Số 43 / 01 - 06 - 2011
--------------->[ Trở về trang chủ ]

Quê Hương - Phong tục

. Nguyễn Dư  : 

Nghe mấy ông cô-lô-nhần, tây thuộc địa hát (h) sai tiếng Việt, người Việt nào chả bực mình. Nhưng vẫn chưa khó chịu bằng nghe người Việt a dua theo Pháp, trọ trẹ thêm một lần nữa. Kết quả của cuộc giao lưu văn hoá bất đắc dĩ này là nhiều địa danh nửa tây nửa ta được ra đời. Hồng Hải trở thành Hòn Gai, Nam Hoa thành Nam Ô, Hải Vân thành Ải Vân, vân vân...(xem bài "Hát" hay không "hát" ?). Có người đùa dai, nửa nạc nửa mỡ : tây hát (h) sai nhưng ca (k) thì sao ? Câu hỏi thật sáng giá, đáng đồng tiền... phật lăng ! Tội gì không đem ra...bàn suông cho sướng miệng !
 Đỗ Đình Tuân : 
Tôi sinh ra ở một làng nhỏ ven sông Kinh Thày mà dân cả vùng tôi vẫn quen gọi là sông Cái. Ngày nay, làng tôi mang một cái tên là làng Thông Lộc (Cổ Thành, Chí Linh, Hải Dương). Cái tên này cũng là do mấy ông cán bộ địa phương hồi sau cách mạng tháng Tám (1945) đặt ra thôi, chứ trước kia, làng tôi vốn tên là Cổ Châu Hạ xã, thuộc tổng Cổ Châu, huyện Chí Linh, phủ Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Nhưng cửa miệng thì người đời vẫn gọi làng tôi là Hạ thôn hoặc làng  Riêng. Hạ thôn thì chỉ là cách rút gọn của Cổ Châu hạ xã, còn làng Riêng mới là cái tên gắn liền với lịch sử hình thành ra  làng.
. Cát Hoàng:
Bánh Lọt được làm từ bột gạo xuất phát từ món ăn chơi ở nhà quê và chuyển thành thứ hàng bánh từ lúc nào chẳng ai để  ý. Song, với riêng tôi nó mang đậm kỷ niệm không thể phai mờ. 
Chỉ đơn giản làm từ bột gạo (gạo được ngâm khoảng 10 tiếng đồng hồ, ngâm lâu hơn bột có vị chua, ngâm ít hơn gạo bị sượng xay không nhuyễn). Nhưng thực ra cũng công phu lắm, bởi bà con mình rút kết kinh nghiệm là làm bột bằng loại gạo nào mới đạt độ dai và trong bóng mượt mà bắt mắt; không nhất thiết phải gạo thơm như Thanh Trà, Nàng Hương,... mà chỉ cần loại gạo từ lúa mùa (dài ngày) gieo trồng trên đất cồn là tốt (Gạo từ lúa mùa đất đồng bánh bở, không trong bóng mượt  mà). 
. Mai Siêu Phong :
. Phanxipăng: 
Tình cờ lướt qua trang báo điện tử Vietnamnet ngày 29-2-2004  tôi hơi ngạc nhiên khi đọc bài Bánh hỏi quê bạn của Túc Hạnh. 
Bài kia mở đầu bằng mấy dòng chữ đậm thế này:  "Một lần về Bình Định được bạn đãi món bánh hỏi mà nhớ hoài...  Bánh hỏi không giống như bún, cũng không giống bánh cuốn.  Nó mang cái vị vùng quê miền Trung rất lạ.  Ăn một bữa mà mê, vào Sài Gòn cứ đi tìm quán bánh hỏi, tìm hoài chẳng thấy...".
. Tiểu Đệ :
Trong dân gian ai cũng biết : "Đời sống con người hay vật dụng hằng ngày cũng chỉ có một thời kỳ mà thôi". Bởi vì, sự vô thường phải đến để thay đổi không ai thoát khỏi, từ con người cho đến vật dụng. 
Nếu chúng ta nhìn ngược thời gian khoảng non một lục hoa giáp (60 năm), thì chúng ta sẽ thấy sự thay đổi đời sống con người đáng lưu ý, bằng chứng những nông cụ Việt Nam chúng ta đã không còn sử dụng nữa, ví như : Cối xay lúa, cối xay bột, cối giả gạo... cho đến cái phảng, cái cù nèo, cái nọc để cấy lúa v.v. 
Giới thiệu

. Giới thiệu sách  :

. Nhất Uyên : ---> Tự điển tình yêu bằng thơ tình Xuân Diệu
. Thế Dũng :  ---> Tập thơ Nguyệt Thu 
. Âm nhạc :
. Nguyễn Hữu Phước : Âm Vang Tây Nguyên   ( Độc tấu Đàn Đá và dàn nhạc dân tộc - Hoàng Thanh Tú thể hiện)
. Nguyễn Văn Chính : 
---> Một mình  (ca sĩ : Kim Khánh)
. Nguyễn Văn Thơ : 
---> Ơn em một đóa sen nồng  (ca sĩ : Thụy Long) 
---> Cõi tình  (ca sĩ : Kim Khanh)
Truyện ngắn - Ký - Văn - Biên khảo

. Võ Quang Yến : 

Tôi còn nhớ hôm nhà tôi bảo vệ luận văn trên đề tài ngôi chùa Thiên Mụ, nghe các giáo sư trong ban giám khảo và thí sinh vui vẻ tranh luận về mấy chữ "anh đi", "em đi", ai đi, ai đợi, ai hẹn, ai buồn trong câu ca dao quen thuộc, có lẽ là người đi lại nhiều nhất ngôi chùa nầy trong số các thính giả ở giảng đường hôm ấy, tôi thầm lặng thú vị thấy ngôi chùa thân thương tuổi trẻ của mình nay được trình bày trong viện đại học giữa kinh thành ánh sáng Paris. Nói cho đúng, chùa Thiên Mụ không đồ sộ như đài Borobudur bên Java, bí ẩn như kim tự tháp Ai Cập, mỹ miều như đền Taj Mahal xứ Ấn Độ, lâu đời như nhà thờ Đức Bà Paris, ... nhưng thiền tự duyên dáng nầy âm thầm quyến rũ khách lại xem, luôn gây ra một ấn tượng nhớ nhung dạt dào trong lòng người đến viếng.
. Trần Trúc Lâm : 
Thực là một thiện duyên thú vị và chẳng định trước cho một cư sĩ Phật tử làn nhàn như tôi được viếng thăm ngôi cổ tự Jogyesa tại Seoul, thủ đô của Nam Hàn trong chôc lát vào mùa Phật đản năm nay 2008. Hán thành là tên xưa của Seoul, vì con sông chảy qua thành phố nguyên ngữ là sông Hán (Han River), có dính líu chút gì với triều nhà Hán ở Trung quốc; nhưng người Hàn nay thích gọi sông Hàn theo ý riêng. Theo cô hướng dẫn viên xinh đẹp tên là Hee-na thì người Hàn rất hãnh diện với nguồn gốc của mình; tiếng Hàn thì có hai lối: cổ gọi là Han-ja, cách tân thì là Han-gul, lọai giấy ban đầu do người Hàn làm gọi là Han-ji, quốc phục thì gọi là Han-boks vv.. 
. Thị Giới : 
Mùa Phật đản năm nay diễn ra trong trong thời gian mà ký ức con người chưa xóa mờ được hình ảnh cuộc thiên tai  kinh hoàng xảy ra cho nước Nhật. Kèm với thiên tai đó là sự ô nhiễm phóng xạ ảnh hưởng đến nhiều nước mà nguyên nhân do bàn tay của con người. 

Qua cuộc thiên tai và nhân tai nầy, thế giới đã chứng kiến sức sống phi thường của người dân Nhật, cũng như nhìn thấy sự mong manh của một nền văn minh. Đó cũng là dịp để chúng ta chiêm nghiệm tính chất phù du, vô thường của đời sống. 


. Nguyễn Bảo Hưng : 

Ngày 15-4-1874 tại cơ sở của nhiếp ảnh gia Nadar số 35 đại lộ Capucines - Paris đã khánh thành cuộc triển lãm tranh của một nhóm họa sĩ ly khai khoảng 30 người trong đó có Monet, Renoir, Degas, Berthe, Morisot, Pissarot... Gọi là ly khai (dissidents) nghe cho xôm tụ, chứ thời bấy giờ họ bị liệt vào nhóm họa sĩ bị khước từ (les refusés) vì tranh của họ không được nhận trưng bày tại Phòng Triển lãm chính thức. Phòng Triển lãm chính thức, được biết dưới tên gọi Le Salon officiel và đặt trụ sở tại Viện bảo tàng Louvre, là nơi hàng năm tổ chức trưng bày các tác phẩm nghệ thuật hội họa hoặc điêu khắc được đánh giá là có mỹ thuật. Đây chính là cơ hội để tác giả được quần chúng biết đến và đem lại cho họ danh vọng tiền tài. 
. Võ Công Liêm:
Martin Heidegger (*) được  coi là nhà tư tưởng lớn và nổi tiếng giữa thế kỷ 19 và cuối 20. Những bài viết triết học của Heidegger đã làm sửng sốt cho một số triết gia hiện thời và gây chấn động trong lịch sử triết học thế giới, đồng thời ảnh hưởng lớn lao trong việc tranh luận về tư tưởng triết học của ông . 
Ý niệm cơ bản về tư tưởng của ông là nguồn cơn đưa tới sự say mê nồng nhiệt cũng như đưa tới sự tuyệt vọng không ít. Điều đó ảnh hưởng đến dòng tư tưởng của Heidegger, vốn dĩ đã làm sai lệch một phần nào tư tưởng triết học. -kể cả những người đang theo đuổi học hỏi về triết học, hoặc cho những triết học tổng hợp đương đại khác- Điều cần thiết cho chúng ta làm quen với tư tưởng Heidegger. 
. Trầm Thiên Thu : 
Có lẽ không ai lại không biết và cũng đã từng hơn một lần ngâm nga ca khúc Lòng Mẹ nổi tiếng của cố nhạc sĩ Y Vân: "Lòng mẹ bao la như biển thái bình dạt dào, tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào...". Dù khi viết ca khúc này ông còn là một thanh niên, nhưng ông đã cảm nhận sâu sắc với cả giai điệu và ca từ đều nhẹ nhàng, lắng đọng, đủ sức rung động lòng người. Và hẳn là rất nhiều người còn nhớ tập truyện "Nhị thập tứ hiếu" (24 người con có hiếu). Đó là những tấm gương sáng về những người con biết yêu thương cha mẹ. 
. Phạm Xuân Hy : 
Ngạn ngữ có câu « Hồng nhan bạc mệnh 紅顏薄 », thì cũng lại có câu : « Hồng nhan họa thủy 紅顏禍水»,  để chỉ nhan sắc là cai họa làm mất nước.Người đà bà đẹp có thể làm cho giang sơn nghiêng ngửa, đất nước tiêu vong.Câu nói này được coi là tiêu chí khuyên các bậc đế vương phải đề phòng nữ sắc. 
Trong lịch sử của Trung Quốc, đất nước bị mất vì tay đàn bà không phải là ít.Triều đại nào cũng xẩy ra.Nhà Hạ có Muội Hỷ. Nhà Thương Đát Kỷ. Nhà Chu có Bao Tự.Thời Xuân Thu có Tây Thi.Tam Quốc có Điêu Thuyền. Nhà Đường có Dương Qúy Phi.Nhà Minh có Khách Thị.Nhà Thanh có Từ Hy. 
Những người đàn bà trên đây đều là những đàn bà thuộc lọai « Chim sa  cá lặn », « Bế nguyệt tu hoa », sắc đẹp được lưu truyền thiên cổ. 
. Phạm Vũ Thịnh : 
Từ Điển Bách Khoa Columbia, ấn bản năm 2001, ghi rằng Murakami Haruki "được công nhận một cách phổ biến là một trong những tiểu-thuyết-gia-thế-kỷ-XX quan trọng nhất của Nhật Bản". Đề cập đến thời đại lắm bão tố hiện nay ở Nhật, Matsuda Tetsuo của Báo Yomiuri Shimbun, tờ nhật báo có số in lớn nhất Nhật Bản, viết: "Trong bất cứ trận bão lớn nào cũng có những nhà văn giương cao ngọn đèn soi cho quần chúng. Murakami Haruki đang và sẽ lãnh vai trò đó". Báo The Guardian ở nước Anh viết: "không có nhiều tác giả cùng thời với ông mà tác phẩm lôi cuốn được giới độc giả trẻ trực tiếp đến như thế, không chỉ trong nước ông mà còn trên khắp thế giới". 
. Trần Hạ Tháp:
Lữ khách một mình trên lối mòn vào thung lũng An-nhiên. Núi rừng trùng điệp miền Bản-ngã-sơn huyền bí, nhàn nhạt ánh mặt trởi trên bóng lá thâm u. Mơ hồ đâu đó phảng phất khói lam ai đốt lau làm rẫy dưới sườn non. 
Mồ hôi nhỏ ròng ròng, hắn vẫn không một phút dừng chân. Chiếc gậy trúc đi đường và tay nải choàng ngang lưng đơn giản. Cứ thế, cô độc giữa hoang vu cho đến khi lữ khách bật tiếng reo đầy mệt mỏi: 
       -Ồ, thật may mắn. Đây rồi. 
.
Ý Nga :
Xe điện đông quá. Tôi chen chân vào chính giữa vì đi đường xa, tránh cảnh vướng víu cho người đi đoạn gần được lên xuống dễ dàng hơn. Tìm được thành ghế để có thể  tựa lưng và trụ được vững vàng, mặc cho xe lúc lắc, nhào tới, nhào lui, tôi thong thả lật từng trang sách và đọc một cách mê say, thỉnh thoảng liếc chừng trạm gần đến để chuẩn bị mang găng tay, đội nón và xuống cho kịp. 
Đột nhiên tai tôi nghe âm thanh tiếng Việt non nớt giữa rừng người Tây, Âu: 
-Chào trưởng! 
. Minh Hương : 
Ngỡ ngàng trước lẵng hoa hồng tươi thắm trên bàn, chị thẫn thờ sau khi đọc dòng chữ trên tấm bưu thiếp: "Mừng sinh nhật em, chúc em mãi mãi xinh tươi và hạnh phúc". Chị thấy nôn nao cái cảm giác lần đầu chị nhận hoa anh tặng. 
Kỷ niệm Ngày mùng tám tháng ba năm ấy, chị đang là cô sinh viên năm thứ nhất. Tất cả còn rất mới mẻ vì thời gian bước vào môi trường Đại học chưa lâu. Lớp chị tổ chức 'HÁI HOA' tìm hiểu về ngày Quốc tế Phụ nữ. Ban Giám khảo đều là những nam sinh viên của lớp chọn ra. Mỗi câu hỏi thi được cài làm nhị của một bông hoa. Các nữ sinh của lớp đều phải dự thi... 
. Việt Hải : 
Tôi xin ghi nhận những ân tình cho các nhà thơ đã đóng góp những áng thơ yêu đương và lãng mạn qua bài viết cục bộ này. Mang nghiệp dĩ thi ca chất chứa khuynh hướng lãng mạn hay một tâm hồn văn thơ lai láng đắm say, bất cứ thi nhân nào cũng trải qua các giai đoạn tâm tư bị dằn vật vì yêu đương, vì tương tư hay vì nhớ nhung, vì vậy thế gian mới có những Chopin, Beethoven, Paul Verlaine, Jacques Prévert, Félix Avers, hay Việt Nam ta có những Đỗ Lễ, Hàn Mặc Tử, TTKH, Nguyên Sa, Nguyễn Bính hay Xuân Diệu,... 
. Sóng Việt : 
Hội chợ Scarborough là đề tựa của một bản nhạc đã trở thành nổi tiếng từ sau năm 1966, sau khi hai nhạc sĩ Paul Simon và Art Garfunkel đã thêm vào lời của bài thơ nhạc nguyên thủy với những ca từ gợi hình ảnh của một cuộc chiến đương thời, cùng bản nhạc đuợc dùng làm nhạc đệm cho cuộn phim The Graduate (1968). 
Nội dung bản nhạc Scarborough Fair đã gây thắc mắc không ít về nguồn gốc và tình tiết. Người viết thử tìm hiểu vài bối cảnh qua những tài liệu thu thập được trên mạng lưới vi tính.
. Trần Văn Khang : 
Anh là một họa sĩ nghèo, 23 tuổi, mới tốt nghiệp trường Mỹ Thuật được một năm. Anh chưa có tác phẩm nào được sự chú ý của những người sưu tầm tranh hay của giới hội họa. Những bức tranh anh vẽ, được bán với giá khiêm tốn tại các tiệm tranh, các phòng trưng bày tại Sàigòn. Anh sống trong một xóm nghèo thuộc thị xã Biên Hòa.


. Trịnh Thanh Thủy : 

Tôi có người bạn mới từ Việt Nam qua, khó tìm việc làm vì vốn tiếng Anh kém cỏi, ai cũng khuyên nên đi học và hành nghề Nail là tiện nhất vì học vừa nhanh, lại có nhiều tiền. Cô hỏi, nghề Nail có nguy hiểm vì hoá chất độc hại không? Vì cô đang có thai vài tháng, cô lo cho đứa nhỏ trong bụng. Trước tình cảnh thiếu thốn của cô, tôi không biết khuyên làm sao cho phải, nên chỉ biết nói cho cô nghe những sự thật mà cô sẽ phải đương đầu. Không phải tôi đưa ra những nhận xét bi quan nhưng vì tôi có người thân từng làm nghề này nên xin đưa ra những khuyến cáo đứng đắn không chỉ với cô bạn tôi mà với tất cả những ai đang làm nghề này. 
. Quý Thể (truyện ngắn): 
" Kích cổ thôi hoa" là đánh trống giục hoa nở. Điển tích nầy lấy từ sự tích Võ tắc Thiên hay còn gọi là Võ Hậu mùa xuân ra thăm vườn thượng uyễn, thấy muôn hoa còn run rẩy trong ngọn gió cuối  đông, chưa  chịu  khoe sắc.Võ Hậu giận lắm, hạ chiếu  cho hoa viên quan bảo lính ngự lâm đem trống chầu, trống đại ra vườn hoa mà đánh thật mạnh, tiếng trống như tiếng sấm  rền đánh thức hoa,  giục cho hoa nở. Uy lệnh đức vua bà nghiêm khắc vô cùng, khiến bao nhiêu loài hoa vườn ngự, tuân chỉ răm rắp, nở ra những đóa hoa đẹp nhất kính dâng lên đấng kim thượng ngự lãm.
Văn học - Luận

Văn học :

. Trần Văn Nam : 

Xem ra trong văn học, cái dễ gây tranh luận là về văn thể, về hình thức văn chương, về ngôn từ (cổ điển, tân kỳ, mới một cách táo bạo). Thành công cũng do ở đó (như bài Tình Già của Phan Khôi, thơ lục bát của Cung Trầm Tưởng, thơ tự do của Thanh Tâm Tuyền). Và ít có tranh luận về nội dung văn chương nếu tư tưởng trong văn thơ không đá động đến chính trị hoặc niềm tin tôn giáo. Nội dung đi lừng lững vào văn chương mà không có gì cản trở, chẳng hạn nội dung lãng mạn cá nhân trong văn chương Việt Nam thập niên 1930 - 1940, nội dung đổi mới phong tục tập quán trong tiểu thuyết nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nội dung triết lý hiện sinh ở miền Nam Việt Nam trong cuộc chiến tranh trước năm1975, nội dung lưu vong và hải ngoại trong văn chương người Việt ở nước ngoài sau năm 1975. Các nội dung trên đến với văn chương một cách tự nhiên, vì đó là lẽ tất yếu của một thời kỳ. 
----> Thơ với đề tài vật lý vũ trụ ( /  kèm theo 9 bài thơ)( Viễn khách ngàn ngàn năm  / Lốc xoáy  /  Tháng tám nhiều sao băng  /  Sử ghi từ đời Tống  /  Hố đen Black Hole có thật  /  Lửa tập trung  /  Vô tuyến t ừ giải Ngân Hà  / Quái vật vũ trụ  /  Quần tụ rải rác  ) 
. Nguyễn Thị Chân Quỳnh : 
Mạc Đĩnh Chi (1286-1350) (1) tự là Tiết Phu, người huyện Chí Linh, tỉnh Hải Duơng, nổi tiềng học vấn uyên thâm, có tài ứng đối mẫn tiệp nhưng người thấp bé, hình dung xấu xí. Ông đỗ Trạng nguyên khoa Giáp Thìn (1304) thời Trần Anh Tông, khi chưa đầy 20 tuổi. Thời xưa người được chấm đỗ thi Đình có khi còn phải vào yết kiến để vua xét dung mạo rồi mới quyết định cho đỗ hẳn hay không. Mạc Đĩnh Chi vào ra mắt nhưng vua Trần Anh Tông thấy tướng mạo ông xấu xí có ý không muốn cho đỗ Trạng. Ông làm bài phú "Ngọc tỉnh liên" (Hoa sen trong giếng ngọc), ca ngợi nết cao quý của bông sen, tự ví mình với hoa quân tử. Vua đọc xong thuận cho ông đỗ Trạng nguyên (2). 


. Thiều Khanh :

Trong buổi chiêu đãi của Bộ Văn Hóa Thể thao và Du lịch vào tối ngày mồng 6/1/2010 tại Khách sạn Sheraton, Hà Nội, tình cờ tôi ngồi giữa một bên là nhà văn Chanty Deuansavanh, chủ tịch hội Nhà văn Lào, và nhà thơ Lào Thanonsack Vongsackda, và một bên là Chủ tịch Hội nhà văn Thái Lan Khamsing Srinawk và con gái ông, nhà văn nữ Tuensiri. Chị ngồi gần Tuensiri. Tôi nghĩ chị cũng thuộc trong đoàn các nhà văn Thái Lan. Nhưng chị đáp lại lời chào hỏi xã giao của tôi bằng... tiếng Việt: 
       - Em không phải người nước ngoài. Em là người Mường! 
Tôi quen biết chị, nhà thơ nữ người Mường, thạc sĩ Bùi Tuyết Mai, trong một dịp như thế. Sau đó chị tặng tôi tập thơ Binh Boong, thi phẩm thứ năm của chị do nhà xuất bản Lao Động xuất bản năm 2008. (Các thi tập trước đó của chị, từ năm 1998, là "Mưa trong nhà", "Trầu đỏ môi ai", "Nơi cất rượu", và "Mường trong"). Tập thơ với mẫu bìa rất trang nhã của nhà thơ kiêm nhạc sĩ Nguyễn Trong Tạo có hình cách điệu một thiếu nữ Mường đánh cồng. Binh Boong, theo lời giải thích của tác giả, là tiếng ngân của chiếc cồng Mường. 
. Thu Tứ : 
Nhớ lần ngẫm nghĩ về thơ Huy Cận (1), có khẽ cười Vũ Ngọc Phan đã nhận định nhầm về giá trị của Lửa thiêng. Ông Vũ phê bình cũng dài, xong kết gọn lỏn: "Huy Cận chỉ mới là một nhà thơ có những vần thơ đẹp."(2) Thơ có nội dung triết lý hẳn hoi như thế mà bảo chỉ là những vần đẹp! 
Ngẫu nhiên, nhà thơ có thơ bị đánh nhầm giá, hơn sáu thập kỷ sau, lại có dịp lên tiếng phát biểu thiếu chính xác về nghệ phẩm của người khác. Trong Hồi ký song đôi, Huy Cận bảo: "Về sự nghiệp văn chương Hoàng Đạo không để lại một tác phẩm nào gọi là có giá trị."(3) 
Cái nhầm của Vũ Ngọc Phan chẳng qua là do, nói như Lại Nguyên Ân, "ngòi bút phê bình (của ông) không thật nhiều đặc sắc"(4). 
Trong khi cái ý kiến bất công của Huy Cận, nó e gốc gác khá phức tạp. 
. Hoàng Quý  : 
"Bây giờ nhạc đã nổi lên. Cô gái Lào xinh đẹp đã chắp tay hình búp sen trước ngực mời tôi vào vòng múa. Trong vạt rừng hoa quỳ vàng rộm tôi đã được múa vòng lăm vông thứ nhất trong ngày thắng giặc ở Cánh đồng chum. Đất dưới chân tôi ngày ấy bị bom đạn vằm nát. Rồi vòng múa thứ hai tôi múa ở cao nguyên Bô lô ven, trên vạt đất của nông trường cà phê Coong Tụn. Dưới chân tôi đất Lào đang hồi sinh. Và, bây giờ là vòng múa thứ ba trên sườn núi... tôi gặp một nước Lào mới - môt nước Lào bình yên đang phồn vinh. Chỉ quốc vũ lăm vông là vẫn thế, búp hoa sen vẫn nở trước ngực người con gái Lào đã qua ngàn năm, qua chiến tranh bom đạn, qua những ngày gian khổ, qua cả thời mở cửa đầy gió nóng nhưng vẫn trinh nguyên không tàn..." 
. Phanxipăng : 
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, trong văn giới nước ta, ai mà chả biết một tên tuổi lẫy lừng: Tam Xuyên Tôn Thất Mỹ (1860 - 1913). Đó là nhà thơ hoàng tộc xứ Huế giàu cá tính, tài ba, dí dỏm và tột độ đa tình. 
Tiếc thay, do thiếu tư liệu, ngày nay sách báo ít đề cập về cuộc đời lẫn tác phẩm của thi nhân độc đáo này.


Cổ văn

. Phạm Thảo Nguyên : 

Chùa Hoa Yên, Núi Yên Tử 

Trên đỉnh núi Yên cao tót vời 
Canh năm vừa tới, trời hồng tươi 
Mắt nhìn vũ trụ ngoài tầm biển 
Người đứng giữa mây nói nói cười 
Bọc cửa măng nhô nghìn mẫu trúc 
Đá treo châu chảy nửa lưng trời 
Nhân Tôn di miếu còn ngay đó 
Trong ánh hào quang mắt Bụt ngời 
----> Đề Yên Tử Sơn, Hoa Yên Tự (Đọc thơ Nguyễn Trãi )
----> Dạ Toạ (Đọc thơ Nguyễn Du )

. laiquangnam : 
Hoàng Hạc lâu là bài thơ thất ngôn Đường luật hay nhất đời Đường,Nghiêm Vũ thời Tống đánh giá như thế (1) 
Bài Hoàng Hạc lâu được người Việt Nam thuộc thế hệ sinh thập niên 1940 , 1950 yêu thích bởi nó đã được đem vào chương trình Việt văn ban C,tú tài I. Nó có hơn 35 năm được đào sâu tại các trường trung học Việt Nam. Trên mạng đã có trên 55 bản dịch không biết trong số đó ai là người thuộc lớp mà laiquangnam kể ở trên .


. Tâm Minh Ngô Tằng Giao:

---> Việt trung tự cư (Triệu Hỗ)  [PDF] 
Giáo dục :
. E. Aymonier ( Lại Như Bằng dịch ): 
* Chữ "quốc ngữ" hay chữ Việt viết với mẫu tự La Tinh đã được các giáo sĩ truyền giáo sáng tạo ra để dùng như một công cụ truyền đạo. Vào cuối thế kỷ thứ 19, ngay từ khi bắt đầu cai trị các vùng mới chiếm đóng, nhà cầm quyền Pháp tại Việt Nam muốn dùng thứ chữ này thay thế chữ nôm, làm phương tiện giao lưu với dân bản xứ. Thời đó, mọi người đều công nhận thứ chữ này là một công cụ thuận lợi để dạy tiếng Việt cho các viên chức cai trị Pháp. Nhưng việc phổ biến chữ "quốc ngữ" cho toàn xứ , xem chữ quốc ngữ là chữ chính thức trong mọi công văn hành chính, đã không được sự đồng thuận nhất trí của giới thẩm quyền Pháp. Cuộc tranh luận sảy ra rất sôi nổi. 
Sau đây là quan điểm của Aymonier , cũng là đường hướng tiêu biểu của phe chống đối chủ trương phổ biến chữ "quốc ngữ". 
Aymonier là một trong những người Pháp, thật hiếm hoi, đã dự đoán ngay từ đầu thời Pháp thuộc là về lâu dài Pháp sẽ bắt buộc phải trả lại quyền tự chủ cho người Việt. Do đó, mục tiêu ông thấy cần phải đạt tới là làm sao biến người Việt thành người  Pháp-Á-Đông. Nếu tất cả người Việt, nhất là giới bình dân vốn là đại đa số, nói tiếng Pháp (dù là thứ tiếng Pháp "biến thể" , thô sơ), suy nghĩ như Pháp, thì một khi được trả chủ quyền, vẫn sẽ gắn bó với "mẫu quốc" như với đất nước mình, mua hàng của Pháp và quyền lợi của nước Pháp tại đất Việt sẽ được bảo tồn. 
. Nguyễn Thị Chân Quỳnh : 
----> Khoa Cử Việt Nam ( tập hạ ) : Thi  Đình
. Nguyễn Thị Chân Quỳnh (bản chữ Pháp): 
----> Concours de mandarins (nguyên tác : Thi Hương  )
. Phạm Vân Nga dịch ra Anh ngữ: 
----> Regional mandarinic examinations  (nguyên tác : Thi Hương của  Nguyễn Thị Chân Quỳnh )
Lịch sử :

. Bùi Thụy Đào Nguyên : 

Trường Lũy Quảng Ngãi (gọi tắt là Trường Lũy), hay Trường Lũy Quảng Ngãi-Bình Định, Tĩnh Man trường lũy (gọi theo sử Nguyễn); đều là tện gọi của một công trình kiến trúc lớn, đa dạng, nhiều phần được làm bằng đá hoặc đất, chạy dọc theo miền thượng đạo Quảng Ngãi-Bình Định, bắt đầu từ huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) đến huyện An Lão (Bình Định) thuộc Việt Nam [1]. 
. Mai Siêu Phong : 
Bốn trăm năm trước vùng đất phú Yên hiện thời không chỉ có một mình người Việt (Kinh) sanh sống, nhân kỷ niệm bốn trăm năm khai sanh vùng đất, xin nhắc lại đôi chút  về những người anh em cộng cư thời đã xa xăm ấy.  Do hiểu biết có hạn, xin được nhắc tới đầu tiên : Người anh em H'roi
Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn viết về đạo Phú Yên "xưa là đất Việt Thường thị, đời Tần thuộc Tượng Quận, đời Hán là Lâm Ấp, đời Tùy là quận Lâm Ấp, đời Đường đổi làm Châu Lâm, sau bị Chiêm Thành chiếm cứ, tức là đất Bà Đài và Đà Lãng". 
Tư tưởng - Thời đại:

. Thảo Đường Cư Sĩ Trần Văn Hải Minh : 

- Bách Gia Chư Tử  (tiếp theo)  -  Phần Bốn - Lược khảo các tác phẩm của Bách Gia Chư TửĐạo gia :     1. Lão Tử     2. Sách Trang Tử    3. Sách Quản Tử và Thái Công 4. Các sách Văn Tử, Quan Doãn Tử, Liệt Tử và Hạc Quan Tử5. Những sách của phái Đạo Gia đã bị mất
. Trịnh Nguyên Phước : 
Từ lâu tôi vẫn bị ám ảnh bởi vấn đề thời gian. 
Nhưng gần đây, khi bắt đầu "trông tuổi già bóng xế", tôi bỗng cảm thấy vấn đề trở thành gay go và cấp bách. Mình không còn lại bao nhiêu thời gian nữa, tôi tự bảo, cho nên phải cố gắng tận dụng tất cả thời gian còn lại. Để làm gì? Để suy nghĩ về một số vấn đề hệ trọng, bắt đầu bằng vấn đề thời gian. 
Bởi vì nếu hiểu được thời gian, thì biết đâu... 
Biết đâu đó chẳng phải là một chìa khóa mở rộng ra bao nhiêu cánh cửa, bao nhiêu con đường, bao nhiêu chân trời mới?  Và nếu giải đáp được bài toán trong những bài toán, vén được màn bí mật trong những bí mật của cuộc đời, thì biết đâu chẳng có hy vọng tự đưa mình... thoát khỏi thời gian? 
Tôi biết đó là một điều không tưởng, một hành trình mạo hiểm mà trên đó đã bao nhiêu người vấp ngã và đắm chìm. 
Một người bạn đã nhìn tôi ái ngại: "Mày mà suy nghĩ về thời gian thì có ngày phát điên mất. Tao bắt đầu lo cho mày..." 
. Trần Kiêm Đoàn : 
Lâu nay, nhiều người được đọc một bài viết nhan đề: "Lời tự thú của một Sư Cô" [1] được phổ biến rộng rãi trên mạng lưới thông tin điện tử và báo giấy tiếng Việt toàn cầu. 
Đây là lời "tự thú" của một nữ tu sĩ Phật giáo, 50 tuổi đời và có hơn 30 năm tuổi đạo. Tuy lai lịch thực hư của tác giả chưa được xác định rõ ràng, nhưng người viết đã nói lên hai vấn đề được đề cập khá rộng rãi và thường xuyên trong sinh hoạt đạo Phật từ xa xưa đến bây giờ: Trí tuệ và Pháp môn. 
. An-Tiêm Mai Lý Cang : 
Tôi biết có một thế hệ tuổi thơ Việt-Nam ra đời cách nay ba mươi năm ba mươi ngày, hoặc trước sau không lâu cùng thời điểm đó ở tại nơi hải ngoại. Cha mẹ của các em có kẻ già, người trẻ và hiện đang sinh sống yên lành trong vòng trật tự của luật pháp xã hội quốc gia cư ngụ. Tôi đã có dịp chứng kiến và nghe kể chuyện đau khổ của chiến tranh, phúc họa tại trời và chia sẻ tâm tình với những đồng bào, đồng hương ở Tây-Âu, và nói riêng là ở ngay trên đất Pháp. Một đời người hai thế hệ, đã hơn một phần tư thế kỷ thì dù chưa thấy rõ cảnh tượng bao la như vật đổi sao dời, nhưng cũng phải có xảy ra biết bao nhiêu là những tấn bi kịch lẻ tẻ cá nhân trong gia đình, cũng như ngoài cộng đồng xã hội ở bất cứ nơi đâu. ...
.Lương Cần Liêm :
Theo Daniel Bell (Mỹ), Alain Touraine (Pháp) và một số nhà nghiên cứu quốc tế về phát triển kinh tế xã hội tây phương thì trước 1850, chúng ta có một xã hội tiền hiện đại. Phần lớn kinh tế xuất phát từ ngành làm nông, cần rất nhiều nhân công, sống và sinh hoạt theo mùa. Từ 1870 đến 1960, giai đoạn công nghệ và công nghiệp là chính. Người làm công bán sức lao động - công nhân - làm theo lương, sống tập trung và từ từ vào đô thị. Công việc có nhiều hình thức lặp đi lặp lại, người lao động không cần có nhiều sáng kiến trong công việc của mình. Cơ sở vật chất cộng với sức lao động con người tạo ra của cải vật chất. Với những phát minh khoa học và kỷ thuật, xã hội được xem như hiện đại, có tổ chức, làm kế hoạch. Từ 1960 đến nay, sinh hoạt dịch vụ rất quan trọng trong kinh tế và sinh hoạt xã hội vào giai đoạn " hậu hiện đại ", tức là những khám phá chính và cơ bản về khoa học, xã hội kể cả cách sống đã có. Cái trục là khoa học thông tin, tức là nắm tin là nắm quyền. 
. Nguyễn Nam Trân (biên dịch) : 
Nô là một vở tuồng, mục đích của nó là để được xem (trình diễn, y trang, vũ, phông cảnh, đạo cụ) và nghe (ca hát, nói lối, đàn phách, kèn trống) chứ không phải để được đọc. Tuy nhiên, dù muốn dù không, kịch bản Nô tự thể đã là một tác phẩm văn học đáng thưởng ngoạn, có thể hàm dưỡng tri thức và giải tỏa tình cảm (catharsis) của chúng ta vì nó gắn liền với tiểu thuyết, thi ca, tôn giáo, triết học. 
Nguyên văn kịch bản tuồng Nô (yôkyoku = dao khúc) đã được học giả Donald Keene ví von với một bức gấm diêm dúa được dệt bằng những tấm lụa sắc màu rực rỡ [1] . Thật ông đã không nói quá lời. Chỉ cần đọc vở Nô ngắn như Aoi no Ue thôi, chúng ta đã có thể thưởng thức giá trị của một áng văn chương súc tích. Nhà thơ Ezra Pound [2] , trong quyển sách chung viết với Ernest Fenollosa [3] , đã xem Nô như một trong những hình thức nghệ thuật sáng giá, sâu sắc, uyên áo nhất [4] của thế giới. Nữ sĩ Shirasu Masako [5] , người theo đuổi Nô từ thời thơ ấu và suốt đời phấn đấu gìn giữ di sản nghệ thuật nước nhà - cũng tỏ ra đồng cảm với Keene lẫn Pound - khi xem Nô như là nơi kết tụ tất cả tinh hoa của ngôn  ngữ Nhật Bản từ trước đến nay. 
----> Công nương Hoa Quì  [Html]      / [PDF]
(Hành trình từ Nô cổ điển đến Nô cận đại)
Thơ - Họa
. Cát Hoàng : 
- Chiều Sơn Tây   -  Ly biệt  - Mơ về lại sông xưa  - Ngã ba sông  - Thiết mộc lan 
. Minh Hương : 
- Chốn cũ    -   Ru mình   -  Tơ trời
. Bùi Thụy Đào Nguyên : 
- Bên sông Hương, cảm tác... 
. Thiếu Khanh : 
- Trường ca Việt Nam
. Trầm Thiên Thu : 
- Không đề    -   Kiếp đom đóm
. Trần Hạ Tháp : 
- Bão mặt trời & quả đất
. Hồ Thụy Mỹ Hạnh : 
- Khung Trời Của Tôi  -  Đôi Bờ ... 
. Bảo Quyên :
- Tình
. Hoàng Hoa : 
- Tháng Giêng 
. Tuyền Linh : 
- Sấp Ngửa?
. Phanxipăng :
- Nhớ
. Trần Xuân An :
- Tưởng niệm cậu  -  Phố huyện Diên Sanh  -  Đinh ninh  -  Thành phố quê hương  - Ba mươi bảy năm
Lê Hưng Tiến : 
- Những mảnh vỡ ý thức   -  Chép chép  -  Lông Bông Lồng Bồng  -  Vòng vây vây vòng vây vòng vòng vây
. Võ Chi Trường : 
- Nhập cuộc  -  Tích chèo  -  Nói với nàng Tô Thị  -  Làm dâu Hà Tĩnh  -  Thương lắm Thị Mầu ơi!  -  Về Cổ Đạm  -  Trăng xóm Trầm  -  Về Ngàn Hống  -  Về Đình Bảng  -  Đêm Tây Hồ  -  Ải chiều  -  Ta tiễn ta  -  Đến Vạn Lý Trường Thành  -  Mô rồi ?  -  Về Huế  -  Nhạc phẩm bán rong  -  Trước Phu Văn Lâu  -  Súng thần công  -  Trước đền thờ An Dương Vương   -
(*)1 - Chim Việt cành Nam, lấy từ chuyện Chim Trĩ , do vua Việt ở phương Nam tân cống cho vua nhà Chu (Chu Thành Vương). Chim chọn cành phía Nam để làm ổ . "Việt điểu sào nam chi" (Sào là làm tổ chim)  , ý nói nhớ quê hương phía Nam. 
2 - Ngựa Hồ hí gió Bấc , là chuyện ngựa của rợ Hồ (Mông Cổ) dâng cho vua Hán Vũ Đế , khi gió Bấc thổi, thì hí lên "Hồ mã tê bắc phong", ý nói nhớ quê, phương bắc.