, và Sela thưa:
838. Kính bạch bậc
Pháp nhãn,
Cách đây trước
tám ngày,
Chúng con đã đến
Ngài,
Xin phát nguyện quy y,
Thế Tôn trong bảy đêm,
Ðã nhiếp phục chúng
con,
Ðã chế ngự chúng
con,
Trong giáo lý của Ngài.
839. Ngài là bậc Giác
giả,
Ngài là bậc Ðạo
Sư,
Ngài là bậc Mâu-ni,
Ðã chiến thắng quân
ma,
Sau khi đã đoạn
trừ,
Vượt qua biển sanh tử,
Ngài giúp quần sanh
này,
Cùng vượt qua bể khổ.
840 Sanh y Ngài vượt qua,
Lậu hoặc Ngài nghiền nát,
Ngài là sư tử chúa,
Không chấp, không sợ
hãi.
841. Ba trăm Tỷ-kheo này,
Ðồng chấp tay đứng
thẳng,
Ôi anh hùng chiến thắng,
Hãy duỗi chân bước
tới,
Hãy để các đại
nhân,
Ðảnh lễ bậc Ðạo
Sư.
(CCLIV) Bhaddiya
kàligodhàyaputta (Thera. 80)
Sanh trong thời đức Phật
hiện tại, ở Kapilavatthu, trong một dòng
họ Sàkya, ngài được đặt
tên là Bhaddiya. Khi đã trưởng
thành, ngài từ bỏ gia đình, cùng
với Anuruddha và bốn vị hoàng tộc
khác, khi bậc Ðạo Sư đang ở
trong vườn xoài, tại Anupiy. Khi xuất
gia, ngài chứng được quả A-la-hán.
Ngài được đức Phật xác
chứng là đệ nhất trong những Tỷ-kheo
thuộc về hoàng tộc. Mỗi khi ngài hưởng
lạc giải thoát, lạc Niết-bàn trong lúc
ở trong rừng, dưới một gốc cây,
trong cảnh rừng tịch tịnh, ngài thường
thốt ra lời: 'Ôi hạnh phúc làm sao!
Ôi, hạnh phúc làm sao!' Ðược
đức Phật hỏi vì sao ngài thốt
ra lời ấy, ngài trả lời khi ngài trị
vì quốc độ của ngài, dầu
ngài được bảo vệ chặt chẽ, ngài
vẫn cảm thấy sợ hãi, hoảng hốt.
Nhưng nay ngài đã từ bỏ tất
cả, ngài không còn trong trạng thái
sợ hãi nữa. Rồi trước mặt Thế Tôn,
ngài rống lên tiếng rống con sư tử:
842. Khi ta ngồi cổ voi,
Mang đồ mặc tế nhị,
Ăn gạo thật ngon thơm,
Với món thịt khéo
nấu.
843. Nay hiền thiện, kiên trì,
Vui đồ ăn đặt
bát,
Thiền tư, không chấp trước,
Là con của Gô-dha.
844. Áo lượm rác, kiên
trì,
Vui đồ ăn đặt
bát,
Thiền tư, không chấp trước,
Là con của Gô-dha.
845. Thường khất thực,
kiên trì,
Vui đồ ăn đặt
bát,
Thiền tư, không chấp trước,
Là con của Gô-dha.
846. Mặc ba y, kiên trì,
Vui đồ ăn đặt
bát,
Thiền tư, không chấp trước,
Là con của Gô-dha.
847. Ði từng nhà, kiên
trì,
Vui đồ ăn đặt
bát,
Thiền tư, không chấp trước,
Là con của Gô-dha.
848. Ăn một bữa kiên trì,
Vui đồ ăn đặt
bát,
Thiền tư, không chấp trước,
Là con của Gô-dha.
849. Ăn trong bát, kiên trì,
Vui đồ ăn đặt
bát,
Thiền tư, không chấp trước,
Là con của Gô-dha.
850. Không ăn thêm, kiên
trì,
Vui đồ ăn đặt
bát,
Thiền tư, không chấp trước,
Là con của Gô-dha.
851. Sống trong rừng, kiên
trì,
Vui đồ ăn đặt
bát,
Thiền tư, không chấp trước,
Là con của Gô-dha.
852. Ngồi gốc cây, kiên
trì,
Vui đồ ăn đặt
bát,
Thiền tư, không chấp trước,
Là con của Gô-dha.
853. Sống ngoài trời, kiên
trì,
Vui đồ ăn đặt
bát,
Thiền tư, không chấp trước,
Là con của Gô-dha.
854. Trú nghĩa địa,
kiên trì,
Vui đồ ăn đặt
bát,
Thiền tư, không chấp trước,
Là con của Gô-dha.
855. Tùy xứ trú, kiên
trì,
Vui đồ ăn đặt
bát,
Thiền tư, không chấp trước,
Là con của Gô-dha.
856. Sống thường ngồi,
kiên trì,
Vui đồ ăn đặt
bát,
Thiền tư, không chấp trước,
Là con của Gô-dha.
857. Ham muốn ít, kiên
trì,
Vui đồ ăn đặt
bát,
Thiền tư, không chấp trước,
Là con của Gô-dha.
858. Sống biết đủ, kiên
trì,
Vui đồ ăn đặt
bát,
Thiền tư, không chấp trước,
Là con của Gô-dha.
859. Hạnh viễn ly, kiên
trì,
Vui đồ ăn đặt
bát,
Thiền tư, không chấp trước,
Là con của Gô-dha.
860. Không giao du, kiên trì,
Vui đồ ăn đặt
bát,
Thiền tư, không chấp trước,
Là con của Gô-dha.
861. Sống tinh cần, kiên
trì,
Vui đồ ăn đặt
bát,
Thiền tư, không chấp trước,
Là con của Gô-dha.
862. Từ bỏ bát quý giá,
Bằng vàng, bằng nhựa
quý,
Ta lấy bát bằng đất,
Ðây quán đảnh
thứ hai.
863. Vòng thành cao bảo
vệ,
Vọng lâu, cửa kiên cố,
Với lính tay cầm gươm,
Ta đã sống sợ hãi.
864. Nay hiền thiện, không sợ,
Bỏ run sợ kinh hãi,
Thiền tư, vào rừng sâu,
Là con của Gô-dha.
865. An trú trên giới uẩn,
Chánh niệm, tu tuệ quán,
Thứ lớp ta đạt được,
Mọi kiết sử đoạn diệt.
(CCLV) Angulimàlà
(Thera. 80)
Trong thời đức Phật
hiện tại, ngài sanh làm con một Bà-la-môn
tên Bhaggava, giữ chức cố vấn tôn
giáo cho vua nước Kosala. Trong đêm ngài
sanh, các binh khí trong thành phố rực
sáng, các binh giáp của vua cũng rực
sáng, thành thử khi vua nằm trên giường
thấy như vậy nên không thể ngủ được,
thao thức và sợ hãi. Vị cố vấn
nghi lễ tìm hiểu các vì sao và kết luận
con mình đã sanh trúng đám sao
ăn trộm. Sáng sớm, ông đến chầu
vua và hỏi vua ngủ có an giấc không?
Vua trả lời vua ngủ không an giấc được,
vì cả đêm thấy áo giáp chói
sáng và hỏi điềm ấy là điềm
gì? Vị cố vấn trả lời là do
mình sanh đứa con, áo giáp cả thành
phố đều chói sáng, và khi được
biết đứa con sau này có thể trở thành
tên tướng cướp độc thân có
thể chế ngự được, nên vua tha cho khỏi
bị giết.
Vì ngài sanh, làm tâm
vua phiền muộn nên được gọi là Himsaka,
và sau không thấy ngài làm hại
ai nên được gọi là Ahimasaka. Do nghiệp
đời trước, ngài có sức mạnh
của bảy con voi. Khi ngài học với vị giáo
sư đầu tiên ở Takhasilà, ngài
hầu hạ rất thành kính vị giáo
sư và bà vợ, nên thường được
thấy ngài bên cạnh vị giáo sư
và bà vợ trong những bữa ăn, vì
vậy khiến các thanh niên Bà-la-môn khác
ganh ghét, và xúi vị giáo sư chống
lại Ahimsaka. Vì học trò mình có
sức mạnh phi thường, vị giáo sự
tìm một kế để ám hại học trò mình
bằng cách bảo Ahimsaka trả tiền học phí
cho mình bằng một ngàn ngón tay phải,
nghĩ rằng nếu Ahimsaka đem lại một ngón
tay thời cũng đủ làm hại đệ
tử mình rồi. Lòng hung ác đè
nén của Ahimsaka được nổi dậy,
ngài mặc áo giáp, đi vào rừng
Jàlinì ở Kosalu núp trên
một đồi núi, theo dõi người
đi đường, và khi nào thấy
người đi qua, liền chạy xuống, chặt ngón
tay họ, treo trên một cây cho đến khi các
loài diều hâu rứt ăn hết thịt. Rồi
dùng các ngón tay làm một vòng
hoa, ngài đeo nơi cổ và từ đó
được gọi là Angulimàlà (kẻ
đeo vòng hoa bằng ngón tay). Khi vì hành
động ấy, đường sá trở thành
vắng người, ngài đi vào trong làng
và làng trở thành trống không. Vua
bèn sai một lực lượng quân đội
đi bắt Angulimàlà. Mẹ của
Angulimàlà khuyên chồng nên đi
để bảo Angulimàlà hãy chấm
dứt hành động như vậy, nhưng
người chồng từ chối, không muốn
liên hệ với một người con như vậy
nên để mặc nhà vua làm. Bà mẹ
vì thương con, khi thấy chồng từ
chối liền soạn đồ lương thực
và đi tìm Angulimàlà để
ngăn chận không cho làm điều ác.
Rồi Thế Tôn suy nghĩ rằng,
nếu Angulimàlà gặp mẹ, sẽ giết mẹ
cho đủ một ngàn ngón tay; nay là
đời sống cuối cùng của Angulimàlà,
nếu đức Phật không can thiệp thời sẽ
có thiệt hại lớn. Sau bữa ăn đức
Phật đi trên con đường dẫn đến
rừng Jàlinì dầu có nhiều người
ngăn cản. Khi Angulimàlà thấy mẹ,
ngài tính lấy ngón tay của mẹ cho
đủ số một ngàn ngón tay, thời
đức Phật đến và đi giữa
Angulimàlà và người mẹ, Angulimàlà
liền bỏ ý định giết mẹ và quyết định
giết vị Sa-môn cho đủ túc số. Angulimàlà
liền rút gươm đuổi theo đức Phật,
nhưng dầu ngài cố gắng thế nào cũng
không làm sao đuổi kịp, dầu đức
Phật vẫn đi khoan thai nhẹ nhàng. Angulimàlà
yêu cầu đức Phật đứng
lại, đức Phật trả lời đức
Phật đã đứng rồi, chính
Angulimàlà cần phải đứng
lại. Câu trả lời làm Angulimàlà
khó hiểu, tin rằng các Sa-môn bao giờ cũng
nói thật nên ngài hỏi đức
Phật:
866. Này Sa-môn, Ngài
đi,
Lại nói: 'Ta đứng
rồi'.
Ta đứng, Ngài lại
nói:
'Sao nhà ngươi chưa
đứng?'
Sa-môn, ta hỏi Ngài,
Về ý nghĩa việc này,
Sao Ngài đã đứng
lại,
Còn ta lại còn đi.
Thế Tôn trả lời:
867. Angulimàlà,
Ta luôn luôn đã
đứng,
Với tất cả chúng
sanh,
Ta từ bỏ gậy trượng,
Còn ông đối hữu
tình,
Chưa có tự chế ngự,
Do vậy Ta đã đứng,
Còn Ông thời chưa
đứng.
Trong khi đức Phật đứng
như vậy, chói sáng đức hạnh
của mình, Angulimàlà nhớ lại
những gì mình được nghe về đức
Phật, tuệ quán đạt đến mức thuần
thục, hoan hỷ thấm nhuần toàn thân, như
một làn nước dâng trào toàn thế
giới. Tự nói với mình: 'Thật lớn
thay, tiếng rống sư tử này. Chắc đây
là Sa-môn Gotama đã đến đây
để cứu độ ta'. Ngài nói:
868. Ðã lâu con
tôn kính,
Bậc vĩ đại Tiên
nhân,
Nay bậc Sa-môn này,
Ðã bước vào
Ðại lâm,
Con nay sẽ sẵn sàng,
Từ bỏ ngàn điều
ác,
Sau khi nghe kệ Ngài,
Liên hệ đến Chánh pháp.
869. Nói xong, tên tướng
cướp,
Liền quăng bỏ cây kiếm,
Quăng bỏ cả khí
giới,
Xuống vực núi thâm
sâu.
Tên tướng cướp
đảnh lễ,
Dưới chân bậc Thiện
Thệ,
Chính ngay tại chỗ ấy,
Xin đức Phật xuất
gia.
870. Ðức Phật đại
từ bi,
Là bậc đại Tiên
nhân,
Ðạo Sư cả nhân
giới,
Cùng với cả thiên
giới,
Nói lên những lời
này:
Hãy đến, thiện Tỷ-kheo,
Như vậy, đối vị
ấy,
Thành tựu Tỷ-kheo tánh.
Angulimàlà sau khi xuất
gia tu hành, chứng quả rồi nói lên
quả chứng của mình:
871. Ai trước sống
phóng dật,
Sau sống không phóng
dật,
Chói sáng thế giới này,
Như trăng thoát mây
che.
872. Ai trước làm nghiệp
ác,
Nay lấy thiện chận lại,
Chói sáng thế giới này,
Như trăng thoát mây
che.
873. Ai Tỷ-kheo còn trẻ,
Chuyên tâm hành Phật
dạy,
Chói sáng thế giới này,
Như trăng thoát mây
che.
Như vậy, sống trong hạnh
phúc giải thoát, ngài đi vào thành
khất thực. Có người ném đá
vào ngài, có người lấy gậy
đánh vào đầu ngài, và
ngài về tịnh xá với bình bát bị
bể. Ðức Phật khuyên ngài nên nhẫn
nại chịu khổ, vì nghiệp quả của ngài
đáng phải thiêu sống ở địa
ngục, nay chỉ chịu khổ như vậy thôi.
Rồi ngài phát tâm từ bi đối
với tất cả chúng sanh.
874. Mong rằng kẻ thù
ta
Ðược nghe lời Chánh
pháp,
Mong rằng kẻ thù ta
Chuyên tâm lời Phật
dạy,
Mong rằng kẻ thù ta
Thân cận với những
người
Ðã đạt được
an tịnh,
Sống thọ trì Chánh pháp.
875. Mong rằng kẻ thù ta,
Thời thời được
nghe pháp,
Thuyết giảng về nhẫn nhục,
Tán thán về nhu hòa,
Và sở hành của họ,
Phù hợp với Chánh
pháp.
876. Vị chúng sanh như vậy,
Không có ám hại
ta,
Hay cũng không ám hại,
Một người khác nào
hết.
Người ấy sẽ đạt
được,
Sự an tịnh tối thượng,
Sẽ bảo vệ hộ trì,
Người mạnh và kẻ
yếu.
877. Người trị thủy
dẫn nước,
Kẻ làm tên nắn
tên,
Người thợ mộc uốn
gỗ,
Bậc trí nhiếp tự thân.
878. Có kẻ được
điều phục,
Bởi gậy, móc và
roi,
Vị ấy điều phục
ta,
Không dùng gậy, dùng
kiếm.
879. Ta được tên Vô
Hại,
Trước có tên Làm
Hại,
Nay ta tên Chân Thật,
Ta không hại một ai.
880. Trước ta là tên
cướp,
Lừng danh 'vòng ngón
tay',
Chìm đắm dòng
nước lớn,
Cho đến khi quy Phật.
881. Trước tay ta lấm máu,
Lừng danh, 'vòng ngón
tay',
Hãy xem, ta quy y,
Nhổ lên gốc tái sanh.
882. Làm xong nhiều nghiệp vậy,
Dẫn đến sanh ác thú,
Cảm thọ nghiệp dị thục,
Thoát nợ, ta thọ thực.
883. Những kẻ ngu vô trí
Ðam mê sống phóng
dật,
Kẻ trí không phóng
dật,
Như bảo vệ vật báu.
884. Chớ đam mê phóng
dật,
Chớ say đắm dục
lạc,
Không phóng dật, thiền
tư,
Ðạt được lạc
tối thượng.
885. Ðến ta điều tốt
đẹp,
Không tốt đẹp, không
đến,
Lời khuyên bảo cho ta,
Không có gì không
tốt,
Trong các pháp phân biệt,
Có mặt ở trên đời,
Pháp gì tối thượng
nhất,
Ta chọn, ta chứng đạt.
886. Ðến ta, điều tốt
đẹp,
Không tốt đẹp, không
đến,
Lời khuyên bảo cho ta,
Không có gì không
tốt,
Ba minh ta đạt được,
Lời Phật dạy, làm
xong.
887.Trong rừng, dưới gốc
cây,
Hay trên núi trong hang,
Tại chỗ ấy, ta trú,
Tâm tư thật hứng
khởi.
888. Thật an lạc, ta nằm,
Thật an lạc, ta dậy,
Tâm tư thuần an lạc,
Là nếp sống của ta,
Thoát khỏi cạm bẫy
Ma,
Ôi, Ðạo Sư từ
mẫn!
889. Trước ta sanh Phạm chí,
Hai hệ, dòng họ cao,
Nay ta con Thiện Thệ,
Ðạo Sư, bậc Pháp
vương.
890. Ái ly, không chấp
thủ,
Căn hộ trì, chế ngự,
Ðoạn bỏ gốc tà
ác,
Ta đạt lậu hoặc diệt.
891. Ta hầu hạ Ðạo
Sư,
Lời Phật dạy làm
xong,
Gánh nặng đã đặt
xuống,
Gốc sanh hữu nhổ sạch.
(CCLVI) Anuruddha
(Thera. 83)
Trong thời đức Phật
hiện tại, ngài được sanh ở Kapilavatthu,
trong nhà dòng họ Sakya Amitodana và được
đặt tên là Anuruddha.Anh của ngài
là Thích-ca Mahànàma, con người
cậu của đức Phật. Ngài được
nuôi dưỡng rất tế nhị, mỗi mùa ở
mỗi nhà khác nhau, có các vũ nữ
vũ sư đoanh vây, thọ hưởng sự
giàu sang thần tiên. Khi được gọi làm
người bảo vệ cho bậc Ðạo Sư, ngài
đi đến đức Phật, trong rừng xoài
ở Anupiyà, thọ giới xuất gia, và
trong mùa an cư mùa mưa, ngài chứng
Thiên nhãn. Nhận được đề tài
thiền quán từ ngài Xá-lợi-phất.
Ngài đi đến rừng trúc ở phương
Ðông, hành thiền quán, và chứng
được bảy tư duy của một vị Ðại
nhân, nhưng chưa chứng được tư
duy thứ tám. Bậc Ðạo Sư nhận
thấy vậy liền dạy cho ngài quá trình
tu chứng của bậc Thánh. Nhớ lại lời
dạy này, Anuruddha phát triển thiền quán
và chứng quả A-la-hán cùng với thắng
trí và vô ngại giải thù thắng.
Ngài được Thế Tôn xác nhận là
bậc Thiên nhãn đệ nhất. Và ngài
sống trong an lạc giải thoát. Một hôm
ôn lại quá trình tu chứng của mình,
ngài hoan hỷ phấn khởi, và nói lên
bài kệ sau đây:
892. Bỏ cha mẹ, bà
con,
Bỏ anh em, chị em,
Bỏ năm dục trưởng
dưỡng,
A-na-luật tu thiền.
893. Sống hệ lụy múa,
ca,
Dạy với tiếng xập xỏa,
Sống vậy không đạt
được,
Cảnh giới đạo thanh
tịnh,
Vì rằng ta ưa thích,
Trong giới vực của Ma.
894. Và ta vượt tất
cả,
Vui thích lời Phật dạy,
Vượt mọi loại bộc lưu,
A-na-luật tu thiền.
895. Sắc, thanh, vị, hương,
xúc,
Hấp dẫn, rất thích
ý,
Vượt qua tất cả chúng,
A-na-luật tu thiền.
896. Ði khất thực trở
về,
Ðơn độc, vị
ẩn sĩ,
Tìm vải từ đống
rác,
A-na-luật đạt được,
Không còn các lậu
hoặc.
897. ẩn sĩ thâu, lượm
lấy,
Giặt, nhuộm, và đắp
mặc,
Các vải từ đống
rác,
Sáng suốt, A-na-luật,
Không còn các lậu
hoặc.
898. Nhiều dục, không biết đủ,
Ưa giao du, tháo động,
Những pháp này có
mặt,
Thuộc tà ác, uế nhiễm,
899. Chánh niệm và ít
dục,
Biết đủ, không não
loạn,
Thích viễn ly, hân hoan,
Thường tinh cần tinh tấn.
900. Những pháp này có
mặt,
Thuần thiện Bồ đề phần,
Vị ấy không lậu
hoặc,
Bậc Ðại tiên nói
vậy.
901. Biết tâm tư ta vậy,
Thế gian Vô Thượng Sư,
Với thân do ý tạo,
Thần thông đến với
ta.
902. Tùy theo ta nghĩ gì,
Ngài thuyết rõ tất cả,
Phật không ưa hý luận,
Ngài thuyết không hý luận.
903. Ngộ pháp ta hoan hỷ,
Trú trong giáo pháp
Ngài,
Ba minh chứng đạt được,
Lời Phật dạy làm
xong.
904. Suốt năm mươi
lăm năm,
Ta không bao giờ nằm,
Trong hai mươi lăm năm,
Ðoạn dứt được
ngủ nghỉ.
905. Không thở vô thở
ra,
Bậc như vậy trú tâm,
Không tham dục, tịch tịnh,
Bậc có mắt Niết-bàn.
906. Với tâm không dao động,
Sống cảm thọ cuối cùng,
Như ngọn lửa diệt tắt,
Tâm Ngài được
giải thoát.
907. Nay chính những pháp
này,
Là những pháp cuối
cùng,
Những cảm xúc thứ
năm,
Của bậc Ðại Mâu-ni,
Sẽ không còn pháp
khác,
Bậc Chánh giác Niết-bàn.
Rồi một Thiên nhân, trước
kia là người hầu cận ngài, thấy
ngài già và ốm, vì lòng thương
ngài, yêu cầu ngài tái sanh ở chư
Thiên. Ngài trả lời như sau:
908. Nay không còn tái
sanh
Trong thế giới chư Thiên,
Này kẻ gieo cạm bẫy.
Dòng sanh tử, đoạn
tận,
Nay không còn tái sanh.
Rồi vị Tỷ-kheo khác, không
thấy vị Thiên nhân, không hiểu bậc
Trưởng lão nói với ai. Ðể nói
lên thần thông của mình, ngài nói
câu kệ:
909. Ai trong thời gian ngắn
Biết thế giới ngàn cõi,
Vị ấy thật xứng
đáng,
Ðược sống giới
Phạm thiên,
Nhưng nay Tỷ-kheo ấy,
Ðầy đủ thần
thông lực,
Thấy được thời
gian nào,
Chư Thiên chết và sanh.
Rồi ngài nói lên nghiệp
trước của ngài:
910. Ðời trước
ta đã sống,
Tên Annabhara,
Bần cùng, phải làm
lụng,
Lo nuôi sống tự thân,
Rồi ta đến cúng dường,
Bậc Sa-môn danh tiếng,
Sa-môn với xưng danh,
Ngài Uparittha.
911. Rồi ta được sanh
trưởng,
Trong dòng họ Thích-ca,
Ta được biết với tên,
Là Anuruddha,
Sống hệ lụy múa ca,
Dạy với tiếng xập xỏa.
912. Ta thấy bậc Chánh
giác,
Bậc Ðạo Sư vô
úy,
Tín tâm khởi nơi Ngài,
Ta xuất gia không nhà.
913. Ta biết các đời trước,
Trước ta sống chỗ nào,
Giữa cõi Ba mươi ba,
Ta sanh làm Ðế Thích.
914. Bảy lần làm Nhân
chủ,
Ta trị vì quốc độ,
Ta chinh phục bốn phương,
Làm chúa châu Diêm
phù,
Không dùng gậy dùng
gươm,
Trị vì với Chánh
pháp.
915. Từ đây bảy bảy
lần,
Mười bốn lần luân
hồi,
Ta biết được đời
sống,
Khi ta trú thiên giới.
916. Trong thiền định năm
chi,
Tâm an tịnh nhất tâm,
Tâm ta được khinh an,
Thiên nhãn ta thanh tịnh.
917. Ta biết sanh và chết,
Chỗ đến đi hữu tình,
Ðời này và đời
khác,
Ta trú thiền năm chi.
918. Ta hầu hạ Ðạo
Sư,
Lời Phật dạy làm
xong,
Gánh nặng đã đặt
xuống,
Gốc sanh hữu nhổ sạch.
919. Tại làng Vê-lu-va,
Giữa dân tộc Vajji,
Ta đi đến đoạn
diệt,
Chấm dứt dòng sanh tử,
Dưới bóng của khóm
trúc,
Ta sẽ nhập Niết-bàn,
Không còn có lậu
hoặc.
(CCLVII) Pàràpariya
(Thera. 84)
Ðời sống của ngài
đã được nói đến phẩm CCXLIX.
Các kệ trước được nói lên
khi đức Bổn Sư còn sống. Khi ngài
chưa chứng quả A-la-hán, về vấn đề
sáu lực (năm căn và ý). Những bài
kệ sau đây được nói lên khi đức
Bổn Sư đã viên tịch và khi ngài
sắp sửa mệnh chung. Trong những bài kệ này,
ngài nói lên tương lai của các
Tỷ-kheo khi họ theo tà pháp.
Câu kệ đầu do các
vị chép sớ đặt vào:
920. Ðây là những
tư tưởng
Của một vị Sa-môn,
Tại rừng gọi Ðại
lâm,
Khi rừng đang trổ hoa,
Ngài ngồi chỉ một
mình,
Viễn ly, tâm thiền định.
921. Khác thay, những uy nghi,
Của những vị Tỷ-kheo,
Khi bậc Tối thượng
nhân,
Bậc Thế Tôn còn sống,
Còn nay điều được
thấy,
Thật sai khác đi nhiều.
922. Y để ngăn gió lạnh,
Ðể che điều xấu hổ,
Họ thọ dụng tiết độ.
Biết đủ, từ đâu
đến.
923. Vị ngon hay vị dở
Ðược ít hay được
nhiều,
Họ thọ dụng món ăn,
Chỉ cần nuôi mạng
sống,
Tâm không có tham lam,
Cũng không có say đắm.
924. Các đồ vật
để sống,
Hay các loại dược phẩm,
Họ không quá tha thiết
Như đối lậu hoặc
diệt.
925. Dưới gốc ây trong
rừng,
Hay trong hang trong động,
Chuyên tâm tu viễn ly,
Sống lấy vậy cứu
cánh.
926. Sống khiêm tốn giản
dị,
Nhu hòa, ý kham nhậm,
Với cử chỉ tao nhã,
Không nói năng quàng
xiên,
Tâm tư hướng lợi
ích
Cho mình và cho người.
927. Do vậy sở hành họ,
Thật dễ thương tốt
lành,
Khi họ đi, họ ăn,
Khi họ thọ dụng gì,
Cử chỉ uy nghi họ,
Như dòng dầu trơn
mướt.
928. Mọi lậu hoặc đoạn
tận,
Ðại thiền, đại
thiện lợi,
Nay những Trưởng lão
ấy,
Ðã hoàn toàn
Niết-bàn,
Ngày nay thật ít vị,
Giống như các vị
ấy,
929. Do thiện pháp, trí tuệ,
Bị hao mòn tiêu diệt,
Lời dạy bậc chiến thắng,
Tổng hợp mọi tối thượng,
Về dự án hình thức,
Bị sụp đổ hao mòn.
930. Các pháp thuộc tà
ác,
Thời đại bị uế nhiễm,
Ðối với họ những
vị,
An trú trong viễn ly,
Hy vọng được chứng
ngộ.
Các diệu pháp còn lại.
931. Uế nhiễm họ tăng trưởng,
ảnh hưởng xấu nhiều
người,
Họ hình như chơi giỡn,
Với những kẻ ngu si,
Như bọn quỷ La-sát,
Ðùa giỡn với kẻ
điên.
932. Bị uế nhiễm chinh phục,
Chạy theo nhiễm này nọ,
Ðối với vật uế nhiễm,
Họ như người la to,
Những đồ vật lấy
được.
933. Từ bỏ chân diệu pháp,
Họ cãi lộn với nhau,
Họ chạy theo tà kiến,
Họ nghĩ: 'Ðây tốt
hơn'.
934. Từ bỏ, xoay lưng lại,
Tài sản, con và vợ,
Do nhân muổng đồ
xin,
Họ làm việc không xứng.
935. Họ ăn đến đầy
bụng,
Họ nằm phơi ra ngủ,
Sau khi thức, họ nói,
Ðiều bậc Ðạo Sư
trách.
936. Mọi mỹ nghệ thủ công,
Họ tôn trọng học tập,
Nội tâm không an tịnh,
Bỏ mặc hạnh Sa-môn.
937. Ðất, dầu, các
loại bột,
Nước, chỗ ngồi, cơm
ăn,
Họ tặng cho cư sĩ,
Hy vọng được nhiều hơn.
938. Cây tăm để xỉa
răng,
Loại trái Ka-pit-tha
Lá hoa để nhai ăn,
Ðồ khất thực
đầy đủ,
Cùng các loại trái
xoài,
Và trái A-ma-lặc.
939. Với các loại dược
phẩm,
Họ giống như thầy thuốc,
Họ làm các công việc,
Chẳng khác người thế
tục,
Họ trang sức y phục,
Giống như các kỹ
nữ.
Họ tự tỏ quyền uy,
Chẳng khác người hoàng
tộc.
940. Giả dối và lừa
đảo,
Ngụy chứng và man trá,
Với rất nhiều thủ đoạn,
Ðể thọ hưởng tài
vật.
941. Sử dụng cách lường
gạt,
Chạy theo những mưu chước,
Dùng phương tiện sinh sống,
Kéo về nhiều tài sản.
942. Họ quy tụ hội chúng,
Vì nghề, không vì pháp,
Họ thuyết pháp quần chúng,
Vì lợi , không vì
nghĩa.
943. Những người ngoài
Tăng đoàn,
Lại tranh luận cãi nhau,
Về quyền lợi Tăng đoàn,
Không tàm quý liêm sỉ,
Họ tự mình nuôi sống,
Với quyền lợi kẻ khác.
944. Một số thiếu tín thành,
Dầu đầu trọc đắp
y,
Mong muốn được kính
trọng,
Ham quyền lợi danh vọng.
945. Như vậy, như hiện nay,
Nhiều việc đã đọa lạc,
Thật không còn dễ
dàng,
Như thời lúc trước
nữa,
Hoặc cảm xúc chứng
đắc,
Ðiều chưa được
xúc chứng,
Hoặc gìn giữ duy trì,
Ðiều đã được
xúc chứng.
946. Như người không
mang giày,
Ði trên chỗ có gai,
Luôn luôn giữ chánh
niệm,
Cũng vậy vị ẩn sĩ,
Khi đi vào trong làng,
Cần gìn giữ chánh
niệm.
947. Nhớ vị tu đời
trước,
Nhớ nếp sống của họ,
Dầu nay thời hậu lai,
Vẫn có thể xúc chứng,
Con đường đạo
bất tử.
948. Như vậy vị Sa-môn,
Trong rừng cây Sàla,
Các căn có tu tập,
Nói lên lời như vậy,
Phạm chí nhập Niết-bàn,
ẩn sĩ đoạn tái
sanh.
[Phẩm trước][Mục
lục][Phẩm kế][
^ ]
|