Chim Việt Cành Nam [ Trở Về ] [ Trang chủ ]
(Chim Việt Vành Nam số 17 ngày 25-9-2004) |
Cuộc
hành
hương về thời đại Hùng vương đã đi vào đoạn
cuối. Qua 18 chương sách, Lê Văn Hảo đưa ta ngược dòng thời
gian, trở về thăm làng xưa chạ cổ, hòa mình vào tâm tư,
nếp sống, nỗi vui buồn của ông bà tổ tiên ta thời lập
quốc. Tiếng trống đồng vỗ nhịp hò dựng nước, tiếng
gái trai giao duyên trong lễ hội ngày mùa, và tiếng thét xung
trận của hai bà Trưng cố gắng bám giữ từng mảnh vườn,
từng lũy tre trước sức mạnh hung hãn của một người láng
giềng khổng lồ, tất cả như còn vang vọng đó dây, thấm
vào từng tấc đất , từng ngọn cỏ, từng trái tim, từng
giọt máu.
Rồi Đinh, Lê, Lý, Trần ... một mạch sống thấu xuốt bốn nghìn năm ngày qua ngày được tạo dựng, với một tiếng nói, một hướng tư duy, một phong cách sống, với những huyền thoại, những ước mơ, những niềm tin tưởng, tự hào đưa đến tương lai. (...)Vận nước Việt thăng trầm, có lúc oai hùng, có lúc đen tối, nhưng có một điều hiển nhiên là, qua bao phong ba bão táp , qua bao cuộc ngoại xâm đến từ khắp nơi, trước những cường quốc mạnh nhất của mỗi thời đại, nước Việt, văn hóa Việt còn tồn tại ,và ngày hôm nay không một ai có thể nhìn dân ta với con mắt khinh khi. Nhưng ! Vài năm gần đây, đó đây trên báo chí , thấy có những lời lẽ chua cay, than thân trách phận, đau xót mình lỡ mang thân phận là người dân Việt, tủi hổ phải làm dân một nước còn nghèo yếu , rồi khinh khi bới xấu những biểu tượng của các cuộc đấu tranh gìn giữ đất nước, như Quang Trung chẳng hạn, rồi kết luận là dân tộc Việt "bệnh hoạn", "văn hóa Việt thui chột", thua kém xa văn hóa Âu Tây. Quả thật nghe khẩu hiệu " Dân ta ai cũng anh hùng " ai mà tin cho nổi ? Nhưng còn bảo dân Việt có một tâm thức thui chột, bệnh hoạn, có lẽ nên nhường lời lẽ đó cho nhóm người Pháp thực dân giang hồ tứ chiếng kiểu Đồ Phổ Nghĩa (Dupuis) , vào lúc sơ thời thực dân. Kể ra, dân ta quả cũng có lắm người có đầu óc thui chột, bệnh hoạn, lệ thuộc Mỹ, Tây . Thời Pháp thuộc, không thiếu kẻ bám Tây gọi Phan Đình Phùng, Đề Thám, các kẻ sĩ trong phong trào "Cần Vương" ... là "cướp" (pirate), rồi theo các "Quan Tây" ra sức bình định. Nhưng không phải ai ai cũng như vậy. Người dân Việt bình thường cũng còn có một phong cách tự trọng tối thiểu. Văn hóa Tây ? Văn hóa Ta ? biết nhau cả rồi. Quả thực quá trình hình thành có khác ! nhưng chẳng có gì mà phải tranh luận hơn thua. Mà dựa lên tiêu chuẩn nào để đánh giá hơn thua cơ chứ ? Ta hay Tây cũng vậy mà thôi. Từ vài chục năm nay, Người Việt mình sống ở nước ngoài cũng đông. Bạn bè thân thiết và ngay cả con cháu trong nhà, dâu, rể, nhiều khi cũng là Tây, là Mỹ. Quen Tây quen Mỹ chẳng còn gì là đặc biệt, chẳng còn gì đáng chú tâm, chẳng còn gì đáng khoe khoang. Ta kính trọng văn hóa người, ta thương mến kính trọng văn hóa ta. Thật ra, cả hai nhóm văn hóa Đông, Tây đang từ từ bị một thứ văn hóa thị trường toàn cầu mới nảy sinh đục khoét, thứ văn hóa " Sốc - Sếch " . Sếch là " Sexe", là tình dục, và Sốc là " Choc ", là khiêu khích. Muốn bán được hàng hóa, bán vật, bán thân, bán danh dự, bán ngòi bút, hay bán gì gì đi nữa thì quay đi quẩn lại cũng chẳng thoát hai chiêu Sếch và Sốc liên hoàn! Khi dùng tình dục, khi dùng khiêu khích, có lúc cả hai, để làm cho khách hàng, hay độc giả chú ý tới mình ! Chê dân tộc mình bệnh hoạn, thui chột là độc chiêu "Sốc" ! Văn hóa dân tộc tôi thui chột ! còn tôi thì sao ? Hình ảnh cuối cùng ta có thể tưởng tượng, mà không xa sự thực, là một ông Tây, một ông Ta, bạn nhau đã từ vài chục năm, từ thuở "mài đủng quần" trên ghế trường Đại học, ngồi nhâm nhi chén Cognac, nhìn lũ con Tây và con Ta của thế kỷ 21 mà than: "Chẳng hiểu bọn nó nhiễm cái thứ văn hóa quái quỷ gì, đứa nào như đứa ấy ..." Dù gì đi nữa, có rất nhiều người ngoại quốc chú tâm tới Văn hóa Việt. Trong loạt bài về cái nhìn của Ngoại quốc đối với văn hóa ta, kỳ này Lê Văn Hảo nói về Giao lưu Văn hóa - Việt Nhật và sự quan tâm của người Nhật với văn hóa Việt Nam. *** |
Đố ai biết lúa mấy cây, Nguyễn
Dư mấy tuổi ... ? mà vẫn còn "tung tăng " như thuở lên năm,
lên mười. Nguyễn Dư chạy nhảy tung tăng
, nhảy tứ tung, nhảy lò cò , nhảy dù , nhảy đầm , nhảy
... , nhảy ...
Các bạn mà đầu gối không còn cho phép nhảy nữa cứ an nhàn, tự tại theo gót Trần Văn Ký ghé thăm Tháp Bà Nha Trang rồi cùng Hồ Đắc Duy tới Thánh Địa Mỹ Sơn, nếu không hãy lật xem những trang cuối cùng của " Tuyển tập ảnh 2001 ", ảnh nghệ thuật của Việt kiều hải ngoại. Các bạn có ít nhiều duyên với Khánh Hòa - Nha Trang (hay chưa từng nghe nói tới Nha Trang cũng chẳng sao) hãy đọc Mưa Đồng Cọ, gió Tu Oa để biết Đồng Cọ, Tu Oa là cái gì ? hay để nghe những mẩu chuyện oái oăm xây quanh cái tên người, nhất là khi tên đó bị đám " thứ ba sau quỷ và ma" thêm dấu bớt dấu. Làng thơ Chim Việt, ngoài những
cây bút quen thuộc như
Vũ Quyên : Hoa lục
bình,
Trong ba cái biết, Ái Văn chỉ nhận biết có hai là trà và rượu, còn cái thứ ba... thì chịu thua không dám bàn. Nhưng bàn về rượu được như Ái Văn cũng đã là một cao thủ rồi, hãy vừa đọc " Một trà, một rượu, một ... một ..." vừa cùng Ái Văn nhâm nhi chén Cognac ... Lý Khắc Cung giới thiệu một lối " uống rượu kiểu Việt Nam ", thử so sánh hai cách uống rượu xem sao. Các Việt kiều nên nghe Chung Mốc " nói với Việt kiều " để biết một số người trong nước nhìn mình như thế nào. Bác Sĩ Nguyễn Lưu Viên trả lời một số câu hỏi được nêu ra sau khi đưa ra bài : Vài kỷ niệm của một cựu sinh viên trường thuốc Hà Nội. Nhân mùa Vu Lan, Trúc Huy kể lại một giấc mơ kỳ lạ. *** Đinh Văn Phước giới thiệu Natsume Soseki (1867-1916) qua tác phẩm "Mười đêm mộng mị" . " Mười đêm mộng mị ( Yume juya ) viết vào năm 1908, là một sáng tác ngắn, gồm mười giấc mộng có nội dung độc lập với nhau. Tác giả đã dùng hư cấu, tính huyễn hoặc của mười chuyện trong mộng để diễn tả những cảm nhận về cuộc đời: tính lãng mạn, tính đam mê, tội lỗi không thể gột rửa, những nỗi bất an không có cách giải quyết, những ước vọng không thành, những nỗ lực không được đền đáp ..." Nguyễn Nam Trân giới thiệu tác phẩm "Bức Họa Núi Thu" (Thu Sơn Đồ - Shuzanzu ) của Akutagawa Ryunosuke: " Các họa phổ của Trung Quốc thường nhắc đến bức Phỏng Họa Hoàng Đại Si Thu Sơn Đồ của Vương Thạch Cốc mà không thấy ghi chép về bản chính Thu Sơn Đồ do Đại Si sáng tác. Nếu Thu Sơn Đồ, bức danh họa mà nhà văn nói đến ở đây,không hề có thực thì có quan trọng không? Vẻ đẹp tuyệt đối của một tác phẩm nghệ thuật phải chăng chỉ có trong tâm khảm của người thưởng thức nó ? Hai lần nhìn một bức tranh, người ta có thể cảm nhận hai cách khác nhau nhưng có thể nào cùng một người xem mà một bức tranh được coi là đẹp khi treo trong ngôi nhà hoang phế của khách tài tử phong lưu lại đâm ra xuống sắc khi chưng trên tường phủ đệ một phú hào thiếu nghệ sĩ tính. " Phạm Vũ Thịnh dịch truyện "Bốn Bề Bờ Bụi" (Yabu No Naka) của Akutagawa Ryunosuke, một truyện ngắn đã được dựng thành phim nổi tiếng Lã Sinh Môn (Rashomon). Truyện " bày tỏ hoài nghi về tính tuyệt đối của Sự Thật. Có Sự Thật phổ quát không, hay chỉ là ảo ảnh của Sự Thật khúc xạ qua tâm lý của mỗi người" Qua bài tạp văn " Tiếng thu " Nguyễn Nam Trân suy ngẫm về một nghi vấn văn học do Nguyễn Vỹ nêu lên : " bài Tiếng Thu (1939) nổi tiếng của Lưu Trọng Lư (1912-1991) có lấy cảm hứng từ một bài thơ xưa của Nhật không? " *** Các bạn nghiên cứu về lịch sử Việt Nam có thể đọc và hạ tải tài liệu thư tịch của hai giáo sư Quách Thanh Tâm và Philippe Langlet : " Références bibliographiques d'histoire du Viet Nam " Sóng từ trường II của Thụy Khuê " là những bài viết đánh dấu những gặp gỡ của một cá nhân với một tác phẩm. "Tác phẩm" có thể là một bức tranh, một bài hát, một truyện ngắn, một cuốn phim, một truyện dài, một bài thơ... mà cũng có thể là một người. Những gặp gỡ ấy dàn trải và mở rộng trong không gian và thời gian, không phân biệt giới tuyến trong, ngoài, không phân cách kẻ trước, người sau, và cũng không phân chia địa hạt và hình thức biểu lộ nghệ thuật. Chúng ghi lại những xúc động, những cảm nhận, những suy tư... của một người trong khoảnh khắc ngắn ngủi hay lâu dài "sống chung" với một "tác phẩm". " Sau cùng, với những chương chót của tập hành ký " Mùi Hương Trầm ", sau Ấn Độ, Trung Quốc, nay Nguyễn Tường Bách đã bước sang Tây Tạng, và đây cũng là đoạn cuối của cuộc hành trình về thăm đất Phật. Vườn hoa Chim Việt tạm thời chỉ có bấy nhiêu hoa mới. Trong những ngày tháng tới, xin mời bạn ghé thăm, biết đâu ... Chim
Việt Cành Nam (*)
Những bài
được đưa thêm sau ngày 25-9-2004 :
Thơ
|
-------------------
(*)1 - Chim Việt Cành Nam, lấy từ chuyện Chim Trĩ , do vua Việt ở phương Nam tân cống cho vua nhà Chu (Chu Thành Vương). Chim chọn cành phía Nam để làm ổ . "Việt điểu sào nam chi" (Sào là làm tổ chim) , ý nói nhớ quê hương phía Nam. 2 - Ngựa Hồ hí gió Bấc , là chuyện ngựa của rợ Hồ (Mông Cổ) dâng cho vua Hán Vũ Đế , khi gió Bấc thổi, thì hí lên "Hồ mã tê bắc phong", ý nói nhớ quê, phương bắc. |
[ Trở Về ]
.